Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:21:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ  (Đọc 43794 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:32:04 am »


NHỮNG BÀI HỌC CỦA CHIẾN DỊCH ĐẠI PHÁ 20 VẠN QUÂN THANH

        Chiến dịch phản công giải phóng Thăng Long của quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy là một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại, có tính chất quyết định kết cục của chiến tranh, là một chiến dịch mà chủ lực tinh nhuệ của quân đội hai bên giao chiến để thực hiện mục đích và nhiệm vụ chiến lược của mình.

        Trong lịch sử nước ta từ thế kỷ thứ XVIII trở về trước, chưa bao giờ diễn ra một chiến dịch quy mô rộng lớn như chiến dịch này.

        Trước hết, qui mô đó thể hiện ở số lượng quân đội, binh khí, khí tài của hai bên: cùng trong một thời gian, 10 vạn quân chủ lực của Nguyễn Huệ đã giao chiến với 20 vạn quân Thanh.

        Qui mô đó còn thể hiện ở không gian rộng lớn mà chiến dịch xảy ra: quân đội Nguyễn Huệ xuất phát từ Phú Xuân, từ trung tâm địa lý của đất nước, làm một cuộc hành quân đến tận đồng bằng Bắc Hà, tác chiến với địch trên một mặt trận rộng và một bề sâu lớn đến 80 ki-lô-mét. Nếu kể cả việc truy kích địch thì bề sâu đó còn sâu hơn nhiều, khoảng trên 200 ki-lô-mét.

        Qui mô và kết cục của chiến dịch thật là to lớn. Nó càng có ý nghĩa to lớn ở đặc điểm nổi bật trong sự so sánh lực lượng vũ trang của hai bên. Nguyễn Huệ đã nắm được những qui luật nào, đã dựa vào những nguyên tắc nào, để dùng một binh lực ít hơn địch (10 vạn để tiêu diệt 20 vạn quân địch, tỉ lệ là 1chống 2, có lợi cho quân Thanh), thực hiện một chiến dịch đánh nhanh, giải quyết nhanh, loại ra ngoài vòng chiến đấu toàn bộ quân địch? Đó là những vấn đề nghiên cứu dưới đây của chiến dịch này.

        1. CHIẾN LƯỢC

        Như lịch sử đã ghi rõ, ngay hôm được tin quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã hạ lệnh xuất quân, đem chủ lực của mình ra Bắc để thực hành quyết chiến chiến lược vĩ đại: tiêu diệt toàn bộ 20 vạn quân chủ lực nhà Thanh, giải phóng Thăng Long và toàn bộ đất đai miền Bắc nước ta, phá tan ngay từ đầu kế hoạch chiến lược của địch, kết thúc chiến tranh, chấm dứt nạn xâm lược hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc, chấm dứt luôn cả một triều đại thống trị (nhà Lê) đã có từ trên 300 năm ở nước ta.

        Khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, Nguyễn Huệ phân tích đúng đắn tình hình và đề ra chủ trương chính trị rất sáng suốt làm cơ sở thắng lợi cho cuộc chiến tranh. Đối với bọn phong kiến nhà Thanh, Nguyễn Huệ hoàn toàn hiểu rằng, để che đậy bộ mặt xâm lược, chúng phải núp dưới chiêu bài "phù Lê diệt Tây Sơn" nhằm thực hiện mục đích chính trị: "Mưu đồ lấy nước ta làm quận huyện"1 cướp đoạt nền độc lập của dân tộc ta, thủ tiêu phong trào cách mạng của nông dân ta". Do đó, Nguyễn Huệ khẳng định: chiến tranh do chúng gây nên là chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh do nhân dân ta tiến hành để tự vệ là chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh chính nghĩa.

        Nếu như trước đây, khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt nhà Trịnh, với tình hình chính trị lúc ấy, Nguyễn Huệ vẫn giữ khẩu hiệu "phù Lê diệt Trịnh" thì bây giờ, đứng trước cuộc xâm lược của nhà Thanh và sự phản bội nhục nhã của nhà Lê, Nguyễn Huệ đã thẳng tay vứt bỏ khẩu hiệu "phù Lê" để giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đánh bại quân xâm lược, tiêu diệt bọn bán nước Lê Chiêu Thống. Nguyễn Huệ tin tưởng chiến lược chính trị đó phản ánh trung thành nguyện vọng và lý tưởng chống ngoại xâm, giành độc lập của toàn thể dân tộc ta.

--------------
        1. Lời tuyên bố của Nguyễn Huệ tại cuộc duyệt binh lớn ở trấn doanh Nghệ An, trước khi xuất quân tiêu diệt quân Thanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:32:33 am »


        Qua giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, về mặt chính trị, quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống đã hoàn toàn lộ mặt nạ lạ quân xâm lược cướp nước và kẻ bù nhìn bán nước. Trong nhân dân ta, mọi người đều căm thù sôi sục bọn cướp nước, trừ một số ít trước đây hoang mang, lầm đường, do dự tưởng lầm quân Thanh sang để phục hưng nhà Lê thì nay họ đã thấy rõ ai là thù, ai là bạn, cho nên từ vị trí chống đối hoặc trung lập, họ đã chuyển sang vị trí mới, ủng hộ chính nghĩa, ủng hộ Nguyễn Huệ, tình nguyện tham gia cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nguyễn Huệ đã đi đúng nguyện vọng, tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân. Nhân tố cơ bản nhất của thắng lợi, nhân tố nhân hòa, đã thuộc về quân đội Nguyễn Huệ. Toàn dân đã "đồng tâm hiệp lực" ủng hộ quân đội Nguyễn Huệ chống ngoại xâm. Quân Thanh không phải chỉ đọ sức với quân đội Tây Sơn mà còn đứng trước cả một dân tộc đang vùng đậy chống lại chúng.

        Trước khi mở cuộc tiến công quân sự quyết định, Nguyễn Huệ phát động cuộc tiến công chính trị qui mô lớn. Bài chiếu tức vị phát ra lúc đó, là ngọn cờ chỉ đạo, là khẩu hiệu động viên mọi tầng lớp nhân dân và toàn quân đứng lên chiến đấu, tiêu diệt quân Thanh xâm lược, đánh đổ toàn bộ thế lực phản động nhà Lê. Lời kêu gọi đó đã thật sự động viên lực lượng của nhân dân, bất kỳ ở vùng tự do hay trong vùng tạm chiếm. Trái lại, trong hàng ngũ kẻ thù bắt đầu có những lục đục, giữa bọn bù nhìn với quân Thanh có những mâu thuẫn, tuy đó chỉ là mâu thuẫn giữa tớ và chủ

        Về mặt chính trị, rõ ràng quân Thanh và bọn bù nhìn đang dần dần bị cô lập, hàng ngũ đang có những nứt rạn, lỏng lẻo, dấu hiệu của sự tan vỡ hoàn toàn.

        Nguyễn Huệ lập tức biến sức mạnh chính trị thành sức mạnh quân sự. ông ra lời kêu gọi nhập ngũ. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng vạn thanh niên Nghệ An - nơi mà bọn vua quan nhà Lệ đặt ảo tưởng sẽ có một cuộc nổi dậy của nhân dân cần vương chống lại Tây Sơn - đã tình nguyện tham gia quân đội cứu nước. Đây cũng là một sự kiện hiếm có: chỉ ở một trấn, trong thời gian rất ngắn mà có thể động viên được một lực lượng quân sự lớn như vậy. Đó là chưa nói đến công tác phục vụ khác của đông đảo nhân dân Nghệ An.

        Đồng thời, Nguyễn Huệ nhanh chóng phát hiện ý định và sai lầm của quân Thanh, tận dụng sai lầm đó để đánh bại chúng. Sau khi chiếm Thăng Long và Sơn Nam, tình hưống chiến lược vẫn đang còn có lợi cho quân Thanh. Khẩu hiệu bịp bợm "phù Lê diệt Tây Sơn" lúc đó chưa phải đã hoàn toàn hết ảnh hưởng trong một bộ phận nhân dân. Quân đội xâm lược hầu như còn nguyên vẹn, lại được tăng cường thêm bằng những đơn vị cần vương của Lê Chiêu Thống. Tôn Sĩ Nghị không biết tận dụng kết quả của thời kỳ đầu chiến tranh, không biết duy trì tác dụng của ưu thế và chủ động để nhanh chóng mở rộng chiến quả. Đang trên đà tiến công thuận lợi ấy, quân Thanh đã dừng lại, không phải dừng lại trên chặng đường hành quân dài, mà là dừng hẳn lại, trong một thời gian dài. Ngày 20 tháng Một (tháng Mười một - dienthai) âm lịch đến Thăng Long, dự định ngày 6 tháng Giêng mới tiếp tục đến công. Như vậy thời gian dừng lại tới trên 40 ngày? Chiếm được Thăng Long và đồng bằng mà không tốn sức lắm, Tôn Sĩ Nghị và các tướng lĩnh Thanh, vốn đã cho rằng quân đội Tây Sơn là yếu, càng tin chắc Nguyễn Huệ không thể đem chủ lực ra Thăng Long quyết chiến. Do nhận định sai lầm đó. Tôn Sĩ Nghị đã từ thế tiến công chiến lược trong điều kiện thuận lợi, chuyển sang phòng ngự tạm thời. Đó là một sai lầm chiến lược rất lớn.

        Nguyễn Huệ đã thấy rõ tinh thần chủ quan khinh địch của quân Thanh, tinh thần kiêu ngạo, tự mãn của Tôn Sĩ Nghị. Đã tận dụng sai lầm của dịch, tạo thêm điều kiện cho hành động bất ngờ của mình, Nguyễn Huệ viết thư gửi Tôn Sĩ Nghị, nhằm mục đích đánh lạc hướng, giấu ý định chiến lược và tăng thêm tinh thần chủ quan khinh địch, kiêu ngạo, tự mãn của hắn. Tướng Thanh mắc mưu, tự đắc yên tâm đi sâu vào con đường phòng ngự, đi sâu vào con đường bị động chiến lược. Những sai lầm và thất bại đó của quân Thanh đã dẫn đến một hậu quả: Tôn Sĩ Nghị, tuy vẫn giữ ưu thế, nhưng đang mất dần chủ động.

        Trong chỉ đạo chiến lược, một trong những thành công của Nguyễn Huệ là đã phát huy sai lầm của địch, khoét sâu sai lầm đó và nhanh chóng nắm thời cơ chiến lược có lợi cho mình. Hơn nữa, ông đã tạo nên những điều kiện chính trị, quân sự cần thiết đề đảm bảo ưu thế cho quân đội Tây Sơn, đủ sức giáng một đòn sấm sét lên đầu quân xâm lược và bè lũ bán nước. Đối với quân Thanh, mất thời cơ chiến lược, mất chủ động chiến lược, sự thất bại của họ đã rõ rệt ngay ở thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh.

        Khi chuẩn bị chiến tranh xâm lược, Càn Long và Tôn Sị Nghị đã trao cho quân đội của mình nhiệm vụ chiến lược là tiến công giải quyết nhanh theo kế hoạch hai bước chiến lược, đánh tan quân đội Nguyễn Huệ, chiếm đóng và biến nước ta thành quận, huyện trong bản đồ của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:33:38 am »


        Mặc dù có đề ra hai tình huống khác nhau, và hai cách xử trí khác nhau, nhà Thanh đã xuất phát từ một phán đoán là, nhân dân ta ủng hộ nhà Lê chống Tây Sơn, trong khi thế lực nhà Lê đã quá suy yếu, không còn lực lượng gì đáng kể. Chúng cũng nhận định rằng quân đội Tây Sơn không mạnh, không phải là đối thủ lợi hại. Từ phán đoán đó mà chúng đi đến kết luận dùng lực lượng ưu thế để nhanh chóng tiêu diệt quân dội Tây Sơn, đặt ách thống trị lên đầu nhân dân ta. Càn Long và Tôn Sĩ Nghị đánh giá quá cao lực lượng xâm lược và đánh giá quá thấp lực lượng dân tộc ta. Chúng rất sai lầm, dùng số học để so sánh lực lượng quân đội hai bên, không tính đến lực lượng tinh thần của quân dân ta là vô tận, không thể nào lấy con số mà đo được. Với tầm mắt sắc bén của mình, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng phát hiện chỗ yếu căn bản trong ý đồ chiến lược của địch.

        Đồng thời Nguyễn Huệ biết thừa nhận một cách khách quan những ưu thế và thành công tạm thời của quân Thanh. ông biết rằng để thực hiện mục đích của chúng, Càn Long, Tôn Sĩ Nghị không phải không chú ý đến những vấn đề nhằm giành thắng lợi trong chiến tranh. Đặc biệt trong vấn đề số lượng quân đội, ngoài 20 vạn quân chủ lực, Tôn Sĩ Nghị còn chú ý đến việc xây dựng quân ngụy để không ngừng đảm bảo tăng cường ưu thế đó. Trong khi ấy, quân đội Nguyễn Huệ, kể cả đạo quân Ngô Văn Sở, chỉ có khoảng 6, 7 vạn quân. Lực lượng so sánh ban đầu quá chênh lệch, đó là điều mà Nguyễn Huệ không thể không tính toán đến trong việc chỉ đạo chiến tranh.

        Với 6, 7 vạn nguời, quân đội Tây Sơn phải bảo toàn lực lượng, giành thế đứng có lợi, phát triển số lượng cần thiết, chuẩn bị điều kiện để phản công chiến lược. Chính Tôn Sĩ Nghị cho rằng Nguyễn Huệ không những không thể diều động quân đội ra tận Bắc Hà mà cũng không đủ thời gian để động viên, bổ sung, mở rộng quân đội một cách kịp thời. Với tính toán đó, Tôn Sĩ Nghị cho rằng ưu thế thuộc về quân Thanh - ưu thế về số lượng - đó là một trong những cơ sở tin tưởng thắng lợi của Tôn Sĩ Nghị.

        Nguyễn Huệ đã nhìn được âm mưu và kế hoạch chiến lược của dịch, đã đánh giá đúng đắn ưu thế và thành công tạm thời của quân Thanh, đó là điều rất quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn là Nguyễn Huệ đã nhận định rất chính xác những thành công quan trọng bước đầu có ý nghĩa chiến lược của quân đội Tây Sơn. Ngay khi nghe báo cáo về kế hoạch tạm lui quân để giành thế có lợi của Ngô Thời Nhiệm và Ngô Văn Sở, Nguyễn Huệ đã tán thành kế hoạch đó. Ông đánh giá cao hành động chiến lược của đạo quân Bắc Hà, thể hiện đúng tư tưởng chiến lược của ông: thực hành lui quân tạm thời, giành chỗ đứng vững chắc, chuẩn bị một cuộc phản công chiến lược quyết định, đập tan quân xâm lược, giải phóng đất nước.

        Xét về mục đích chiến lược, Tôn Sĩ Nghị cần phải thắng trận đầu tiên có "tiếng vang" đến mức độ nhất định, để gây tin tưởng và để tiêu diệt hoặc tiêu hao một bộ phận quân đội Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị có đủ khả năng để làm việc đó. So với đạo quân tiên phong của hắn đã tiến vào nước ta, đạo quân Ngô Văn Sở ở thế kém về số lượng. Nhưng quân Thanh chỉ chiếm một phần đất đai, không thực hiện được tiêu diệt một phần sinh lực của đối phương. Đó là thất bại đầu tiên của chúng.

        Đưa chủ lực vào chiếm tuyến địa hình chiến lược trọng yếu để tổ chức chỗ đứng vững chắc, ý định của các tướng lĩnh Tây Sơn là nhanh chóng chiếm dãy núi Tam Điệp. Với thời gian tranh thủ được, quân dội Tây Sơn có đủ điều kiện để tạo nên một thế đứng vững vàng, có thể chặn đứng cuộc tiến công của Tôn Sĩ Nghị, một khi chúng dám tiến sâu xuống phía nam, đồng thời làm căn cứ xuất phát cho chủ lực từ Phú Xuân vận động đến để chuyển sang phản công.

        Dãy núi Tam Điệp là một tuyến địa hình rất quan trọng, phía đông là biển, phía tây là dãy núi cao trùng điệp, Tam Điệp nằm ở giữa. Nó là ranh giới của Ninh Bình và Thanh Hóa, địa thế hiểm trở, lại có đường thiên lý chạy từ Thăng Long vào Phú Xuân, leo qua mấy cái đèo, mà ở đó chỉ cần sử dụng một bộ phận binh lực, xây dựng một số công sự kiên cố, thì có thể ngăn chặn được cả một đạo quân lớn. Trong tình hình lúc đó, ai chiếm được dãy núi này thì rõ ràng là người đó có một tuyến chướng ngại thiên nhiên vững chắc để tổ chức phòng thủ kiên cố, đồng thời có một tuyến bảo đảm cho quân đội chủ lực từ xa vận động tới, một căn cứ để xuất phát tiến công rất tốt, bất kể là tiến công xuống phía nam hay lên phía bắc. Trước đây, muốn ngăn chặn cuộc tiến quân ra Bắc của Vũ Văn Nhậm để tiêu diệt bọn phản bội Nguyên Hữu Chỉnh - Lê Chiêu Thống, một tướng của Chiêu Thống là Ninh Tốn, nhìn thấy tác dụng to lớn của dãy núi Tam Diện đối với việc phòng thủ đồng bằng Bắc Hà, nện đã bảo Nguyễn Như Thái, tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh: Binh pháp dạy  rằng:
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:34:20 am »


        "Tranh được núi thì thắng, giữ chỗ hiểm thì vững. Giữa Thanh Hoa nội và Thanh Hoa ngoại có núi Tam Điệp ngăn cách, ấy là chỗ trời đất xây dựng, rất là hiểm yếu. Ta nên tiến quân gấp để giữ lấy, chớ để quân giặc chiếm trước. Được như vậy thì từ Trường Yên về bắc còn là của mình. Nếu núi Tam Điệp mà mất, thì lộ Sơn Nam thênh thang với những cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, e khó tranh nhau với giặc, việc nước sẽ không thể làm thế nào được nữa"1.

         Nhưng lúc đó Vũ Văn Nhậm, tướng Tây Sơn, đã nhanh tay chiếm mất dãy núi này.

        Cho nên, đối với quân đội Nguyễn Huệ, muốn kiên quyết ngăn chặn địch, rồi chuyển sang phản công, thì đi đôi với việc bảo toàn chủ lực, nhất định phải chiếm trước dãy núi Tam Điệp. Ngược lại, đối với quân Thanh, sau khi chiếm được đồng bằng, muốn tiếp tục tiến công vào Thanh Hóa, Nghệ An, hoặc muốn tạm thời chuyển sang phòng ngự để sau đó sẽ tiếp tục tiến công, thì cũng cần phải đánh chiếm và giữ lấy dãy núi đó. Điều mà Tôn Sĩ Nghị - Hứa Thế Hanh không thấy, các tướng lĩnh Tây Sơn Ngô Thời Nhiệm, Ngô văn Sở lại thấy một cách rất rõ ràng. Tầm mắt chiến lược của tướng lĩnh Tây Sơn quả là nhìn xa thấy rộng hơn tầm mắt chiến lược của các tướng lĩnh quân Thanh.

        Do tranh thủ thời gian, các tướng lĩnh Tây Sơn đã giành trước một tuyến địa hình chiến lược có lợi, tổ chức một nơi dừng chân vững chắc. Đó cũng là một thắng lợi quan trọng của quân đội Tây Sơn. Ngược lại, do không đánh chiếm được hoặc không chú ý đánh chiếm Tam Diệp, Tôn Sĩ Nghị đã thua thêm một trận, đã phạm sai lầm trong hành binh.

        Thế là trong cuộc tranh đua để giành thắng lợi ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, đã có hai kết quả trái ngược. Quân Thanh, mặc dầu đánh chiếm được đất đai, chiếm được Thăng Long, giữ được quân đội hầu như nguyên vẹn, chúng đã không hoàn thành được bước đầu kế hoạch chiến lược, tức là không tiêu diệt được một bộ phận quân Tây Sơn và không chiếm được tuyến địa hình có lợi cho sự phát triển của chiến tranh. Còn quân đội Nguyễn Huệ, tuy tạm rời bỏ kinh thành, bỏ đất đai, các tướng lĩnh Tây Sơn đã bảo toàn được lực lượng, đã chiếm được tuyến địa hình chiến lược quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phản công chiến lược sau này.

        Tuy nhiên, muốn thực hành quyết chiến chiến lược, Nguyễn huệ còn phải xét đến một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với việc nắm vững và tận dụng thời cơ cũng như trong việc thực hiện mục đích chiến lược, tức là tình trạng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Tây Sơn.

        Nội dung sẵn sàng chiến đấu bao gồm rất nhiều mặt khác nhau. Nhưng trước hết phải xét đến tình hình tư tưởng, tinh thần chiến đấu, tinh thần kỷ luật của tướng lĩnh và binh sĩ. Quân đội dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, chiến đấu cho mục đích chính trị rõ ràng, cho nên luôn luôn có tính thần chiến đấu kiên quyết, dũng cảm, có kỷ luật nghiêm minh, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ nặng nề khó khăn, phức tạp trong mọi nơi và mọi lúc. Những trận chiến đấu và chiến dịch trước đây đã nói rõ điều đó.

        Tinh thần sẵn sàng chiến dấu của quân đội Nguyễn Huệ, việc đảm bảo sẵn sàng chiến đầu cho quân đội là một bài học rất lớn, rất quý báu. Có thời cơ mà không sẵn sàng chiếu đấu thì rõ ràng là không thể lợi dụng được thời cơ, sẽ mất thời cơ, tất nhiên sẽ không thực hiện được mục đích chiến lược "chiến dịch và chiến đấu". Thời cơ càng có lợi: nhất là trong phạm vi chiến lược, thì sẵn sàng chiến đấu lại càng phải bảo đảm cao.

        Trong chiến dịch này, vừa nắm vững thời cơ chiến lược có lợi nhất, vữa nắm vững quân đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao, Nguyễn Huệ đã có thêm một nhân tố quan trọng để hạ quyết tâm chiến lược, giành toàn thắng.

--------------
       1 Ngô gia văn phái, Hoàng lê nhất thống chí, Bản dịch, tr. 267, 268.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:35:08 am »


        Cuối cùng, một vấn đề không kém phần quan trọng mà Nguyễn Huệ phải xét đến là việc bảo đảm giao thông vận tải, bảo đảm hậu phương chiến lược.

        Lần này, lại là một cuộc cơ động chiến lược lớn vào bậc nhất trong các cuộc cơ động của Nguyễn Huệ. Trong cuộc hành quân dài từ hậu phương chiến lược đến khu vực chiến trường, với cả một quân đội có số lượng tương đối lớn, vận động trên một trục dài, thì việc bảo đảm đầy đủ về cung cấp và vận tải là một vấn đề vô cùng lớn lao. Trong lĩnh vực này, quân đội cách mạng có một ưu thế đặc biệt: sự ủng hộ tận tình của nhân dân. Nhân dân là lực lượng chủ yếu trong vấn đề cung cấp lương thực, bảo đảm đường sá, bảo đảm vận tải. Khi chưa tác chiến, việc bố trí tuyến cung cấp chiến lược đã nhằm bảo đảm cho quân đội trong thời chiến. Trên tuyến đường thủy, Nguyễn Huệ còn có một đoàn thuyền vận tải lớn để chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược, voi, ngựa và các khí tài khác đảm bảo cung cấp cho quân đội khi tác chiến. Đó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc giành toàn thắng cho chiến dịch.

        Với những tình hình cơ bản nói trên, tổng hợp lại, chúng ta thấy:

        Về phía quân Thanh, từ tiến công chiến lược, tạm thời chuyển sang phòng ngự, họ vẫn giữ ưu thế về số lượng, nhưng đang có nguy cơ mất quyền chủ động chiến lược.

        Về phía quân Tây Sơn, cuộc tạm lui quân chiến lược đã hoàn thành nhiệm vụ một cách thắng lợi; tuy lực lượng còn ở thế yếu, nhưng tình hình chung đã bắt đầu có lợi.

        Hành động thắng lợi của đạo quân Ngô Văn Sở và những biện pháp tích cực trong chỉ đạo chiến tranh của Nguyễn Huệ, những thất bại và sai lầm bước đầu của Tôn Sĩ Nghị, đã tạo thành những điều kiện có lợi cho quân đội Tây sơn và không lợi cho quân Thanh. Những điều kiện đó bắt đầu làm cho sự so sánh lực lượng giữa hai bên có những thay đổi quan trọng:

        - Nhân dân ta đang kiên quyết đứng lên kháng chiến, ủng hộ Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn. Quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống đã bị cô lập.

        - Nguyễn Huệ phát hiện được những chỗ yếu của địch, mà chỗ yếu nhất là tinh thần chủ quan, khinh địch, tinh thần ỷ lại vào số lượng ưu thế, ỷ lại vào vũ khí (pháo binh), tinh thần tiêu cực bị động trong tiến công.

        - Nguyễn Huệ tập trung được toàn bộ chủ lực và lực lượng quân sự đang được tăng cường.

        - Trận địa tác chiến có lợi cho quân Tây Sơn, không lợi cho địch.

        Những điều kiện chính trị, quân sự ấy đã trở thành tiền đề cho phản công. Trong tình hình đó, nếu thực hành phản công, Nguyễn Huệ sẽ giành lại chủ động chiến lược trong tay địch. Nếu thực hành phản công ngay, sẽ tránh được nguy cơ bị tiến công nhiều mặt, tránh kéo dài chiến tranh. Nguyễn Huệ đã nắm thời cơ chiến lược, hết sức tranh thủ thời gian, giành lại chủ động, thực hành phản công. Thời cơ có một không hai đó là thời gian mà quân Thanh bắt đầu chuyển sang phòng ngự cho đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, ngày mà theo kế hoạch của Tôn Sĩ Nghị, quân Thanh sẽ tiếp tục tiến công.

        Trong chiến tranh, quyền chủ động là vận mạng của quân đội. Một quân đội mất quyền chủ động sẽ bị đẩy vào thế bị đánh bại hoặc bị tiêu diệt. Lần này, quân đội nhà Thanh, từ tiến công chiến lược chuyển sang tạm thời phòng ngự, cho nên, tuy có ưu thế nhất định, họ đã bị nguy cơ mất quyền chủ động.

        Trái lại, quân đội Tây Sơn, do thực hành rút lui chiến lược thắng lợi, đang dần dần thoát khỏi bị động. Để hoàn toàn thoát ly thế bị động, giành lại quyền chủ động chiến lược, Nguyễn Huệ đã quyết tâm kiên quyết thực hành phản công. Muốn đạt tới mục đích đó, Nguyễn Huệ phải tạo được một điều kiện: thực hiện sự chuyển biến của thế kém thành thế mạnh. Trong các chiến dịch trước, phương pháp mà Nguyễn Huệ thường áp dụng là thực hành phản công cục bộ, giành ưu thế và chủ động cục bộ, rồi tiến lên giành hoàn toàn ưu thế chiến lược và quyền chủ động chiến lược. Vậy thì lần này, Nguyễn Huệ đã vận dụng những phương pháp nào?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:35:39 am »


        Trước hết Nguyễn Huệ tăng cường quân số. Muốn phản công mà lực lượng so sánh quá chênh lệch, không lợi cho quân mình, thì chưa có thể phản công. Nhưng Nguyễn Huệ rất tin tưởng vào tinh thần chiến đấu của quân đội mình, ông đã giải quyết vấn đề số lượng quân đội một cách đúng mức và hợp lý, nghĩa là để bảo đảm chiến thắng, số lượng không nên quá ít, nhưng không cần thiết phải bằng địch, càng không nhất thiết phải hơn địch. Với thời gian và khả năng cho phép, ông đã nhanh chóng mở rộng quân đội lên mức độ một người lính Tây Sơn đánh lại hai tên lính Thanh. Sự chênh lệch về số lượng tuy tồn tại, nhưng quân đội Nguyễn Huệ có ưu thế về chính trị, có tinh thần sẵn sàng tiêu diệt địch và kỹ năng chiến đấu lại vượt quân Thanh. Cho nên, bằng phương pháp tăng đường quân số lên mức độ cần thiết ấy, Nguyễn Huệ đã tạo được ưu thể thực tế cho quân đội của mình.

        Sự tập trung những đội tượng binh, pháo binh, kỵ binh càng làm tăng cường sức mạnh tiến công tạo thành ưu thế thật sự cho quân đội Tây Sơn.

        Nguyễn Huệ không những tìm hiểu và có kết luận chính xác về những vấn đề lớn, có tinh chất chiến lược, mà còn đi sâu vào những việc như thành phần lực lượng của địch, tác dụng của pháo binh quân Thanh, v.v. Một chi tiết sau đây nói lên tính nghiêm túc của Nguyễn Huệ trong việc tìm hiểu địch: Nguyễn Huệ biết rõ tính năng của đại bác và phương pháp dùng địa lôi trong phòng ngự của quân Thanh nên đã tập trung một đội pháo binh dã chiến để đối phó. Nhưng trái lại Tôn Sĩ Nghị vẫn dựa vào điều quân luật ban bố trước khi xuất quân, chỉ thừa nhận quân Tây Sơn có hỏa hồ mà không có pháo binh.

        Bằng những phương pháp giấu mình và đánh lạc hướng địch, Nguyễn Huệ còn nhằm đạt được tính bất ngờ chiến lược. Trong chỉ đạo chiến lược, việc tranh thủ bất ngờ chiến lược - chiến dịch là rất quan trọng. Đặc biệt là khi cuộc phản công sẽ thực hành trong điều kiện thế yếu về số lượng và thời gian chuẩn bị rất có hạn, thì sự bất ngờ của hành động chiến lược là một cơ sở quan trọng của thắng lợi để đạt tới những mục đích đã định. Bất ngờ chiến lược mà Nguyễn Huệ nhằm giành được là ở chỗ chủ động đánh địch trong thời gian và khu vực mà mình lựa chọn.

        Nguyễn Huệ đã đánh vào lúc mà Tôn Sư Nghị hoàn toàn không tin rằng Nguyễn Huệ có đầy đủ khả năng và điều kiện để mở một trận quyết chiến, tức là vào lúc cuối năm. Nguyễn Huệ đã đưa chiến trường đến trung tâm phòng ngự của Tôn Sĩ Nghị, khi y cho rằng quân đội Nguyễn Huệ chỉ có thể tăng cường phòng thủ trên tuyến núi Tam Điệp hoặc chờ tác chiến ở Nghệ An.

        Bị bất ngờ, tức là không có chuẩn bị, Tôn Sĩ Nghị hoàn toàn không có kế hoạch chuẩn bị đối phó với một cuộc phản công chiến lược của Nguyễn Huệ. Mà không chuẩn bị, bất kỳ trong phạm vi nào, chiến lược, chiến dịch hay chiến thuật, đều dễ dàng dẫn đến thất bại.

        Bị bất ngờ càng lớn, thất bại càng nặng. Tôn Sĩ Nghị có ưu thế về số lượng, nhưng không có chuẩn bị, cho nên hắn không có ưu thế thật sự, càng không thể có chủ động. 

        Làm cho địch nhận định sai tình hình, và biết tranh thủ bất ngờ chiến lược, Nguyễn Huệ đã giành được ưu thế thật sự vào tay mình.

        Để giành ưu thế, Nguyễn Huệ còn thực hiện nguyên tắc đánh có chuẩn bị, đánh chắc thắng. Đương nhiên, không phải đến lúc đó mới tiến hành công tác chuẩn bị. Bảo đảm cho một quân đội mười vạn người đi tác chiến, công tác chuẩn bị không thể làm nổi trong vài tuần lễ. Nó phải dựa trên sự chuẩn bị thường xuyên. Để bảo đảm đánh chắc thắng, Nguyễn Huệ đã dành đại bộ phận thời gian, huy động mọi lực lượng, để tiến hành chuẩn bị. Chúng ta thấy rằng, chỉ một ngày sau khi nhận cấp báo, quân đội chủ lực đã lên đường, và Nguyễn Huệ quyết định thời gian tác chiến bắt đầu từ đêm 30 Tết và kết thúc trước ngày mồng 6 Tết. Trong khoảng bốn mươi ngày để tổ chức và thực hành phân công, ông đã dành ba mươi lăm ngày cho công tác chuẩn bị. Đó là tư tưởng "dành nhiều thời gian chuẩn bị chu đáo để rút ngắn thời gian tác chiến". Chỉ có trên cơ sở chuẩn bị thật chu đáo mới bảo đảm đánh nhanh giải quyết nhanh, bảo đảm giành thắng lợi. Cho nên tuy số lượng quân đội ở vào thế yếu, nhưng do chuẩn bị đầy đủ, Nguyễn Huệ đã đánh bại một quân đội có ưu thế về số  lượng nhưng không chuẩn bị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:36:03 am »


        Do đấy, riêng về mặt quân sự, Nguyễn Huệ, với nghệ thuật điêu luyện, với tinh thần tích cực đặc biệt, bằng những phương pháp và biện pháp có hiệu quả nhất, đã thật sự bảo đảm giành ưu thế cho quân đội mình. Tăng cường quân số lên mức độ thích đáng, điều động các binh chủng đặc biệt, động viên cao độ tinh thần chiến đấu của toàn quân, chuẩn bị chu đáo mọi mặt, làm cho địch nhận định sai tình hình, hành động bất ngờ, tất cả những điều đó đã bổ sung cho thế yếu về số lượng, và giành được ưu thế thật sự, cơ sở khách quan của quyền chủ động. Trái lại, quân Thanh thì tinh thần chiến đấu lỏng lẻo, thiếu chuẩn bị, chủ quan khinh địch, bị bất ngờ. Tôn Sĩ Nghị chỉ có một ưu thế: ưu thế về số lượng. Nếu ưu thế ấy rất quan trọng khị quân Thanh bắt đầu xâm lược nước ta thì lúc này, ưu thế về số lượng đã giảm sút rất nhiều tác dụng của nó. Cho nên, khi Nguyễn Huệ bắt đầu phản công, Tôn Sĩ Nghị lâm vào thế yếu thật sự và quân Thanh rơi vào địa vị bị động chiến lược.

        Trong chỉ đạo chiến lược, Nguyễn Huệ đã thành công lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển biến tương quan lực lượng ban đầu giữa quân đội hai bên, để từ thế yếu về chiến lược tiến lên giành ưu thế chiến lược trong một thời gian cực ngắn, và do đó, hoàn toàn nắm trong tay quyền chủ động chiến lược. Nghệ thuật giành ưu thế và chủ động là một biểu hiện đặc sắc của thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.

        Thắng bại của chiến tranh thường giải quyết bằng những cuộc quyết chiến chiến lược. Trong lịch sử nước ta, ở các thời đại nhà Trần, nhà Lê, đã từng có nhiều trận quyết chiến vĩ đại. Vấn đề quyết chiến chiến lược, đối với Nguyễn Huệ, không phải là mới lạ. Trong sự nghiệp đập tan nhà Nguyễn và quân xâm lược Xiêm ở phương nam, và nhất là trong sự nghiệp tiêu diệt nhà Trịnh, dưới quyền chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ, quân đội Tây Sơn đã từng thực hành nhiều trận quyết chiến có quy mô khác nhau, và giành được những thắng lợi rực rỡ trong chiến tranh. Về cục bộ, về cụ thể, trong các thời đại lịch sử khác nhau, những trận quyết chiến đó có nhiều chỗ khác nhau.

        Nhưng đứng về toàn cục, về hình thái chung và qua thực tiễn đã diễn ra thì chiến tranh thường bắt đầu trong điều kiện các quân đội xâm lược, phản động hơn ta về số lượng quân đội và trang bị. Đo đó, về phía ta phải thực hiện phương châm dùng chủ lực đánh tiêu diệt một bộ phận quan trọng của địch, trải qua nhiều trận như vậy, tạo nên những điều kiện có lợi nhất, để cuối cùng, tập trung toàn bộ chủ lực tiêu diệt chủ lực của địch trong một trận tổng quyết chiến chiến lược. Trong chiến tranh Việt - Thanh lần này, quân đội Nguyễn Huệ cũng theo quy luật đó.

        Tư tưởng không sợ địch, dám quyết chiến, dám giành thắng lợi, là tư tưởng chiến lược vĩ đại của Nguyễn Huệ.

        Chiến lược của Nguyễn Huệ là lấy sức mạnh vô tận của quân dân làm cơ sở, chứ không lấy vũ khí làm cơ sở. Chính vì vậy mà trong nghệ thuật tác chiến, ông thận trọng đánh giá đúng đắn lực lượng cụ thể của quân ta và quân địch, đánh giá đúng đắn chỗ mạnh chỗ yếu của cả hai bên, rồi đề ra những biện pháp tích cực, để bảo đảm giành những ưu thế cần thiết cho quân đội mình. Một khi những điều kiện chính trị, quân sự có lợi đã được tập hợp, ông chỉ huy quân đội một cách kiên quyết, dũng cảm đánh cho địch không kịp trở tay, tiến mạnh đến toàn thắng.

        Sự chỉ đạo chiến lược của Nguyễn Huệ - là một điển hình thành công về giải quyết mối quan hệ giữa rút lui chiến lược và phản công chiến lược, giữa bảo tồn mình và tiêu diệt địch, giữa tạm bỏ đất đai và giành lại đất đai, giữa đánh tiêu hao và đánh tiêu diệt, giữa tránh quyết chiến và dám quyết chiến. Nó cũng thể hiện rõ ràng sự liên quan mật thiết giữa các mặt đối lập của các mối quan hệ đó.

        Điển hình thành công ấy xác minh rằng, cơ sở quyết định của toàn bộ chiến lược trong chiến tranh này là Nguyễn Huệ đã nắm rất vững mục đích và tính chất của cuộc chiến tranh do hai bên tiến hành, nắm được ý nguyện và sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến tranh chống quân Thanh xâm lược do ông lãnh đạo.

        Điển hình thành công ấy còn chứng minh thiên tài quân sự của Nguyên Huệ trong việc tổ chức và tạo nên sức mạnh của toàn bộ cuộc chiến tranh và trong việc thực hiện thắng lợi giai đoạn phản công chiến lược mà đỉnh cao của nó là cuộc quyết chiến chiến lược, đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược của nhà Thanh.

        Đó cũng là những bài học chủ yếu về chiến lược của Nguyễn Huệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:36:37 am »


        2. CHIẾN DỊCH – CHIẾN THUẬT

        Nhằm hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục đích của phản công chiến lược, Nguyễn Huệ đã áp dụng phương pháp tiến công giải quyết nhanh ở tuyến ngoài, đưa chiến trường tác chiến vào trung tâm phòng thủ của địch. Cuộc tổng quyết chiến thắng hay bại, cố nhiên quyết định ở sự chỉ đạo chiến lược có đúng đắn hay không. Nhưng mục đích chiến lược đạt hay không đạt còn tùy thuộc vào sự chỉ đạo tác chiến trên chiến thường. Vì rằng thành công trong chỉ đạo chiến lược quyết định thắng lợi của chiến địch và chiến thuật, đồng thời chiến dịch, chiến thuật có thắng lợi thì chiến lược cũng mới đạt được mục đích.

        Từ lúc chiến dịch bắt đầu đến khi kết thúc, là giai đoạn mà tính năng động chủ quan của tướng lĩnh và binh sĩ của hai quân đội tham chiến sẽ phát huy cao độ. Một trong những biểu diện của tính năng động ấy là hai bên tranh giành một cách quyết liệt ưu thế và chủ động.

        Trước khi mở chiến dịch, Nguyễn Huệ đã nắm được ưu thế chung về chiến lược - chiến dịc. Tuy nhiên, về mặt số lượng, ưu thế tạm thời vẫn thuộc về quân thanh. Vấn đề then chốt đối với Nguyễn Huệ là phải không ngừng tiến lên hoàn toàn giành lấy ưu thế tuyệt đối. Muốn vậy quân đội Tây Sơn phải  không ngừng thực hiện đánh tiêu diệt, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, trong khi mà mục đích trực tiếp của quân Thanh là ra sức bảo toàn lực lượng, đánh tan cuộc phản công của đối phương.

        Trong những ngày ở Nghệ An và Tam Điệp, Nguyễn Huệ đi sâu vào công lác tìm hiểu địch tình và địa hình. Ông chú trọng phát hiện và đánh giá đúng đắn những chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, ông so sánh khá chu đáo chất lượng giữa các đạo quân của quân Thanh, đồng thời chú ý đến năng lực tổ chức và chỉ huy của từng tướng lĩnh đối phương.

        Lúc ấy về căn bản, quân Thanh đã khống chế toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn ở Bắc Hà. Bị chi phối bởi ý định tạm thời chuyển sang phòng thủ nhưng mang nặng tính chất trú quân nghỉ ngơi để chờ đợi tiếp tục tiến công, Tôn Sĩ Nghị căn bản vẫn duy trì đội hình tiến công, theo hướng chung nam - bắc. Trong khu vực ấy, quân Thanh nằm gọn trong những giới hạn của sông Gián Thủy, sông Nhuệ, sông Thanh Quyết và sông Hồng, lợi dụng những con sông ấy làm các tuyến chướng ngại thiên nhiên. Trục vận động đường bộ,  chủ yếu là con đường thiên lý, đi từ kinh thành đến Gián Khẩu, qua Trường Yên vào Thanh Hóa. Trục vận động đường thủy có sông Hồng rộng lớn, cũng chảy ngang Thăng Long qua địa phận Sơn Nam ra Biển Đông. Trong khu vực này, địa hình tuy trống trải nhưng nhiều ruộng nước, ao đầm. Nếu khéo lợi dụng nó, thì có thể tăng cường thế vững vàng trong khi dừng lại. Đồng thời, một địa hình như vậy hạn chế sự cơ động rộng rãi. Vận động của quân đội chỉ có thể dựa vào con đường thiên lý và sông Hồng. Ở phía nam, là dãy núi Tam Điệp do quân đội Nguyễn Huệ chiếm giữ. Dọc theo cạnh sườn phía Tây, tiếp giáp với dãy núi Tam Điệp là một rặng núi từ Nho Quan, qua Chi Nê, kéo dài đến Ba Vì. Bên cạnh sườn phía đông, vượt qua sông Hồng, cả một vùng đồng bằng rộng lớn có nhiều sông lớn chia cắt.

        Căn cứ vào hình thể của khu vực đó, tính chất của địa hình và các trục vận động, Tôn Sĩ Nghị có thể phán đoán rằng nếu Nguyễn Huệ tiến công, tất phải lấy con đường thiên lý làm trục vận động, nếu là lục quân hoặc con sông Hồng, nếu là thủy quân. Trong trường hợp có lục quân và thủy quân cùng thực hành tiến công, cũng không thể thoát khỏi hai đường vận động đó.

        Vì vậy, Tôn Sĩ Nghị quyết định hướng khống chế chủ yếu trên trục đường từ Gián Khẩu đến Thăng Long. Đồn Gián Khẩu tiếp giáp với đường thiên lý, với sông Thanh Quyết, với sông hồng, và ở ngay cửa ngõ Tam Điệp, trở thành một vị trí tiền tiêu quan trọng, để khống chế cả trên đường bộ và đường sông. Về bố trí lực lượng, Tôn Sĩ Nghị sử dụng các đội quân Lê mới khôi phục làm lực lượng bảo vệ: các tướng Lê, Hoàng Phùng Tứ đóng quân ở Gián Khẩu, Hoàng Tố Nghĩa đóng quân ở Sơn Nam. Trên cạnh sườn phía đông, một đạo quân Lê chiếm đóng Hải Dương. Trên cạnh sườn phía tây, đạo quân Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây sẽ buộc đối phương phải suy nghĩ nếu có ý định tiến công trên mặt này. Để bảo vệ trực tiếp cho thành Thăng Long trên hướng tây và tây nam, Tôn Sĩ Nghị đã bố trí đạo quân Sầm Nghi Đống đóng tại Khương Thượng.

        Các đạo quân tinh nhuệ bố trí một cách tập trung từ Phú Xuyên đến Thăng Long. Đạo quân Hứa Thế Hanh có nhiệm vụ chặn đánh đối phương trên hướng chủ yếu, bố trí từ Phú Xuyên đến vùng phụ cận Ngọc Hồi, lấy Ngọc Hồi làm điểm then chốt. Gần mười vạn chủ lực quân Thanh, do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy vẫn đóng tại hai bên bờ sông Hồng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:37:06 am »


        Nguyễn Huệ đã rút ra những kết luận gì, khi phán đoán về bố trí lực lượng của quân Thanh? Đối thủ của ông biết lợi dụng địa thế và địa hình, biết lợi dụng các tuyến chướng ngại thiên nhiên để tiến hành lâm thời phòng thủ.

        Các tập đoàn quân Thanh hình thành ba khu vực dựa vào nhau, nằm gọn trong sự che chở của núi, sông, lại được các đội quân Lê bảo vệ ở phía trước và cạnh sườn đông. Tôn Sĩ Nghị không phân tán các đạo quân tinh nhuệ, còn chú trọng đặc biệt tập trung chủ lực mạnh để sử dụng vào những thời cơ quyết định. ý định tác chiến của Tôn Sĩ Nghị khá rõ rệt, buộc quân Tây Sơn phải giao chiến ở rất xa Thăng Long, phải liên tục đánh trên một hướng, trên một địa hình mà sức cơ động rộng rãi bị hạn chế, do đó tốc độ tiến công sẽ bị chậm. tạo cho quân Thanh điệu kiện thuận lợi dễ sử dụng chủ lực một cách linh hoạt. Theo bố trí của Tôn Sĩ Nghị, đạo quân chủ lực có thể cơ động trên ba hướng khác nhau: từ Tây Long đến hướng tây, nếu Sầm Nghi Đống bị uy hiếp, từ Tây Long theo đường thiên lý đến hướng nam; từ Tây Long theo đường sông Hồng đến hướng nam hoặc đông nam, nếu Hứa Thế Hanh bị uy hiếp. Hắn cho rằng, với lực lượng chiếm đóng khá mạnh, lại được chủ lực từ Thăng Long cơ động ra, sẽ tạo nên ưu thế lớn, đủ sức ngăn chặn và đánh bại cuộc tiến công của đối phương.

        Những điều trên nêu lên ưu điểm trong bố trí chiến dịch của Tôn Sĩ Nghị. Nhưng bên cạnh đó, bố trí này cũng lộ ra nhiều nhược điểm. Những nhược điểm này, nằm trong sai lầm về chỉ đạo chiến lược, sẽ trở nên rất nghiêm trọng, khiến cho những ưu điểm lớn nói trên, về căn bản, sẽ mất tác dụng.

        Trước hết, bố trí thế trận của quân Thanh chính là để tiếp tục tiến công chứ không phải là phòng ngự. Tôn Sĩ Nghị lại quá ỷ vào các chướng ngại thiên nhiên. Nếu quân đội Tây Sơn khắc phục được những khó khăn do chướng ngại thiên nhiên, Nguyễn Huệ nhất định sẽ giành được bất ngờ lớn về chiến dịch - chiến thuật. Trên khu vực bảo vệ, địa hình rộng rãi nhưng lực lượng bảo vệ quá yếu, quá phân tán, cho nên trên thực tế không có tác dụng tích cực của khu vực bảo vệ. Lực lượng trên khu vực bảo vệ rất dễ bị tiêu diệt.

        Nguyễn Huệ chú ý đặc biệt đến đạo quân Sầm Nghi Đống bảo đảm che chở Thăng Long ở phía tây nam. Một đạo quân tuy khá lớn về số lượng, nhưng kém về chất lượng, do một viên tướng tầm thường chỉ huy. 

        Điều mà Nguyễn Huệ quan tâm hơn hết trong toàn bộ hệ thống bố trí của Tôn Sị Nghị là các đạo quân chủ lực ở bờ sông Hồng. Tôn Sĩ Nghị có thực hiện được sự cơ động kịp thời các đạo quân chủ lực này hay không, có sử dụng nó một cách tập trung để chống lại chủ lực của ông hay không, điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đối với cuộc tiến công của quân đội Nguyễn Huệ. Điểm khống chế then chốt của Hứa Thế Hanh có vị trí quá gần Thăng Long, tức là gần chủ lực. Điều đó có hai mặt: nếu như trên khu then chốt, chiến đấu thực hiện được nhiệm vụ ngăn chặn đối phương trong một lười gian dài, thì sẽ bảo đảm cho chủ lực đủ thời gian để triển khai, đánh trả đối phương tích cực. Nhưng, nếu như nhiệm vụ đó không được thực hiện, nếu bên tiến công thực hành đánh nhanh giải quyết nhanh, thì chủ lực không đủ thời gian triển khai, do đó chủ lực không thể phát huy được tác dụng của nó. Bên cạnh nhược điểm đó, Tôn Sị Nghị còn phạm một sai lầm nghiêm trọng khác: hắn đã để chủ lực bố trí thành hai bộ phận, chia cắt bởi một con sông lớn và tách rời khỏi hệ thống lực lượng trong thế trận chung. Phương tiện bảo đảm cơ động mỏng manh - một cái cầu phao - hoàn toàn không đủ khả năng để hàng vạn quân đóng trên các bãi hai bên bờ sông Hồng có thể nhanh chóng, kịp thời bước vào chiến đầu một cách có hiệu quả. Bị con sông Hồng rộng lớn chia cắt, các bộ phận chủ lực đã mất điều kiện cơ động, từ một đạo quân lớn, tập trung trở thành các lực lượng phân tán, tách rời nhau, và tách rời khỏi lực lượng đánh chặn trong các khu then chốt. Tôn Sĩ Nghị đã tự bó tay, mất khả năng sử dụng một cách tập trung đạo quân chủ lực lớn mạnh.

        Tất nhiên, không phải Tôn Sĩ Nghị không có khả năng làm cho tình hình thay đổi, chuyển sang chiều hướng có lợi cho quân Thanh. Điều kiện cần thiết là Tôn Sĩ Nghị phải sớm phát hiện ý định tiến công của Nguyễn Huệ. Chỉ nắm chắc và nắm thật sớm ý định tiến công đó, để nhanh chóng thay đổi thế trận, ít nhất cũng đưa được đại bộ phận của chủ lực sang hữu ngạn sông Hồng, quân đội nhà Thanh mới đủ khả năng ngăn chặn cuộc tiến công của quân đội Tây Sơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 08:37:30 am »


        Về chiến thuật, ưu điểm của quân Thanh là biết tổ chức điểm khống chế có trọng điểm trên hướng chủ yếu. Trên hướng đường thiên lý, cách bố trí về chiến thuật trong khu then chốt có những ưu điểm nhất định. ở đây, địch không dàn đều binh lực, mà biết tập trung lực lượng trên một điểm - Ngọc Hồi - làm điểm then chốt, có các vị trí với binh lực khác nhau bảo vệ trên những cự ly nhất định. Từ Phú Xuyên đến Ngọc Hồi, Hứa Thế Hanh bố trí binh lực theo cách tăng lên dần, do đó giá trị của các vị trí đó thật rõ rệt: Ngọc Hồi là điểm then chốt, Hà Hồi là vị trí quan trọng, v.v. Cách bố trí đó trên hướng khống chế chủ yếu buộc đối phương phải liên tục đánh phá, càng tiến vào sâu càng phải đánh phá những vị trí lớn hơn, buộc đối phương phải không ngừng tăng cường lực lượng đánh phá. Trong điều kiện một quân đội ở vào thế yếu về số lượng, thì việc liên tục đánh phá đó sẽ làm cho quân tiến công bị tiêu hao, bị mệt mỏi. Việc không ngừng tăng cường lực lượng đánh phá sẽ khiến cho quân tiến công khi tiến đến Ngọc Hồi sẽ không đủ sức để tiếp tục tiến công nữa, do đó mà cuộc tiến công bị phá tan. ở Ngọc Hồi, Hứa Thế Hanh có một binh lực lớn trong tay, có khả năng tăng viện cho các vị trí bị uy hiếp, do đó mà tăng cường tính vững chắc cho các vị trí ngoại vi, khiến cho đánh phá của đối phương khó thành công. Như vậy có nghĩa là những vị trí chiến thuật đủ sức để ngăn chặn cuộc tiến công, vì cả trong hai trường hợp nói trên, Ngọc Hồi vẫn phát huy được vai trò và tác dụng làm điểm then chốt chiến thuật của nó.

        Về mặt công sự và chướng ngại, các vị trí ngoại vi hầu như không có gì. ở những nơi này, quân Thanh dựa vào làng mạc mà trú quân, lấy các lũy tre và ao hồ làm chướng ngại. Riêng Ngọc Hồi được chú trọng đặc biệt, xứng đáng là một vị trí then chốt. ở đây, địch có đắp lũy, tuy là lũy bình thường, nhưng kết hợp với hệ thống hỏa lực và trận địa địa lôi, vị trí đó trở nên khá kiên cố.

        Vị trí then chốt này có giá trị chiến thuật vì ở đấy Hứa Thế Hanh đã biết kết hợp bốn yếu tố: công sự, hỏa lực, chướng ngại và lực lượng dự bị để tiến hành phòng thủ. Rõ ràng là trong toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đã dành cho Ngọc Hồi vai trò quyết định.

        Nhưng, hình thái chung về bố trí chiến dịch, chiến thuật trong lúc dừng lại trú quân của quân Thanh nổi bật một  nhược điểm căn bản là mục đích không rõ ràng, dứt khoát. Nó biểu hiện mâu thuẫn không được giải quyết thỏa dáng giữa tiếp tục tiến công và tạm thời phòng thủ; nó bộc lộ tư tưởng chủ quan khinh địch. Cũng vì vậy mà hệ thống bố trí đó phản ánh tư tưởng phòng thủ tiêu cực của quân Thanh. Toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch, dựa vào hệ thống đồn lũy, mặc dù Tôn Sĩ Nghị có trong tay một lực lượng chủ lực lớn có thể cơ động để làm biến chuyển tình thế khi cần thiết.

        Nguyễn Huệ nhìn rõ những chỗ mạnh và chỗ yếu đó của địch. Sử dụng đúng đắn mười vạn quân, ông có thể biến những chỗ mạnh của địch thành yếu, và khoét sâu thêm những chỗ yếu của địch.

        Vấn đề đầu tiên đặt ra là phải làm sao hết sức ngăn cản sự cơ động của đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị, làm tê liệt hành động có tổ chức của nó. Đạo quân Sầm Nghi Đống là một đạo quân yếu nhất, nhưng chiếm một vị trí hiểm yếu, liên quan mật thiết đến các đạo quân chủ lực trong khu vực Thăng Long. Còn đạo quân Hứa Thế Hanh, tuy mạnh về nhiều mặt, nhưng dễ bị chia cắt, cô lập. Trong ba đạo quân Thanh, mục tiêu mà Nguyễn Huệ đánh đòn chủ yếu là đạo quân Hứa Thế Hanh. Chủ lực của ông có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ này với điều kiện là cô lập được đạo quân đó, bằng cách ngăn cản một cách tích cực nhất sự cơ động của các đạo quân chủ lực tại Thăng Long. Muốn thực hiện những điều đó và để bù vào thế yếu về số lượng, yếu tố thời gian là rất quan trọng: vận động nhanh chóng, nâng cao sức tiến công sẽ bảo đảm thắng lợi.

        Ý định tiến công của Nguyễn Huệ là: mục tiêu đánh đòn chủ yếu của quân đội Tây Sơn sẽ là đạo quân Hứa Thế Hanh. Trong khi đó, ông sẽ dùng một bộ phận lực lượng tập kích bất ngờ vào đạo quân Sầm Nghi Đống, nhanh chóng tiêu diệt đạo quân này và đánh chiếm Thăng Long, thực hiện chia cắt chiến trường. Khi những mục tiêu nói trên đã đạt được, mà thể hiện cụ thể là các đạo quân chủ lực Tôn Sĩ Nghị bị rối loạn, đã nằm trong vòng vây của các đạo quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ sẽ tiêu diệt nó trong vận động.

        Phương châm tác chiến được thể hiện là đánh nhanh, giải quyết nhanh. Các trận chiến đấu quyết định diễn ra trong một thời gian ngắn. Để bảo đảm đánh nhanh giải quyết nhanh, mọi hành động chiến dịch - chiến thuật của quân đội đều đã phát huy cao độ yếu tố bất ngờ.

        Xác định ý định tiến công tuy là một việc quan trọng nhưng Nguyễn Huệ còn cụ thể hóa ý định đó thành một kế hoạch tác chiến và tiến hành nhiều công tác trọng yếu khác. Những vấn đề phức tạp đó đều được Nguyễn Huệ, vị tướng dày kinh nghiệm, giải quyết một cách rất thành công.

        Có thể khẳng định rằng trong cuộc đời chiến đấu của ông, chưa bao giờ Nguyễn Huệ đứng trước những vấn đề lớn như thế. Điều đó càng nói lên ý nghĩa cực kỳ lớn lao trong thành công của ông về mặt tổ chức và chỉ đạo tác chiến.

        Những kinh nghiệm về tổ chức và thực hành chiến dịch rất phong phú. Chúng tôi chỉ sơ bộ nghiên cứu những bài học chủ yếu sau đây:

        - Động viên chính trị;

        - Tổ chức hành quân, và công tác bảo đảm;

        - Kế hoạch tác chiến;

        - Sử dụng đội dự bị;

        - Chỉ đạo chiến thuật.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM