Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:00:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 29463 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 03:01:53 am »

        Lần đầu nổ súng trong thế trận đầy bất ngờ, những viên đạn vạch đuờng đã giúp tôi kịp thời sửa chữa lượng đón bắn máy bay địch trong không chiến. Ấn tượng đầu tiên này vô cùng quan trọng đối với tôi, là niềm tin trong không chiến sau này. Trong không chiến, thời cơ đủ, các điều kiện xạ kích tốt, rất kiếm; vì vậy không nên quá cầu toàn.

        Anh Toại sau này được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân. Anh đã bắn rơi 3 máy bay Mĩ. Là chiến sĩ trong thời đánh Pháp 9 năm, anh là lớp phi công đầu tiên trong phi đội 2 - phi đội hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

        Anh Hoàng Văn Kỉ - người Thanh Hóa, là lớp phi công Míc-17 đầu tiên đưọc đào tạo tại Liên Xô. Vê nước năm 1967, anh đã bắn rơi 2 chiếc F-4 và 2 chiếc F-105 trong 4 lần nổ súng. Có lần anh diệt máy bay địch bằng l loạt ngắn, 11 viên đạn. Hoàng Văn Kỉ đã nổ súng là bắn rơi máy bay địch. Tôi đã cùng anh chiến đấu nhiều trận. Trận ngày 12 tháng 5 năm 1967, biên đội Tịnh - Hải - Mai - Kỉ đã bắn rơi máy bay của đại tá Noócman Cađixơ. Anh Kỉ bắn rơi 1 chiếc F-105. Anh Tịnh - biên đội trưởng bắn rơi 1chiếc F-105. Kẻ dẫn đầu độ hình, chủ định không chiến với Míc để tìm cách trị Míc, thì lại bị chính máy bay Míc-17 nhỏ bé, cổ lỗ sĩ - như lời giặc lái Mĩ hay nói, bắn rơi tại chỗ F-4 hiện đại.

        Ngày 5 tháng 6 năm 1967, anh Hoàng Văn Kỉ đã anh dũng hi sinh khi chiến đấu với địch trên vùng trời Vĩnh Phú, Nhà nước truy tặng anh danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 28 tháng 4 năm 2000.

        Anh Kỉ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân. Điều kiện học hành khó khăn nên lúc đi bộ đội, anh mới học đến lớp 7/10. Trình độ văn hóa như vậy nên việc tiếp thu kiến thức hàng không khá vất vả, nhưng anh có một quyết tâm rất lớn, phấn đấu để trở thành phi công chiến đấu. Anh là tấm gương sáng cho các thế hệ phi công tiêm kích.

        Tháng 5 năm 1967, địch mở nhiều chiến dịch đánh vào Hà Nội và các vùng lân cận. Cường độ xuất kích của không quân ngày một cao, trung bình từ 30 đến 40 lần chiếc/ngày. Cách đánh của Míc-21 và Míc-17 ngày một sáng tạo; lực lượng phi công mới được bổ sung đã vào trận và nhiều đồng chí đã bắn rơi được máy bay địch.

        Ngày 12 tháng 5, Trung đoàn 923 xuất kích 3 biên đội bắn rơi 5 máy bay Mĩ. Riêng biên đội Tịnh - Hải - Mai - Kỉ đã bắn rơi 3 chiếc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 03:45:17 am »

        Đầu năm 1967, bọn F-4 và F-105, loại tiêm kích và cường kích hiện đại nhất của Mĩ, liên tục bị thua đau. Có ngày máy bay Mĩ bị Míc (cả Míc-17 và Míc-21) bắn rơi 7 chiếc. Míc hoàn toàn vô sự! Không quân Mĩ cử tên đại tá Noócman Cađixơ là giáo sư, viện sĩ không quân, sử dụng F-4D (lọaị máy bay cường kích - tiêm kích) cùng một đội hình gồm 6 chiếc F-105 và 12 chiếc F-4D, chủ yếu tổ chức một trận không chiến hòng trị Míc, nhằm rút đưọc kinh nghiệm để quét sạch bầu trời.

        Biên đội Tịnh - Hải - Mai - Kỉ từ Gia Lâm, cất cánh lên phía tây ở độ cao khoảng 3.500 mét, gặp ngay đội hình tề chỉnh của Noócman trên đỉnh sân bay Hòa Lạc.

        Mây Cu-công, khoảng 5 đến 7 phần bầu trời. Biên đội phát hiện địch và địch cũng phát hiện được ta. Địch lập tức tổ chức không chiến. 6 chiếc F-105 không mang bom, chỉ mang tên lửa để không chiến, đánh quần với Míc-17, 12 chiếc F-4D chỉ mang tên lửa, mỗi máy bay mang 12 tên lửa, cả 2 loại nhiệt và điều khiển vô tuyến điện từ xa. Gần 30 máy bay của ta và địch, quần đảo, bám nhau, liên tục nổ súng và phóng tên lửa, lúc vào mây, lúc ra mây. Có viên đại tá chỉ huy, bọn tiêm kích F-4D càng hăng. Mỗi lần công kích, chúng phóng liền 2 quả tên lửa. Bầu trời rạch ngang dọc vạch khói tên lửa của gần 20 máy bay Mĩ. Bọn F-105 cũng bắn nhiều loạt đạn ca nông vào biên đội. Các chiếc Míc-17 hầu như tự không chiến với nhiều máy bay Mĩ. Các số chỉ nhắc nhau cơ động, khi thấy máy bay địch phóng tên lửa. Anh Tịnh và anh Kỉ đánh quyết liệt. Anh Tịnh bắn rơi chiếc F-105 đầu tiên. Liền đó, anh Kỉ cũng nổ một loạt súng, bắn rới chiếc F-105 thứ hai. Máy bay địch bốc cháy, lao xuống vùng núi xanh thẳm.

        Anh Mai và tôi quần nhau với bọn F-4D ở tầng cao hơn. Máy bay vào mây, rồi ra khỏi mây. Ta và địch vòng, chủ yếu là cơ động nghiêng, lượn chiến đấu. Do địch đông, chúng phóng tên lửa liên tiếp vào máy bay ta. Tôi tránh  liền mấy quả tên lửa, vẫn chưa có thời cơ nổ súng. Trong khi đó, anh Mai thấy 1 chiếc F-4D từ dưới đám mây vừa chui lên, lập tức bám riết trên lưng chiếc F-4D này. Vừa mới thấy 1 chiếc Míc-17 bám theo, giờ lại mất hút, tên đại tá Mĩ đang còn nhớn nhác nhìn, chưa thấy Míc đâu, đã bị anh Mai cho luôn một loạt trúng ngay lưng. Chiếc F-4D bùng cháy. Tên đại tá nhảy dù gấp, vị trí tiếp đất ngay đầu sây bay Hòa Lạc. Các dân quân trai gái làng gần đó vác súng truờng xông tới. Tên đại tá nhanh chóng run rẩy giơ tay đầu hàng. Thế là, kẻ đi tìm Míc để trị, để tiêu diệt, thì lại chính loại Míc-17 cho bài học đau, nhớ đời. Grin Biên đội bắn rơi 2 chiếc F-105 và 1 chiếc F-4, ta an toàn về hạ cánh ở Gia Lâm trong sự đón tiếp nồng nhiệt của thợ máy và của toàn thể anh em phục vụ.

        Anh Ngô Đức Mai, sinh ngày 6 tháng 11 năm 1938, quê ở Nghệ An, Anh đi bộ đội năm 1955, là phi công trong đoàn học lái máy bay chiến đấu thứ hai của Việt Nam tại Trung Quốc. Anh về nước chiến đấu đầu năm 1966. Ngày 4 tháng 3 năm 1966, biên đội của Trung đoàn 923 đánh trận đầu tiên, ở vị trí số 2, anh được biên đội yểm hộ, lập chiến công bắn rơi chiếc F-4 đầu tiên. Anh bắn rơi 3 máy bay địch, trong đó có máy bay của đại tá Mĩ.

        Anh đã anh dũng hi sinh ngày 3 tháng 6 năm 1967 trên vùng trời Hà Bắc - nơi biên đội đã đánh nhau với đội hình hơn 20 máy bay địch. Ngày 30 tháng 8 năm 1995, liệt sĩ Ngô Đức Mai được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 03:47:29 am »

        Thời đánh Mĩ, Bác Hồ quy định, phi công mỗi lần bắn rơi 1 chiếc máy bay Mĩ, được Bác thưởng cho 1 huy hiệu của Người. Anh em rất sung sướng và tự hào, khi nhận được phần thưởng của Bác. Trong Trung đoàn rất nhiều phi công ưu tú, bắn rơi được 2 đến 3 máy bay Mĩ và đã nhận được 2 đến 3 huy hiệu của Bác. Chiến đấu trên Míc-17, đối thủ chính là bọn F-4, F-105, F-8, các máy bay hiện đại của không quân và hải quân Mĩ. Số phi công bắn rơi được 4 chiếc trở lên không nhiều. Đặc biệt bắn rơi từ 5 đến 6-7 chiếc có thể đếm trên đầu ngón tay. Số phi công còn sống đến hết chiến tranh lại càng ít hơn.

        Sau những trận thắng liên tiếp trong tháng 5 năm 1967, Bác Hồ tặng Trung đoàn 923 cờ Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

        Từ ngày 19 tháng 4 năm 1967 đến ngày 19 tháng 5 năm 1967, Trung đoàn đánh liên tục 15 trận, bắn rới 27 máy bay Mĩ.

        Míc đã gây cho địch những thiệt hại nặng nề, bắn rơi nhiều F-4 và F-105 - đối tượng chủ yếu đánh vào Hà Nội và vùng phụ cận. Míc đã cản phá thành công nhièu đợt máy bay Mĩ định đánh vào Hà Nội bằng đội hình lớn.

        Địch tổ chức những trận không chiến nhằm diệt Míc trên bầu trời làm cho ta vừa bị thiệt hại về máy bay và đau nhất là mất phi công.

        Ngày 14 tháng 5 năm 1967, Trung đoàn tổ chức trực ban chiến đấu đến 3 biên đội. Sân bay Hòa Lạc trực 1 biên đội 4 chiếc. Sân bay Gia Lâm trực 2 biên đội 4 chiếc.

        Khoảng 10 giờ, ra đa phát hiện một tốp máy bay độ cao 3.500m, đội hình lớn, ổn định, hướng về Hà Nội. Đường đi giống các lần trước, địch vẫn từ phía Hòa Bình bay vào mục tiêu quan trọng. Biên đội Mẫn - Hải - Hôn - Bôn được lệnh vào cấp 1, mở máy, lăn ra cất cánh ngay. Biên đội tập hợp, bay lên phía Hòa Bình, càng vào vùng núi, mây càng nhiều, lượng mây 8-9 phần bầu trời. Ra đa nhanh chóng phát hiện địch. Chỉ huy sở dẫn cả 3 hướng, biên đội đã phát hiện địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 03:51:29 am »

        Địch cũng phát hiện Míc-17 tiếp cận vào phía trước, góc hơi đấu đầu. Chúng lập tức tăng lực, triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội Míc-17 theo lệnh của biên đội trưởng, thả thùng dầu phụ, tăng lực lấy độ cao bằng địch, trên lớp mây gần 10 phần độ 2.000m. Biên đội trưởng và tôi - số 2 - lao vào tốp đầu tiên. Số 3, số 4 đánh tốp sau. Bọn địch lập tức chia 2 tầng, 12 chiếc F-4 lấy độ cao trên mây khoảng 2.000m, số còn lại, độ hơn 10 chiếc F-4 bay gần đỉnh mây, đánh gần với Míc-17. Lúc đầu chúng tôi còn giữ được đội. Tôi cố gắng bám theo, yểm hộ cho số 1 ở cự li 400m đến 600m. Sau lần phản kích, vì có 2 chiếc F-4 bám sau tôi, chúng phóng liền mỗi chiếc 2 quả tên lửa. Tôi mất đội, tình trạng của anh Hôn và Bôn cũng vậy. Lúc đầu trận, hai anh em còn cố giữ lấy nhau, vừa công kích, vừa yểm hộ, nhắc nhau cơ động tránh tên lửa địch nhằng nhịt khắp vùng trời. Về sau, 4 chiếc Míc quần nhau với 20 chiếc F-4 trên vùng trời đầy mây, dưới thì núi cao. Không thể giảm độ cao được. Vừa đánh vừa ghìm địch xuống thấp là chiến thuật hay dùng của Míc-17, để vừa phát huy được tính năng cao thấp của máy bay ta, vừa hạn chế việc lực lượng ta ít, mà phải đối phó với địch ở nhiều tầng độ cao. Anh Mẫn chiến đấu rất ngoan cường, anh bắn rơi chiếc F-4 vừa phóng tên lửa vào đồng đội. Nhờ anh hô mà bạn kịp thời tránh được quả tên lửa bay sát qua đuôi. Anh Hôn cũng bắn được 1 chiếc F-4. chúng tôi bay sát xuống đỉnh mây. Tôi đang một mình cơ động, chống chọi với 6 thằng F-4, đua nhau từng đôi luân phiên vào phóng tên lửa. Tôi phải thực hiện những động tác cơ động thật kịch liệt, mới tránh được các quả tên lửa địch bay vèo qua đuôi máy bay. Ở xa xa, tại một khu vực gần với mình, tôi thấy 1 chiếc Míc-17 đang cật lực cơ động, vừa bắn, vừa vòng gấp tránh tên lửa địch. Tự nhiên, tai tôi không còn nghe rào của vô tuyến điện. Vòng gấp, tránh tên lửa, có thời cơ thì nổ vội loạt đạn vào chiếc F-4 đã có tốc độ lớn vượt qua trước mặt. Tôi nghĩ, tình thế này mà ham đuổi theo một thằng, là bị thằng khác thịt ngay. Đầu cắm nối của vô tuyến điện máy bay của tôi bị tụt ra, khi hạ cánh xong tôi mới biết điều này.

        Lại nói tiếp cuộc chiến khốc liệt ở trên bầu trời. Liên tiếp, sau 5 phút đầu, hai anh bắn rơi liền 2 chiếc F-4, mấy phút sau, các anh đều lần lượt hi sinh. Bọn F-4 quyết diệt bằng hết biên đội. Tuy bị thệt hại 2 chiếc, nhưng chúng còn rất đông, lại chủ định tổ chức không chiến trên địa hình phức tạp, mây thấp che hết đỉnh núi, Míc-17 không thể hạ độ cao cực thấp mà thoát được. Bôn đã chủ động thoát li chiến đấu. Tôi nhìn khắp vùng, đâu cũng thấy lũ F-4 chia từng đôi, tầng trên có, tầng giữa có, tầng thấp hơn cũng có. Mây che hết các đỉnh núi, tôi nhìn quanh, không có chỗ hở nào để lao xuống thấp. Lao ẩu là va vào núi ngay. Theo kinh nghiệm, các đỉnh núi mây thường bao phủ. Tôi cố quan sát xa xa, xem hử có lỗ trống mây nào không. Biên đội đã tổn thất và tứ tán. Xung quanh tôi là một bầy F-4C quyết săn tôi tới cùng, tôi bình tĩnh và nhanh như chớp, tránh hết đợt tên lửa này tới đợt tên lửa khác của hàng chục chiếc F-4C tới tấp phóng đạn vào máy bay tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 07:00:20 pm »

        Tôi kiểm tra động hồ dầu, kim vàng chỉ điểm 700 lít. Cứ đà tăng lực, thì chỉ 7 đến 10 phút nữa là hết dầu. Tôi tiết kiệm chỉ dùng động cơ ở chế độ quay vòng lớn nhất. Trong đầu tôi hiện lên ý nghĩ, không cần, đến đâu hay đến đó, cứ vòng tránh tên lửa và khi có thời cơ vẫn nổ súng. Máy bay hết dầu, sẽ lao vào mây. Nếu va vào núi thì thà hi sinh chứ nhất quyết không để chúng bắn rơi. Khi đã xác định như vậy, trong lòng tôi cảm thấy thật là thư thái, mặc dù đang lúc từng giây một, có thể tan xác vì tên lửa của giặc. Một mình tôi tiếp tục vòng, bắn nhau với mấy chục thằng F-4C trên đỉnh mây. Tôi quan sát, xa xa độ 5km, có một lỗ trống, không bị mây che phủ. Theo kinh nghiệm bay nhiều năm, tôi biết dưới lỗ trống không mây đó có thể là một thung lũng. Sẽ có cách, nếu tôi chỉ cần cải máy bay thẳng đến cái lỗ xanh hi vọng ấy, chỉ cần vài giây là tôi sẽ bị bắn rơi ngay. Tôi vừa vòng, vừa tạo thế, lúc nào máy bay tôi cũng cơ động  khá mạnh, để xích gần đến chỗ hi vọng đó. Đến gần lỗ trống không mây, sau khi tránh một đợt hai quả tên lửa của một đôi F-4C phóng, tên lửa bay vèo qua đuôi, tôi ấn cần lái, người tôi gần rời khỏi ghế ngồi, máy bay lao vút xuống lỗ xanh may rủi đó. Máy bay lao vút xuống thung lũng và thật là may mắn, vách núi cao sừng sững chỉ cách cánh phải máy bay tôi có vài trăm mét. Tôi liền cải hướng bay theo dòng sông Đà. Hai bên là vách núi cao, không một thằng F-4 nào dám liều mạng lao xuống theo tôi. Tôi bay cực thấp, độ cao khoảng 20 mét, tốc độ 90km/giờ, bay thẳng về sân bay Gia Lâm hạ cánh. Tôi chỉ quan sát phía đuôi máy bay bằng kính phản quang, không có một thằng F-4C nào theo được tôi. Tiến hành hạ cánh trực tiếp, không còn đủ dầu để lập vòng lượn hạ cánh bình thường. Máy bay tiếp đất, cũng là lúc dầu trên máy bay cạn giọt cuối cùng. Động cơ tự động tắt. Các đồng chí thợ máy đỡ tôi ra khỏi buồng lái. Biên đội lúc ra đi 4 chiếc hùng dũng, Bôn hạ cánh Hòa Lạc, tôi hạ cánh Gia Lâm. Còn các anh, chỉ có lần cất cánh. Anh Võ Văn Mẫn, sinh năm 1939, quê ở Mĩ Thạnh, Ba Tri, Bến Tre. Thời đánh Pháp, bố anh, ông Võ Ngươn Hanh làm bí thư huyện Ba Tri. Ông và người con cả là Võ Văn Ngôn đã hi sinh thời chống Mĩ năm 1969, trong một trận càn ác liệt. Anh Mẫn ra Bắc học ở Trường học sinh miền Nam, năm 1959 nhập ngũ, rồi qua Trung Quốc học lái máy bay chiến đấu. Anh là lớp phi công đầu tiên của Trung đoàn 923. Trận ngày 14 tháng 5 năm 1967, trên vùng trời Hòa Bình, anh đã bắn rơi 1 chiếc F-4C. Khi đang đuổi bắn bị thương 1 chiếc F-4C khác, anh bị tên lửa địch bắn trúng và đã anh dũng hi sinh.

        Ngày 28 tháng 4 năm 2000, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh đã trực tiếp bắn rơi 4 máy bay Mĩ và cùng đồng đội bắn rơi nhiều chiếc khác; góp phần xây dựng phi đội thành một đơn vị 2 lần Anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

        Mẹ anh - bà Huỳnh Thị Nghính - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện tại tuổi đã cao, ngoài 80 mùa xuân, đang sống với bà con ở tại quê nhà.

        Trong phi công tiêm kích, nhiều anh em xuất thân là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Họ chiến đấu vô cùng anh dũng nhưng hết cuộc chiến tranh, số còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.

        Anh Nguyễn Thế Hôn tuổi trạc anh Mẫn, là học sinh quê ở Hà Đông, vào bộ đội và cũng là lớp phi công đầu tiên của Trung đoàn được đào tạo tại Trung Quốc. Dáng anh trung bình, da trắng, môi hồng như con gái, ít nói, hiền lành; không bao giờ to tiếng với bất kì ai. Anh tận tình giúp đỡ anh em mới về từ những sinh hoạt bình thường đến chuẩn bị cho chiến dấu. Trong biên đội 4 chiếc, số 4 là vất vả nhất. Tất cả những sai sót về kĩ thuật trong biên đội, số 4 bay cuối cùng là người lãnh đủ. Anh bay ở vị trí số 3 hoặc số 4. Trong nhiều lần xuất kích, anh là người thường phát hiện địch đầu tiên. Anh tham gia chiến đấu từ đầu năm 1966. Trận phục kích ở Kiến An vào cuối tháng 4 năm 1967, anh bắn rơi 1 chiếc F-4. Truớc đó anh đã bắn rơi 1 chiếc F-105D và trận ngày 14 tháng 5 năm 1967, trận cuối cùng anh đã hạ 1 chiếc F-4 trước lúc hi sinh. Trận này địch thay đổi chiến thuật, chia nhiều tầng cao, tăng cường tiêm kích, giảm hẳn lượng máy bay cường kích F-105, tăng cường loại máy bay mới F-4D, vừa ném bom vừa không chiến. Mỗi chiếc F-4D chỉ mang một nửa cơ số bom và mang 4 tên lửa để sẵn sàng đối phó với Míc. Lực lượng Míc tuy ít, nhưng đã làm cho bọn Mĩ điên đầu. Nhiều lần bị Míc-17, Míc-21 cản phá đội hình lớn, chúng không vào được mục tiêu và liên tiếp bị bắn rơi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 07:02:52 pm »

        Bọn F-4 thường dùng chiến thuật chữ T, rút ngắn cự li đội hình, tăng tốc khi cách mục tiêu từ 100 đến 150km, tăng tốc khi qua khu vực đề phòng có Míc và chia nhiều độ cao để yểm hộ nhau.

        Trung đoàn đã tổ chức đánh mấy trận nữa sau trận ngày 14 tháng 5 năm 1967. Ta chưa có cách đối phó có hiệu quả với chiến thuật mới của địch. Anh em bắn rơi được vài chiếc, nhưng Trung đoàn cũng thiệt hại, nặng nhất là 10 phi công hi sinh trong một thời gian ngắn. Quân số ở hai phi đội vắng hẳn do lớp hi sinh, lớp nằm viện sau nhảy dù. Hằng ngày chỉ trực một biên đội 4 chiếc và một biên đội 2 chiếc. Địch liên tục đánh phá Hà Nội và các vùng xung quanh. Chúng tôi tuy còn ít, vẫn tiếp tục đánh địch ngày đêm. Có trận, biên đội chúng tôi vừa cất cánh lên ngay đầu sân bay đã gặp địch rất đông, bổ nhào đánh cầu Long Biên. Pháo tên lửa cứ bắn. Chúng tôi đâm thẳng máy bay vào tốp F-105 đang bổ nhào ném bom cầu Long Biên. Chúng hốt hoảng, kéo vội lên, bom nổ khắp mặt sông. Xung quanh máy bay, cả bầu trời đầy khói của những điểm đạn cao xạ nổ. Pháo 100mm, 80mm, 37mm, đủ loại đều tuôn đạn lên trời thành một lưới lửa, đuổi bắn Mĩ trong cảnh hỗn chiến. Cảnh tượng thật oai hùng. Phi đội chỉ còn 7 anh em và anh Lưu Huy Chao có thời kì trực liên tục 28 ngày. Hằng ngày cấp 1 khoảng 11 lần, xuất kích 5 lần, sáng đánh 1 trận, chiều lại 1 trận nữa. Mỗi chúng tôi đều sút từ 3-4kg. Hầu như chỉ uống nước sâm, ăn viên tăng lực mà vào trận, cơm nước loáng thoáng qua bữa. Sức người cũng có hạn. Cứ đà này, có lúc chúng tôi nghĩ, chắc cũng chẳng cầm cự được bao lâu…

        Giữa cái sống và cái chết, cái gay go nhất là tư tưởng. Đêm khuya nơi ở của phi công chiến đấu sơ tán trong lán tạm, hàng dãy gường của các bạn đã ra đi, quần áo còn treo, không có người nằm. Đêm khuya vắng vẻ, ngoài bãi sông Hồng, ếch, nhái kêu oạc, oạc, càng buồn hơn. Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, nhất là anh em phi công bị tác động mạnh. Hai ba tháng liền, Trung đoàn lâm vào thế đánh nhau là tổn thất. Các sân bay bị đánh phá liệt. Nhiều lần chỉ huy không bắt được địch, vì chúng bay rất thấp, thấp đến nỗi nhiều chiếc A-7 thả bom sân bay, bom chỉ rơi thia lia, không nổ. Có thằng vội quá, ném cả giá mang bom xuống đường băng. Có trận ta bị địch đánh bom vào khu trực chiến, các đồng chí thợ máy như đồng chí Om, lấy thân mình che buồng lái, chắn bom bi cho phi công đang ngồi trực trong buồng lái. Anh em mặt đất đã có người hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Một số phi công Míc-17 có biểu hiện ngại tiêm kích địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 07:09:30 pm »

        Trước tình hình đó, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Không quân, dưới sự chủ tọa của đồng chí Bí thư Phan Khắc Hi, phân tích tình hình một cách sâu sắc, đánh giá mặt mạnh, yếu của ta, phân tích âm mưu, thủ đoạn chiến thuật của địch, phát động toàn Quân chủng tìm cách đánh địch tốt nhất trong tình hình mới. Các đồng chí chỉ huy từ Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh chủng Không quân; các đồng chí sĩ quan tham mưu, dẫn đường, đều xuống nghiên cứu cách đánh địch với phi đội. Anh em phi công, sau nhiều trận chiến đấu, một số Míc-17, Míc-21 bị rơi, phi công hi sinh, ảnh hưởng đến sức chiến đấu. Đồng chí Văn Tiến Dũng xuống kiểm tra Quân chủng, Binh chủng và chỉ thị: lúc này địch đang tập trung đối phó với không quân, phải đặc biệt coi trọng giữ gìn lực lượng để chiến đấu lâu dài.

        Tôi nhớ, vào độ tháng 7 năm 1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp xuống chỉ huy sở Quân chủng ở núi Trầm, Chương Mĩ, Hà Đông. Đồng chí trực tiếp nghe phi công trình bày diễn biến một số trận đánh gần đây bị tổn thất. Đồng chí nghe cả các sĩ quan dẫn đường  trình bày cách dẫn máy bay tiêm kích của ta. Các đồng chí chủ huy báo cáo với Đại tướng Tổng Tư lệnh về công tác bảo đảm tình báo, thông tin, hậu cần, kĩ thật cho không quân chiến đấu. Trong hội nghị đó, đồng chí Tư lệnh đề nghị tôi phát biểu đầu tiên về cách đánh. Truớc hầu hết các phi công đã từng qua trận mạc, trước các đồng chí chỉ huy đông đủ, Đại tướng ôn tồn bảo tôi: “Đồng chí cứ nói thẳng, cái gì còn lúng túng, chưa ổn trong cách đánh, cách dẫn máy bay ta tiếp địch?”. Tôi rất cảm động, thật thà thưa là: tôi thấy chưa ổn, nhất là thế không chủ động. Có trận địch vào phía đông ta đánh ở phía tây, bất ngờ một vài chiếc F-4C, từ xa phóng tên lửa vài đội hình ta. Ta hi sinh mà chưa thấy địch đâu. Hoặc nó phóng tên lửa vào Míc-17 ở tầng thấp, rồi kéo lên cao, ta tốc độ nhỏ, không theo kịp. Nó thì đông, còn ta chiến thuật như vãi thóc cho gà. Được Đại tướng chăm chú nghe, các am em phi công, cán bộ dẫn đường tham mưu khác cũng phát biểu. Và tôi nhớ nhất, đồng chí kết luận đại ý như sau:

        Trong không chiến, phải giành thế chủ động, chủ động đánh và chủ động không đánh. Thế chủ động phải từ chỉ huy và của các phi công.

        Không được lập khu chờ, mất hết chủ động. Đã quyết đánh tuyến nào, đợt nào là tạo thế có lợi cho biên đội, để kiên quyết tiến công.

        Tăng cường huấn luyện, để nâng cao trình độ phi công. Chú trọng công tác xây dựng toàn diện và chiến đấu, để có lực lượng chiến đấu lâu dài đến thắng lợi.

        Phối hợp giữa Míc-17, Míc-21, trong tác chiến, hiệp đồng tốt với tên lửa và cao xạ…

        Bám thắt lưng địch mà đánh, như đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Chú trọng công tác đảng, công tác chính trị trong bộ đội…

        Sau khi nghe trực tiếp đồng chí Đại tướng Tổng Tư lệnh dăn dò, anh em chúng tôi như tỉnh người ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 07:11:45 pm »

        Trung đoàn tạm dừng xuất kích, tập trung bàn cách đánh, tổ chức huấn luyện giữa hai đợt hoạt động của địch. Tôi đã hạ máy bay F-105, nhưng chưa được huấn luyện các bài bay khu vực động tác cao cấp, phức tạp. Không tập không chiến động tác thẳng đứng. Vì vậy, số lái mới trong không chiến, chủ yếu vòng bằng động tác cơ động khá đơn giản. Điều khiển máy bay chưa nhuần nhuyễn, có đồng chí bị thất tốc nên hi sinh. Tranh thủ huấn luyện, những bài bay nhào lộn, xạ kích trong không chiến cá nhân, rồi hiệp đồng liên đội 4 chiếc, 8 chiếc. Khi Míc-17 hiệp đồng với Míc-21 trong một khu vực, các phi công tập nhận dạng máy bay ta, địch trong các trạng thái bay. Và thật đáng nhớ trong lúc đánh nhau căng thẳng, cấp trên cho chúng tôi lần lượt thay nhau được nghỉ mát  mấy ngày trên Tam Đảo hoặc Ân Thi - Hưng Yên. Sức khỏe chúng tôi khá hơn. Trình độ bay của cá nhân, trình độ chiến thuật, hiệp đồng trong biên đội, chiến đấu hiệp đồng giữa các loại máy bay tiêm kích có tiến bộ rõ rệt. Trong lúc chúng tôi tạm thời ít xuất kích, bộ đội cao xạ, tên lửa nện cho giặc trời Mĩ nhiều đòn đau. Anh em thợ máy phát động phong trào thi đua làm việc suốt đêm ngày, sửa chữa các máy bay bị hư hỏng qua chiến đấu. Tổ chức định kì từng phần. Luôn bảo đảm máy bay tốt. Anh nuôi cải tiến bữa ăn, làm sao cho người lái bảo đảm sức khoẻ tốt nhất. Các đồng chí sĩ quan dẫn đường luôn theo sát dẫn dắt chúng tôi trong huấn luyện, luyện tập. Cả Quân chúng, Binh chủng hỗ trợ các trung đoàn không quân những điều kiện tốt nhất có thể trong thời chiến. Các đoàn đại biểu nhân dân đến thăm đơn vị, động viên hỗ trợ chiến đấu.

        Sau một thời gian tạm dừng xuất kích để rút kinh nghiệm huấn luyện, học tập, xây dựng cách đánh, xây dựng quyết tâm chiến đất, ngày 12 tháng 5 năm 1967, biên đội Nguyễn Hữu Tào, Nguyễn Phi Hùng, Vũ Thế Xuân, Phan Trọng Vân cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đánh đội hình lớn của địch vào thả bom cầu Đuống, ga Yên Viên. Trân đánh được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ về mọi mặt. Các phi công thể hiện tinh thần tiến công, quyết tâm cao. Cả 4 đồng chi đều nổ súng. Tuy không bắn rơi địch, nhưng đã cản phá được đội hình lớn của địch vào đánh mục tiêu, bảo đảm an toàn cầu Đuống, ga Yên Viên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 07:16:08 pm »

        Ngày 23 tháng 5 năm 1967, hòi 14 giờ 48 phút, địch từ Thái Lan qua, gồm 36 chiếc F-4 và F-105 vào đánh Hà Nôi. Trung đoàn lệnh cho biên đội 4 chiếc do anh Cao Thanh Tịnh làm biên đội trưởng xuất kích. Biên đội phối hợp với 4 chiếc Míc-21 đánh từ xa, biên đội anh Tịnh đánh đoạn giữa và biên đội 4 chiếc Míc-17 của bạn Triều Tiên đánh đoạn cuối đội hình. Anh Tịnh bắn rơi 1 chiếc F-105. Số 2 - Lê Văn Phong - phi công khóa 1 của Trường Không quân Việt Nam mới cử về đơn vị - bắn rơi chiếc F-4D sau đội trưởng vài phút. Anh đuổi tiếp những tên dịch đang bay và bị tên lửa F-4 bắn trúng. Phong đã anh dũng hi sinh khi mới 25 tuổi đời.

        Tuy có tổn thất, nhưng trận này có ý nghĩa thật lớn. Toàn bộ đội hình lớn, 36 chiếc máy bay Mĩ bị bắn rơi 6 chiếc, chúng hốt hoảng thả bom ngoài mục tiêu, hỗn loạn tháo lui. Một trận đánh phối hợp tốt giữa Míc-21 và Míc-17, phối hợp tốt giữa ta và bạn Triều Tiên. Từ tháng 8 đến cuối năm 1967, Trung đoàn tổ chức nhiều trận đánh thắng lợi. Quán triệt tư tưởng đồng chí Đại tướng đã chỉ đạo, các phi công tiêm kích, tiếp tục ghi những chiến công vẻ vang cho trang sử của Trung đoàn không quân tiêm kích anh hùng.

        Năm 1967, địch mở nhiều đợt đánh phá quyết liệt thủ đô Hà Nôi, phong tỏa cảng Hải Phòng. Ngày 9 tháng 8 năm 1967, Mĩ thông qua kế hoạch “sấm rền”. Chúng dùng chủ yếu tập đoàn không quân số 7 và lực lượng đặc nhiệm 77, tập trung tiến công 16 mục tiêu mới, trong đó có 6 mục tiêu quan trọng tại Hà Nội. Địch điều 3 tàu sân bay lên vịnh Bắc Bộ, có lúc tàu sân bay vào cách bờ 150km. Hải quân không quân Mĩ chủ yếu hoạt động đánh các  mục tiêu ven biển, trọng điểm là Hải Phòng. Không quân hải quân địch hằng ngày từng tốp nhỏ 10 đến 20 chiếc đánh các mục tiêu dọc đường số 5, Hải Phòng.

        Trong quý III, các nước bạn Trung Quốc, Liên Xô giúp ta một số máy bay Míc-17F (loại có động cơ tăng lực). Đồng chí Nguyễn Trọng Sự - Tiểu đoàn trưởng thợ máy của Trung đoàn, người xứ Nghệ hay đi ra sân bay công tác bằng chiếc xe đạp phượng hoàng cà tàng cùng đồng chí Trần Minh - Tiểu đoàn phó, đồng chí Nguyễn Văn Dần - Đại đội trưởng định kì đã động viên tổ chức cho anh em thợ máy làm việc suốt ngày đêm, bảo đảm cho Trung đoàn có đủ máy bay chiến đấu. Anh em thợ máy ở ngoài sân bay, thời ấy gọi là “Đại đội ngoại trường” với khẩu hiệu “Còn hỏng hóc, còn bám trại sửa chữa - quyết không để hỏng hóc qua đêm”.

        Anh Bối - Đại đội trưởng (Đại đội 12) lúc nào cằm cũng đầy râu ria, gương mẫu và luôn sáng tạo để khắc phục khó khăn, bảo đảm 12 máy bay của đơn vị luôn luôn sẳn sàng cất cánh. Noi gương anh, các tổ trưởng máy bay, các đồng chí kĩ thuật viên, lính thợ máy, làm hết sức mình, bảo đảm máy móc an toàn, súng đạn tốt. Phi công chúng tôi không bao giờ phải lo lắng tình trạng kĩ thuật máy bay, Tôi đã bay và chiến đấu trên Míc-17 gần 10 năm, trải qua mấy trăm giờ bay, chưa từng gặp một hỏng hóc nào nghiêm trọng.

        Các đồng chí lái xe chở xăng dầu thật là vất vả. Xe đầu sơ tán ngoài sân bay độ 5km, hễ nghe thấy máy bay ta cất cánh là tự động cho xe về ngay sân bay để sẵn sàng tra nạp dầu. Còn khi huấn luyện, các đồng chí lái xe xăng đầu sơ tán gần ụ để máy bay. Với xe khí, xe nạp điện…, ở đâu cũng gặp những cán bộ, chiến sĩ tận tụy, rất trách nhiệm, tự giác làm hết phận sự. Trung đoàn là một ý chí tập trung cho phi công, hễ xuất kích là nhằm thẳng quân thù xông tới. Chiến công của Không quân nhân dân Việt Nam, quả thật là chiến công chung. Không ở đâu gắn bó trong tình đồng chí như ở các trung đoàn không quân chiến đấu. Mỗi chúng tôi, từ phi công đến thợ máy, cán bộ tham mưu, kĩ thuật, hậu cần, tự hào là lính của Trung đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2016, 07:18:02 pm »

        Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1967, Trung đoàn xuất kích nhiều lần, đánh trên chục trận. Nhiều phi công mới vào chiến đấu đã bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ hai.

        Trận ngày 7 tháng 10, biên đội Tào - Minh - Điệp - Hùng bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 25 tháng 10, biên đội Tào - Minh - Thọ - Hùng bắn rơi tiếp 1 chiếc F-4 nữa. Nhưng 3 trận ngày 26, 27 và 30 tháng 10, Trung đoàn không bắn rơi được chiếc nào, bị tên lửa địch bắn rơi 4 chiếc Míc-17. Lúc 11 giờ 46 phút, biên đội Tịnh - Kỉ - Thọ - Hinh được lệnh cất cánh lên phía tây sân bay Kép. Do ra đa dẫn đường hỏng, ta, địch đều không bắt được. Lúc biên đội phát hiện ra địch, thì chúng đã ở rất gần, đang phóng tên lửa vào đội hình ta ở khu chờ. Máy bay số 2 do anh Kỉ lái, trúng tên lửa, bốc cháy. Phi công không kịp nhảy dù, đã anh dũng hi sinh. Địch tiếp tục phóng 6 quả tên lửa, nhưng các phi công ta đều tránh được. Biên đội rời khỏi khu vực chiến đấu, rất vất vả mới trở về hạ cánh ở sân bay Gia Lâm.

        Đàu tháng 11 năm 1967, Quân chủng giao nhiệm vụ cho Trung đoàn, đánh một trận phục kích tại Hải Phòng. Ta sẽ cất cánh từ sân bay Kiến An. Những ngày tháng 10, tháng 11 năm 1967, Hải Phòng liên tục bị địch đánh phá, phong tỏa. Hàng mấy chục tàu thủy vào cảng bị địch rải mìn phong tỏa, không thể ra, vào được.

        Các tàu thủy của Liên Xô, Ba Lan, các nước xã hội chủ nghĩa chở hàng viện trợ cho ta, phải đậu tại bến cảng hàng tháng. Ta tổ chức xà lan ra lấy hàng, máy bay Mĩ tập trung đánh vào các xà lan, đánh các cảng, nhưng Mĩ chưa dám ném bom vào các tàu của Liên Xô, Trung Quốc. Bộ đội cao xạ, dân quân tự vệ, triển khai ngày trận địa trên cầu tàu đánh địch. Sư đoàn phòng không 363 và Sư đoàn 367 tập trung bảo vệ cảng, đánh nhau với máy bay Mĩ hàng trăm trận, bắn rơi nhiều chiếc nhưng cũng bị thiệt hại không ít, nhất là anh em cao xạ “phơi” ra trên các đồi trọc, là mục tiêu của bọn chuyên thả bom bi, bom phá vào trận địa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM