Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:44:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 28349 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2018, 11:39:34 am »


        Vụ ám sát chỉ đạt một nửa mục tiêu, Lênin bị thương nhưng không chết. Tuy nhiên, vết thương đã làm Lênin bị gián đoạn trong công việc lãnh đạo các công việc của Đảng và đất nước, đó là cơ hội để Trotxki khuếch trương thêm ý đồ tiếm quyền của mình.

        Lúc đó, Stalin chưa được coi là “đối thủ” có trọng lượng, chức vụ Tổng Bí thư của Stalin chủ yếu là vị trí đứng đầu văn phòng của Đảng. Đa số các ủy viên Bộ chính trị lúc đó là đồng minh của Trotxki, vì vậy Trotxki cho rằng việc gạt bỏ Stalin không có gì là khó, có điều là không nên thực hiện khi Lênin còn sống, vì chính Lênin là người tiến cử và rất ủng hộ Stalin.

        Nhân vật thứ hai có thể ngáng trỏ con đường tiến đến vị trí đứng đầu nước Nga của Trotxki chính là Nga hoàng, lúc đó đang ở Ekaterinburg. Trong cuộc nội chiến, các đơn vị Bạch vệ đã lập ra chính quyền Cộng hòa trẻ tuổi ở các nơi. Trong trường hợp phe Bạch vệ giành thắng lợi, chắc chắn sẽ thiết lập lại nền quân chủ và Nicolai II sẽ là biểu tượng, vị vua hợp pháp của nền quân chủ này. Như vậy có nghĩa là đối với Trotxki phải “tiêu diệt Nga hoàng Nicolai”. Trotxki đã ra lệnh thực hiện ý định này (việc Trotxki ra lệnh ám sát Lênin và tiêu diệt cả gia đình Nicolai II đã được làm rõ và chứng minh tại phiên tòa vào năm 1935-1938), ý đồ của Trotxki đã được các “đệ tử” thân tín của ông ta thực hiện. Mệnh lệnh tiêu diệt gia đình Sa hoàng do Yanos Xôlômôn Môpsêvich (Xvêrlốp) ký và những người thực hiện là: Yancen Vaixbart, Yacốp Môpsêvich Yurốpxki (người trực tiếp bắn Sa hoàng), Saia Yxacôvich và một số người khác.

        Ngày 12 tháng 6 năm 1918, Xô Viết Ucraina do Vaixbart đứng đầu đã ra quyết nghị: xử tử hình gia đình Sa hoàng mà không chờ phán quyết của tòa án. Vào đêm ngày 16 sang ngày 17 tháng 6 năm 1918 gia đình Sa hoàng đã bị hành quyết. Ngày 18 tháng 6 năm 1918, Vaixbart báo cáo kết quả cho Xvêrlốp.

        Trotxki không quên công lao này của Vaixbart, vào tháng 3 năm 1919, Vaixbart đã được tiến cử để bầu vào Trung ương. Tháng 4 năm 1919, dưới sự bảo trợ của Trotxki, Bêlôbôrodốp (Vaixbart) và Xvêrlốp đã thực hiện vụ đàn áp dã man người Côdắc ở sông Đông. Năm 1921, Trotxki lại đẩy tiếp Bêlôbôrodốp lên vị trí Thứ trưởng Bộ Dân ủy nước Cộng hòa Ucraina và từ năm 1927 đã là Bộ trưởng.

        Các tài liệu lưu trữ và thực tế đã chứng minh rằng tội ác tiêu diệt gia đình Sa hoàng chính là do các phần tử Trotxki thực hiện (điều này rất quan trọng để bác bỏ ý kiến của một số tác giả đổ tội lỗi này cho chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu - ND).

        Và như vậy, với sự kiện tiêu diệt gia đình Sa hoàng, Trotxki đã thực hiện thêm một bước dọn dẹp con đường tiến đến vị trí “lãnh tụ” của mình ở nước Nga.

        Tóm lại, trong tất cả các giai đoạn: từ trước cách mạng và sau khi chui vào Đảng Bônsêvich - Trotxki luôn là một phần tử cơ hội, tìm mọi cách để leo lên vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, hay nói chính xác hơn là chiếm trọn nước Nga. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Trotxki đã thực hiện mệnh lệnh của các ông chủ tài chính theo đường lối Xionism - Lý luận của Trotxki về cách mạng thế giới trên thực tế tiến hành theo các ý tưởng của chủ nghĩa Xionism là tiến tới chiếm gọn nước Nga.

        Năm 1920, tại New York đã xuất bản cuốn sách “Ai đang điều hành nước Nga", trong đó đã liệt kê danh sách các nhà lãnh đạo “nước Nga cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân” vào năm 1920. Chúng ta hãy xem danh sách Bộ tham mưu quân sự của Trotxki.

        - Chính ủy quân đội và hạm đội: Trotxki Người Do Thái

        - Chủ tịch Bộ tham mưu cách mạng quân Người Do Thái đoàn phía Bắc: Phisman.

        - Chính ủy quân đoàn số 12: Meitrich. Người Do Thái

        - Chính ủy Bộ tham mưu quân đoàn 4: Người Do Thái Livenson. 

        - Chủ tịch Xô Viết mặt trận phía Tây: Người Do Thái Lodern.

        - Tư lệnh quân khu Moxcơva: Gubenman   Người Do Thái

        - Yaroxlopxki.  Người Do Thái

        - Chính ủy sư đoàn Xamara Gludman Người Do Thái

        - Chính ủy quân khu Viteb Đeib Người Do Thái

        - Tư lệnh sư đoàn Xamara: Bekman. Người Do Thái

        - Trợ lý của Trotxki Girsphld. Người Do Thái

        - Chính ủy Bộ chỉ huy tỉnh Moxcơva: Người Đức Steingardt.

        - Chính ủy trường Công an vũ trang: Người Latvi Glider.

        - Chính ủy sư đoàn 15 Ddenis. Người Do Thái

        - Chính ủy Xô Viết các quân đoàn: Người Do Thái Capcadơ Likhtiner.

        - Chính ủy đặc biệt mặt trận phía đông: Người Do Thái Bruno.

        - ủy viên Xô Viết quân khu Capcadơ: Người Do Thái Kodengols.

        - Tư lệnh quân đoàn đỏ tại Yaroxlab: Người Do Thái Gekker.

        - Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự Pêtrograt: Người Do Thái Seiger.

        - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân   Người Do Thái sự Pêtrograt: Neiger.

        - Chính ủy quân khu Pêtrograt: Gittis. Người Do Thái 

        - Tư lệnh mặt trận phía tây Vasêtis:   Người Latvi.

        - Chỉ huy trưởng ủy ban quân sự Colman:   Người Do Thái

        - Chính ủy quân khu Moxcơva: Metkad. Người Do Thái

        - Chỉ huy trưởng phòng thủ Krưm: Dak.   Người Do Thái

        - Tư lệnh mặt trận Kurxk: Xludin.   Người Do Thái

        - Chính ủy mặt trận Rumania: Xnhiro. Người Do Thái

        - Trưởng đoàn đàm phán với Đức: Người Do Thái Davidovich.

        Đây là toàn bộ danh sách của Bộ tham mưu quân sự do Trotxki lập ra, trong danh sách 43 ủy viên của Bộ tham mưu này thì người Latvi: 8; người Đức: 1; người Do Thái: 34 và không có một người Nga nào.

        Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về danh sách này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2018, 09:32:17 am »


LỜI CẢNH BÁO TRƯỚC

        Trước khi chuyển sang phân tích các sự kiện phức tạp diễn ra trong Đảng, trong nước Nga vào thời kỳ những năm 30 (thế kỷ 20) tôi buộc phải thừa nhận rằng tôi chưa từng là người theo chủ nghĩa bài Do Thái, cần phải xem xét, đánh giá các sự kiện, các hoạt động của các cá nhân mà không bị lệ thuộc vào xuất xứ dân tộc của từng người.

        Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lên án chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa Xionism, như là một hình thức của chủ nghĩa phân biệt và kỳ thị chủng tộc, đó chính là biến tướng của lý luận về sự thù hận giữa các dân tộc, cho rằng có dân tộc đứng cao hơn dân tộc khác và tìm cách để dân tộc mình thống trị các dân tộc khác trên thế giới.

        Có một vấn đề nữa cũng cần đề cập, đó là vấn đề thay đổi quốc tịch, họ, tên của các nhân vật nổi tiếng. Chúng ta đều biết các nghệ sĩ, nhà văn thường chọn cho mình một cái tên đẹp, có ấn tượng. Trong thời kỳ cách mạng, các chiến sĩ cách mạng cũng thường lấy bí danh để hoạt động, kiểu lấy tên theo các dòng họ của Do Thái thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười là rất phổ biến và không gây phản ứng gì, ngược lại cộng đồng người Do Thái, do bị Sa hoàng chèn ép, lại được các cộng đồng khác thông cảm, các lãnh tụ của Đảng thời kỳ bí mật đều có bí danh riêng: Lênin (Ulianốp), Stalin (Dgiugasvili), Trotxki (Bronstein), Xverlốp (Gaukhman), Martốp (Selerbaum), Yaroxlapxki (Gubenman), Molotốp (Xkriabin)...

        Sau khi cách mạng thành công, đa số các nhà cách mạng đều không quay trở lại tên gốc của mình, mà vẫn ký tên theo bí danh hoạt động cách mạng. Chỉ riêng Lênin là bao giờ bên cạnh chữ ký Lênin để trong ngoặc cũng có họ gốc là Ulianốp.

        Tôi muốn nhắc lại, mặc dù rất kính trọng mọi người dân Do Thái, tôi buộc phải viết về chủ nghĩa Xionism, và không đặt dấu bằng giữa từng con người Do Thái với thành viên theo chủ nghĩa Xionism - Do Thái - đó là khái niệm về một dân tộc cũng như các dân tộc Nga, Tartarơ, Truka... còn Xionism - là khái niệm chính trị, vì vậy tôi muốn nhắc lại là khi phê phán chủ nghĩa Xionism không có nghĩa là ám chỉ mọi người Do Thái.

        Chủ nghla Xionism lan vào nước Nga từ trước Cách mạng tháng Mười, các nhánh của chủ nghĩa Xionism xâm nhập vào tất cả các phong trào và chính Đảng chính trị, trong đó có cả Đảng Bônsêvich Nga. Chính là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo trong. Đảng giữa Trotxki và Stalin cũng mang dấu ấn cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Xionism.

        Với cách tiếp cận này, ta có thể lên án Trotxki là đại diện của chủ nghĩa Xionism, khi ông ta từ Mỹ trở về Nga vào năm 1917, nơi ông ta nhận được mệnh lệnh và hỗ trợ tài chính của các ông chủ từ nước ngoài. Cuộc đấu tranh của Trotxki chống lại Lênin và sau đó chống lại Stalin đã đạt được một số bước tiến gần đến mục đích của các ông chủ -  khi Trotxki chiếm được vị trí thứ hai trong Đảng.

        Trong lịch sử nhà nước Xô Viết có các khoảnh khắc diễn ra rất nhiều biến cố đặc biệt. Nhưng thật kỳ lạ là có những giai đoạn như thể lại bị lãng quên, thậm chí bị cố gắng che giấu đi không chỉ đối với nhân dân mà kể cả đối với các đảng viên của Đảng.

        Trong thời kỳ cách mạng tháng hai và cách mạng tháng Mười đã từng tồn tại Đảng Cộng sản Do Thái (EKP). Nó hoạt động song song, độc lập với Đảng Bônsêvich, Mensêvich và các Đảng phái chính trị khác. Đảng Cộng sản Do Thái không liên kết với bất kỳ tổ chức chính trị nào. Hay nói một cách khác với cái vỏ là Đảng Cộng sản Do Thái, nhưng bên trong thực chất là tổ chức của các phần tử Xionism với mục tiêu: Lợi dụng sự hỗn loạn để tìm mọi cách chiếm đoạt nước Nga cho các ông chủ Xionism. Sau khi Đảng Cộng sản Bônsêvich giành thắng lợi, các ông chủ ở nước ngoài đã tìm ra một phương sách mới để đạt được mục tiêu, đó là tìm cách để các phần tử Xionism xâm nhập thẳng vào Đảng Bônsêvich, tức là sáp nhập toàn bộ Đảng Cộng sản Do Thái vào Đảng Bônsêvich Nga. Lênin đã sớm nhìn thấy nguy cơ mà các “đồng chí đảng viên Do Thái” theo chủ nghĩa Xionism có thể đem lại cho Đảng Bônsêvich và cương quyết chống lại âm mưu thẩm thấu của EKP vào Đảng Bônsêvich.

        Nhưng khi Lênin ốm nặng, Trotxki, Dinôviép, Kamênhép đã tìm mọi cách thực hiện ý đồ của mình. Họ tìm mọi cách thực hiện ý đồ này khi Lênin còn sống để hòng chứng minh rằng việc này đã được Lênin đồng ý. Nhưng thực ra Lênin do bị ốm nặng không hề biết việc này, kể cả Stalin với cương vị Tổng Bí thư cũng không hề biết.

        Tại Hội nghị Trung ương tháng 1 năm 1923 Kamênhép là chủ tọa phiên họp đã đột ngột tuyên bố: “Bộ chính trị cho rằng vấn đề đầu tiên của cuộc họp là nghe báo cáo về tình hình Đảng Cộng sản Do Thái. Các đảng viên của Đảng Cộng sản Do Thái sẽ được tiếp nhận là đảng viên Đảng Bônsêvich mà không cần bất kỳ một thủ tục hành chính nào”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2018, 10:25:51 am »


        Các ủy viên Trung ương im lặng. Stalin rất khó hiểu, vì Kamênhép tuyên bố thay mặt Bộ chính trị mà Stalin là ủy viên Bộ chính trị không hề biết việc này, phải chăng có cuộc họp Bộ chính trị diễn ra sau lưng Stalin?

        Stalin cũng hiểu rằng: phát biểu chống lại để nghị này có nghĩa là sẽ bị tập trung mọi mũi nhọn, sự căm thù của các phần tử muốn xâm nhập vào Đảng vào mình, nhưng im lặng thì có nghĩa là đồng ý.

        Stalin đề nghị được phát biểu, ông nói:

        - Tôi không phản đối tiếp nhận hàng nghìn đảng viên Đảng Cộng sản Do Thái vào Đảng Bônsêvich Nga. Nhưng việc tiếp nhận không thể làm trái quy định của điều lệ, tức là phải làm thủ tục tiếp nhận từng người một. Sẽ xuất hiện vấn đề - Theo điều lệ Đảng thì cần phải có sự giới thiệu của năm đồng chí đảng viên có ít nhất năm tuổi Đảng. Tôi phải nói điều này vì trong cương lĩnh của Đảng Cộng sản Do Thái đã viết: “Người Do Thái đó là Chúa trời của các dân tộc, sẽ lãnh đạo toàn bộ phong trào công nhân Do Thái toàn thế giới. Đảng Cộng sản Do Thái chỉ kết nạp người Do Thái”. Cần thiết yêu cầu tất cả những ai gia nhập Đảng Bônsêvich phải từ bỏ một cách công khai mục tiêu Xionism của cương lĩnh Đảng Cộng sản Do Thái.

        Trotxki tức giận, vụt đứng dậy và bằng giọng rin rít của mình nhằm vào Stalin:

        - Ở đây là trường hợp đặc biệt, những điều mà Stalin yêu cầu đã được thực hiện rồi. Tại Hội nghị toàn thể tháng 12 Trung ương EKP đã quyết định: Từ bỏ cương lĩnh Xionism của mình và kiến nghị chuyển toàn bộ Đảng vào Đảng Bônsêvich Nga. Theo tôi, không nên làm theo Stalin để bắt đầu hoạt động chung của chúng ta bằng sự nghi ngờ lẫn nhau, điểu này là không tốt.

        Sau Troxki đến lượt Dinôviép:

        “Vì rằng tại Hội nghị Trung ương EKP đã từ bỏ cương lĩnh của mình - ủy ban thường vụ đã xem xét đề nghị của EKP và đề nghị sáp nhập EKP vào Đảng Bônsêvich trên cơ sở cương lĩnh và điều lệ”.

        Ngay sau đó Dinôviép tuyên bố:

        - Quyết định của ủy ban thường vụ được thông qua và đây là Nghị quyết bắt buộc phải thực hiện đối với Đảng Cộng sản Bônsêvich, ý kiến của đồng chí Stalin là không có ý nghĩa gì.

        Stalin hiểu rằng, ông và các đồng chí của mình chỉ là thiểu số và nếu ông tiếp tục phản ứng, các phần tử Trotxki sẽ trả thù, thậm chí sẽ biểu quyết cách chức Tổng Bí thư của ông. Nhưng dù sao ông cũng nói:

        - Cần giao cho đồng chí Kubưsép (chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của Đảng) tiếp tục làm rõ các điều kiện để tiếp nhận các tổ chức Đảng của Đảng Do Thái.

        Kamênhép chủ trì hội nghị kết luận là nghị quyết được thông qua và đề nghị chuyển sang vấn đề khác. Đó là nội dung: Nghe đồng chí Stalin báo cáo về công tác hành chính của Bộ chính trị. (Kamênhép luôn nhấn mạnh Stalin chỉ là người lãnh đạo công tác hành chính văn phòng của Đảng).

        Ngày 9 tháng 3 năm 1923, trên báo “Sự thật” ở một góc rất nhỏ đã đăng nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Bônsêvich Nga do Kubưsép ký nói về sự sáp nhập EKP và các đảng viên của tổ chức này vào Đảng Cộng sản Nga.

        Lênin đã không biết về nghị quyết này, người ta cố gắng nhanh chóng quên sự kiện này. Thậm chí trong các tuyển tập văn kiện của Đảng cũng không hề nói gì về sự kiện này. Nhưng trên thực tế, ảnh hưởng tiêu cực của sự kiện này đối với Đảng là rất lớn. Hàng chục ngàn đảng viên Do Thái trung thành và tin cậy của Trotxki đã đứng vào hàng ngũ Đảng Bônsêvich để tranh giành chính quyền. Các phần tử này có mặt ở khắp nơi, từ các quận, huyện, làng xã, tỉnh cho đến nước Cộng hòa và cơ quan Trung ương của Đảng như các bộ, cơ quan Chính phủ, tòa án, quân đội và lực lượng an ninh.

        Như vậy các phần tử Trotxki có mặt ở khắp nơi, chúng thực hiện một đường lối nhất quán, đó là cô lập Stalin và các đồng chí của ông. Cảm giác là vào thời gian đó, số phận của Stalin đã được định đoạt, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi ông sẽ bị cách khỏi chức vụ của mình. Nhưng (lại là nhưng) các sự kiện đã diễn ra theo cách khác, mà mặc dù, Stalin đã ở một vị thế rất mong manh so với Trotxki đã bất ngờ giành được uy thế lớn trong Đảng. Ông chứng tỏ là một nhà chiến lược có tầm nhìn xa và đầy đủ bản lĩnh, để không bị chìm vào các sự vụ cụ thể, và tìm được lối thoát trong những tình huống tưởng chừng rất khó khăn.

        Thật là khó hiểu, nhưng đó lại là thực tế lịch sử, đó là việc vị thế của Stalin càng được củng cố qua sự kiện cái chết của Lênin.

        Các tình huống đã diễn ra rất nhanh và có lợi cho Stalin. Trotxki không trở về từ Xukhumi để dự lễ tang Lênin (có lẽ vừa là tính ngạo mạn quá tự tin, nhưng có lẽ cũng là sự sắp đặt của số phận). Nếu Trotxki có mặt ở Moxcơva và dự lễ an táng Lênin thì ông ta hoàn toàn có điều kiện và lợi thế để nâng cao uy tín của mình. Đặc biệt, ông ta rất biết cách gây ấn tượng qua các bài phát biểu của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2018, 09:01:25 am »


        Việc Trotxki không trở về dự lễ an táng Lênin là một sai lầm chiến lược lớn nhất của Trotxki. Thứ nhất, sự vắng mặt của ông chứng tỏ sự coi thường của ông ta đối với Lênin (mà Lênin là lãnh tụ được yêu quý của toàn Đảng) như là một cách để đề cao mình. Thứ hai. không phải ông ta, mà là

        Stalin đã trở thành nhân vật chủ trì số một trong cả quá trình vĩnh biệt lãnh tụ của Đảng. Mặc dù trước đó. Trotxki được biết đến như là nhân vật số hai, đứng ngay sau Lênin.

        Lịch sử đã chứng kiến các sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với nước Nga cách mạng. Chỉ trong một ngày, bằng một bài phát biểu, Stalin đã chiếm được ưu thế so với Trotxki.

        Lênin mất ngày 21 tháng 1 năm 1924 lúc 18 giờ 50 phút tại Gorki. Ngày 26 tháng 1 tại Hội nghị lần thứ hai các Xô Viết toàn Nga, Stalin thay mặt Đảng Bônsêvich đã đọc bài vĩnh biệt mà sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi là “các lời thề của Đảng”. Lời thề này đã được đăng trên báo “Sự thật” ngày 30 tháng 1 năm 1924 và trở thành văn kiện có tính cương lĩnh đối với Đảng, và cũng là lời hứa của cá nhân Stalin trong suốt cả cuộc đời cách mạng của mình. Cho đến trước bài phát biểu này, Stalin đã nổi tiếng trong Đảng như một trong những nhà lãnh đạo của Trung ương, nhưng trong quần chúng rộng rãi vẫn còn ít người biết đến hoạt động của ông. Sự công bố bài phát biểu của Stalin vào dịp tang lễ Lênin đã làm xúc động đến mọi tầng lớp nhân dân và các đảng viên của Đảng. Toàn quốc biết đến Stalin, biết đến các tư tưởng chính trị và quyết tâm của ông. Sự quảng bá và uy tín của Stalin tăng rất nhanh. Các cộng sự của Lênin nhìn thấy trong ông hình ảnh lãnh tụ của mình trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa Trotxki và chủ nghĩa cơ hội.

        Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành động. Stalin đã tận dụng tối đa lợi thế này cho sự nghiệp của Đảng và cho mình. Theo đề nghị của Stalin, tại phiên họp toàn thể Trung ương Đảng Bônsêvich đã thông qua tuyên bố gửi toàn Đảng và toàn thể quần chúng lao động, trong đó

        kêu gọi các công nhân đang lao động trực tiếp, các chiến sĩ kiên cường của Cách mạng vô sản - Hãy gia nhập Đảng Bônsêvich! Giai cấp vô sản! Hãy cử vào đội ngũ của Đảng các chiến sĩ tốt nhất, tiên phong nhất và dũng cảm nhất!

        Một số lượng lỏn các thanh niên đã gia nhập Đảng, các lực lượng này chưa bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Trotxki và chủ nghĩa cơ hội. Trong lịch sử Đảng đợt kết nạp Đảng rộng lớn này gọi là các “đảng viên Lênin”. Trong tổng số 730.000 đảng viên năm 1924 có 241.591 là đảng viên kết nạp đợt này.

        Theo tôi, đúng ra phải gọi đợt kết nạp này là đảng viên theo lời kêu gọi của Stalin vì chính Stalin là người đã đưa ra khẩu hiệu này. Chính lực lượng mới này là chỗ dựa tin cậy của Stalin trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội. Đây chính là đối trọng với lực lượng Mensêvich, đảng viên Do Thái trà trộn vào hàng ngũ của Đảng.

        Tại Đại hội 13 Đảng Bônsêvich Nga, từ 23 đến 31 tháng 5 trên cơ sở thắng lợi chiến lược của mình, Stalin cảm thấy tự tin và được các đồng chí tin cậy mới của mình trong các đoàn đại biểu ủng hộ mạnh mẽ trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch công tác của Đảng và đất nước. Tuy nhiên, nhóm đối lập vẫn tìm cách cô lập Stalin và cho lan truyền tin về việc Stalin đã che giấu “di huấn của Lênin”, trong đó có các nội dung phê phán Stalin.

        Các đại biểu của Đại hội đã đề nghị được tiếp xúc với tài liệu này. Để tạo điều kiện cho các đại biểu nắm được cụ thể lá thư của Lênin và có điều kiện thảo luận kỹ, đồng thời cũng để giữ bí mật về tài liệu này, đại hội đã quyết định thảo luận kín tại các đoàn đại biểu. Các đại biểu của Trotxki cũng ủng hộ quyết định này vì chúng biết rằng trong thư của Lênin có rất nhiều đoạn phê phán các phần tử Trotxki.

        Mặc dù Stalin đã đề nghị được rút lui, nhưng các đại biểu sau khi được nghe “di huấn” của Lênin, thảo luận và đánh giá rất tốt các hoạt động của Stalin trên cương vị Tổng Bí thư. Sau đó Đại hội đã yêu cầu Stalin ở lại trên cương vị Tổng Bí thư, chống lại khuynh hướng phân liệt trong Đảng. Stalin và các đồng chí của mình đã hoàn thành nhiệm vụ do Đại hội giao phó.

        Cuối năm 1925, về cơ bản kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế, hơn 400 xí nghiệp lớn trở lại hoạt động, xây dựng hàng chục nhà máy điện. Tổng sản phẩm quốc gia đã đạt 3/4 trình độ trước chiến tranh (1913).

        Thắng lợi đã rõ ràng, cuộc sống đòi hỏi củng cố và nhân lên các thắng lợi này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2018, 08:41:30 pm »


VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC

        Trong phần tiếp theo của cuốn sách này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề có tính chiến lược. Trước hết để thống nhất nhận thức cần thiết phải định nghĩa thế nào là vấn đề chiến lược?

        Tôi đã từng được nghe các bài giảng về chiến lược ở Học viện Phrunde1 và Học viện Bộ tổng tham mưu. Trong khi sưu tầm tài liệu để viết quyển sách này, tôi đã đọc lại các tác phẩm bàn về những vấn đề chiến lược của Napoleont.B, Montke, Klaudevitch, Sliphena, cũng như tác phẩm của giáo sư hàng đầu của Nga về chiến lược, tướng pháo binh Medem N.v. Người chuyên giảng về chiến lược và lịch sử quân sự thế kỷ 19. Kể cả các tác phẩm của Xvechin A.A, nhà nghiên cứu lý luận về chiến lược nổi tiếng thời Xô Viết, người đã đọc bài giảng ở Học viện Bộ tổng tham mưu cả thời Sa hoàng và thời Xô Viết.

        Từ điển Bách khoa Xô Viết đã định nghĩa như sau: “Chiến lược quân sự, là lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật quân sự. Nó bao gồm tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn chuẩn bị lực lượng vũ trang cho chiến tranh, vấn đề lập kê hoạch, tiến hành chiến tranh tuân theo các quy luật của chiến tranh, khởi thảo các phương thức chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch mang tính chiến lược, xác định mục tiêu và nhiệm vụ cho các mặt trận - Hạm đội và các quân đoàn, phân bổ lực lượng cho các chiến trường và các hướng chiến lược. Chiến lược quân sự gắn bó chặt chẽ với nền chính trị quốc gia và xuất phát từ các yêu cầu của học thuyết quân sự... Chiến lược quân sự gắn bó với nền kinh tế và phụ thuộc vào trình độ nền kinh tế của một quốc gia, trình độ phát triển của nền sản xuất và sức mạnh tinh thần của nhân dân...”.

        Có thể nói rằng, tài năng của vị tướng biểu hiện thông qua khả năng “đọc” được mục tiêu chiến lược và chỉ ra được con đường đạt tới mục tiêu đó. Khả năng này bộc lộ nhãn quan chiến lược, chiều rộng và chiều sâu của tư duy chiến lược với tài năng thiên bẩm mà không phải ai cũng có được.

        Giáo sư Xvechina đã viết “Nghệ thuật làm lãnh tụ không thể học qua sách giáo khoa... Người thầy của chính trị và chiến lược chỉ có thể là bản thân cuộc sống, hoặc là các phản ánh của nó trong lịch sử”.

        Sau cái chết của Lênin, Stalin đã tạo lập được - theo cách gọi của Xvechina - một tầm nhìn lý tưởng, mà trên cơ sở đó có thể bộc lộ tính độc lập trong các vấn đề chiến lược to lớn trong lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn, vì rằng ông đã dẫn dắt đất nước và quân đội theo một cách chưa từng thấy trong lịch sử để xây dựng xã hội - xã hội chủ nghĩa mới. ở đây chúng ta không đề cập đến tất cả các lĩnh vực, mà chỉ nêu những gì xét cho cùng, đã đem đến cho Stalin danh hiệu cao quý: Đại Nguyên soái.

        Trong những năm tháng xây dựng hòa bình, Salin đã đưa ra rất nhiều ý tưởng chiến lược cả trong lý luận và thực tiễn. Chúng ta chỉ nêu hai vấn đề, đó là sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và tập thể hóa nông thôn - mà thiếu hai sự kiện này Liên bang Xô Viết không thể tồn tại được trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, thậm chí đã bị tiêu diệt từ trước khi Hitle bị tiêu diệt. Hồng quân Liên Xô với các đơn vị bộ binh trang bị súng trường đã không thể chiến thắng được cuộc thập tự chinh của các nước đế quốc can thiệp.

        Chính là công nghiệp hóa trong kế hoạch năm năm, đã tạo điểu kiện xây dựng nền công nghiệp quốc phòng và vũ khí hiện đại. Đây là tính toán chiến lược của Stalin và biểu lộ tầm nhìn xa của ông.

        Trong báo cáo tại Đại hội 14, Stalin đã khẳng định đường lối công nghiệp hóa, tự sản xuất bằng sức mình mọi tài sản, trang bị. Stalin cho rằng sẽ xuất hiện các khó khăn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng chúng ta cần phải và sẽ khắc phục được chúng.

        Bài phát biểu của Stalin được đại hội hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ.

        Trong các bài phát biểu của Dinôviép và Kamênhép đã bộc lộ đường lối chống Đảng và cuối bài phát biểu của mình, Kamênhép đã bộc lộ ý đồ đòi thay đổi Ban lãnh đạo.

        Mặc dù bị các đại biểu phản đối nhưng Kamênhép tiếp tục bài diễn văn của mình và cho rằng Stalin không thể đảm đương được vai trò tập hợp các lực lượng trong Bộ tham mưu Bônsêvich. Trừ đoàn đại biểu Lêningrad là ủng hộ Kamênhép, còn toàn thể đại hội đã đứng dậy phản đối bài phát biểu của Kamênhép và hoan hô Stalin.

----------------
        1. Học viện đào tạo chỉ huy cấp chiến dịch của Hồng quân Liên Xô mang tên Phrunde. M.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2018, 08:59:25 pm »


        Không đạt được sự ủng hộ của đại hội, Dinôviép đứng đầu đoàn đại biểu Lêningrad cùng Kamênhép để nghị chuyển địa điểm làm việc của Đại hội về Lêningrad. Nhưng Đại hội đã phản đối đề nghị này. Đại hội đã lên án âm mưu chia rẽ của các phần tử quá khích. Phản ứng lại tinh thần của Đại hội, Dinôviép đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lêningrad rời khỏi phòng họp (chúng ta nhớ lại B. Enxin đã bỏ ra khỏi phòng họp ở Đại hội 28 - Đảng Cộng sản Liên Xô-N.D). Trở về Lêningrad, Dinôviép đã ép Đảng bộ ở đây ra nghị quyết không thảo luận các văn kiện của Đại hội 14, thậm chí cấm lưu hành ở Lêningrad tờ báo “Sự thật”. Trong số báo ngày 25 tháng 12, báo "Sự thật” Lêningrad - cơ quan của Đảng bộ - đã đăng xã luận kêu gọi không chấp hành các nghị quyết của Đại hội.

        Trong quá trình bỏ phiếu kín bầu Ban chấp hành mới, có hơn 1/3 đã chổng lại Kamênhép, Trotxki, Dinôviép.

        Stalin lại được bầu vào chức Tổng Bí thư. Lần đầu tiên, ông đã được ngồi vào ghế Chủ tịch để điều khiển các phiên họp tối cao của Đảng (trước đó vị trí này là của Kamênhép).

        Stalin không để mất nhiều thời gian, chỉ hai tuần sau Đại hội 14, ngày 18 tháng 1 năm 1926 ông đã cử người đồng chí của mình là Kirốp X.M lãnh đạo Đảng bộ Lêningrad thay Dinôviép. Dinôviép và Kamênhép bị cách khỏi tất cả các chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Chống lại các quyết định của Đảng Trotxki, Dinôviép và Kamênhép đã tuyên truyền trong các cuộc mít tinh để chống phá tổ chức Đảng, thành lập các nhóm bí mật và loan truyền tài liệu chống đối.

        Ngày 6 tháng 6 năm 1926, tại khu rừng ở ngoại ô Moxcơva, chúng đã tập hợp các phần tử chống đối, thậm chí kêu gọi đấu tranh chống lại ủy ban Trung ương của Đảng.

        Tại phiên họp toàn thể của Trung ương từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 7, phe đối lập lại tuyên bố chống lại Stalin. Chúng lại nhắc lại vấn đề “di huấn” của Lênin, mà trong đó có các đoạn phê phán tính cách của Stalin để làm giảm uy tín của ông. Thậm chí, chúng tùy tiện công bố thư của Lênin mà xoá đi các đoạn về bản chất giai cấp của Trotxki và sự phản bội của Dinôviép và Kamênhép trong Cách mạng tháng Mười.

        Theo ủy quyền của Bộ chính trị, Stalin đã đọc tại phiên họp Trung ương toàn văn thư của Lênin gửi Đại hội.

        Cuộc tranh luận tại hội nghị diễn ra dài và quyết liệt, và cuối cùng phe đổì lập đã chịu thất bại. Dinôviép bị khai trừ ra khỏi Bộ chính trị.

        Hội nghị Trung ương tháng Mười đã quyết định đưa Dinôviép ra khỏi Quốc tế cộng sản. đưa Kamênhép và Trotxki ra khỏi Bộ chính trị. Lúc này trong Đảng lại nổi lên vấn đề về nguồn gốc Do Thái. Nhưng Stalin đã tuyên bố: “chúng ta đấu tranh vói Trotxki, Dinôviép và Kamênhép không phải là vì họ là người Do Thái, mà là vì họ là các phần tử chống đối...”. Mặc dù Stalin biết rất rõ nguy cơ của chủ nghĩa Xionism, nhưng ông không bao giò là người theo chủ nghĩa bài Do Thái, điều đó được chứng minh là trong nhiều năm ông đã tin cậy và giao phó trọng trách cho Kaganovich, Mekhơlic. Rất nhiều đồng chí của Stalin đã lấy vợ người Do Thái, ví dụ: vợ Molotốp - Giemchudina, vợ Vôlôsilốp- Gorman, vợ Kalinin - Lorberg, vợ Kirôp- Markux, vợ Kubưsép - Kozgan, vợ Xuxlốp - Xuddimirkaia, v.v...

        Một trong những đóng góp to lớn của Stalin với nhân dân Nga, đó chính là việc ông đã phát hiện và tiến hành đấu tranh kiên quyết với chủ nghĩa Xionism ẩn giấu dưới khẩu hiệu “Cách mạng Thế giới”.

        Thiên tài chiến lược của Stalin thể hiện chính là ở sự kiên trì và chờ đợi thời cơ. Ông chưa hành động quyết liệt khi chưa tập hợp đủ lực lượng, chiếm được lòng tin của nhân dân và Đảng.

        Tính kiên định và quyết đoán của Stalin trong việc kiên trì mục tiêu đã đề ra - Xây dựng chủ nghĩa xã hội - bộc lộ trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cả kẻ thù công khai và giấu mặt. Chính Stalin đã cứu đất nước khỏi âm mưu và hiểm họa của chủ nghĩa Xionism, mà các thế lực của nó đã chui rất sâu vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhà nước, quân đội. Thậm chí, chiến công này của ông có thể sánh ngang chiến công chiến thắng phát xít Đức 1941 - 1945, cứu nước Nga khỏi họa phát xít (điểu này trước đây thường ít được nhắc tới).

        Các phần tử Xionism không cam chịu thất bại, đã liên tục tìm cách bôi nhọ, nói xấu xuyên tạc sự thật về Stalin, bởi vì chính Stalin là người đã ngăn chặn âm mưu thống trị thế giới và chiếm nước Nga của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2019, 10:40:24 am »


STALIN VỚI QUÂN ĐỘI

        Cùng với quá trình củng cố vị trí trong Đảng, Stalin dần dần nắm chắc tình hình quân đội, nơi trước kia do Trotxki nắm hoàn toàn. (Trotxki lúc đó là Chủ tịch ủy ban quân sự Cách mạng và hạm đội). Trong những năm nội chiến, Trotxki tạo ra uy thế rất lớn trong quân đội, hầu như tất cả các vị trí trọng yếu đểu là người của hắn. Stalin hiểu rằng, trong cuộc đấu tranh giữa mình với bè lũ Trotxki thì quân đội đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy tại Hội nghị Trung ương ông đã đề nghị bổ sung vào ủy ban quân sự Cách mạng một số ủy viên Trung ương. Trotxki cực lực phản đối ý định này và đã gửi cho Bộ chính trị một văn kiện gọi là “tuyên bố 46”, trong đó 46 nhà hoạt động quân sự và chính trị nổi tiếng đã ký tên ủng hộ Trotxki.

        Mặc dù bị phê phán tại các hội nghị Trung ương, nhưng Trotxki vẫn giữ các trọng trách về quân sự. Stalin đã quyết định tuyên chiến với bè lũ Trotxki. Bắt đầu bằng việc cách chức Antônôp - Opxencô, cộng sự thân tín của Trotxki, lúc đó đang đứng đầu tổng Bộ chính trị của Ủy ban quân sự Cách mạng.

        Nguyên soái Vôlôsilốp và Budienưi đã tiến cử Bubnốp vào cương vị này thay Antônốp. Đồng thời, Stalin đã bổ sung vào Hội đồng quân sự Cách mạng các đồng chí tin cậy của mình như: Vôlôsilốp, Budienưi, Bubnốp, v.v... ông đã bổ nhiệm Vôlôsilốp thay tư lệnh quân khu Moxcơva của một phần tử Trotxki.

        Tuy nhiên, đa số các chỉ huy và đặc biệt là các chính ủy các đơn vị chủ chốt lúc đó đều là người của Trotxki. Stalin đã suy nghĩ và tìm ra một cách để giải quyết vấn đề này, nhân việc một số tướng lĩnh, các anh hùng trong nội chiến như Dưbencô, Phencô, Vôxtrensốp, v.v... đề nghị nhanh chóng đưa quân đội trở lại chế độ “một thủ trưởng”, tức là giải tán toàn bộ các chính ủy. Họ giải thích rằng, chế độ chính ủy đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, nay các chỉ huy Hồng quân đều là các cán bộ có kinh nghiệm, đa số là đảng viên, không cần phải có một cán bộ chính trị bên cạnh nữa.

        Do thời gian xuất hiện bức thư này trùng hợp với các suy nghĩ của Stalin, nên có thể đoán rằng nó được Stalin “bật đèn xanh” và sau đó Stalin đã yêu cầu Bubnốp - chủ nhiệm Tổng bộ chính trị, cho ý kiến về vấn đề này.

        Lúc đầu, không hiểu là theo gợi ý của Stalin, hay do chính kiến của cá nhân mà Bubnốp không đồng ý với đề nghị này, ông ta viện dẫn rằng, trước kia chính Trotxki đã nêu vấn đề này tại Chỉ thị số 511. Sau đó, chỉ thị này bị đánh giá là sai lầm và đã bị thu hồi. Tuy vậy, trên thực tế Bubnôp đã triển khai tích cực ý đồ chiến lược của Stalin. Đã tiến hành đợt tổng điều tra chất lượng cán bộ, cải tổ lại hệ thống  giáo dục chính trị, bỏ các nội dung ngợi ca Trotxki trong các bài giảng chính trị, v.v...

        Tháng 11 năm 1924 tại Hội nghị các cán bộ chỉ huy và chính trị của quân đội và hạm đội, các đại biểu đã phê phán chủ nghĩa Trotxki và đưa ra kiến nghị cách các chức vụ quan trọng của Trotxki. Tháng 1 năm 1925 theo đề nghị của các tổ chức Đảng Moxcơva, Minxk, Kiép, Ba Cu... Hội nghị Trung ương Đảng đã quyết định cách chức Chủ tịch ủy ban quân sự Cách mạng của Trotxki và bầu Phrunde vào chức vụ này, cấp phó của ông là Vôlôsilôp.

        Stalin đi thêm một nước cờ quan trọng nữa: rút Tổng bộ chính trị ra khỏi ủy ban quân sự Cách mạng và thành lập Tổng cục chính trị của Hồng quân Liên Xô với chức năng tương đương một ban của Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân Bubnốp được bầu là Bí thư Trung ương Đảng (truyền thống này giữ đến tận những năm 90 N.D). Toàn bộ tổ chức Đảng của quân đội đặt trực thuộc Trung ương và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư.

        Phải thừa nhận rằng thắng lợi của cuộc cải tổ do Stalin khởi xướng diễn ra trong điểu kiện rất khó khăn, khi mà các lợi thế đang thuộc về Trotxki và phe phái của ông ta. Chỉ có sự kiên định trong đường lối và tinh tế trong nghệ thuật lãnh đạo của Stalin và các đồng chí của ông mới đem lại được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử này. Kể từ thời điểm này cho đến hơi thở cuối cùng, Stalin đã trở thành vị Tổng chỉ huy của Hồng quân Liên Xô và trở thành vị Đại Nguyên soái duy nhất của quân đội Liên Xô hùng mạnh.

        Tuy nhiên, thật khách quan phải thừa nhận rằng, sau khi khắc phục tệ sùng bái Trotxki, đã lại xuất hiện khuynh hướng đề cao cá nhân Stalin mà mở đầu là bài báo của Vôlôsilốp: “Stalin và Hồng quân”, trong đó ca ngợi Stalin như người sáng lập ra Hồng quân. Sau đó là các bài viết ca ngợi Stalin của Mekhlit, Tổng biên tập báo “Sự thật”.

        Trong các buổi tiếp kiến các nhà văn và báo chí, Stalin nhiều lần phê phán sự ca ngợi thái quá này với bản thân mình. Tuy nhiên các biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn hẳn xu hướng này đã không được sử dụng, và đó chính là điều, mà sau này các kẻ thù của ông đã sử dụng để công kích lại chính ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2019, 11:33:00 pm »


CÔNG CUỘC TẬP THỂ HÓA Ở LIÊN XÔ

        Ngày 2 tháng 12 năm 1927, Đại hội 15 đã được khai mạc tại Moxcơva. Trong báo cáo chính trị, Stalin đã chỉ rõ:

        “Chúng ta đã thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, đã xây dựng các cơ sở về than đá và luyện kim cho đất nước đã xây dựng các nhà máy sản xuất công cụ nông nghiệp ở Stalingrad, Uran, Dnhép, Roxtop... nhà máy ô tô ở Gorki, Moxcơva.... và tất cả các công trình này được xây dựng mà không cần vốn đầu tư nước ngoài”.

        Sau đó, Stalin đã phân tích tình trạng lạc hậu của nông nghiệp so với công nghiệp và đề nghị cần có biện pháp để thoát khỏi tình trạng này.

        “Lối thoát - Stalin tuyên bố - nằm ở sự nghiệp chuyến nền sản xuất nhỏ của nông dân sang sản xuất lớn, liên hợp trên cơ sở sử dụng đất đai toàn xã hội, trên cơ sở lao động tập thể với kỹ thuật tiên tiến”.

        Vấn đề là ở chỗ làm sao để các hộ kinh tế nông dân nhỏ dần dần chuyển sang một cách tự nguyện và có lòng tin, tập hợp họ lại trong các tổ chức kinh tế lớn trên cơ sở hợp tác canh tác trên tinh thần tập thể...

        Đại hội 15 đã ra nghị quyết về các biện pháp tổng thế để thực hiện tập thể hóa nền kinh tế nông thôn - cũng tại Đại hội này, đã thông qua nghị quyết về kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Như vậy, ngay trong thời kỳ triển khai cương lĩnh về công nghiệp hóa, chính là Stalin đã đưa ra một nhiệm vụ có tính chiến lược mới cho đất nước - Đó là công cuộc tập thế hóa nền kinh tế nông nghiệp.

        Trong báo cáo của Stalin có một phần nói về chủ nghĩa phân lập trong Đảng, chúng ta hãy đọc lại biên bản ở Đại hội 15:

        “Các đồng chí sẽ hỏi rằng: tại sao chúng ta lại khai trừ Trotxki và Dinôviép ra khỏi Đảng? Đó là bởi vì chúng ta không muốn trong Đáng tồn tại những kẻ phản bội. Vì rằng điều lệ Đảng chỉ có một và tất cả đảng viên phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”.

        Đã có nhiêu tài liệu viết về công cuộc tập thể hóa nền kinh tế nông thôn, kể cả các sai lầm trong khi triển khai như các vụ cưỡng bức, bắt bớ, tù đày, nhưng sẽ nảy sinh một câu hỏi: ai là người phạm các sai lầm này?

        Như chúng ta đều biết, Stalin là người hiểu rất rõ bánh mỳ có ý nghĩa thế nào đối với quân đội và nước cộng hòa trẻ tuổi trong giai đoạn nội chiến. Không phải chỉ có một lần xuất hiện câu hỏi - Liệu nước cộng hòa trẻ tuổi có tồn tại được hay không? Tập trung bánh mỳ ở các ông chủ riêng lẻ quả là công việc không dễ dàng gì. Tất cả việc thu thuế, tập trung lương thực rất dễ thúc đẩy nông dân đối lập với Đảng. Mà trong khẩu hiệu của Đảng thì phải xây dựng liên minh công-nông. Liệu có thể gọi là một liên minh không? Khi mà một người trong liên minh này từ thành phố về với súng trên tay để tập trung bánh mỳ từ tay nông dân ở nông thôn!

        Trong những năm “Cộng sản thời chiến” thì có thể hiểu được. Nhưng vào giai đoạn hòa bình thì phải tìm cách khác. Chính Stalin đã đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách căn bản đó là tiến hành tập thể hóa nông thôn, chính công cuộc tập thể hóa cho phép ứng dụng kỹ thuật, tổ chức lại lao động một cách hiệu quả và đặc biệt là khi có thiên tai sẽ phân phối lương thực cho các vùng có khó khăn, trong trường hợp có chiến tranh thì sẽ huy động được nguồn dự trữ chiến lược, lương thực thực phẩm cho quân đội. Đây quả là tầm nhìn xa của Stalin.

        Việc thực hiện tập thể hóa có khó khăn vì người nông dân đã trải qua hàng trăm năm lao động cá thể, không thích tập thể hóa, số nghèo thì có thể tập hợp được, còn trung nông và Kulắc thì rất phản đối, và lúc đó đã xuất hiện tư tưởng nóng vội, ép buộc, đi chệch tư tưởng chỉ đạo về tính tự nguyện của người nông dân.

        Các tài liệu công bố vừa qua có xu hướng đổ lỗi cho Stalin trong công cuộc tập thể hóa nông nghiệp. Tuy vậy, các tài liệu lưu trữ đã bác bỏ các dư luận này. Trong tất cả các bài phát biểu của mình, Stalin chưa bao giờ đưa ra ý kiến về các biện pháp cực đoan và cưỡng ép, ngược lại trong nhiều tài liệu, bài viết của mình Stalin đã chống lại xu hướng sai lầm này.

        Ví dụ, ngày 30 tháng 1 năm 1930, Stalin đã ký chỉ thị gửi các khu ủy, tỉnh ủy Đảng Bônsêvich và cảnh báo rằng: Chúng tôi nhận được nhiều tin tức từ các địa phương về việc có nhiều nơi đã bỏ qua công cuộc tập thể hóa, mà tập trung vào việc tiêu diệt các phần tử Kulắc. Trung ương muốn nói rõ rằng chính sách này là hoàn toàn sai lầm. Trung ương chỉ rõ rằng chính sách của Đảng không phải là tiêu diệt Kulắc một cách máy móc, mà là ở chỗ phát triển phong trào nông trang tập thể, còn việc tiêu diệt Kulắc chỉ là một phần và kết quả của công cuộc tập thể hóa. Trung ương yêu cầu việc tiêu diệt Kulắc không được tiến hành tách với công cuộc tập thể hóa, làm sao để trọng tâm công việc là xây dựng các nông trang tập thể dựa trên cơ sở phong trào của quần chúng bần cố nông và trung nông. Trung ương nhắc lại rằng chính sách tiếp cận này sẽ bảo đảm cho sự thắng lợi của đường lối của Đảng.

        Ngày 2 tháng 3 năm 1930, Stalin đã cho công bố một bài báo nổi tiếng với đầu đề: “Bệnh thành tích”, trong đó phê phán sâu sắc các khuyết điểm trong công cuộc tập thể hóa.

        Phe đối lập loan truyền luận điểm sai trái về công cuộc tập thể hóa. Họ tung tin là sẽ tập thể hóa tất cả, kể cả vợ chồng cũng sẽ trở thành của chung và được phân phối theo tem phiếu. Mọi người bất kể nam, nữ sẽ ngủ chung một giường...

        Stalin đã nhìn thấy hết âm mưu này, và tại Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1928 Người đã nói: - Nếu phái hữu nói: đừng động vào Kulắc, hãy để cho chúng tự do phát triển, còn phái tả lại nói ngược lại: không chỉ đánh bọn Kulắc mà phải đánh cả trung nông, thì rõ ràng đã có sự khác biệt.

        Bè lũ đối lập đã lợi dụng các khó khăn trong công cuộc tập thể hóa để dấy lên các hoạt động phản cách mạng. Lợi dụng sự bất mãn của Kulắc và một bộ phận trung nông, các phần tử Trotxki và Bukharin có ý đồ nhóm lên ngọn lửa nội chiến bằng con đường nổi loạn.

        Vụ án Rưcốp là một chứng minh cho âm mưu này của bè lũ Trotxki. Ngoài ra chúng còn kích động nông dân chống lại Đảng và Stalin.

        Chính là bè lũ Trotxki đã tiến hành chiến dịch diệt chủng đối với hàng chục ngàn nông dân Nga, Ucrain, Bêlôrutsia, Tartar... bằng cách đưa họ vào các trại tập trung và nhà tù - Chính điều đó làm cho ấn tượng về công cuộc tập thể hóa trong nhân dân là rất xấu, tất cả đều nằm trong âm mưu của phe đối lập.

        Như vậy, cả thành tựu, cả sai lầm của công cuộc tập thể hóa đều có nguyên nhân từ cả Stalin và Trotxki, nhưng về phía Stalin, các ý tưởng và hành động của Stalin là tích cực, có thiện ý và có thể giải thích được - Ngược lại, các hành động và ý đồ của Trotxki là xấu xa, là các đợt thanh trừng, là chống lại công cuộc tập thể hóa.

        Tất cả lỗi lầm này, họ đã phải thừa nhận trên các phiên tòa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2019, 11:05:23 pm »


“BẮN LÉN VÀO LƯNG STALIN”

        Ngày 7 tháng 11 năm 1932, kỷ niệm 15 năm ngày Cách mạng tháng Mười thành công, theo thông lệ trên Quảng trường Đỏ sẽ có duyệt binh và diễu binh.

        Stalin đứng trên lễ đài cùng các đồng chí của mình. Vợ Stalin, Nađegiơda Xergeepna đi ở hàng ngủ diễu hành trong đội hình của Học viện công nghiệp. Bà tỏ ra rất phấn khởi, vẫy tay chào chồng đang đứng trên lễ đài.

        Sau khi đi ngang qua lễ đài, bà đã xin phép quay trở lại lễ đài để đứng ở khu vực dành cho quan khách cùng các bà vợ của các đồng chí lãnh đạo khác. Tất cả đều vui vẻ phấn khởi.

        Buổi tối, một bữa tiệc đã được tổ chức tại điện Kremli, có chương trình văn nghệ chào mừng, Nađegiơda Xergeepna luôn đứng cạnh Stalin.

        Lúc đó không có ai, có thể đoán được là một sự kiện đau lòng sắp xảy ra.

        Sau bữa tiệc, Vôlôsilốp mời các đồng chí thân cận đến nhà mình. Stalin cùng vợ cũng tới đó. Và chính là tại đây đã xảy ra điểu bất hạnh. Đã có rất nhiều tin đồn khác nhau về sự kiện này kể cả các lời ác ý của những kẻ chống Stalin.

        Chúng ta đều biết là tại Học viện công nghiệp, nơi vợ Stalin học, có rất nhiều giáo sư là bạn tin cậy của Trotxki, vì vậy tại Học viện thường xuyên lan truyền tin nói xấu Stalin.

        Tháng 11 năm 1927, nhà ngoại giao Iôphê đã tự tử do bi quan về một căn bệnh hiểm nghèo, nhưng các phần tử Trotxki đã lợi dụng cái chết này để loan truyền tin nói xấu Stalin, họ tung tin Iôphê tự tử là để chống lại đường lối của Stalin.

        Tại đám tang, Trotxki, Kamênhép, Dinôviép thi nhau đổ lỗi cho Stalin về cái chết này. Vợ Stalin có mặt đã nghe các bài nói đó, thêm vào đó Bukharin, bạn gần gũi của Nađegiơda Xergeepna lại đổ thêm dầu vào lửa.

        Trong thời gian vợ Stalin học ở Học viện công nghiệp, có một nhân vật mà sau này là nhân vật chính chống lại Stalin đã tìm cách tiếp cận vợ Stalin. Đó chính là Khơrutxốp, lúc đó là bí thư chi bộ trong Học viện. Vợ Stalin đã dẫn Khơrutxốp về nhà. Với vẻ mặt “vui nhộn” và tỏ ra hiền lành Khơrutxốp đã làm Stalin nhớ đến ông ta. Sau khi vợ chết, Stalin cảm thấy có phần có lỗi nên đã chú ý đến Khơrutxốp như một trong những bạn của vợ và tiến cử ông ta lên các chức vụ cấp huyện và thành phố.

        (Chúng ta cần nhớ đến chi tiết này để phán quyết hành động của Khơrutxốp sau này tại Đại hội 20 - ND).

        Chỉ một tranh luận nhỏ trong bữa tiệc sau ngày kỷ niệm 15 năm Cách mạng tháng Mười - vợ Stalin đã bỏ ra khỏi phòng tiệc... Đi cùng vợ Stalin là Polina Xêmênốpva (vợ Molotốp) và là bạn thân nhất của Nađegida Xergeepna, đã từng có một thời gian sống cùng trong một căn hộ. Vợ Molotốp an ủi và đưa vợ Stalin về nhà. Nhưng rõ ràng là sự căng thẳng đã tích lũy đến giới hạn và Nađegiơda Xergeepna đã hoàn toàn suy sụp.

        Chúng ta hãy đọc hồi ký của Xvetlana - con gái Stalin về cái chết của mẹ:

        "... Korolina Vaxiliepna (người giúp việc) như mọi ngày chuẩn bị bữa sáng cho gia đình ở trong bếp, sau đó lên phòng đánh thức mẹ. Đột nhiên bà rất run sợ chạy trở lại phòng chúng tôi - không nói được lời nào... Mẹ nằm trên giường, xung quanh là máu. Trong tay đang cầm khẩu súng lục hiệu “Vanter”. Tiếng nổ chắc là quá bé, vì vậy mọi người không nghe được tiếng súng, thân thể mẹ đã lạnh... Sau đó, mọi người đã gọi cho bác sĩ, sĩ quan bảo vệ và các bạn gần gũi của mẹ. Lúc đó Stalin vẫn đang ngủ ở phòng làm việc. Khi Stalin bước vào phòng ăn, Molotốp và Vôlôsilốp đã nói: Thưa Stalin, Nadia không còn nữa”.

        Sau cái chết vì tự sát của vợ Stalin, các phần tử chống đối đã lợi dụng sự kiện này để bôi nhọ Stalin bằng cách loan truyền tin có vẻ như là Stalin đã bắn vợ mình vì biết Nađegiơda không cùng quan điểm chính trị. Tuy nhiên, qua các tài liệu lưu trữ, đặc biệt là hồi ký của con gái Xvetlana đã mô tả chính xác tình cảm của Stalin, sau khi vợ bị chết.

        Trong hồi ký của mình, Xvetlana đã kể về mẹ của mình, một nữ sinh 17 tuổi đã yêu tha thiết Stalin khi ông vừa xuất hiện, và là bạn chiến đấu của ông trong những năm tháng của cuộc nội chiến, nữ chiến sĩ cách mạng Bônsêvich, người vợ chung thủy, mẹ của hai đứa con, rất khiêm tốn, luôn đi học bằng tàu điện công cộng...

        Tất cả diễn ra bình thường như mọi gia đình hạnh phúc, trước khi bắt đầu có tác động từ bên ngoài. Chính là các “đệ tử” của Trotxki ở học viện đã từng ít một, hết ngày này sang ngày khác tạo ra sự nghi ngờ trong Nadia về chồng của mình, để tiến tới ngả theo các quan điểm của phái đối lập.

        Xvetlana đã gọi sự kiện đau buồn này là sự “bắn lén vào lưng Stalin”, nhưng ai là người đã bắn vào lưng Stalin? Đó chính là các phần tử Trotxki những kẻ đã thường xuyên tác động lên tâm lý và hành vi của những người xung quanh Stalin - và chính chúng đã bắn vào lưng Stalin bằng cách thúc đẩy để vợ Stalin tự vẫn và dùng nó làm vũ khí chính trị, chống lại Stalin. Dù chịu vết thương rất lớn, Stalin vẫn đứng vững.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2019, 10:48:27 pm »


VỤ ÁM SÁT KIRỐP

        Vụ ám sát này xảy ra ngày 1 tháng 12 năm 1934 tại Lêningrad. Đã tồn tại hai giả thiết: giả thiết thứ nhất- dường như Kirốp đã theo đuổi vợ của Draule và đã bị Draule vì ghen mà giết. Giả thiết thứ hai, là giả thiết mang tính chính trị - đó là có kẻ đã dựng lên giả thiết là Stalin đã ra lệnh giết Kirốp vì cho rằng ông ta là người cạnh tranh trực tiếp chiếc ghế Tổng Bí thư của mình. Kirốp là nhà tổ chức và diễn giả tuyệt vời, ông giành được uy tín lớn trong Đảng. Có vẻ như tại Đại hội 17, số phiếu bầu cho Kirốp bằng với số phiếu của Stalin, có tin là Kirốp sẽ là ứng cử viên thay Stalin. Vì vậy, Stalin đã tổ chức “thủ tiêu” Kirốp!

        Cả hai giả thiết này đều là hoang tưởng. Đó chính là âm mưu của phe Trotxki để che giấu thủ đoạn ám sát chính trị của chúng và tìm cách hạ thấp uy tín của Stalin.

        Nhưng chính là giả thiết hoang tưởng này sau này đã được Khơrutxốp lợi dụng tại Đại hội 20 để tìm cách hạ bệ Stalin.

        Đã tồn tại một giả thiết trung thực, giả thiết thứ ba, điều này rất đơn giản vì những kẻ tổ chức và tiến hành vụ ám sát này đã công khai thừa nhận tội lỗi trong một phiên tòa công khai. Chúng đã khai rằng quyết định về việc thủ tiêu Kirốp đã được ấn định tại căn phòng của Kamênhép khi có mặt cả Kamênhép, Dinôviép, Ebdokinốp... Trong cuộc họp này đã đưa ra vấn đề thúc đẩy việc ám sát Kirốp.

        Rất tiếc là sau này, các tài liệu thẩm vấn đã không được công bố và hàng loạt bài báo đã làm sai lệch sự thật bằng cách cố tình đổ lỗi cho Stalin.

        Về vụ ám sát Kirốp, có thể thấy là Dinôviép, Kamênhép và một số khác không thể tự mình tổ chức ám sát Kirốp, chúng đều biết Kirốp chỉ là cán bộ lãnh đạo thuộc thê đội hai, không có ý nghĩa lớn như các cán bộ ở Trung ương. Đáng ra, bọn giết thuê phải bắt đầu từ Stalin, bởi vì việc ám sát này không quá khó đối với chúng.

        Chúng ta hãy nghe Dinôviép khai: “Tôi thừa nhận rằng, Bacaép và Karép tham gia tổ chức vụ này là theo nhiệm vụ do “trung tâm” giao - đích thân tôi đã giao nhiệm vụ tổ chức ám sát Stalin ỏ Moxcơva và Kirốp ở Lêningrad”.

        Một nhân vật quan trọng khác là Kamênhép đã khai như sau: “Vâng, phải thừa nhận là trước cuộc họp kín, Dinôviép đã thông báo với tôi về các ý định của trung tâm nhóm Trotxki - Dinôviép về quá trình chuẩn bị ám sát Stalin và Kirốp. Nhân đó, ông ta tuyên bố rằng trong vấn đề này các nhân vật ở trung tâm như Xmirnốp, Marchcốp, v.v... đã tuyên bố là trong tay họ có mật lệnh của Trotxki và rằng, họ đòi hỏi phải thực hiện ngay các biện pháp để thực hiện ý đồ này. Tôi đã tham gia vào âm mưu này...”, (biên bản về hỏi cung Kamênhép ngày 23 và 24 tháng 7 năm 1936).

        Sau khi Kamênhép và Dinôviép bị bắt, Trotxki đang ỏ nước ngoài đã nôn nóng thúc đẩy việc thực hiện vụ ám sát Stalin. Trotxki liên tục gửi các chỉ thị, mật lệnh về tổ chức ám sát Stalin.

        “Hãy truyền lệnh cho mọi người biết rằng, hiện nay trước mắt chúng ta có các nhiệm vụ: Thứ nhất, đó là thủ tiêu Stalin và Vôlôsilốp, thứ hai, triển khai mọi công việc để thành lập các chi bộ trong quân đội, thứ ba trong trường hợp chiến tranh nổ ra thì tận dụng mọi cơ hội để chiếm quyền lãnh đạo”, (biên bản hỏi cung Đreiser- ngày 23 tháng 6 năm 1936).

        Trotxki âm mưu tổ chức ám sát không chỉ Stalin mà còn nhiều nhà lãnh đạo khác như: Kirốp, Vôlôsilốp, Kaganovich, Orgionhikigie, v.v... Trotxki tính toán rằng các vụ ám sát một loạt nhà lãnh đạo ở các thành phố lớn như Moxcơva, Kiép, Lêningrad sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong nước.

        Chúng ta đều biết rằng Stalin kết bạn với Kirốp ngay từ những năm nội chiến, khi Kirốp tổ chức cung cấp lúa mỳ từ bắc Capcadơ cho Saritxưn, còn Stalin thì tiếp nhận số lúa mỳ này ở Saritxưn và tổ chức gửi về thành phô Pêtrograt.

        Trong những năm hòa bình, tình bạn giữa Stalin và Kirốp thân thiết như ruột thịt, mỗi khi Kirốp đi công tác từ Lêningrad lên Moxcơva thường không ở khách sạn mà ở tại căn hộ của Stalin. Vợ Stalin và con gái Xvetlana coi Kirốp thân thiết như ruột thịt. Trong các dịp nghỉ hè, Kirốp thường nghỉ cùng gia đình Stalin. Ngay vào mùa hè năm 1934 (năm mà Kirốp bị ám sát) họ cũng cùng nghỉ ở Xôchi, Kirốp và Stalin chỉ chia tay nhau ba tuần, trước ngày ông bị ám sát.

        Stalin rất đau buồn về cái chết của hai người thân liền trong hai năm, ông gầy đi trông thấy, thường ngồi một mình suy ngẫm. Có một lần, tại nhà nghỉ ở Cunsêvô sau một hồi im lặng ông đã nói:

        - Tôi hoàn toàn đơn độc!

        Như vậy, vụ ám sát Kirốp đã mở đầu một loạt các vụ bạo loạn ám sát mà Trotxki hy vọng sẽ tiến hành để cướp chính quyển. Như vậy, luận điệu, âm mưu gán nguyên nhân cái chết của Kirốp cho Stalin đã bị vạch trần.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM