Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:48:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG _Ký ức và tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 22  (Đọc 195124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #130 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2015, 10:26:23 pm »




....................


Không biết ngày xưa, bác nào còn nhớ câu chuyện bánh chưng đất của Hải hưng không nhỉ Grin




 
       Bánh chưng đất,họ bán vội cho khách khi tàu hoặc xe bắt đầu chạy...  Grin



Đúng đó bác lao ạ. Ngày ở đơn vị lúc rỗi rãi lại đem chuyên vùng miền ra bôi bác nhau, thế là xảy ra xung đột, đôi khi chén bát cứ vù qua mang tai nhưng xong lại thôi, cứ như là chưa có chuyện gì xảy ra. Ngày đó lính tráng thật vô tư bác nhỉ.
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #131 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2015, 11:04:26 pm »

Sau khi cho bánh chưng vào xoong và đợi 12 tiếng nữa em mới có dịp ra vườn . chỉ là vườn xung quanh nhà thôi mà do bận quá lâu ngày em mới ra thăm được thì thật ngẩn ngơ mới biết mùa xuân đã sang, xuân về trên từng búp lá:


 



 


xuân chùm cả vào lan can nhà



 

Cây cối không phụ người trồng, chỉ có thị trường là phụ người trồng thôi. Không hiểu vì sao hoa quả rất ngon và sạch thế này, thậm trí khi đem bán vẫn còn nguyên cả bọ xít còn sống bò ra vì người nông dân chẳng dùng thuốc trừ sâu hay bất cứ loại thuốc bảo quản nào cả, nhưng cũng rất khó bán, người tiêu dùng chỉ thích hàng Trung quốc hoặc Thái lan được sử dụng hóa chất bảo quản làm cho  hoa quả của họ để cả tháng trời mà vẫn tươi ngon mà thôi.  Cũng chẳng sao những quả nhãn ngon lành thế này nhuc7 em sẽ đem mời khách qua đường và các bác trang nhà ăn chơi vậy Cry


 

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2015, 11:11:12 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #132 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2015, 11:21:50 pm »

Và cây khế ngọt góc vườn nữa quả sai chĩu cành nhưng cũng chỉ để cho lũ chào mào ghé thăm mà thôi

Có lẽ thời kì "trái chín tự rụng vào áo người ngắm quả" đã đến rồi

Còn ra đường "gặp mỗi người mà cứ ghé môi hôn" thì liệu thần hồn : sẽ ăn một cái đế guốc vào mặt  đấy Grin



 




 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2015, 08:03:58 am gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #133 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2015, 11:44:19 pm »

và ra vườn trồng rau của gia đình. đối với nền văn minh thảo mộc như chúng em thì loại này không thiếu


 


 



Logged
tv1509
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 58


« Trả lời #134 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2015, 12:33:05 am »

 bác như quả là đa tài, gói bánh chỉ có 2 lá mà bánh vấn đẹp liệu khi luộc nó có bục không bác?
 năm 80 tôi được cử đi lấy lá dong về gói bánh, lần đầu tiên đi lấy lá bánh tôi cứ thấy lá nào to là cắt mang về đơn vỵ. khi mở ra rửa lá mấy ông kêu lên-sao mày lấy lá dong lông thì gói thế nào được hả tuấn. ông ấy còn cho thêm một câu- đúng là thằng dân cày đường nhựa. thế là tôi lại phải lần thứ hai cùng với 2 ông lính cũ đi lấy lá đến gần tối mới về đến nhà.đây là kỷ niệm lần đàu tiên ăn tết lính.
đến tối 30 tết tôi và anh trường râu a trưởng của tôi xin phép ông bảo mũi đỏ b trưởng trinh sát kế toán c18 ẹ 457 của tôi quê hải hưng sang nhà ông chiều ở cây 10 phương tiến. ông chiều là bố nuôi a trường hôm đó bố con ông thết đãi hai anh em tôi rượu hoẵng với thịt châu.
 nhà ông chiều có cô con gái tên là ngụy kém tôi khoảng hai tuổi,cô ấy uống rượu bằng bát mời tôi, tôi hỏảng quá chỉ dám uống 2 chén vại.
 ăn uống xong tôi và ngụy ra bếp nói chuyện anh trường và ông bố với anh con trai vẫn ngồi uống, khoảng nửa tiếng sau rượu hoẵng bắt đầu ngấm có lẽ tửu lượng của tôi cũng kém. tôi ngồi nói chuyện với ngụy mà mắt cứ díp lại và lao đầu vào bếp lửa cháy hết cả tóc ngụy ngồi cười ngặt nghẽo và nói tiếng tày với ông bố cả nhà cùng cười, anh trường biết là tôi say rồi nên xin phép để về.
 hai anh em đi theo đường bờ ruộng bậc thang để về cho gần khi qua một hòn đá ở ruộng a trường bị ngã xuống một cái hố rơi mất dép hai anh em rít đỏ hai điéu thuốc trường sơn để tìm dép mãi mới thấy. khi về gần đến đơn vỵ phải lội qua suối hôm đó trời rét lắm chỉ khoảng 4-5 độ gì đó hai anh em cởi truồng lội qua suối về đến đơn vỵ là 11h đêm.
 sau này tôi cùng anh trường lại về cùng c15 cối 160 đi lao chải năm 81 đấy, bác huy chắc biết bác trường hai anh em hẹn nhau có dịp sẽ vào thăm ông chiều...


Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #135 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2015, 07:45:20 am »

bác như quả là đa tài, gói bánh chỉ có 2 lá mà bánh vấn đẹp liệu khi luộc nó có bục không bác?
 năm 80 tôi được cử đi lấy lá dong về gói bánh, lần đầu tiên đi lấy lá bánh tôi cứ thấy lá nào to là cắt mang về đơn vỵ. khi mở ra rửa lá mấy ông kêu lên-sao mày lấy lá dong lông thì gói thế nào được hả tuấn. ông ấy còn cho thêm một câu- đúng là thằng dân cày đường nhựa. thế là tôi lại phải lần thứ hai cùng với 2 ông lính cũ đi lấy lá đến gần tối mới về đến nhà.đây là kỷ niệm lần đàu tiên ăn tết lính.
đến tối 30 tết tôi và anh trường râu a trưởng của tôi xin phép ông bảo mũi đỏ b trưởng trinh sát kế toán c18 ẹ 457 của tôi quê hải hưng sang nhà ông chiều ở cây 10 phương tiến. ông chiều là bố nuôi a trường hôm đó bố con ông thết đãi hai anh em tôi rượu hoẵng với thịt châu.
 nhà ông chiều có cô con gái tên là ngụy kém tôi khoảng hai tuổi,cô ấy uống rượu bằng bát mời tôi, tôi hỏảng quá chỉ dám uống 2 chén vại.
 ăn uống xong tôi và ngụy ra bếp nói chuyện anh trường và ông bố với anh con trai vẫn ngồi uống, khoảng nửa tiếng sau rượu hoẵng bắt đầu ngấm có lẽ tửu lượng của tôi cũng kém. tôi ngồi nói chuyện với ngụy mà mắt cứ díp lại và lao đầu vào bếp lửa cháy hết cả tóc ngụy ngồi cười ngặt nghẽo và nói tiếng tày với ông bố cả nhà cùng cười, anh trường biết là tôi say rồi nên xin phép để về.
 hai anh em đi theo đường bờ ruộng bậc thang để về cho gần khi qua một hòn đá ở ruộng a trường bị ngã xuống một cái hố rơi mất dép hai anh em rít đỏ hai điéu thuốc trường sơn để tìm dép mãi mới thấy. khi về gần đến đơn vỵ phải lội qua suối hôm đó trời rét lắm chỉ khoảng 4-5 độ gì đó hai anh em cởi truồng lội qua suối về đến đơn vỵ là 11h đêm.
 sau này tôi cùng anh trường lại về cùng c15 cối 160 đi lao chải năm 81 đấy, bác huy chắc biết bác trường hai anh em hẹn nhau có dịp sẽ vào thăm ông chiều...







Chào bác vt1509. Lâu lâu mới thấy bác ghé thăm. Chuyện lấy lá dong gói bánh ăn tết của bác em cũng gặp phải rồi, ngày ấy còn từ Phong Quang sang tận Phú Linh lấy cơ, cũng may mấy bác người Mường biết và lấy toàn loại lá " NẾP", còn mình thì chọn toàn loại lá to màu xanh biếc phồng phồng vác từ Phú linh về  Phong quang rồi lại phải vất đi. Tiếc quá, nhưng cũng may là không phải đi lấy lại.


Còn chuyện một cái bánh chưng gói có hai lá là em học được của thày em hồi nhỏ đấy . Em bật mí nhé:

Mỗi lá bác gấp làm ba cạnh( lá phải khá to), hai lá thành hai cái khung ba cạnh rồi lồng đối diện vào nhau là được một cái khung bánh, hai cạnh đối diện vẫn còn một lớp lá thì lấy hai đầu lá cắt ra đó ghép thêm vào, vậy là được một cái khuôn bánh hoàn chỉnh các cạnh bánh có đủ hai lớp lá, đổ nguyên liệu vào gói. Bác cứ yên chí không lo gì bị bục khi luộc cả
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #136 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2015, 10:55:59 am »

bác như quả là đa tài, gói bánh chỉ có 2 lá mà bánh vấn đẹp liệu khi luộc nó có bục không bác?
 năm 80 tôi được cử đi lấy lá dong về gói bánh, lần đầu tiên đi lấy lá bánh tôi cứ thấy lá nào to là cắt mang về đơn vỵ. khi mở ra rửa lá mấy ông kêu lên-sao mày lấy lá dong lông thì gói thế nào được hả tuấn. ông ấy còn cho thêm một câu- đúng là thằng dân cày đường nhựa. thế là tôi lại phải lần thứ hai cùng với 2 ông lính cũ đi lấy lá đến gần tối mới về đến nhà.đây là kỷ niệm lần đàu tiên ăn tết lính.
đến tối 30 tết tôi và anh trường râu a trưởng của tôi xin phép ông bảo mũi đỏ b trưởng trinh sát kế toán c18 ẹ 457 của tôi quê hải hưng sang nhà ông chiều ở cây 10 phương tiến. ông chiều là bố nuôi a trường hôm đó bố con ông thết đãi hai anh em tôi rượu hoẵng với thịt châu.
 nhà ông chiều có cô con gái tên là ngụy kém tôi khoảng hai tuổi,cô ấy uống rượu bằng bát mời tôi, tôi hỏảng quá chỉ dám uống 2 chén vại.
 ăn uống xong tôi và ngụy ra bếp nói chuyện anh trường và ông bố với anh con trai vẫn ngồi uống, khoảng nửa tiếng sau rượu hoẵng bắt đầu ngấm có lẽ tửu lượng của tôi cũng kém. tôi ngồi nói chuyện với ngụy mà mắt cứ díp lại và lao đầu vào bếp lửa cháy hết cả tóc ngụy ngồi cười ngặt nghẽo và nói tiếng tày với ông bố cả nhà cùng cười, anh trường biết là tôi say rồi nên xin phép để về.
 hai anh em đi theo đường bờ ruộng bậc thang để về cho gần khi qua một hòn đá ở ruộng a trường bị ngã xuống một cái hố rơi mất dép hai anh em rít đỏ hai điéu thuốc trường sơn để tìm dép mãi mới thấy. khi về gần đến đơn vỵ phải lội qua suối hôm đó trời rét lắm chỉ khoảng 4-5 độ gì đó hai anh em cởi truồng lội qua suối về đến đơn vỵ là 11h đêm.
 sau này tôi cùng anh trường lại về cùng c15 cối 160 đi lao chải năm 81 đấy, bác huy chắc biết bác trường hai anh em hẹn nhau có dịp sẽ vào thăm ông chiều...



Chào các bác
Chào bác  tv1509 , bác lại nhớ đến lao chải rồi thì phải ,đợt vừa qua bác đi vào lao chải ,trong đấy chắc thay đổi nhiều rồi phải không bác ,bác còn nhớ cái đỉnh  1427 không ,chính trên cái đỉnh ấy chỉ có bạt ngàn là rừng vầu ,vì thế cây lá dong gói bánh nhiều vô kể ,tha hồ mà chọn lá bánh tẻ ,khi gói thì toàn anh em quê vĩnh phú gói rất đẹp ,cũng bốn lá tước bớt còng ,gập lá một đường dọc theo cuống lá ,vuốt thành nếp ,rồi gập đôi lại lấy cữ cho đều rồi cắt phần còn lại ,khi gói dỡ lá thành một góc vuông ,vậy là bốn lá ghép lại thành một hình vuông ,ngồi xem mãi rồi cũng gói được bác ạ ,ngày về quê ai ngờ nhà nào trong xóm cũng mượn gói ,vì gói kiểu này nhìn cũng đã đẹp rồi ,còn tết này đâm ra ngại gói thành ra cứ đem gửi hết ,mỗi lần xuân về tết đến nhớ rừng lá dong anh em ngồi gói bánh chưng,bao kỷ niệm cứ ùa về
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #137 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2015, 12:46:14 pm »

CHÀO BÁC Thai60
Đọc truyện của bác rất hay ,cái thời đó sao mà khốn khổ vậy cơ chứ ,bao nhiêu những thứ cần cho phương tiện truyền thông ,cần cho công tác tuyên truyền đều hiếm hoi ,chẳng bớt cho bây giờ một chút ,nhưng dù sao tôi thấy thích nhất là được về qua nhà là điều mong đợi của bao người lính ,vậy là bác sung sướng rồi .

..............................
Thai60 ngơ ngác : Đến giờ rồi à anh ?

     Anh Liên bảo : Chưa , mới hơn 12 giờ thôi , nhưng anh đ… ngủ được , vì vui và hồi hộp quá . Dậy đi .

     Thì dậy . Thằng em cũng đang rất “ vui và hồi hộp quá “ đây .

     Nằm hút thuốc , tán chuyện trên giời dưới đất chán , anh Liên rủ : Mày thích học võ không , anh dậy .

     Thì học võ . Hay quá . Thằng em tuy to xác nhưng chẳng có mảnh miếng võ vẽ   gì cả đây .

     Anh Liên rút khẩu súng ngắn ra khỏi bao , tháo băng đạn , lên cò , bảo : Bây giờ anh nằm như đang ngủ , chú gí sung vào người anh , chỗ nào cũng được , đánh thức anh dậy , bắt nằm im . Nếu anh động đậy thì chú bóp cò ngay , anh sẽ đánh bật súng ra khỏi tay chú trước khi cò mổ . Đứng ở cạnh anh trong khoảng cách 1m trở xuống , cầm súng một hay hai tay và cầm bằng cách nào cũng được .

     Tưởng dễ , thế mà 60 em không thể nào kịp bóp cò hoặc có thể giữ nổi khẩu sung ấy trong tay các bác ạ. Kiểu gì  anh Liên cũng kịp tước súng hoặc đánh văng nó ra khỏi tay 60 em trước khi em kịp bóp cò .

    Hay thật đấy . Nhưng mà chả sung sướng tẹo nào khi học võ cả . Chỉ sau khoảng chục lần thực hành , hai cánh tay em đã đau nhức vì những cái chặt , cái tóm , cái bóp , cái gạt như chớp của anh Liên .
.............................
[/quote]

Bác Thai60 à ,đọc đoạn này tôi lại nhớ một chút kỷ niệm về võ ,cái gì khác thì không biết ,chứ cái môn này thì tôi khoái vô cùng
-Năm 82-83 ở chốt lính mình rổi chẳng có việc gì ngoài hái chè nậm lầu về sao,thời gian còn lại rủ nhau tìm bãi cỏ bằng phẳng rộng dạy võ cho nhau ,nhưng người ta bảo văn ôn võ luyện ,giờ già rồi đâm ra nhác tập quên hết,nhưng dù sao vẫn còn những phản xạ nhất định bác ạ
-Ngày ở chốt 1427 ,Tho ,Cậu Cát và tôi thời gian rỗi là rủ nhau đi xuống bản tập võ ,mà cũng buồn cười là mỗi khi tập lại dấu người khác chứ có phổ thông như bây giờ đâu,cũng các thế đánh cận chiến tổng hợp của'' công an võ trang''đặc công '',nhưng anh em thích tập nhất là các bài quyền trong ''Thập bát la hán''cái môn này học kỳ công ,bài bản thứ tự chứ không ăn xổi như lính mình thường tập,vì mỗi thế đánh đều có tên gọi nếu không thuộc khi giao đấu dễ bị nhầm và bị đối phương đánh trúng đích
-Học bài bản xong rồi mới đánh đối kháng ,có hôm về mặt mũi tấy sưng vù lên ,tôi hỏi cậu Cát và cậu Tho mai đi nữa không ,có chứ ,mặt mũi thế kia tập sao được ,thế là một số anh em cũng xin đi tập võ ,lúc đầu bọn tôi dấu cả ban chỉ huy đơn vị ,sau này bọn tôi không cần dấu nữa ngày nào củng xuống bản ,chỉ thời gian sau thuần thục quen dần người cảm thấy khỏe khoắn vô cùng ,phản xạ tự nhiên nhanh nhẹn hơn
-Hôm sau nữa ba thằng bọn tôi đi hái chè dồn được một ba lô ,Cậu Tho bảo thôi ,nghĩ một lúc ôn lại bài võ hôm qua rồi về
-Tôi bảo hai ông ra đánh đối kháng ,khi đứng đối diện cách một mét, Cậu Tho kéo gối lên dùng thế kim tiêu cước, đá thẳng vào hạ bộ của Cát ,Cát kéo chân trái về quỳ xuống  ,đồng thời cùng lúc hai tay song song dùng thế cương đao phạt mộc chém xuống phá thế kim tiêu cước của cậu Tho ,khi Tho vừa hạ bàn chân chạm đất, tay phải Tho dùng thế thôi sơn hữu vực đánh vòng từ ngoài vào thái dương bên trái của Cát,tay trái Cát dùng thế cương đao lia cành ''dùng cạnh bàn tay chém ngược lên ''đở cú thôi sơn hửu vực đánh vào thái dương trái ,tay phải của Cát dùng thế tứ chỉ đâm thẳng vào vùng thượng vị của cậu Tho,lúc này cậu Tho kéo chân trái về ,dùng tay trái đánh thế hoặch sa hạ quyền ''bàn tay nắm lại đánh thẳng xuống dưới gạt ra ngoài ''phá thế tứ chỉ của Cát
cùng lúc tôi cũng hô dừng lại để kết thúc

-Mãi đến bây giờ ngồi nghĩ lại cứ thấy là dại không may xẩy ra chuyện gì thì mình là thằng đầu trêu chịu trận với ban chỉ huy đơn vị ,kể vậy cùng bác cho vui chứ bây giờ hỏi lại bài Cát đánh là bài mấy trong thập bát la hán thì tôi chịu vì lâu rồi cũng quên hết các bác ạ
-
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #138 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2015, 03:59:25 pm »


                                   Chào các bác

     Nói về tết nếu không có bánh chưng thì không phải là tết ,nhưng nếu có khí thế ngày tết thì phải có nồi báng chưng còn đi mua thì tôi vãn thấy  nó thiếu một cái gì đấy vì vậy dù có thế nào đi nữa
     tôi vẫn phải duy thì nồi bánh thì nó mới vui với cảnh ngồi đun bánh chưng chờ trời sáng
     Chào bác tuấn nói về anh trường râu thì tôi ở với anh ấy 2 năm mãi cuối năm 83 anh ấy mới ra quân và xin vào làm ở thuế hà giang ,cuối năm 85 chúng tôi rút ra km 9 xã thuận hòa lúc đó km 9 có một 
     trạm kiểm soát gồm công an ,thuế , quản lý thị trường ,không có kiểm soát quân sự nên anh trường rủ chúng tôi ra trạm chơi và đóng giả vệ binh ,chỉ cần đeo cái băng đỏ vào là thành trạm liên ngành
     tha hồ kiểm tra các xe ở vùng cao xuống hàng tâm lý thu về nộp cho huyện định giá thành tiền trích 50 /100 quay đầu thế là chúng tôi thành đội liên quân bù khú còn những hàng vặt như bật lửa cột mốc
     thì anh cho mỗi thằng một hộp 10 chiếc đèn pin mỗi thằng 2 cái
     còn em ngụy tôi cũng biết nhà gần trường học nếu đi từ cổng bệnh xá 122 ngược lên khoảng 2 -300 m là tới
     Chào bác như , gói bánh hai lá tôi đã gói 30 năm nay rồi còn gói kiểu bánh gì .còn gói kiểu của bác là kiểu gói gấp lá xếp khuôn nếu không lót tốt luộc sẽ bị bục góc mà phải buộc nhiều lạt , mà
     bánh buộc nhiều lạt trông như là khối bộc phá đánh cửa mở .hoặc có nơi họ làm hẳn cái khuôn gỗ
     gói bánh đẹp thì phải nói đến người hà nội ngày xưa gói bộ bánh vẫn vuông vẫn đẹp ,tôi có một bà mợ năm nay 96 tuổi vẫn còn sống ngay gần nhà tôi trước đây bà dạy cho bố mẹ tôi và tôi được
     ngồi xem vì vậy khi vào bộ đội tôi đã gói được bánh . còn tôi là dân tộc nên hay gió bánh tày trông như quả dò ,gói bánh tày chỉ gói 2 lá và không cần lá to chỉ lá trung bình là được ,nhà tôi gói 2 loại
     bánh
     Thưa các bác những năm 76 -77 khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã từng đi lấy lá dong về bán vì vậy cũng phân biệt được lá dong lông và lá dong trơn  ngày đó mỗi trăm lá chỉ bán được năm hào
      đến một đồng

                                Thưa các bác chuyện bánh trái xi tạm dừng bài sau em viết tiếp
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2015, 05:35:03 pm »

Cô dân quân Vị Xuyên, chàng trai Áo và điệu Kalinka

TP - Gần 30 năm trước, tôi cầm bút, cầm súng lên Vị Xuyên (Hà Tuyên) gặp, phỏng vấn cô dân quân chân trần vừa đi tải đạn lên trận địa để những người lính chiến đấu bảo vệ biên giới. Hôm nay, tôi mang theo điệu Kalinka và mong ước của chàng trai người Áo xây dựng một tủ sách cho các em nhỏ Vị Xuyên.

Các em học sinh vui múa hát đón tủ sách mới. Ảnh: Trung Hiền.
Cô Xính ở thôn Nà Miều
Đọc xong bài báo Tìm những người giữ đất năm xưa đang trên Tiền Phong số ra ngày 17 tháng 2 năm 2014, nhà thơ Dương Thuấn cứ tấm tắc khen nụ cuời dịu hiền, trong trẻo của  Hoàng Thị Xính, cô dân quân xã Phương Tiến về dự Hội nghị phụ nữ tiên tiến huyện Vị Xuyên năm 1985.

Sau khi vác đạn lên điểm tựa để các anh bộ đội chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương, Xính vội vàng cắt rừng, xuống núi đi chân đất về kịp dự hội nghị, tham gia báo cáo điển hình.

Nhà thơ Duơng Thuấn bảo tôi sớm tìm lại Xính. Cô dân quân xinh đẹp, dũng cảm ngày ấy nay đang sống ở đâu, ra sao. Rồi anh bấm máy điện thoại gọi ngay cho mấy ngưòi bạn thân đang ở Hà Giang giúp tôi tìm lại Hoàng Thị Xính.

Tôi gọi điện cho Bí thư tỉnh đoàn Hà Giang Vương Ngọc Hà. Hà thông báo, qua hệ thống  Đoàn, cô sẽ đề nghị các bạn trẻ tích cực đi tìm nhân vật của Tiền Phong, một điển hình của tuổi trẻ quê hương Hà Tuyên ngày ấy.

Gần hai tuần sau, Hà báo cho tôi  tin vui: Các bạn ở huyện đoàn Vị Xuyên đã tìm ra địa chỉ của Hoàng Thị Xính. Hiện cô là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phương Tiến,  sống cùng chồng con trong ngôi nhà sàn khang trang ở ngay đầu thôn Nà Miều.
Nghe tin, tôi muốn lên ngay Hà Giang để gặp lại cô dân quân năm nào sau gần 30 năm xa cách. Ngần ấy năm qua đi, tôi vẫn nhớ như in những tháng năm lửa đạn suốt dọc tuyến biên giới Vị Xuyên ác liệt. Những Làng Pinh, Hang Dơi, Cốc Nghè, Bãi Nghệ làm sao quên được.

Trong chuyến công tác lên Vị Xuyên năm 1985, tôi nhớ mãi khi phỏng vấn Xính, sau nụ cuời e ấp, cô nói, cô đang yêu một anh bộ đội đóng trên chốt, chiến đấu bảo vệ biên giới. Cả hai đều mong ngày Vị Xuyên im tiếng súng để họ có thời gian chuẩn bị cho lễ cưới.

Xính bảo, nếu không có cuộc chiến tranh xâm lược tàn phá quê hương, khi Tết đến Xuân về, cô lại cùng chúng bạn hò hẹn để chơi đàn tính, hát điệu sli. Mấy đứa con gái dắt nhau ra con suối trong mát đầu bản, thả mái tóc dài, soi nụ cưòi duyên trong làn nuớc trong veo, khoe tấm lưng trần trắng muốt.

Những đôi vai con gái thon nhỏ sẽ không còn những vết hằn do phải gùi đạn lên chốt tiền tiêu. Cô mong sẽ có những đứa con ngoan, sáng sáng tung tăng cắp sách đến trường…


Các đại biểu trao sách vở, chăn ấm cho các em học sinh.

Chàng trai Áo và điệu Kalinka
Thật tình cờ, một sáng thu Hà Nội, nắng vàng ươm như mật ong rải khắp phố phường. Có một giọng miền Nam cũng ngọt tựa mật ong gọi tới Ban Bạn đọc Công tác Xã hội, báo Tiền Phong.

Cô gái xưng là Thu Hằng, cán bộ phòng truyền thông Tập đoàn Home Credit muốn liên hệ với báo triển khai hoạt động xã hội hướng về trẻ em nghèo có khát vọng học tập, vươn lên.

Nghe Thu Hằng trình bày, tôi bỗng nghĩ tới Hoàng Thị Xính. Những đứa trẻ là con là cháu cô dân quân xã Phương Tiến ấy rất cần sự giúp đỡ. Là người có nhiều dịp đi đến các tỉnh biên giới phía Bắc, tôi hiểu cuộc sống của người dân nơi đây tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn thiếu thốn.

Tôi đề nghị Thu Hằng có thể làm  dự án xây dựng tủ sách cho học sinh một trường tiểu học ở Vị Xuyên. Cô đồng ý và thông báo sắp tới lãnh đạo của tập đoàn sẽ tới báo trao biểu trưng số tiền xây tủ sách.

Không lâu sau, tôi vẫn nhớ vào chiều 13/8/2014, Friedrich Weiss, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Home Credit đã tới Tòa soạn báo Tiền Phong trao biểu trưng số tiền 50 triệu đồng xây dựng thư viện cho trường tiểu học tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

Cuộc gặp diễn ra cởi mở. Trẻ trung, nhanh nhẹn, vui tính Friedrich Weiss, một người  Áo, sếp của Home Credit Việt Nam trao đổi bằng tiếng Anh. Hai bên giới thiệu, chủ khách xoay sang nói chuyện bằng tiếng Nga bởi Friedrich Weiss làm việc ở Nga mấy năm và lấy vợ người Nga, còn Tổng Biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn thì cũng có mấy năm học ở Nga.

Họ nói chuyện sôi nổi, thỉnh thoảng dịch cho chúng tôi vài câu để nắm đại để nội dung. Từ chuyện gia đình, con cái lan sang công việc, cụ thể về chương trình hợp tác đang thực hiện. Sau một hồi, thấy ông Sơn bảo: “Xong, Friedrich đồng ý ủng hộ thêm cho thư viện 30 triệu đồng nữa”.

Thì ra qua câu chuyện, nhận thấy việc xây dựng thư viện cho học sinh ở một huyện miền núi nghèo là việc làm nhân văn, ý nghĩa nhưng kinh phí còn hạn hẹp, Friedrich Weiss đã quyết định tặng thêm tiền để nhà trường có thêm điều kiện chỉnh trang phòng đọc, mua thêm sách phục vụ tốt hơn cho các em học sinh.

Tôi nhận ra rằng dù ở đâu, lòng nhân ái của con người bao giờ cũng dễ giao hòa, cùng tìm về những hoạt động nhân văn cao cả.

Tổng Biên tập báo Tiền Phong cám ơn sự hảo tâm của Tập đoàn Home Credit và cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương triển khai có hiệu quả chương trình này để các em học sinh vùng khó khăn ở huyện biên giới Vị Xuyên có một thư viện khang trang với nhiều đầu sách thiết thực phục vụ việc học tập.

Sau khi trao bảng biểu trưng số tiền xây tủ sách, Friedrich Weiss rất vui. Tôi thấy anh gõ nhẹ gót giày xuống sàn se sẽ hát bài dân ca Nga Kalinka rồi khoe, vợ anh, chị Natasa người Nga dịu dàng và nhân hậu đã dạy anh bài hát ấy. Anh nói sẽ bố trí thời gian lên dự lễ khánh thành thư viện ở Vị Xuyên và bảo sẽ hát cùng các em nhỏ Hà Giang.

Một tháng sau. Vào chiều  14/9/2014, tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang, báo Tiền Phong cùng nhà tài trợ chính Home Credit (Cty TNHH MTV tài chính PPF Việt Nam đến từ TPHCM) đã tổ chức lễ trao tặng một tủ sách, 60 chiếc chăn ấm (tổng trị giá 80 triệu đồng). ùng tham gia chương trình ý nghĩa này, Cty cổ phần Văn phòng phẩm Hải Phòng (Cty Devyt) hỗ trợ 2.000 cuốn vở viết (trị giá 10 triệu đồng); báo Giáo dục và Thời đại, Nhà Xuất bản Kim Đồng, báo Sinh viên Việt Nam - Hoa học trò, cán bộ phóng viên báo Tiền Phong và Cty CP Tiền Phong tặng nhiều đầu sách báo, truyện và đồ dùng học Do bận công việc đột xuất, Friedrich đã không kịp trở lại Việt Nam và lên  Hà Giang để cùng chia vui với thầy cô và các em học sinh. Tôi tin anh sẽ rất vui khi biết, anh đã góp phần cùng báo Tiền Phong và các nhà tài trợ với nghĩa cử chân thành, chung tay vì sự nghiệp dân trí vùng cao, đã quan tâm đến những mái trường nơi biên giới, trong đó đặc biệt là các thôn bản vùng cao của Hà Giang.

Nhìn những đứa trẻ đang múa những điệu múa của dân tộc mình, tôi nghĩ: Nếu chàng trai người Áo có mặt ở đây, anh sẽ nhảy điệu Kalinka sôi động và hòa theo điệu nhảy của các cô cậu người Nùng, người Dao.

Bí thư tỉnh đoàn Hà Giang- Vương Ngọc Hà chia sẻ với tôi, cô đã phải nghỉ một kỳ học năm lớp 3 vì chiến tranh ở Vị Xuyên diễn ra ác liệt. Sau những trận pháo kích dữ dội từ bên kia biên giới, ở nơi sơ tán, cô thường cùng mẹ thao thức suốt đêm đợi tin bố. Bố cô là  phóng viên Văn Phát  thường trú TTXVN tại Hà Tuyên, thường xuyên ra mặt trận phản ánh kịp thời những sự kiện nóng hổi ở vùng đất này.

Ngày ấy, cô  mong được đến trường, được hát múa cùng chúng bạn. Rồi biên giới bình yên, tham gia công tác Đoàn, thường xuyên đến với bản làng xa xôi, lúc nào Hà cũng mong các em nhỏ được đi học. Cô tìm mọi nguồn lực xã hội để giúp các em vơi bớt khó khăn. Và hôm nay, tôi thấy cô vui múa hát cùng các em như đang trở lại tuổi thơ của mình.


Tác giả phỏng vấn cô dân quân Hoàng Thị Xính năm 1985. Ảnh đăng trên báo Tiền Phong ra ngày 17/2/2014.
Chuyện tình của cô dân quân

Trong căn nhà sàn ở đầu thôn Nà Miều, tôi gặp lại Hoàng Thị Xính sau gần 30 năm . Những năm tháng vất vả mưu sinh, Xính không còn trẻ nữa. Nhưng nụ cười dịu hiền thì vẫn thế. Lần đầu thấy ảnh của mình đăng trên báo Tiền Phong, cô không khỏi ngỡ ngàng. Bức ảnh được nhà báo Hoàng Như Thính chụp gần 30 năm trước.

Sau 3 chuyến chuyển đạn lên điểm tựa cho bộ đội, vừa xuống đến chân núi, Xính được cử là đại biểu của phụ nữ xã Phương Tiến đi hội nghị báo cáo thành tích dưới huyện… Vẫn nguyên bộ quần áo sờn vai, chân trần, Xính hân hoan về dự hội và trả lời khi tôi phỏng vấn.

 Xính cho biết: Năm sau đó, Xính kết hôn với chiến sĩ Lê Hải Lý người trực tiếp chiến đấu trên chốt, đơn vị nhiều lần được Xính và các nữ dân quân Phương Tiến vận chuyển, tiếp tế lương thực, đạn dược. Tình yêu của họ được thử thách trong lửa đạn.

Khi biên giới bình yên, đôi trẻ chăm chỉ làm ăn, vun vén cuộc sống. Nhưng trong một lần  dùng kíp mìn đánh đá để mở rộng hang lấy chỗ nuôi trâu, không may, kíp mìn nổ, anh Lý mất một cánh tay.

Cuộc sống đời thường thêm khó khăn, nhưng nhìn cơ ngơi hôm nay của vợ chồng  nữ dân quân ngày nào, tôi hiểu họ đã đổ nhiều mồ hôi, gây dựng cuộc sống trên mảnh đất biên cương nghèo khó.

Có lẽ theo mong ước của mẹ ngày nào, hết chiến tranh sẽ sinh những đứa con ngoan, hạnh phúc nhìn chúng sáng sáng tung tăng cấp sách đến trường, mà hai cô con gái của Xính đã phấn đấu trở thành những cô giáo mầm non.

Cô con gái út Lê Thị Hòe nhìn ảnh mẹ đăng báo, mắt ngân ngấn nước. Hòe nhỏ nhẹ: Mẹ Xính đã đi qua thời tuổi trẻ đầy những vất vả khó khăn nhưng rất đáng tự hào. Đôi chân trần mẹ băng núi, vượt rừng đi tải đạn ngày ấy, hôm nay vẫn lại chầm chậm lên núi, xuống  nương trồng lúa, trồng rau, nuôi cá lần tìm niềm vui cho bố con em, cho bếp trong căn nhà sàn đầu thôn Nà Miều luôn ấm lửa.


                                                                                         Trung Hiền
  Nguần:http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/co-dan-quan-vi-xuyen-chang-trai-ao-va-dieu-kalinka-822391.tpo
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM