Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:38:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ ... ( phần 7 )  (Đọc 180032 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #530 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2015, 08:28:26 pm »

đọc báo thấy chường hợp này súc động quá mang về đây anh em cùng đọc !
từng chiến đấu trên chiến trường kam pu chia , 36 năm được công nhận là liệt sỹ , bỗng nhiên trở về !

Gia đình đã nhận được giấy báo tử và thờ cúng 36 năm thì liệt sĩ Nguyễn Đình Dầu (54 tuổi, xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên, Hưng Yên) bất ngờ trở về khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Lá thư “lạc”

Căn nhà cấp 4 nhỏ bé ở thôn Phương Thông là nơi ở mới của gia đình ông Dầu. Trên mảnh đất nhỏ, vợ chồng ông chăm chỉ làm đất, trồng rau. Do mới trở về từ An Giang nên việc làm rau màu ngoài Bắc ông vẫn còn bỡ ngỡ.

Kể lại quá trình đoàn tụ, ông Nguyễn Ngọc Anh, em trai ông Dầu cho biết, sau hơn chục năm không liên lạc được với ông Dầu, tháng 3/1993, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng đã lập giấy báo tử theo chế độ “mất tin” năm 1979 tại chiến trường Campuchia. Ông Dầu đã được công nhận liệt sĩ, được cấp bằng Tổ quốc ghi công và gia đình hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ từ năm 1994.

Tuy nhiên, tháng 2/2014, gia đình bỗng nhận được thư của một người tại An Giang. Trên phong bì ghi người nhận là Nguyễn Anh, quê thôn Phương Liên, xã Phương Chiểu.

Thấy đúng họ tên mình, nhưng không có tên đệm, đồng thời lại không có người thân hay bạn bè ở An Giang nên ông Ngọc Anh cho rằng bưu tá đã phát lầm và trả lại thư. Nhưng vài hôm sau, bưu tá mang bức thư đó trở lại bởi trong thôn không có ai trùng tên ông. Ông đem chuyện nói với các chị, rồi quyết định cùng bóc thư. Theo thông tin ban đầu, người gửi thư là một y tá tên Nguyệt ở An Giang.

“Nội dung bức thư nói đến thông tin đặc điểm của anh trai Nguyễn Đình Dầu đã hy sinh của tôi. Chúng tôi ngạc nhiên vô cùng. Mở đến trang sau là dòng chữ “Ông Dầu vẫn còn sống. Gia đình có thể gọi điện tới số 0917…. để được trả lời và bố trí ngày đoàn tụ””, ông Ngọc Anh kể.

Ngay lập tức, gia đình phân công bà Hoàn, chị gái ông Dầu liên lạc với số máy trên. Cuộc trò chuyện diễn ra bập bõm, nhưng bằng linh cảm bà Hoàn tin đó là người em “liệt sĩ” của mình.

Bà kể: Bắt máy là giọng một nam giới đã luống tuổi, nói giọng miền Nam giới thiệu tên là Dầu. Sau vài câu chuyện gia đình, khi nói đến chuyện quê nhà ở Hưng Yên thì Dầu chỉ nhớ bập bõm, hoặc nói nhầm nơi này sang nơi khác. Tôi bắt đầu nghĩ chắc là có sự nhầm lẫn, định dập máy thì Dầu bất chợt hỏi: “Có phải chị từng làm ở nhà máy đay không”, tôi bảo “đúng”.

Sau đó, Dầu kể thêm một vài kỷ niệm lúc niên thiếu. Lúc này, tôi hét to trong điện thoại: “Đúng là cậu Dầu rồi. Đúng là cậu Dầu rồi”.

Tháng 3/2014, gia đình ông Dầu gồm 5 người trở về Hưng Yên. Vừa xuống xe, người thân hết sức ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ xuất hiện. Phút giây gặp nhau, mấy chị em ôm nhau khóc nức nở.

“Gặp lại con sau 36 năm, tôi đứng như “trời trồng”, không biết phải nói gì. Tôi ôm chầm lấy con và nó cũng ghì chặt lấy tôi”, cụ Nụ, mẹ ông Dầu kể lại.

Còn ông Ngọc Anh thì thổn thức: “Khi thấy anh Dầu là tôi nhận ra ngay. Khuôn mặt, vóc dáng của anh làm sao tôi quên được, dù hai anh em đã xa nhau 36 năm”.

Hay tin ông Dầu trở về, bà con làng xóm đến thăm hỏi và để “nhìn tận mắt, bắt tận tay” liệt sĩ. Đại diện chính quyền, đoàn thể ở địa phương cũng tới thăm hỏi, tặng quà.

“Bằng Tổ quốc ghi công, giấy báo tử của mày đây. Chỗ này là nơi đặt hòm gỗ, phủ cờ đỏ sao vàng, cử hành lễ truy điệu mày đây, Dầu ạ”, cụ Nụ chỉ cho ông Dầu khi vừa đặt chân vào nhà.

Lưu lạc

Theo người thân trong gia đình ông Dầu, tháng 9/1978, khi 17 tuổi, ông Dầu tình nguyện nhập ngũ. Ông được biên chế vào Tiểu đoàn 207, Trung đoàn 127 và tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới Tây Nam. Cuối năm 1979, gia đình nhận được lá thư cuối cùng và từ đó không có bất cứ tin tức gì về ông.

Năm 1993, gia đình nhận được giấy báo tử, cho biết ông hy sinh, không tìm được thi thể. Ngày nhận giấy báo tin Nguyễn Đình Dầu hy sinh, cả nhà chìm trong nước mắt. Hàng năm, gia đình đều căn cứ vào giấy báo tử ngày ông hy sinh để làm giỗ.

Theo ông Dầu, khi đang tham gia chiến đấu, ông bị lạc đơn vị vào rừng, khi đang tìm đường ra thì rơi vào ổ phục kích của địch. Trong lúc đang chiến đấu, pháo địch rơi ngay bên cạnh làm ông ngất đi. Tỉnh lại, ông đi tìm thức ăn, nước uống ở trong rừng. Ông không chỉ tiều tụy về thể xác, mà trí nhớ cũng suy giảm nghiêm trọng, thậm chí không còn nhớ tên họ của mình là gì, quê quán ở đâu.

Sau một thời gian, ông gặp bà Lê Thị Mỹ (56 tuổi, quê An Giang) khi bà đi rừng. Bà nhiệt tình giúp đỡ ông về tinh thần, chăm lo cho sức khỏe của ông rồi đưa về gia đình. Thấy đôi trẻ quý mến nhau, gia đình tác thành đôi lứa và đám cưới được tổ chức sau đó.

Thương ông bà khốn khó, mọi người cất cho một căn nhà nhỏ làm chỗ ở. Vài năm sau, 3 người con lần lượt ra đời. Để trang trải cuộc sống, ông bà đi chăn bò thuê, làm mướn.

Tại địa phương nơi ông sinh sống (ấp Tân Thanh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang), mọi người và chính quyền địa phương biết đến ông Dầu với tên Nguyễn Văn Sál.

Ông không nhớ rõ quê mình ở đâu, chỉ nhớ cái tên Phương Chiểu và gần nhà có một cây đa rất to. Một lần bị ốm, ông được đưa đi điều trị tại một trạm y tế gần nhà. Tại đây, ông gặp y tá tên là Nguyệt (quê ở Thái Bình). Trong khi trò chuyện, bà Nguyệt gợi lại nỗi niềm của người con xa quê đã khiến ông Dầu mang máng nhớ lại chuyện xưa. Ông Dầu còn nhớ ra tên thường gọi ở nhà của mình là Đương, nhớ tên em trai là Anh.

Biết chuyện, bà Nguyệt hỏi tin tức, tìm địa chỉ giúp. Căn cứ vào cái tên Phương Chiểu, bà tìm các địa danh liên quan. Sau khi liên kết các dữ liệu từ ông Dầu, bà xác định được ông quê ở Hưng Yên và gửi thư về cho gia đình ông.

Sau khi về quê, gia đình ông rất khó khăn. Cả 5 người ở tuổi trưởng thành nhưng sinh sống trong căn nhà cấp 4 rộng khoảng 20 m2 đã xuống cấp. Hầu hết các con thất học nên phải đi làm thuê để kiếm sống, còn vợ chồng ông canh tác trên hơn 1 sào đất của gia đình. Vụ nào ông trồng rau nấy, nhưng thu nhập chẳng đáng là bao.

Trong khi chính quyền địa phương cũng chưa có chính sách gì giúp đỡ. Nhìn cảnh đó, bà con lối xóm ai cũng thương xót cho gia đình ông. Có lẽ, gia đình ông đang là hộ nghèo nhất thôn.

hình ảnh vơ chồng ông dầu
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2015, 09:04:13 am gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #531 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2015, 03:38:33 pm »

chế độ khơ me đỏ và những người đứng đằng sau .....

Mao giúp Campuchia chuẩn bị bước vào công nghiệp hóa như: xây dựng 6 nhà máy lớn, trường kỹ thuật ở Kongpong Cham, sân bay quốc tế gần Angkor và cử sang Phnom Penh các chuyên viên kỹ thuật tay nghề cao, cùng đội ngũ giáo viên người Hoa giúp Sihanouk thiết lập “nền tảng giáo dục” mới. Thuận chiều “giao lưu”, Mao mở cửa đón nhiều thanh niên, sinh viên Campuchia sang du học tại Trung Quốc từ 1956 đến 1969.
Sang năm kế đó (1970) một sự kiện chính trị nổ ra ở Campuchia làm đảo lộn tất cả:
Đứng đầu chính biến là tướng Lon Nol (người Hoa - Khmer) nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tư lệnh lực lượng nhảy dù phản đảo chánh, từng được Sihanouk giao trọng trách đánh dẹp cuộc lật đổ do tình báo dinh Độc Lập (Sài Gòn) chủ mưu (năm 1959) để bảo vệ chính phủ Sihanouk. Thì giờ đây (1970) cũng chính Lon Nol cùng hoàng thân Sereak Matak, đã đứng lên đánh đổ Sihanouk khi Sihanouk đang trên đường công du qua Pháp, Liên Xô, Trung Quốc... Lon Nol chỉ huy liên đội thiết giáp và bộ binh cơ động bao vây tòa nhà Quốc hội Campuchia buộc Quốc hội phải ra quyết định truất phế Sihanouk (18.3.1970).
Sihanouk bắt đầu cuộc sống lưu vong, đáp xuống thủ đô Bắc Kinh và được Chu Ân Lai đón tiếp nồng nhiệt tại phi trường (sáng 19.3.1970), đưa về sống trong khu dinh thự (nguyên trước kia là nơi ở của thống sứ Pháp) tọa lạc ngay trung tâm Bắc Kinh, rất gần Quảng trường Thiên An Môn và Đại lễ đường Nhân dân. Bộ máy hành chính của Chính phủ vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia  (GRUNK) do Sihanouk lãnh đạo đóng trụ sở lưu vong ở đó. Tân Tử Lăng nhận định:
“Tháng 3.1970, tập đoàn Lon Nol thân Mỹ đảo chính lật đổ Chính phủ vương quốc Campuchia, Sihanouk trở thành con át chủ bài trong tay Mao. Quân đội cộng sản Campuchia được Trung Quốc và Việt Nam nâng đỡ đối đầu với quân đội Lon Nol do Mỹ ủng hộ, chiến tranh kéo dài 4 năm, đến 17.4.1975 giải phóng Phnom Pênh. Tháng 6 năm đó, Pol Pot sang triều kiến Mao Trạch Đông. Sau khi về nước, thực hiện chỉ thị của “lãnh tụ vĩ đại” (Mao), Pol Pot tuyên bố xóa bỏ tiền tệ, đóng cửa thị trường, thực hiện chế độ cung cấp trong cả nước, đuổi 3 triệu dân thành thị kể cả sư sãi và giáo sư đại học về nông thôn làm ruộng. Mọi hành động của Đảng Cộng sản Campuchia sau khi giành được chính quyền đều mang dấu ấn “tả khuynh” của Mao. Bi kịch “Đại tiến vọt” ở Trung Quốc cuối thập kỷ 50 đã tái diễn ở Campuchia”.
Pol Pot thủ tiêu, bắt giam, hoặc cô lập hầu hết những người trong phe đối lập, kể cả những phần tử thân Sihanouk xong, đã phái Khieu Samphan (nhân vật quyền lực thứ 5 của Khmer Đỏ - Chủ tịch Hội đồng nhà nước Campuchia dân chủ) và vợ của Ieng Sary (Ieng Sary là nhân vật quyền lực thứ 3 của Khmer Đỏ - Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng dưới thời Khmer Đỏ) đến Bắc Kinh để mời Sihanouk về lại Campuchia.
Trước ngày lên đường, Sihanouk đến chào từ biệt thủ tướng Chu Ân Lai. Chính ở buổi chia tay đó, lần đầu tiên Chu Ân Lai đã công khai bộc lộ những đánh giá thầm kín của mình về thảm họa ập xuống đất nước Trung Quốc trong thời kỳ Đại tiến vọt và Cách mạng văn hóa do Mao lãnh đạo. Những phát biểu “sấm sét” ấy được Sihanouk đưa vào hồi ký của mình. Và có lẽ đó là những đoạn văn duy nhất của một hoàng thân, quốc trưởng (Sihanouk) ghi rõ lời lẽ phê phán gay gắt của thủ tướng Chu Ân Lai đối với chủ tịch Mao  .
“Tôi đến chào Chu Ân Lai, khi đó đã rất yếu và đang nằm viện vì ốm nặng, để từ biệt ông. Cùng đi với tôi có vợ tôi, người bạn và là một cố vấn lâu năm của tôi, Penn Nouth, ông Khieu Samphan và bà Ieng Sary. Chu Ân Lai, đang mặc đồ ngủ, ngoài khoác một chiếc áo choàng, đã tiếp chúng tôi trong phòng bệnh của ông, vẫn nhân từ như mọi ngày, trong khi một y tá phục vụ ông rất tận tâm.
“Hoàn toàn minh mẫn, vị thủ tướng nổi tiếng của Trung Quốc đưa ra những lời khuyên cuối cùng – giống như di chúc – đối với các thủ lĩnh đáng ngại của Khmer Đỏ. Trước mặt tôi, Chu rao giảng cho Khieu Samphan và bà Ieng Sary: “Chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, phải gánh chịu những hậu quả đau đớn của chính những sai lầm của chúng tôi. Chúng tôi xin mạn phép khuyên các vị đừng cố tìm cách đạt tới giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản bằng một bước đại nhảy vọt. Các vị phải hành động một cách thận trọng và tiến bước một cách chậm rãi và khôn ngoan trên đường đi lên chủ nghĩa cộng sản. Các vị không nên đặt mục tiêu tiến ngay tới chủ nghĩa cộng sản mà nên tiến từng bước thận trọng tới chủ nghĩa xã hội. Nếu các vị không thận trọng và khôn ngoan như thế, các vị sẽ chỉ gây đau khổ cho nhân dân của mình. Phải hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản là đem lại hạnh phúc, phồn vinh, phẩm giá và tự do cho nhân dân. Nếu người ta cố tìm cách đạt được chủ nghĩa cộng sản trọn vẹn bằng một bước nhảy ngắn – với cái giá phải trả là phớt lờ trí lực của nhân dân mình và những thực tế của đất nước mình, thì có nguy cơ người ta sẽ đẩy nhân dân mình và đất nước mình vào thảm họa. Tôi khẩn thiết kêu gọi các vị đừng phạm những sai lầm mà chúng tôi đã phạm phải ở Trung Quốc”.
Những lời trên của Chu Ân Lai đã vạch trần thất bại nặng nề của Mao. Và Mao, với tai mắt sẵn có, hẳn nhiên không thể không biết là Chu tố giác sai lầm và tội ác của mình như thế nào trước mặt các lãnh tụ Khmer Đỏ. Điều ấy đẩy Chu đến cái chết nhanh hơn ?
Còn Khmer Đỏ, sau đó vẫn đi theo vết xe đổ của Mao (gạt qua một bên lời cảnh cáo của Chu) gây nên cái chết của khoảng 1,7 triệu đến 2,5 triệu người Campuchia - trên tổng số chưa đầy 9 triệu dân thời ấy. Một tội ác điển hình dưới búa rìu của Khmer Đỏ là đã quật chết đứa con đầu lòng của thủ tướng Hun Sen ngay khi cháu bé vừa mới lọt lòng mẹ chưa lâu

mao trạch đông , sihanuc , chu ân lai
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2015, 06:25:42 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #532 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2015, 07:55:09 pm »

Còn Khmer Đỏ, sau đó vẫn đi theo vết xe đổ của Mao (gạt qua một bên lời cảnh cáo của Chu) gây nên cái chết của khoảng 1,7 triệu đến 2,5 triệu người Campuchia - trên tổng số chưa đầy 9 triệu dân thời ấy.


Vâng! Do khmer đỏ nghe theo quan thầy nhà nó,nên bọn chúng bị chúng ta đánh cho lên bờ xuống ruộng,thậm chí chạy để thoát chết nên quần áo điều chôn lại,do không đủ thời gian để đem theo.
F302 của chúng ta đã có lần định hủy diệt,xóa sổ cái sư 912 mang danh anh hùng nhà nó. Nhưng có lẻ tin tức bị xì ra nên bọn chúng chẩu hết sang thái.


Hậu quả của khmer đỏ là không biết lắng nghe lời khuyên của chu,nên lên bờ xuống ruộng,thậm chí pol-pot chết thảm thương trên Anlongveng không kèn không trống,do nghe lời của mao màu gà.

Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #533 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2015, 08:19:36 pm »

một vài thông tin và hình ảnh liên quan đến ponpot !

Ngày 15/4/1998, cựu độc tài Campuchia được thông báo là đã tắt thở trong rừng sâu. Ông ta ra đi một cách khó hiểu khi chưa kịp bị công lý hỏi thăm, vì gây ra nạn diệt chủng cho hàng triệu người dân nước này. Một nhóm nhà báo phương tây được đưa đến chứng kiến xác của Pol Pot, tại một ngôi làng ở phía tây Campuchia. Họ được cho biết rằng ông ta chết vì một cơn đau tim. Sau những hoài nghi ban đầu, hầu hết các phóng viên đều tin đó chính là Pol Pot. Một bó hoa màu trắng và hồng đặt phía trên đầu xác chết, còn hai lỗ mũi được bịt kín bằng bông. Có vài tay súng trẻ măng lăm lăm khẩu AK-47 và đứng quanh xác Pol Pot. Căn lều chứa xác được gia cố bằng các tấm gỗ, bên trong nồng nặc mùi hoá chất. Địa điểm này nằm trong đất Campuchia và chỉ cách đường biên giới Thái Lan chưa đầy 300 mét. Một người được giao canh chừng Pol Pot có tên Non Nou kể: "Vào lúc khoảng 12 giờ đêm, vợ của ông ta đến báo tin cho chúng tôi. Bà ấy phát hiện chồng mình đã chết khi đang mắc màn cho ông ta. Pol Pot tắt thở trong căn lều mà chúng tôi dựng cho ông ta sau khi bị hạ bệ". Pol Pot được hoả táng bằng lốp xe cũ, bàn ghế hỏng và củi ( Ngay lập tức, những hình ảnh về xác Pol Pot trong căn lều dựng giữa rừng xuất hiện trên truyền hình khắp thế giới. Lúc còn sống ông ta không bao giờ tiết lộ chính xác sinh năm bao nhiêu, nhưng nhiều người tin rằng cựu độc tài này chết vào lúc khoảng 70 tuổi. Tin tức về cái chết của Pol Pot xuất hiện chỉ vài giờ sau khi chỉ huy du kích Khmer Đỏ lúc đó là Ta Mok thông báo, ông ta đang chuẩn bị giao nộp cựu thủ lĩnh phong trào cho chính phủ, nhằm tìm cách chấm dứt cuộc xung đột với các binh sĩ Campuchia. Tuy nhiên, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người tham gia rất sâu trong quyết định ném bom của Mỹ vào Campuchia trước đây, cho rằng, có thể chính Khmer Đỏ đã hạ sát Pol Pot để tránh áp lực từ bên ngoài. Con đường tội ác Pol Pot và phong trào Khmer Đỏ của ông ta đứng sau cái chết của xấp xỉ 1,7 triệu người Campuchia. Chúng thực hiện cuộc tàn sát có hệ thống này trên những "cánh đồng chết" rùng rợn vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Pol Pot bắt đầu tham gia hoạt động chính trị từ năm 1962 khi đang theo học ở Paris. Đến năm 1975, ông ta cùng với du kích quân giành được quyền lực sau một cuộc chiến chống chính phủ Campuchia được Mỹ hậu thuẫn. Một trung tâm lao động dưới thời Pol Pot  Ngay lập tức, kẻ độc tài ráo riết cho thực hiện ảo mộng của ông ta về một xã hội không tưởng, xoá bỏ sự tồn tại của tiền tệ, sở hữu cá nhân và tôn giáo. Binh lính của Pol Pot lùa người dân rời khỏi các thành phố để thành lập trại lao động ở các vùng nông thôn. Hàng nghìn người đã bỏ mạng tại đây do bệnh tật và đói khát. Bất cứ ai bị nghi ngờ là tầng lớp trí thức đều bị coi là kẻ thù của nhà nước mới. Do đó, hàng trăm nghìn người từng được đào tạo trong nước và nước ngoài bị tra tấn hay hành quyết bằng những cách thức dã man nhất. Dụng cụ diệt chủng của chế độ Pol Pot là cuốc, thuổng, chày... Sau khi bị lật đổ năm 1979, Pol Pot và các thuộc hạ thân tín dẫn theo lực lượng tàn quân rút vào rừng núi phía bắc Campuchia hoạt động trong nhiều năm. Năm 1997, trước khi chết một năm, Pol Pot bị hất khỏi vai trò lãnh đạo nhóm tàn quân Khmer Đỏ. Một toà án đặc biệt của Khmer Đỏ cũng được dựng lên và kết án ông ta tù chung thân. Sau khi Pol Pot chết được một tháng, tức tháng 5/1998, quân đội Campuchia chiếm nốt cứ điểm còn sót lại của phong trào Khmer Đỏ. Và đến tháng 3/1999, thì lãnh đạo cuối cùng của nhóm phiến quân này là Ta Mok cũng bị bắt.

hình ảnh ponpot mới tắt thở .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #534 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2015, 10:29:33 am »

Còn Khmer Đỏ, sau đó vẫn đi theo vết xe đổ của Mao (gạt qua một bên lời cảnh cáo của Chu) gây nên cái chết của khoảng 1,7 triệu đến 2,5 triệu người Campuchia - trên tổng số chưa đầy 9 triệu dân thời ấy.


Vâng! Do khmer đỏ nghe theo quan thầy nhà nó,nên bọn chúng bị chúng ta đánh cho lên bờ xuống ruộng,thậm chí chạy để thoát chết nên quần áo điều chôn lại,do không đủ thời gian để đem theo.
F302 của chúng ta đã có lần định hủy diệt,xóa sổ cái sư 912 mang danh anh hùng nhà nó. Nhưng có lẻ tin tức bị xì ra nên bọn chúng chẩu hết sang thái.


Hậu quả của khmer đỏ là không biết lắng nghe lời khuyên của chu,nên lên bờ xuống ruộng,thậm chí pol-pot chết thảm thương trên Anlongveng không kèn không trống,do nghe lời của mao màu gà.


Bác loc85 ơi nếu mà pon-pot nghe lời cảnh báo của chu thì ''không có 10 năm'' nếu không có 10 năm đó thì liệu hiện tại giờ nầy biên giới tây nam sẻ ra sau,khi mà trong đầu của tụi đui then nầy lúc nào cũng ...truyền kiếp '' son sắt ta-râu''.
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #535 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2015, 04:03:43 pm »

Thì..."người" không đụng đến "ta","ta" không chạm đến "người". Lo ổn định đất nước sau bao nhiêu năm chiến tranh đã tàn phá,xây dựng kinh tế để đất nước phát triển.
Thì...những người dân Campuchia,nhân dân VN đâu tự nhiên chết thảm như thế. Và những bà mẹ VN đâu phải khóc con hằng đêm.
Hàng vạn người lính đâu tâu bằng mchơn,chúng ta (những người lính) đâu phải khai báo " khi cần báo tin cho ai?" hịc...sung sướng gì khi ôm ak,B40,mà băng rừng lội suối trên mảnh đất Campuchia đầy nóng bỏng ấy bác chiecxetang.

Chiến tranh là một điều tồi tệ chẳng ai muốn,đặc biệt hơn là VN.
Thế nên,phải tốt hơn không khi bọn bè lũ khmer đỏ đừng gây nên cuộc chiến Tây Nam năm đó,thì pol-pot đâu phải chết thê thảm trên rừng núi Anlongveng như vậy,có đúng không bác chiecxetang? Grin.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #536 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2015, 05:52:14 am »

Pônpốt! Cái tên nghe quen thộc và rất ấn tượng.
Thậm chí chỉ cần 1 âm tiết ngắn gọn "pốt", thì tất cả thần kinh, thớ thịt của anh lính Tây Nam trở nên căng cứng, mọi thứ được sẵn sàng, cò súng siết qua hết nấc 1, không khí sẽ bùng lên sáng lòa, ầm ĩ hoặc tĩnh lặng, căng thẳng dò xét, mọi sự nhúc nhích, lay động hãy coi chừng (bài miêu tả phong cảnh hầu các bác sáng chủ nhật Grin).
Pôn-pốt đã thực hiện chính sách cai trị đất nước (nội bộ) rất khó hiểu, nhiều người phân tích, so sánh, nhưng không thấy chính sách này giống bất kỳ đường lối cai trị nào từ cổ chí kim, công xã nguyên thủy, phát xít Đức, đại nhảy vọt TQ, .. Triều Tiên, ... không giống cái nào hết.
Có lẽ không thể xếp loại, đặt tên được cho chế độ loại này nên người ta tạm cho đó là quái thai xã hội, quái thai này được những thế lực quái dị sử dụng nhằm thực hiện những ý đồ quái đản được nặn ra từ những cái đầu kỳ quái, chuyên làm những chuyện quái lạ trên đời.
Logged
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #537 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2015, 08:14:43 pm »



-cùm  dây  rương   vô-bay vô-thia    thơ  ây .
 đừng nói  chuyện  kinh tế  chính trị  làm  gì  .
-đôm-bây hơi  tha-ngay  xi     mìn   xa-nganh  dúp   đết   mìn  lụa .
   để        rồi     ngày     ăn  không    ngon      tối   ngủ  chẵn yên .
-kích  hượng   xa-nê-ha  dúp nưng  kê   chờ-mui  nẹ na     s,rây  rứ chia  mê mai .
 tính  chuyện  ...........    tối  nay   ngủ    với      ....................  hay là . ......... .
-son-tha-kia  bon-túp  thum   co-rê    co   thum  giang ni .
 ...............   phòng    .......  giường  cũng  ......  thế nầy .
-dúp nưng  kê    bích    sụa   sụa    khơ-luôn .
 ...........   ....   thật   sướng sươn     mình   .
Logged
doan duy hien
Thành viên
*
Bài viết: 114


Đoàn Duy Hiển


« Trả lời #538 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2015, 11:50:34 pm »

#Invalid YouTube Link#
Pônpốt! Cái tên nghe quen thộc và rất ấn tượng.
Thậm chí chỉ cần 1 âm tiết ngắn gọn "pốt", thì tất cả thần kinh, thớ thịt của anh lính Tây Nam trở nên căng cứng, mọi thứ được sẵn sàng, cò súng siết qua hết nấc 1, không khí sẽ bùng lên sáng lòa, ầm ĩ hoặc tĩnh lặng, căng thẳng dò xét, mọi sự nhúc nhích, lay động hãy coi chừng (bài miêu tả phong cảnh hầu các bác sáng chủ nhật Grin).
Pôn-pốt đã thực hiện chính sách cai trị đất nước (nội bộ) rất khó hiểu, nhiều người phân tích, so sánh, nhưng không thấy chính sách này giống bất kỳ đường lối cai trị nào từ cổ chí kim, công xã nguyên thủy, phát xít Đức, đại nhảy vọt TQ, .. Triều Tiên, ... không giống cái nào hết.
Có lẽ không thể xếp loại, đặt tên được cho chế độ loại này nên người ta tạm cho đó là quái thai xã hội, quái thai này được những thế lực quái dị sử dụng nhằm thực hiện những ý đồ quái đản được nặn ra từ những cái đầu kỳ quái, chuyên làm những chuyện quái lạ trên đời.

Các Bác cứ hình dung là bộ đồ đen, tay cầm chiếc búa, hố chôn người tập thể, và cái Từ DIỆT CHỦNG là hiểu ra ngay là PỐT rồi mà.!
Logged

.                                  Đoàn Duy Hiển
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #539 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2015, 05:18:04 am »

Rương s'rây rư chia mê mai khơ nhum che ot pan pờ man, dây or lin hơi. Rương dô bai dô thia co đôi, che pan tít, du du "pram bây cờ họ" mơ đoong oi boòng ôn xà bai um ơi, cùm khân sa ngát khơ nhum Grin (Chuyện sờ rây hay là mê mai tui biết không bao nhiêu, kể ra hết rồi. Chuyện chính trị quân sự cũng vậy, chỉ biết 1 ít, lâu lâu "tám bậy" 1 lần cho anh em vui bác ơi, đừng buồn giận tui nghen - Tạm dịch Grin).
Hai ba bữa rồi trời mưa, chuồng dột nên tui bắt ghế leo lên chống dột nghe sột soạt, các bác để ý làm chi, mấy chuyện đó là tui nói lại chuyện anh em đã nói rồi, bác chủ và anh em chờ các bác kể chuyện đó, có điều kiện như bác Chiecxetang dịch song ngữ, nghe lại những âm từ Khơ - me làm nỗi nhớ rừng thêm sâu hơn.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2015, 05:50:36 am gửi bởi c16 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM