NhưC7D2E876F356
Thành viên

Bài viết: 741
|
 |
« Trả lời #530 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 06:57:57 am » |
|
Thì ra bác Tác đã ăn rau dướng Không biết đã nhiều bác ăn loại rau này chưa. đến tận năm 1987 chúng tôi mới phát hiện ra loại rau này ăn được , chúng mọc rất nhiều trên núi đá làng Pinh. Lá của rau này dáp như lá ngái , chỉ ăn dược cái lá non ở ngọn búp thôi nhưng vẫn dáp lắm, hái về phải vò mềm ra, xào với mỡ bơ thì nó mới mềm ra được, ăn vào nhựa của nó cứ dính vào răng và lợi rất khó chịu, nhưng nó cũng giải quyết phần nào cơn khát rau xanh Lần đâu tiên khi quay trở lại Hà giang mình tìm đến loại cây này để gợi nhớ một thời gian khổ Và cây rau dướng đây các bác ạ
|
|
|
Logged
|
|
|
|
Phó cối
Cựu chiến binh

Bài viết: 717
|
 |
« Trả lời #531 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 10:48:50 am » |
|
Chào các bác Em quay lại viện 93 thôi vì theo các bác mệt lắm ,trốn viện mấy ngày rồi chỉ sợ về bác sỹ lại cho mấy ông Y TƯỚNG chọc cho mũi nước cất vào rốn thì em ngán luôn , nhất là bác quốc hùng đang tập huấn chọc mông ở đó là em khiếp luôn
Khi chúng tôi chuyển sang đội công nhân ở đó cũng chỉ có vài hộ gia đình ở còn lại ba ngôi nhà nhường cho thương binh ở , có mấy cô công nhân chưa có gia đình thì dồn vào ở một phòng sang đó chúng tôi cũng có phần thoải mái hơn vì vậy hay vào phòng các cô công nhân tào lao ,một hôm có một cô ( lâu ngày tôi không nhớ tên )hỏi tôi anh có biết anh trung không ,tôi hỏi trung nào quê quán ở đâu thì cô ấy nói anh trung người tràng đà có chị gái làm ở lâm trường vĩnh hảo này nhưng khác đội .tôi liền hỏi có phải trung có chị gái tên là là không cô ấy nói là đúng tôi liền hỏi em là gì với trung anh em họ hàng hay là người yêu ,cô ấy thú thực em là người yêu của anh ấy tôi liền bảo em hỏi đúng chỗ rồi đấy ,bỗng nhiên tôi thấy cô ấy mặt tái đi rồi ôm mặt khóc tu tu và nói không biết anh ấy có bị sao không ? thấy vậy tôi quay ra động viên cô ấy và nói cậu trung là đồng hương của tôi ở c 16 e 122 nằm trên 812 là đơn vị phòng không không phải đánh nhau đâu vì vậy chắc không bị sao nếu bị thì tôi đã biết , nghe vậy cô ấy không khóc nữa và hỏi tôi anh là đồng hương của anh trung à ?tôi bảo phải nghe vậy cô ấy cũng yên tâm hơn
Hôm đó cô ấy bảo mấy anh hôm nay đừng sang viện ăn cơm nữa em làm cơm các anh ăn cùng với chúng em . chiều hôm đó cô ấy mổ con gà làm cơm mời chúng tôi ,hôm đó có tôi cùng anh cường bê trưởng của c 10 d 3 e 122 và cậu phú ở 6b trinh sát của bộ cũng nằm điều trị ở đó cùng sang ăn cơm
còn nữa
|
|
|
Logged
|
|
|
|
tv1509
Cựu chiến binh

