Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:19:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế! Phần III  (Đọc 113210 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2014, 07:51:44 am »


           Chào cô chủ con chim bé nhỏ! Chào các bác! Không biết là CB dịp này đi đâu vắng nhà mà toàn thấy các co em xinh đẹp cùng cặp đôi hoàn hảo anhtho-vetran thanh phô Hồ Chí Minh có mặt tiếp khách tại nhà thay chủ hi hi.. Grin Grin Grin

            Đã mấy làn hẹn lên gặp trực diện Nhà Thơ nhà Văn Nam Hà. Anh em VMH Hà Nội cùng bạn đọc rất đang mong đợi sự kiện này. CB xem có thu xếp được gặp nhà Văn vào dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ Đô không để còn báo với bác Zin Ba Cầu cùng mấy bác nữa. Tranphu341 dịp 10/10 chắc cũng ở trên đó. Nếu cùng đến gặp nhà văn được thì vui quá.

             Chúc CB luôn có nhiều sức khỏe nhiều niềm vui và chuẩn bị tinh thần lớn cho ngày hội ngộ vô cùng ý nghĩa này>
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #61 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2014, 07:16:48 pm »

   Niềm vui của Xuanv338 được gặp một bệnh nhân mà mình đã chăm sóc sau 40 năm, nhà văn quân đội Nam Hà tại Hà nội.
   Chiến tranh đã lùi xa nay tuổi đã cao nhưng bác đón tiếp rất ân cần của người lính đi trước với những chiến sỹ các thời kỳ tiếp sau, đan xen vui mừng và cảm xúc dạt dào.







Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 09:06:05 am »

 






 - Nhà văn NH tuy tuổi cao nhưng vẫn khỏe, Ngồi đối diện nhà văn là Tranphu341, binh yen, CB. Còn một người ngồi riêng (đầu bàn) mình đoán là Zinbacau đúng không?. Chúc mọi người mạnh khỏe. Chúc Hà nội tưng từng trong ngày vui 60 năm giải phóng.
 - Cảm ơn bác suđoan5 đã pot ảnh.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #63 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 09:35:13 am »

...Còn một người ngồi riêng (đầu bàn) mình đoán là Zinbacau đúng không?.  
  Đúng đấy bác ạ!, đoàn được @Zin Ba Cầu dẫn đến nhà thăm bác Nam Hà phố Lý nam Đế, được bác tiếp đón ân cần và bác đã rơi lệ vì sự ngưỡng mộ của những độc giả, người lính chúng tôi.
Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #64 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 02:10:35 pm »

...Còn một người ngồi riêng (đầu bàn) mình đoán là Zinbacau đúng không?.  
  Đúng đấy bác ạ!, đoàn được @Zin Ba Cầu dẫn đến nhà thăm bác Nam Hà phố Lý nam Đế, được bác tiếp đón ân cần và bác đã rơi lệ vì sự ngưỡng mộ của những độc giả, người lính chúng tôi.


Vâng, bob cũng đoán bác sudoan5@ cũng có trong đoàn vì bác chụp hình nên không thấy trong ảnh thôi. Xin cảm ơn bác nhiều, chúc bác khỏe. Chúc mừng CB đã gặp nhà văn NH, người đã có nhiều kỷ niệm thời chiến tranh và cũng là nguồn cảm xúc khi CB viết về "có một cuộc đời...". Chúc CB khỏe trẻ mãi... chắc sau chuyến gặp nhà văn , bạn CB có nhiều bài viết hay hơn nữa.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #65 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 06:09:59 pm »

 






 - Nhà văn NH tuy tuổi cao nhưng vẫn khỏe, Ngồi đối diện nhà văn là Tranphu341, binh yen, CB. Còn một người ngồi riêng (đầu bàn) mình đoán là Zinbacau đúng không?. Chúc mọi người mạnh khỏe. Chúc Hà nội tưng từng trong ngày vui 60 năm giải phóng.
 - Cảm ơn bác suđoan5 đã pot ảnh.
Ối trời ,........chị chích lên HÀ NỘI  mà không thèm gọi thằng em , chắc sợ lại phải khao thàng em cốc trà đá .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2014, 02:43:26 pm »

Em Anhtho chúc mừng chị gái, anh Tranphu và các anh đã được diện kiến chú nhà văn Nam Hà tại nhà riêng. Những dịp được mở mang thêm hiểu biết và tiếp xúc với thế hệ những người đi trước thật hiếm hoi và may mắn, nhất là chị gái XuanV được tiép xúc với một đồng đội đánh giặc bằng vũ khí văn hóa văn nghệ, quí lắm thay! Chúc các anh chị mạnh giỏi
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2014, 01:31:46 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2014, 03:36:55 pm »

 xuanv338 (CB) chào tất cả các anh Vanthang341, anh Tranphu341 anh bob, anh p/k, anh sudoan5, anh Zinbacu, phas, chào em gái anhtho. Chào tất cả mọi người đã đến trang đọc và chia sẻ. Những ngày đã rất dài. Câu truyện vẫn còn đang giang dở, mọi người xa gần dến chia sẻ sớm hôm. Còn Chích van dòng chơi thoải mái. Thật là lỗi lớn. Câu truyện được gặp lại nhà văn Nam Hà. nhóm VMH đã chia sẻ và đã có cả những tấm hình trên trang, người đọc vào ra chia sẻ. Chiều nay cô chủ đã tĩnh tâm ngồi lại nhà mình và có đôi lời ngắn thôi cùng chia sẻ trong tâm trạng gặp lại nhà văn và những đồng đội vào chiều thứ bảy.11/10/2014

   NIỀM VUI MỘTCHIỀU THỨ BẢY

   Chiều thứ bảy. Sau bữa tiệc vui tại nhà anh TranPhu341. Ngôi nhà khang trang nằm trên đường Lê Duẩn. Nhóm anh em VMH những người bạn, người anh đầy nhiệt tình cùng tôi tới thăm và chúc sức khỏe bác nhà văn Nam Hà (số 8 - Lý Nam Đế). cuộc hành quân tới thăm nhà văn hôm nay là bằng xe máy.


    Ảnh trên: Bữa tiệc vui tại nhà bác tranphu341

    
    Chiều Thu trời nắng nhẹ, đường phố Hà Nội ngược, xuôi chật ních người xe. Tôi chỉ biết ngồi sau xe đồng đội chở, hai Mắt vất vả đảo thay nhau hết nhìn sang phải rồi sang trái ngó nghiêng mục đích là để giải ngố. Lần này ra Hà Nội không biết có đỡ được tý ngố nào không? Vừa đi vừa hỏi người cầm lái. chỗ này là đâu , chỗ kia là chỗ nào. Người cầm lái chắc là vất vả căng đầu vì vừa lo tránh, sang đường lại vừa phải trả lời những câu hỏi ngố của người ngồi sau. Hì ..vài lần nữa chịu khó ra Hà Nội chắc là cũng đỡ ngố thôi.

    Một cung đường tôi thấy cũng khá dài. Ba chiếc xe đã dừng lại ngõ nhỏ, có tấm biển đề "Số 8 - Lý Nam Đế" Anh Zinbacau nói đây là lối vào nhà của nhà văn Nam Hà. Chúng tôi dừng lại chụp ảnh kỷ niệm rồi quay vào con ngõ. Từ xa tôi thấy một cụ già trong bộ quần áo quần áo sáng màu. dáng cao. Tôi đã nhận biết đó là nhà văn đang đứng đón chúng tôi. Cuộc gặp gỡ đã được báo trước nên cả hai bên phía chủ và khách cùng thấp thỏm mong đợi phút gặp gỡ chứ không còn bất ngờ. Tôi là người đầu tiên trong đoàn đi được bắt tay nhà văn, đây là lần thứ hai tôi được bắt tay với nhà văn. Lần thứ nhất là cái bắt tay và câu chào tạm biệt của nhà văn phải ra viện đột xuất ngoài dự kiến khi xe của tạp chí từ Hà Nội về đón anh về Tổng cục chính trị và về ngoài viện lớn ở Hà Nội điều trị kết hợp làm việc ở tuổi anh ba mươi chín. Và hôm nay tôi lại được bắt tay với nhà văn tuổi đã tám mươi. Hai lần bắt tay của anh bệnh nhân và cô lính quân y cách xa nhau tròn 40 năm.



    Nhà văn vui trong xúc động khi được đón những độc giả hâm mộ văn, thơ của ông.




         Ảnh trên: Trước khi vào nhà các anh thành viên của VMH không quên tác nghiệp máy tấm hình trước cửa nhà văn.


   Chúng tôi bước vào một căn nhà nhỏ trong khu tấp thể Lý Nam Đế thật ấm cúng. Tôi không bị bất ngờ khi nhìn thấy người vợ còn trẻ khỏe của nhà văn cùng ra đón chúng tôi. Tôi đã được vài lần nghe nhà văn nói chuyện về tuổi tác, nghề nghiệp của người bạn đời của nhà văn với tôi qua điện thoại.  Nhà văn vui lắm, hai tay cứ luýnh quýnh sờ vào từng cái cốc muốn rót những chén nước mời khách. Còn chị Phương người vợ trẻ của nhà văn cũng tơi tả bê ra đĩa đầy ắp những múi bưởi hồng  thơm , ngon, đĩa hạt lạc rang. Hình như được báo trước nên hai bác cũng đã chuẩn bị tươm tất những món tiếp khách giản đơn mà rất quý. Quý bởi tấm lòng

   Nhà văn rất xúc động trong suốt thời gian nói chuyện với nhóm VMH, những người CCB hâm mộ nhà văn. Suốt cuộc nói truyện các anh thay nhau hỏi về những năm tháng viết văn ở chiến trường, về gia đình, nhà văn vẻ khá mệt nhọc nhưng vãn khoan thai nói chuyện như ngày nào, thỉnh thoảng dừng câu truyện anh lại quay sang tôi hỏi chuyện. Anh hỏi thăm về gia đình, con cái, về công việc, anh không quên hỏi thăm sau ngày hòa bình em có được đi học tiếp không? Lâu lắm rồi có bao nhiêu là chuyện của người lính, 40 năm là rất dài, giờ ở tuổi 80, có lẽ anh ngồi chiêm nghiệm lại, nhớ được gì thì hỏi cô Hóa nghiệm ngày xưa câu ấy. khi tôi hỏi tới nhạc sỹ Phong Kỳ nhà văn nói nhạc sỹ sống ở Hải Phòng. Nhà văn nói sơ qua về cuộc đời của nhà văn Triệu Bôn đến khi nhà văn qua đời cho tôi nghe. Tên được nhắc đến của các nhạc sỹ và nhà văn tôi được biết là những người cùng ra an dưỡng và điều trị cùng với NV Nam Hà tại 581 thời gian đó. Tất cả nhưng câu truyện và câu trả lời, ở tuổi 80 nhưng nhà văn vẫn còn minh mẫn lắm.




    Ngồi nói chuyện một lúc. Nhà văn như sực nhớ điều gì? Ông đứng dậy hai chân bước đi run rẩy. Nhà văn đã tới nơi treo những tấm hình của các cháu Nội, Ngoại đem lại bàn nước giới thiệu với mọi người. Chị Phương, phu nhân cũng cùng chồng giới thiệu những đứa cháu trông thật đáng yêu. Giọng nói trầm ấm, ngọt ngào của người xứ Nghệ vốn đã nhỏ nhẹ bây giờ ông xúc động làm giọng càng chùng xuống hẳn. Rất nhỏ thôi nhà văn nói.
-  Ngày đó sau khi anh lấy vợ rất mong được có con, lúc vợ chuẩn bị sinh mà thấy lo lo. Bao nhiểu giả thiết cứ chồng chéo nhau. Liệu con mình đẻ ra có được khỏe không? Nó có được lành lặn không? Biết đâu nó lại chẳng được thành người lành lặn. Mình đã sống ngần nấy năm ở chiến trường. Bom đạn, sốt rét rừng....
- Ngày vợ đẻ, anh phải vào xem con bằng được.  Thấy con mình lành lặn, xinh xắn.  Vui mà phát khóc. Giờ nó còn cho những đứa cháu thế này đây.  Có lẽ nhà văn đang muốn bật khóc. Mọi người truyền tay nhau ngắm những cô, cậu. Ngắm những trẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu Nội, Ngoại của nhà văn. Tôi thầm nghĩ biết đâu trong mấy đứa trẻ này lại có những nhà văn nổi tiếng theo Zen của ông chúng nó...


   Người ngồi bên trái xuanv338 là người đang cùng nhà văn đi suốt cuộc đời.

Một lúc hàn huyên, do có việc bận. Anh Tranphu341, Bình Yên và anh sudoan5 phải về sớm hơn. Chỉ còn lại xv và anh Zinbacau. Lúc anh Zinbacau ngồi hướng dẫn cho chị Phương cách vào trang Dựng nước để đọc bài của các CCB trong đó có nick xuanv338. Tôi cũng quay sang chăm chú theo dõi. Rồi tôi chợt nhìn lên. Nhà văn vẫn ngồi nhìn sang phía ba người ngồi bên đối diện, vẻ mặt trầm tư, từ hai khỏe mắt nhà văn là hai hàng lệ đang dần lăn vượt qua những nếp nhăn trên hai gò má. Tôi như thấy mình có lỗi, vội ngồi xoay người lại hướng nhà văn..Nhìn sang tôi anh lại hỏi câu ban nãy anh đã hỏi.
 - Các cháu giờ lớn cả rồi chứ em? Em đi làm ở đó có vất vả lắm không? Bệnh nhân có đông không?  Loạt câu hỏi rất cặn kẽ của nhà văn.
-  Dạ vâng!. Các cháu nhà em lớn cả đã yên bề gia thất, em làm việc cũng vừa sức thôi ạ. Là một bệnh viện tư nhân chỗ em làm như thế là bệnh nhân khá đông. Ngày đông nhất cùng phải bảy đến tám trăm bệnh nhân anh ạ. Nhà văn nhẹ gật gật đầu khi nghe những câu trả lời của cô Hóa Nghiệm.
-  Vành môi mấp máy, run run che hàm răng giả, ngập ngừng.
-  Nếu giờ gặp em ở ngoài đường thì anh không nhận ra được nữa. Lâu quá rồi. Nói rồi nhà văn quay vào phía bàn trong. Bàn tay gân guốc hơi run run, ông với từ góc bàn cầm một phong thư khá lớn đề ngoài. "Tạp chí văn nghệ quân đội."  phần Gửi : Còn để trống. Tôi đoán đây là những quà tặng thường kỳ của tạp chí VNQĐ gửi tặng cho những người lính viết văn đã nghỉ hưu. Anh chỉ đưa cho tôi và không nói gì cả. Chắc người lính già đã rất xúc động mà không dám nói trước cô Quân y và những độc giả hâm mộ ông. Tôi giơ tay đỡ và cảm ơn nhà văn.

  Trong phong thư tôi mở ra. Trời! Là thứ mà tôi rất quý. Đó là ba cuốn tạp chí văn nghệ QĐ số 803, 804, 805. Còn mới tinh. Tôi nói lời cảm ơn và xin anh mang  về đọc trong những lúc thư nhàn và những đêm khó ngủ. Những cuốn tạp chí này nó sẽ là nguồn ngôn từ hay bổ xung cho tôi viết tiếp những dòng ký ức của mình. Cảm ơn nhà văn Nam Hà. Chúc nhà văn đựợc luôn khỏe, vượt qua những bệnh tật và vết thương vẫn bám theo anh từ đất miền Đông, từ núi rừng Bình Phước trở về. Hai tấm bằng treo trên tường kia là sự ghi nhận của nhà nước đối với công lao cống hiến của anh.



  Tạm biệt nhà văn ra về. Tôi thấy thương người lính viết văn đã có tới 10 năm dài ở chiến trường miền Đông gian lao, chiến tranh khốc liệt. Hòa bình, những người lính trận được nghỉ ngơi và lo cho cuộc sống hiện tại thì  nhà văn lại lao vào thâu đêm, có lúc phải xa nhà tìm nơi tĩnh tại để viết tiếp những cuốn sử thi để đời ghi lại những dấu ấn không thể quên của cuộc chiến tranh đầy gian khổ trên đất miền Đông Nam Bộ. Mảnh đất đã đại diện cho cả cuộc chiến tranh. Hình ảnh người viết văn bước đi yếu ớt, nét mặt vẫn rất hiền và trầm tư, hình ảnh nụ cười tươi rói và gương mặt đầy bản lĩnh của chị Phương, cô giáo dạy ngoại ngữ của trường đại học sư phạm ngày nào, người bạn sắt son đã và đang sống đi bên nhà văn suốt cuộc đời. Một sự bù trừ rất có lý mà nhà văn được ông trời ban tặng. Tất cả cứ chập chờn đi theo tôi ra con đường lại chật ních người, xe. Đâu đây, lại vẳng tiếng giọng ngâm trầm ấm của chị Linh Nhâm

" Ôi Tổ Quốc mà ta yêu quý nhất.
Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!".

 Chúng tôi về qua nhà anh sudoan5 chơi, sau đó ra 19C NH giao lưu với các anh lính Thành cổ, lính Tây Nguyên, lính Nam Lào......và cả người không là lính mà trong họ cũng chất đầy chất lính. Thật là vui mà vô cùng xúc động.

  


Cô hóa nghiệm viên ngày xưa của bệnh xá 581 nằm bên bờ sông Châu. Nơi nhà văn Nam Hà đã từng nằm điều trị và an dưỡng sau 10 năm gian khổ ở chiến trường. XT đang đăm chiều nhìn lên những giải thưởng lớn của nhà văn treo trên bức tường nhà. Thật xúc động và ngưỡng mộ nhà văn. Những phần thưởng không phải nhà văn nào cũng có được. Và tai vãn lắng nghe những câu truyện của nhà văn.




  Ảnh trên: Nhóm VMH  cùng nhà văn Nam Hà và phu nhân của nhà văn.



 Chiều chủ nhật.

 Chiều hôm sau. Khi xuanv338 chuẩn bị lên xe xuôi Thái Bình. Trong ồn ào hỗn loạn của bến xe Giáp Bát chiều chủ nhật. Tôi thấy có tiếng chuông điện thoại. Nhìn lên màn hình có hàng chữ Nhà Văn NH.
- Da! xv em nghe đây ạ!
Anh nói trong điện thoại vẫn giọng nhỏ nhẹ , xúc động, lúc gần xa trong tiếng ồn ào.
- Em đã về Thái Bình chưa?
- Xin cho anh được gởi lời chúc sức khỏe và cám ơn các anh em chiều qua đã tới thăm anh. Anh xúc động quá mà chẳng nói được gì. Trong đoàn đi chỉ có mình em là anh biết thôi. Còn mọi người họ đều rất xa lạ không quen mà anh thấy gần gũi quá. Cuối đời anh còn được những tình cảm thật quý của các độc giả dành cho anh.
Anh nghẹn ngào ngừng lại đôi phút không nói gì.

.- Thôi anh chúc em về Thái Bình mạnh khỏe, thỉnh thoảng lên Hà Nội thì ghé vào chỗ anh chị chơi.
- Dạ vâng! Em đã bắt đầu lên xe đây ạ. Em chúc anh chị và các cháu khỏe và vui vẻ. Em sẽ tới thăm anh một dịp khác ạ. xv chào anh.

 Chuyến xe Giáp Bát - Thái Bình bắt đầu chuyển bánh. Hình ảnh mâm cơm gặp mặt của nhóm VMH tại nhà bác Tranphu341, những câu truỵên lính thật vui có cả một thành viên mới vào trang. bác p/k. Những xúc động cuộc gặp mặt sau 40 năm của nhà văn với cô Hóa Nghiệm và sự ngưỡng mộ tận mắt của những độc giả trong nhóm VMH" Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!. Tự nhiên mình lại thấy loáng choáng trong men bia Ngọc Hà, tai vẳng lại những tiếng cười , nói , những câu truyện lính các chiến trường. Quảng Trị, Nam Lào. Những cú điện thoại của anh lính Tây Nguyên mà anh từng có mặt và viết nhiều trong trận mở màn "Chiến dịch Tây Nguyên" dài tập của anh" Thật là vui. Một ngày thứ bảy có bao nhiêu là chuyện vui đến bất tận. Đường lên Hà Nội không xa lắm. ước sẽ còn nhiều ngày thứ bảy vui hơn.

   Xe bắt đầu lướt nhanh đi về hướng Thái Bình. Xin chào Hà Nội. Hẹn gặp lại

   Để có một chiều thứ bảy thật vui này. xuanv338 xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh Tranphu341, anh sudoan5, mod BY, những người hâm mộ " Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!" đã cùng với xuanv338 tới thăm và chúc sức khỏe nhà văn theo ước nguyện. CB xin nói lời cảm ơn các anh thaiminhhung, anh Lê xuânTường, anh Dao Minh Xuyen, em HaHoi và tất cả các anh trong câu lạc bộ 19C NH có mặt chiều thứ bảy hôm ấy bằng những tình cảm nồng hậu. CB cảm ơn anh đồng hương ChienC3 đã có cú điện thoại sáng hôm sau chúc mừng và còn thêm lời trách CB là ra không cho anh biết. Điều trách ấy làm CB thấy càng trân trọng. và phas cũng có lời trách cứ trên trang. Chị Chích thành thực xin lỗi phas. Hẹn có một dịp khác vậy.

    Câu truyện dài" Có một cuộc đời......" còn đang giang dở. Nhưng cho tới hôm nay . Những nhân vật được nhắc tên trong truyện. xuanv338 đã tìm lại được khá nhiều. Để có cuộc gặp mặt của CB với gia đình bác nhà văn Nam Hà sau 40 năm đầy thỏa nguyện và thật vui này. CB xin nói lời cảm ơn rất lớn tới anh Zinbacau. Anh là người đã có công đi tìm được số điện thoại của gia đình nhà văn, là người dẫn dắt tới đích cuộc gặp mặt này. CB rất xúc động trước những tình cảm và những việc làm tri ân vẫn sãn có ở anh đồng hương quê lúa vẫn thường làm. xúc động lắm, xuanv338 chỉ biết nói thêm lời cảm ơn. Chúc mọi người thật mạnh khỏe.



« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2014, 11:43:25 am gửi bởi xuanv338 » Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2014, 04:39:12 pm »

Chúc mừng Xuanv338 đã có một chuyến đi HN nhân dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ Đô 10.10.1954 - 10.10.2014, và có cuộc gặp gỡ với nhà văn Nam Hà, cùng với anh em CCB 19c Ngọc Hà. Những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa và chân tình. Hẹn gặp vào những dịp sau TMH
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2014, 05:58:47 pm »

xuanv338 chào và cảm ơn anh thaiminhhung. Chào tất cả các bác. Sau buổi đến thăm chúc sức khỏe nhà văn Nam Hà. xuanv338 cùng các anh em lần đầu tiên tới câu lạc bộ 19C NH sau nhiều lần lỗi hẹn.  Quán bia NH chiều thứ bảy thật đông đúc. Những người mới được quen nhau qua bài viết, quen nhau qua những tấm hình mà chiều nay như đã quen nhau từ rất lâu. Anh Lê Xuan Tường, anh tháiminhhung, anh Dào Minh Xuyen, em HaHoi các anh là những người lính Quảng trị, Tây Nguyên, Nam Lào cùng về hội tụ. Đầm ấm quá! Người phấn chấn không dấu nổi xúc động trên khuôn mặt là cậu em HaHoi. Từ lâu HaHoi cứ ao ước được gặp chị Chích trên quê Lúa. Nhưng rồi vẫn chưa làm được, lần này thì hai chị em đã được gặp nhau cùng các anh 19C NH.

    Những câu truyện đan xen đến tận giáp giờ dã bạn của hội làng 19C NH thường quy định. xuanv338 còn hạnh phúc hơn là cậu con trai quý của mình đi đón mẹ lại được vào hầu chén rựơu cùng các bác là đồng đội của mẹ. Cậu về vui lắm và xin mẹ hôm nào lại cho con ra cùng các bác, được hầu rựơu với các bác sớm hơn. CB cảm ơn các anh, những người đồng đội 19C NH.






« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2014, 07:00:59 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM