Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:01:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178782 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #580 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 04:48:24 pm »

Chào các bác, chính sách của Đảng, nhà nước đối với người có công, gia đình chính sách. các CCB, người tham gia kháng chiến, BVTQ có cả, nhưng đều vướng thủ tục, sự thờ ơ, quan liêu của cấp thực hiện, thôi cứ chờ vậy. Mặt trận Hg hiên đã có nhiều đơn vị tham chiến, thật phấn khởi các bác ạ, như vậy nhiều góc tối mà ta chưa từng biết đến dang dần hé mở, mời các bác tập trung để tiếp tục hành quân vào chiến dịch MB. Càng gần đến ngày chiến dịch thì những người lính "thổ địa" lại man mát buồn và cảm thấy như mình đang bị đứng ngoài chiến dịch?
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #581 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 05:56:44 pm »

Em chào bác pb47 !

Em cũng cảm thấy lạ lạ. nhiều khi cứ nghĩ,hay hồi đó mình đã rút xuống Vĩnh Tuy để nghỉ ngơi ! em phận lên sau chiến dịch,  nhiều thông tin chưa rõ lên không dám tham gia.như có lần em đã kể.cuối 84 em bổ xung về đơn vị mới,nghe nói đơn vị vừa tham gia lấy chốt không thành,quân số hao hụt nhiều,cả C chỉ còn độ dưới 30 người.sau này nghe nói,hình như trận đó đơn vị có nhiệm vụ lấy lại 300.bác thổ công trên đó mà không lắm được,giờ em biết hỏi ai .
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #582 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 06:37:50 pm »

Chào các bác, mấy hôm vừa rồi trên đường vào đơn vị mới để nộp đơn tái ngũ, khi qua Tỉnh Hải hưng (tên gọi khi chưa tách tỉnh) tôi tạt vào mấy bác đồng môn ngày xưa và đã từng chiến đấu trên mặt trận Hg. Tưởng rằng ghé thăm tí thôi, đồng thời mong các bác ấy tư vắn giúp, ai ngờ lại " sa lầy" tại đây không đi tiếp được. Đúng là cảnh lính có khác, có bác đã 32 năm rồi chưa gặp lại lên khi nghe tin có tên PB từ Vp xuống, chỉ chưa đầy tiếng sau đã có gần chục bác lục tục kéo đến. Cùng ngành PB với nhau, lên giữa làng quê thanh bình xã Gia hòa - Gia Lộc người dân tưởng có đám mổ bò thời còn HTX Grin. Toàn là đồng môn lên thật vui vẻ, không khách khí, toàn gọi nhau như ngày trước:mày - tao trong khi mái tóc đã điểm bạc. Cuộc hội ngộ bất ngờ nên đến đâu cũng phải " chiến đấu", thật không khác gì trận chiến Hg năm xưa, chỉ khác không súng đạn mà người cú mệt rũ ra như rau muống luộc. Quăng quật được mấy huyện, thành phố, được thăm công trình thủy lợi: Bắc- Hưng - Hải mà pháo tôi quên béng mất nhiệm vụ và lá đơn các bác ạ.

Chào bác pháo . Bác về Hải Hưng mà bí mật thế Wink. Bác đã đến thăm công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải là gần nhà em lắm rồi, vậy mà bác chẳng ới em một câu để em đến rước bác  Grin
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #583 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 08:23:36 pm »

      Trích dẫn từ bác Laoshan :

" ...Vừa sáng ra,đọc dòng tin của bác Tác (phần bôi đỏ),tôi đã thấy buồn nẫu ruột.Thực ra thì theo nghị định Số: 31/2013/NĐ-CP,do thủ tướng chính phủ đã ký,nguần:http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28456.Trong đó điều 56 đã quy định như sau:
" Điều 56. Trách nhiệm tìm kiếm, quy tập

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước.

2. Ủy ban nhân dân các cấp hoặc các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nơi có hài cốt liệt sĩ hoặc khả năng còn hài cốt Liệt sĩ có trách nhiệm thông báo với cơ quan quân sự địa phương để tổ chức khảo sát và kết luận.

4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát hiện và cung cấp thông tin về nơi chôn cất liệt sĩ."
.

   Như vậy,chỉ có các đơn vị được giao của Bộ quốc phòng mới có trách nhiệm quy tập hài cốt liệt sỹ.Ở tỉnh Hà giang,là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và công việc này sẽ giao cho cơ quan chính sách.Điều đáng nói ở đây là:Đã hơn 20 năm,các đơn vị chức năng không hề có kế hoạch tìm kiếm,quy tập hài cốt liệt sỹ hy sinh tại mặt trận Vị xuyên.Đến nay,nhận được tin dân báo là có vài chục bộ hài cốt liệt sỹ,mà cá nhân nào có trách nhiệm lại thờ ơ không nhiệt tình,thì thật đáng lên án.Nếu như vậy,anh em CCB chúng ta có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền,đề nghị mau chóng xác minh và cất bốc các liệt sỹ đưa về nghĩa trang mai táng theo quy định của pháp luật.Còn tay "chuyên môn" nào mới thay (như bác Tác phản ảnh),sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật,trước các thân nhân gia đình liệt sỹ và các CCB là đồng đội của các liệt sỹ,vì hành động thờ ơ của mình" .
  [/quote]
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


                             Chào các bác và anh em .

    Cũng như bác Laoshan và các bác , Thai 60 em cũng thấy buồn nẫu ruột khi nghe các thông tin và tâm tư , bình luận của bác Tác , nhất là khi được biết rằng mọi việc muốn giải quyết được thì " phải có tiền " .

    Kể ra trong thời đại ngày nay , khi mà khó còn có thể áp dụng cái cung cách hô hào , phát động cá nhân , tổ chức , đoàn thể v.v... phát huy tinh thần này nọ ..., hay huy động các lực lượng Quân đội , Thanh niên xung phong , Dân công du kích .v.v... theo kiểu nước sông công lính để thực hiện một việc gì đó như ngày xưa , thì muốn làm gì cũng cần phải có kinh phí .

    Nghĩa là muốn làm gì thì cũng phải có tiền trước đã , kể cả khi không có tiền , muốn đi kiếm tiền thì cũng phải vay giật mượn mõ đâu đó cho có tý vốn đã rồi mới tính chuyện kinh doanh .

    Cái thời buổi kinh tế thị trường người khôn của khó này nó ác nghiệt lắm : Người khốn cùng cơ nhỡ ,kẻ vô dụng bất tài , phường lười biếng lừa đảo ... muốn đi ăn xin cũng phải bỏ tiền đầu tư cho mình bộ "đạo cụ " cho chuyên nghiệp , Nghệ sỹ tài năng muốn nổi tiếng , kiếm được tiền của người hâm mộ cũng phải bỏ tiền ra mua son phấn , sắm quần áo trang phục phụ kiện sao cho sì - tin  bắt mắt , chi tiền thuê tổ chức " Lai sô" cho hoành tráng , chi tiền bắt mối , liên hệ , câu móc đối tác , chi tiền thuê các phương tiện truyền thông hay rung chuông gõ mõ cờ đèn kèn trống để tuyên truyền " Pi a " sao cho râm ran v.v... thì mới hòng móc được túi thiên hạ .

    Đấy là với các công việc của cá nhân , còn với các "sự vụ" liên quan đến các cơ quan nhà nước thì còn khó nữa .

    Muốn có kinh phí thì phải có tờ trình , dự án , phương án , kế hoạch .v.v trình lên cấp nào đó để trước là được đồng ý về mặt chủ trương , sau là được xem xét các nội dung chi tiết , xây dựng kế hoạch cụ thể về mọi mặt nhân lực , vật lực , thời gian , tiến độ , quy mô , hạng mục , sau nữa là được cấp kinh phí thực hiện . Sau khi có kinh phí rồi thì lại còn khâu xem xét phân công lập ban nọ bệ kia , chọn mặt gửi vàng , chọn lựa đối tác , xây dựng hợp đồng bên A , bên B , bên C....

   Qua tất cả các khâu ấy ( với rất nhiều cuộc họp đơn ngành , liên ngành , cấp cao , cấp thấp )... rồi mới đến lúc ra quân , hay khởi công , hay động thổ gì gì đó .v.v... Nói chung là vô cùng chặt chẽ , kín kẽ , và vô cùng lâu la , chứ không nhanh gọn gấp gáp  như ngày xưa đưa đơn vị A , rước đơn vị B , mời đơn vị C ... lao vào trận đánh .

    Liệt kê sơ sơ ra như thế để thấy rằng việc đưa được hài cốt của anh em  Liệt sỹ ra khỏi những khu vực đồi núi , địa hình phức tạp và đang còn được quy định là " Khu vực Quân sự - Cấm vào " ấy chắc là còn lâu lắm . Đó là còn chưa kể đến các vấn đề chính trị , quân sự , ngoại giao , các chủ trương chính sách của nhà nước về công việc đó trong tình hình hiện nay . Triều đại nào , thể chế chính trị nào , quốc gia nào muốn tồn tại bền vững thì đều cần phải quan tâm tới các lĩnh vực AN NINH - ĐỐI NGOẠI - QUỐC PHÒNG .

    Trở lại vấn đề " tiền " , trong khi nhà nước ta còn nghèo , nhiều việc phải lo , tỉnh Hà giang là tỉnh nghèo nhất nước , đầy việc phải tính , đào đâu ra tiền bây giờ , dù chỉ là để dành cho những việc nghĩa tình cao cả hợp đạo lý dân tộc ?

    Còn CCB chúng ta , đại đa số anh em còn nghèo khó vất vả lắm , lo được miếng ăn cho vợ con hàng ngày đã méo mặt , nếu tổ chức quyên góp từ anh em thì cũng được bao lăm ? Còn huy động mọi nguồn lực xã hội ư , khó đấy . Muốn vận động doanh nghiệp hay cá nhân thì phải có danh , danh có chính thì ngôn mới thuận , ngôn có thuận thì mới rung động được lòng người , lòng người ta có rung rinh xúc cảm thì tiền mới chui ra khỏi túi họ . Danh thì chúng ta có , đầy là đằng khác , to lớn đẫy đà là chắc chắn , nhưng ngặt một nỗi , nó đang thì "ở ẩn " , ẩn kỹ tới mức rất nhiều người trong xã hội chả biết quái gì , hoặc biết rất mù mờ về nó , vậy thì làm sao mà "chính " được đây . Khó vô cùng các bác nhể ?

    Hay là ta thử xem có bán được cái gì đi chăng ? Đang nói về cái "danh " , hay là ta bán phắt nó đi nhỉ . Người ta nói " Mua danh ba vạn , bán danh ba đồng " , cái danh ta có là chính đáng ,  không phải do " thủ pháp " này nọ , kiếm chác chụp giật , hoặc phải mất tiền mua nên nó cũng có giá trị lắm , dù có đang đi ở ẩn hoặc bị "dìm hàng" thì nó cũng có giá lắm đấy . Có bác nào định bán không , Lính VT 60 em thì chịu thôi . Làm thế nó hèn lắm . Chắc là các bác cũng nghĩ như em vậy phải không .

    Thế thì đành phải nghèo mãi vậy thôi , và không có tiền để làm việc nghĩa . Đành trông chờ vào nhà nước thôi , chả còn có cửa nào khác .
 
    Do vậy , Liệt sỹ , thân nhân của họ và CCB chúng ta cần phải xác định là sẽ còn phải đợi chờ lâu nữa . Mà đã xác định như thế rồi thì dù chúng ta có kêu cấu , than vãn , đòi hỏi , bức xúc đến đâu cũng khó , không khéo chúng ta lại làm khó cho nhà nước và làm sai lệch đi hình ảnh của mình thành lũ công thần bất chẫp xu thế thời đại , thế thái nhân tình chuyên đòi hỏi ỉ eo mè nheo trách cứ thì dở lắm .

    Chiểu theo nội dung của cái quy định số 56 kia , nên chăng :

1- Mọi bà con dân bản ở khu vực Bắc Vị xuyên , khi đi vào các khu vực Quân sự để kiếm rau kiếm củi , mỗi khi bị các anh bộ đội bắt giữ hay ngăn cản thì nói là đang đi tìm hài cốt liệt sỹ , may ra sẽ không bị ngăn cản . Khi thấy có hài cốt liệt sỹ thì nhớ giữ gìn , bảo quản , không xâm phạm hoặc làm hư hỏng hài cốt , lấy đi di vật của Liệt sỹ . Sau đó báo cho chính quyền địa phương biết mà không sợ vì thế mà bị lộ , không bị phạt  vì đã vi phạm .

2- Các cán bộ của các cơ quan , chính quyền trên tỉnh Hà giang , khi đã được  dân báo hoặc trót nghe được thông tin , biết rằng ở đâu đó có dấu vết của Liệt sỹ thì phải báo cáo với cấp trên ngành dọc đồng nghiệp ngành ngang của mình bằng văn bản chính thức ( có lưu trữ hẳn hoi để theo dõi ) .

3- Bộ CHQS tỉnh Hà giang lập hẳn một ban hoặc bệ gì đó chuyên theo dõi thu lượm , tiếp nhận , kiểm tra , tổng hợp các thông tin về Liệt sỹ ( để người dân hoặc CCB có địa điểm  cụ thể liên hệ  ) , có hình thức động viên khen thưởng những người có công phát hiện , khuyến khích họ tiếp tục tham gia vào việc bảo tồn gìn giữ , tìm kiếm hài cốt và di vật Liệt sỹ .

4- Bộ CHQS tỉnh Hà giang tổ chức lực lượng chuyên trách , xây dựng phương án , xác định trách nhiệm , khơi gợi lương tâm , tình cảm và tinh thần  quyết tâm cho cán bộ chiến sỹ tham gia làm công tác tìm kiếm quy tập Liệt sỹ . Báo cáo kịp thời tình hình và phương án triển khai lên Bộ Quốc phòng để xin ý kiến chỉ đạo , thực hiện đúng theo chủ trương chính sách , quy định của nhà nước .

    Thiết nghĩ , trong tình hình kinh tế , chính trị của đất nước ta hiện nay , nếu mọi người dân và viên chức chính quyền tỉnh Hà giang làm được như vậy cũng đã là rất tốt rồi .
  
    Để tỉnh Hà giang có thể làm được những việc đó , chắc sẽ còn mất nhiều thời gian . Vậy thì CCB ta nên tiếp tục yên tâm , tin tưởng , hy vọng , và kiên trì chờ đợi thôi các bác nhể .

   Và trong lúc chờ đợi ấy , chúng ta vẫn cứ tiếp tục ôn lại dòng Ký ức , Tâm tình của mình , góp phần nhỏ bé của mình để những trang lịch sử chói sáng về một thời chiến đấu  và chiến thắng trên  một miền đất Biên cương nơi địa đầu Tổ quốc với nhiều thế hệ người lính , người dân Việt nam , trong đó có chúng ta đã chung sức hoà máu và mồ hôi viết nên sẽ sẽ không bị vùi chôn trong sự thờ ơ quên lãng .

    Mời các bác và anh em ta tiếp tục hành quân .

    

                      
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2015, 11:53:20 am gửi bởi thai60 » Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #584 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 09:17:27 pm »

Em chào các bác
Mọi cái phải bình tĩnh các bác ạ,trước sau vẫn có kế hoạch giải quyết quy tập, chỉ có điều hơi chậm thôi.
Cuốn sách Hà Giang ký ức một cuộc chiến tập một cơ bản đã hoàn tất, sẽ phản ánh toàn mặt trận, nhiều bài hồi ký của các tư lệnh, chỉ huy sư đoàn, trung đoàn,tiểu đoàn và chiến sỹ, toàn những trận chiến đấu, câu chuyện của người lính có thật, nhiều bài thơ rất cảm xúc. Qua trao đổi với các chị biên tập thơ em cũng nói, những bài thơ này là của các bác là những người chiến đấu thực sự viết rất chân thật, không phải nhà thơ,nên có gì chưa phù hợp các chị sửa. các chị xem đọc mới một bài của bác "Th" nói thấy rất hay và cảm xúc thực sự, nhưng phải biên tập sửa cho phù hợp sẽ rất hay, em cũng nói thật với các bác.
Chỉ có điều tên cuốn sách vẫn thống nhất phải sửa: có bác nói hay đặt là"Khát vọng hòa bình", chị nhà thơ nói tất cả cuối cũng là như thế, nhưng nếu đặt thế thì hơi xa chưa phản ánh đúng nội dung, vì trong cuốn sách toàn chiến đấu, và đặt thế thì có tính nhân loại, hình thức phản ánh đúng nội dung. Có ý kiến nói bỏ Hà Giang đi, chỉ nói Hà Giang trong lời tựa, các chị vẫn thích ký ức một cuộc chiến thì hay hơn "khát vọng hoà bình"...các bác tiếp tục giúp em góp ý nhé
 ban biên tập vẫn mong muốn các bác có các bài hồi ký, câu truyện,nhật ký, thơ gửi tiếp cho ban biên tập,để làm tiếp tập tiếp theo. Em thấy bác đapxichlo  có nhiều câu chuyện rất mộc mạc và hay phản ánh chân thật của người lính... em mong muốn các bác tiếp tục gửi bài để tuyên truyền cho các thế hệ sau này.....
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #585 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 09:22:15 pm »

                                       Chào các bác

     Cũng chỉ còn gần một tháng nữa là đến ngày chiến dịch 12 -7 -84 nhưng mặt trận vị xuyên những  ngày này đã thấy nóng lên ,các đơn vị ,các đoàn cựu binh đã bắt đầu lục tục kéo về hà giang
     để làm lễ kỉ niệm một số các đơn vị đã có lịch trình và công tác tổ chức giao lưu . còn các cựu của f 313 thấy vẫn im lặng chả có vấn đề gì phải chăng f 313 không tham chiến ở vị xuyên không có
     hy sinh tổn thất ,hay vì f313 xấu hổ vì phải để cho các đơn vị phía sau lên rửa mặt hộ nên không dám có ý kiến gì mặc dù f 313 có mặt từ năm 79 trên mặt trận vị xuyên và cũng là đơn vị hứng những
     quả đạn đầu tiên từ những năm 79 rồi năm 81 . số liệt sỹ thương binh cũng nhiều không kém các đơn vị khác , mà chiến dịch 12-7  f313 cũng tham gia đấy chứ có phải riêng 316 hay 312 và 356 tham
     chiến đâu , mà chả thấy động tĩnh gí có lẽ thổ công thổ địa bị ngọc hoàng lôi hết về trời rồi

     Cũng ngày này khi đơn vị tôi đã nâng cấp cho nòng pháo to hơn từ 160 lên 164 xong chúng tôi rút về trung đoàn chuẩn bị sang minh tân phối thuộc cho 312 để đánh 1030 và làm công tác chuẩn bị
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #586 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2015, 04:15:35 am »

                        

                              Chào các bác và anh em .

    Lính VT Thai60 em có mặt trên mảnh đất phía Bắc huyện Vị - xuyên từ tháng 9/1983 cho đến tháng 4/1987 , trong trí nhớ và sự hiểu biết hạn hẹp của em , tuy thành tích chiến đấu rất đỗi bình thường , nhưng có thể nói cả sư đoàn 313 đã là trụ cột chính trong cả 10 năm chiến trận nơi chiến trường ấy .

    Quãng thời gian từ 1979 đến tháng 4/1984 , trên mặt trận Vị xuyên duy nhất chỉ có lực lượng bao gồm 3 E bộ binh và 1 E hỏa lực pháo binh cùng vài đơn vị trực thuộc của F 313 đóng quân làm nhiệm vụ . Nhiệm vụ mà họ đã đảm nhiệm , đã thực hiện , đã hoàn thành ấy chính là trực tiếp chiến đấu với kẻ thù xâm lược . Các sự kiện chiến trường những năm 1979, 1981 đều chỉ gắn với F313 .

    Ngày 28/4/1984 , trước sự tấn công ồ ạt với một lực lượng vượt trội cả về BB và hỏa lực pháo binh của kẻ thù  , toàn thể F313 đã kiên cường bám trụ chiến đấu . Mặc dù một số điểm cao quan trọng đã bị địch xâm chiếm , nhưng cái lực lượng vượt trội ấy của chúng đã bị F 313 chặn đứng bên bờ Bắc suối Thanh thủy , và chỉ sau mấy ngày chiến đấu , chúng đã bị đẩy lùi về phía những điểm cao có lợi thế cho chúng , bất lợi cho ta . Thế trận cài răng lược ấy đã khóa chân kẻ thù , không cho chúng tiến thêm vào lãnh thổ của ta .

    Với một lực lượng mà nhân lực  thì tổn thất nhiều vì thương vong , hỏa lực Pháo binh thì cạn kiệt về đạn dược , khí tài , F 313 đã kiên cường bám trụ chiến đấu với kẻ thù , cầm chân chúng lại , đợi sự bổ sung và chi viện của các đơn vị bạn như F314 , F356 , lữ 168 PB ...

    Như vậy , có thể nói , với tình trạng thực tế chênh lệch gấp nhiều lần về lực lượng so với kẻ thù đã được huy động tập trung và chuẩn bị kỹ càng khi ấy , F313 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu phòng ngự và chủ động phản công của mình .

    Trong suốt những năm tháng về sau , dù là có đơn vị này hay đơn vị kia lên bổ sung hay thay thế , toàn bộ lực lượng gốc của F 313 vẫn luôn bám trụ trên chiến trường Vị xuyên , làm nòng cốt cho các đơn vị đó , trực tiếp tham gia chiến đấu cả phòng ngự và tấn công .

    Tháng 3/1985 , sau gần 1 năm liên tục chiến đấu , một số đơn vị BB của F313 được rút xuống phía sau để củng cố . Tuy gọi là phía sau , nhưng cũng chỉ cách BB địch trên dưới 10km , vẫn nằm trong khu vực bắn pháo hủy diệt của kẻ thù , và vẫn thường xuyên phải lên tuyến trên tham gia phục vụ chiến đấu . Các đơn vị TS , CB cấp F , cấp E của F 313  cũng như toàn bộ các đơn vị hỏa lực của F313 như E  457 PB , C 33 pháo dàn , C14 / E 14 DKB + H12 , Các C cối 82 cấp E đều phải ở lại chiến trường tiếp tục cùng các đơn vị bạn chiến đấu .

    Trong tất cả các chiến dịch tấn công hay phòng ngự của đơn vị bạn , và cả trong các hoạt động bắn phá trấn áp , phá hoại lực lượng của địch thời gian đó , đều có sự tham gia triệt để và hiệu quả của các đơn vị hỏa lực , TS , CB , VT ... của F313 .

    Theo kế hoạch , đáng lẽ các đơn vị BB của F313 sẽ có khoảng 6 tháng để củng cố , nhưng do các đơn vị bạn bị tổn thất , chỉ sau khoảng gần 3 tháng , vào tháng 6/1985 , các đơn vị đó lại phải trở lại các vị trí tiền duyên đối mặt với kẻ thù .

    Đến khoảng tháng 3 năm 1986 , F313 lại được rút xuống củng cố , đơn vị nào nhiều thì được khoảng 6 tháng , đơn vị nào ít thì được khoảng 3 tháng , nhưng vẫn chỉ ở trong khoảng cách rất gần với địch , vẫn trong tầm pháo   hủy diệt dày đặc của chúng . Sau đó , từ khoảng tháng 6/1985 , các đơn vị của F313 đã lại phải trở lại tuyến tiền duyên . Cho đến tận tháng 4/1987 , các đơn vị BB của F313 mới lại được rút xuống củng cố .

    Có thể nói , sau giai đoạn trước tháng 5/1984 trở về trước là hoàn toàn độc lập tác chiến , từ đó trở về sau , toàn bộ F313 luôn có mặt và trực tiếp tham gia vào gần như tất cả các chiến dịch lớn nhỏ trên mặt trận Vị xuyên , cả 2 bên bờ Tây và Đông sông Lô .

    Chưa cần nói về sự hy sinh , mất mát , về nỗi khổ cực hiểm nguy đã phải chịu đựng , chưa cần kể về những năm tháng sau này khi cuộc chiến đã lắng xuống cho đến tận bây giờ , chỉ cần nói về khoảng thời gian có mặt hơn 10 năm trực tiếp sống chiến đấu trên mảnh đất Bắc Vị xuyên , trải rộng từ mặt trận Đông sông Lô với 1250 , 1030 , Minh tân , Pha hán... sang Bắc Thanh thủy với 233 , 300 ,400 , Đồi Đài , Cô X , 685 , 772 , 1509  , vào tận Lao chải , Xín chải , Lùng chu phùng với 1457 , 1558AB , 1688 AB , !800 AB ... , đã có thể khẳng định vai trò trụ cột , " thổ công , Thổ địa " của F313 trên mảnh đất ấy .

    Có thể khẳng định , chưa cần tính từ năm 1978 , với thuở ban đầu là một mình E 122 tiền thân của F , từ năm 1979 , khi F 313 được thành lập với các E 14 , 122 , 266 BB , 457 PB , các D trực thuộc như D17 CB , D25 VT .v.v..., toàn bộ F 313 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình .

    Dù bảng thành tích , chiến công , hay các danh hiệu được phong tặng , truy tặng  của các đơn vị bạn có dày dặn . đẹp đẽ , vang rền đến mấy , cũng không thể phủ nhận được vai trò , thành tích , chiến công , và sự hy sinh cống hiến thầm lặng của những thế hệ người lính F 313 .

    Cuộc chiến đã qua đi từ mấy mươi năm , những người lính của mọi đơn vị tham chiến trên chiến trường Vị xuyên chúng ta gần như tất cả đều đã rời xa quân ngũ , trở về với cuộc sống đời thường bình dị . Nhớ về những tháng năm chiến đấu trên chiến trường , nhớ về đơn vị cũ đã một thời gắn bó , chúng ta ai cũng có quyền tự hào , kiêu hãnh về những đóng góp , hy sinh , cống hiến , về thành tích , chiến công của đơn vị , của đồng đội , của cá nhân mình . Có rất nhiều cách để thể hiện sự kiêu hãnh , tự hào đó , tùy theo nhãn quan , nhận thức , tính cách , văn hóa của mỗi người , mỗi nhóm người , mỗi cá nhân , hay mỗi tập thể nhỏ .

    Nhưng dù là cách gì , nếu sự khiêm nhường , công tâm , khách quan , biết người biết ta ... vẫn được đề cao , tôn trọng , thì sự kiêu hãnh tự hào biểu hiện từ đó vẫn sẽ được mọi người đón nhận , chia sẻ , và trân trọng .

    Cuộc chiến Vị xuyên có hàng chục đơn vị cấp F  , cấp E , cấp D , cấp C tham gia , mọi người lính của những đơn vị đó đều đứng chung trong một đội ngũ những người lính BGPB .Trong cuộc chiến đó có hàng chục chiến dịch hay sự kiện lớn nhỏ . Trong những chiến dịch hay sự kiện đó có rất nhiều trận đánh , có trận phòng ngự , có trận tấn công , có trận thành công , có trận thất bại , có trận thương vong  nhiều , có trận thương vong ít ...Tất cả mọi chiến dịch hay sự kiện đó đều nằm chung trong một giai đoạn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù . Nếu cá nhân hay tập thể nhỏ nào luôn đề cao mình , muốn tách riêng mình ra để được nổi bật hơn thì quả là ích kỷ vớ vẩn , nhỏ nhen vô lối , huyễn hoặc mù quáng . Việc làm đó chắc chắn sẽ làm cho tập thể lớn bớt trân trọng họ hơn .

    Là một người lính thuộc F 313 , cho đến tận bây giờ , lính VT Thai60 em vẫn luôn tự hào , kiêu hãnh bởi mình đã từng là người lính bảo vệ BGPB trên mặt trận Vị xuyên Hà giang . Trong niềm tự hào kiêu hãnh về sự cống hiến chiến thắng , trong nỗi đau xót về sự mất mát hy sinh , ở trong tâm thức của 60 em chưa bao giờ có sự tách bạch phân chia về danh xưng đơn vị , về dấu mốc thời gian , về không gian địa lý . Và em thực sự thấy rất khó chịu khi ai đó cứ cố tình làm cái việc chia tách phân định dở hơi xuẩn ngốc hẹp hòi đó .

    Là người đã trực tiếp tham gia làm công tác thương binh tử sỹ nơi chiến trường , theo quan điểm của 60 em , đối với những Liệt sỹ đã hy sinh , kể cả những người còn lưu lạc hay đã được quy tập , là những người lính , anh em CCB chúng ta không nên đặt vấn đề làm lễ cầu siêu hay giỗ trận làm gì .

    Bởi , trong hoàn cảnh cả hai đầu đất nước đều đang có giặc , khi bắt đầu khoác lên mình bộ quân phục , trở thành người lính cách mạng , tất cả chúng ta và thân nhân của mình đều đã xác định sẵn sàng chấp nhận gian khổ , hy sinh , chấp nhận ra đi mà có thể sẽ chẳng bao giờ còn được trở  về nữa . Là người lính , chúng ta đã sẵn sàng vào trận , dũng cảm kiên cường chiến đấu , dù biết rằng tham gia chiến đấu thì sẽ có thể phải chết vì đạn thù . Và trong khói lửa chiến trận , có người còn sống , có người đã chết , có người trở về , có người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến địa . Cái chết ấy là sự hy sinh tự nguyện , thanh thản . Không lẽ gì linh hồn những người lính đã hy sinh cho Tổ quốc , cho nhân dân  ấy lại bị đày đọa vất vưởng , để đến mức chúng ta phải cầu cạnh xin xỏ , thì họ mới được siêu thoát , thanh thản trở về với cõi vĩnh hằng . Liệu có nhất thiết phải cầu siêu cho họ hay không ?

    Trong sự nghiệp chiến đấu giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta , đã từng có không biết bao nhiêu chiến dịch , trận đánh mà số lượng Liệt sỹ hy sinh lên tới cả ngàn , cả chục ngàn người . Cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 , chiến dịch Mùa hè đỏ lửa năm 1972 trên chiến trường miền Nam thời chống Mỹ ngụy , hay những ngày tháng 2/1979 trên BGPB thời chông quân bành trướng , những chiến dịch mùa khô , mùa mưa tàn khốc nơi chiến trường BGTN và Campuchia thời chống bọn diệt chủng Polpot... là những ví dụ cụ thể mà thế hệ chúng ta ai cũng biết . Thế nhưng có thấy ai làm giỗ chung hay giỗ trận cho những người lính đã hy sinh trong những chiến dịch ấy đâu . Liệu có nhất thiết phải làm giỗ trận hay giỗ chung  cho họ hay không ?

    Mỗi người Liệt sỹ khi đã hy sinh cho Tổ quốc còn để lại phía sau lưng người thân , gia đình họ . Nên chăng , những việc cầu siêu hay giỗ chạp cho họ thì hãy dành cho thân nhân của họ . Còn chúng ta , hãy dành thời gian , vật lực để làm những việc  thực tế bức thiết hơn như thăm hỏi , động viên , giúp đỡ gia đình thân nhân Liệt sỹ , nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn . Thiết nghĩ , đó chính là nghĩa cử tưởng nhớ tri ân Liệt sỹ một cách cụ thể , hữu ích nhất mà chúng ta nên thực hiện khi có điều kiện .

    Chiến dịch MB84 dù gì thì cũng nằm chung trong thế trận của giai đoạn chiến đấu bảo vệ BG Tổ quốc . Dù chưa đạt được hết mục tiêu đề ra trước đó , và phải chịu nhiều tổn thất hy sinh , nhưng nó là một cuộc chiến đấu ác liệt sinh tử với kẻ thù . Chiến đấu thì có thể thắng , có thể thua , chiến đấu càng ác liệt thì sự hy sinh càng lớn .Mọi người lính chúng ta dù có tham gia hay không vào trận đánh đó đều có quyền tự hào về tinh thần dũng cảm ngoan cường , sẵn sàng chiến đấu hy sinh của những người lính bảo vệ Tổ quốc , xót thương cho những người đã ngã xuống .

    Vì những điều đó , chúng ta có thể làm lễ Kỷ niệm một sự kiện bi hùng đáng nhớ , tưởng nhớ những đồng đội đã anh dũng hy sinh . Nhưng rất nên tránh việc bi thương hóa thái quá sự kiện đó . Bởi khi ta nhấn mạnh phần bi như thế chính là ta đã làm giảm thiểu phần hùng , gây tổn thương tới nghĩa cử tự nguyện Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của Liệt sỹ và niềm kiêu hãnh tự hào của chính mình và thân nhân Liệt sỹ .

    Hãy đặt chiến dịch M1 , MB 84 v.v...  giai đoạn 1984-1985 trong khung cảnh chung của chiến trường Vị xuyên Hà giang giai đoạn 1979 - 1989 , hay trong tổng thể cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc , ta sẽ thấy lòng mình thêm ấm áp , thanh thản , tĩnh tại , sâu lắng và bớt đi nỗi ưu tư dằn vặt , các bác ạ .

    Đôi dòng tâm tư suy ngẫm nhân dịp chuẩn bị đến những ngày tháng Bẩy đáng nhớ , chia sẻ với tâm tư tình cảm của các bác , lính VT Thai60 em xin mạnh dạn trải rộng lòng mình , mong tìm được sự đồng cảm của mọi người .

Chào các bác và anh em .
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2015, 12:28:24 pm gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #587 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2015, 09:01:24 am »

Hãy đặt chiến dịch M1 , MB 84 v.v...  giai đoạn 1984-1985 trong khung cảnh chung của chiến trường Vị xuyên Hà giang giai đoạn 1979 - 1989 , hay trong tổng thể cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc , ta sẽ thấy lòng mình thanh thản , tĩnh tại và sâu lắng và bớt dằn vặt hơn , các bác ạ .
Chào các bác, những dòng tâm sự của bác thai60 thật sâu sắc, nhớ về quá khứ, nhớ về những trận đánh, những chiến dịch, là nỗi niềm chung của mỗi CCB, khi có điều kiện quay lại thăm chiến trường xưa mà có ai đứng ra tổ chức thì hay biết mấy?
Hôm 15/3 vừa rồi về HP, mặc dù là ngày thành lập f313 nhưng trên khán đài lại đề hàng chữ: Gặp mặt cán bộ chiến sĩ tham gia chiến đấu mặt trận Vị Xuyên giai đoạn 1979-1989 tôi thấy thật ý nghĩa. Nhìn dòng chữ đó tôi thầm cảm phục ban tổ chức. Vị xuyên đâu có chỉ mình f 313, lên các CCB đến dự dù có ở đơn vị khác cũng cản thấy như có mình trong đó. Nay trên mảnh đất VX này, mỗi khi các CCB hành hương thăm lại chiến trường xưa nhân một chiến dịch nào đó mà có tổ chức nào đứng ra cho mọi đơn vị đã tham gia chiến dịch thì tôi tin rằng vòng tay lớn sẽ gắn kết chúng ta, tránh được cái mặc cảm, tự ti khi có các CCB đơn vị khác
đi lẻ, đi theo đoàn nhỏ không cảm thấy mình "tủi thân" phải không các bác.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2015, 09:23:29 am gửi bởi pb47vp » Logged
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #588 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2015, 09:50:16 pm »

Chào các bác và anh em
chào bác pháo,chào bác thaí60 .đọc hai bài của các bác quá chuẩn,mặt trận vị xuyên này f313 là một đơn vị vất vả ,và gian khổ nhất chiến trường em ở 356 cũng thừa nhận,nhất là những bác còn sống sót, chính các bác là chủ ở chiến trường, cho nên cấp trên điều 313 dải khắp chiến trường từ đông sang tây,để các đơn vị mới lên không biết địa hình các bác chủ nhà có chách nhiệm chỉ cho chỗ nào có giặc chỗ nào của ta,các đơn vị bạn nhờ có 313 ,chỉ đường dẫn lối,thì mới biết được. Em xem trang máu và hoa này,và đối chiếu thời gian em ở trến trường,các đợt thay quân thì 313 là đơn vị vất vả nhất ,và cũng số lần chiến đấu nhiều nhất,nếu tính thời gian các bác còn sống sót thì thời gian khổ nhất trong lịch sử chiến  đấu của việt nam ,đánh pháp tổng tấn công giáp mặt  chưa đầy hai tháng ,đáng mỹ,mặt,trận tây nam cũng không thể nào có thời gian,bộ binh,dành đi dật lại từng mét như mặt trận vị xuyên  thời gian giáp mặt với bộ binh với giặc kỷ lục nhất,mà 313  là đơn vị số lần đánh và thời gian nhiều nhất.....thưa các bác trong chiến tranh các,đơn vị đến sau mà cán bộ không hỏi rõ các bình độ của ta,và giạc,các đài pháo,ở đâu nguy hiểm,ở đâu an toàn, thực tế đài pháo bọn em ngày mới lên các cán bộ của e không hỏi rõ chính chúng em bị một chận tự đi đài lấy không hỏi rõ đi đài đầu tiên ở pha hán, được mấy tháng phảo rút ngay các bác đi chước bảo đài ở đây, quá nguy hiểm địch ở 1250 nó bắn thì vào gái mình đấy ,thế là bọn em hốt quá chuyển về 673 ngay ...trong huấn luyện chiến đấu,khác với chiến đấu thực tế nhiều,như bọn em được huấn luyện bài bản lớp atrửơng 6tháng,giáo viên thông tin học ở nha trang day , khác thực tế nhiều ...thôi em bận khách....chào các bác.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #589 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2015, 08:48:37 am »

Chào các bác, mời các bác tham quan cầu chéo, ngã 3 làng Pinh, suối Sửu cùng tôi nhé.
...Xong việc tôi vào hầm chỉ huy nói chuyện tào lao cùng bác Lan, thấy tôi mang máy đi kiểm tra pháo bác Lan ướm hỏi: Thế bác chuyển về đơn vị chỉ huy rồi à, bao giờ thế?
- Không bác ạ, trung đoàn mới tạm điều về để phục vụ đợt thay phiên này thôi, bác Chiến "bẩn" đã điều về TC rồi, tôi định sau chuyến kiểm tra này thì xin về đơn vị cũ, không biết mấy "cụ" có nhất trí không.
-Về đơn vị chỉ huy của e càng tốt chứ sao? bao người muốn mà chẳng được, đỡ phải đi phía trước.
- Tôi không thích, về đó "gần lửa rát mặt lắm" thà cứ ở đơn vị cũ quen người, quen việc lại tự do còn hơn.
- Kể ra mỗi vị trí công tác cũng có cái hay của nó, không như tôi cứ gắn bó với anh cối này cũng chán lắm rồi. lần này trận địa cứ " soi gương" về phía địch kể cũng ớn, không được như bên Khuổi Mạn.
- Bên này đơn vị bác " canh" mỗi 1200 thế này kể cũng tốt chứ sao?
- Ừ thì cũng tốt, nhưng không tự do bằng bên kia, ở đây đi lại, vận chuyển đảm bảo sinh hoạt cho đơn vị chủ yếu vào ban đêm và bằng sức người là chính, xe cộ không vào được.
- Thế ngày trước bác học PB ở trường quân chính km 5 Tuyên Quang à?
- Thì đại đa số cán bộ e mình đều học ở đó ra cả, lên chỉ huy cũng gặp khó khăn lắm.
-Hôm nay bác cho hai anh em tôi báo cơm nhe, tối tôi mới ngược ra về dưới trận địa các d.
- Ối giời, bác cứ ở bao lâu cũng được, mang tiếng cùng e, cùng bên Khuổi mạn cũ cả, mà sao bác cứ lẩn như chạch ấy? chẳng ai biết bác cùng e cả.
- Cái số tôi nó thế rồi, cứ phải "lảng vảng" phia trước mà cũng quen rồi bác ạ.
- Ừ thì hồi đơn vị tôi còn bên Khuổi Mạn gần đơn vị bác và cùng đơn vị bác chi viện chung trong chiến dịch MB và các trận về sau tôi cũng chỉ nghe tên bác trên đài chỉ huy bắn thôi? bây giờ mới có thời gian ngồi nói chuyện với nhau, bác gần et, có chuyện gì mới kể cho anh em nghe đi.
- Thì nhiệm vụ thay phiên làn này bác cũng được quán triệt rồi còn gì? mang tiếng gần et nhưng ông"bao công" này cũng kín tiếng lắm, mai xuống gặp bác Lược epct may ra mới "khai thác" được.
Chuyện trò tào lao chán tôi rủ bác Lan ra đài quan sát của đơn vị, tại đó tôi chỉ cho bác địa hình, các mục tiêu đơn vị phải bắn khi có lệnh.
Chiều tối hôm đó sau khi cơm nước xong, chào tạm biệt đơn vị cối cụ, hai anh em tôi ngược đường hào Mùa xuân lên SCH. Đến Cóc nghè tôi bảo chú trường: Chú lên SCH đi, báo với et là anh xuôi về trận địa đây.
(thứ bẩy này bọn anh mày sẽ lên TQ gặp gỡ giao lưu với hội CCB TQ, đồng thời kiểm tra luôn chú quany đấy! tên chuyên vạch lưng anh chuẩn bị tinh thần Smiley mời chú Trần quốc Hùng đến tham gia cùng nhé)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2015, 08:56:29 am gửi bởi pb47vp » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM