Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:48:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30393 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2018, 06:24:08 am »


        Một quyết định vừa anh hùng vừa thảm khổc ! Varsovie chưa hề biết có thỏa hiệp mật Đức — Nga, cũng như chưa hề có một ý thức gì vè phạm vi cuồng nhiệt trong những mưu toan, dự định của Hitler. Quân lực Ba-Lan tin tưởng là sẽ đại thắng quân lực Đức ; bộ tham mưu Ba-Lan cũng tin tưởng chắc chắn là Pháp sẽ hành quân ngay và các quân đoàn Pháp sẽ nuốt chửng các pháo đài của chiến lũy Siegfried. Đó là thái độ sẽ cho Hitler mạnh miệng tuyên bố :

        « Chúng tôi đã vô ích chờ đợi một thương thuyết viên Ba-Lan đến đây với đầy đủ uy quyền cần thiết ! » Ribbentrop lại tiến thêm một bước nữa ! Trong một cuộc hội kiến vào hồi nửa đêm — thực là cả một sự điên rồ quá cỡ ! — y đọc cho đại sứ Anh nghe những đề nghị «do chúng tôi sẽ phát biểu khi một thương-thuyết-viên Ba-Lan đến đây ». Giai đoạn vừa bi thảm vừa lố bịch này xảy ra ngày 30-8-1939 - Đại sứ Anh Henderson đã kể lại như sau :

        «Tôi đã tuyên bố với Ribbentrop là Chánh-phủ Hoàng-gia Anh mong muốn một cuộc điều đình chân thành và trung thực !... Thay vì trả lời, Ribbentrop đọc cho tôi nghe rất nhanh một tài liệu khá dài viết bằng Đức ngữ. Khi tôi xin y một bổn sao tài liệu này để chuyển về Luãn-Đôn thời y từ chối. Tôi vô cùng ngạc nhiên : những thông lệ ngoại-giao và sự lịch-thiệp sơ đẳng nhất bó buộc phải thông báo bản viết về tất cả mọi đề nghị mới mẻ. Nhưng hiển nhiên rằng Ribbentrop không phải là nhà ngoại-giao, cũng không phải là con người lịch sự ! Khi tôi nhấn mạnh thời y nhún vai, ném tài liệu xuống bàn và làu nhàu :

        — Dù sao chăng nữa, cũng chậm quá rồi . . . ! Người Ba-Lan tưởng là không cần phái ngay đến chúng tôi một thương-thuyết-viên. Trong trường hợp ấy... »

        Trong thời khắc quyết định này, tình trạng tinh thần của người Ba-lan ra sao ? Nhơn chứng Dahlerus — với một sự ngây thơ cảm động, đã tiếp tục vẫy vùng khó nhọc với hy vọng cứu vãn hòa bình — sẽ nói dài trước tòa án Nuremberg :

        — Tôi điện thoại cho George Forbes ở tòa đại- sứ Anh thời ông báo cho tôi biết tình hình cuộc hội kiến Henderson với Ribbentrop. Vô cùng kinh hoảng, tôi bèn đến gặp Georing và bày tỏ cho y biết là người ta không thể nào đối xử với vị đại-sứ của một đại cường quốc một cách sỗ sàng như vậy được ! Y cho phép tôi gọi Forbes để đọc cho y chép bản văn những đề nghị của Đức. Ngày hôm sau — 31-8-1939 — tôi gặp Henderson. Y yêu cầu tôi đi theo Forbes đến tòa đại sứ Ba-Lan để trao cho đại-sứ Lipski một bổn sao tài liệu kể trên. Chúng tôi được Lipski tiếp kiến ngay và ngạc nhiên thấy y dường như không mấy chú ý đặc biệt đến bản văn này. Cần phải nói rõ là Lipski không ở trong tình trạng bình thường : mặt xanh mét, các vết nhăn nổi lên, hình như y đang bị suy nhược thần kinh. Cứ nghe y nói thời nếu chiến tranh xảy ra, sẽ có cách mạng nổi lên ngay ở Đức và quân đội Ba- Lan sẽ thẳng tiến tới Bá-Linh.

        David Maxwell-Fyve cắt ngang :

        — Khoan đã !... Thưa ông Dahlerus... Cứ theo như lời khai của ông George Forbes thời Lipski cho rằng những đề nghị của Đức cấu tạo nên một vi phạm về chủ quyền Ba-Lan và mặc dù bị hết thảy mọi người bỏ rơi, Ba-Lan sẽ không bao giờ chịu khuất phục, dù phải chiến đấu một mình và chết một mình !... Theo ý kiến ông, phải chăng điểm này đã giải thích trạng thái tinh thần của Lipski ?

        — Chắc chắn như thế! không thể hoài nghi được.

        — Nếu tôi không lầm thời ông còn gặp lại Goering vào ngày hôm sau — 1-9-1939 — phải không ?

        — Đúng ! Thống chế Goering báo cho tôi biết là chiến tranh đã bùng nổ: người Ba-Lan đã tấn công đài phát thanh Gleiwitz (Haute Silésie) và cho nổ sập cây cầu ở gần Dirschau, miền Dantzig.

        (Trong trường hợp này, chúng ta cần mở một dấu ngoặc : những vụ khiêu khích này gán ghép cho người Ba-Lan đã nhắc lại một cách đáng buồn những lời của Hitler : «Để khởi phát những cuộc xung đột, chắc chắn là tôi sẽ tìm thấy một lý do, dù có chánh đáng hay không cũng không mấy can hệ !». Các chứng cớ được nặn ra ở Nuremberg rất có thể là ở trong một hồ sơ cảnh-sát hay hơn nữa, của một sự dàn cảnh trong phim trinh thám ! Chúng tôi sẽ nói rõ ở đoạn sau.)

        — Thưa ông Dahlerus : bây giờ xin ông vui lòng trở lại cuộc hội kiến với Goering vào buổi chiều 1-9- 1939» vài giờ sau khi bắt đầu chiến tranh. Ông đã viết đúng nguyên văn ở trong sách :

        «Đối với Goering, mọi biến cố đã diễn tiến theo đúng một chương trình kế hoạch chính xác mà không còn chi có thể đảo lộn được nữa ! Trước sự hiện diện của tôi, y đã tiếp kiến hai Quốc Vụ Khanh để trao cho họ một « thanh gươm danh dự » và sau một bài diễn văn dài, bày tỏ hy vọng là một khi tới mặt trận, họ sẽ đeo gươm này một cách xứng đáng, trang nghiêm... Người ta có cảm tưởng là mọi người đó đều hành động trong một cơn say sưa, cuồng nhiệt !..»

        Có phải ông nói như thế không ?

        — Phải ! Tôi đã có cảm giác không phải là mình đang tiếp xúc với những người cũ. Tôi không thể nhận ra họ nữa !

        — Hay nói một cách khác : trong số ba nhơn vật đầu não của Đức : người thứ nhất, Thủ-tướng Hitler, là một người bất bình thường ; người thứ hai Goering, sống trong một thú say sưa và người thứ ba Ribbentrop, đã thử muốn ám sát ông bằng cách phá hoại máy bay riêng của ông !.. Tôi cám ơn ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2018, 07:09:26 am »

       
*

*       *

        Hồi 4g50 sáng ngày 1-9-1939, thiếu-tá Sucharski, chỉ huy trưởng trại lính Ba-Lan Westerplatte (một bán đáo ăn sâu vào trong vịnh Dantzig) gởi cho thủ đô Varsovie một vô tuyến điện như sau :

        «Hồi 4g45 sáng, thiết giáp hạm Đức Slesvig-Holstein đã khai hỏa vào vị trí của chúng ta. Cuộc bắn phá tiếp tục...»

        Thế là nhờ có hai cầu này mà thế giới biết được sự bắt đầu cuộc đại biến ! Cung giây phút đó, quân đội Đức — tập trung trong những vị-trí khởi hành ở dọc theo biên thùy — ào ạt mở cuộc tấn công sang lãnh thổ Ba-Lan... Hồi 10 giờ sáng 1-9-1939, Hitler đọc trước Quốc-Hội một bài diễn văn làm lạnh gáy nhiều người Đức. Một vài câu nói ấy hãy còn gợi lên âm vang ghê rợn trong phòng xử án ở Nuremberg :

        « Đêm qua, lần thứ nhất, Ba-Lan đã cho quân đội chánh quy tiến sâu vào lãnh thồ chúng ta : những người ấy đã sử dụng võ khí ! Nhưng cũng từ sáng nay, hồi 5g45 (Ở đây, vì quá hăng say, ngây ngất, y đã lầm hẳn một giờ !) chúng ta đã trả đũa ngay tức khắc : từng viên đạn một, từng quả bom một ! »

        Vậy sự vi phạm biên giới Đức đã diễn tiến ra sao ? Lahousen, cựu tướng Áo, được mời ra khai trước vành móng ngựa nhơn chứng ở Tòa-án Quốc-tế Nuremberg, do đại diện Công-tố Mỹ John H. Amen chất vấn.

        Lahousen, người Áo, nhơn viên phòng nhì của Vienne, sau cuộc Sáp-nhập Áo vào Đức (Anschluss : 11-3-1938), được hoán chuyển sang một cơ sở tương đương của Quân lực Đức : Abwehr, cơ sở trứ danh một cách đáng buồn do đô-đốc Canaris, con người bí mật chỉ huy. Rất mau lẹ, Lahousen trở nên một trong những cộng sự viên tâm phúc và thân mật nhất của Canaris.

        Amen : Canaris có giữ một cuốn nhật-ký phải không ?

        Lahousen : Có và ngay từ trước khi mở đầu cuộc chiến tranh. Riêng tôi đã góp phần vào việc soạn thảo nhiều bản văn, tài liệu và khái lược đủ loại.

        — Vì lý do gì, Canaris lại giữ một cuổn nhật-ký đầy đủ như vậy ?

        — Tôi sẽ trả lời ông bằng chính lời lẽ của y :

        « Để một ngày kia, có thể xác định trước thế giới và đặc biệt là trước nhân dân Đức những hành động và tâm trạng của những người lãnh đạo vận mạng của dân tộc này». Vả chăng, với sự đồng ý của Canaris, tôi đã giữ bổn sao các tài liệu do tôi đã góp phần soạn thảo.

        — Xin ông vui lòng nói cho chúng tôi biết sự khởi phát của chiến dịch Ba-Lan. Người ta có yêu cầu sự hỗ trợ của CO’ sở Abwehr không ?

        — Có! Đó là việc được ngụy trang dưới một tên mặt mã: « chiến dịch Himmler ». Việc lựa chọn danh xưng ấy chỉ là tượng trưng. Khoảng trung tuần tháng 8 năm 1939, chúng tôi có nhiệm vụ phải cung cấp một số các sắc phục, võ khí và quân bạ của quân lực Ba- Lan. Người ta không hề cho biết là các dụng cụ ấy sẽ được dùng vào việc gì? Tuy nhiên, dường như chúng tôi chắc chắn là người ta sẽ dùng vào một việc xấu xa nhỡ nhuốc. Ngay khi các dụng cụ ấy đã được gom đủ thời một Vệ-binh đến lấy mang đi.

        — Sau này Canaris có giải thích cho ông biết việc sử dụng các đồ vật ấy không ?

        — Có ! Ngay khi đọc thông cáo thứ nhất của quân lực Đức tố cáo quân đội Ba-Lan đã vi phạm lãnh thổ Đức, tất cả chúng tôi đều được giáo hóa: hiện nay chúng tôi đã biết rõ việc sử dụng các sắc phục và võ khí Ba Lan. Một hay hai ngày sau, Canaris mới nói đầy đủ chi tiết: người ta cho các tù nhơn của một trại tập trung mặc các sắc phục ấy để sau giả vờ gây nên cuộc tấn công đài phát thanh Gleiwitz.

        — Ông có biết rõ số phận những người đã tham gia chiến dịch ấy, nhất là các tù nhơn ?

        — Sau cuộc chiến bại và sự tan rã của chế độ, trong khi nằm điều trị ở quân y viện, tôi có dịp tâm tình với một Thiếu-tá Vệ-binh là người có một vài tin tức về mặt trái của vụ này. Theo y biết thời tất cả những người tham dự — tù nhơn của trại tập trung hay nhơn viên của những cơ sở đặc biệt — đều bị thanh toán hết! Tôi không biết chi hơn nữa...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2018, 05:00:38 pm »

       
*

*       *

        Tuy nhiên Tòa-án Nuremberg hiện có một tài liệu rõ ràng hơn nhiều; lời khai có tuyên thệ của Naujocks, sĩ quan vệ-binh, là nhơn viên của đoàn Vệ-binh ngay từ khi mới thành lập và (cho đến năm 1941) được biệt phái sang cơ quan s. D. (Sicherheitsdienst, một ngành đặc biệt của sở Mật-vụ Gestapo).

        Đó là mẫu người chiến đấu Quốc-Xã, sự pha trộn nguy hiểm của một lính đánh giặc thuê và người tra tấn, hiện thân tốt đẹp của một loại người mà các tay lãnh đạo Quốc-Xã muốn đề nghị cho Thanh-niên Đức phải noi theo!... Lời khai của y đặc biệt rõ ràng và vô cùng khó chịu :

        — Heydrich, chỉ huy trưởng cơ quan s. D., ngày 10-8-1939, ra lệnh cho tôi chuẩn bị một cuộc tấn công giả tạo vào đài phát thanh Gleiwiu, cách biên giới Ba- Lan vài cây số. Y giải thích cho tôi: chúng ta cần phải có một chứng cớ hiển nhiên về sự khiêu khích của Varsovie để cho báo chí ngoại quốc cũng như sự tuyên truyền của chúng ta.

        « Cùng đi theo với năm hay sáu bạn đồng nghiệp S. D, tôi đến Gleiwitz đề chờ lệnh thực hành. Các chỉ thị của tôi rất rõ ràng : chiếm máy phát-thanh và duy trì được một thời gian vừa đủ để cho một người Đức nói tiếng Ba-Lan đọc trên máy vi-âm một bài diễn văn nảy lửa và đẫm máu theo như ý muốn... Tên Ba- Lan giả hiệu này sẽ tuyên bố là giờ phút cuộc thanh toán khổng lồ đã điểm và các người Ba-Lan cần phải tập hợp lại để hạ sát bất cứ người Đức nào muốn chống cự lại!... Heydrich nói thêm là Hitler đã quyết định tấn công Ba-Lan và cần phải trông mong cho chiến tranh bùng nổ trong một vài ngày gần đây...

        « Ngày 23-8-1939, tôi đến Oppeln (cũng ở miền Haute Silésie) để gặp Henrich Muller chỉ huy trưởng sở Mật-vụ Gestapo. Trước sự hiện diện của tôi, Muller cùng với một cộng sự viên nghiên cứu khả năng gây ra biến cố ở biên thùy. Lẽ dĩ nhiên là một biến cố giả tạo : các lính Ba-Lan giả hiệu sẽ tấn công các lính Đức chính cống! Nếu trí nhớ tôi không lầm thời địa điểm được lựa chọn là xã Hohenlinden. Muller dự trù quân số độ một liên-đội. Đồng thời y cũng bố trí độ 10 tội nhơn đã bị án tử hình: Các người này mặc binh phục Ba-Lan và sẽ do một thầy thuốc — dưới quyền Heydrich — chích cho một liều độc dược. Khi thuổc sắp ngấm, người ta sẽ gây thương tích cho chúng bằng những vết đạn bẳn rồi vất xác chết ra vùng phụ cận làng, như là chúng đã bị hạ sát trong cuộc đụng độ. Sau khi dàn cảnh xong, các ký giả báo chí sẽ được dẫn đến nơi để có thể tham-quan chiến trường tại chỗ !...

        « Muller — được tôi báo cáo về dự định tấn công đài Phát-thanh Gleiwitz — hứa hẹn «làm quà» cho tôi một người trong số các tội nhơn tử hình! Vì lý do an ninh, y gọi những kẻ khốn nạn này là các « đồ hộp » Ngày 31-8-1959 — nghĩa là trước hôm Đức tấn công Ba Lan một ngày, Heydrich điện thoại cho tôi — trong ngôn ngữ mật mã do chúng tôi đã thỏa thuận với nhau từ trước — ra lệnh thực thi chương trình vào hồi 8 giờ tối. Y nói tiếp : «Ạnh sẽ hỏi Muller để lấy đồ hộp».

        « Tôi lại gọi Muller thời y hứa sẽ cung cấp đồ hộp cho tôi vào chiều tối, gần bên những căn nhà ở đài- Phát-thanh Gleiwitz. Y giữ đúng lời hứa: vào giờ nói trên, xe hơi chở đến một « quân nhơn Ba-Lan » ở trong tình trạng hôn mê... Tuy không có vết thương nào rõ rệt cả nhưng mặt lem nhem đầy máu, hiền nhiên là y sắp chết rồi! Việc còn lại rất dễ dàng!... Chủng tôi chiếm đóng đài Phát-thanh : một người Đức nói tiếng Ba-Lan gào thét độ ba bốn phút... Chúng tôi bắn chỉ thiên vài ba phát súng lục... rồi rút lui êm!...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2018, 06:33:56 am »

       
*

*       *

        Thế là người ta chế tạo một biến cổ trầm trọng ở biên thùy ra sao ? Như người ta hằng chờ đợi, Anh và Pháp đã rất tôn trọng những cam kết của họ mặc dù sự cứu viện đối với Ba-Lan trước hết chỉ thể hiện trên giấy tờ!... Hai cường quốc này đòi hỏi Đức phái ngưng ngay tức khắc những hành vi cừu địch và triệt thoái binh sĩ về phía sau biên thùy.

        Ngày 5-9-1939, Neville Henderson, đại sứ Anh tuyên bố với Hitler và Ribbentrop :

        — Tôi long trọng báo để các ông biết là Chánh-phủ

        Hoàng-gia Anh chờ đợi ở Chánh-phủ Đức một sự hứa hẹn chánh thức và hoàn mãn trong ý nghĩa này. Trong trường hợp mà sự hứa hẹn này không tới Luân-Đôn trước 11 giờ sáng nay thời tình trạng chiến tranh sẽ xảy ra giữa hai nước.

        Schmidt — thông dịch viên ở Thủ-tướng phủ — đã kể lại cuộc hội kiến cuối cùng này một cách bi đát:

        « Hitler đang ngồi ở bàn giấy và Ribbentrop đứng ở phía tay phải, trước cửa sổ. Tôi ngừng lại trước vị Thủ-lãnh một vài bước và dịch cho y nghe tối hậu thư của Anh. Hitler có vẻ sững sờ, kinh ngạc. Yên lặng, bất động, y nhìn thẳng ra trước mặt... Sau vài phút — đối với tôi dường như quá lâu dài ! — y quay phắt lại phía Ribbentrop, cũng đang trơ, ra như đá !.. Hitler hét lên, giận dữ như để nhắc lại cho viên Bộ-trưởng Ngoại giao phỉnh gạt y về sự phản ứng của người Anh : « Và bây giờ thế nào ? »... Ribbentrop tra lời, giọng rất nhỏ : « Tôi ngờ là trong một giờ nữa, người Pháp sẽ trao cho chúng ta một tối hậu thư tương tự »... Một lát sau, trong phòng đợi, tôi cũng thấy sự ngã lòng, nán chí như vậy. Khi tôi xác nhạn tin tức này thời Goering kêu lên :

        — Nếu chẳng may chúng ta lại thua cuộc chiến tranh này thời xin Thượng-đế hãy thương xót chúng ta !»

*

*       *

        Hiện trong lúc này thời những nỗi lo ngại của Thống-chế Goering hình như không được chánh đáng lắm. Anh và Pháp — án binh bất động —tham dự vào cuộc ám sát nước Ba-Lan! Tuy nhiên, nếu họ can thiệp ngay tức khắc thời có lẽ bộ mặt hoàn cẵu sẽ thay đổi hẳn !... Trước tòa án Nuremberg, bị can Jodl cựu Tham-mưu trưởng Quân-lực Đức đã xác nhận điểm này với sự thành thực trọn vẹn :

        — Chắc chắn là chúng tôi thừa đủ lực lượng đè bẹp Ba-Lan, nhưng không bao giờ chúng tôi lại có thể đương đầu với một cuộc tấn công đồng-tâm nhất-trí của ba cường quốc địch. Nếu chúng tôi thoát được cảnh bế tắc hồi năm 1939, chỉ duy nhất là tại 110 sư đoàn Anh-Pháp đã hoàn toàn giữ thế thụ động đối với 23 sư đoàn Đức ở biên giới miền Tây ! »

        Thế là nhờ sự từ chối hành động của những người Tây-phương mà Đức đã có thể đạt được thắng lợi vẻ vang trong cuộc hành quân chớp nhoáng thứ nhất : ngày 5-9-1939, quân Đức vượt sông Vistule : ngày 11- 9 tiến vào Lwov (Lemberg) và ngày 18-9, thủ đô Varsovie bị bao vây chặt chẽ và được kêu gọi đầu hàng. Số phận Ba-Lan đã được định đoạt và hơn nữa là từ ngày 17-9, Hồng-quân của Nga đã tràn ngập các tỉnh miền Đông...

        Liền trong mười ngày, kinh thành Varsovie thống khổ đã chống giữ với sự can đảm tuyệt vọng, rồi bị đè bẹp dưới hỏa lực ào ạt của pháo binh và bom của Không-quân Đức. Đây là lần thứ nhất, một thành phò bị triệt hạ thành tro bụi ! Nếu tin theo lời Thống-chế Kesselring, cuộc tiêu diệt này không hề trái ngược với các điều khoản của Hiệp-ước La Have. Varsovie được phòng ngự rất kiên cố và có một dàn súng cao-xạ rất khủng khiẽp ! Thiệt là một khẳng-định vô cùng quái đản, đáng ngạc nhiên — ít nhất là đối với những ai còn nhớ lại sự thiếu chuẩn bị ghê gớm của quân đội Ba Lan !...

        Nước Ba-Lan khốn nạn, bị xâm lăng cả hai phía Đông và Tây, bị xóa tên ở bản đồ thế giới !... Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đâu của nỗi thống khổ vô bờ bến !... Ở Nuremberg, lời khai của tướng Lahousen đã chứng minh là nỗi thống khổ ấy không phải là kết quả của một sự liên tiếp ác liệt những trường hợp, nhưng là do một chương trình, kế hoạch tỉ mỉ đã dự trù từ trước. Chính Amen, đại diện Công-tố Mỹ lại lên tiếng hỏi nhơn chứng Lahousen :

        — Ông còn nhớ chăng những cuộc hội nghị ở Tổng Hành-dinh Hitler do ông tham dự cùng với Canaris, ít lâu trước ngày thủ đô Varsovie sụp đổ chứ ?

        — Tôi nhớ lại cuộc hội nghị ngày 12-9-1939 ở trên đoàn xe lửa đặc biệt của Hitler. Hiện diện có Ribbentrop, Keitel, Jodi, Canaris và tôi. Canaris — sau khi vừa nói chuyện lâu với Ribbentrop — phản đối việc dự trù ném bom Varsovie và nêu lên những phản ứng tai hại sẽ xảy ra trong dư luận quốc-tế. Keitel trả lời là việc ném bom thủ đô Ba-Lan là một phần trong hàng loạt biện pháp đã do Hitler và Goering trực tiếp quyết định và Quân-đội không hề được tham khảo ý kiến !...

        « Rồi Canaris lại cực lực phản đổi các dự định khác mà y được biết : những vụ hành quyết khổng lồ và các biện pháp tiêu diệt mọi giới trí thức, quý phái và giáo sĩ Ba-Lan... nói tóm lại là tất cả những phần tử có thể tạo nên một phong trào kháng chiến Quốc-Gia. Y tuyên bố đại khái là một ngày kia, thế giới sẽ chất vấn chánh phủ Đức và cả Quân-lực Đức vì đã cho phép áp dụng những biện pháp thích nghi tương tự !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2018, 03:25:31 am »


        « Ở điểm này, Keitel vẫn còn ẩn nấp sau những mệnh lệnh riêng biệt của Hitler ! Những mệnh lệnh treo gương tốt : nếu Quân lực Đức ghê tởm không làm nhiệm vụ dơ bẩn này thời — dù muốn dù không — chấp thuận cho các cơ sở Cảnh-sát Công-an làm thay thế mình. Dù sao chăng nữa, việc thanh toán giới trí thức và những phần tử quốc-gia đã được quyết định rồi thời sự kiện ấy sẽ phải xảy ra. Keitel không hề giấu giếm là các biện pháp ấy...

        — Xin ông vui lòng khoan đã !... Đây là điểm tối quan hệ : đúng ra thời các biện pháp thích nghi đã được quyết định từ trước, nghĩa là trước khi chiến dịch Ba Lan kết thúc; đó là những biện pháp gì ?

        — Oanh tạc tàn khốc Varsovie, tiêu diệt trọn ổ cơ giới đã nói ở trên... và dĩ nhiên là cả những người Do Thái !

        — Có thế thôi ư ? Còn vấn đề cộng tác mật thiết với những người tự trị ở miền Ukraine có được đặt ra không ?

        — Có chứ ! Keitel — chắc chắn là hành động theo như chỉ thị của Ribbentrop — đã ủy nhiệm cho Canaris xúi giục và gây ra, ở miền Ukraine thuộc Ba Lan, một phong trào khởi nghĩa nhằm mục đích diệt trừ một cách thuần túy và đơn giản những người Do-Thái và cả những người Ba-Lan đang ở miền này.
     
        Lẽ dĩ nhiên là các bị can — do lời khai của La. housen đả động tới — đều hết sức chối cãi !... Những phủ nhận của họ, những bằng chứng bề ngoài của họ không lừa gạt được ai cả : các biến cố thực sự diễn tiến ở Ba-Lan đem đến một xác định ghê rợn cho những lời khai của nhơn chứng. Đã hiển nhiên là mọi sự khủng bố của Quốc-Xã trong các lãnh thổ chiếm đóng đã được tổ chức rất thận trọng, ý thức từ trước và ngay từ lúc khởi đầu cuộc chiến tranh !...

        Trong trí óc của Hitler, việc xâm chiếm miền tây Ba-Lan (Nga-Sô đã dành phần miền đông Ba-Lan !) đã là một sự kết thúc chưa ? Chắc chắn là chưa ? Chương trình của y dự trù một cuộc xô đẩy về hướng Tây. Chỉ cần đọc lại cuốn « Cuộc chiến đấu của tôi » Mein Kampf) do y viết năm 1935 (đã ngay từ đấy !) và tuyên bố đúng nguyên văn : « Chúng ta — những người Quốc-Xã — có bốn phận phải theo đuổi mục đích lớn lao của chúng ta tặng cho dân tộc Đức khoáng sinh tồn mà họ có quyền hưởng !... Vậy về các lãnh thổ phải xâm lăng thời chúng ta nên nghĩ ngay đến Nga-Sô và các nước khác bao bọc Nga-Sô tại biên giới Âu-Châu. Chỉ có một cuộc xâm lăng tương tự mới là một hành động duy nhất có thể minh chứng những sự hy sinh về nhơn mạng ».

        Tại bộ Tư-lệnh tối cao của quân lực Đức, người ta bí mật chuẩn bị cuộc tấn công Nga-Sô — cái Liên- bang Sô-viết ấy mà Ribbentrop vừa ký kết một hiệp ước bất xâm phạm ! Điều đó có ăn nhằm chi : ngay từ 23-11-1939, trong cuộc họp các chỉ huy quân sự, Hitler đã lạnh lùng tuyên bố : «Các hiệp ước ư ? Chúng ta chỉ tôn trọng các hiệp ước khi nào còn ích lợi cho chúng ta. Thêm một ngày cũng không được »!

        Sau khi đè bẹp Ba-Lan rồi, y sẽ tấn công Nga-Sô ngay nếu y rảnh tay. Nói tóm lại, đối với y, Anh và Pháp chỉ là những con người múa rối để cản trơ... Cho đến nay, nếu ở mặt trận phía Tây chỉ xảy ra những cuộc tiểu chiến vật lộn nhau ở vùng phi-chiến-địa, thời Hitler lại không dám khởi sự ở phía Đông trong khi các quân đội Anh-Pháp vẫn đóng ở đó, cách Cologne và Aix la Chapelle độ vài giờ chiến xa !

        Y đã nói với các tướng lãnh :

        — Tôi đã do dự mãi... Hãy tấn công ở phía Đông đã, rồi phía Tây sau, hay ngược lại ? Xin các bạn nhớ cho là không tạo nên Quân-lực Đức như ngày nay để cho mốc meo ! Tôi đã luôn luôn quyết định mở cuộc tấn công khi gặp cơ hội thuận tiện. Ngày nay đã quyết định rồi : trước tiên hãy thanh toán bọn Anh-Pháp... Lẽ dĩ nhiên là chúng ta sẽ lựa chọn thời cơ thuận lợi nhất. Còn sự vi phạm nền trung lập của Bỉ và Hòa-lan ư ?.. Người ta không đếm xỉa tới. Một khi chúng ta đã thẳng lợi vẻ vang rồi thời sẽ không còn ai phiền trách chúng ta đâu ! Chúng ta sẽ không phải khó nhọc để bày đặt ra một vụ bào chữa như hồi 1914 !»

        Đúng sự thực thời Hitler cũng chưa quyết định hẳn như lời y nói. Ở Nuremberg, người ta tiết lộ một giai đoạn đầy ý nghĩa. Trước khi Ba-Lan bị đè bẹp ít lâu, người ta thấy xuất hiện ở Bá-Linh nhơn vật Knut Bonde — lại một người Thụy-điển nữa ! — tưởng là mình có thể đem lại hòa bình do những cuộc điều đình tối mật !..

        Được Goering khuyến khích, y bay sang Luân- Đôn và xin tiếp kiến Bộ-trưởng Ngoại-giao Halifax. Do sáng kiến riêng biệt của Bonde, y đề nghị với Halifax những cuộc thương thuyết hòa bình trên căn bản tái lập quốc gia Ba-Lan và một chế độ tự trị cho những người Tiệp Khắc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2018, 07:10:16 am »


        Halifax không từ chối. Nếu Hitler chịu công nhận «một thứ Quốc-Gia Ba-Lan», chấp thuận những người Tiệp-khắc «một vài thứ tự do» thời mọi sự đều khả dĩ được cả !.. Và ông nói thêm : «Nếu ở Đức, còn một người có thể khôi phục được hòa bình thời người đó là Goering». Lời khuyến cáo không lọt được vào tai người điếc !.. Bonde bay về thủ đô Stockholm và qua một người trung gian, báo tin cho Goering. Rất hoan hỉ, vị Thống chế mập lù này hứa sẽ chuyển đến Hitler những đề nghị của Anh. Bonde đợi chờ, đầy tin tưởng... Y sẽ còn phải chờ đợi lâu... Gcering yên lặng như tờ ! Đã nhiều lần, Luân-Đôn thăm dò tin tức ở Stockholm về kết quả của nội vụ, mãi cho đến khi Halifax chợt hiểu là Bá-Linh từ chối điều đình...

         Người ta chỉ biết đoạn kết câu chuyện này ở Tòa- án Nuremberg. Một trong so các luật sư bào chữa đã tìm được bản báo cáo của vị nam tước Thụy-Điển Bonde nên vội vàng nói chuyện với Goering thời Goering nở một nụ cười giác ngộ, chán nán và nói;

        — À phải !.. Tôi nhớ lại rồi!...  Lại một cơ hội lỡ dở !... Hồi đó tôi có báo cho Hitler biết những đề nghị của Halifax biết những đề nghị của Halifax nhưng y từ chối. Tôi còn nhớ những lời của y :

        — Một thứ Quốc-Gia Ba-Lan ?.. Thiệt ra còn thảo luận được !... Nhưng một vài thứ tự do cho những người Tiệp-Khắc ?.. Đây là không thành vấn đề!...

        Cho tới ngày nay người ta vẫn còn run rẫy vì lời nói đó : vậy ra Hitler ưa thích xô đẩy thế giới vào một thảm họa đẫm máu, thay vì chấp nhận một nền tự trị tối thiểu cho những người Tiệp-Khắc!.. Người ta không đòi hỏi y từ khước việc sáp nhập lãnh thổ Tiệp-Khắc; chỉ một vài sự tự do nhỏ bé cho các dân cư... như vậy cũng hãy còn quá đáng lắm !

        Trong xà lim ở Nuremberg, Goering hoàn toàn nhận thức rằng sự tiết lộ giai đoạn kể trên sẽ vô cùng thiệt hại, bất lợi cho uy tín của Hitler, có thể duy trì được trước mặt nhân dân Đức ! Thế là với một chút can đảm, y khước từ sự lợi ích — thực ra rất mong manh ! —  do y có thể hưởng thụ trong vụ này. Như vậy, y vẫn sẽ còn trung kiên, dù trước cái chết, với vị Thủ-lãnh của mình, con người đã từ chối không chịu chấm dứt chiến tranh, mặc dù người ta đã nhiều lần đề nghị và tặng cho y rất nhiều quyền lời ! Và rất điềm tĩnh, Goering yêu cầu luật sư là « đã qua rồi thời cho qua luôn ! »

        Còn về nhân dân Đức, chưa hề ai biết được chuyện này : dịp may mắn duy nhất mà vị Thủ-lãnh yêu quí, thần tượng của mình đã lấy chân đá hắt đi !... Nhân dân Đức đã và đang tin tưởng mãnh liệt rằng những nỗ lực hòa bình của Hitler, dù bất cứ ở đâu cũng vấp phải sự từ chối, khinh miệt, rẻ rúng, đến nỗi khiến cho Đức không còn được lựa chọn nữa : vì khắp cả thế giới đã thề nguyên tiêu diệt Đức thời bó buộc Đức phải đấu tranh để tìm lẽ sống dưới ánh sáng mặt trời !

        (Chắc chắn đỏ là trong phạm vì mà dân Đức thích đi theo bước chân ngỗng hơn là suy nghĩ nhiều !... Còn đối với những người ngu dốt, điên rồ, hãy còn giữ được óc sáng suốt mà muốn sử dụng lương năng, lý trí của mình... thời mặc kệ xác họ : chế độ Quốc- Xã sẽ có cách làm cho họ câm họng... )
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2018, 04:54:04 am »

       
TỪ DUNKERQUE TỚI STALINGRAD

        Kể từ sau cuộc chiến thắng chớp nhoáng ở Ba-Lan, Hitler tưởng là mình vô địch !... Sáu tháng sau khi kinh đô Varsovie sụp đổ, Quân-lực Đức lại rung động nữa và lằn này hướng về phía Bắc, Ngày 9-4-1940 không hề khuyến cáo — cũng không tuyên bố chiến tranh quân Đức tràn ngập hai nước Đan-Mạch và Na- Uy — Để đề phòng cuộc đồ bộ của Anh chăng ? Thiệt là một chuyện hết sức khôi hài và vô duyên ?

        Harley Shawcross, đại diện Công-tố Anh lên tiếng : — Từ nhiều năm nay, bị can Rosenberg — vớí tư cách là Trưởng-ban Chánh-trị Ngoại-quốc của đảng Quốc-Xã — đã hăng say hoạt động để cấu tạo nên một « Đạo quân thứ năm » ở Na-Uy. Con cờ thí — tặng phẩm rất nguy hiểm của y — là một nhóm chánh trị nhỏ, mệnh danh « Liên - hiệp Quốc - gia » của Vidkun Quisling — con người mà cái tên sẽ trở thành chính biểu hiệu của sự phản bội ! Ngày mà Đức chiếm đóng Na-Uy, các đoàn viên của Quisling lại bắt giữ ngay các bộ-trưởng, chỉ huy quân sự và bảo đảm an ninh cho Quốc-vương.,. Hay nói một cách tổng quát là phải loại trừ ngay từ trước mọi sự chống đối.

        « Rosenberg tất nhiên là người thứ nhất đã trù tính sự bành trướng thế lực Đức vào « các nước gốc Đức ở phía Bắc ! »... Đi tìm một bạn đồng minh nặng ký, y bày tỏ ý kiến với Đại đô-đốc Raeder, tư lệnh Hải-quân. Trong một bản trần tình đính trong hồ sơ, y trình bày là cần phải có sự ăn khớp, phù hợp, đồng thời rất tỉ mỉ của những cuộc hành quân. Trong khi những người của Quisling bất ngờ xâm chiếm các trung tâm trọng yếu ở kinh thành Oslo và một tân « Chánh-phủ » kêu gọi sự cứu viện của Đức thời Hải- quân Đức đồ bộ lên miền phụ cận thủ đô và nếu cần, sẽ ném bom các vị trí miền duyên hải !...

        « Dự định của y, thoạt đầu đã thấy rất mê ly và hấp dẫn, nên được tiếp đón rất nồng nhiệt !... Raeder — cũng như Doenitz, hồi đó là chỉ huy trưởng các đoàn tàu ngầm — xem xét dự định này với hảo ý và ủy nhiệm cho các cơ sở Hải-quân điều nghiên mọi khả năng và phác họa chương trình, kế hoạch..,

        « Người ta dự trù thiết lặp một căn cứ cho đoàn tàu ngầm ở giữa miền duyên hải Na-Uy và một trạm tiếp vận (sửa chữa nhỏ nhặt và dự trữ nhiên liệu) ở Narvik (Na-Uy),

        «Theo ý nghĩa thời dự định, kế hoạch về Na-Uy khác biệt hẳn với những cuộc xâm lăng khác của Quốc- Xà : đây là lần thứ nhất, thay vì thúc đẩy cuộc tấn công, Hitler lại tỏ ra hững hờ lãnh đạm... đến nỗi giới Hải-quân phải nhấn mạnh mãi mới xin được sự chấp thuận !... Tuy nhiên, sau này y lại điều khiển nội vụ một cách say sưa, quyết liệt. Cuộc hội kiến với Quisling đã gây cho y một cảm tưởng tốt đẹp : Ngày 14-12-1939, y hạ lệnh chuẩn bị ngay mọi sự cần thiết. Sáu tuần lễ sau, Keitel được ủy nhiệm đặc trách cuộc hành quân, thiết lập một bộ Tham mưu độc lập, chuyên biệt về việc hiệu chính cuộc xâm lăng. Về phần Hitler sẽ định đoạt những khía cạnh chánh trị trong một chỉ thị mật ngày 1-3-1940 như sau :

        « Cuộc xâm lăng Đan-Mạch và đổ bộ Na-Uy sẽ đồng thời khởi phát... Trước hết, cần phải hành động chớp nhoáng để gây kinh hoảng bất ngờ ! Như vậy, tất cả mọi sự chuẩn bị đều phải được ngụy trang rất thận trọng để che mắt địch quân... Trong trường hợp sự ngụy trang không thực hiện được, nhất là việc tập trung các tầu thủy để chuyên chở binh sĩ thời người ta sẽ tiết lộ — cho các binh sĩ cũng như cấp chỉ huy đơn vị biết — một địa chỉ cập bến và những mục tiêu giả tưởng ! Sau khi chiếm đóng hai nước này, không quân sẽ tổ chức ngay tức khắc dàn cao xạ phòng không để bảo vệ những căn cứ mới của chủng ta, cũng như sử dụng căn cứ ấy trong việc không- chiến với Anh. Không thể nào tôi lại khòng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của điểm này... Với chiến dịch này, chúng ta theo đuổi nhiều mục đích : đề phòng mọi sự can thiệp của Anh trên bán đảo Scandinavie cũng như ở biển Baltique, bảo đảm sự cung cấp cho chúng ta các thứ quặng sắt Thụy-Điển, cấu tạo những căn cứ cho Hải-quân và thêm một lần nữa, bành trướng các vị trí khởi phát về Không-quân để tấn công Anh... Chúng ta cần phải nỗ lực khoác cho chiến dịch này vẻ bề ngoài của một cuộc chiếm đóng hòa bình và thân hữu, nhằm mục đích bảo vệ sự trung lặp của các Quổc-gia ở Bắc-Âu! »

        Trước Tòa án quốc tế Nuremberg — mặc dù sự chính xác hiển nhiên của các tài liệu do Công tố viện xuất trình — các luật sư đều nỗ lực trình bày cuộc xâm lăng này như một biện pháp đơn giản về an ninh để chổng đối sự đe dọa một cuộc chiếm đóng Na- Uy của Anh. Rủi thay ! Những niên hiệu và dữ-kiện đã nghịch lại với lập luận của họ. Chiến dịch này —  dưới tên mật mã lả Weser ! — không hề có tính cách phô trương với ít nhiều gấp rút, nhằm làm quay gót kẻ thù. Đó chính là một công cuộc đã được dự định và chuẩn bị từ lâu. Vả lại các người Anh-Pháp — cũng như chính các người ở bán đảo Scandinavie — đều vô cùng sửng sốt, ngạc nhiên !..
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2018, 01:19:40 am »


        Người ta đọc thấy trong bản trần tình của Chánh- phủ Đan-Mạch :

        «Hồi 4g20 sáng ngày 9-4-1940, đại sứ Đức ở thủ đô Copenhague và một tùy-viên Không-quân dến tư dinh của Bộ-trưởng Ngoại giao Đan-mạch. Viên đại sứ tuyên bố huỵch toẹt ngay là Bá-Linh đã có đủ bằng chứng cụ thể là Anh có ý định chiếm đóng những căn cứ ở Na-Uy và Đan-mạch: vì thế nên ngay từ giây phút này, các lực lượng Đức đã vượt qua biên giới. Trong một vài phút nữa, các oanh tạc cơ Đức sẽ bay lượn trên vòm trời thủ đô Copenhague. Tuy nhiên, họ sẽ không ném bom, ít nhất là trong trường hợp những người Đan-Mạch sẽ vẫn giữ bình tĩnh và không hề có chút đối kháng nào ! Nếu trái lại, thủ đô sẽ chịu đựng một cuộc tấn công thảm khốc và khổng lồ !..»

        Nói tóm lại, đấy chính là sự nhắc nhở lời đe dọa ở Tiệp-Khắc đã làm cho con người đáng tội nghiệp Hacha bị tàn tạ và thủ đô Prague phải đầu hàng vô điều kiện !.. Đan-Mạch — một nước nhỏ xíu và thực sự đã giải giới — chỉ đành chịu khuất phục ! Hơn thế nữa, sự bất ngờ đã đóng trọn vẹn vai trò ; một nhơn viên cao cấp của Bộ chiến-tranh ngồi trên xe hơi đến văn phòng, bình thản lướt qua một người lính gác —  cũng không hề để ý là người lính ấy mặc quân-phục Đức Quốc-Xã — bắt đầu nghi ngờ có sự chi trục trặc, sau khi tiếp theo một tiếng hét ghê rợn, một viên đạn xuyên qua cổ áo ba-đờ-suy bẻ đứng !

        Tuy nhiên ở Na Uy, chiến dịch không diễn tiến một cách quá dễ dàng !.. Đúng ra thời Hải-quân Đức đã đổ bộ quân sĩ lên nhiều địa điểm ở duyên hải. Về sự-kiện này, cần phải ghi lại một trong số các tài liệu huyền hoặc; quái đản nhất của vụ án Nuremberg : Các chỉ thị tổng quát ngày 4-4-1940 (5 ngày trước khi phát động chiến dịch Weser l), tài liệu tối mật do các bộ óc Hải quân soạn thảo. Người ta chú ý đến đoạn này :

        «Các chiến hạm sẽ tiến vào vịnh nhỏ Oslo, hóa trang thành tầu buôn với ánh đèn hàng hải. Nếu bị các hải phòng hạm hay trinh-sát Na-ưy kêu gọi thời phải trả lời dưới tên hiệu tàu Anh. Việc hóa trang này sẽ kéo dài được thêm chừng nào hay chừng nấy. Những câu trả lời do tín hiệu Morse hay do dấu hiệu sẽ đánh bằng Anh-ngữ. Các đơn vị chiến hạm sẽ phù hợp với các tính đồng-nhất của Anh như sau :

        — Tău Koeln — H.M.S. Cairo.

        — Koenigsberg — Calcutta.

        — Karl Peters — Faulknor.

        — Leopard — Haycyon

        — Wolf — Tầu phóng ngư lôi của Anh.

        — Các phụ-hạm — Các tàu phóng ngư lôi Anh.

        Kéo cờ Anh lên và phải canh chừng cho cờ được luôn luôn soi sáng. Gặp trường hợp một trong số tàu của chúng ta không né tránh được trả lời những câu hỏi của những tàu gặp gỡ bất ngờ thời hãy tranh thủ thời gian bằng cách đáp lại quanh co để trì hoãn:

        — Xin nhắc lại dấu hiệu cuối cùng (Please repeat last signal).

        — Không thể nào hiểu được các dấu hiệu của ông (Impossible to understand your signal).

        Nếu có phát súng yêu cầu thời đáp :

        —  Xin ngừng bắn ! Tầu Anh đây. Bạn thân ! (Stop firing : British ship. Good friend !)

        Khi được hỏi đi đâu thì trả lời :

        — Về phía Bergen. Chúng tôi truy tầm tàu hàng Đức. (Going Bergen, chassing German steamers.)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2018, 02:37:47 am »

       
*

*      *

        Trygve Lie — Tổng thơ ký tương lai của Hội Quốc- Liên — hồi đó là Tư-lệnh các lực lượng Na-Uy đã gởi cho Tòa-án Nuremberg một tờ khai :

        « Cuộc tấn công của Đức hưởng thụ được sự bất ngờ trọn vẹn. Dọc theo bờ biển, các trung tâm và thành phố đều bị chiếm đóng như đã dự liệu, với những thiệt hại nhỏ nhoi đối với quân xâm lăng. Trái lại chương trình Quisling — muốn bắt giữa Quốc-vương, các bộ trưởng và dân biểu — đã thất bại hoàn toàn, đến nỗi chúng tôi có thể tổ chức được một vài cuộc kháng chiến ở trong nước. »

        Chắc chắn là cuộc kháng chiến kể trên sẽ sụp đổ rẫt mau lẹ, nhưng hậu quá của cuộc xâm lãng mới mẻ này đã vượt quá xa tầm mức quan trọng, liên hệ tới những lời cam kết về đất đai và cả đến sự mắt mát —  trầm trọng hơn nhiều ! — về mấy chiến hạm bị đánh chìm do các đội phòng ngự duyên hải hay các tầu Anh gặp ở dọc theo bờ biển. Chính là những tiếng vang dội, phản ứng về tinh thần ở khắp hoàn cầu đã đè nặng trĩu trên cán cân !... Đến cả những người hiếu hòa nhất, những người đã cho rằng : «Đức không đến nỗi quá phạm lỗi nặng nề khi xâm lãng thành phố Dantzig và dãy Hành - lang ! », bây giờ cũng đã hiểu rồi !... Khi xâm chiếm hai nước ở Bắc Âu (Na-Uy và Đan- Mạch), Hitler đã làm cả thế giới đứng lên chống đối nước Đức. Ngay cả đến ông già Chamberlain — vừa trao lại quyền lãnh đạo Chánh-phủ cho Winston Churchill — cũng bày tỏ sự phẫn uất bằng những lời lẽ không có vẻ thuộc về nghị-viện (hay ít nhất là ở Anh !...):

        — Cần phải cho rằng cuộc xâm lăng này là sự ác hại cuối cùng của những tội nhơn hung ác, ma quái đang cầm quyền ở Đức ! Bây giờ toàn thế giới đều biết là không có một dân tộc nào sẽ được yên ổn nếu người ta chưa hạ sát được con chó dại ấy tên là Hitler !...»

        Thiệt là những lời nói tiên tri : « con chó dại ấy » đã mất hết cả phương pháp xử trí !... Sáu tuẫn lễ sau cuộc xâm chiếm Đan-Mạch và Na-Uy, y tuyên bố —  trước một cử tọa mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, đầy lon và huy chương ! — là bây giờ Đức cần phải chiếm dóng những căn cứ quân sự ở Bỉ và Hòa- Lan. Còn những lời xác định về sự trung lập thời đã coi như « cuốn theo chiều gió » !... Với bất cứ giá nào, Quân lực Đức cần phải kéo dài phòng-thủ-tuyến (một uyển-từ xinh đẹp xiết bao !) tới miền Zuidersee! Hòa- Lan).

        Không ai phản đối cả !... Các tướng lãnh chỉ huy quân sự Đưc — rất khoái trá được mơn trơn về vấn đề danh vọng của họ — chỉ nhún vai chút xíu... Đối với đô đốc Raeder, các tướng Keitel và Brauchitsch thời cứu cánh chứng minh cho phương tiện ! Còn quy tắc danh dự của họ ư ? Hãy cứ hứa đại đi, rồi sẽ nuốt lời tùy theo sở thích !...

        Hồi 5 giờ sáng ngày 10-5-1940, các xe tăng và thiết giáp Đức ào ạt tiến sang Bỉ, Hòa-Lan và Lục- xâm-bảo. Sau khi đã nhiều phen ngần ngại, Hitler bèn quyết định đánh mau và đánh mạnh ở phía Tây. Kế đó, nếu Anh-Pháp bị đè bẹp thời y sẽ quay lại phía Nga-Sô...

        Thủ lãnh Đức và các nhà chiến lược của y cho là không đủ khả năng chọc thủng chiến lũy Maginot (Pháp) bèn tính xâm chiếm các nước trung lập là những nơi mở cửa ngõ đi vào miền Flandre và biển Manche. Hơn thế nữa, ngay từ năm 1938, Không lực Đức đã cho là sự chiếm đóng các lãnh thổ Bỉ và Hòa-Lan sẽ có một ích lợi thiết thực và quyết định trong các trận Không-chiến đối với Pháp và nhất là với Anh !

        Ở đây nữa, sự giả nhơn giả nghĩa trắng trợn của Hitler lại bùng nổ trước mắt thế giới. Từ năm 1937, Đức Quốc xã không ngớt trấn an La Haye và Bruxelles: —  « Không bao giờ tôi lại vi phạm sự trung lập của các ông. Hơn thế nữa, chúng tôi lại còn bảo đám nền trung lặp ấy đối với bất cứ một người nào hay nước nào ! »

        Ngày 6-19-1939, Hitler lại tái xác nhận những sự bảo đảm ấy... để rồi ba ngày sau, đã tuyên bố trong những « Chỉ thị về đường lối Chiến tranh » :

        — Những cơ cấu của Thủy-Lục-Không quân sẽ sửa soạn một chiến dịch tấn công trên cánh Bắc của mặt trận phía Tây... Cuộc tấn công này sẽ được thực thi với sự mau lẹ chớp nhoáng và cường lực tối đa ! Mục tiêu của chúng ta là chiếm đóng một miền rộng lớn ở Hòa-Lan, Bỉ và phía bắc Pháp để có thể kiến tạo một căn cứ tốt đẹp về hải chiến và không chiến đối với Anh ».

        Thế là kể từ ngày 10-5-1940, khi xảy ra cuộc tấn công thực sự mãnh liệt và mau lẹ, Âu-Châu đi vào thời đại hỗn mang đầy những quân cường đạo !.,.

        Năm 1914, vua Đức hãy còn lưu ý tới những tập quán thông thường là gởi cho Bruxelles một tối hậu thư ! (Tuy nhiên điều đó không hề thay đổi chi sự vi phạm nền trung lập của Bỉ). Năm 1940, Hitler khinh miệt loại dự phòng ngớ ngẩn ấy ! Viên đại sử Đức ở Bruxelles báo cho ngoại trưởng Bỉ Spaak là « Để phòng ngừa một cuộc xâm lăng của Anh-Pháp nên bó buộc Đức phải dùng quân sự bảo đảm nền trung lập Bỉ ! » Thế nhưng cuộc viếng thăm của đại sứ Đức xảy ra hồi 8g30 sáng nghĩa là đã quá 3 giờ sau khi quân Đức tràn vào đất Bỉ !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2018, 05:56:01 am »

       
        Bỉ và Hòa-Lan đã thử cố gắng một cách can đảm chặn đứng cuộc tràn ngập lửa và sắt... Sự chống cự của Hòa-Lan kéo dài được 4 ngày và Bỉ 18 ngày. Tuy nhiên ở Hòa-Lan đã diễn ra một trong những chi tiết ghê tởm nhất mà sau này, cả hai bên đều nêu ra đề dùng như một tiền-lệ : vụ ném bom hải cảng Rotterdam !

        Goering : Để kết thúc mau lẹ chiến trường Hòa- Lan, tôi đã đề nghị thả một sư đoàn Dù xuống các hậu cứ của quân đội Hòa-Lan. Nhất là quân Dù cần phải chiếm đóng ngay ba đầu cầu lớn ở Moerdijk, Dordrecht Rotterdam và sự làm chủ ba chiếc cầu này là chủ yếu cho việc tiến quân. Trong khi chiến dịch diễn tiến dễ dàng và khả quan thời các đơn vị Dù — nhảy xuống

        Rotterdam — đã ở ngay trong một tình trạng gần như tuyệt vọng ! Các lực lượng Hòa-Lan đã bao vây họ và rất có thể họ sẽ bị tiêu diệt...

        Nhơn chứng thứ nhất được nại ra về vấn đề này là thống-chế Kesselring, đề trả lời những câu hỏi của luật sư Stahmer, người bào chữa cho Goering.

        Stahmer : Nhiệm vụ của ông trong việc oanh tạc Rotterdam như thế nào ?

        Kesselring; Hồi đó tôi là tư lệnh phó Không quân. Các lính Dù đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Student. Chính y xin Không quân can thiệp đề giải cứu các đơn vị Dù đang bị bao vây... Cuộc tấn công đã diễn ra theo các chỉ thị nhận được. Hình như kể từ lúc xin Không quân can thiệp cho đến lúc các phi CO' xuất hiện trên vòm trời thành phố, các lính Dù đã thoát khỏi vòng vây... đến nỗi vụ oanh tạc trở nên vô ích ! Nếu các sự kiện phù hợp với nhau thời tôi chỉ có thể tuyên bố là tôi thành thực ngậm ngùi và thương tâm một cách sâu đậm ! Nhưng dù sao chăng nữa — và tôi xin nhấn mạnh điểm này — đây là một trường hợp đáng tiếc nhất trong những sự kiện bất khả đo lường của chiến tranh thường xảy ra, trong hết thảy mọi quân đội, còn nhiều hơn là người trần tục có thể giả thiết được !...

        — Những hậu quả quân sự về vụ ném bom này ra sao ?

        — Hậu quả trực tiếp là sự đầu hàng của quân đội Hòa-Lan.

        Một phút sau, nhơn chứng hơi mất sự bình thản, uy nghi... David Maxwell-Fyve, đại diện Công-tố viện Anh sẽ hỏi y nhiều câu rất bối rối, khó trả lời !...

        David : Vụ oanh tạc Rotterdam bắt đầu hồi mấy giờ ?

        Kesselring : Nếu tôi nhớ rõ thời bắt đầu hồi 2 giờ chiều.

        — Lúc đó ông có biết là người Hòa-Lan đã điều đình từ 10 giờ sáng để cho quân đội đầu hàng không !

        — Không !

        — Ông có biết là hồi 12g 15, một sứ giả Hòa- Lan đã tiếp xúc với các tướng Student và Schmidt không ? Và hồi 12g 55, tương Schmidt đã thảo những điều kiện đầu hàng rồi không ?

        — Bây giờ tôi mới biết các điều đó.

        — Người ta không loan báo cho ông ư ?

        — Không.

        — Õng nghĩ thử coi ? Lúc đó, chúng ta chỉ cách xa vụ khởi đầu ném bom có 55 phút ! Nói tóm lại là 1 giờ. Hình như là...

        — Hình như là tướng Student cần phải thu hồi lệnh tấn công. Y có làm không ? Tôi không được biết rõ. Dù sao tôi không được thông báo trước, cũng như không biết rõ các phi đội tham dự...

        — Theo tôi nghĩ : Nếu người ta muốn thâu hồi lệnh tấn công thời có thể làm được lắm, nhất là bằng vô tuyến điện, vừa dễ dàng và rất mau lẹ phải không ?

        — Đúng thế ! Hay ít nhất là theo ý tôi nghĩ như vậy.

        — Vậy theo ý tôi thời tôi cho rằng chắc chắn là đã có người trông thấy các oanh tạc cơ bay đến... Chắc chắn là tướng Student phải trông thấy !... Vậy y có rất đủ khả năng để thâu hồi mệnh lệnh ở phút cuối cùng, nếu không ra lệnh được cho các phi cơ đang bay lượn trên trời, thời ít nhất vè các trái bom hiện còn đang ở trong hầm tầu. Ông nghĩ sao ?

        Kesselring : Chắc chắn là y có đây đủ khả năng nhưng có lẽ tại y không biết rõ tình hình chiến lược, nghĩa là tình trạng hiện tại của quân đội Dù.

        — Hình như đối với tôi, trong một cuộc điều đình thành thực, người ta đã thỏa thuận về những điều kiện đầu hàng và đã tranh luận cẩn thận. Dù sao chăng nữa, một quân nhơn — xứng đáng với danh từ ấy — căn phải thâu hồi ngay mệnh lệnh tấn công như vậy. Có phải thế không ?

        — Phải ! Nhất là khi người ta đã tiến tới giai đoạn ấy...

        — Nói tóm lại, vị tư lệnh có đủ khả năng để thâu hồi lệnh phi cơ oanh tạc và y phải làm thế vì y đã điều đình với người Hòa-Lan rồi. Thế mà cuộc oanh tạc đã xảy ra !... Tôi tin tưởng rằng cuộc ném bom Rotterdam chỉ là một hành động khủng bố, nhằm mục đích bó buộc Hòa-Lan phải đầu hàng mau lẹ !...

        Còn về Goering, y lại nêu ra một thuyết hơi khác biệt :

        — Tôi đã ra lệnh sử dụng 3 phi đội, mỗi phi đội từ 25 đến 30 máy bay. Lúc phi đội 1 ở trên vòm trời Rotterdam thời cuộc điều đình về đầu hàng đang diễn tiến nhưng chưa ngã ngũ ra sao... Tuy nhiên các đơn vị Dù đã bắn hỏa châu màu đỏ nghĩa là không được ném bom... Rủi thay ! Các phi công không trông thấy và lại ném bom trên các mục tiêu được chỉ định... Các phi đội II và III trông thấy hỏa châu đỏ nên quay trở về với những trái bom. Không hề có sự liên lạc vô tuyến điện giữa Rotterdam và các phi cơ. Sự liên lạc duy nhất của quân Dù với Bộ Quân-Lực phải qua Tổng Hành-đinh của tôi ; tại đây sẽ chuyển tiếp các tin tức cho ban Kiểm-soát của Sư-đoàn Không-quân. Sư đoàn này có thể liên lạc trực tiếp các phi cơ đang bay...

        « Nếu phi công của phi đội I đã trông thấy hỏa châu đỏ thời sẽ không có sự chi xảy ra. Dù sao chăng nữa, một phần lớn các vụ phá hoại không phải là do vụ oanh tạc nhưng là do các đám cháy. Trong các bất động sản bị thiêu hủy có nhà máy chế chất béo ở trong dầu mà những kho dầu khổng lồ băt lửa và lan tràn khắp khu phố. Để kết luận, tôi cần tuyên bố là sự can thiệp cương quyết và hữu hiệu của đội lính cứu hỏa ở Rotterdam chắc chắn là sẽ hạn chế khu vực hỏa hoạn, mặc dù bão táp đã bắt đầu thổi... »

        Lẽ dĩ nhiên là đội lính nón đồng ở Rotterdam có thể chịu đựng để dùng làm bung xung !... Nhưng Tòa-án quốc-tế Nuremberg nhận xét là không có đầy đủ yếu tố để buộc tội hay tha bổng. Dù sao chăng nữa, các yếu tố buộc tội vẫn không thiếu chi. Cả những bằng cớ cũng như thế !..
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2018, 12:25:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM