Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:08:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ ... ( phần 7 )  (Đọc 180042 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #40 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2015, 09:12:45 pm »

Khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới có những thay đổi giống như tình trạng tình cảm anh em khi đậm khi lợt, giống như tác phong khi chính quy khi du kích.
Khi ở chợ, sĩ quan chỉ huy có thớ lắm, ngó một cái là lính cấp dưới lấm lét lủi, chỉ cần cấp B thôi, B trưởng cũng có gang có thép rồi, huống chi cấp C trở lên. Còn ở trong sâu, khang lơ, chỗ không có tiếng gà gáy, chó sủa, khoảng cách giữa Ban chỉ huy C với bình nhì lớn không tày gang, mọi chuyện chỉ cần nhắc nhẹ một cái thì công việc chạy re re liền, không cần kỷ luật, kỷ liếc gì hết.
Ở ngoài chợ còn có hình thức kỷ luật đày vô lơ để răn đe, còn ở trong lơ rồi thì đày đi đâu giờ, trả ra tiểu đoàn khác nào tặng thưởng cho thằng vô kỷ luật, nói nặng, kỷ luật, nó sinh tư tưởng, hại lây tới người khác.
Do vậy mà chỉ huy và cấp dưới rất gần, nhưng được cái ai cũng sợ chết nên tích cực xây dựng đơn vị vững mạnh, mọi thói hư tật xấu được thẳng thắn vạch mặt chỉ tên và bắt buộc phải sửa. Ngay bản thân mỗi người cũng phải tự kiềm chế để cùng tồn tại, để dành chừng nào được ra chợ thì cho bung ra Grin Grin.
Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2015, 10:30:21 pm »

Ở trung đoàn tôi lính và chỉ huy luôn gần gũi như anh em ruột,toi không nói quá lên đâu.bởi lẽ toàn E lúc nào cũng trong tình cảnh khó khăn nguy hiểm,chỉ huy và chiến sĩ luôn chia sẻ cho nhau,đôi lúc còn không phân biệt được ai là chỉ huy,có thời kỳ toàn E được phổ biến không ai được đeo quân hàm,để đảm bảo bí mật an toàn.Có lần anh Bình tác chiến bắt gặp hai chú lính chốt lẻn ra chợ kiếm được can rượi và đồ nhắm,anh gọi lại nhắc rồi ba thầy trò nhồi bệt xuống gốc xoài uống đỡ đi kẻo vào chốt uống say bỏ gác Pốt nó cắt cổ hết.Suốt mấy năm trời chinh chiến chưa hề thấy vụ nào phải phân vai trên dưới,chỉ có thương nhau và chia xẻ cho nhau.Chính vì thế mà mấy chục năm rồi cái tình đồng đội cứ thắm mãi trong lòng.còn cái đời thường bây giờ sao mà nó nhạt thế.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2015, 06:34:07 am »

Chào bác PhamVanMinh ghé chơi, như vậy tui cảm nhận cũng giống bác phải không, xin hầu chuyện bác 1 màng nhỏ về đời lính.
Có một anh cùng ăn cùng ở, cùng ... với tui lúc ở bển, chiến đấu cũng cừ, có thành tích, lâu ngày gặp lại, tánh tình vẫn vậy, vui vẻ mạnh dạn, dù cuộc sống từ lúc ra quân tới nay không có gì đáng phấn khởi.
Cắc ca cắc củm nuôi con ăn học tới nơi tới chốn, đứa ĐH công nghệ thông tin, đứa cao đẳng điều dưỡng, hiện đều đang ... thất nghiệp, xin không có chỗ làm, ảnh nói muốn có chỗ làm người ta đòi đóng hụi chết bằng cả năm tiền lương, nhưng có khi hết tiền hụi chết lại bị người ta tìm cớ sa thải, coi như lấy lại được tiền hụi chết (chưa tính trượt giá), còn lại 1 năm làm việc không công.
Ảnh than, lúc ở bển cực khổ, chết chóc nhưng không phải lo toan, về đời sống dân sự thì đủ thứ đè lên vai, lên đầu lên cổ mình, không còn thời gian ngồi nhớ quá khứ hào hùng Sad
Logged
sydinh63d8
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2015, 11:40:37 am »

Quá khứ hào hùng thì không thể nào quên , còn chuyện cơm áo gạo tiền ai cũng phải vật lộn với cuộc sống , hãy cố gắng đừng bi quan vì cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp , đồng đội thăm hỏi nhau là điều đáng quý và trân trọng , phải có quá khứ mới có tương lai .
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2015, 12:36:18 pm »

Chào bác phamvanminh! Nghe chuyện đơn vị bác mà em có chút ghen tị đấy,bên em mua rượu thì phải lén mua,giấu gần chết,bị bắt gặp kiểm điểm khỏi bàn cãi.

Bác cho em hỏi,hồ nhỏ Ampil nằm trên đất Campuchia hay đất Thái Lan?nghe bác nói cuối năm 84 đầu năm 85 E8 được một bộ phận F302 phối thuộc đánh cứ Ampil,bác cho em biết thêm chút chi tiết về bộ phận phối thuộc của 302,bộ phận đó thuộc đơn vị nào,Bộ binh hay Pháo binh? Cảm ơn bác trước nhé bác phamvanminh Grin.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2015, 08:44:29 pm »

Quá khứ hào hùng thì không thể nào quên , còn chuyện cơm áo gạo tiền ai cũng phải vật lộn với cuộc sống , hãy cố gắng đừng bi quan vì cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp , đồng đội thăm hỏi nhau là điều đáng quý và trân trọng , phải có quá khứ mới có tương lai .
Bác nói đúng rồi, hằn sâu quá, làm sao quên nó được, nhưng với điều kiện nào đó thì không còn thời gian để mà ngồi nhớ lại cảnh cũ người xưa, người đồng đội tui kể thuộc hoàn cảnh đó, tuy cực nhưng ảnh không bi quan buồn bã mà trái lại, rất vui vẻ nhiệt tình, ngồi nói chuyện cũ cười hà hả sảng khoái.
Cuộc đời mà, mảng tối, mảng sáng xen kẻ chớ đâu có tối hết hoặc sáng lòa, bên cạnh anh làm bốc vác cũng có anh giám đốc đại gia, không ai giống ai. Nhận định của người đồng đội tui kể cũng "triết lý" lắm, 4 năm nghĩa vụ khá ngắn so với 5 - 60 năm cuộc sống lao động, chỉ hơi đặc biệt 1 chút về tính ác liệt, sống chết.
Hết nghĩa vụ về được cho giải lao, tiệc tùng xông xênh 1 thời gian ngắn, nhớ lại lúc đó thiệt là oai, trai tráng da căng, gân dẽo, đi qua hiểm nguy trở về còn nguyên vẹn, rất có giá, hồi đó tui mà ham như bây giờ, cưới 1 lúc 3 - 4 cô vợ cũng được Grin. Nhưng sau đó thì sao, cuộc đời nắm chưn lôi tuột vô dòng chảy của nó, lúc đó ai biết bơi rồi thì đỡ khổ 1 chút, nếu không thì ra bã và biết bơi hay không vẫn phải cứ vậy mà máy, mà đào, mà cuốc tiếp he he.
Logged
SungCANON
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2015, 08:59:26 pm »

CANON em mạn phép hóng hớt chuyện các bác quả thật là hay. những câu nói đầy lý đầy tình của các bác sao mà mát ruột mát gan. mong rằng mạch chuyện các bác luôn tuôn trào trong những giờ rảnh rỗi cho thằng em út được lắng nghe những giòng chuyện trò như những lời tâm sự chân thành của các bậc tiền bối. kính chúc sức  khỏe các bác như bác LÔC85C5. C16 hay PHẠM VĂN MINH....V/V
Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2015, 11:20:36 pm »

Chào bác phamvanminh! Nghe chuyện đơn vị bác mà em có chút ghen tị đấy,bên em mua rượu thì phải lén mua,giấu gần chết,bị bắt gặp kiểm điểm khỏi bàn cãi.

Bác cho em hỏi,hồ nhỏ Ampil nằm trên đất Campuchia hay đất Thái Lan?nghe bác nói cuối năm 84 đầu năm 85 E8 được một bộ phận F302 phối thuộc đánh cứ Ampil,bác cho em biết thêm chút chi tiết về bộ phận phối thuộc của 302,bộ phận đó thuộc đơn vị nào,Bộ binh hay Pháo binh? Cảm ơn bác trước nhé bác phamvanminh Grin.

Ban loc85 thân mến,hồ Ampil nhỏ thuộc đất K sát Thái lan,bọn Pốt nằm bên kia bờ hồ còn bên này là D212 của E 8 chấn giữ,ban đêm im ắng có thể nghe đươc tiếnghoo hét của nhau.hồ Ampil lớn nằm cách đó vài chục cây số lại thuộc F302,
chiến dịch S4,S5 đánh hồ Ampil nhỏ Sư 5 huy động E 4,Q16,E 174,và 1 d của F302
bạn gõ:Sư đoàn 5 hào khí miền đông phần 3 sẽ xem clip và lời thuyết minh rất rõ.
Chiến dịch ấy E 8BP bị thiệt hại nặng,mũi thứ yếu lại thành chủ yếu vì bọn Pôt tập trung đánh lại E 8.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #48 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2015, 07:19:32 am »

...
cho thằng em út được lắng nghe những giòng chuyện trò như những lời tâm sự chân thành của các bậc tiền bối. kính chúc sức  khỏe các bác như bác LÔC85C5. C16 hay PHẠM VĂN MINH....V/V
Chào bác SungCANON, chuyện lính kể nghe cũng đã lỗ tai phải không bác.
Bác chúc sức khỏe thì được rồi, cỡ tụi mình gặp nhau chúc sức khỏe là hợp nhứt, nên quan tâm tới nó 1 chút, đừng tưởng còn trẻ mà bị hố có ngày.
Bác xưng là em út, cũng tạm được, vì ngoài quan hệ đồng đội, còn có thể so tuổi đời, tuổi quân để tiện xưng hô, tiếng Việt mình không có từ ngộ - nị như mấy ông "các chú".
Còn kêu tiền bối thì ...
Trên trang VMH, những thành viên tham gia thuộc thế hệ chống Mỹ, quân quản, đánh Fulro, bảo vệ biên giới Tây Nam 1977-1978, làm nhiệm vụ quốc tế ở CPC - đồng thời với nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc và lớp lính sau này, nếu kêu là tiền bối phải từ thế hệ đánh Fulro trở về trước, nếu có thể nữa là thế hệ 77-78.
Bác SungCANON đi năm nào, tui lính 79, có khi mình chỉ cách nhau vài đợt tuyển quân chớ không xa lắm, kêu tiền bối ngại chết Tongue
Tui cũng giống bác, được gặp anh em, được nghe kể chuyện lại (vì lúc đó có thể đang bận ra chợ, đang chuyến đi phép, đã ra quân, ..., hoặc mình ... không thuộc đơn vị đó, chiến trường đó nên không biết) rất mê, như đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung vậy, càng gần gũi mình thì càng mê.
Anh em mình ráng moi ruột, móc trí nhớ, trao đổi bổ sung nhau để cùng thưởng lãm nghen bác.
Logged
sydinh63d8
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2015, 11:13:39 am »

Hồ Ampin sau này do sư 10 bộ đội K quản lý , Q16 (Q16+E8 sáp nhập) đảm nhiệm hổ trợ cho bạn , từ năm 86 trở đi tới năm 89 rút quân toàn bộ chiến trường từ samrong đến poraymoan sang ampin , thmapuoc , batie,sima qua núi cườm giáp sư 302 xuôi về svaichek lộ 56 sísophon ( đây là địa bàn của sư 179 bộ đội K quản lý) trên thực tế địa bàn rộng khó quản lý nên Q16 cũng gặp nhiều khó khăn và tháng 3/89 bộ đội K đã để mất Ampin may nhờ chi viện kịp thời về hỏa lực của mặt trận 479 nên việc lấy lại cũng dễ dàng , mời tham khảo trong 88-89 một thời để nhớ sẽ rõ hơn .
Anh em đồng đội cùng chung chiến tuyến nhưng có thể người đi trước kẻ đi sau nhưng nhớ đến nhau là quá tốt rồi , mong các anh em cùng chia sẻ để hiểu rõ cuộc sống trước đây và bây giờ , xin cám ơn .
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2015, 12:23:30 pm gửi bởi sydinh63d8 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM