Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:42:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 44070 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 10:06:44 pm »

        Tướng Catroux cũng thấy "chướng tai gai mắt" về không ít việc làm của chính phủ đối với những kết luận báo cáo của ông. Trong thư gửi một người bạn quen biết chung, ông viết: "Tôi hiểu là Navarre rất phẫn nộ về cái trò tránh né của Chính phủ và về những ưu ái của Chính phủ đối với Cogny, người thực ra phải chịu trách nhiệm nặng nề về những đắng cay của chúng ta". It lâu sau, ông viết cả cho tôi: "Tôi biết anh đã nắm được những đề nghị của uỷ ban khi kết thúc điều tra. Với anh, là đề nghị giao một nhiệm vụ chỉ huy. Còn với Cogny là sự cần thiết phải được thử thách trong những cương vị chỉ huy phụ, trước khi được giao một trách nhiệm chính thức. Borgès Maunoury đã làm ngược lại những gợi ý ấy, giao cho Cogny những chức vị như anh đã biết. Tôi đã phản đối những quyết định ấy, quyết định vừa không có căn cứ vừa trái ngược với những kết luận của uỷ ban".

        Tháng 6 năm 1956, tôi gửi Bộ trưởng Quốc phòng (vẫn ông Borgès Maunoury một bức thư trong đó tôi lưu ý ông về những tổn hại về tinh thần gây ra cho tôi, việc không chú ý gì đến những kết luận của uỷ ban điều tra. Tôi lại một lần nữa yêu cầu cho công bố báo cáo và nếu trong trường hợp không thể được thì đưa ra một thông báo đủ rõ đế "những trách nhiệm về chính trị và quân sự mà uỷ ban đã đưa ra ánh sáng được xác định một cách rõ ràng".

        Thư này không được trả lời. Tháng 7, tôi lại viết thư yêu cầu, đồng thời đề nghị xin gặp Thủ tướng Guy Mollet. Ong Borgès Maunoury mời tôi đến và giữa ông và tôi đã nổ ra một cuộc tranh luận khá sóng gió. Tôi kiên quyết đề nghị ông cho tôi gặp thủ tướng vì tôi biết ông ta núp bóng sau thủ tưóng để khước từ yêu cầu của tôi.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1956, tôi được gặp ông Guy Mollet. Tôi trình bày vối ông về những tổn hại tinh thần gây ra cho tôi do việc chính phủ từ chối không cho công bố những kết luận của uỷ ban điều tra và cũng chẳng buồn đếm xỉa đến những kết luận ấy. Tôi báo trước với ông là tôi có ý định, nếu yêu cầu của tôi không được chấp nhận, tôi sẽ rời quân đội và tự tôi sẽ phơi bày trước công luận sự việc Điện Biên Phủ.

        Ông Guy Mollet khẳng định ông không biết gì về những vấn đề tôi vừa nói và kết thúc cuộc gặp gỡ bằng một lời hứa chính thức sẽ có quyết định về việc này trong 15 ngày nữa. Tôi rời phòng làm việc của ông với hy vọng thê là cuối cùng tôi cũng thoát khỏi cái vòng bưng bít này. Nhưng rồi chẳng có gì cả. Hàng tuần rồi hàng tháng sau, vẫn không thấy tăm hơi một quyết định nào.

        Tôi quyết định rời quân đội mà không chờ đợi nữa. Ngày 12 tháng 10 năm 1956, tôi đệ đơn lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong đó nói rõ lý do như sau:

        "Từ khi uỷ ban điều tra, do tôi đề nghị thành lập, đệ trình báo cáo lên Chính phủ, tôi đã nhiều lần yêu cầu cho tôi được biết về báo cáo và đề nghị cho công bố công khai những nét chủ yếu của nó. Nhưng đề nghị của tôi đã không được chấp nhận.

        Mặt khác, gần như không một kết luận nào của uỷ ban được người ta coi trọng và về một số mặt nào đấy, người ta còn làm ngược lại.

        Tiếp tục làm việc trong những điều kiện như vậy, đối với tôi, có nghĩa là chấp nhận một tình trạng có thể làm cho dư luận công chúng củng như Quân đội bị lầm lẫn về tình hình thực tế của thất bại Đông Dương".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:15:56 am »

       
Vụ án lộ bí mật

        Trong khi uỷ ban điều tra đang tiến hành công việc, tôi được gọi đến làm chứng về "Vụ án lộ bí mật". Sự việc này là một mớ bòng bong nhiều việc khác nhau nhưng chung quy lại là mọi sự "rò rỉ" đều dẫn tới hậu quả khiến cho Việt Minh biết được tin tức. Về danh nghĩa chính thức, nó chỉ là việc khám phá xem có những chân rết tình báo nào lén lút hoạt động cho Việt Minh và việc này đã được các chính phủ kế tiếp nhau tiến hành.

        Thực tế, "Vụ án lộ bí mật" là một cái gì đó trầm trọng hơn. Đó là vén một góc bức màn che phủ bầu không khí ruỗng nát về tinh thần và sự phản bội trong đó đã diễn ra cuộc chiến tranh Đông Dương: thâm nhập của cộng sản trong toàn bộ máy Chính phủ; liên hệ ngay trong chiến tranh giữa một số nhân vật chính trị với nhân viên của đối phương; lơ là, cẩu thả, ba hoa ngay ở cấp cao nhất của nhà nước; hoàn toàn thiếu nghiêm túc trong các cơ quan giữ gìn bí mật; tiết lộ tin làm lợi cho kẻ thù, mà việc này vẫn được dung thứ nếu không muốn nói là có sự đồng loã của cấp trên cao.

        Trong toàn bộ những "rò rỉ" của 'Vụ án", có một vụ đã xảy ra trong thời kỳ tôi đang chỉ huy ở Đông Dương nhưng lại là vụ nặng nhất bởi chắc chắn đối phương đã rút ra cho họ những điều có lợi về chiến lược. Đó là vụ mà tôi đã nói trong tờ báo Người quan sát, ngày 30 tháng 7 năm 1953 đã cho đăng bài "Về một cuộc chiến đấu đáng hoài nghi" trong đó đã tiết lộ tất cả những gì bàn bạc về việc bảo vệ Lào ở Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm l953.

        Tôi được gọi đến trước cơ quan điều tra để thẩm vấn về vai trò của bài báo ấy đối với quyết định tiến công Lào của Việt Minh. Tôi trả lời là tất cả mọi việc đều diễn ra cứ y như bộ chỉ huy đổi phương đã nắm chắc được ý định của chúng tôi. Tuy nhiên, tôi cũng nói thêm đó không phải là lý do duy nhất thúc đẩy Việt Minh tiến công Lào.

        Vài ngày sau, tôi lại được gọi đến và được biết ông Bộ trưởng Quốc phòng, khi được hỏi có sự rò rỉ của bộ về vấn đề trên không, thì ông trả lời rằng không1. Toà hỏi tôi có giữ nguyên lời khai cũ hay không, vì nó trái ngược với lời khai của ông Bộ trưởng. Tất nhiên, tôi vẫn khẳng định lời khai của tôi.

        Nhưng lời khai của ông Bộ trưởng đã dẫn tới việc tách vụ tiết lộ tin của tờ Nước Pháp -Người quan sát ra khỏi "Vụ án lộ bí mật" và những tác giả của vụ tiết lộ tin này chỉ bị đưa ra xét xử trước một cấp không mấy quan trọng, đó là toà án tiểu hình. Thật chang khác gì đưa từ vụ "đánh đập gây thương tích" sang vụ "giấy séc không có bảo chứng", như ông Bidault nói trong lời khai. Nói trước toà, uỷ viên công tố đã kết luận: "Thế là tên tội phạm lớn nhất đã thoát khỏi tay ông!".

        Mặc dù vụ tờ báo Người quan sát được tách khỏi, tôi vẫn bị gọi đến làm chứng vể "vụ án". Tồi vẫn giữ những lời như trước đây đã khai.

        Trả lời một câu hỏi đặt ra cho tôi, tôi lại có dịp nói rằng, ỏ Pháp, những sơ hở lộ liễu và sự bội phản đã lớn tới mức mà tôi không dám báo trước cho Paris về những cuộc hành quân của tôi vì chắc chắn rồi thể nào nó cũng đến tai Việt Minh. Lời nói ấy của tôi đã gây một ấn tượng nhất định. Tôi thêm rằng, tuy những "rò rỉ" đã giúp đỡ rất nhiều cho Việt Minh nhưng còn xa nó mối là nguyên nhân độc nhất và nguyên nhân thất bại của chúng tôi. Tuy nói thế nhưng tôi cũng không ngăn được một số lớn báo chí cho rằng việc tôi nêu lên những rò rỉ ấy là nhằm bào chữa cho thất bại.

        Từ nhiều tháng nay, như đã nói, tôi đang chuẩn bị để cho ra một cuốn sách khi nào tôi rời khỏi quân đội. Vì vậy, vừa mới trở về cuộc sống dân sự, tôi đã bật đèn xanh cho nhà xuất bản in sách của tôi. Chuyện ấy đã lộ ra một đạo luật cấm mọi viên chức và quân nhân, nếu không được phép, thì không được ra sách nói về bất kỳ những gì do công việc của họ mà họ được biết. Tôi liền báo cho nhà xuất bản cho ra sách gấp, trước khi luật được ban bố và đầu tháng 12 tháng 1956, cuốn "Đông Dương hấp hối" ra mắt người đọc.

----------------
1. Khi trả lời không, ông Bộ trưởng đã dựa vào cơ sở pháp lý là chính thức về luật pháp, nước Pháp không phải đang tiến hành chiến tranh ở Đông Dương. Những cuộc hành quân quân sự ở đây chỉ là những "hành quân cảnh sát”. Bộ quốc phòng có cớ để coi những việc ấy không liên quan gì đến họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:19:12 am »

        Sách ra mắt đã gây một sự ồn ào nhất định và tôi biết chính phủ đang cho nghiên cứu để xem có thể trừng phạt tôi thế nào. Nhưng sau đó họ đã thôi và quyết định tìm cách "trị tôi một cách gián tiếp".

        Trong cuốn sách, đương nhiên tôi tránh không chỉ trích bất kỳ thuộc cấp nào của tôi về hành động quân sự của họ và cũng không gán cho họ bất kỳ trách nhiệm nào về thất bại ở Điện Biên Phủ. Đối với Tướng Cogny, tôi cũng giữ nguyên tắc ấy như đối với mọi người khác.

        Nhưng thấy Cogny đã đưa ra công khai cái mà tự ông mạo xưng là bất đồng chiến lược giữa ông và tôi, nên tôi cho rằng mình có quyền vạch rõ, khi sự việc bắt đầu chuyển sang chiều hướng xấu, ông đã có thái độ như thế nào đế khéo léo phủi tay, lẩn trách trách nhiệm. Mặt khác, đối với sự thật, tôi không có quyền im lặng về sự bi quan hoảng sợ mà ông đã tỏ rõ sau khi Điện Biên Phủ thất thủ và đó chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra một sự hoảng loạn vô lý tràn lan trong dư luận lúc bấy giò. Trong cuốn Đông Dương hấp hối, một số đoạn đã nói một cách hoàn toàn khách quan về hai lỗi lầm đó của Cogny.

        Ở giới lãnh đạo chóp bu, người ta cho Tướng Cogny biết nếu ông ta kiện tôi thì người ta sẽ bênh vực ông và tạo cho ông mọi điểu kiện dễ dàng. Thế là ít ngày sau khi cuốn sách ra mắt, cả nhà xuất bản và tôi đều nhận được thông báo cấm ra sách của toà. Nhà xuất bản vội đình chỉ phát hành sách đến nỗi chỉ còn một số cuốn được bán ở vài cửa hiệu mà sách đã đến tay. Vậy là chính quyển đã giành được bàn thắng đầu tiên và để phát huy thắng lợi, họ còn "khuyên" một số câu lạc bộ và các thư viện quân đội không nên mua, cũng như không nên lưu hành cuốn sách này nữa.

        Khởi đầu tấn công, Tướng Cogny kiện nhà xuất bản và tôi về tội vu không. Rồi, thay đổi ý định, ông chuyển sang kiện chúng tôi theo luật dân sự (Điều luật 1382): tất nhiên kiện chúng tôi về tội "xúc phạm nhân cách" sẽ thuận tiện hơn nhiều so với việc nói trước toà là những đoạn sách tôi lên án ông ta là vu khống.

        Tháng 3 tháng 1957, toà án dân sự Seine đưa vụ án ra xét xử. Tôi đã bác đơn của Cogny và bắt ông phải trả án phí. Mặc dù vậy, nhằm xoa dịu tình hình, tôi nhận trong lần xuất bản sau sẽ để trắng những đoạn lên án Cogny. Nhưng phải đến 1958, sách mới được xuất bản và khi ấy thì sự quan tâm của công chúng đã giảm rất nhiều.

        Giới cầm quyền chính trị đã đạt được mục tiêu của họ: sách của tôi chẳng những phát hành ít đi nhiều mà còn rất chậm nữa. Bộ máy bóp nghẹt đã làm việc rất hiệu nghiệm.

        Dù lưu hành rất ít ỏi so với khả năng nó có thể có, cuốn Đông Dương hấp hối đã đưa đến cho tôi hàng trăm bức thư, đương nhiên có những thư để xỉ vả tôi, nhưng đại đa số là để khen ngợi tôi đã nêu rõ sự việc Điện Biên Phủ thật sự là như thế nào. Tôi đặc biệt xúc động về những lá thư, có rất nhiều, của các cựu chiến binh Đông Dương ở tất cả mọi cấp đã từng chiến đấu ở đây, hoặc có hoặc không dưới quyền tôi.

        Trong những thư nhận được, tôi chỉ xin nêu một thư, đó là thư của Tướng De Gaulle viết cho tôi.

        Ngày 4 tháng 2 năm 1957

        Navarre thân mến

        Tôi đã đọc một cách rất chăm chú, đầy hứng thú và không khỏi không xúc động cuốn Đông Dương hấp hối của anh. Cách anh trình bày và đánh giá những sự kiện tất nhiên xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của anh. Tuy nhiên, tôi không trách anh đã cho ra cuốn sách này. Trong tình trạng đất nước ta hiện nay, tôi cho rằng việc nắm được dư luận là điều cần thiết. Thế nhưng, khi mà sự bưng bít và dối trá là luật lệ của chế độ hiện hành, thỉ dư luận đó chỉ có thể được là nhờ sự phản ánh trực tiếp của những người đã điều hành những công việc lớn. Dù thế nào đi nữa, cái gương của anh thêm một lần nữa chứng tỏ: sự chỉ huy, dù thế nào, cũng không thể đi tới thắng lợi nếu không có sự lãnh đạo, giúp đỡ và ủng hộ của một Chính phủ thông nhất, trước sau như một (...)


De Gaulle       
       
        Tôi cũng là một đối tượng được một số nhóm và đảng phái nhăm nhe. Nếu thích cái trò đó thì chắc chắn tôi đã thấy ở đây một dịp để "làm chính trị".

        Các chiến dịch báo chí, mà cuốn sách của tôi và tiếp đó là vụ kiện đã cung cấp thêm một món ăn mới, còn tiếp tục trong nhiều tháng.

        Nhưng dần dần nó cũng nhạt đi bởi sự việc Điện Biên Phủ không còn sáng giá nữa. Hơn nữa, cuộc "chiến tranh Đông Dương lần thứ haifí có chiều hướng kéo dài và người Mỹ đang sa lầy ở đấy. Những nhà bình luận ác ý nhất bây giờ cũng cảm thấy khó lòng tiếp tục phán xét như hồi chúng tôi đang còn trong cuộc rằng, để giành thắng lợi thì chúng tôi "chỉ cần làm thế này hoặc thế kia thôi", trong khi người Mỹ với những phương tiện cao hơn chúng tôi đang còn thua cuộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:22:15 am »

       
PHỤ LỤC 1

ĐIỆN NGÀY 30-5-1954 CỦA TƯỚNG NAVARRE GỬI VÊ PARIS

        Điện này báo cáo tình hình đến ngày 30 tháng 5, ba tuần sau khi mất Điện Biên Phủ.

        Ở Đồng bằng: Việt Minh, không đợi tập hợp khối chủ lực cơ động tác chiến, đã có nỗ lực đặc biệt ở vùng Phủ Lý và một vài đồn bốt ỏ khu Nam. Lực lượng phòng thủ của chúng tôi ở Phủ Lý đã được tăng cường và chúng tôi đã tiến hành hai cuộc hành quân giải toả ở khu vực này.

        Đoạn giao thông Hà Nội - Hải Phòng tương đổi yên tĩnh, do sự có mặt của đại bộ phận lực lượng cơ động của chúng tôi.

        Những cuộc thay quân và tập trung quân theo quyết định mới đây của chính phủ đã được bắt đầu từ ngày 27 tháng 5 và được tiếp tục trong những điều kiện thuận lợi. Đã tăng cường cho đồng bằng hai binh đoàn cơ động lấy từ Lào về và hai tiểu đoàn dù mới tăng viện từ Pháp sang.

        Ở Bắc Lào: Có lúc người ta lo ngại một hoạt động có tính chất địa phương của Việt Minh đánh vào tuyến phòng thủ vòng ngoài của Mường Sài và Nậm Bạc, nhưng tình hình này đã sáng tỏ do việc phát hiện nhiều tiếu đoàn chủ lực đối phương đã chuyển quân lên phía Bắc. Tuy nhiên vẫn còn 3 tiểu đoàn - trong có 1 tiểu đoàn chính quy nhưng đã xộc xệch - ở gần Nậm Bạc và hình như đang tìm cách đánh đuổi Pháp ở đấy. Để rút binh đoàn cơ động số 7 khỏi Nam Lào, tôi đã điều từ phía Bắc về đấy phần lớn lực lượng TFEO (lực lượng Pháp ở Viễn Đông), ở phía Bắc chỉ còn 2 tiểu đoàn TFEO.

        Ở Trung Lào: Một lực lượng, chủ yếu là phụ lực quân và các đơn vị Lào, đã được bố trí để làm tuyến ngăn chặn từ dãy đá vôi đến Na Phào. Khi nào việc phòng thủ tương đối ổn định, tôi nghĩ có thể rút nốt binh đoàn cơ động cuối cùng ở đấy để tuỳ theo tình hình, làm lực lượng dự bị hoặc điều về đồng bằng.

        Ở Nam Lào: Đốì phương không có triệu chứng hoạt động lớn nên tôi có thể rút để điều về Bắc Bộ binh đoàn cơ động số 7 hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ đường số 13.

        Ở Campuchia: Nhân sự thụ động của Quân đội Hoàng gia, bộ đội đối phương đã có vài hoạt động, đặc biệt ở vùng biên giới giáp Lào.

        Trên cao nguyên và khu vực Atlante: Tình hình không có gì thay đổi. Việc thay quân được chỉ thị tháng vừa rồi đã được tiến hạnh thuận lợi, và lợi dụng đối phương không hoạt động, tôi đã điều được về Trung phần Việt Nam một bộ phận TFEO hãy còn đang hành quân ỏ đây.

        Ở Trung phần Việt Nam: Việt Minh đánh mạnh ở khu vực Đà Nẵng, hạ nhiều đồn bốt. Tôi đã tăng cường cho căn cứ Đà Nẵng, một trong những nơi quan trọng trong hệ thống phòng thủ hiện thời của chúng tôi. Khu vực Đồng Hới cũng bị uy hiếp, tôi đã điều tới đây binh đoàn cơ động số 10 lấy từ khu vực hành quân Atlante.

        Nam Việt Nam: Hiện yên tĩnh, và tình trạng ruỗng nát tăng mạnh từ tháng 1 nay có vẻ ổn định dần. Đã có những thoả ước được ký kết hoặc đang thương lượng giữa các thủ lĩnh giáo phái với chính phủ quốc gia. Tôi hy vọng nó sẽ dẫn đến sự sáp nhập quân giáo phái với quân chính phủ, do đó cho phép giải quyết phần nào vấn đề tuyển quân cho quân lực quốc gia hiện thời đã gần như bị đình lại.

        Kết luận: Nỗ lực của đối phương giảm nhiều, trừ ở Trung phần Việt Nam có vài hoạt động mới.

        Chưa rõ đối phương có mở tiến công quyết định hay không. Nếu có thì phải từ ngày 20 tháng 6 trở đi, ngày mà khối chủ lực tác chiến của Việt Minh từ Điện Biên Phủ trở về có thể sẵn sàng hành động. Trong trường hợp này, tương quan lực lượng và việc tập trung quân đang tiến hành của chúng tôi sẽ cho phép chúng tôi có thể yên tâm mà đương đầu với họ. Điểm yếu của chúng tôi là tinh thần của dân chúng và quân đội quốc gia đang bị giảm sút một cách đáng lo ngại do ảnh hưởng của Hội nghị Geneve và thêm vào đó là thất bại của chúng tôi ở Điện Biên Phủ.

        Hình như Bộ chỉ huy Việt Minh chưa có quyết định về việc tiến công hay không. Điều đó còn tuỳ thuộc nhiều vào việc họ đánh giá sự quyết tâm của chúng tôi như thế nào.

Ký tên: Navarre         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:28:50 am »

       
PHỤ LỤC 2

LỜI CHÚ VÊ NHỮNG HẬU QUẢ QUÂN SỰ CỦA HỘI NGHỊ GENEVE

        Trong báo cáo tổng hợp và buổi trình bày ngày 20 tháng 5 năm 1955 của tôi trước uỷ ban điều tra, tôi đã khẳng định quyết nghị của Hội nghị Berlin ngày 18 tháng 2 năm 1954 - mà ông cao uỷ và tôi đều không được hỏi ý kiến quyết định sẽ mở một cuộc họp để thảo luận vấn đề hòa bình ở Đông Dương là một sự kiện tai hại, bởi nó đã làm cho tình hình quân sự mà cho đến lúc ấy chúng tôi gần như nắm trong tay đã bị rơi vào một ngõ cụt.

        Những so sánh dưới đây giữa tình hình trước và sau ngày 18 tháng 2 năm 1954 là những lý lẽ chứng minh cho lời khắng định của tôi.

        Trước ngày 18 tháng 2 năm 1954

        - Sự phát triển của quân đội các Quốc gia liên kết và của quân đội Việt Nam nói riêng, tuy không được như ý, nhưng cũng diễn ra tương đối bình thường (đánh giá hơi lạc quan của phái đoàn Pleven)

        - Về tác chiến, tình hình chung là khá thuận lợi. Chúng tôi có thể hy vọng sẽ "thủ hòa" trong chiến cục 1953-1954 (kể cả chiến dịch Atlante). Tiến công của Việt Minh đứng lại trên các hướng phụ và có một số triệu chứng giảm xuống (Trung Lào). Tôi dự định sẽ phân công trên các mặt trận ấy (báo cáo của tôi ngày 25 tháng 2).

        - Ở Điện Biên Phủ, gần như chắc chắn Việt Minh sẽ tiến công (vì ít nhất họ phải cố gắng giành được một thắng lợi để gây ảnh hưởng), nhưng họ chỉ có khả năng tiến hành một trận giao chiến trong thời gian ngắn. Thực vậy:

        a) Theo tin tức rất đáng tin cậy, lượng đạn của họ mà chúng tôi đã nắm được số lượng khoảng chừng sẽ không tăng nữa (trong đó theo tin chắc chắn, lô hàng đạn pháo cuối cùng là loại đạn bảo quản xấu).

        b) Chúng tôi biết Việt Minh ấn định mức thương vong cao nhất của họ là khoảng từ 6000 đến 8000.

        c) Nhiều nguồn tin chắc chắn cho biết Việt Minh không có ý định giữ khối chủ lực tác chiến của họ trên Thượng du (Tây Bắc) quá ngoài tháng 5. Dù trường hợp thế nào, họ cũng không chuẩn bị để làm điều đó.

        Tình hình quân sự vậy là không xấu và ở Điện Biên Phủ, chúng tôi dự kiến trận đánh với niềm lạc quan.

        Chúng tôi nghĩ rằng trận đánh này diễn ra sẽ khó khăn hơn so với Nà Sản. Có thể đối phương sẽ chiếm được một hoặc hai cụm cứ điểm, nhưng tổn thất về người và tiêu hao về đạn dược của họ sẽ nhanh chóng đạt tới mức cao nhất mà họ dự kiến. Ngay dù cho chúng tôi không khôi phục được những cụm cứ điểm đã mất thì họ cũng không thể đánh chiếm được toàn bộ tập đoàn cứ điếm.

        Vào giữa tháng 5 hoặc quá chút ít, đại bộ phận khối chủ lực tác chiến của Việt Minh sẽ phải rời khỏi Thượng du.

        Sau ngày 18 tháng 2 năm 1954

        - Một nỗ lực tuyên truyền chưa từng thấy, gắn với Hội nghị Geneve và lấy nó làm chủ đề, đã được tiến hành đối vối quân đội quốc gia Việt Nam (về vấn đề này, chúng tôi có một tài liệu mà tôi đã tóm tắt nội dung trong báo cáo tuyệt mật ngày 31 tháng 3). Kết quả là: ngừng tuyển quân, đào ngũ ồ ạt, từ chối đi chiến đấu và phá hoại trang bị, nhục mạ cán bộ người Pháp có khi đi tới chỗ xâm phạm thân thế người Pháp). Từ đầu tháng 3, quân đội quốc gia Việt Nam bước vào tình trạng tan rã.

        - Nhiều cuộc nghe điện đài địch (đáng tiếc là không giải mã được nên chỉ có thể phán đoán về ý định tác chiến của họ) cho chúng tôi biết rằng:

        a) Có thể họ sẽ mở một cuộc tổng tiến công thực sự từ 15 tháng 3 (việc này hình như được quyết định ngày 23 tháng 2), nhằm mục đích cải thiện "bản đồ chiến sự" của họ trước khi họp Hội nghị Geneve và đặc biệt nhằm "hỗ trợ cho mặt trận chính Điện Biên Phủ". Tăng cường các hoạt động này có mục đích là "gây áp lực đối với hội nghị".

        b) "Mọi hoạt động còn tiếp diễn chừng nào hội nghị còn họp", tức là "ít nhất cũng tới cuối tháng 7" và phải "vượt qua mọi khó khăn do mùa mưa gây ra" để cuộc chiến đấu không bị ngừng lại.

        c) Thắng lợi ở Điện Biên Phủ là cần thiết để "hỗ trợ" cho phái đoàn Việt Minh trong quá trình hội nghị.

       Về mặt trận Điện Biên Phủ:

        a) Ngày 23 tháng 2 (năm ngày sau Hội nghị Berlin ), đại đoàn 308 bất thình lình rời Nậm Bạc trở về Điện Biên Phủ (ít nhất cho đến ngày này hành động ấy chưa được trù tính vì số người và đạn dự định tăng cường cho 308 đã quay trở lại).

        b) Nhiều đơn vị bổ sung, lấy ở lực lượng dự trữ và lấy ngay ở cả quân địa phương của đồng bằng, được cấp tốc điều lên Điện Biên Phủ. Quân số lên tới 25.000 ngưòi, điều đó chỉ rõ mức thương vong mà Việt Minh quyết định chấp nhận.

        c) Nhiều phương tiện mới vượt biên giới Trung-Việt: một trung đoàn cao xạ, hai tiểu đoàn pháo 105, những "dàn pháo hỏa tiễn Stalin". Việc tổ chức trung đoàn cao xạ lúc nó vượt biên giới (vói nhiều nhân viên sử dụng người Trung Quốc) chứng tỏ việc điều đơn vị này lên Điện Biên Phủ là được quyết định một cách đột ngột, hay ít ra là cũng sớm hơn dự định.

        d) Nhịp độ tiếp tế đạn tăng mạnh mẽ (so với thời kỳ từ đầu tháng 12 đến đầu tháng 3, thì nhịp độ tiếp tế trong thời kỳ từ đầu tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 gấp 3 -4 lần). Súng đạn bây giờ được gửi thẳng từ Trung Quốc đến Tuần Giáo không cần có kế hoạch định trước (ngược hắn lại với điều đã làm trước ngày 18 tháng 2). Xe cộ chạy suốt ngày đêm (thường bật đèn).

        Đối với tôi, không nghi ngờ gì nữa là Hội nghị Geneve đã khiến viện trợ Trung Quốc tăng ồ ạt và Việt Minh quyết định phải giành lấy một thắng lợi dù phải trả bất cứ giá nào. Kết quả là chiến tranh được mỏ rộng, làm hư hại đến cục diện chung, giam chân quân lính ở khắp mọi nơi, và trong một chừng mực nào đó, thu hút tất cả lực lượng không quân chúng tôi, và làm thay đổi tính chất của trận Điện Biên Phủ.

        Chúng tôi phải chịu đựng một trận đánh theo kiểu hao mòn, một trận đánh giúp cho Việt Minh giành thắng lợi, mà nếu đánh ngắn ngày thì họ không dám hy vọng thành công.

        Khẳng định này, tôi đã phát biểu nhiều lần trong các thư từ và điện tín của tôi, ngay từ lúc mới bắt đầu cho đến suốt cả quá trình trận Điện Biên Phủ. Và nó chỉ càng được củng cố qua những tin tức tôi nhận được về sau.

Paris, ngày 11 tháng 6 năm 1955       

Ký tên:
  Navarre                 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:32:45 am »

       
PHỤ LỤC 3

TRANH LUẬN VÊ ĐIỆN BIÊN PHỦ

        Ít có những sự kiện đương đại nào đã làm tốn nhiều giấy mực như sự kiện Điện Biên Phủ. Nhiều bài vở về vấn đề này đã xuất hiện trên báo chí Pháp và nước ngoài, báo hàng ngày hàng tuần, cũng như trong tạp chí quân sự và nhiều tạp chí khác. Về Điện Biên Phủ, nhiều nhân vật xa hay gần có dính dáng đến đều dành một phần hay toàn bộ các hồi ký của họ viết về nó. Nhiều công trình nghiên cứu - hay gọi là công trình nghiên cứu - đã được thực hiện.

        Tất cả các thứ "văn chương" ấy đã khơi lên nhiều cuộc tranh cãi, trong đó bao trùm là những lời chỉ trích như người ta thường thấy khi đó là một cuộc chiến thất bại. Cái thì dựa trên những sự kiện có thật, cái thì căn cứ vào những lời đồn thổi; có cái đưa ra với thiện chí, nhưng có cái cốt để giật gân, hoặc thiên vị hoặc vì lợi lộc; một vài cái do những tác giả có thẩm quyền và hiếu biết viết ra, nhưng phần lớn là "tác phẩm của các nhà văn" thiếu hiểubiết, hoặc chưa có đủ trình độ cần thiết để đưa ra những ý kiến đáng giá. Vì vậy. sự kiện Điện Biên Phủ đã bị rồi tinh rối mù lên và méo mó đến nỗi người ta không tài nào hiểu được nó. nếu không biết đến những tranh luận mà nó đã khơi lên.

        Do đó, tôi thấy cần thiết phải xem xét những luận điếm chính và phát biếu rõ quan điếm của tôi. Tất nhiên người ta có thê nghĩ rằng: là tác giả chính của thảm họa Điện Biên Phủ, nên tôi khó mà nói được thật khách quan. Có thể là như vậy. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng hết mức để giữ được khách quan và hạn chế tới mức cần thiết những tranh luận. Song cũng khó tránh khỏi, vì nếu hoàn toàn tránh việc này thì chẳng khác gì chơi trò gian lận lịch sử.

        Người đọc cũng có thể rút ra những ý kiến riêng. Nhưng ít nhất cũng phải có đủ can đảm đọc hết những gì tôi viết, bởi những lập luận tôi đưa ra khá dài, nhiều khi có tính chất chuyên môn và đôi khi "dễ sợ".

        Chính vì thế, và khi việc phân tích đòi hỏi phải nhắc lại, nên tôi đưa những tranh luận đó vào phần phụ lục. Những ai không đủ hứng thú hoặc chán cái kiểu tranh cãi này thì có thể gấp cuồn sách này sau khi đọc hết chương cuối.

Bình luận về những bình luận

        Tôi bắt đầu bằng điểm lướt qua những bình luận của sách báo viết về Điện Biên Phủ mà tôi sẽ phải dựa vào, bởi đó là khởi nguồn của những cuộc tranh luận, là nơi mà những tranh luận tìm thấy những thông tin hay những bình luận ban đầu. Nó không nhiều; phần lớn còn lại là sao chép hoặc bóc tem rồi thay nhãn khác, thêm bớt ít nhiều dấm ót. Giá trị của những luận đề, bình luận và phán xét mà người ta thấy ở đây tùy thuộc một phần rất lớn vào nhân cách, vào sự tinh thông và động cơ của các tác giả của nó, tôi sẽ nói thẳng thắn những gì tôi nghĩ về những cái đó. Bởi tại sao sự phê phán lại chỉ có một chiều?

        Những bài báo, ngoại trừ một vài bài, phần lớn đăng trên tuần báo hay tạp chí, thường là tác phẩm của nhà báo không có một chút tinh khôn và do không tự mình có thông tin, nên họ chỉ dành làm cái việc là dựa vào các tin điện thông tấn rồi cải biên, thêm thắt hoặc sao chép lại của đồng nghiệp. Nhưng vẫn làm ra vẻ đây là tác phẩm của cá nhân mình, họ thường nhồi nhét vào các bài báo ấy bằng những chi tiết lượm lặt được bất cứ ở đâu, hoặc bằng trí tưởng tượng của chính mình.

        Có vài bài trong số ấy lại có dụng ý sẵn, hoặc theo chiều hướng mong muôn của tờ báo in bài của họ, hoặc do những tác giả viết theo định kiến sẵn, hoặc theo gợi ý của một nhân vật chính trị hay quân sự nhằm tuyên truyền cho một luận điểm nào đấy. Nhiều nhà báo đã chủ yếu lấy tư liệu trong các bài viết của các phóng viên ở Đông Dương - những người này cậy mình có mặt ở Đông Dương trong thời kỳ Điện Biên Phủ, đã tự phong cho mình sự uyên bác, rằng cái gì về vấn đề này họ cũng biết.

        Ví dụ điển hình nhất của loại cuối cùng này là loạt bài của ông Lucien Bodard đăng trên báo Nước Pháp - Buổi chiều năm 1995 mà như tôi đã nói ở trên, nó đã cho tôi cơ hội để nêu lại vấn đề lập một uỷ ban điều tra mà chính phủ đã từ chối tôi.

        Những bài báo ấy là một mớ hổ lốn những điều không đúng, ở đấy, ông Bodard đã đóng vai trò người phát ngôn cho ông bạn là Tướng Cogny. Ông đã đưa hoàn toàn những luận điếm của Tướng Cogny, điểm thêm gia vị là những chuyện xoi mói, ngồi lê đôi mách từng lan truyền trong giới thông tấn ở Đông Dương thời kỳ trong và sau trận Điện Biên Phủ.

        Đánh lạc hướng dư luận về Điện Biên Phủ là những bài viết của các nhà báo có xu hướng thân Việt Minh. Để làm việc này, một số" người đã dùng nhiều thủ đoạn, như chỉ sử dụng những gì có lợi cho lập luận của mình và bác bỏ người khác, trích dẫn thì khéo léo cắt xén, tóm tắt thì lọc lừa, ý kiến cá nhân thì được trình bày như những điều được coi là xác thực v.v... Ông Jean Lacouture, chuyên gia cỡ lớn ở Đông Dương - mặc dù ông thường hay nhầm lẫn - đã tự giành được vị trí quan trọng trong lĩnh vực trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:37:11 am »

        Tham gia vào việc bóp méo sự kiện Điện Biên Phủ, cùng với giới báo chí, còn có phát thanh và vô tuyến truyền hình.

        Không một buổi phát nào của họ để cập vấn đề một cách nghiêm túc. Những người trình bày hoàn toàn không hiểu gì về những vấn đề mà họ điều khiển việc bình luận, tranh cãi. Quan tâm chính của họ là luôn luôn làm thế nào trình diễn được những "nhân chứng" hay những bình luận gia có khả năng gây được ấn tượng mạnh. Đó, hoặc là những nhà báo được mệnh danh là các "chuyên gia", đơn thuần chỉ vì họ có biết ít nhiều về Đông Dương trong thời kỳ Điện Biên Phủ; hoặc là những nhà chính trị hay tướng lĩnh đến đài để diễn giải về các luận điểm của họ; hoặc là những người đã tham gia chiến đấu, trong đó phần lớn đều chân thật nhưng đối với sự việc, họ chỉ có những hiếu biết và tầm nhìn hạn hẹp cục bộ, còn lại là những người rõ ràng chỉ muốn thanh minh hay tô vẽ những hành động của họ.

        Đôi khi cảm biết trước như vậy, tôi đã từ chối tham gia những buổi phát như thế, bởi nó quá sơ lược đơn giản và vô bổ.

        "Thư tịch học" về Điện Biên Phủ còn gồm những mảng Hồi ký. Có cuốn viết hoàn toàn về sự kiện, có cuốn chỉ đề cập một phần. Vài cuốn do những người đã từng chiến đấu viết, còn lại là của những nhân vật quân sự hay chính trị ít hay nhiều có dính dáng đến sự kiện.

        Trong số sách của những người đã trực tiếp chiến đấu có ba cuổn đáng phải kể: cuốn Điện Biên Phủ của Tướng Langlais, cuốn Vì một mảnh vinh quang của Tướng Bigeard và cuổn "Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ" của Thiếu tá Pouget1;.

        Hồi ký của Tướng Bigeard rõ ràng là gây được sự quan tâm và lợi ích nào đấy đối với không khí của cuộc chiên đấu ở Điện Biên Phủ mà trong đó ông đóng một vai trò quan trọng. Tiếc thay trong cuốn sách, ông đã không có những giải thích thoả đáng về việc thiếu chuẩn bị và không thực hiện kế hoạch phản kích trong hai ngày đầu chiến đấu, mà ông là người có trách nhiệm thi hành. Hơn nữa, khi đề cập đến những vấn đề chính trị và chiến lược thì với cương vị của ông lúc bấy giờ, ông hoàn toàn không có điều kiện để hiếu biết, cho nên ông cũng không thể đưa ra được những nhận xét đáng giá.

        Là một tiểu đoàn trưởng hồi ấy, Tướng Bigeard là một trong những chiến binh cừ khôi nhất trong chiến tranh Đông Dương. Cái "một mảnh vinh quang" mà ông đòi hỏi là rất xứng đáng, song nó sẽ càng có giá trị hơn nếu ông không để cho một sự quảng cáo mà ông thường khuyên khích thổi phồng ông. lên một cách quá đáng. Để hiếu biết những chi tiết về trận Điện Biên Phủ, Hồi ký của ông tỏ ra rất thú vị, bổ ích vì trong trận đánh này, tuy không đến mức độ là một "Người hùng" như một số kẻ bợ đỡ muốn bốc thơm, ông quả đã đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhận xét về những vấn đề tầm cỡ cao hơn thì cách nhìn của ông thường rất đơn giản.

        Jean Pouget, lúc bấy giờ đại uý, là sỹ quan tuỳ tùng của tôi ở Đông Dương đến đầu năm 1954. Ông đề nghị tôi được ra chỉ huy một đại đội thuộc tiểu đoàn dù và sau đó ông đã cùng đơn vị nhảy xuống Điện Biên Phủ vào những ngày cuối của cuộc chiến đấu.

        Cuốn sách của ông gồm hai phần. Phần thứ nhất tương ứng với thời kỳ ông còn ở cạnh tôi, do đó ông có nhiều thông tin về những công việc thuộc cấp của tôi. Trừ vài chi tiết, những gì ông viết đều khá chính xác. Phần thứ hai kể một cách chân thực về giai đoạn cuối của trận Điện Biên Phủ, trong đó ông là một trong những người chiến đấu quả cảm nhất.

        Trong những Hồi ký do các nhân vật chính trị hay quân sự viết, có thể kể theo thứ tự thời gian: cuốn Thảm hoạ Đông Dương của ông Joseph Laniel (Le Drame Indochinois, Ổ.Laniel), cuốn Đông Dương trong cơn bão tố của Tướng Ely (Llndochine Dans la Tourmente, général Ely), và cuối cùng cuốn Việt Minh, địch thủ của tôi của Tướng Salan (Viet Minh, Mon Adversaire, général Salan).

        Ong Joseph Laniel cho ra đời cuốn sách vào năm 1957 với đồng thời hai mục đích là trả lời về những điểm bất bình của tôi đối với các nhà cầm quyền chính trị mà tôi đã nêu trong cuốn Đông Dương hấp hối và để truyền bá trong công chúng những luận điểm mà chính ông đã dựng lên sau Điện Biên Phủ thất thủ hòng cố gắng rũ trách nhiệm của ông cũng như của Chính phủ ông đứng đầu lúc đó.

        Cuốn sách của ông đầy rẫy những sai sót, lầm lẫn, mâu thuẫn, những lời bóng gió có dụng ý, những trích dẫn bị cắt xén và nhiều những điều bóp méo sự thật khác. Dưới đây nữa, tôi sẽ có dịp tranh luận với ông về những luận điểm mà ông bảo vệ.

        Trong cuốn sách của mình, Tướng Ely kể lại những sự kiện ở Đông Dương mà ông có liên quan, mới đầu với cương vị là Tổng tham mưu trưởng quân đội, trong khi tôi là Tổng chỉ huy (ở Đông Dương) và sau này là Cao uỷ kiêm Tổng chỉ huy ở Đông Dương sau khi tôi rời đất nước này. Sự kiện Điện Biên Phủ chiếm phần lớn trong câu chuyện của ông vì, nếu không phải là một trong những người chủ chốt, thì trong sự việc này ông cũng đóng một vai trò quan trọng.

------------
1. Langlais, "Diên Biên Phu"; Bigeard "Pour une parcelle de gloire"; Pouget, "Nous étions à Dien Bien Phu ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:39:25 am »

        Là một cố vấn quân sự mà ý kiến rất được Chính phủ lắng nghe, ông có ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định mà Chính phủ chấp nhận hoặc gạt bỏ. Ông lại hai lần sang Đông Dương, trước và sau trận Điện Biên Phủ, và chính ông là người mà tôi thường trao đổi những vấn đề quan trọng. Vì vậy ông đã biết tất cả mọi việc.

        Đương nhiên do vị trí của ông, ông có nhiều gắn bó với Chính phủ và cũng đồng quan điểm với Chính phủ trong cách nhìn mọi việc. Vì thế tôi cũng phải rất thận trọng khi nói về cách trình bày một số vấn để của ông; đặc biệt như vấn đề bảo vệ nước Lào, việc tăng viện, việc đàm phán ở Geneve, việc rút quân khỏi đồng bằng Bắc Bộ hay miền Trung Đông Dương sau khi tôi về nước.

        Tôi cũng phải ghi nhận rằng, trong cuốn sách của ông cũng như trong cuộc đi điều tra (ở Đông Dương) ông thường tránh nêu việc ông đã luôn luôn chấp nhận, phê chuẩn những quyết định của tôi về vấn đề Điện Biên Phủ.

        Trong tập II Hồi ký của Tướng Salan, người ta thấy có nhiều đoạn nói về Điện Biên Phủ. Có nhiều đoạn tôi thấy cần phải bàn luận. Chẳng hạn như tôi không thế nhất trí vói Salan về đánh giá những gì có liên quan đến tình hình quân sự như trong bàn giao của ông cho tôi vào tháng 5 năm 1953 và trong đó ông đã mô tả tình hình tốt hơn là thực tế vốn có. Tôi cũng không thể đồng ý với ông về những gì ông viết về vấn đề bảo vệ nước Lào, cũng như về tình hình quân sự sau khi Điện Biên Phủ thất thủ.

        Hình thành một mảng sách khác là những cuốn sách có tính chất lịch sử, hay có vẻ là lịch sử, viết chuyên về trận Điện Biên Phủ hay chỉ viết một phần về Điện Biên Phủ. Phần lớn những cuốn sách này là của các nhà báo và thật tội cho lịch sử, họ đã đưa vào lịch sử cả những thủ thuật của kiểu viết phóng sự. Hoặc giả đó là những sưu tầm, cóp nhặt cả những thông tin đã được sao chép lại rồi nhào nặn thêm cho có vẻ mới. Tôi sẽ không nói những cuốn sách loại này, chỉ nêu những cuốn sách nào có thông tin lấy ở những nguồn chính thức - dù rằng xấu hay tốt - và những thông tin ấy, do sự tinh thông và danh tiếng của tác giả, có thể có ảnh hưởng nào đấy đến dư luận.

        Năm 1959, Tướng Catroux cho ra mắt cuốn Hai màn của tấn thảm kịch Đông Dương (Deuxaetes du Drame Indochinois) trong đó phần hai bàn về Điện Biên Phủ. Thực ra phần này chỉ là tóm tắt bản báo cáo của uỷ ban điều tra mà ông làm chủ tịch và tôi đã nói những gì tôi nghĩ.

        Năm 1960, dưới tên - tuổi của hai ông Jean Lacouture và Philippe Devilles, cuốn Kết thúc một cuộc chiến tranh (La Fin D'une Guerre) được xuất bản kể lại những sự kiện chính trị và quân sự dẫn đến sự kết thúc của cuộc "chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất". Đây là một cuốn sách "tỏ thái độ rõ rệt về chính trị" đến cao độ. Các tác giả thực sự đã phục vụ vô điều kiện cho đường lối chính trị do ông Mendès France thể hiện và tác phẩm này là một bài hát ca ngợi cho vinh quang của đường lối ấy. Trong cuốn sách, người ta đã tạo dựng, cắt xén một cách vô cùng thoải mái những sự kiện, những văn bản khi những cái này không "khớp" được với những luận điểm mà họ muốn truyền bá. Sự kiện

        Điện Biên Phủ chiếm một phần lớn trong cuốn sách, nhưng đầy rẫy những lầm lẫn và những điều sai sự thật.

        Năm 1963, thư tịch về Điện Biên Phủ được làm giàu thêm - nếu có thể nói như vậy - một cuốn sách đồ sộ, lấy tên là Trận Điện Biên Phủ (La Bataille de Dien Biên Phu) của ông Jules Roy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:41:35 am »

        Ông Jules Roy là một cựu sỹ quan cao cấp của Không quân. Sau một thời gian ở Đông Dương, mà ỏ đấy ông không có một trách nhiệm nào về tác chiến, ông đã rời quân ngũ với lý do, theo ông nói, là chán ghét cuộc chiến tranh tội lỗi của nước Pháp. Quay về cuộc sống dân sự, ông trở thành nhà báo và nhà văn, và đứng về phe những người ủng hộ về tinh thần cho Việt Minh chống lại đồng đội cũ của ông. Vài năm sau, ông lại ủng hộ Mặt trận giải phóng dân tộc Algeri, những kẻ đã ám sát đồng bào ông.

        Trong cuốn sách của ông, mới đầu ông là người phát ngôn của Tướng Cogny mà ông không giấu giếm là đã từng cộng tác chặt chẽ với nhau, và sau đó là cho những nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam, những người đã tạo dễ dàng cho ông lấy những tin tức có lợi cho việc tuyên truyền của họ.

        Trận Điện Biên Phủ là điển hình của loại sách có dụng ý không hay về mọi phương diện. Người ta có thể nhặt ở đấy hàng trăm những lầm lẫn, những điều sai sự thật và mâu thuẫn đủ loại đủ cỡ. Nhưng là công trình "nghiên cứu" đầu tiên có vẻ lịch sử về vấn đề Điện Biên Phủ và được tuần báo Tin nhanh (L'Express) quảng cáo ầm ĩ nên nó đã gây ấn tượng mạnh. Nhiều nhà báo cần có bài đã sục tìm ở cuốn sách trên, và còn tìm nhiều nữa những gì cần thiết cho việc "sưu tầm tư liệu" của họ.

        Năm 1966, ra đời cuổn sách viết bằng tiếng Anh sau dịch ra tiếng Pháp của ông Bernard Fall nhan đề là "Địa ngục trên một mảnh đất vô cùng nhỏ hẹp" (Hell in a very Smalỉ Place). Tác giả, một nhà báo Pháp - Mỹ, khá quen biết Đông Dương (mà ở đây ông đã bị chết trong thòi kỳ chiến tranh của Mỹ) đã tập trung công sức và cuộc chiến Điện Biên Phủ, nhìn ở góc độ của những người trực tiếp chiến đấu. Ông đã hỏi nhiều nhân chứng và tham khảo nhiều tư liệu. Cuốn sách của ông phản ánh cuộc chiến một cách khá chính xác. Tiếc thay, do thiếu thẩm quyền và nhất là thiếu những thông tin có giá trị, nó lại rất yếu về phương diện chiến lược. Thực vậy, Bernard Fall đã không tham khảo những người chịu trách nhiệm chính về vấn đề này và chỉ tổng hợp phân tích ý kiến của những sách đã xuất bản, kể cả những sách thiếu nghiêm túc.

        Năm 1968, ra mắt cuốn Tại sao Điện Biên Phủ? (Pourquoi Diên Biên Phu?) của Đại tá Rocolle. Đây là một cuốn sách nghiên cứu duy nhất, đầy đủ và có giá trị nhất về Điện Biên Phủ được xuất bản từ trước đến nay.

        Đại tá Rocolle, tốt nghiệp sỹ quan tham mưu và nguyên là giáo sư ỏ Học viện chiến tranh, có bằng về Khoa học chính trị, đã tham gia chiến tranh Đông Dương, mới đầu ở đơn vị rồi sau về Bộ tham mưu ở Sài Gòn. Công việc ở Bộ tham mưu đã cho phép ông hiểu rất rõ về Điện Biên Phủ, tuy không dính dáng trực tiếp vào đấy. Thòi kỳ ngay sau ký kết hiệp định đình chiến, ông là trưởng phòng Tác chiến, do đó ông có điểu kiện hiếu rất chính xác về tình hình quân sự sau khi Điện Biên Phủ thất bại. Ngoài ra Rocolle đã từng viết nhiều công trình lịch sử và sau này rời quân đội, ông đã trở thành giáo sư sử học. Vậy là ông có ba danh vị: người từng cầm súng chiến đấu, sỹ quan tham mưu và nhà sử học.

        Cuốn sách của ông cho một cách nhìn hoàn toàn chính xác về sự kiện Điện Biên Phủ, cả về kế hoạch quân sự và chính trị. Trong cuốn sách, đối với tôi, chỉ có hai ba điểm không mấy quan trọng cần trao đổi thêm. Là một luận án tiến sĩ được trình bày thành công, nhưng đọc nó hơi khô khan, do tác giả làm vói một ý thức lương tâm đầy đủ và với những trích dẫn rất phong phú. Do tính chất khô khan ấy và cũng chẳng có sự quảng cáo nào nên nó không được phổ biến rộng rãi trong công chúng mà thói thường thì người ta thích đọc loại lịch sử được tiểu thuyết hoá hơn.

        Đáng chú ý nhất là một loạt bài đăng trong tạp chí của hải quân, tờ "Mỏ neo Vàng Badây" (L'Ancre d'Or Bazeilles) của Tướng Nyo đặt dưới cái tên khiêm tốn là "sách tóm tắt về chiến tranh Đông

        Dương" (Mémento sur la Guerre d'Indochine). Tướng Nyo, vốn hiểu biết sâu về Đông Dương, đã sưu tầm và tập họp một khối lượng quan trọng về tư liệu. Sự kiện Điện Biên Phủ chiếm một chỗ lớn trong công trình nghiên cứu của ông và được nghiên cứu một cách rất khách quan, cả về phương diện chính trị và quân sự.

        Tóm lại, sách báo nói về Điện Biên Phủ được xuất bản từ trước đến nay (ngoại trừ một số rất ít được phô biến) đã chứa đựng một tỷ lệ lớn những sai lầm và xuyên tạc sự thật có dụng ý, vì thế nó đã đầu độc dư luận công chúng một cách nghiêm trọng về những gì có liên quan, chẳng những đối vối chính bản thân cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, mà còn với cả những điều kiện trong đó kết thúc giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Đông Dương.

        Những ai quan tâm đến vấn đề này có thể tìm thấy ở những trang dưới đây những gì giúp cho họ giải bớt được sự độc hại ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:42:58 am »

       
Xoi mói và ngồi lê đôi mách

        Trong những tuần sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, thông tấn báo chí đầy rẫy những "chuyện bịa" vô cùng huyền hoặc. Trận đánh đã được quyết định và tiến hành ngược lại với ý kiến của tất cả mọi người, có những sỹ quan đã quỳ xuống trước tôi để can ngăn; sau trận đánh, có những đơn vị nào đấy đã từ chổi diễu binh trước tôi; có những sỹ quan đã gửi cho tôi một khẩu súng ngắn vối lòi khuyên nên tự tử đi cho rồi: tôi hoàn toàn mù tịt về quân đội đến nỗi có lần gắn mê đay khen thưởng ai đó, tôi đã cài ngược mặt trái ra ngoài v.v... Còn về Tướng De Castries thì có dư luận ông đã xin chuyển sang quân đội Mỹ với nguyên cấp bậc trong quá trình trận đánh, ông đã bỏ chỉ huy và dành phần lốn thời gian để gọi điện thoại cho vợ. Sau Điện Biên Phủ, tình hình quân sự tuyệt vọng đến nỗi Tướng Giáp đã loan báo cuộc tiến quân long trọng của ông vào Hà Nội chỉ ngày mai hoặc ngày kia. Cần phải chờ đợi những "đòn Điện Biên Phủ mới" ở khắp Đông Dương v.v...

        Vài tuần sau, phần lớn những "tác phẩm" kiểu như trên đã chết yếu vì quá ư ngu xuẩn và đã biến mất trên những cột báo. Ông Bodard còn cố kéo dài cuộc sống của chúng trong những bài viết hồi tháng giêng năm 1955, sau đó chúng lịm tắt để rồi lại được hồi sinh một lúc nào đấy với cuốn sách của ông Jules Roy.

        Một số chuyện ngồi lê đôi mách khác, do bề ngoài có vẻ ít huyễn hoặc phi lý hơn nên đã sống dai dẳng hơn.

        Ví dụ như cho rằng, thua ở Điện Biên Phủ là do tôi không có kinh nghiệm chiến tranh và tôi chỉ là một anh "sỹ quan bàn giấy". Thường thường, nhận xét đi đôi với sự so sánh giữa tôi và Tướng Cogny, một tay được liệt vào loại lính chiến, xông xáo. Những kẻ đồn thổi những điều kỳ quặc ấy chỉ cần tìm hiểu về tôi - điều ấy không khó - thì họ sẽ hiểu rằng thành tích trong cuộc đời quân ngũ của tôi, chưa nói đến thời kỳ kháng chiến (chống Đức) đã không thua kém bất kỳ một thuộc hạ nào của tôi và đặc biệt đối với Tướng Cogny thì nó còn vượt rất xa. So sánh sự nghiệp giữa tôi và Cogny thì tôi chưa bao giờ làm việc ở một văn phòng bộ nào, trong khi đó ông ta đã từng làm việc lâu ở một trong những văn phòng đó.

        Sự so sánh giữa Cogny và tôi còn lan ra cả đến những người cộng sự của hai chúng tôi. Cogny có vẻ như biết tạo một ê kíp cũng thích xông xáo chiến trận như ông ta, còn tôi thì chỉ có xung quanh mình toàn loại "ký quèn" hệt như tôi. Ở đây cũng chỉ cần tìm hiểu sơ qua là có thể biết: phó của tôi là Tướng Bodet, đã từng là một phi công chiến đấu xuất sắc, là Tướng Gambiez, từng là tiểu đoàn trưởng xung kích có một quá khứ vinh quang trong chiến tranh ở Ý, Pháp và Đức, và sau này ở Đông Dương, đã chỉ huy xuất sắc một chiến trường khó là Liên khu đồng bằng Bắc Bộ. Còn phó tham mưu trưởng phụ trách tác chiến của tôi là Đại tá Berteil, (do công việc phải thường xuyên ở cạnh tôi nên ông là người bị đả kích mạnh nhất và được người ta mệnh danh là "vị mưu sỹ" của tôi), ông chính là người đã chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh trong suốt cuộc chiến ở Ý và tỏ ra là một sỹ quan tài giỏi bậc nhất. Ngoài ra, văn phòng của tôi do Đại tá Revol phụ trách và Bộ tham mưu của tôi, so với văn phòng và Bộ tham mưu Hà Nội thì còn vượt xa. Chỉ có điều là ở chỗ tôi, người ta không được chu đáo lắm đối với giới báo chí.

        Một chủ để khác nữa của các chuyện ngồi lê đôi mách là việc "tôi ngồi xa chiến trường": theo câu chuyện thì hình như tôi gắn mình vào chiếc ghế phô tơi đặt ở Sài Gòn, thành phố của hậu phương, trong khi lẽ ra tôi phải có mặt ở Hà Nội, nơi được coi là "thành phố của tiền tuyến". Nếu những kẻ đặt điều bịa chuyện ấy chịu khó tìm hiểu về sử dụng thời gian của tôi trong thời kỳ Điện Biên Phủ, họ sẽ dễ dàng thây rằng, trong 57 ngày của trận đánh, quá nửa thời gian đó là tôi có mặt ở Hà Nội; tôi lại có mặt ở đấy trong tất cả các thời điểm gay cấn nhất và thòi gian còn lại, tôi đã đến với các mặt trận khác như Trung - Hạ Lào, Tây Nguyên, khu vực hành quân Atlante (Bình Định - Phú Yên) và Nam Kỳ, ở những nơi này, tôi đã có mặt nhiều hơn là ở Sài Gòn, mặc dù ở Sài Gòn tôi có biết bao công việc phải giải quyết. Còn về cái ghế "phô tơi" chỉ huy của tôi thì chủ yếu đó là chiếc máy bay mà ngồi ở đó, tôi đã không ngừng đi khắp chiến trường Đông Dương.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM