Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:49:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178815 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #240 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2015, 08:26:27 pm »



  Đường qua Làng Pinh,con đường đã tiễn bao người lính ra phía trước.Trong số đó,có nhiều người vĩnh viễn không quay trở lại bằng con đường này nữa.

  Ngày nay,con đường đã bê tông hóa nền đường.
Logged
binhc6d5e2f9
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #241 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2015, 11:10:14 pm »

chào các bạn cựu binh biến giới phía bắc ngày nào mình cũng xem tâm sự của bạn mình có một thắc mắc là tại sao các liệt sỹ hy sinh đã trên 30 năm nằm trên đất mình mà không được quy tập địa phương nơi các liệt sỹ nằm xuống  các đơn vị của các liệt sỹ tại sao không tổ chức đi quy tập biên giới tây nam phải sang tận cpc đi tìm để đưa các liệt sỹ về đất mẹ tại sao trên biên giới phía bắc đến giờ mới tổ chức
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #242 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 02:52:02 am »



    Chào bạn Binhc6d5e2e9 . Anh em CCB BGPB chúng tôi rất vui khi được bạn - một CCB của BGTN - quan tâm tới những tâm sự của mình . Như bạn đã nói , ngày nào bạn cũng đọc HG , và qua đó hiểu được tâm sự của chúng tôi , vậy chắc hẳn bạn cũng thấy một trong những nỗi đau xót , nỗi dằn vặt của chúng tôi chính là vấn đề Liệt sỹ chưa được quy tập .
    
    Trên thực tế , không phải chỉ có bạn thắc mắc như vậy , mà bản thân chúng tôi cũng thế . Và hơn thế nữa , trong rất nhiều bài báo của các cơ quan ngôn luận chính thống nói về cuộc chiến Vị xuyên - Hà giang , chúng ta rất hay gặp cái mệnh đề " Cuộc chiến đó rất khốc liệt ... Người lính chúng ta thời gian đó rất dũng cảm ...Để có được chiến thắng , đã có rất nhiều người lính đã hy sinh ...Sau mấy chục năm , hài cốt của họ vẫn còn nằm lại trên mảnh đất chiến trường đó vì bị thất lạc , chưa được quy tập ... Đau đớn , xót xa , thắc mắc , cảm thán .v.v..."

    Thế nhưng , chưa bao giờ chúng ta nhận được câu trả lời nào khả dĩ . Vì sao thế nhỉ ? Chịu .

    Rõ ràng , thắc mắc của chúng ta , của dư luận xã hội là hoàn toàn chính đáng , đủ sở cứ để có thể nhận được câu trả lời thỏa đáng của các cơ quan hữu quan , của những người có trách nhiệm .

    Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ:  Ai hỏi ? Hỏi ai ? Hỏi ở đâu ? Hỏi bằng cách gì ? ... Để rồi dẫn tới : Ai trả lời ? Trả lời ai? Trả lời ở đâu ? Trả lời bằng cách gì ? Nội dung trả lời ?...

    Mặt trận BG Vị xuyên Hà giang nói riêng , mặt trận BGPB nói chung , có những nét đặc thù của nó . Có thể chính vì thế mà mọi vấn đề liên quan đến mặt trận đó cũng trở nên rất ...đặc thù chăng ?

    Hiện nay , tỉnh Hà giang đang tiến hành các công việc để " ... có cơ sở công nhận di tích lịch sử quân sự Tây sông Lô bắc vị xuyên, để nhằm bảo tồn, xây dựng tuyến du lịch chiến trường xưa, tuyên truyền cho các thế hệ trẻ..." ( Trích thông tin từ bác Nguyentac - HG phần 23 này , trang 20 ) . Chắc chắn , khi đó chúng ta sẽ nhận được câu trả lời xác đáng cho thắc mắc của mình .

    Bạn Bình thân mến . Khi biết tin rằng đã nhiều lần trong khi đi hái rau kiếm củi bà con dân bản đã phát hiện được hài cốt và di vật của Liệt sỹ , là một người cựu lính , với tư duy người lính , Thai60 tôi thầm ước ao giá như chúng ta cũng có vài đơn vị chính quy chuyên đi "hái rau , kiếm củi " như người dân nơi đó thì hẳn rằng nỗi đau vì Liệt sỹ chưa được quy tập sẽ vợi bớt đi rất nhiều trong lòng bao người , trong đó có những người CCB chúng ta .

    Chúc bạn luôn khỏe và đồng hành cùng anh em HG .

    Chào bác Manh1427 . Bài thơ " Có một mùa hoa gạo " của bác rất hay , chứa đầy tình cảm yêu thương lứa đôi , yêu thương cuộc sống của người lính chiến trận . Lang thang giữa mùa hoa gạo của bác , Thai60 thấy hình như đâu đó cứ ngời lên cái sắc đỏ thiết tha mãnh liệt , thủy chung từ chùm " Hoa gạo tháng ba " của cô lính Cù thùy Loan dưới viện QY 93 . Thảo nào mà lão TS 47 lãng tử  đổ đốn mất nết nhà ta cứ lo ngay ngáy phải đi "đổ vỏ" suốt ...

    Cũng có khi vì thế nên lão ấy mới tính chuyện chạy làng : " ... Ngày đó tôi chỉ nhớ mấy em này thôi, các em khác như " người dưng" lên cũng lơ mơ lắm. Cảm ơn " chùm hoa gạo" của bác, nhưng địa chỉ  thì tôi không cho bác đâu. Chiến tranh dã lùi xa rồi, cái gì qua thì ta cứ cho nó qua, theo suy đoán của tôi bây giờ chắc bác cũng chỉ " mở ra xem rồi đậy vào" thôi Grin. Vì vậy tôi mạo muội " khuyên" bác: cứ vui với con cháu, sống vui khỏe là được rồi, không lên " cố " làm gì Grin, cái khoản này nên để dành cho bác thai60 và "Ông trẻ" maianh bác ạ. Hôm nào tôi bảo chú linhquany gửi biếu bác bình ngọc cẩu để bác " tăng cường" sức khỏe, lúc đó tôi cho bác địa chỉ sau cũng chưa muộn, gì thì bác với chú quany cũng cùng ngành mà..."

    Đọc cái đoạn tâm sự này của lão TS 47 , 60 em nghi lắm . Chả phải tự nhiên mà hôm nay lão ấy lại dở dói ra đi đánh răng đâu bác ạ . Đang đau hết tất cả mấy chân , đi lại còn tập tà tập tễnh , tại sao lại quay ra quan tâm đến răng với chả lợi ? Định "chén " cái gì à ? Đã khuyên bác đừng "cố" , rồi lại còn dắng dít để dành cái đám "người dưng" nõn nà kia cho "  bác thai60 và "Ông trẻ" maianh " , nghe cứ như "cấm vận" bác vậy .

    Ối giời ôi ...Dành ...Dành cái khỉ mốc . Lão ấy biết thừa là em vừa thấp thoáng chỗ cổng viện 93 đã bị tống cổ xuống viện 6 , còn ông trẻ Maianh thì đang lùng nhùng vặt rau rừng , hái chè chốt với các em gái trên bản Dao Lùng vài , còn lâu mới thoát ra được , làm quái gì có cơ đến cái chỗ 93 béo bở đó mà nhường với chả nhịn . Cẩn thận bác ạ . Cái giống vừa ốm dậy đang đòi ăn trả bữa là tợn lắm , bụng lúc nào cũng đói , mắt lúc nào cũng thèm , răng lúc nào cũng ngứa , đã vậy thuốc bổ Ngọc cẩu lại sẵn , có khối ra ấy mà bảo  " mở ra xem rồi đậy vào " . Tốt nhất , bác cũng tìm cách chuồn đi viện 93 luôn đi , đừng đợi tới " mùa hoa gạo năm sau " mà muộn mất , chốt chiếc trên Lao chải cứ nhờ bác Mìn bác ấy trông cho . Lão TS trẻ người bợm nết ấy chả "lơ mơ " gì đâu , căn tầm chỉnh hướng đồi nọ khe kia đâu vào đó hết rồi đấy , chỉ còn đợi dịp là nã pháo nữa thôi . Về nhanh ...Về nhanh ...về mà giữ gốc gạo nhà mình ...
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #243 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 09:08:02 am »

chào các bạn cựu binh biến giới phía bắc ngày nào mình cũng xem tâm sự của bạn mình có một thắc mắc là tại sao các liệt sỹ hy sinh đã trên 30 năm nằm trên đất mình mà không được quy tập địa phương nơi các liệt sỹ nằm xuống  các đơn vị của các liệt sỹ tại sao không tổ chức đi quy tập biên giới tây nam phải sang tận cpc đi tìm để đưa các liệt sỹ về đất mẹ tại sao trên biên giới phía bắc đến giờ mới tổ chức

Chào bác binhc6, thực ra cũng chưa tổ chức nào tổ chức quy tập đâu mà do người dân đi rừng tìm thấy về báo thì cơ quan chính sách mới cho người đi quy tập về thôi. Chúng tôi cũng chưa hiểu sao mà 30 năm rồi mà nhà nước không có một chương trình quy tập nào cả mà địa danh các liệt sĩ hy sinh đã dõ dàng, nhân chứng thì còn rất nhiều, sự hy sinh thì rất lớn . Các thân nhân nhân liệt sĩ và đồng đội của họ cũng chỉ đến đó đứng từ xa nhìn nên tuyệt vọng mà thôi. Việc đi quy tập liệt sĩ là một trách nhiệm phải làm nó cũng là một việc nhân đạo nữa tôi nghĩ nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đến sự bang giao của 2 nước, nếu làm tốt thì nó chỉ tăng thêm mối quan hệ giữa 2 nước mà thôi. Thực tình chúng tôi nghĩ những đồng đội cùng thời của chúng tôi đang bị nhà nước  bỏ quên

Đây là một trong những trận địa với bao người còn nằm lại suốt 30 năm qua và chúng tôi cũng như thân nhân của liệt sĩ đến đây nhìn lên một cách tuyệt vọng


 
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #244 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 09:34:27 am »

Chào các bác
 Các bác còn nhớ những con người này không

 

Họ là những con người làm lên trận M1 ( trận a 6b ) lịch sử trên mặt trận Hà giang
Vừa rồi em có may mắn gặp và nói chuyện rất cởi mở với các bác ấy nhân dịp các bác ấy có cuộc gặp mặt ngay tại quê em.Có nhiều câu chuyện xung quanh trận đánh mà từ trước tới nay chúng ta chưa được biết đến, nay em đã khám phá ra từ chính họ - những nhân chứng trực tiếp trong trận chiến này

Chuẩn bị kỉ niệm 30 năm trận chiến đó , định bụng sẽ kể cho các bác nghe những  câu chuyện ấy, và em đã chụp được khá nhiều  ảnh về họ nhưng không hiểu do mạng yếu hay kho ảnh của em có vấn đề mà không thể tải lên được nên đành thất hứa với các bác. Mong các bác thông cảm.  
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2015, 09:49:59 am gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #245 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 10:15:17 am »

  Cảm ơn bác Bình một CCB sư đoàn 9 đã chia sẻ và có đồng cảm với anh em CCB biên giới Vị xuyên.Cũng như ý kiến bác Như,tôi đã nhiều lần nêu chính kiến của cá nhân mình về việc này.Sau mấy chục năm,kể từ khi Việt nam và Trung quốc bình thường hóa quan hệ.Nói đúng ra là các cơ quan chức năng ,chưa hề có một quan tâm nào cho việc quy tập liệt sỹ ở mặt trận Vị xuyên.Người ta đổ thừa cho việc còn quá nhiều mìn,thì cũng đúng,nhưng chẳng có nơi nào sau chiến trận mà không còn nguy hiểm rình rập,do những hậu quả của chiến tranh để lại cả.Các chiến trường khác như:Miền nam,Campuchia,Lào đều không thiếu các loại vật liệu nổ đe dọa tính mạng của người quy tập.Vậy mà ở đó,người ta vẫn làm tốt công tác quy tập hàng mấy chục năm qua...

  Ở Vị xuyên qua nhiều giai đoạn,cửa khẩu Thanh thủy được mở rộng với quy mô cửa khẩu Quốc tế,được thủ tướng phê duyệt.Có thời điểm hàng chục công ty xây dựng hạ tầng thi công ở đây,các vị trí then chốt trong chiến tranh như:Cửa khẩu Thanh thủy,Con đường mòn vào bản Nà la,cao điểm 233,đồi cô Ích,đồi chuối,cót ép,đồn công an vũ trang (cũ)...đã bị tác động mạnh của việc xây dựng,giờ đã thành mặt bằng và đường quốc lộ 2.Ở đó sẽ có bao nhiêu hài cốt liệt sỹ bị đào đi để đổ xuống lòng sông Lô ?.Cùng với việc chậm trễ quy tập,do hoàn cảnh nên người dân đi rà kiếm sắt vụn ,đã lấy đi bao nhiêu thứ quý giá mà chúng ta gọi là:Kỷ vật chiến tranh.Nếu như ta có những chiếc bi đông khắc tên,đơn vị hoặc chi tiết nào đó để định danh liệt sỹ.Rồi chưa kể càng quy tập muộn,xương cốt liệt sỹ càng bị hao mòn do tác động của tự nhiên...

  Qua thông tin mà chúng ta nắm được,vài tháng nay thỉnh thoảng ban chính sách tỉnh đội Hà giang lại đi thu hồi về vài bộ hài cốt.Nhìn những hình ảnh trong các video thì thấy,mỗi bộ hài cốt liệt sỹ chắc chỉ còn lại 1/5-1/6.Đặc biệt hình ảnh quy tập hài cốt do đơn vị thi công phát hiện thì chỉ thấy mấy mẩu xương gói gém trong miếng vải đỏ.Nhưng thôi,dù sao ta cũng bằng lòng,dù ít nhưng còn hơn không thấy.Ngày qua ngày rồi ta lại chờ,hy vọng bác dân tộc nào vào rừng đi kiếm cái măng,chui vào hang bắt con chồn,con cáo về cải thiện.Ở đó,họ lại tìm thấy một hoặc vài hài cốt liệt sỹ.Ở xa,qua bác nguyentác chúng ta lại được xem video clip,để mà mừng,mà thương và ngậm ngùi cho đồng đội mình...

  Đau xót quá các đồng đội ơi,các anh nằm lại chỉ trong vài km2,mỗi khi về lại chiến trường xưa,nơi ấy vẫn trong tầm nhìn đâu phải là quá xa cách.Tiếc rằng chúng ta đã mắt mờ,chân chậm,tâm trí đang kỳ dở dại,dở khôn.Nếu còn thời trai trẻ như xưa,chắc hẳn ta sẵn sàng dấn thân như các bác CCB sư đoàn 356 từng vượt rừng,leo dốc bước qua mìn để tìm thấy hài cốt liệt sỹ tiểu đoàn trưởng Thanh,trong đống đạn pháo đang nằm chờ nổ.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #246 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 07:52:29 pm »

Em chào các bác
Em đang công tác nhưng cũng có nhiều suy nghĩ đồng cảm cùng các bác, là người nghiên cứu em càng thấu hiểu hơn lúc nào hết mặt trận này nhiều đơn vị tham gia và hy sinh quá lớn, chiến tranh thật khốc liệt. Nhưng tiếc rằng hiện nay còn quá nhiều người chưa thấu hiểu được cuộc chiến này, nói gì đến các cháu. Em giật mình khi có thông tin hỏi Hà Giang làm gì có chiến tranh ác liệt thế mà nói xây dựng .... quốc gia...chắc chắn khi các trận chiến đấu được viết, cùng với cuốn sách Hà Giang ký ức một cuộc chiến và Hồ sơ nghiên cứu khu di tích lịch sử tây sông Lô bác vị xuyên sẽ hé mở nhiều điều từ trước tới nay cứ dấu kín vì hữu nghị, thực tế lịch sử là lịch sử phải tôn trọng sự thật lịch sử. lúc đó sẽ rà phá và quy tập mộ liệt sỹ sẽ được quan tâm hơn...
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #247 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 08:17:50 pm »

Em báo cáo với các bác hiện nay Bộ CHQS tỉnh đã được Tỉnh ủy đồng ý cho nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ về di tích lịch sử quân sự Tây sông lô bắc vị xuyên. Nội dung nghiên cứu gồm 30 chuyên đề, trong đó đòi hỏi rất chặt chẽ. Tập trung phản ánh về đời sống sinh hoạt, sự chịu đựng hy sinh gian khổ của người lính,những sự kiện chiến đấu hy sinh, những câu chuyện hành động dũng cảm diễn ra ở di tích đó.
Nên để có đủ nội dung sự kiện, đúng sự thật lịch sử, không ai hết bằng những người lính đã từng chiến đấu sinh hoạt  ở các điểm chốt và ở vị trí đó.
Vậy qua trên trang mạng này em tha thiết đề nghị các bác cựu chiến binh tham gia tại mặt trận Vị Xuyên giúp Bộ CHQS tỉnh Hà Giang nghiên cứu hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị di tích lịch sử quân sự Tây sông Lô bắc Vị xuyên. Các đóng góp của các bác là tư liệu quý, được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Mọi thông tin các bác gửi theo địa chỉ: Ban khoa học quân sự Bộ CHQS tỉnh Hà Giang hoặc e mai: nguyentac62@gmail.com, hoặc điện thoại: 0916639744
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #248 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 08:30:29 pm »

Để tiện cho các bác giúp em đưa ra nội dung chính cần có, tất nhiên thành bài viết không phải trả lời câu hỏi, các bác viết như trên diễn đàn ấy, các bác biết đến đâu viết đến đó giúp em:
1. Vị trí tọa độ, tầm quan trọng giá trị về quân sự
- Vị trí tọa độ, độ cao so với mặt biển.
- Tầm quan trọng giá trị về quân sự.
2. Thời gian đóng quân, tổ chức phòng ngự.
- Thời gian bắt đầu đến kết thúc (từ khi đào hào xây dựng trận địa)
- Các đơn vị thay phiên
- Số lượng người tham gia cao nhất.
- Diễn ra bao trận đánh...
3. Công tác hậu cần, kỹ thuật với điểm cao
- Vận chuyển vũ khí đạn loại vũ khí gì ? theo đường nào ? từ đâu đến ? thời gian?
- Vận chuyển lương thực thực phẩm gồm những gì ? từ đâu đến, thời gian vận chuyển, bằng phương tiện gì: gùi, khiêng...
- Vận chuyển thanh bê tông lên xây dựng trận địa gồm những loại nào?  từ đâu? thời gian? mấy người khiêng? một hầm có bao nhiêu thanh?
- Nước uống lấy từ đâu, suối nào, cử người thay phiên xuống lấy ra sao?
- Thương binh vận chuyển về đâu, ? thời gian mấy tiếng ? đêm hay ngày ? mấy người khiêng hay cõng ? có trường hợp thi hài không đầy đủ...?
4. Đời sống sinh hoạt của bộ đội (phản ánh sự gian khổ hy sinh của người lính)
- Tóm tắt khó khăn tại điểm chốt ?
- Ăn gì: gạo sấy, cơm nắm, lương khô, rau gì, có thay đổi không? nấu vận chuyển từ đâu lên ?
- Ngủ trên phản hay liếp nứa ? có màn không ? mùa đông, mùa mưa ra sao?
- Quần áo có giặt thường xuyên không, tắm như thế nào ?
- Thời gian luân phiên lên chốt tiền tiêu, song chuyển về đâu ?
- Chốt có bao hầm ? mỗi hầm có khoảng mấy người ?
- Tối có đèn không ? thắp sáng đèn gì? có báo chí không ?  có Đài không?
- Vụ việc thiên tai bị sạt lở hầm hy sinh...
5. Các trận chiến đấu diễn ra trên điểm cao
- Ta chiến đấu phòng ngự hoặc tiến công bao nhiêu trận ?
- Địch tiến công bao nhiêu trận ?
- Chi tiết diễn biến trận chiến đấu (nêu các trận điển hình nhất)
- Kết quả chiến đấu: diệt bao địch, ta hy sinh bị thương ?
6. Truyền thống của đơn vị tham gia chiến đấu ở điểm cao.
- Khái quát chung
- Thành tích ở trận đánh ở điểm cao này? tặng thưởng huân chương,  anh hùng...?
7. Những  câu truyện của người lính ở điểm cao đó.
- Hành động dũng cảm cứu đồng đội
- Biết có thể hy sinh nhưng vẫn thực hiện hoàn thành nhiệm vụ
- Nhật ký, thư gửi gia đình, câu chuyện giúp đỡ hậu phương đối với người hy sinh ở phía trước......
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #249 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 08:34:41 pm »

Về vị trí và tầm quan trọng quân sự chúng em sẽ viết, các bác chủ yếu giúp về
- phản ánh đời sống sinh hoạt
- Các sự kiện diễn ra
- Các câu chuyện của người lính

Để thuận lợi phương pháp em cùng các bác bàn thảo từng di tích một song đến di tích khác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM