Bây giờ đã là chiều ngày mồng một Tết. Thực sự đến bây giờ, em mới được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa của nó.
Ồ cái Tết đã đến rồi và nó cũng sắp đi qua, nó để lại trên đầu ta thêm bao nhiêu sợi tóc bạc. Ừ thì các bác ở thành phố sẽ có các em út nhổ tóc bạc, còn chúng em ở nông thôn thì ai sẽ nhổ tóc bạc cho đây. Thôi kệ thây nó, bạc thì bạc chứ sao sống ngoài năm mươi tuổi rồi mới nuôi được tý tóc bạc thôi đấy

Có bác nào theo em về quê ăn Tết không, cái Tết ở quê nó thật đạm bac , trong hương vị của Tết quê nó có vị mặn mòi của những giọt mồ hôi đôi khi còn có thêm cả vị chát của nước mắt nữa, nhưng nó cũng thật ấm cúng
Tết ở quê xưa nghèo lắm nhà có 10 anh chị em, bố mẹ đi làm công hợp tác xã, một ngày công chỉ có 0,3 kg thóc hỏi rằng lấy gì để nuôi 10 đứa con đây. Mỗi cái Tết lại là một gánh nặng đè lên vai bố mẹ ( thày - u ( bu)). Sau cái Tết là những chuỗi ngày giáp hạt ở Miền bắc. Đói vô cùng, đừng nói người " Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" mà người Hưng yên, Hải dương, Thái bình... nằm trong vựa lúa đồng bằng sông Hồng cũng phải ăn độn cơm rau má chỉ không có đường tàu để phá mà thôi.
Nhiều năm chúng tôi không có Tết ( không có bánh chưng vì không có gạo có thịt). Những lúc đó thày u tôi lại động viên chúng tôi bằng câu đối tết như thế này" Tranh pháo không tiền con cấu bố - Bánh chưng không gạo vợ lườm chồng" và chúng tôi ngầm hiểu rằng Tết này chúng tôi chỉ được ăn bánh chưng ngó của hàng xóm mà thôi.
Bây giờ, chúng tôi đều đã làm cha làm mẹ, cứ mỗi độ Tết đến, đám trẻ thì mừng còn người lớn lại rất lo, mặc dù cuộc sống cũng đủ đầy hơn nhưng nhu cầu lại cao hơn nhiều. Giờ mình chỉ với 3 đứa con thôi mà đã thấy khó rồi, có như vậy mới thấu hiệu cho thày u mình khi xưa lo lắng thế nào khi tết đến.
Em mời các bác thưởng thức một cái tết quê nhé...