Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:58:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đã bắt đầu như thế  (Đọc 79805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:40:31 am »

Cũng ngày hôm đó, Hội đồng quân sự thông qua những quyết định hết sức quan trọng, nhằm nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội quân khu trong trường hợp có xung đột vũ trang. Nhưng chúng ta cũng có những thiếu sót mà không một biện pháp gấp rút nào có thể uốn nắn được. Phiên họp thường kỳ của Hội đồng quân sự đã nói về vấn đề này.

Những người xô-viết cùng thế hệ với tôi, nhất là những người đã phục vụ trong Hồng quân và Hải quân, không bao giờ quên được những nỗ lực to lớn của Đảng cộng sản, Chính phủ và toàn thể nhân dân trong những kế hoạch năm năm đầu tiên nhằm nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang của đất nước.

Nhờ thực hiện thắng lợi hai kế hoạch năm năm đầu tiên, nền công nghiệp của Liên Xô đã phát triển chưa từng thấy, tạo khả năng đẩy mạnh việc trang bị kỹ thuật cho quân đội và hải quân. Từ năm 1929 đến năm 1941, số nòng pháo hạng nhẹ, hàng trung và hạng nặng tăng 7 lần, nòng pháo chống tăng – 19 lần. Từ năm 1934 đến năm 1939, số lượng các đơn vị xe tăng tăng 2,5 lần. Số máy bay từ năm 1930 đến năm 1939 tăng 6,5 lần. Đến năm 1941, hải quân của ta đã nhận khoảng 500 hạm tàu mới các loại. Tình hình đó đã nâng hẳn sức chiến đấu của các Lực lượng vũ trang Liên Xô.

Song, tình hình quốc tế căng thẳng và nguy cơ chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc đã buộc nhân dân Liên Xô phải không ngừng tăng thêm quân số. Từ tháng Giêng năm 193 đến tháng Sáu năm 1941, quân số đã tăng khoảng 2,5 lần! 125 sư đoàn bộ binh, nhiều binh đoàn và binh đội các binh chủng đang được thành lập. Khả năng công nghiệp của Liên Xô gia tăng mạnh, nhưng cũng không theo kịp sự phát triển rất nhanh của các Lực lượng vũ trang. Bộ đội còn thiếu vũ khí, kỹ thuật chiến đấu, phương tiện vận tải và thông tin liên lạc.

Tôi xin lấy đặc khu Ki-ép làm dẫn chứng. Bạn đọc đã biết, phần lớn các lực lượng trong quân khu ngay trước lúc nổ ra chiến tranh là những đơn vị mới được tổ chức. Đó là cả tám quân đoàn cơ giới đều mới bắt đầu thành lập năm 1940 và, tất nhiên, chưa hoàn chỉnh; năm lữ đoàn pháo chống tăng cơ giới và một loạt đơn vị pháo binh khác, cũng như một số sư đoàn bộ binh (trong đó bốn sư đoàn lúc bắt đầu chiến tranh chỉ có 2.000 – 2.500 người).

Vũ khí và phương tiện kỹ thuật thiếu thốn. Quân số cũng không đủ. Thật không dễ gì động viên hàng triệu cánh tay lao động của nền kinh tế quốc dân đang trên đà phát triển vào lực lượng vũ trang. Bổ sung cho đội ngũ cán bộ chỉ huy lại càng khó hơn. Đảng và Chính phủ đã làm tất cả những gì có thể làm được để giải quyết vấn đề này. Từ năm 1939 đến năm 1940, đã gọi nhập ngũ 174 nghìn sĩ quan dự bị. Số học viên các học viện quân sự tăng gấp đôi. Riêng trong năm 1940, đã xây dựng 42 trường quân sự mới để đào tạo cán bộ chỉ huy cho lục quân và không quân. Số lượng học viên từ 36 nghìn lên tới 168 nghìn người. Các trường quân sự sút ngắn thời gian đào tạo từ ba xuống hai năm. Đồng thời, còn tổ chức nhiều khóa huấn luyện đào tạo thiếu úy. Tất nhiên, tất cả những việc làm đó cho đến khi nổ ra chiến tranh đã bổ sung được không ít cán bộ chỉ huy, nhưng vẫn còn xa so với yêu cầu.

Tôi nhớ, tính đến tháng Năm năm 1941, riêng trong quân khu chúng tôi còn thiếu hơn 30 nghìn cán bộ chỉ huy và cán bộ kỹ thuật. Như trên đã nói, năm 1941, chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào đợt tốt nghiệp tháng Năm của các trường quân sự. Nhưng các trung úy trẻ về đến đơn vị nào trước lúc chiến tranh có mấy ngày, tất nhiên, chưa kịp làm quen và nắm được chiến sĩ. Có điều đỡ lo là số lớn cán bộ chỉ huy dự bị phải đến ngay chỗ chúng tôi sau khi tuyên bố lệnh động viên.

Phức tạp hơn cả là vấn đề trang bị cho bộ đội các loại vũ khí, nhất là các kiểu xe tăng, máy bay và pháo mới. Ủy ban trung ương Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này. Những mẫu kỹ thuật chiến tranh loại nhất đang được chế tạo. Chính trong thời gian này đã đưa vào sản xuất hàng loạt các máy bay “MIC”, “YAK”, “IL”, xe tăng hạng trung T-34 và xe tăng hạng nặng CV cùng nhiều loại vũ khí khác. Đó là chiến công lao động cực kỳ vĩ đại của công nhân, các nhà bác học và kỹ sư. Tuy nhiên, công nghiệp vẫn không kịp thỏa mãn mọi nhu cầu về kỹ thuật chiến đấu của quân đội. Chúng tôi đành phải cam chịu với sự thiếu thốn của mình và trông đợi vào số trang bị mỗi tháng một tăng thêm.

Khi mới xảy ra chiến tranh, thường có ý kiến phê phán các cơ quan quân sự cấp trên, các nhà thiết kế và lãnh đạo công nghiệp quốc phòng dường như lạc hậu trong việc chế tạo các loại kỹ thuật chiến đấu mới. Chỉ có những người ít hiểu được thực chất của vấn đề mới nói như vậy.

Thiết kế những kiểu vũ khí phức tạp mới, rồi tổ chức sản xuất hàng loạt và để cho quân đội làm chủ được chúng là một việc rất phức tạp, đòi hỏi nhiều cố gắng lớn lao, mà chủ yếu là thời gian.

Những người tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại biết rõ tính năng chiến đấu xuất sắc của xe tăng T34. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, không loạt xe tăng nào có thể sánh kịp với nó. Nhưng, chúng ta hãy thử xem các nhà thiết kế đã phải trải qua chặng đường khó khăn như thế nào trước khi hoàn thành đồ án loại tăng tuyệt vời đó và đưa nó và sản xuất hàng loạt.

Từ năm 1932 đến năm 1939, nền công nghiệp đã cung cấp cho quân đội chủ yếu là các loạt tăng T-26, BT-7, T-28. Tính năng chiến đấu cơ bản của chúng là tính cơ động cao và hỏa lực mạnh. Nhưng với sự phát triển loại súng chống tăng đặc biệt của quân Đức, đã nẩy ra vấn đề phải tăng cường vỏ thép cho xe tăng Liên Xô. Trong những năm 1938-1939, tại các phòng thiết kế và bãi thử xe tăng, mọi người làm việc căng thẳng để chế tạo loại xe tăng mới – xe tăng 18 tấn bánh xích A-20. Đây là loại xe có triển vọng, nhưng trang bị hỏa lực yếu. Các nhà thiết kế M. I. Cô-sơ-kin và A. A. Mô-rô-đốp lại tiếp tục nghiên cứu và chẳng bao lâu sau đã cho xuất xưởng loại xe tăng A-32 trang bị pháo 76 ly và hai súng máy. Tháng Tám năm 1939, Hội đồng quân sự tối cao chấp nhận loại xe này, nhưng yêu cầu các nhà thiết kế tiếp tục hoàn thiện bộ phận truyền động và tăng cường vỏ thép bảo vệ. Các yêu cầu đó cũng được thỏa mãn. Cuối cùng, bằng lao động khẩn trương, xe tăng T-34 đã ra đời, một kiệt tác của công nghiệp chế tạo xe tăng thời đó. Đầu năm 1940, mọi cuộc thử nghiệm được hoàn thành và T-34 được đưa vào sản xuất hàng loạt. Đến cuối năm, nền công nghiệp đã cung cấp được 115 xe tăng kiểu này, và đến trước chiến tranh đã bổ sung thêm hơn một nghìn chiếc nữa.

Việc chế tạo những máy bay chiến đấu nổi tiếng sau này cũng được tiến hành một cách kiên quyết như vậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:40:53 am »

Tiếc rằng chúng ta không có đủ thời gian để trang bị đầy đủ cho quân đội các loại xe tăng, máy bay mới và để rồi làm chủ được chúng. Nếu như có được một hai năm nữa!...

Còn lúc đó, số máy bay mang nhãn hiệu mới nhất trong quân khu chúng tôi mới chỉ chiếm 15 phần trăm. Tình hình xe tăng cũng như vậy. Vấn đề còn phức tạp ở chỗ phải chuyển sang sản xuất kỹ thuật mới, nền nền công nghiệp đã giảm nhiều việc sản xuất phụ tùng cho những loại cũ. Vì thế, khi những loại này bị hỏng do sử dụng quá nhiều thì không có phụ tùng để thay thế. Không có gì đáng ngạc nhiên là những xe tăng và máy bay kiểu cũ đã vắng bóng ở chiến trường ngay trong những tháng đầu chiến tranh.

Trong quân khu chúng tôi, các quân đoàn và sư đoàn bộ binh thuộc bộ đội phòng thủ biên giới, có trình độ sẵn sàng chiến đấu tốt nhất. Những sư đoàn thuộc các quân đoàn bộ binh đóng sâu trong quân khu và trên thực tế làm nhiệm vụ thê đội tác chiến hai của quân khu, được bổ sung và trang bị ít hơn nhiều. Tư lệnh quân khu lo lắng hơn cả về tình trạng không đồng bộ về pháo binh, súng cối và một số loại vũ khí bộ binh. Đặc biệt các binh đội và binh đoàn mới được thành lập chịu nhiều khó khăn: thiếu cả súng cối, cao xạ, cùng các loại đại liên, trung liên và tiểu liên.

Trang bị yếu hơn cả là bộ đội xe tăng – thiết giáp của quân khu. Để bổ sung cho các quân đoàn cơ giới mới thành lập trong năm 1940, trước hết đã sử dụng quân số, vũ khí và xe chiến đấu của những lữ đoàn xe tăng và cơ giới độc lập cùng những tiểu đoàn xe tăng độc lập thuộc các sư đoàn bộ binh đã có trước đây. Cho đến lúc bắt đầu chiến tranh, chưa có một quân đoàn cơ giới nào được xây dựng hoàn chỉnh.

Trong số đơn vị xe tăng – thiết giáp của quân khu, chỉ có quân đoàn cơ giới 4 và 8 là những đơn vị đầu tiên được nhận xe tăng CV và T-34 từ đầu năm 1941, đã được chuẩn bị nhiều nhất để tác chiến. Nhưng các quân đoàn này cũng vẫn không đủ phương tiện kỹ thuật khác. Các sư đoàn chỉ có một nửa số xe tăng mới theo quy định. Do không đủ thời gian, nên việc học tập và tổ chức chiến đấu của các tổ lái chưa đạt mức yêu cầu.

Ít lâu sau, quân đoàn cơ giới 15 bắt đầu thành lập. Cho tới lúc bắt đầu chiến tranh, trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đoàn này vẫn thấp hơn nhiều so với hai quân đoàn trên. Ở đây, sư đoàn xe tăng 10 được bổ sung đầy đủ hơn cả, có xe tăng hạng trung mới và một chiếc CV, còn lại là loại vũ khí kiểu BT-7 và T-26. Các tổ lái mới bắt đầu nắm được loại xe tăng mới. Còn sư đoàn cơ giới 212 của quân đoàn này thì trên thực tế chỉ mới có tên gọi, vì không những thiếu ô-tô để chở bộ đội, mà còn thiếu cả xe chở vũ khí hạng nặng, đạn dược và nhiên liệu. Xe kéo pháo của sư đoàn chỉ đủ để chuyên chở một tiểu đoàn pháo binh không có các đơn vị hậu cần. Trung đoàn pháo binh của quân đoàn chỉ có năm xe kéo pháo đủ phục vụ một đại đội pháo binh. Chỉ sau khi có xe của nền kinh tế quốc dân cung cấp, tức là sau khi tuyên bố động viên, thì những khẩu pháo còn lại mới có thể cơ động được. Trung đoàn mô-tô của quân đoàn này gặp khó khăn hơn: mới có một phân ba số cán bộ chỉ huy còn chiến sĩ được bổ sung là những người mới nhập ngũ.

Những quân đoàn cơ giới khác được thành lập muộn hơn và ở trong tình trạng rất khó khăn. Toàn bộ xe tăng của những quân đoàn này đều là loại cũ, phần lớn là xe dùng để huấn luyện – chiến đấu và đã sử dụng hết tuổi bền của động cơ. Loại xe tăng này đã ngừng sản xuất nên không có phụ tùng dự trữ, mỗi lần hỏng hóc nặng coi như bị loại hẳn. Trước khi nhận được xe tăng CV và T-34, bộ đội vẫn phải huấn luyện bằng các loại xe này.

Các bạn thấy đó, những quân đoàn cơ giới đang ở trong giai đoạn mới hình thành nên không thể coi là đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.

Phương tiện vận tải là chỗ yếu nhất của các đơn vị trên mặt đất thuộc quân khu chúng tôi. Số ô-tô và xe xích cần thiết mới đạt 25-30%. Thậm chí các sư đoàn đóng sát biên giới cũng không có đủ. Trong tuyệt đại bộ phận các quân đoàn cơ giới, bộ binh được coi là cơ giới hóa cũng chỉ có thể cơ động bằng đôi chân, còn phần lớn pháo binh của sư đoàn và quân đoàn không thể cơ động được vì thiếu các phương tiện kéo.

Điều này cũng dễ hiểu. đất nước xô-viết còn chưa đủ giàu để bảo đảm ô-tô và xe kéo cho quân đội đang phát triển nhanh. Người ta đã trù tính quân đội sẽ nhận được chúng ngay những ngày đầu động viên. Mỗi sư đoàn đều biết sẽ nhận được phương tiện kỹ thuật ở đâu, ở các xí nghiệp và cơ quan nào.

Về phương diện này, quân đội phát-xít có ưu thế hiển nhiên. Chúng đã được động viên đầy đủ và toàn bộ nền kinh tế của nước Đức từ lâu đã chuyển sang thời chiến phục vụ quân đội, kể cả nền kinh tế của các nước châu Âu bị Đức nô dịch. Chúng còn có một số lượng lớn vũ khí của các nước bị chiếm đóng. Thêm vào đó, quân đội phát-xít Đức đã tác chiến ở châu Âu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Cũng không thể không tính đến việc bọn Hít-le đã thử nghiệm vũ khí của chúng trên các chiến trường và tổ chức việc sản xuất hàng loạt những kiểu hoàn thiện nhất.

Chúng tôi hiểu rằng trong trường hợp nước Đức phát-xít tiến công Đất nước xô-viết thì chúng ta đánh trả cuộc tiến công đó không phải là dễ dàng và chúng ta buộc phải chiến đấu trong những điều kiện vô cùng khó khăn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:41:59 am »

NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CUỐI CÙNG

Hội đồng quân sự quân khu vừa thảo luận những biện pháp mới nhằm nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị chưa được một ngày thì có điện báo của Mát-xcơ-va. Bộ Tổng tham mưu chất vấn: căn cứ vào đâu mà ra lệnh cho các đơn vị đứng ở các khu vực cố thủ chiếm lĩnh dải đất phía trước. Hành động đó có thể khiêu khích bọn Đức gây xung đột vũ trang. Phải hủy bỏ ngay lệnh này.

Bức điện làm tư lệnh buồn bã. Bởi đây là sáng kiến của đồng chí, và bây giờ lại phải hủy bỏ mệnh lệnh đã ban hành.

Thế mà lại có những tin tức mới đáng lo ngại từ các đơn vị bảo vệ.

Người bạn đồng ngũ của tôi ở kỵ binh là tướng Đ. X. Pi-xa-rép-xki, tham mưu trưởng tập đoàn quân 5, từ biên giới đáp máy bay về Ki-ép. Kiếc-pô-nô-xơ, Va-su-ghin và Puốc-ca-ép nghe anh báo cáo ngay. Pi-xa-rép-xki cho biết bọn Đức ngày càng tăng cường thế bố trí của chúng. Điều đặc biệt lo ngại là bọn phát-xít đá bắt đầu thu dọn vật cản đặt ở biên giới. Chúng đang ráo riết tập trung bom đạn, hơn nữa, còn xếp ngay trên mặt đất, tức là chúng không có ý định bảo quản lâu. Cuộc tiến công có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Còn bộ đội ta vẫn ở nguyên những nơi đóng quân cố định. Muốn chiếm lĩnh những vị trí phòng ngự được bố trí dọc biên giới, cần ít nhất một ngày, thậm chí tới hai ngày. Liệu địch có cho ta từng ấy thời gian không? Tham mưu trưởng tập đoàn quân kết thúc báo cáo tình hình bằng câu hỏi: đã đến lúc báo động chiến đấu cho bộ đội phòng thủ biên giới chưa?

Kiếc-pô-nô-xơ đăm chiêu. Đồng chí nói là hoàn toàn đồng ý với nỗi lo ngại của bộ tư lệnh tập đoàn quân. Tình hình biên giới quả là bất an, và Hội đồng quân sự quân khu sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết thuộc thẩm quyền của mình. Nhưng bây giờ chưa thể báo động chiến đấu, song cần suy tính kỹ càng để cho các sư đoàn thuộc thê đội một của tập đoàn quân tiếp cận biên giới quốc gia. Khi kết luận, tư lệnh tỏ ý tin rằng Mát-xcơ-va đã biết rõ tất cả và khi cần thiết sẽ báo trước cho chúng ta và hạ lệnh. Còn bây giờ, có lẽ, chưa phải lúc.

Nhưng chúng tôi hiểu rằng thời điểm đó đã sắp đến rồi. Cũng ngay hôm ấy có báo cáo của I. X. Va-ren-ni-cốp, tham mưu trưởng tập đoàn quân 26, gửi tới. Đại tá báo cáo: “Bọn Đức đang chuẩn bị xuất phát tiến công”.

Tất nhiên, Mát-xcơ-va biết rõ tình hình phía bên kia biên giới hơn chúng tôi và bộ tư lệnh tối cao đã áp dụng mọi biện pháp. Ngày 15 tháng Sáu, chúng tôi nhận được lệnh bắt đầu từ ngày 17 tháng Sáu sẽ đưa tất cả năm quân đoàn thuộc thê đội hai lên biên giới. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc này ngay từ đầu tháng Năm: theo lệnh của Mát-xcơ-va, chúng tôi đã làm được nhiều việc, như chuẩn bị sẵn lệnh hướng dẫn cho các quân đoàn, cán bộ chỉ huy đã trinh sát các đường hành quân và các khu vực tập kết. Giờ đây chỉ còn hạ lệnh cho những người thực hiện. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc.

Các quân đoàn có từ hai đến ba ngày để chuẩn bị hành quân cơ động cấp tốc. Một số sư đoàn phải lên đường vào tối 17 tháng Sáu, những sư đoàn còn lại chậm hơn một ngày. Các đơn vị đều mang theo mọi thứ cần thiết cho tác chiến. Để giữ bí mật bộ đội chỉ được hành quân đêm. Tính ra đã phải chuyển quân đêm từ tám đến mười hai lần.

Kế hoạch được lập rất tỉ mỉ. Quân đoàn bộ binh 31 từ vùng Cô-rô-xten tới biên giới vào sáng 28 tháng Sáu, gần Cô-ven. Trước ngày 22 tháng Sáu, cơ quan tham mưu quân đoàn vẫn đóng ở địa điểm cũ. Quân đoàn bộ binh 36 phải chiếm lĩnh vùng biên giới Đúp-nô, Cô-din, Crê-mê-nét vào sáng 27 tháng Sáu; quân đoàn bộ binh 37 phải tập trung ở vùng Pê-rê-mư-sli-a-nư, Brê-gia-nư, Đu-na-i-úp vào sáng 25 tháng Sáu; quân đoàn bộ binh 55 (trừ một sư đoàn ở lại vị trí cũ) được lệnh tiến ra biên giới vào ngày 26 tháng Sáu, còn quân đoàn bộ binh 49 thì vào ngày 30 tháng Sáu.

Không để bọn Hít-le phát hiện được việc chuyển quân, chúng tôi không chọn khu vực tập kết các quân đoàn ở ngay sát biên giới, mà lui về phía Đông, các biên giới vài ngày đường chuyển quân.

Để kiểm tra việc tổ chức hành quân, Hội đồng quân sự yêu cầu phòng tác chiến cơ quan tham mưu tập đoàn quân phải cử đại diện xuống từng sư đoàn. Nhưng do không đủ người, nên phải huy động cả cán bộ của các phòng khác.

Công việc thêm dồn dập. Chúng tôi phải sửa lại một vài điểm cần thiết trong kế hoạch phòng thủ biên giới, chuẩn bị bản đồ tác chiến ở các hướng chiến dịch chủ yếu, xác định đường hành quân, nghiên cứu và tổng kết tài liệu trinh sát thực địa của các quân đoàn và tập đoàn quân. Ngoài ra còn tiếp nhận và bố trí hai tập đoàn quân, điều động các quân đoàn ra biên giới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:43:37 am »

Tình hình đó buộc phải nhắc tướng Puốc-ca-ép rằng từ lâu, tôi đã đề nghị tăng thêm biên chế cho phòng tác chiến. Tướng An-tô-nốp có mặt trong lúc nói chuyện đã lắc đầu:

- Ồ, I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích, lấy đâu ra mà tăng. Nghe nói, Bộ Tổng tham mưu có lệnh trong vòng hai tuần phải giảm hai mươi phần trăm biên chế bộ máy ở trung ương và các quân khu… Đừng nói đến chuyện xin thêm người, mà hãy nghĩ là sẽ phải chia tay với ai.

- Lệnh đâu? – Puốc-ca-ép bực tức hỏi.

- Chỉ nay mai thôi ta sẽ nhận được, - đồng chí chuyên gia về tổ chức và động viên” của chúng tôi thản nhiên trả lời.

- Bao giờ nhận được, chúng ta sẽ tính. – Im lặng một lát, Puốc-ca-ép nói thêm: - Còn phòng tác chiến, tôi không cho phép giảm biên chế. Đồng chí hãy tìm thêm người ở các phòng khác.

- Rõ, - An-tô-nốp vui vẻ đồng ý.

Tôi sung sướng vì tham mưu trưởng không cho giảm biên chế của phòng tác chiến… (Chúng tôi chưa kịp chấp hành lệnh đó thì chiến tranh đã bắt đầu. Sau này, tôi có cảm giác là không thể có một mệnh lệnh như vậy vào trước lúc nổ ra chiến tranh chỉ có một tuần, Khi viết cuốn hồi ký này, tôi quyết định phải kiểm tra lại trí nhớ của mình. Và quả là đã có một mệnh lệnh như thế.).

Khi lệnh hướng dẫn điều động các quân đoàn ra biên giới đến tay người chấp hành thì nảy sinh rất nhiều vấn đề và đề nghị.

Quân đoàn trưởng bộ binh 55 là người đầu tiên gọi điện cho Puốc-ca-ép. Đồng chí hỏi: nên giải quyết những phân đội đang tập huấn nhảy dù như thế nào và có điều thêm tới đây ba tiểu đoàn như trong kế hoạch không?

Puốc-ca-ép trao đổi với tư lệnh và sau đó bảo tôi;

- Báo cho quân đoàn trưởng, đưa ngay tất cả các phân đội vắng mặt trở về và không điều thêm một tiểu đoàn nào đến chỗ tập huấn nữa.

Sau này, tôi được biết các phân đội tham gia tập huấn không kịp trở về quân đoàn trước khi nổ ra chiến tranh.

Điện thoại ở chỗ tham mưu trưởng liên tiếp đổ hồi: người yêu cầu đưa các binh độ được bộ chỉ huy lấy đi làm các nhiệm vụ khác nhau trở về quân đoàn, người đề nghị nhanh chóng rút pháo binh từ thao trường về, người đề nghị bổ sung phương tiện vận tải. Các kế hoạch huấn luyện làm kinh tế và xây dựng đều lập ra cho thời bình. Bây giờ phải gấp rút sửa lại nhiều điều cơ bản. Nhưng chúng tôi không thể làm hết mọi việc nếu chưa có lệnh của Mát-xcơ-va.

Trong những ngày tháng Sáu đầy lo âu này, tôi đặc biệt nhớ tới một cuộc gặp gỡ. Một hôm, đang vùi đầu vào công việc, tôi không nhận ra có một người nào đó bước vào phòng làm việc.

- Chào đồng chí đại tá! – một giọng vui vẻ bỗng thốt lên.

Rời mắt khỏi bản đồ, tôi bắt gặp người quen cũ đang đứng trước mặt. Đó là trung tướng I. X. Cô-nép. Lần đầu tiên số phận ghép chúng tôi lại với nhau vào năm 1927, tại nhà an dưỡng ở Giu-rơ-dúp. Chúng tôi khá thân nhau. Người bạn mới của tôi trực tính và hóm hỉnh. Đồng chí đọc nhiều, tranh thủ từng phút rảnh rỗi.

Tôi cùng đồng chí chuyện trò nhiều vấn đề thuộc đời sống bộ đội mà chúng tôi cùng quan tâm. Qua những trao đổi đó, tôi biết Cô-nép là một cán bộ chỉ huy luôn luôn có những suy nghĩ độc đáo và sáng tạo, một người không chỉ am hiểu về chiến thuật, mà còn nắm vững phương pháp huấn luyện chiến đấu. Tôi thấy Cô-nép có tài phát hiện mầm mống của những cái mới, cái tiến bộ trong công tác quân sự. Mọi điều khuôn sáo đều làm cho đồng chí hết sức khó chịu, và dù thân thiết với nhau, bạn cũng không tránh khỏi những lời phê phán gay gắt.

Trước chiến tranh, Cô-nép đã chỉ huy quân khu Bắc Cáp-ca-dơ mà bộ phận chủ yếu của nó là tập đoàn quân 19 mới của chúng tôi. Đồng chí được bổ nhiệm làm tư lệnh tập đoàn quân này. Nhưng tôi không ngờ lại được gặp đồng chí ở đây, tại Ki-ép sớm như vậy.

Muốn chuyện trò nhiều, nhưng cả hai đều rất bận. Cô-nép đề nghị tôi cho biết về tình hình của quân khu. Tôi mời đại tá Bôn-đa-rép giới thiệu tình hình ở bên kia biên giới, còn tôi trình bày những gì nắm được về tình hình và vị trí đóng quân của bộ đội quân khu. Cô-nép hài lòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:44:09 am »

- Cảm ơn các đồng chí đã cho biết tình hình, - đồng chí nói. – Bây giờ, tôi có thể về đơn vị của mình.

Vẫn giọng sảng khoái như xưa, đồng chí chia tay tạm biệt.

- Chúc anh mọi điều tốt lành, I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích. Hẹn gặp lại.

Khi ấy, chúng tôi không hề nghĩ rằng còn lâu mới gặp lại. Bởi sau đó, tôi cùng với bộ tham mưu quân khu rời đến Tác-nô-pôn,còn Cô-nép cùng với tập đoàn quân của đồng chí được điều động về Phương diện quân Tây.

Người chỉ huy pháo binh xuất sắc I-a-cô-vlép của chúng tôi được lệnh về Mát-xcơ-va làm chủ nhiệm Tổng cục pháo binh. Và trung tướng M. A. Pác-xê-gốp đến thay đồng chí vào giữa tháng Sáu. Chúng tôi còn ít biết về đồng chí. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ và chính ủy quân đoàn Va-su-ghin đã quen đồng chí từ hồi công tác với nhau ở quân khu Lê-nin-grát. Đầu những nă ba mươi, tôi cùng với đồng chí Pác-xê-gốp, khi đó là một trung đoàn trưởng pháo binh trẻ tuổi, theo học tại Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-dê. Học xong, chúng tôi chia tay nhau.

Bước đường hoạt động của vị trung tướng pháo binh 42 tuổi này cũng giống như phần lớn các tướng lĩnh Hồng quân nổi tiếng. Pác-xê-gốp xuất thân từ một gia đình nông dân, năm mười chín tuổi đã gắn bó số phần của mình với những người bôn-sê-vích. Thời nội chiến, đồng chí chiến đấu ở Trung Á. Đầu óc thông minh sắc sảo và trí nhớ hiếm có đã giúp đồng chí trở thành một pháo thủ xuất sắc. Năm ba mươi tuổi, Pác-xê-gốp đã chỉ huy tiểu đoàn rồi trung đoàn pháo binh. Tiếp đó, đồng chí theo học ở Học viện binh chủng hợp thành, rồi lại trở về trung đoàn pháo binh, và chỉ ít lâu sau được đề bạt rất nhanh làm chủ nhiệm pháo binh quân khu Lê-nin-grát. Khi xảy ra chiến sự ở eo Ca-rê-li-a, đồng chí là chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân 7, sau đó lại về quân khu, rồi từ đó đến Mát-xcơ-va với cương vị tướng thanh tra pháo binh của Hồng quân. Ba năm phục vụ với những chức vụ cao nhất trong pháo binh đã giúp ích Pác-xê-gốp được nhiều. Hiện nay, đồng chí là một cán bộ chỉ huy có tầm nhìn chiến dịch bao quát, dũng cảm và quyết đoán.

Sáng 19 tháng Sáu, khi tôi báo cáo với Puốc-ca-ép về tin các quân đoàn tiến ra khu vực sát biên giới thì Pác-xê-gốp cùng tham mưu trưởng vá chủ nhiệm hậu cần pháo binh bước vào. Không khí trang nghiêm trong phòng làm việc của Puốc-ca-ép lập tức bị xáo trộn. Vóc người hơi gầy nhưng cân đối và hết sức linh hoạt, từ ngoài ngưỡng cửa, đồng chí đã cất tiếng sang sảng vui vẻ chào hỏi người thủ trương tư lự của chúng tôi. Đồng chí tiến đến, siết tay thật mạnh rồi nhanh nhẹn tiến về phía tôi, chìa bàn tay nhỏ nhắn rám màu đồng hung. Nụ cười long lanh trên đôi mắt màu sẫm.

- Chào I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích! Số phận lại đưa chúng ta…

Những ngón tay nắm chặt của Pác-xê-gốp vẫn không buông khỏi bàn tay tôi, đồng chí quay sang tham mưu trưởng và thốt lên:

- Puốc-ca-ép, đồng chí thấy không, tôi lại gặp đồng hương! Thật không hẹn mà nên!

Gieo mình xuống chiếc phô-tơi như ngồi lên yên ngạ, Pác-xê-gốp cần thận sửa lại ngôi Sao vàng trên ngực (đồng chí được phong Anh hùng Liên Xô vì những chiến công đột phá tuyến Man-néc-hem), vân vê bộ ria đen xẫm tỉa mảnh.

- Xin đồng chí cho biết những yêu cầu đối với chúng tôi?

Suốt cuộc gặp gỡ sôi nổi, khuôn mặt Puốc-ca-ép vẫn giữ vẻ bình tĩnh trang nghiêm và nhã nhặn lạnh lùng vốn có. Với giọng chậm rãi và khô khan, đồng chí bắt đầu trình bày thực chất của sự việc: do thiếu phương tiện chuyên chở nên những quân đoàn bộ binh được điều ra biên giới chỉ mang theo số đạn rất hạn chế. Làm thế nào để có thêm đạn dự trữ?

Pác-xê-gốp thốt lên:

- Bản đồ đâu?

Tham mưu trưởng pháo binh đưa ra tấm bản đồ gấp. Pác-xê-gốp nhanh nhẹn trải ra, chăm chú quán sát một lát, đôi lông mày đen mảnh nhíu lại, máy môi rồi ngẩng đầu lên:

- Những kho đạn pháo chủ yếu của ta cần được bố trí dọc theo các tuyến đường bộ đội hành quân. Khi tới địa điểm đã định, các quân đoàn sẽ có đạn.

- Đồng chí tư lệnh quân khu muốn có ít nhất một nửa cơ số đạn được chở tới địa điểm trước khi các quân đoàn hành quân đến. – Puốc-ca-ép nói.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:44:29 am »

Pác-xê-gốp ngước nhìn chủ nhiệm hậu cần pháo binh.

- Chúng tôi xin cố gắng, - đồng chí ấy trả lời.

- Không phải sẽ cố gắng, mà là sẽ hoàn thành, - Pác-xê-gốp dứt khoát cam đoan.

- Còn nữa, - Puốc-ca-ép nói để kết luận, - chúng tôi đề nghị đồng chí Pác-xê-gốp đích thân theo dõi sao cho toàn bộ phương tiện vật chất của pháo binh hiện còn nằm ở doanh trại vì không có phương tiện kéo, được đưa về ác quân đoàn trong thời gian ngắn nhất. chúng tôi sẽ lấy những xe còn lại của trung đoàn ô-tô quân khu để làm việc này. Nếu chưa đủ, sẽ chở ngay bằng đường sắt.

- Rõ. Chúng tôi sẽ hoàn thành! – chủ nhiệm pháo binh tuyên bố dứt khoát. Và đồng chí rời phòng làm việc cũng nhanh như lúc bước vào; tiếng nói vang, đanh theo giọng miền Đông của đồng chí còn vọng lại mãi từ ngoài hành lang.

Tôi xin nói trước một chút rằng Pác-xê-gốp đã giữ đúng lời hứa. Đồng chí đã nhanh chóng tổ chức việc chở đạn đến địa điểm tập trung được quy định của các quân đoàn bộ binh.

Ngày càng có nhiều báo cáo đáng lo ngại từ các tập đoàn quân gửi về. Trong số những điện báo nhận được ngày 19 tháng Sáu, tôi còn nhớ mãi bức điện của tướng Pô-nê-đê-lin, tư lệnh mới của tập đoàn quân 12. Đồng chí hỏi: nếu máy bay Đức xâm phạm vùng trời ta thì trong những trường hợp nào, bộ đội cao xạ có thể nổ súng.

Tướng Kiếc-pô-nô-xơ lệnh cho tham mưu trưởng trả lời như sau:

“Có thể nổ súng:
a) nếu có chỉ lệnh đặc biệt của Hội đồng quân sự quân khu;
b) khi đã tuyên bố lệnh động viên;
c) khi bắt đầu thực hiện kế hoạch phòng thủ biên giới, nếu trong đó không có lệnh cấm đặc biệt;
d) Hội đồng quân sự tập đoàn quân 12 đã biết rằng chúng ta không dùng cao xạ bắn máy bay Đức trong thời bình”.

Câu trả lời này ghi thêm một bằng chứng đáng tin cậy nữa là phía Liên Xô, bằng mọi biện pháp, đã cố tránh nổ ra cuộc xung đột vũ trang và không tạo cho bọn Hít-le có thể vin vào một cớ nhỏ nhất nào để vi phạm hiệp ước không tiến công lẫn nhau, mặc dù Liên Xô đã áp dụng những biện pháp ngày một kiên quyết để đề phòng trường hợp không thể tránh khỏi xung đột.

Cũng sáng hôm ấy, chúng tôi nhận được điện báo của Gh. C. Giu-cốp từ Mát-xcơ-va cho biết, bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng đã ra lệnh thành lập cơ quan chỉ đạo tác chiến của phương diện quân và đến ngày 22 tháng Sáu, cơ quan này sẽ chuyển về Tác-nô-pôn. Bức điện cũng ghi rõ phải giữ “tuyệt mật mệnh lệnh này và báo cho các cán bộ tham mưu quân khu biết rõ điều này”.

Chúng tôi đã suy nghĩ trước cả những vấn đề ấy. Chúng tôi tính, nếu chuyển toàn bộ cơ quan chỉ đạo tác chiến của phương diện quân bằng ô-tô thì không phải chỉ gặp khó khăn mà còn rất dễ bị phát hiện. Do đó, chúng tôi quyết định sử dụng cả đường sắt. Tư lệnh quân khu ra lệnh cho đoàn tàu khởi hành rời Ki-ép vào tối 20 tháng Sáu, còn bộ phận chủ yếu hành quân bằng ô-tô sé chuyển vào sáng ngày hôm sau.

- Còn bộ đội thì sao? – tôi hỏi tham mưu trưởng.

- Mới có lệnh riêng cho cơ quan chỉ đạo tác chiến của quân khu. Còn đồng chí cần nhanh chóng chuẩn bị toàn bộ các văn kiện về kế hoạch tác chiến của quân khu, kể cả kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia và chậm nhất là ngày 21 tháng Sáu phải gửi về Bộ Tổng tham mưu theo đường tàu hỏa và có bảo vệ chu đáo. Sau đó, đồng chí cùng anh em trong phòng đi ô-tô theo chúng tôi để chậm nhất là bảy giờ sáng ngày 22 tháng Sáu tới địa điểm ở Tác-nô-pôn.

Dĩ nhiên, tôi đã nói lên sự ngạc nhiên của mình là bộ tư lệnh đi đến sở chỉ huy mà không có phòng tác chiến thì nếu xảy ra điều gì sẽ không thể chỉ huy bộ đội, vì không có trong tay cả các sĩ quan tác chiến lẫn các nhân viên điện đài. Nhưng đề nghị của tôi là chỉ để lại vài ba sĩ quan với mình, còn những đồng chí khác sẽ do phó trưởng phòng dẫn đầu lên đường cùng với Hội đồng quân sự, không được Puốc-ca-ép tán thành, vì sáng 22 tháng Sáu, phòng tác chiến đã có mặt ở Tác-nô-pôn rồi, còn trước thời gian đó, chưa chắc đã cần đến.

- Mọi việc cứ theo như kế hoạch, - tướng Puốc-ca-ép khoát tay tỏ ý không nên mất thời giờ bàn luận nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:44:47 am »

Tối 20 tháng Sáu, chúng tôi tiễn những người lên đường bằng tàu hỏa, và trưa hôm sau tiễn những người đi bằng ô-tô.

Sự bình tĩnh cao độ của bộ tư lệnh quân khu, tính thiết thực và chính xác của cơ quan chỉ đạo tác chiến của phương diện quân khi tổ chức và tập trung lên đường có ảnh hưởng tốt đến mọi người. Không ai tỏ vẻ lo âu đặc biệt. Một số đồng chí ở bộ phận hành chính – kinh tế còn nghĩ rằng đây chỉ là lên đường diễn tập theo kế hoạch, và chậm nhất đến thứ bảy sau, tất cả sẽ trở về Ki-ép.

Thứ bảy, chúng tôi đã gửi xong các văn kiện khẩn về Mát-xcơ-va. Mấy chiếc xe buýt và xe tải chạy đến cổng bộ tham mưu quân khu. Các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy nhanh chóng sắp xếp văn kiện, bản đồ, bàn ghế, máy chữ lên xe. Anh em vừa làm, vừa đùa tếu.

Một buổi chiều ấm áp. Hương thơm dịu mát phảng phất trong các công viên và vườn hoa rợp bóng. Người Ki-ép đi làm về. Đường phố nhộn nhịp. Không ai có thể nghĩ rằng chỉ còn mươi tiếng đồng hồ nữa thôi, cái khoảnh khắc bất hạnh kia sẽ ập tới, bất ngờ cắt đứt nhịp sống yên lành để rồi vang lên hai tiếng khủng khiếp “chiến tranh”.

Khi đoàn xe chúng tôi chạy qua những khu đông dân của thành phố tới đường rải nhựa đi Gi-tô-mia, trời hãy còn sáng. Ngồi trên chiếc xe con đi đầu đoàn xe, tôi lướt qua những trang báo mà ban ngày chưa kịp đọc và không thấy có tin gì đáng lo ngại.

Nhưng dù sao vẫn cảm thấy không yên. Có lẽ, bởi tôi và các đồng chí trợ lý biết được nhiều hơn những gì đăng trên báo.

Chưa đến Gi-tô-mia, chúng tôi đã nghe thấy tiếng còi gióng một của những chiếc xe đi sau. Tôi lệnh cho lái xe dẹp vào bên đường và dừng lại. Hóa ra, một số xe trục trặc phải nằm lại. Trong đêm, đoàn xe còn phải dừng lại mấy lần. Những trục trặc ngoài dự tính phá vỡ biểu đoàn hành quân. Có nguy cơ không đưa được đoàn xe đến Tác-nô-pôn trước 7 giờ sáng. Trong quân đội, ý thức chấp hành chính xác mệnh lệnh đã trở thành thói quen, nên không cho phép tôi được bó tay. Thêm vào đó, suốt đêm, tôi còn bị dày vò bởi ý nghĩ chiến tranh có thể xảy ra vào lúc rạng đông. Tôi hạ lệnh tăng tốc độ hành quân. Mờ sáng, chúng tôi mới đến gần Brô-đư – một thị trấn Ucra-i-na nhỏ, chìm trong bóng cây. Chúng tôi nghỉ lại mười phút.

Các phụ trách xe buýt và xe tải đón tôi ở cửa xe và báo cáo:

- Báo cáo đồng chí đại tá, mọi việc đều tốt đẹp.

Trở lại đầu hàng quân, tôi định phát tín hiệu “Xuất phát” thì bỗng nghe thấy tiếng còi rúc ở Brô-đư. Mọi người ngước mắt nhìn lên bầu trời.

Chúng tôi biết ở đây có sân bay tiêm kích và cường kích, Sao hôm nay, các chiến sĩ lại bắt đầu một ngày lao động sớm như thế…

Nhưng bỗng nghe thấy những tiếng nổ đanh. Mặt đấu rung lên. Một người nào đó kêu to:

- Nhìn kìa! Cháy rồi! Cháy rồi!

Từng cuộn khói bốc lên ở phía sau Brô-đư. Cặp mắt tinh tường của các chiến sĩ lái xe xác định: kho xăng dầu bị cháy. Ai nấy đứng sững trong im lặng lo âu. Một ý nghĩ cháy bỏng: “Chẳng lẽ chiến tranh rồi?!”.

Nỗi thắc mắc tan biến khi chúng tôi trông thấy những chiếc máy bay phơi rõ dấu thập ngoặc đen trên cánh. Ném bom xong, chúng quay lại quần đảo trên đầu chúng tôi. Ba máy bay ném bom tách khỏi đội hình và lao xuống. Mọi người chạy tản ra và nằm xuống hai bên vệ đường. Chỉ có mấy chiến sĩ lái xe kiên cường vẫn cặm cụi bên xe. Máy bay phát-xít hai lần là sát hàng quân bắn phá. Biết chỉ có hai người bị thương, tôi ra lệnh nhanh chóng băng bó cho anh em và tiếp tục lên đường.

Sự việc đã rõ ràng. Chiến tranh đã lao đến mảnh đất của chúng ta. Một ý nghĩ đau nhói nổi lên: chuyện gì đang xảy ra ở biên giới? Bởi vì ngay cả phần lớn các binh đoàn phòng thủ biên giới cũng đều rải ra ở khá xa tuyến biên giới, còn các quân đoàn thuộc thê đội hai đóng cách đường biên giới chừng 250 – 300 ki-lô-mét. Có ngăn chặn được quân thù không? Nếu không thì việc huy động các quân đoàn thuộc thê đội hai sẽ bị phá vỡ, và các đơn vị buộc phải lâm trận trong tình trạng hiện nay – còn thiếu nhiều sinh lực và phương tiện kỹ thuật.

Tôi chỉ có thể biết được tất cả những điều này khi đặt chân đến Tác-nô-pôn.

Chúng tôi vội tới đó, không chú ý đến số xe còn bị tụt lại.

Từ giờ phút ấy, con đường dài thử thách chiến tranh của tôi đã bắt đầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2016, 07:18:23 pm »

CHIẾN TRẬN NƠI BIÊN GIỚI

“KOVKO-41” BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC

Đoàn xe chúng tôi lao nhanh trên đường phố Brô-đư. Xung quanh không một bóng người. Nhưng dân chúng còn thức. Cửa sổ mọi nhà đều vén rèm. Ngời ta lo lắng nhìn những cuộn khói dày đặc phía sây bay. Dĩ nhiên bà con phán đoán: tình hình này không phải là ngẫu nhiên.

Trên đoạn đường 60 ki-lô-mét còn lại đến Tác-nô-pôn, máy bay phát-xít còn ném bom chúng tôi hai lần nữa. Rất may là không xảy ra thiệt hại gì nghiêm trọng.

Chúng tôi tới nơi trước thời gian quy định: hơn 6 giờ sáng. Mọi người đang chờ đợi. Chiếc xe đi đầu vừa đến khu quân sự thì cổng bật mở và sĩ quan trực ban im lặng giơ tay chỉ hướng đi cho tôi.

Trước kia, một đơn vị không lớn lắm đã đóng quân tại đây. Khi quyết định triển khai sở chỉ huy cơ bản của quân khu ở Tác-nô-pôn, chúng tôi đã dùng khu này để xúc tiến công việc. Chủ nhân cũ đã dọn đi nơi khác, nhà cửa được gấp rút trang bị lại, nhưng tất nhiên, mới chỉ là bước đầu.

Tôi đếm thấy có khoảng mươi lăm ngôi nhà nhỏ, chủ yếu là một tầng. Anh em dựng lều rải rác xung quanh. Chỗ nào cũng thấy hầm trú ẩn mới đào.

Nghe thấy tiếng xe, tướng Puốc-ca-ép chạy ra. Khuôn mặt đồng chí lộ rõ vẻ sốt ruột và bực bội như muốn quát: “Các cậu biến đi đâu thế?!”. Nhưng Puốc-ca-ép chững lại: chắc đồng chí nhớ ra rằng chính mình đã ấn định thời gian có mặt. Đồng chí khoát tay cắt ngang báo cáo trình diện của tôi.

- Xuống xe nhanh lên rồi vào việc ngay! Đồng chí dùng mọi mệnh lệnh liên lạc ngay với các quân đoàn trưởng thê đội hai và cho họ thực hiện kế hoạch tác chiến phòng thủ biên giới quốc gia “KOVKO-41”. Đồng chí phải bảo đảm truyền lệnh đó tới đơn vị. Khi có điện trả lời, báo cáo cho tôi biết.

Puốc-ca-ép vừa rời bước thì tư lệnh cũng xuất hiện ngay ở ngưỡng cửa, vẻ khó chịu. Đồng chí rất bực vì chúng tôi đến muộn. Kiếc-pô-nô-xơ ít khi tỏ ra mất tự chủ. Bởi nếu để mất thăng bằng thì công việc sẽ rất nặng nề.

Nén nỗi xúc phạm, tôi cố trình bày rằng chúng tôi đến sớm hơn hạn định tuy xe gặp nhiều trục trặc kỹ thuật. Kiếc-pô-nô-xơ vừa đi vừa nói vẻ thận trọng hơn:

- Một giờ nữa, trên bàn tôi phải có bản đồ về tình hình biên giới!

Chúng tôi bắt tay ngay vào việc, các bản đồ và tài liệu được sắp ra. Các phái viên theo dõi các tập đoàn quân ngồi bên máy điện thoại.

Đối với bất kỳ sở chỉ huy nào, điều chủ yếu là vấn đề thông tin liên lạc. Chủ nhiệm thông tin liên lạc quân khu tướng Đô-bư-kin và anh em cấp dưới trong thời gian triển khai sở chỉ huy đã làm được rất nhiều việc. Tôi nhớ đồng chí tự hào báo cáo với tư lệnh quân khu rằng từ sở chỉ huy mới, có thể nói chuyện trực tiếp với các cơ quan tham mưu tập đoàn quân cũng như với Mát-xcơ-va bằng điện thoại, điện tín, vô tuyến điện. Liên lạc bằng nhiều kênh nên rất bảo đảm. Nhưng hóa ra, đó mới chỉ là trong hoàn cảnh của thời bình. Vấn đề là ở chỗ mối liên lạc đó dựa vào đường dây cố định của Bộ dân ủy bưu điện. Mà đường dây này thì, dĩ nhiên, ai cũng biết, nên ngay từ những giờ đầu chiến tranh, địch đã dùng cả không quân và các đội biệt kích để đánh phá. Ta không có đủ lực lượng để kịp thời sửa chữa những chỗ hư hỏng, bởi khi tuyên bố lệnh động viên ở các tỉnh miền Tây U-cra-i-na thì phần lớn các phân đội thông tin liên lạc của tập đoàn quân và phương diện quân mới được thành lập; cuộc tiến công bất ngờ của địch đã phá vỡ kế hoạch đó.

Và giờ đây, khi các trận đánh bắt đầu và khi đặc khu Ki-ép trước kia đã trở thành Phương diện quân Tây – Nam, thì bộ tư lệnh của nó luôn luôn bị tách khỏi các đơn vị. Đường dây liên lạc giữa sở chỉ huy phương diện quân với trung ương hoạt động tạm được. Còn liên lạc với các cơ quan tham mưu tập đoàn quân thì cực kỳ khó.

Những phái viên theo dõi các tập đoàn quân 12 và 26 gặp may hơn: họ liên lạc được ngay. Cơ quan tham mưu tập đoàn quân 12 báo cáo: mạn biên giới giáp Hung-ga-ri lúc này chưa có chiến sự. Còn cơ quan tham mưu tập đoàn quân 26 chỉ có thể cho biết là rạng sáng địch tiến công toàn bộ các đồn biên phòng của ta. Các đơn vị phòng thủ đã có lệnh báo dộng và điều khỏi nơi đóng quân ra biên giới. Bộ đội của các phân đội biên phòng và các khu vực cố thủ đang chiến đấu quên mình.

Nhưng mãi chúng tôi vẫn chưa có tin của các tập đoàn quân 5 và 6. Nhiều dấu hiệu cho biết địch đột kích chủ yếu ở dải tác chiến của họ. Đường dây điện thoại và tín hiệu luôn luôn bị đứt. Nhân viên điện đài rất cố gắng, song chỉ thu được ít kết quả.

Tất nhiên là trong điều kiện như thế, cả chủ nhiệm trinh sát và tôi đều không thể trình tư lệnh những tin tức làm đồng chí có thể hài lòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2016, 07:20:43 pm »

Đại tá Bôn-đa-rép chỉ báo cáo là ở dải tập đoàn quân 5, trên sườn cực Bắc của phương diện quân chúng tôi, mới tảng sáng, quân phát-xít đã bắt đầu vượt sông Tây Búc ở địa phận Li-u-bôm-lơ, Vla-đi-mia – Vô-lưn-xki. Không quân và pháo binh địch tập kích hỏa lực mạnh nhất vào các khu vực U-xti-lúc và Vla-đi-mia – Vô-lưn-xki; những đơn vị phía trước của địch đã tập kích bất ngờ chiếm được nhà ga biên giới Vlô-đa-va. Trong dải của tập đoàn quân 6, địch chiếm được thị trấn biên giới Pác-kha-tsơ và các điểm dân cư khác, trong đó có khu Li-u-bư-tsa – Cru-lép-xca, Ô-lê-si-xe, Xta-rô-ê Xe-lô. Chúng tôi còn biết có mấy cuộc đổ bộ đường không nhỏ của bọn phát-xít ở vùng gần biên giới.

Trinh sát viên của ta đến lúc này cũng vẫn chưa nắm được những tin tức cụ thể về số lượng thành phần các đơn vị địch đột nhập vào địa phận Liên Xô, về hướng đột kích chủ yếu của chúng. Do đó, không thể rút ra những kết luận đầy đủ về ý đồ của địch.

Tôi chỉ có thể báo cáo được rằng trong dải tập đoàn quân 5, ngoài những đơn vị đóng trong các khu vực cố thủ và các đồn biên phòng, lúc này mới có những đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh 87 tham gia chiến đấu ở khu vực Vla-đi-mia – Vô-lưn-xki. Những lực lượng khác của tập đoàn quân đang trên đường hành quân và, có lẽ, họ sẽ gặp những đơn vị phát-xít xâm nhập Liên Xô, sâu trong khu vực biên giới. Trong giải của tập đoàn quân 6, một trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 159 và các trung đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh 3 đã được điều tới thị trấn Pác-kha-tsơ bị địch chiếm. Những đơn vị này có nhiệm vụ sẽ đột kích quyết liệt đánh bật địch ra khỏi biên giới. Khi kết luận, tôi nói thêm rằng việc liên lạc với các tập đoàn quân luôn luôn bị gián đoạn. Các bộ tư lệnh tập đoàn quân liên lạc với các binh đoàn và binh đội cũng khó khăn như vậy.

Nghe xong những tin tức nghèo nàn về tình hình ở biên giới, Kiếc-pô-nô-xơ sôi lên:

- Nếu từ nay về sau, liên lạc vẫn tồi như vậy thì chúng ta chỉ huy các đơn vị thế nào được?!

Tướng Puốc-ca-ép có mặt lúc nói chuyện, cố làm yên lòng tư lệnh:

- Chúng tôi đang áp dụng mọi biện pháp để khôi phục liên lạc, đồng thời đã cử các cán bộ phòng tác chiến và trinh sát đáp máy bay tới các tập đoàn quân; hai - ba giờ nữa sẽ rõ tình hình.

- Các đại tá, các đồng chí đi đi, - tư lệnh không dấu nổi sự bực bội với tôi và Bôn-đa-rép, - các đồng chí hãy sử dụng mọi phương tiện để lấy cho được những tin tức có căn cứ và cụ thể hơn ở các đơn vị.

Tình hình được làm sáng tỏ rất chậm. Chúng tôi phải thu thập tin tức về tình hình các tập đoàn quân 5 và 6. Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng tôi được biết: tại dải phòng thủ của các tập đoàn quân này, bọn phát-xít còn chiếm được một số điểm dân cư, bẻ gẫy sức chống cự của các chiến sĩ biên phòng, các đơn vị trong những khu vực cố thủ và các đội tiền tiêu của bộ đội phòng thủ đã kịp cơ động đến biên giới.

Hồi 10 giờ 30 phút, tư lệnh tập đoàn quân 5 gửi báo cáo đầu tiên bằng vô tuyến điện: “Xô-can và Tác-ta-cúp đang chìm trong khói lửa. Sư đoàn bộ binh 124 không thể tiến ra biên giới và đã tiến hành phòng ngự ở phía Bắc khu vực cố thủ Xtơ-rơ-ni-lốp”.

Dựa vào những tin tức hiếm hoi, rời rạc, đôi khi còn trái ngược nhau của các cơ quan tham mưu cấp dưới báo cáo lên, nên vẫn như trước kia, khó có thể kết luận dứt khoát về vụm quân địch đã xâm phạm lãnh thổ nước U-cra-i-na xô-viết, cùng ý đồ tác chiến của bộ chỉ huy phát-xít. Chúng tôi đành phải căn cứ vào những giả định và phỏng đoán.

Ít lâu sau, khi phân tích những diễn biến trong ngày đầu chiến tranh, chúng tôi mới có thể hình dung được khái quát tình hình các sự kiện. Tối thứ bảy và đêm rạng ngày chủ nhật, suốt dọc biên giới phía ben kia đều có sự nhộn nhịp đáng nghi. Chiến sĩ biên phòng và quân báo đá báo cáo về những tiếng động cơ xe tăng và máy kéo. Còn lúc nửa đêm, trong dải của tập đoàn quân 5 ở Tây Vla-đi-mia – Vô-lưn-xki, một thượng sĩ Đức vượt biên giới chạy sang bên ta nói rằng bọn Đức đã sẵn sàng và sẽ bắt đầu tiến công hồi 4 giờ sáng. Đồn trưởng biên phòng báo cáo lên cấp trên. Tin quan trọng đến mức tướng V. A. Khô-men-cô, tư lệnh bộ đội biên phòng U-ra-i-na, báo cáo ngay về Mát-xcơ-va cho cấp trên của mình và bộ tham mưu quân khu.

Mọi người đều nghĩ ngay: “Liệu đây có phải là sự khiêu khích không?”. Tất cả chờ dợi quyết định của Mát-xcơ-va.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2016, 07:20:57 pm »

Vào hồi 0 giờ 25 phút ngày 22 tháng Sáu, trung tâm thông tin liên lạc của quân khu ở Tác-nô-pôn bắt đầu nhận điện của Mát-xcơ-va. Điện gửi tư lệnh bộ đội cả các quân khu miền Tây. Bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu trưởng thông báo rằng “trong khoảng thời gian 22-23 tháng 6-1941, có thể xảy ra cuộc tiến công bất ngờ của quân Đức”, và yêu cầu không được mắc vào bất kỳ sự khiêu khích nào, đặt bộ đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để đối phó với cuộc công kích bất ngờ của bọn Đức và đồng minh của chúng. Bức điện còn chỉ ra những biện pháp cụ thể cần thực hiện:

“a) trong đêm 21 rạng ngày 22-6-1941 phải bí mật chiếm lĩnh các hỏa điểm ở khu vực cố thủ biên giới quốc gia;

b) trước lúc trời sáng ngày 22-6-1941 phân tán toàn bộ không quân, kể cả không quân phối thuộc, ra các sân bay dã chiến, ngụy trang chu đáo;

c) đưa tất cả các đơn vị vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, bộ đội bố trí phân tán và ngụy trang;

d) đưa bộ đội phòng không vào tư thế sẵn sàng chiến đấu mà không cần huy động quân số dự phòng; chuẩn bị mọi biện pháp để ngụy trang ánh sáng các thành phố và các mục tiêu;

đ) không có mệnh lệnh đặc biệt, không được tiến hành bất kỳ một biện pháp nào khác”.

Mãi đến 2 giờ 30 phút sáng, chúng tôi mới nhận xong cái lệnh hướng dẫn rất quan trọng, nhưng tiếc thay, quá dài này. Cho đến lúc bọn Đức bắt đầu tiến công, chúng tôi chỉ còn chưa đầy một tiếng rưỡi đồng hồ.

Bạn đọc có thể nói, Bộ Tổng tham mưu chỉ phát một tín hiệu ngắn đã quy định, và khi nhận được tín hiệu đó, bộ tư lệnh quân khu có thể ra lệnh cho các đơn vị thật ngắn gọn: “KOVKO-41” bắt đầu có hiệu lực thì đơn giản và tiết kiệm được thời gian biết bao. Làm như thế chỉ mất không quá 15-20 phút.

Có lẽ, Mát-xcơ-va không dám quyết định điều này. Vì tín hiệu kế hoạch phòng thủ biên giới bắt đầu có hiệu lực không chỉ có nghĩa là báo động toàn thể quân đội, đưa cộng sản đơn vị đến địa điểm đã định, mà còn tuyên bố động viên trên toàn lãnh thổ quân khu.

Trong khi chúng tôi còn đang nghiên cứu bức điện và chuẩn bị ra lệnh cho các tập đoàn quân thì Hít-le đã tập kích mãnh liệt bằng không quân và pháo binh vào bộ đội ta.

Những đòn đột kích này nhằm đánh vào phần lớn các đơn vị đang còn ở nơi đóng quân thường trú nên gây cho chúng ta những tổn thất đầu tiên khá lớn.

Nhận lệnh phải đánh bật quân địch về phía bên kia biên giới quốc gia, các sư đoàn thuộc thê đội một của bộ đội bảo vệ đã lao nhanh về phía Tây dưới làn bom đạn ác liệt của địch. Trận tập kích đầu tiên của không quân Đức tuy bất ngờ đối với bộ đội, nhưng tuyệt đối không gây nên hoảng loạn. Trong tình hình khó khăn, khi mà mọi thứ có thể bốc cháy đã chìm ngập trong khói lửa, khi các doanh trại, nhà ở, kho tàng sụp đổ ngay trước mắt, liên lạc bị cắt đứt, những người cán bộ, chỉ huy đã phát huy cố gắng đến mức cao nhất để giữ vững sự chỉ đạo bộ đội. Các đồng chí kiên quyết chấp hành những mệnh lệnh chiến đấu viết sẵn được niêm phong trong phong bì để ở chỗ họ, mới được mở ra.

Những đơn vị đầu tiên đón đánh địch là những binh đội phía trước của các sư đoàn bộ binh 45, 62, 87 và 124 thuộc Tập đoàn quân 5, các sư đoàn bộ binh 41, 97, 159 và sư đoàn kỵ binh 3 thuộc tập đoàn quân 6, cùng các sư đoàn bộ binh 72, 99 thuộc tập đoàn quân 26.

Muốn chiếm lĩnh được các cứ điểm ở biên giới, những binh đội này cần ít nhất 8-10 giờ (2-3 giờ để báo động và tập trung, 5-6 giờ để hành quân và tổ chức phòng ngự). Còn muốn đưa toàn bộ lực lượng của tập đoàn quân phòng thủ biên giới quốc gia vào trạng thái hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu và triển khai theo kế hoạch thì cần hai ngày đêm!

Những phân đội không đông của bộ đội biên phòng và các khu vực cố thủ thực ra đã phải gánh chịu toàn bộ sức mạnh của những đòn đột kích đầu tiên của quân Hít-le.

Tình thế còn phức tạp ở chỗ ngay từ những phút đầu xâm lược, không quân Đức đã làm chủ bầu trời. Lực lượng không quân thuộc quân khu chúng tôi bị mất 180 máy bay. Các đơn vị Liên Xô trên đường tiến ra biên giới không ngừng bị máy bay địch ném bom và bắn phá. Chỉ có những tố nhỏ máy bay tiêm kích của ta vượt qua được hàng rào dày đặc máy bay phát-xít, tới chi viện cho bộ đội của mình.

Khi tham mưu trưởng phương diện quân báo cáo tình hình diễn biến lúc 10 giờ sáng, Kiếc-pô-nô-xơ cho gọi ngay tướng Pơ-tu-khin, tư lệnh không quân tới và yêu cầu đồng chí tập trung mọi nỗ lực chính của không quân để yểm hộ cho những đơn vị đang tiến ra biên giới, giáng những đòn đột kích tập trung vào các cụm xe tăng – cơ giới của địch và các sân bay gần nhất của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM