Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:11:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Adolf Hitler Chân dung một trùm phát xít  (Đọc 49957 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:40:28 pm »


        Cuốn sách thực sự đã làm Bộ trưởng Bộ Thông tin đại chúng và tuyên truyền Goebbels lo lắng, song Hitler lại thấy yên tâm trước lý lẽ của Hanfstaengl rằng người Anh và người Mỹ sẽ rất ấn tượng. Cảm giác Hitler là một nhân vật hài hước hơn là đáng sợ đã nảy sinh trong lòng một số nhà quan sát nước ngoài. Tờ Literary Digest đánh giá: “Dù cho những truyền thuyết về nhà lãnh đạo đang hình thành rất nhanh tại Đức, song nhiều nhật báo hay tuần báo độc lập của châu Âu lại chú ý đến những khía cạnh hài hước của nhà độc tài người Đức. Họ tô vẽ Hitler như là một diễn viên kịch, tất cả đều trở nên thật buồn cười vì sự nghiêm trọng của ông”. Lòng thương cảm truyền thống của người Anh đối với số phận thua thiệt của Hitler cũng được bộc lộ thông qua đánh giá của họ về mặt tích cực của cách giải quyết vấn để đền bù và vấn đề biên giới với Pháp của Hitler. Ngài Lothian bào chữa rằng sự dã man của những người theo chủ nghĩa quốc xã tại Đức “đã phản ánh một cách sâu rộng sự hành hạ của ngoại quốc đối với người Đức trong chiến tranh”. Đối với những người Đức, các cuộc tấn công của quân Anh vào Hiệp ước Versailles vẫn còn rất hiện hữu.

        Với quyết tâm đó, Hitler bắt đầu khôi phục chính sách đối ngoại của đất nước. Chính sách đó chịu sự chỉ phối bởi học thuyết kép về chủng tộc và không gian sinh tồn. Dù rất ít khi Hitler đi chệch hướng, ông thường xuyên trở về vùng Lebensraum ở phía đông nước Đức. Hitler mong rằng sẽ thuyết phục được người Anh trở thành đối tác “lặng lẽ” của ông trong việc chống lại chủ nghĩa cộng sản. Để thực hiện điều đó, Hitler phải làm cho người Anh tin rằng đế chế Đức đã từ bò thương mại quốc tế và tham vọng hải quân toàn cầu. Nói cách ngắn gọn, Đức có thể thâu tóm toàn bộ châu Âu và trở thành bức thành trì chống lại chú nghĩa cộng sản, trong khi đó nước Anh sẽ cai quản các vùng biến. Đế tăng cường sức mạnh cho bàn thân trước khi tiến về phía Đông, Hitler tìm kiếm sự ủng hộ của nước Italia, nước vốn rất bằng lòng với nguyên tắc của Quốc xã và của Mussolini khi chia sẻ kẻ thù chung là nước Pháp nhằm thực hiện tham vọng đối với khu vực Địa Trung Hải.

        Các nhà ngoại giao thuộc Cộng hòa Weimar hiện đang làm việc trong chính phủ vốn xuất thân từ giai tầng khác. Họ ghét cay ghét đáng phương pháp của Hitler, song phần lớn đều đồng tình, vì nhiều nguyên nhân, khác nhau, với hầu hết những mục tiêu cơ bản mà Hitler đã đề ra, từ đó tự cho rằng họ có thể sử dụng Hitler và phe cánh chủ nghĩa xã hội của ông vào mục đích của riêng họ. Nhà ngoai giao tên tuổi Herbert von Dirksen nhớ lại: “Mọi người đều có niềm tin, niềm hy vọng rằng các nhà cách mạng cổ hủ sẽ bị loại trừ, những người hậu duệ của họ, sau khi tận hưởng những hương vị của quyền lực và sự sung túc mà nó mang lại, sẽ thực hiện công việc hiệu quả và có quan điểm bảo thủ hơn”. Do đó, Dirksen và những đồng nghiệp đồng quan điểm “cảm thấy rằng họ có trách nhiệm thúc đẩy tiến trình bình thường hóa này”.

        Trong vấn đề lôi kéo các nhà ngoại giao, Hitler cũng nhạy bén không kém gì khi ông làm với các nhà công nghiệp và những người ủng hộ chủ nghĩa quân phiệt. Hitler cho phép tất cả quan chức hàng đầu tiếp tục công tác tại văn phòng của họ, bao gồm cả một người Do Thái và một người thành thân với người Do Thái. Ồng cũng tuyên bố rằng đế chế Đức mong muốn thiết lập mối quan hệ thân thiện với nước Nga Xô Viết với điều kiện họ không can thiệp vào công việc nội bộ của người Đức. Chiến dịch chống lại lực lượng cộng sản trong nước của Hitler cũng không thể hiện sự thù địch đối với nước Nga. Để thực hiện lời hứa của mình, ông ta bí mật cho phép Liên bang Xô Viết hoãn thanh toán khoản tín dụng dài hạn theo hiệp định đã ký kết trước khi Hitler lên nắm quyền.

        Mùa thu năm 1933, Hitler nhận thấy trò chơi quốc tế cẩn trọng đã đến hồi kết. Ông ta quyết định rút khỏi Hội Quốc Liên, một trong số những tổ chức có chính sách không rõ ràng về việc tái vũ trang. “Chúng ta cần phải tạo ra bước chuyển biến”, Hitler nói với Papen một cách rất hài lòng, “tất cả những ý kiến xem xét khác đều hoàn toàn không phù hợp”. Khi Hindenburg chất vấn về lợi ích thu được khi rời bỏ Hội, Hitler lý luận rằng hành động đó để nhầm khẳng định giá trị đầy đủ của nước Đức. Đi ngược lại với phương án hay hơn của mình, Tổng thống cao tuổi đã đồng ý một cách miễn cưỡng. Món quà có giá trị lớn và lời hứa mồm của Hitler và Gõring đóng góp 400 nghìn mark Đức từ nguồn quỹ của đế chế Đức và của Phổ để phát triển đất nước có lẽ đã tác động đến Tổng thống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:40:54 pm »


        Ngày 14 tháng Mười, Hitler chính thức tuyên bố với thế giới thông qua radio rằng Đức sẽ rút khỏi Hội Quốc Liên. “Là thành viên của một thể chế mà không tồn tại sự bình đẳng về quyền lợi, đối với một quốc gia yêu quý sự tôn trọng, với dân số 65 triệu và với một chính phủ coi trọng danh dự, là một sự xúc phạm không thể tha thứ”.

        Có thể bào chữa cho phán xét này của Hitler và trong một chừng mực nhất định, sự rút lui của Hitler khỏi thể chế phân biệt đối xử đối với nước bại trận là sự biểu hiện tinh thần chối bò Hiệp ước Versailles, thay vì thể hiện sự thách thức đối với phương Tây. Nhằm đảm bảo với nước Pháp về mục đích hòa bình của mình, Hitler đã bày tỏ niềm hy vọng hòa giải giữa Đức và Pháp.

        Chiến thuật bắt ngờ của Hitler thực sự là một canh bạc, tuy nhiên, trừ sự chối bỏ đối với nền hòa bình, thì nó vẫn khá an toàn. Có thể đoán trước được người Anh hài lòng hơn phản đối. Phát biểu trước Thượng viện, Lord Allen của vùng Hurtwood cho rằng “chúng ta buộc phải thừa nhận rằng trong vòng 15 năm qua, chúng ta và những quốc gia khác đã không cho nước Đức vị thế công bằng và sáng suốt, thứ mà nước Đức xứng đáng được hưởng khi họ đã loại trừ khỏi đất nước họ thể chế gây ra chiến tranh”.

        Hitler xử lý vấn đề tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi tại quê nhà bằng cách thông báo ông đang xem xét việc thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng đó. Trong nhiều giờ sau đó, văn phòng của Hitler nhận được vô số thông điệp chúc mừng, trong đó có cả một bức điện đến từ Tổ chức Công giáo hành động, thể hiện sự đồng tâm ủng hộ Fuhrer của họ. “Trong bài nói chuyện với sinh viên, một trong những nhà triết học hàng đầu  của Đức là Martin Heidegger đã phát biểu: “Việc rời bỏ Hội Quốc Liên không phải là tham vọng của Hitler, không phải là đam mê, không là tính ương ngạnh mù quáng, càng không phải là khát vọng bạo lực; không gì khác ngoài ước vọng rõ ràng của Hitler là chịu trách nhiệm vô điều kiện giữ gìn sự vượt trội về số phận của dân tộc chúng ta”. (Heidegger sau đó trở thành một đảng viên Đảng Quốc xã và rời bỏ Đảng một vài tháng sau đó).

        Tuyệt nhiên Hitler không từ bỏ chính sách ngoại giao hai mặt. Ngày 18 tháng Mười, Hitler đã nói chuyện một cách rất ôn hòa và hợp lý với Ward Price, phóng viên của tờ Nhật báo. Mặc dù người Đức sẽ “không chịu đựng thêm hơn nữa sự phân biệt đối xử dai dắng” đối với đất nước của họ, nhưng tất nhiên chúng tôi không muốn Thế chiến thứ hai nổ ra.

        Nhấc lại những từ đó với phóng viên không tạo ra nhiều ý nghĩa đối với giới ngoại giao. Đại sứ Đức tại Italia đánh điện về văn phòng đối ngoại rằng Mussollini đã “rất thất vọng đối với hành động của chúng ta và thực sự rất lấy làm tiếc vì điều đó”. II Duce không chỉ xem việc rút khỏi Hội là một đòn hiểm ảnh hưởng đến uy tín của ông ta nhưng “nhận thấy không có con đường nào để thoát khói tình cảnh đó và không biết liệu người Đức có ý định tiến thêm nữa hay không?”

        Lo ngại rằng mình là nguyên cớ khiến Mussolini tức giận, Hitler tập trung công sức để giành được chiến thắng thuyết phục trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Hoạt động vận động của ông ta tưởng như dành cho một cuộc bầu cử, sử dụng rất nhiều nguồn lực của đảng nhằm thuyết phục nhân dân ủng hộ quyết định rút khỏi Hội Quốc Liên của mình. Thêm một lần nữa, phía Nhà thờ ủng hộ Hitler nhiệt tình. Tất cả các giám mục ở Bavaria đều đồng ý thông qua tuyên bố của Cardinal Faulhaber về việc yêu cầu thực hiện cuộc trưng cầu dân ý. “Đối với vấn đề này, Thiên Chúa giáo tuyên bố giữ sự trung thành đối với nhân dân và dân tộc, và sự đồng thuận của họ đối với những nỗ lực mạnh mẽ và đi trước thời đại của Hitler nhằm giải thoát người Đức khỏi thảm họa chiến tranh và nỗi lo sợ đối với chủ nghĩa Bolshevik, để giữ gìn trật tự xã hội và tạo ra công ăn việc làm cho những người thất nghiệp”. Điều này phản ánh sự oán giận của người dân đối với sự thất trận trong chiến tranh và đối với bàn Hiệp ước Versailles hà khắc. Đó là lý do khiến Hitler quyết định tiến hành trưng cầu dân ý vào ngày 12 tháng Mười một - một ngày sau Lễ kỷ niệm ngày đình chiến.

        Hitler yêu cầu tất cà mọi tầng lớp đoàn kết thành một khối thống nhất. Trong buổi nói chuyện với những công nhân tại nhà máy Siemen, Hitler nói “Các bạn không thể để xảy ra mâu thuẫn nội bộ trong cuộc chiến đấu giành lại vị thế của các bạn đối với các quốc gia khác. Nếu người Đức không muốn là những kẻ bị ruồng bỏ, người Đức phải giữ vững quyền bình đẳng của mình. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi tất cà chúng ta cùng đoàn kết lại thành một. Hãy chấp nhận tôi là Fuhrer của các bạn. Tôi đã chứng tỏ rằng tôi có thể lãnh đạo và tôi không thuộc về bất cứ một giai tầng nào, tôi thuộc về các bạn”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:20:00 pm »


        Vào kỳ bầu cử, Hindenburg tự coi mình như Hitler, yếu tố giúp ông ta được cấp những khoản tiền thưởng khác nhau. Trên truyền hình, Hindenburg khuyên người dân “ngày mai sẽ là lúc niềm kiêu hãnh quốc gia được thể hiện và là lúc gắn kết bạn với chính phủ của đế chế Đức. Hãy nói với tôi và ngài Thủ tướng về hòa bình và nguyên lý của sự bình đằng với sự kiêu hãnh và cho thế giới thấy rằng chúng ta đã khôi phục khối thống nhất Đức, với sự giúp đỡ của Chúa chúng ta sẽ bảo vệ nó”.

        Những lý lẽ đó khiến hiếm có người Đức yêu nước nào có thể chối từ. Khi số phiếu được kiểm vào ngày hôm sau, 95,1% số phiếu ủng hộ chính sách đối ngoại của Hitler; còn trong cuộc bầu cử quốc hội, 92,2% số phiếu là bầu cho Đảng Quốc xã - đảng duy nhất trên phiếu bầu. Mặc dù những kết quả đó (ví dụ như 2.154 người trong số 2.242 người tại trại tập trung Dachau bầu cho Hitler) bị các nhà quan sát nước ngoài chế giễu, song kết quả này vẫn là một thước đo chân thực về tình cảm của người Đức. Adolf Hitler đã chiến thắng trong canh bạc chính sách ngoại giao của mình, đồng thời củng cố vị trí của ông tại quê nhà. Quyền lực của ông mạnh đến mức ông có thể thông qua bộ luật hợp nhất các đảng và các bang trong vòng vài tuần. Điều đó cho thấy rằng Đảng NSDAP là “đại diện cho ý nguyện của người Đức và gắn bó chặt chẽ với nhà nước”.

        Với sự tham gia của tất cả người Đức vào một chế độ mới, chính sách kết hợp của Hitler đã chính thức được hoàn thành. Mặc dù Hitler đã dành được quyền lực đáng kể thông qua sự đồng thuận (và cả sự lo sợ), nhưng Hitler vẫn chưa thể là một nhà độc tài đúng nghĩa vì vẫn còn đó nguy cơ chống đối từ lực lượng quân sự và thậm chí là từ người thất bại như Hindenburg. Hitler đã lãnh đạo nước Đức đi theo con đường xây dựng chế độ độc tài.

        Hiển nhiên điều này không thể thành công nêu thiếu sự áp bức. Trại tập trung (một khái niệm mượn từ cuộc chiến tranh Boer ở Anh) đã trở thành một phần bình thường của nước Đức, được coi như một hình phạt đối với người trong trại và được dùng để đe dọa những người đang ở ngoài trại. Đã không có bất kỳ hoạt động phản đối gay gắt nào diễn ra trên báo chí sau khi báo chí dân chủ xã hội chủ nghĩa, và báo chí Mác-xít cũng như các nhà xuất bản bị thu giữ. Các biên tập viên và các nhà xuất bản bị kiểm soát. Những dấu vết cuối cùng của sự độc lập đã bị xóa sổ với sự ra đời của Viện Báo chí đế chế Đức. Song song cùng sự tự do báo chí là sự tự do về văn học, phát thanh, văn nghệ, âm nhạc, phim ảnh và mỹ thuật.

        Tháng Mười hai năm 1933, nước Đức đứng trước ngưỡng cửa của chế độ chuyên chế. Tinh thần truyền thống không còn là một vấn đề của các tầng lớp nhân dân. Nó chỉ là chuyện của giai cấp công nhân và các nhà khoa học. Chủ tịch Hiệp hội Toán học Đức đã nói với các đồng nghiệp: “Chúng ta mong muốn thích nghi với tinh thần chung của nhà nước và muốn hợp tác một cách trung thành và chân thật. Một cách sung sướng và vô điều kiện, chúng ta tự đặt cương vị của chúng ta - như một điều tất yếu của mọi người Đức, là một bộ phận của phong trào quốc xã và đứng đằng sau những nhà lãnh đạo của chúng ta, đứng sau Fuhrer Adolf Hitler của chúng ta”.

        Chủ nghĩa chuyên chế và sự thích nghi của mọi ngành, mọi nghề trong xã hội Đức cũng đến một cách hiển nhiên tương tự. Mặc dù các quốc gia và các dân tộc khác tự cảm thấy sung sướng rằng sự phục tùng đó mang màu sắc Đức một cách khác biệt, và rằng sự áp bức của chế độ này là đặc trưng của người German, song cả hai đều là kết quả của những nhu cầu cấp thiết về kinh tế, địa lý và thời cuộc. Những người Đức đang diễu binh theo làn điệu của chủ nghĩa quốc xã không chỉ đơn thuần vì tình yêu của họ đối với trật tự và chế độ quân sự, hay là vì sự tàn bạo và ương ngạnh của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2019, 11:35:39 pm »


6

        Một vết mờ trong những thành công của Hitler là việc trì hoãn phiên tòa xử vụ hỏa hoạn ở tòa nhà quốc hội. Phải đến ngày đầu tiên của mùa thu, phiên tòa mới được tiến hành. Lúc này, những người cộng sản Đức đã có đủ thời gian để thuyết phục thể giới tin rằng vụ cháy chính là do những kẻ nghi án gây ra. Trước hết họ xuất bản một cuốn sách tại Paris có nội dung ngụ ý kể lại nỗi lo sợ của Hitler và vụ hỏa hoạn ở Tòa nhà Quốc hội, vụ việc giả tạo. Sau này, Auther Koestler thú nhận: “Chúng tôi không có bằng chứng trực tiếp nào, không ai tận mắt nhìn thấy, tất cả chỉ bắt đầu từ những thông tin ngầm của người Đức. Thực chất chúng tôi đã không có bất cứ hiểu biết nào, dù là đơn sơ nhất về tình hình cụ thể”.

        Thành công của phiên tòa được những người Đức kiều bắt chước thông qua mở những phiên tòa của riêng họ. Phiên đầu tiên được bắt đầu tại London vào ngày 14 tháng Chín năm 1933 với sự điều hành của một ủy ban các nhà luật gia, trong đó có D. N Pitt đến từ nước Anh và Auther Garfield Hays đến từ Mỹ. Trong số khán già hùng hậu có mặt có cả George Bernard Shaw, người có tác phẩm St. Joan nổi tiếng được Hitler ngưỡng mộ. Shaw đã từ chối vị trí trong bồi thẩm đoàn để thực hiện vai trò truyền thống của mình là một người có quan điểm bất đồng. Ông cho rằng “Bất cứ khi nào một tù nhân được sử dụng như là phương tiện đế chống chính phủ, thì trước hết anh ta phải bị bịt kín mặt”. Sau sáu ngày, phiên tòa lưu động cho công bố phán quyết của mình, “đã có những bằng chứng quan trọng để nghi ngờ rằng tòa nhà quốc hội bị thiêu cháy là do những người thay mặt cho lãnh đạo của Đảng Quốc xã thực hiện”.

        Ngày tiếp theo, phiên tòa tại Đức được mở tại Leipzig. Goring trực tiếp tham gia xét xử và bị biến thành một tên ngốc vì sự phản ứng của 4 bị cáo. Cuối cùng, Goring mất hết bình tĩnh và chùi thầng vào mặt của Gergi Dimitrov (người sau này là Thủ tướng Bungari): “Cứ đợi cho đến khi chúng ta đưa ngươi ra khỏi phiên tòa này, đồ vô lại”. Gõring là người nói những lời cuối cùng, song chiến thắng lại thuộc về những người cộng sản. Tất cả họ đều được tha bổng, chỉ có Van der Lubbe, người một mực khắng định rằng chỉ mình anh ta có tội, bị tuyên án tử hình và bị hành quyết.

        Dư luận ngoài nước Đức có xu hướng tin rằng Van der Lubbe chỉ là phương tiện của quốc xã. Chính các đảng viên Đảng Quốc xã đã khai hỏa đốt cháy tòa nhà quốc hội nhằm lấy cớ tấn công lực lượng cộng sản. Các nhà sử học, trong đó có Bullock và Shirer cũng có ý kiến tương tự, nhưng quan điểm của họ hình thành trước khi cuốn sách chi tiết của Fritz Tobias được xuất bản, trong đó nội dung chỉ ra rằng cả những đảng viên Đảng Quốc xã cũng không dính líu gì đến vụ cháy, và rằng Van der Lubbe là kẻ duy nhất gây ra vụ hỏa hoạn. Mặc dù cuốn sách bị một số nhà sử học, trong đó có Bracher nghi ngờ, nhưng những tài liệu mà cuốn sách này đưa ra đã được Hans Mommem xác thực thông qua một bài viết được công bố bởi Viện Fur Zeitgeschichte, một cơ quan hoàn toàn không ủng hộ bất cứ lời giải thích nào của phe quốc xã. Thêm nữa, quá trình xem xét tiểu sử của Van der Lubbe và lời khai tại tòa cho thấy anh ta thông minh hơn mức bình thường và hành động đó là đòn tấn công của một con sói đơn độc vào giới cầm quyền.

        Mặc dù những phán quyết của giới quan tòa tại Leipzig hiển nhiên không nhận được sự chấp nhận từ nước ngoài, song nó là dấu hiệu cho thấy hệ thống toà án vẫn giữ vai trò là thước đo sự độc lập. Câu trả lời của Hitler trước những phàn nàn của Goring rằng các quan tòa đã hành xử một cách đáng hổ thẹn (“Ngài có thể cho là chính chúng ta đang bị xét xử chứ không phải bọn cộng sản”) đã được tiết lộ: “Goring thân mến của tôi à, đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Chúng ta sẽ sớm bắt mấy lão già kia nói theo chúng ta. Dù sao thì tất cả bọn họ cũng sắp đến tuổi về vườn rồi, chúng ta sẽ thế người của chúng ta vào vị trí của chúng. Nhưng trong khi ngài Thống chế cao tuổi vẫn đang sống, thì chúng ta cũng chẳng làm được gì nhiều đâu .”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 11:41:36 pm »


        Hanfstaengl kháng định ông đã nghe lỏm được tuyên bố này tại một bữa cơm trưa của Thủ tướng. Vào mùa thu năm đó, ông thực hiện nỗ lực nhằm thay đổi Hitler theo hướng “có thể được chấp nhận” đối với phương Tây. Ông ta gọi điện cho Martha Dodd, một cô gái hấp dẫn, con gái của Đại sứ Mỹ, và thông báo: “Hitler nên có một người phụ nữ gốc Mỹ, một quý cô xinh đẹp có thể thay đổi được toàn bộ số phận của châu Âu. Martha này, cô chính là người phụ nữ đó”. (Cũng như tất cả những người thân thiết khác của Hitler, Hanfstaengl không biết được rằng Hitler đã có một cô nhân tình là Eva Braun).

        Martha Dodd thấy “khá thích thú với cơ hội từ trên trời rơi xuống này” và đồng ý gặp Hitler nhằm nỗ lực thay đổi lịch sử của cả châu Âu. Tại phòng trà Kaiserhof, Hitler đã hôn tay cô và lúng túng nói vài lời xã giao. Martha Dodd cảm thấy thật khó tưởng tượng rằng cô đang giáp mặt với con người quyền lực nhất châu Âu. “Ông ấy có vẻ rất khiêm nhường, giống như xuất thân từ tầng lớp bình thường, lại hơi ngờ nghệch và ngượng ngập - tuy nhiên cùng với đó là sự ân cần đáng ngạc nhiên và sự bắt lực một cách cuốn hút”. Trong bữa ăn tối với cha, khi kế lại cảm nhận của mình, cha cô đã thực sự “thích thú với khả năng cảm nhận của tôi” và bảo cô khoan rửa bàn tay đã được hôn bởi người đàn ông vĩ đại đó.

        Nếu như ngài Dodd không mấy ấn tượng về Hitler, thì đồng cấp người Anh của ông ta lại rất thấy lo lắng. Họ sẵn sàng thực hiện sự nhượng bộ đáng kể đối với đòi hỏi tái vũ trang của Hitler. Họ mong sớm có được sự thỏa thuận giữa hai bên được ký kết thông qua chuyến thăm Berlin vào đầu năm 1934 của Anthony Eden, Bộ trưởng nội các cao cấp của Anh (Lord Privy Seal). Hitler đã thu hút Eden còn hơn cả sự lôi cuốn của một kẻ mị dân. “Ông ấy luôn ý thức được đang nói về vấn đề gì, cuộc hội ngộ càng tiếp diễn càng thể hiện rằng Hitler là bậc thầy về chủ đề đang được bàn tới”. Tất cả những gì người Đức đòi hỏi như là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ sự đảm bảo mang tầm quốc tế nào là khả năng tự phòng vệ. Nếu điều kiện đó được đáp ứng, thì Hitler cam kết rằng lực lượng ss và SA sẽ bị giải giáp toàn bộ vũ khí. Dường như nhằm nhấn mạnh mong muốn hòa giải của mình, Hitler đã có một cử chỉ khác thường vào ngày hôm sau, ngày 21 tháng Hai, bằng việc đến dùng bữa trưa tại Đại sứ quán Anh. Đây là lần đầu tiên Hitler bước vào một đại sứ quán nước ngoài. Hitler không mấy hứng thú với thức ăn và đồ uống, nhưng thay đổi nhanh chóng khi cùng nói chuyện về trài nghiệm của mọi người trong chiến tranh. Khi Eden chỉ ra rằng, những cựu binh nên là những người cuối cùng mong chờ chiến tranh, Hitler đã tỏ ra “rất tâm đâc”.

        Sau bữa trưa Hitler chuẩn bị đưa ra một số đề xuất cụ thể. ông yêu cầu có được 30% tổng số máy bay quân sự mà nước láng giềng đang có và chuẩn bị đồng ý rằng tổng số máy bay của Đức sẽ không bao giờ vượt quá 60% số lượng của nước Pháp. Hitler đã làm cho Eden ngạc nhiên một cách thích thú khi đề xuất thu gọn lực lượng ss và SA và nói rằng “quan điểm chung và bản năng chính trị của ông sẽ không bao giờ cho phép ông cấm việc hình thành một quân đội thứ hai tại nước Đức, không bao giờ, không bao giờ!”

        Ngày 14 tháng Ba. Ngoại trưởng von Neurath đã gửi điện tới Tổng lãnh sự quán Đức tại New York để truyền đạt bằng lời nội dung sau tới Đại sứ Dodd, người sắp tới lãnh sự bằng tàu mẫu hạm s.s. Manhattan :

        “Thủ tướng đức xin nhờ ngài dodd chuyển tới tổng thống rosevelt lời chào. Ông ấy chức mừng nỗ lực mang tính lịch sử cửa tổng thống vì lợi ích của người dân mỹ. Thành công của ngài tổng thống trong cuộc chiến chống lại khó khản về kinh tế đang được toàn thế người dân đức noi theo với sụ hân hoan và ngưởng mộ. Thủ tướng đức đồng ý với ngài tổng thống rằng những giá trị của tinh thần tự do, sẵn sàng hy sinh và nguyên tắc phải là những quy định tối cao của toàn thế đất nước. Yêu cầu đạo đức này, vấn đề mà ngài tống thống đưa ra cho mọi công dân của ngài, là tinh hoa của nền triết học về nhà nước của đức, thể hiện thông qua khấu hiệu “hạnh phúc của người dân cao hon sung sướng cá nhân”.

        Thông điệp này đi chệch xa khỏi mục đích của nó, không chỉ mang tính công kích trong lời văn mà còn không đúng thời điểm. Một tuần trước đó, Đại hội người Do Thái Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên tòa giả định rất hiệu quả tại Quảng trường Madison với tiêu đề “Khai sáng để chống lại chủ nghĩa Hitler, phơi bày sự thật đằng sau những bộ luật, đạo luật của Hitler.” Samuel Seabury, một luật sư nổi tiếng, đóng vai trò là người bào chữa cho Khai sáng, với sự chứng kiến của thị trưởng New York Fiorello LaGuardia, Al Smith và Raymond Moley. Người chiến thắng chính là những người đi khai sáng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 11:43:22 pm »


7

        Lời hứa kiểm soát ss và SA của Hitler phần nào làm nước Pháp yên tâm, song các nhà lãnh đạo của Pháp không thể bị thuyết phục rằng chương trình tái vũ trang của Hitler được đưa ra chỉ vì mục đích phòng thủ. “Người Anh lại rất mong thông qua việc này,” Đại sứ Francois- Poncet nhớ lại. “Họ liên tục gửi thư cho chúng tôi, hối thúc chúng tôi tuyên bố Pháp cần sự bảo đảm gì để tăng cường an ninh hiệu quả nếu như muốn nhận được sự đồng ý của Pháp đối với hoạt động tái vũ trang có chừng mực của đế chế Đức.” Chính người Anh cũng có những lo lắng riêng của họ, đặc biệt đối với tốc độ phát triển nhanh chóng của không quân Đức, song trong xã hội Anh vẫn tồn tại sự thông cảm khá lớn dành cho sự cơ cực của người Đức, một số người thể hiện sự giễu cợt trước ý kiên cho rằng Hitler đang hướng đến một cuộc chiến tranh.

        Đại sứ Francois-Poncet chia sẻ quan điểm nên có sự nhượng bộ đối với người Đức. “Hoạt động vũ trang có chừng mực và được kiểm soát vẫn tốt hơn là vũ trang không giới hạn, không kiếm soát và không thể bị đánh bại.” Ông cảm nhận được rằng bất kỳ một hiệp định nào, kể cả là nhũng hiệp định tầm thường cũng tốt hơn không có gì, và ông đã nỗ lực hết mức để lãnh đạo của ông chấp nhận quan điểm đó. Đầu tháng Tư, ngài Đại sứ đến Paris để trực tiếp trình bày quan điểm của mình với ngài Thủ tướng Doumergue, tuy nhiên ông “không được cho phép nói một lời nào” và bất cứ khi nào ông cố gắng đề cập đến chủ đề đó thì lại bị cắt ngang. Pháp quyết định cân đo tham vọng của Đức bằng cách thành lập một khối chống quốc xã ở phía Tây, và Ba Lan, Liên Xô và Nam Tư sẽ là cầu nối trong chuỗi an ninh này dưới sự bảo hộ của nước Pháp.

        Mùa xuân năm đó, khi Pháp và Liên bang xô Viết đạt được thỏa thuận, rất dễ hiểu Hitler lo sợ rằng đó là khởi đầu của công cuộc bao vây đế chế Đức. Để chống lại khối các nước đang hình thành đó, Hitler cần có đồng minh mạnh. Lựa chọn khả thi nhất là nước Italia, đất nước mà ngay từ năm 1924 lãnh đạo của họ đã từng tỏ ra không mấy mặn mà về việc hình thành liên minh khi từ chối cung cấp cho Quốc xã vài triệu lia. Biến mình thành một kẻ van xin không phải là điều Hitler muốn, nhung lòng tự trọng đã đã mở đường cho sự cần thiết và Hitler thực hiện thêm một nỗ lực khác. Kiềm chế sự tức giận, Hitler viết thư tới Mussolini, “...lòng ngưỡng mộ đối với nỗ lực lịch sử của ngài dẫn đến mong muốn hợp tác trên tinh thần bằng hữu chân thực cho hai quốc gia có quan hệ về mặt tư tưởng, yếu tố này sẽ có hiệu quả vô cùng to lớn nhàm ổn định châu Âu thông qua sự chú ý đúng mực đối với những lợi ích rõ ràng.” Hitler lý giải rằng kể từ khi nước Đức giải trừ quân bị, thì nước Đức có quyền yêu cầu hoạt động giải trừ quân bị từ các nước khác. Sau đó ông nêu ra chi tiết tất cả những lý lẽ. Để nêu bật tầm quan trọng của lá thư, Hitler chỉ định Hermann Goring làm người đưa thư.

        Nhiều tuần sau đó, thư ký báo chí đối ngoại của Hitler, Hanfstaengl, đến thăm Mussolini và đề xuất cuộc gặp mặt giữa ông và Hitler. Hanfstaengl nhớ lại mình từng nói: “Cả hai ngài đều hâm mộ Wagner và đó chính là cơ sở để cho một điểm khởi đâu chung, xin ngài nghĩ đến ý nghĩa của việc ngài mời Hitler đến thăm Pallazzo Vendramin tại Venice, nơi Richard Wagner đã sống những giây phút cuối cùng. Kinh nghiệm phong phú của ngài sẽ mang lại nhiều điều có lợi cho Hitler và ngài Hitler sẽ có được sự hiểu biết rất cần thiết về những vấn đề mà châu Âu đang gặp phải khi nhìn nhận từ bên ngoài nước Đức”. Mussolini không phản đối ý kiến đó, và vào lúc đang vui, ông ta đã gửi lời mời tới Hitler. Khi nhận được lời mời đó, sau một thoáng lưỡng lự, Hitler đồng ý.

        Cuộc gặp lịch sử đã không thành công ngay từ khi bắt đầu. Theo đại diện báo chí Italia tại Berlin, Filippo Bojano, động lực chính của Mussolini khi quyết định gặp Hitler chính là sự tò mò được thấy con người mà cả châu Âu đang bàn tán. Trò chuyện với Bojano, Mussolini đánh giá: “Hitler là một gã đần độn. Đầu hắn là một hũ rối bời những câu cú rời rạc về triết học và chính trị. Tôi không hiểu tại sao Hitler lại phải chờ đợi lâu như vậy để nắm quyền lực và cũng không hiểu vì sao hắn ta lại phải làm trò hề với trò tranh cử nhố nhăng để có được quyền lực một cách hợp pháp. Hắn ta hoặc là một nhà cách mạng, hoặc là không. Nhưng nước Italia phát xít sẽ không bao giờ hình thành nếu thiếu đi cuộc diễu hành tại Rome. Chúng ta có sức mạnh, và Hitler chỉ là một tên xoàng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 11:44:04 pm »


        Thái độ khinh bi đó trở nên công khai khi báo giới Italia đồng loạt tập trung “xem xét con quái vật kỳ lạ Hitler”. Khi Hitler bước ra từ chiếc Jungker tại sân bay Lido vào ngày 14 tháng Sáu, trông ông giống như một gã bán hàng nghèo khổ, với chiếc ào choàng đã sờn bên ngoài chiếc quần vải xéc màu xanh. Người đón ông ta là Duce, trong trang phục áo sơ mi đen, giày ống và dải viền bằng vàng lấp lánh, theo sau là hàng quân Italia trong quân phục nghiêm trang. Mussolini vẫy tay chào người dân tại Rome nhiệt tình đến mức phóng viên H. R. Knickerbocker lo ngại “bàn tay của ngài ấy có thể đứt rời ra được”.

        Hitler tiến về phía trước một cách ngập ngừng, bàn tay của ông gần như thể hiện sự hối lỗi khi đáp lại sự chào đón lặng lẽ của một đảng viên Đảng Quốc xã. Hitler tất nhiên bị bối rối trước màn đón tiếp mà Mussolini đã sắp đặt. Sau khi nheo mắt vì trời nắng, Hitler ngập ngừng tiến tới bắt tay với “khuôn vàng thước ngọc” Mussolini. Knickerbocker viết: “Họ đứng không xa hơn tôi quá 3m. Tôi rất hứng thú khi quan sát biểu hiện nét mặt của họ. Ẩn dưới vẻ lịch sự giả tạo, tôi có thể cảm nhận được sự thích thú trong mắt của Mussolini cũng như sự oán giận trong đôi mắt của Hitler. Khi chủ nhà cùng Hitler duyệt đội danh dự, sự bối rối của Hitler cũng không hề giảm. Cử chỉ của ông giống như của một học sinh ngày đầu tới trường. Ông không biết nên làm gì với chiếc mũ phớt của mình. Lúc đâu ông bỏ mũ để chào cờ, sau đó ông định đội lại nhưng tự nhiên dừng lại và chuyển mũ sang cầm ở tay phải, Lúc cùng bước đi với Mussolini, trong khi Mussolini trò chuyện bằng thứ tiếng Đức trôi chảy nhưng khó hiểu, thì Hitler liên tục chuyển chiếc mũ từ tay này sang tay khác như thể ông đang nắm một củ khoai tây nóng rây”.

        Có một chi tiết hài hước nữa diễn ra khi Hitler bối rối cố đề nghị Mussolini bước xuống con tàu đưa họ đến Venice trước. Song Mussolini, với phong thái chủ nhà hoàn hảo, đã di chuyển ra phía sau Hitler và đẩy Hitler bước xuống ván cầu như thể đang lùa một con gà vào chuồng. Khi tàu cập bến khách sạn, Hitler bước xuống và đi về phía trước, đâu hơi cúi. “Mussolini tiến bước một cách oai vệ. ông ý thức được rằng mình là tâm điểm chú ý của mọi đôi mắt. Ánh nhìn của ông sáng quắc, cừ chỉ của ông rất dứt khoát. Ông có những cử chỉ ‘rất kịch’ của một lãnh tụ”.

        Khi đã ở trong phòng của mình, Hitler bắt đầu to tiếng chửi rủa mấy vị cố vấn vì đã để cho mình xuất hiện trong bộ đồ dân sự trong khi Mussolini ăn mặc phù hợp. Hitler hết sức thất vọng về cuộc hội đàm đầu tiên với nước chủ nhà, thay vì cho ra đời một báo cáo chính thức đáng chú ý, thì lại là một thảm họa. II Duce đã làm chủ các cuộc trò chuyện với nội dung tập trung chủ yếu vào nước Áo, với một thứ tiếng Đức xuất sắc, thậm chí có lúc Hitler cũng không hiểu được, trong khi đó Mussolini gần như hiểu được tất cả thứ tiếng Đức - Áo của Hitler.

        Sáng hôm sau, hai nhà lãnh đạo cùng tham gia lễ duyệt binh của quân phát xít tại Piazza San Marco. Vào thời điểm bắt đầu, hai hàng quân tranh cãi về hướng đi trực tiếp qua lễ đài. Không bên nào nhượng bộ bên nào. Khi cả hai bên cùng tiến thẳng về phía trước thì các nhạc công cùng thổi ầm lên. Sau đó Hitler hỏi viên sỹ quan quản trị mới của mình, thiếu tướng Fritz Wiedemann, rằng ông ta nghĩ gì về sức mạnh quân sự của đội quân như vậy. Wiedemann, sỹ quan quản trị dưới chế độ của Hitler trong suốt cuộc chiến, trả lời rằng khả năng chiến đấu không thể được đánh giá thông qua hoạt động duyệt binh. “Tuy nhiên điều này không gây ấn tượng chút nào cho Hitler, đặc biệt là từ sau khi Hitler trông thấy một tàu chiến của Italia từ cửa sổ phòng mình và ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hitler đã rất ngạc nhiên khi trông thấy một hàng áo và quần lót của thủy thủ tung bay trên cột buồm thay vì những lá cờ của hạm đội như thường thấy”.

        Chi có tên ngốc hoặc là một danh hài mới tổ chức buổi gặp quyết định và quan trọng nhất tại sân gôn Lido. Bojano nhớ lại: “Tôi biết được rằng Hitler đã luôn mồm nói một cách rất hào hứng, trong khi Mussolini lắng nghe, im lặng với sự cau có thể hiện trên khuôn mặt”. Trong suốt cuộc nói chuyện hai giờ đó, Bojano hiếm khi thấy II Duce nói. “Ông chán nản với những lời Hitler nói đến mức mà tối hôm đó, ngay trong bữa tiệc chính thức, Mussolini rời khỏi bữa tiệc với cái bụng đói, rời khỏi vịnh của Venice và nói ông không muốn gặp bất kỳ ai.”

        Hitler rời Venice với nỗi bực tức khi nhận ra rằng mình không chỉ bị Mussolini làm bẽ mặt mà đó còn bị vượt mặt trên khía cạnh ngoại giao. Hitler đã đồng ý thừa nhận sự độc lập hoàn toàn của nước Áo, vốn bị Hitler xem là một phần thuộc đế chế Đức, trong khi lại không nhận được cam kết hỗ trợ cụ thể nào đối với vấn để tái vũ trang.

        Ngoại trưởng Ernst von Weizsacker của Bộ Ngoại giao nói với một quan chức của Thuỵ Sĩ rằng, ông “không thể thấy được bất kỳ một sự hợp tác thân thiện hơn nào giữa Hitler và Mussolini.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 11:46:13 pm »

        
Chương 12

CUỘC CÁCH MẠNG THỨ HAI “MỌI CUỘC CÁCH MẠNG ĐỀU ĂN CHÍNH NHỮNG ĐỨA CON CỦA NÓ”
Tháng 2 - 8.1934

1

        Hitler giữ lời hứa giảm số lượng các binh sỹ của đội quân giông tố. Trong nhiều năm, đội quân SA vẫn độc lập, điều đó gây khó khăn cho Hitler. Trong nhiều tháng, chỉ huy của đội quân này, đại úy Rohm, đã đề nghị để các binh sỹ của ông có vai trò như quân đội. Đương nhiên, quân đội đã bác bỏ đề nghị này.

        Hitler biết rằng cơ hội tốt nhất để tồn tại của ông là ủng hộ các nhà lãnh đạo quân đội, vì ông chưa bao giờ đạt được mục đích cuối cùng mà không có sự hỗ trợ đầy đủ của họ, do vậy ông đã tuyên bố: “Reichswehr là đội quân vũ trang duy nhất của nước Đức; đội quân SA chỉ chịu trách nhiệm giáo dục chính trị cho những người dân.” Những lời nói này đã khơi dậy những oán hận cũ của bốn triệu đảng viên Đảng Quốc xã. Họ nhớ tới cuộc đấu tranh lâu dài của phe miền Bắc và phe miền Nam trong đảng. Trong khi vẫn trung thành với Hitler và coi ông là lãnh đạo tinh thần của mình, nhiều người cảm thấy Hitler đã phản bội lại cuộc cách mạng của những người áo nâu. Họ tự cho mình là biểu tượng của chủ nghĩa cấp tiến của đảng và không thỏa mãn với những cải cách trong năm đầu tiên nắm quyền. Trong nhiêu tháng, Rohm kêu gọi một cuộc cách mạng thứ hai để có thể đem đến cho họ những lợi ích về vật chất và xã hội mà họ đã chiến đấu để giành được. “Bất kỳ ai nghĩ rằng nhiệm vụ của các binh sỹ đội quân SA đã hoàn thành sẽ phải quen với ý nghĩ rằng chúng ta đang ở đây và có ý định ở đây, sẽ tiếp tục đi khi có thể.” – ông phát biểu trước 8.000 đảng viên Đảng Quốc xã ở sân bay Tempelhof. Trong khi hầu hết các đảng viên của Đảng Quốc xã đều có tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản và chống đảng bảo thủ, thì đội quân SA là những người có quan điểm chống đối mãnh liệt và cấp tiến nhất. Hết lần này đến lần khác, Rohm công khai với mọi người rằng, ông và những binh sỹ của ông là những người bảo vệ thực sự tư tưởng của quốc xã.

        Hitler thông cảm với những người có quan điểm cấp tiến này, nhưng trí óc của ông mách bảo ông rằng cuộc cách mạng trong tương lai không thể thực hiện được khi nước Đức chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và xây dựng lại lực lượng vũ trang; điều này có thể không thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ toàn diện của quân đội và của các ngành công nghiệp. Đồng thời, trong vai trò là người hòa giải, ông bổ nhiệm Rohm làm Bộ trưởng Không bộ trong nội các của mình, hứa sẽ bổ nhiệm Rohm làm Bộ trưởng Quốc phòng và gửi lời khen đặc biệt tới ông vào ngày đầu tiên của năm 1934. Hitler có ý định tuyên dương Rohm trong khi khéo léo cảnh báo ông để việc bảo vệ đất nước cho quân đội, nhưng Rohm không chấp nhận. Rohm đánh liều gửi một bản ghi nhớ tới Bộ Quốc phòng tuyên bố rằng an ninh quốc gia là đặc quyền của đội quân SA.

        Điều này đã đẩy cuộc xung đột lên tới đinh điểm. Tướng von Blomberg yêu cầu Hitler phái quyết định dứt khoát. Vì vậy, Hitler phái mời các lãnh đạo của đội quân SA và của Reichswehr đến họp tại hội trường có cột bằng đá cẩm thạch của Bộ Quốc phòng vào ngày cuối cùng của tháng Hai năm 1934. Trong một bài diễn thuyết “cảm động và hấp dẫn”, Hitler hối thúc cả hai bên thỏa hiệp. Ông nói, đảng đã giải quyết được vấn đề thất nghiệp, nhưng trong khoảng thời gian 8 năm, tình trạng suy thoái kinh tế lại nảy sinh và phương thuốc cứu chữa duy nhất là tạo một không gian sinh tồn cho dân số thặng dư. Điều này có thể đòi hỏi một cơ cấu quân đội tinh gọn và kiên quyết ở phía Tây và sau đó ở phía Đông. Nhưng một đội quân du kích như Rohm đề nghị sẽ không “thích hợp cho việc phòng thủ quốc gia”. Ta cần một quân đội của nhân nhân, được huấn luyện chuẩn mực và được trang bị những vũ khí hiện đại nhất. Đội quân SA chỉ nên giới hạn mình trong những vấn đề chính trị nội bộ.

        Đến đây, Hitler buộc Blomberg và Rohm phải ký kết thỏa thuận dưới sự chứng kiến của ông. Đội quân SA được giao 2 chức năng bán quân sự đó là: Một số đơn vị nhất định hoạt động như là lực lượng cành sát dọc biên giới quốc gia; việc huấn luyện thanh niên tuổi từ 18 đến 21 do đội quân SA đàm nhiệm, những người tuổi từ 21 đến 26 không phục vụ trong lực lượng vũ trang được huấn luyện ở “Trung tâm huấn luyện thể thao của đội quân SA” - mật danh của việc huấn luyện quân sự có tổ chức.

        Đây là một cú giáng choáng người đối với Rohm, nhưng ngay sau đó, Rohm mời tất cả mọi người tới nhà mình, trước đây là biệt thự của một nhà triệu phú, dự buổi tiệc trưa để hòa giải. “Hitler không tham dự buổi tiệc” - tướng von Weichs nhớ lại. “Đồ ăn rất ngon, nhưng bầu không khí nhạt nhẽo. Dù sao đi nữa thì có vẻ như hòa bình được khôi phục lại. Chắc chắn có người tin rằng quyền lực của Hitler trong đảng lớn đến nỗi quyết định của ông bắt buộc những người trong đội quân SA phải tuân theo.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 11:48:01 pm »


        Khi những người trong quân đội ra về, những cảm xúc thực sự của Rohm mới được bộc lộ và tất nhiên là cũng nhờ rượu. “Những gì mà tên hạ sĩ lố bịch đó (Hitler) nói không có ý nghĩa gì đối với chúng ta.” - ông nói với những người ủng hộ mình. “Tôi không hề có ý định dù là nhỏ nhất tuân thủ thỏa thuận này. Hitler là một tên phàn bội và anh ta phải ra đi... Nếu chúng ta không thể tới đích cùng anh ta, chúng ta sẽ tới đích không có anh ta”. ít nhất một người nghe đã bị sốc. Đối với binh sỹ Obergruppenfiihrer Viktor Lutze, đây có vẻ như một hành động mưu phản. Anh đã báo cáo với Hess. Khi người đại diện của Hitler do dự, Lutze đích thân đến Obersalzberg và thông báo cho Hitler về sự bắt mãn nguy hiểm này trong số những chỉ huy cao cấp nhất của đội quân SA. Tại đây, một lần nữa, anh lại gặp phải sự thờ ơ của Hitler. “Chúng ta cần phải để vấn đề phát triển thêm,” - Fuhrer nói và không bàn luận gì thêm cứ như là ông không muốn thừa nhận rằng những đảng viên Đảng Quốc xã yêu quý của ông đang ở trong trạng thái bất ổn gần như nổi loạn. Tuy nhiên, vài tuần sau, ông thẳng thừng đập lại lời nhận xét của Rohm “hòn đá xám (quân đội) cần phải được nổi lên trong trận lụt nâu” bằng một tuyên bố rằng “quân đội mới sẽ là một đội quân xám chứ không phải là một đội quân nâu.”

        Rohm phản công bằng cách tổ chức một cuộc họp báo ở Berlin vào tháng Tư cho các đoàn ngoại giao và cho các nhà báo nước ngoài, ông là nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ: béo lùn, chắc khỏe, ông nói trong phòng với âm vực giọng nói buộc người khác phải lắng nghe. “Đội quân SA là hiện thân của ý chí và tư tưởng của cuộc cách mạng Đức.” Mặc dù nói trước các thính giả nước ngoài, nhưng những lời nói đó rõ ràng là nhằm vào Hitler. Ông nói, những người trong đảng chống lại các đảng viên Đảng Quốc xã là những kẻ phản bội và những kẻ theo chủ nghĩa tư bản. “Đội quân SA là lực lượng Cách mạng Quốc xã!”

        Những người ngấm ngầm chống lại Rohm trong đội quân ss luôn có mưu đồ phá hoại ông. Người đầu tiên là Reinhanrd Heydrich, lãnh đạo của SD {Sichcrheitsdienst - Cục An ninh) chứ không phải là lãnh đạo của ss. Trong một thời gian, Himmler phải miễn cưỡng ủng hộ mưu đồ này của Heydrich mà không sợ rằng một cuộc xung đột công khai với SA có thể gây chia rẽ trong đảng. Nhưng ông nhanh chóng quên đi điều này khi biết rằng Gõring cũng có cùng mưu đồ đó. Gõring không chỉ là một trong những cộng sự thân cận nhất của Hitler ma còn có thể cho Himmler một vị trí mà ông thèm muốn, đó là Giám đốc Gestapo1 - Cơ quan Cảnh sát mật Quốc gia tại Phổ. Ngay sau khi Himmler liên minh với bè đảng đó, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy của Gestapo và ông đáp lại bằng việc gợi ý cho tất cả các đơn vị của đội quân ss rằng một cuộc chiến đấu công khai với đảng viên Đảng Quốc xã sắp xảy ra. Cuộc chiến này dường như là chắc chắn xảy ra khi Heydrich báo cáo rằng ông đã thu thập được bằng chứng cho thấy Rohm đang mưu phản. Trên thực tế Rohm không hề có ý định dù là nhỏ nhất bắt đầu một cuộc nổi dậy. Ông chỉ muốn ép Hitler phải dành cho đội quân SA một vị trí thích hợp trong đế chế Đức bằng cách đặt Fuhrer vào “cái lồng vàng” nhàm cách ly ông khỏi những cố vấn xấu xa. Ông đang tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý chứ không phải là mưu phản, nhưng những lời đe dọa của ông làm cho mọi người sợ hãi. Ngày 4 tháng Sáu, Hitler gọi Rohm đến Phủ Thủ tướng và theo ghi nhận của Rohm, cuộc đàm luận của họ kéo dài gần 5 giờ đồng hồ.

        Mặc dù một người chứng kiến ở phòng chờ bên ngoài, trợ lý của Papen, thề rằng anh ta nghe thấy họ “hét vào mặt nhau”, nhưng miêu tả của Hitler thì không có điều gì cho thấy cuộc đàm luận này là một cuộc đàm luận gay gắt. Có thể Rohm ra về vào lúc nửa đêm với ấn tượng rằng Fuhrer đồng cảm với mình nhưng ông phái chịu áp lực từ phía quân đội đối với việc rút bớt các hoạt động của đội quân SA. Cũng có thế, chính Hitler cũng cho rằng ông đã ký một thỏa thuận ngừng bắn thực sự với Rohm, bởi vì SD ngay lập tức thông báo Fuhrer đã đạt được một thỏa thuận với chỉ huy lực lượng SA ở một số điểm.

        Toàn bộ đội quân SA đã ngừng hoạt động trong vòng 1 tháng sẽ được khởi động lại theo kế hoạch. Tờ Deutsches Nachrìchtenhủro ngày 7 tháng Sáu đã đưa tin này. Ngày hôm sau tờ báo này đăng một bài gây sự chú ý của mọi người “Lệnh của Tham mưu trưởng Rohm”, trong đó tuyên bố: “Tôi đã quyết định thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ và sẽ nắm điều trị để hồi phục hoàn toàn sức khỏe sau vài tuần chịu đựng chứng bệnh thần kinh”.

        Hai thông báo trên khiến các nhà lãnh đạo tin rằng Rohm có dấu hiệu suy sụp, nhưng nó làm Heydrich hoảng sợ. Heydrich chỉ có 3 tuần hoàn thành hồ sơ chống SA để Hitler phải hành động dứt khoát. Cũng như nhiều người khác, chị vợ của Rohm lưu ý ông những lời đồn đại về mưu đồ của bộ ba Gõring-Goebbels-Himmler chống lại ông. “ông ấy cảm giác rằng có điều gì đó diễn ra không ổn nhưng vẫn không cho là nghiêm trọng. Ông ấy không bao giờ nghi ngờ bất kỳ điều gì về Hitler”. - bà nhớ lại.

----------------
        1. Gestapo là tên gọi tẳt của Geheime Staatspolizei, là lực lượng cảnh sát bí mật (hoặc Mật vụ) của tố chức ss do Đức Quốc xã lập ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2019, 11:49:06 pm »


2

        Sự bắt mãn của toàn bộ khu phố đã đổ xuống đầu Hitler vài giờ sau khi ông trở về từ chuyến thăm nhục nhã Mussolini ở Venice. Ngày 17 tháng Sáu, một ngày Chủ nhật đẹp trời, Franz von Papen chuẩn bị diễn thuyết tại Đại học Marburg. Nhiều người quan tâm đến những gì Phó Thù tướng sẽ nói bởi vì ông đã có một bài diễn thuyết gây tranh cãi 6 tháng trước ở Câu lạc bộ Bremen cảnh báo về sự bắt ổn đang gia tăng ở nước Đức khi chế độ mới công kích những luật lệ và áp đặt những giới hạn đối với Nhà thờ. Khi Papen bước vào, thính phòng lớn chật ních sinh viên, giáo sư và những đảng viên của đảng mặc thường phục được cài cẳm rải rác trong thính phòng. Một bầu không khí hy vọng ngập tràn. Papen bắt đầu bằng một lời công kích trực tiếp vào báo chí bị kiểm soát nói chung và Goebbels nói riêng.

        Khán giả sững sờ bởi những lời nói đó lại được phát ra từ một quan chức, người đứng vị trí thứ hai trong chính phủ, nhưng đây mới chỉ là bắt đầu. Sau khi chỉ trích những người tin mù quáng và những nhà lý luận cố chấp của quốc xã cùng với một hệ thống một đảng, ông hối thúc Hitler cắt đứt quan hệ với những người đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng thứ hai của Rohm. “Chúng ta đã trải qua một cuộc cách mạng chống chủ nghĩa Marx chỉ để thực hiện cương lĩnh của Marx hay sao?... Không ai có thể tự cho phép mình nổi dậy thường xuyên nếu cuộc nổi dậy đó đã kéo dài trong lịch sử. Đồng thời, phong trào này cần phải kết thúc, và một cơ cấu xã hội vững chắc sẽ bắt đầu”.

        Một vài tiếng hô phản đối từ các đảng viên đã bị át bởi tiếng vỏ tay vang dội. Chi có tờ Frankfurter Zeitung cố gắng in một vài đoạn trích của bài diễn thuyết trong số báo ra chiều hôm đó. Goebbels ra lệnh tịch thu toàn bộ ấn bản của số báo này và cấm phát lại bài diễn thuyết này trên radio. Nhưng nguyên bản của bài diễn thuyết được truyền lén và được công bố khắp đất nước, gây những tin giật gân không chỉ trong nước Đức mà còn ở nước ngoài. Khi Phó Thủ tướng xuất hiện ở đường đua Hamburg, ông được chào đón bời những tiếng hô “Heil Marburg!”.

        Trong những ngày đầu tiên, Hitler không đưa ra một lời bình luận công khai nào. Nhưng chính Papen đã đẩy vấn đề đi xa hơn khi dọa sẽ từ chức nếu việc Goebbels cấm công bố bài diễn thuyết của ông không được bãi bỏ. Hitler có gắng xoa dịu Phó Thủ tướng của mình. Ông thừa nhận Goebbels hành động thiếu suy nghĩ, sau đó khiển trách đội quân SA không tuân lệnh cứ như là ông đã chấp nhận bài diễn thuyết của Papen. Ông hứa sẽ bãi bỏ lệnh cấm và đề nghị Papen rút lại đơn xin từ chức của mình cho đến khi hai người tới Neudeck để gặp Tổng thống Hindenburg.

        Papen đồng ý chờ đợi, nhưng Hitler đã không giữ đúng lời hứa của mình. Ngày hôm sau, ngày 21 tháng Sáu, ông vội đến Neudeck một mình và không dỡ bỏ lệnh cấm bài diễn thuyết. Ông tuyên bố mục đích của ông là báo cáo cho Tổng thống về cuộc gặp gần đây với Mussolini, nhưng rất có thể ông muốn gặp Tổng thống mà không muốn có sự có mặt một cách khó chịu của Papen. Hitler cũng muốn biết tình hình sức khỏe của Hindenburg và muốn biết Tổng thống còn bao nhiêu thời gian để thu xếp người kế vị mình. Để thực hiện được điều này, ông sẽ cần đến sự hỗ trợ của quân đội và rõ ràng người đầu tiên ông gặp khi đến chỗ Tổng thống Hindenburg là Bộ trưởng Quốc phòng von Blomberg trong bộ quân phục đầy đủ mặc dù trời nóng đến ngột ngạt.

        Tổng thống có những lý do riêng để gặp Hitler. Ông muốn biết về sự náo động sinh ra sau bài diễn thuyết của Papen, nhưng ông dành hầu hết cuộc nói chuyện cho Blomberg, một người Phổ cứng nhắc, luôn cương quvết rằng vấn đề ổn định trong nước là ưu tiên số một. Nếu Hitler không thể dàn xếp được những căng thẳng không thể chịu đựng nổi hiện nay, Tổng thống sẽ tuyên bố thiết quân luật và chuyển giao nhiệm vụ đó cho quân đội. Tổng thống không hề đề cập đến Rohm và cuộc cách mạng thứ hai. Tổng thống, người đã rời Berlin trên một chiếc xe lăn vì đã phải trả giá quá đắt cho sự phản đối của mình, cố trấn tĩnh lại, và bằng giọng nói run run ông khẳng định lại những lời nói của Blomberg. Cuộc đàm luận kết thúc trong 4 phút và ngay sau đó Hitler trở về Berlin trên chiếc máy bay của mình. Trong suốt chặng bay im lặng đó, có thể những suy nghĩ của ông hoàn toàn tập trung vào Rohm. “Nếu trong những tháng này tôi do dự hết lần này đến lần khác không đưa ra quyết định cuối cùng vì hai lý do: Thứ nhất tôi không thể dễ dàng thuyết phục được mình là mối quan hệ mà tôi nghĩ được xây dựng trên nền tảng của lòng trung thành lại có thể là một sự lừa dối; thứ hai, tôi vẫn nuôi một hy vọng thầm kín rằng tôi có thể tha thứ hành động đó và cho đội quân SA của tôi cơ hội để họ cảm thấy hổ thẹn về mối bắt hòa này và vì thế có thể sẽ hòa giải mà không có một cuộc xung đột nghiêm trọng nào,” - Hitler đã giải thích trước quốc hội như vậy sau đó vài tuần.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM