Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:09:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế! Phần III  (Đọc 114108 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 06:56:53 am »

Chào chị CB, chúc mừng chị dẫ xây xong tầng ba của ngôi nhà, em vẫn thường lọ mọ vào thăm ngôi nhà của chị từ tầng một đến giờ, những suy nghĩ, câu chuyện rất thường  nhật hàng ngày của tuổi trẻ và của người lính. Những bài viết của chị em tin rằng không những chỉ riêng em mà nhiều bạn đọc đều chung một cảm xúc dâng trào. Chúc chi dẻo tay bút để mọi người cùng chú em BGPB này ngồi hóng hớt những câu chuyện của chị.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 10:01:25 am »

     Chị Chích chào pb47vp. Chào các anh em CCB biên cương phía Bắc. CB vẫn chưa tiép tục được bài mới. Những ngày này mình còn đang vui đón khách tới chúc mừng tầng III " Có một cuộc đời.....". Tầng III sẽ có những câu truyện của cuối đời  lính và cả nhưng câu truyện khi rời áo lính.Truyện có thể sẽ không mấy hấp dẫn như trong phần I và II. CB sẽ cố gắng viết làm hài lòng người đọc. Các CCb phía Bắc tới nhà mà thấy quý vô cùng. Hai thế hệ lính nhưng bổn phận của người lính chúng mình chỉ là một mà thôi. Mình sẽ thường xuyên giao lưu với các bạn HG cho trẻ lại. Chúc pb47vp mạnh khỏe và cảm ơn bạn nhiều.



  
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2014, 12:05:16 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 10:03:25 am »

Chào CB! Đọc đến trang 20 PII, quay lại chỗ Bob lại gặp cô em hỏi anh đã xong PI chưa nên vào nhà thăm CB và trả lời ngay.
 Cảnh chùa Đọi CB tả mà P/K muốn về đó thăm thú mà thưởng thúc mùi hoa ngọc lam ở đấy như có gì quyến rũ hơn hoa ngọc lan ở nơi khác.Thơm dìu dịu, thoang thoảng trộn lãn nỗi buồn man mác và cái nhớ vời vợi của người viết nên hoa ngọc lan ở chùa có mùi đặc trưng chăng? Chịu CB “tìm chủ đề trong giấc mơ”.  Quả là thua rồi, mơ mà tỉnh đấy.  CB viết nghe tiếng gà trống gáy vào buổi sáng, đọc đến đây chỉ sợ CB lại bảo nó bị thịt như lần nào CB liên tưởng như thế!
CB viết ra từ trái tim nên có nhiều tình tiết gây súc động lắm, đọc rất cảm đông. Cũng là hình ảnh cái bánh xe đạp quay mà diễn tả được hai tâm trạng trái chiều, khi vui, khi buồn; lúc là hạnh phúc lúc là nỗi đau. Quả là cây bút này bộc lộ rõ năng khiếu bẩm sinh rồi. P/K rất thích đoạn này.
Nhà P/K ở sát làng đạo không thấy họ cúng rằm tháng 7, thậm chí nhà P/K có ông chú nuôi đi đạo, khi đến cúng giỗ còn không ăn đồ đã thắp hương. Thấy CB kể nhà sắp mâm cơm nặm, thắp hương khấn vài vào rằn tháng bẩy. Có phải  ở quê CB sứ đạo có khác bên sứ đạo quê P/K không. Cũng hỏi CB, bảo nhà cách Đòan an dưỡng 590 ở Vĩnh bảo 7km thì  ở Cầu Nghìn à?
Năm 1979 P/K nằm an dưỡng ở Hợp Lý một năm, nhưng chắc bấy giờ CB đã Chuyển ngành rồi.
Đang đọc chạy đua để kịp với bàn dân thiên hạ. Chúc CB luôn khẻo viết khẻo! Thân ái!



 
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2014, 10:23:22 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 10:22:21 am »

   Chào bác P/K. Em đã sang nhóm được quà bác gửi tặng cho em mà sai địa chỉ về đây. Trước hết em xin cảm ơn về những lời khen khá được ưu ái cho bài viết của em. Dù sao được khen cũng phổng mũi đã.
  Em sẽ trả lời những ý kiến còn lăn tăn của bác. "Tại sao người của thiên chúa lại có mâm cơm cúng gia tiên?

   Bác đã đọc phần I. Quê em gốc tận nơi phát tích của Triều Trần. Gia đình em không phải là người thiên chúa Giáo. Năm 1956 di cư xuống đất Khách nơi xóm đạo, mẹ em nói lúc ấy con cỏi (CB) mới biết lần cửa thôi, người như cái dẻ vắt vai.. Ngôi nhà của đồng bào di cư mà nhà em được chia nằm giữa lòng xóm đạo. Thế rồi cô bé dân di cư lớn lên thành cô mục đồng,  sống vui theo bầy với lũ trẻ con bên xóm đạo. Mọi cách sinh hoạt, trò chơi, suy nghĩ trẻ thơ của CB đắm sâu vào trong đó. Cô bé dân di cư đến cũng thuộc được những bài kinh nguyện cầu buổi tối, biết hát được vài bài thánh ca. Biết vào trình Cha xin Quýt, biết đánh đáo với các cậu trong nhà chung, biết vào nhà các cô tu sỹ viên thuốc cam kiềm để được các cô bố thí cho vài viên ăn sướng miệng. Sống trong lòng xóm đạo nhưng các tập tục của quê mình thì không bao giờ bỏ. Vậy mới có mâm cơm cúng gia tiên vào rằm tháng Bảy.

  Nhà em hiện giờ cách cầu Nghìn chừng hai cây số. Nhưng hiện tại thì em đang sống du canh, du cư. Họ nhà Trần thường sống nghề thuỳen chài , lang thang trên khắp các dòng sông... Grin.

  Năm 1979 bác an dưỡng ở Hợp Lý là đoàn 581 Lý Nhân Nam Hà, gần lối ra bến phà Yên Lệnh phải không ạ, hay Hợp Lý của Vĩnh Bảo Hải Phòng? Ở đoàn nào thì năm 1979 em cũng đã rời lính rồi anh ạ. Em chuyển ngành tháng 5/1976.
   Cảm ơn bác P/K đã là một cổ động viên đến muộn nhưng rất mặn mà với "Có một.......". CB chào bác.


  Nhân tiện giải thích câu hỏi của bác P/K. xuanv338 xin giới thiệu với các bác đây là nhà thờ của họ nhà xứ Cao Mộc. Nơi mà cả tuổi thơ của CB đã đắm mình vào những ngày lễ, những buổi chiều đi cắt cỏ trâu trong vườn nhà Cha, vườn đức Bà về còn đánh bệt phía cuối nhà thờ đánh thêm mấy ván chuyền, ván Chắt hay mấy ván nhảy ô ăn quan rồi mới về nhà.

    Đây là tấm ảnh mà CB chụp nhân ngày về viếng đám ma bác Thoát trai ngừi bên xpms đạo "Nhân vật có trong phần I của truyện" Người mà cứ 28 tết lại sang giết lợn hộ nhà CB. Còn bác Thoát gái là người thường gọi cô Mục đồng là "Dái tong" Đấy ạ. Bên kia cầu ao nhà thờ là mấy bà con xóm đạo đang làm thịt gà sắp cơm cho nhà đám.

  Nhìn vào sâu Phía trong cây tháp nhỏ là toàn bộ khu vực nhà ở của Cha, Nhà Tu, Nhà các cậu, các Bố, các Thày. Bây giờ mới có khu hồ có hòn non lớn. Trước đây là cà mấy chục mẫu chè xanh, được tách ra gọi tên khác nhau, Vườn Đức bà, vườn nhà Cha, vườn nhà chung. Thuở nhỏ CB là cô thợ hái chè thuê cho thương lái ngoài Vĩnh Bảo Hải Phòng vào mua. Một năm có hai vụ Chè. Mỗi cân hái thuê chỉ được một hào thôi.




Phần I xuanv338 đã viết lại bài xúc xẻ của mình  trong nhật ký đường đi. Hôm nay nhân có hình ảnh nhà thờ xứ quê mình. xuanv338 xin được P lại mọi người xem hình và đọc những việc làm hệ thống trong thơ cua cô mục đồng nơi xóm đạo. Tuy là câu thơ khô khốc, nhưng mỗi câu cũng có câu truyện cười và không kém xúc động. Sau này kết thúc câu truyện dài. Sức khỏe cho phép xuanv338 sẽ kể từng câu truyện của tuổi thơ trong bài thơ khô khốc.

Lâu rồi trở lại sông quê.
Vẫn con thuyền ấy! Bến đò vấn vương.
Xóm nghèo mình vẫn nhớ thương.
Bao nhiều kỷ niệm chưa quên bao giờ.
Dậm tôm nhất ao nhà Thờ.
Nhiều các bống mũn ao vườn nhà Cha.
Sọi Cờ nhiều, khu tha ma.
Nhưng vì sợ bẩn nên không bắt về.
Những ngày đi hái chè thuê.
Hết vườn Đồng Cạn lại vườn nhà Cha.
Chọn cây thấp, lá vàng già.
Nón mê nhận chỗ, ró gài ngang cây.
Có chiều mải chơi nhày dây.
Quần toang hai ống vì chơi ú tìm.
Có chiều lên Tháp bắt Chim.
Cỏ chưa đầy gánh lồng khồng chống nhau.
Có chiều chót vót ngọn Cau.
Cũng diều Cánh Cốc, cũng câu tôm Cờ.
Hôm nào  rước lễ nhà Thờ
Tinh mơ đã thấy cô nàng lọ lem.
Len lên tận chỗ hội kèn.
Chị Dâu có gọi nghe rồi làm ngơ.
Ấy là chuyện tuổi ấu thơ.
Thì sao nói hết trong thơ ngọn ngành.
Rộng dài  đi giữa non xanh.
Nhớ về ao nhỏ của làng thuở xưa.
Bởi còn có những buổi trưa.
Bắt con Rô lóc đón mưa đầu mùa.
Đường đời  dẫu  lắm chát chua.
xa nhưng vẫn thấy hương quê ngọt ngào.

                              

TIẾNG CHUÔNG XỨ ĐẠO

Đây là nhà thờ  Chúa của Làng tôi. Hơn hai trăm năm rồi nhà thờ vẫn giữ nguyên nếp cũ. Nơi đây có bào kỷ niệm cả tuổi thơ tôi  đắm mình vào  nơi xứ Đạo.

       Cái ao trước nhà của Chúa nhiều tôm vô kể. Cứ mỗi ngày trở giời là tôm úi lên bám vào thành bờ ao nhiều lắm. Cả xóm Đạo thi nhau nào rổ, nào dậm để hớt Tôm. Mục đồng tôi thì không thiếu một ngày giở trời nào. ngày xuân về lại làng xưa. Tôi muốn thu lại cả khuôn viên nhà thờ và cả ba cây Tháp vào trong cái máy ảnh nhỏ Panasonic. Cố gắng lắm mới chỉ lấy được thế này. Ảnh không được đẹp nhưng thấy đã là thỏa nguyện với mình.

   Nhà thờ làng tôi có ba cây tháp. Cấy tháp nhỏ bên phía trong dùng kéo báo giờ nguyện kinh nhà thờ hàng ngày vào buổi sớm và buổi tối. Cây tháp to bên trái dùng kéo vào trước giờ lễ chủ nhật hàng tuần. Cây bên Phải chỉ gióng chuông vào ngày lễ chầu lớn. Những ngày lễ cả ba tháp chuông đều gióng lên hòa thành một âm thành nghe  ngân nga, huyền ảo. Tôi được nghe  bác Thoát gái nói rằng.

-  Tiếng chuông của họ xứ nhà mình là hay lắm đấy! Những người ở tận trong Sài Gòn  làm các đĩa  về nhà thờ mà họ ra tận ngoài này để ghi âm tiếng chuông để cho vào tong đĩa.

    Quả tình tôi đã đi nhiều nơi, được nghe nhiều tiếng chuông nhà thờ. Những có lẽ không ở đâu có tiếng chuông ngân nga, sâu lắng như vậy!

    Tháp chuông cao như vậy mà cô mục đồng Chích leo tận gác ba gần cây Thánh giá bắt tổ chim non về nuôi. Mấy ngày bị chết lại tổ chức lũ trẻ làm đám ma khá linh đình. Các bác bảo con hơn cả "Dái trong".

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 08:00:52 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 11:52:32 am »

Chào CB! 
P/K phải tập trung mọi thời gian  để cho kịp với mọi người. Có lúc như mờ đi (già mà), phải ra mua lọ thuốc chông mờ mắt về nhỏ- thật đấy, không phải đùa đâu. Vì chỉ có  P/k một mình ở nhà, cả giang sơn máy tính.  CB càng viết càng cuốn hút, đã vượt qua một câu chuyện tự sự, có đoạn như đang đọc tiểu thuyết. Cảm động nhất là đoạn CB  nghe tin chiến thắng đã thủ thỉ với người yêu (cứ cho) đã vì tổ quốc yên giấc ngàn thu. Rõ ràng T không chết và không thể chết được trong CB được đâu!
Hãm tốc độ đưa lên mạng để P/K cùng đọc với mọi người. Vậy có ích kỷ lẳm không?
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 11:21:11 am »

Chào CB! P/K đã hoàn tất toàn bộ bài của CB, đang chờ tiếp theo. Chúc mừng CB!
Nhận được câu trả lời, lại được trả lời nên P/K viết luôn. - Đoàn 581 ở Lý Nhân. Lý Nhân một nửa là LÝ, một nử là NHÂN. P/K ở Hợp Lý, gần cái cầu sang huyện Duy Tiên. Một năm ở đấy, cũng đi Vĩnh Trụ, cũng sang Chính Lý, Hùng Lý…Khi về quê qua đò Nhật Tỏa, theo đường 39 về Đông Hưng...
Ảnh Nhà thờ đẹp quá! Cái sứ này dẫn tâm hồn cô mục đồng đầy mộng mơ là phải rồi. Bây giờ P/K biết chính xác Nhà thờ là của người ta chứ không phải nhà CB. Còn P/K cũng dòng dõi Hào Khí Đông A đấy.
Bài thơ đằm thắm tình quê quá! Chắc ai ở đất Thái Bình khi đọc đến bài này chẳng những nao lòng nhớ thủa ấu thơ  mà còn hỏi sao  diễn tà đúng tâm tư tình cảm người xa quê mấy chục năm quá.  Còn P/K chẳng có tuổi thơ như thế nên thích nhất là hai câu vào đầu: “ Lâu rồi trở lại sông quê/ Vẫn con thuyền ấy, bến đò vấn vương…” và hai câu kết: ‘Đường đời vẫn lắm CHÁT CHUA/Xa quê vẫn thấy hương quê ngọt ngào..”
Nhân đây gửi mấy vần cho CB nhé.
Đừng làm quả ớt phải cay
Đừng làm hoa súng lắt lay giữa dòng,
Mình như cỏ mật nội đồng
Đến khi héo lá thơm lừng chiều quê.
Vẫn theo lối cũ đi về
 Cỏ may níu áo có hề chi đâu,
Cái cò lận lội đồng sâu
Cái vạc lay lắt dãi giầu nắng mưa.
Mình như hạt giống bốn mùa
Gieo bao mơ ước mà chưa hết nguồn.
Buông tay tránh nẻo đường trơn
Về nơi cỏ mật vẫn còn ngát hương.
( Cỏ mật khi héo mới thơm ngọt, khi làm chú mục đồng thường tìm cho túi áo,dể ngủi mùi ngọt. Bay giờ chắc không còn, cỏ may thì còn). Chào CB!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 08:00:37 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 11:29:34 am »

 CB chào bác P/K. chào các bác. Thật là vui khi có một thành viên mới vào trang làm sôi nổi diễn đàn. Bác vừa một danh hài lại là một nhà thơ nữa. Đọc thơ bác thật xúc đông. Đúng như vậy. Ai cũng có quê hương. Dù cuộc đời lênh đênh chìm nổi hay thành đạt vinh quang sống giữa thị thành thì cái hồn quê không bao giờ nhạt phai trong ký ức của con người.

  Bác P/K ở đoàn 581 là chính xác rồi. Hợp Lý gần lối đi Hòa Mạc> ra phà Yên Lệnh. nay đã có cầu. Bệnh xá 581 nằm bên bờ sông Châu thuộc xã Hùng Lý. Nhắc lại những tên địa danh mà thấy nhớ! Bác về quê đi theo con đường gần nhất> Vĩnh Trụ> Đi Cầu không> Đò Nhật Tảo> Đi đường 39 qua Hưng Hà quê em> ra đường 10 tại Ngã ba Đọ dẽ trái đi Hải Phòng. Có đúng không ạ? Phải nói  lính Tây Nguyên đều văn võ song toàn đấy. Chúc các bác mạnh khỏe vui vẻ vào trang hàng ngày. Cảm ơn bác có lời động viên CB nhé! Thỉnh thoảng nói vui cho trẻ lại chứ có sao! Hôm nay có bác vào viết bài anh bob mới dám ho he nói vui thế thôi đấy ạ!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 11:35:27 am »

 (tiếp theo) PHẦN II "cO MỘT....."

 Chiều hoàng hôn ở cuối sông Hồng.

    Bữa cơm chiều ăn thấy đắng miệng ghê. Mình đã cố ý chậm chạp để tránh ăn cùng mâm với anh bạn lính đồng hương, người cùng họ với T. Mình không muốn nói thêm chuyện gì nữa.  Nhắc lại bao nhiêu lại càng đau lòng bấy nhiêu thôi. Và tôi muốn dấu kín chuyện của với mình vơi T, nói ra chẳng để làm gì với người cùng trong họ của anh trong lúc này.

    Lưng bát cơm là đã đủ sống cho mình từ chiều tối nay đến sang ngày mai rồi. Một tuần học khá căng thẳng. Tối nay mọi người sẽ được nghỉ ngơi , sáng mai trở về đơn vị. Chiều cuối cùng trên đất Chân Lý nỗi buồn bấy nay giờ lại được cơi thêm.  Có lẽ chỉ có nơi dòng sông bến bãi mới là nơi cho mình được thả vơi nỗi buồn.

     Chỉ một mình thôi là đủ. Bước chân uể oai tôi đi lên khỏi dốc đê. Trước Hoàng hôn tôi đứng đây là cả một dòng sông Hồng mênh mông và một khu bờ bãi vừa được phủ lên một lớp phù Sa của mùa lũ mang về. Cái điếm canh lũ bên bờ đê vào cuối mùa lũ đã thấy vắng teo, người canh Điếm vẻ như đã lơi là. Gian nhà Điếm canh xây nho nhỏ đã cũ kỹ, quanh bức tường bên ngoài vữa đã bong nham nhở, còn lại chỗ nào lành thì kín chữ màu đỏ viết bằng gạch non, màu đen bằng than củi, những dòng chữ chửi bới nhau của lũ trẻ Trâu làng bãi ven đê. Những câu chửi nhau trên tường điếm canh lại làm mình nhớ về làng quê và nhớ lũ trẻ Trâu ngày xưa của bọn mình đến vậy. Lớn lên mỗi đứa mỗi nơi. Con gái đi lấy chồng, con trai đi vào trận. Hòa bình đã mấy tháng rồi hôm nay bọn nó đã có tin về nhà chưa không biết? Thương bình về đông mà sao mình chẳng gặp được ai.

   Tôi lững thững đi thêm một đoạn đê dài. Lũ đã cuối mùa. Dòng sông Hồng chiều nay như hơi hẹp lại. Xa xa là một bãi bồi nhô lên giữa Ngã ba sông . Bên kia dòng sông là quê Nội của mình. Nơi cha mẹ đã sinh ra mình từ làng quê ấy. Ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần về quê Nội mình lại được nghe các cô bác nói với nhau, lại sắp đến mùa sang bãi sông gieo hạt. Bãi ấy quê mình vẫn gọi là bãi ba tỉnh. Mẹ bảo rằng, bãi ba tỉnh là nơi ba vùng quê Thái Bình, Hà Nam , Hưng Yên đều được nghe chung tiếng con gà gáy sáng. Mùa lũ rút bãi bồi nhô lên như một hòn đào nhỏ. Những chiếc thuyền trôi như ngày hội du thuyền trên sông, kẻ vào bến , người ra bãi bồi.  Là nơi người dân ba tỉnh cùng vào mùa gieo Vừng, gieo  Lạc, gieo Đỗ, trồng Khoai.  Giờ thì câu truyện từ xưa của Mẹ, của những người trong nội tộc họ Trần nhà mình phía bên kia vùng Tả  ngạn sông Hồng đang như một băng ghi hình tua lại.

     Hoàng hôn cuối ngày trải vào tô màu thêm cho những hạt phù Sa thêm đỏ gạch. Mỗi mùa lũ Phù sa được đắp bồi thêm thì lòng người đồng bãi thêm vui khi vào mùa gieo hạt. Còn nỗi buồn nhân thêm về gài thêm vào trái tim của CB thì lòng mình càng thêm xe sắt lại. Nhìn xuống dòng sông vẫn còn mang phơn phơt màu phù sa, Gió thu mơn man tràn qua cả bờ đê, cái điếm Tổng người canh Điếm đêm nay vẫn chưa ra, Điếm càng thêm hưu quạnh. Còn lòng mình thì cũng trống trải, cô đơn. Chỉ còn đêm nay nữa thôi CB được ngủ trên làng bãi, sáng mai cô Hóa nghiêm lại về bệnh xá làm bạn với kính Hiển vi rồi.

      Không gian chiều đã tím. Hoàng hôn cũng đã chìm sâu. Đàn trâu cuối cùng của làng bãi ven đê cũng đã ngừng gặm cỏ, trên lưng mỗi con Trâu còn mang theo môt chú muc đồng cũng đang chậm chậm xuống dốc về làng. CB bỗng thấy ớn lạnh và vắng quá! Mình phải về thôi!

     Sông Hồng ơi! Đã có lúc buồn quá đầy mình đã phải san vợi nỗi buồn gửi theo sóng nước Hoàng Long. Chiếu tối nay. Hai bên đôi bờ Tả, Hữu đều là quê hương mình cả. Hồng Hà ơi! Hoàng hôn đã lặn cuối trời rồi. Nơi đây đã là đoạn cuối của dòng sông. Hồng Hà lại vui lòng cho mình thả vợi chút buồn thôi, sóng nước sẽ mang theo nó hộ CB về phía Biển……Biết đâu buồn sẽ tan biến đi theo con sóng xô váo bãi cát của làng Chài.

                                                       (Còn Nữa)

  
      
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2014, 08:08:58 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 05:32:21 pm »

Chào CB! Chào mọi người!  PK  Đón chờ đọc những dòng viết còn nóng hổi  từ trái tim của cô bộ đội tuổi đôi mươi chứ không phải của bà lão sắp lục tuần. Vẫn là những lời thủ thỉ, lời tâm sự sâu lắng với dòng sông về nỗi buồn trĩu nặng trong lòng, mong  muốn “ thả vợi nỗi buồn” xuống  từng hạt  phù xa cùng trôi ra biển cả mà thấy như chả vơi được là bao!
 “.. nỗi buồn bấy nay lại CƠI thêm”. CB dùng từ CƠI thấy hay lắm. Vì nó CƠI nên mới thấm dần  vào tận  sâu thẳm trái tim là phải rồi, sao mà thả bớt được? Cả đoạn cứ man mác buồn. Bên kia tả ngạn, bên này hữu ngạn, cả cái ngã ba sông chỗ nào đọc cũng thấy buồn hưu hắt. Cả lũ trẻ cỡi trâu và con trâu bước xuống chân đê cũng buồn. Rồi người đọc cũng buồn. Nỗi buồn cứ GÀI thêm sao mà nguôi được!
CB viết hay lắm!  
CB này, CB nhớ sai về đường đi  rồi. Nếu đi Cầu Không thì chỉ ra đường 1 về Phủ lý, Nam Định, tx Thái Bình, PK đã đi rồi xa lắm. Còn qua Vĩnh Trụ ra đường đê sông Hồng, qua đò Nhật Tảo sang Hưng Hà, ra đường 39, thẳng đến Đông Hưng. Hoặc đến Phố Tăng( thì phải) về thị trấn Quỳnh  Côi ra ngã ba Đọ Cũng được. Kể lại việc tìm đường gần PK đã có lần đi đò sang t x Hưng Yên rồi tìm đường về Ninh Giang, không có lại quay về qua phà Chiều Dương sang đường 39, mua đường dễ sợ.
Kể cũng buồn cười thật, sáng nay mới nhắc anh chàng Bob rằng anh ta nhầm bảo năm 1975 đi qua Lâm Đồng rồi về Tây Ninh là không đúng. Thế mà đến chiều nay lại phải nhắc lại cho CB sao mà có sự trùng hợp lạ kỳ quá.
Xin Chào và đón chờ phần tiếp theo. Tăng hoa mà chả thấy hoa?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2014, 05:42:10 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 08:39:38 pm »

   CB chào anh phuockhanh. Chào các bác. Cảm ơn anh CCB Tây Nguyên. Một thành viên mới vào trang mà viết khỏe và rất chắc. Câu văn mượt mà khéo động viên bạn viết. Cảm ơn anh.  

   Grin Grin. Ông anh lại quên là em sống ở đó đã thành thổ địa của vùng quê ấy. Thế này anh ạ. Lấy điềm trung tâm là  TT Vĩnh Trụ cho dễ nhé!.
- Đi từ hướng Phủ lý vào phố Vĩnh Trụ 14 km. Nếu dẽ Phải vẫn đi theo đường 62 đi qua Cống Gùa xã Xuân Khê, qua cầu Nhân Hậu về Thành Phố Nam Định. Con đường ấy hai bên đường ngày đó toàn là cây Bồ Kết quả sai trĩu, con gái nuôi tóc dài mê mẩn.
- Nếu qua Vĩnh Trụ dẽ trái đi Hòa Mạc, ra đê sông Hồng, qua phà Yên lệnh sang Hưng Yên. Nếu đi thẳng đê về hướng Đông qua Điếm Tổng tới gần xã Nhân Long, Nhân Thịnh của lý Nhân cũng dẽ ra đò Nhật Tảo sang Thái Bình.
- Đi thẳng xuống dốc Vĩnh Trụ, tới đi chợ Cầu Không, qua chợ Chanh, Qua Nhân Đạo, Nhân Hưng, qua Nhân Thịnh lên đê cũng qua đò Nhật Tảo, sang sông đi qua Hồng An, Tiên Đức ra đường 39 > ra đường 10 . Tới ngã ba Đọ dẽ trái đi Hải Phòng, dẽ phải đi thị xã TB. Nay TP TB. CB thường đi lối này tiện hơn vì từ Hùng Lý đi 5 km ra Vĩnh Trụ.
  Còn từ phủ Lý đi Nam Định còn lối dẽ vào đường 21 đi qua Thanh liêm, Bình Lục về thành phố Nam Định. (Bây giờ là trục đường chính xe Hà Nội  - Thái Bình. Đường tàu Hỏa Bắc Nam là con đường tùy hành cùng đường 21. Qua ga Bình Lục, ga Đặng xá về Nam Định.
Hì ....Đường Hà Nam , Duy Tiên, Thanh Liêm em thuộc như bàn tay bác P/k ạ. Có thể bác đi lối từ Hợp Lý ra ngoài đê đi ngược lên chăng, rất nhiều lối đi bác ạ? Dù sao bác chỉ là TB an dưỡng , không phải là người bản xứ cũng nhớ khá đấy. Chúc bác mạnh khỏe, viết khỏe, vui vẻ.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2014, 02:41:34 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM