Cái link đó em cũng xem lướt, có lẽ vì tiết tấu của nó

làm hơi mất hứng. Nhưng ở link khác
Emotional 60 Minutes story on the Battle of Long Tan thì gặp gỡ giữa cựu binh 2 bên được nhắc tới nhiều hơn.
Bác xem ở phút 12:00, khi cựu binh Úc hỏi: "Người Úc cho rằng đây là một chiến thắng lớn, người Việt cũng nhận đây là một chiến thắng lớn. Thế ai thắng?", thì theo lời phiên dịch tiếng Anh trả lời của bác Nguyen Minh Ninh: "You won this battle, we won the war" - "các ông thắng trận này, chúng tôi thắng cả cuộc chiến"
Em cũng nghĩ như bác chiangshan đã nói ở trên. Thực ra các bác cựu bước vào cuộc gặp gỡ này với một suy nghĩ rất tốt đẹp là muốn gác lại những đau thương quá khứ, và cách trả lời "ông thắng trận này, tôi thắng cả cuộc chiến" có lẽ các cụ cho là toàn vẹn đôi đường, cũng là một cách nói để không cần phải tranh cãi về những cái đã qua rồi mà thôi. Vấn đề ở đây là phía bên kia lại ở hướng tiếp cận khác, họ đang muốn dựng lại hình ảnh hào hùng đoàn quân của họ. Họ nhấn mạnh thắng thua, tương quan lực lượng, đếm xác... trong khi những số liệu đó đến trong nội bộ của họ cũng còn chưa thống nhất. Khi các bác đưa ra câu trả lời đó, thì họ lấy ngay đó làm lời xác nhận cho câu chuyện của mình.
Nghĩ rộng ra về chuyện này em nghĩ cũng khó cho các bác CCB khi được các đoàn làm phim nước ngoài mời tham gia. Vì dầu các bác có nói đúng hết, thì các bác cũng đang làm việc dưới một bàn tay đạo diễn. Nếu đạo diễn công tâm, nếu như ê kíp làm phim đó công tâm (tỷ như anh ku phiên dịch chẳng hạn), thì các bác có cơ hội. Nhược bằng, thì các bác đang phụ họa trong một dàn đồng ca mà hợp âm của nó có thể sẽ rất khác với hình dung. Có lẽ trong những trường hợp tranh cãi, nếu hợp tác được với một hãng phim tài liệu trong nước thì tốt, bằng không, thì có lẽ cần có người đại diện (xem xét kịch bản, nghiên cứu tài liệu, đảm nhiệm các vấn đề pháp lý...).