Bài viết: 58
|
 |
« Trả lời #532 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 12:19:08 pm » |
|
ông pháo ơi! hôm nào tôi đưa ông lên dạy cho thằng quân y một bài học về pháo. pháo ông đang lên đồi cao thế mà nó dám bảo là pháo xịt ,dạo này cu cậu có đồng hương cùng ngành dọc là chị loan nên hung hăng lắm! ông phải cho nó vào khuôn vào khổ đi. vào 12/4 hoặc 13/4 thì phải, chúng tôi phải hứng trận pháo rất dài và ác liệt. khoảng 8h thì chúng khai hỏa mới đầu là h12 nó như đàn ong bay trên trời rồi ập xuống đầu chúng tôi đến đợt thứ hai là các loại pháo cối thi nhau giã gạo. tôi cùng hiển sẹo hai thằng đang ở dâu tôm nhìn sang dông 1545 chạy không kịp nằm úp mặt xuống hào đất đá bay rào rào bên trên mất khoảng 1 phút thì hai thằng cũng bò được vào hầm a7 hình như chúng bắn đạn khoan thì phải tiếng đạn nghe bục bục mà hầm bê tông của bác lao 4 làm rung lên đất cát ở trên kẽ hầm rơi xuống đầu chúng tôi mảnh đạn văng vào cửa hầm lạch cạch.. khoảng một tiếng sau thì chúng ngừng bắn và cứ vài phút lại điểm tâm một quả làm cho anh em hôm ấy cơm không ăn được có ông còn không dám đi tè . chiều đến tôi gọi điện cho thằng trung đồng hương bên vận tải d bộ hỏi hôm nay có phải đi tải thương không nó bảo em mới về chưa ăn cơm hôm nay cả tiểu đoàn bị 15ca hy sinh 4, 11bi thương mà bị dính ngay mấy ông lính 80 chuẩn bị ra quân quê vĩnh lạc và tq... còn tiếp..!
|
|
|
Logged
|
|
|
|
pb47vp
Cựu chiến binh

Bài viết: 1890
|
 |
« Trả lời #533 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 04:06:17 pm » |
|
.. ông lên dạy cho thằng quân y một bài học về pháo. pháo ông đang lên đồi cao thế mà nó dám bảo là pháo xịt ,dạo này cu cậu có đồng hương cùng ngành dọc là chị loan nên hung hăng lắm! ông phải cho nó vào khuôn vào khổ đi.
Thế này thì lộ hết thiên cơ rồi bác tv1509 ạ, " hắn" đang trên nóc nhà làm thơ thì bác cứ kệ hắn. Bác phải nghiên cứu rồi tìm cách khen thơ hắn trước, rồi lựa lúc hắn hứng trí xuống mặt đất thì mới đưa hắn vào dọ được. Tỉ dụ khi hắn đăng đàn bài thơ nào bác khen: Ai bảo thơ của chú là thơ con cóc, thơ bút tre? những vần thơ của chú sánh ngang với thơ của đại thi hào Nguyễn Du, hay trữ tình như thơ Nguyễn Bính..Với phương pháp ẩn dụ, so sánh dưới ngòi bút của chú bài thơ có sức mạnh như hằng trăm người lính cầm súng đang xung trận, và cái độc đáo của nội dung thơ của chú mỗi mình chú ấy hiểu, hợp với trào lưu thơ mới  v..v Rồi bác cũng tập làm mấy bài, thật ngang không đâu vàu đâu, gửi lên trang nhà,thể nào với tình cảm anh em hắn sẽ gớp ý, thế nhé bác tv1509, cứ theo kế này sẽ có hiệu nghiệm 
|
|
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2015, 05:06:04 pm gửi bởi pb47vp »
|
Logged
|
|
|
|
CuThuyLoan
Thành viên

Bài viết: 23
|
 |
« Trả lời #534 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 06:33:37 pm » |
|
Chào các anh! Em chưa một lần được lên chốt nhưng qua kể thấy sự hy sinh của các anh quá lớn. Nay em xin kể về anh sỹ quan đã xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ khi giải phóng về tặng vợ được mỗi chiếc khăn dù chiến lợi phẩm lại phải nhận nhiệm vụ đánh Tàu và rồi BỊ thương và ..
CHỐT TIỀN TIÊU Vết thương chưa lành Anh đòi về chốt Bác sỹ rằn lòng thả hổ về rừng. Là chỉ huy xót thương từng chiến sỹ Đang rầm sương canh chốt tiền têu.
Phía đồi mình dốc đứng chênh vênh Leo vài bước lại trượt Chân còn đau anh dùng tay làm trụ Ôm chặt đất mình không để giặc tràn qua.
Sương đè vai tê buốt làn da Người vợ tảo tần hiện trong tiềm thức Cái rét xông lên quyết chiến với giặc.. Sao trên trời thắp lửa sưởi hồn anh!..
|
|
|
Logged
|
|
|
|
trinhvanhuong1964
Thành viên

Bài viết: 225
|
 |
« Trả lời #535 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 08:55:39 pm » |
|
Chào các bác ccb !...chào chị loan,thế là chị cùng đồng hương với bác tác 62 rồi cũng ở gần em cuối huyện phúc thọ giáp huyện đan phuợng, trong trận chiến ác liệt ở vị xuyên ,ở huyện đan phượng cũng nhiều bác tham gia trên đó ,có bác trình ở đồng tháp,bác khoa,bác đinh ở xã trung châu,bác xuân và một số bác em quyên mất tên .trong chiến tranh chị đã từng chứng kiến và điều trị vết thương cho thương binh.chị là nhân chứng sống chữa cho đồng đội em,em đề nghị chị loan,có bài viết gửi cho bác tác62 để bác tác cho vào sử sách để cho thế hệ sau biết rằng ông tra ta đổ biết bao sương máu,mới được như ngày hôm nay,âm miu của trung,quốc không bao giờ từ bỏ,xâm chiếm nước tađâu các nhà lãnh đạo không đề phòng thằng bạn đểu,không biết s ấu hổ là gì, mấy hôm vừa qua em sem ti vi các nhà lãnh đạo của ta với trung quốc lại bắt tay lại anh em.mà không thấy ngại với nhân nhân việt nam, nó giả vờ để cho việt nam không kiện nó,gia tòa án quốc tế , còn10 năm nữa luật biển thi về nước nó,hoàng sa và trường sa mất thật (không kiện nó thì hèn quá )
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thai60
Cựu chiến binh

Bài viết: 833
|
 |
« Trả lời #536 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 09:06:33 pm » |
|
Chào các bác và anh em .
Ngày xưa , ở Nà cáy , lính VT bọn em hay có những nỗi lo , nỗi buồn đeo đẳng , nhiều khi muốn rũ bỏ đi cho nó thanh thản đầu óc mà cũng không thể nào hết được .
Đó có thể là khi đang cáng thương từ hướng Thanh thủy ra , gặp những đoàn quân tiến vào , rồi sau đó nghe phía sau lưng mình tiếng pháo đạn rộ lên , lại lo cho anh em đang vào , không biết có bị gì không ? Rồi lại lo thấp thỏm , không biết mình có bị điều đi chuyến nữa , chuyến nữa ... để khiêng cáng thương binh tử sỹ ra hay không ? Nằm trong hầm ấm áp , mà nhiều khi chẳng thể nào ngủ được .
Đó có thể là những ngày , những tối đã đi khiêng cáng về rồi , thương binh thì đưa vào hang Phẫu , tử sỹ thì để chỗ bãi đá ... Thế nhưng nếu đến nửa đêm về sáng mà không thấy tiếng xe tải ầm ì lên dốc là lại vẩn vơ tự hỏi : Không biết thương binh có được cứu chữa kịp thời không , hay đã thành tử sỹ ? Không biết đường oto lên có bị hỏng hay oanh tạc vì pháo địch không ? ... Cứ vẩn vơ tự hỏi như thế để rồi lại thấy lo : Không biết có phải khiêng thương binh xuống phẫu của F dưới Làng Pinh không , chứ nếu cứ để đây thế này anh em dễ đi lắm ... Hoặc lo hay là trong kia lại có thêm anh em bị thương vong , cấp trên lại bắt anh em mình vào khiêng ra , rồi mới cho xe lên chở một thể ?
Đó có thể là một đêm hay những đêm nào đó , xẻ tải chở hàng lên liên tục , ầm ì suốt đêm . Lúc ấy người ngợm lại cứ thấy ớn lạnh vì biết rằng sắp phải trần lưng ra vận tải để chuẩn bị cho một chiến dịch đây . Mà đã có chiến dịch thì suốt từ trước , trong , sau chiến dịch ấy , mồ hôi và xương máu của lính trên khắp chiến trường lại phải đổ xuống rất nhiều , kế cả là chiến thắng hay thất bại .
Đó có thể là những ngày mà các tuyến đường hào tự nhiên lại được tu sửa kỹ càng , đất đỏ hắt lên 2 bên bờ đỏ choét , cây cối dưới hay trên miệng hào được phát gọn ghẽ , nằm héo khô trên mặt đất , vô tình trở thành mốc chuẩn cho pháo địch ... Thôi rồi , máu sẽ lại đổ trên những tuyến hào đó , vì địch sẽ lại tăng cường bắn phá suốt cả ngày đêm ...Nhục và khổ lắm .
Còn nhiều , nhiều lắm những nỗi lo lắng đè nặng lên cuộc sống của người lính , với cánh lính VT chúng em còn thế , chắc với những cánh lính khác thì còn nặng nề , day dứt hơn nhiều .
Gợi lên một vài điều ký ức như vậy , chỉ mong anh em ta sẽ càng nhớ thêm về những năm tháng gian nan khốc liệt nơi chiến trường ngày ấy , để tiếp tục dòng hồi tưởng hôm nay . Mời các bác chia sẻ hồi ức của mình .
Chị Thùy Loan thân mến . Cám ơn những câu thơ rất hay của chị . Cũng rất mong chị , ở vị trí công việc luôn gắn với nỗi đau và sự mất mát thể xác của người lính ngày ấy , sẽ có những câu chuyện hồi ức kể cho anh em chúng tôi được biết , được chia sẻ với những nỗi vất vả thân xác , những nghĩ suy day dứt tinh thần ... của các anh chị - những người lính mặc áo blu trắng , đồng thời về những người lính mà các anh chị đã dốc sức cứu chữa ở nơi đó , kể cả với những người mà vết thương sẽ liền sẹo , và những người không thể qua khỏi , mãi mãi ra đi ... Mong chị cố gắng hồi tưởng , anh em CCB chúng tôi và rất nhiều người đọc đang rất mong chờ . Cảm ơn chị .
|
|
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2015, 09:34:27 pm gửi bởi thai60 »
|
Logged
|
|
|
|
Phó cối
Cựu chiến binh

Bài viết: 717
|
 |
« Trả lời #537 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 11:10:46 pm » |
|
Chào các bác
Thế rồi 3 chúng tôi và 4 cô công nhân cùng ngồi ăn cơm .có lẽ chưa có bữa cơm nào ngon như thế vì đã lâu lắm có khi phải hơn 3 năm tôi mới được ăn miếng thịt gà luộc vì trước đây chỉ có rau muống luộc chấm với nước mắm kem ,khi ở viện thì được thêm tý mỡ bơ đun với mắm kem Lại nói về ăn cơm ở viện ,cứ đến giờ chúng tôi phải đi bộ khoảng 200 m sang nhà ăn bệnh viện tất cả dồn về đấy ngồi chật cả nhà ăn cười nói om sòm một hôm có cô nhà bếp bảo các anh nếu thiếu nước chấm thì vào bảo cô ấy lấy cho thế rồi một ông thương binh không biết quê ở đâu vào bảo em ơi cho anh tý nước dưới thế rồi nhiều ông cũng a dua lên xin em ơi cho anh tý nước ( dưới ) thế rồi ngày nào cũng có điệp khúc xin nước ( dưới )làm cô ấy đỏ mặt xấu hổ lính tráng lại được mẻ cười
Chúng tôi ở đó bệnh viện cấm tuyệt đối không được ra sông tắm nhưng cả viện chỉ có một cái giếng tập trung ra đấy thì lấy chỗ đâu mà tắm , mà có phải thằng nào cũng cầm được gầu múc nước được đâu vì thế chúng tôi cũng cứ liều tranh thủ buổi trưa ra sông tắm vì lúc đó là giờ nghỉ trưa của nhân viên bệnh viện . đầu tiên còn tắm có quần đùi nhưng sau cũng đều tắm tiên trông như một bầy người nguyên thủy Đến cuối tháng năm thì viện thông báo các thương binh nặng thì chuyển về tuyến sau còn các thương binh nhẹ thì cho ra viện về đơn vị điều trị tiếp để viện chuẩn bị đón 2000 thương binh vì vậy trong vòng 3 ngày bệnh viện vắng tanh không còn một thương binh nào và tôi cũng là người cuối cùng nhảy lên chiếc xe chở thương binh nặng về viện 9 để về nhà tranh thủ vài ngày
|
|
|
Logged
|
|
|
|
Mạnh1427
Cựu chiến binh

Bài viết: 721
|
 |
« Trả lời #538 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 11:43:04 pm » |
|
Chào các bác Chào bác Phó cối .Bác có nhớ ở bên cái nhà ăn của bệnh viện 93 ấy ,thời kỳ 84-85 ở đấy có một cặp vợ chồng đến nay tôi không còn nhớ tên nữa ,chuyên bán các hàng tạp hóa ,thuốc lá ,bánh kẹo ..vv ,và ông chồng thì luôn ''bán và hiến máu cho bệnh viện'' mỗi khi cần cấp cứu cho thương binh và bệnh binh ,vì vậy mà hai vợ chồng họ được bán hàng ngay trong bệnh viện bác ạ ,cũng hơn 30 năm rồi tôi không tài nào nhớ tên của họ ,tháng 3/85 tôi nằm ở đấy gần tháng trời ,hôm nào cũng xuống mua trà ngồi uống ,còn nói đến tắm ,thì chiều đến cũng ra ngoài sông tắm,ở bến sông đấy có rất nhiều bè cây vầu ,cây gỗ và nứa ,nên khi ra tắm cởi quần áo quẳng lên bè tha hồ vùng vẫy thoải mái vô cùng . Không biết bây giờ bệnh viện ấy ở đâu có còn tồn tại không bác nhỉ?
|
|
|
Logged
|
|
|
|
phaphai
Thành viên

Bài viết: 330
|
 |
« Trả lời #539 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2015, 08:30:33 am » |
|
Cái bệnh viện dã chiến (không biết có phải cái này hay không) em được ghé qua đúng 1 lần! Đó chính là lúc ra quân, anh em trong đv biết em sẽ đi qua đấy đã gửi quà cho những anh em bị thương đang điều trị. Xe khách chỉ có em và 1 đồng đội nữa cũng là lính ra quân khi đi qua dừng lại để tụi em vào. Mấy anh em đang điều trị ở đó thấy em đến cũng chạy ra đón. Rất tội, nhiều người chỉ bị thương ở phần mềm nhưng do bị nhiễm trùng mà chân tay đều teo lại hết. Thời gian không nhiều vì khách trên xe vẫn ngồi chờ nên em chỉ vào một lúc rồi phải chào anh em để về Hà Nội! Cuộc chiến hồi đó là như vậy, một phần rất nhỏ trên kia là pháo, đạn, máu chảy... còn phía dưới này vẫn hoà bình. Rời Hà Giang chỉ 1 tuần sau em đã nằm ngủ tại khách sạn Cửu Long (Majestic bây giờ) trên đường Nguyễn Huệ trong Sài Gòn!!!
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|