Ờ thì đó là tay Minh, trông thì quen mãi không nhớ tên lên hỏi

Cám ơn bác Thanhh63 nhé
Chương trình xuất phát từ Đình cả, Thái nguyên vào sáng ngày 28/6. Bọn tôi sẽ từ BN lên Thái nguyên ngày 27, tôi đồ rằng đi QL37 là gần nhất, vậy vào thăm cô Lý thật tiện, vào nhà anh Quân lại phải qua đường ngại chết

.
Mấy ngày tới lại dong ruổi trên đường, tranh thủ kể tiếp SỰ CỐ TRÊN ĐƯỜNG vậy

Sự cố lần này như sau:
Khi đi vì mong đi sang K sớm vì đường xa và không biết được phía trước ra sao, nên khi đi ngang qua khu tưởng niệm các thầy cô giáo bị lính ponpot sát hại năm 1977 tôi có nói cho mọi người trên xe biết và xin phép khi về sẽ vào thắp nhang cho các thầy, cô. Lúc về tới Sa mát, nghỉ ngơi uống nước tôi tìm mua nhang mà không được, bà chủ quán tốt bụng cho vài nén. Chúng tôi tới khu tưởng niệm, chỉ cách đồn biên phòng Sa mát 2 km vào sâu trong đất Việt. Khu tưởng niệm khóa cửa, tôi và tay lái xe trèo rào vào thắp nhang khấn vái.
Bia khu tưởng niệm

Đây là cái giếng mà năm đó bọn ác ôn đã ném xuống 7 thày cô giáo sau khi giết họ một cách dã man.

Khi đó các thày cô đều rất trẻ, họ chỉ mười tám, đôi mươi tay không tấc sắt phòng vệ
Mọi người đứng bên ngoài vái vọng vào, khi tôi leo ra. Anh bạn tôi toàn thân đỏ bừng, sưng phồng lên trông thấy. Dị ứng, nhìn qua là biết, xong lão khò khè thở. Chúng vội chạy đi mua thuốc chống dị ứng và cho lão uống ngay. Lão này có lệ là trước khi về Sài gòn bao giờ cũng gọi đám bạn bè, đối tác tới để "chia tay biên giới". Lần này nhanh miệng lão đã hẹn với đám đó tại quán thú rừng tại xã Tân lập, Tân biên. Khi tới quán tôi thấy tình hình không ổn, lão bị nghẽn đương hô hấp, đành bỏ khách lại lặng lặng kéo tay lái xe, lôi ông bạn tìm trạm xá lao tới. Tới trạm xá, cô y tá xem, khám rồi bó tay, cô chỉ đường tới bệnh viện huyện Tân biên. Ba thầy trò phóng nhanh hết mức có thể, 20 km thật xa và quá lâu với tôi lúc đó. Tôi dìu lão vào phòng cấp cứu bệnh viện, trong lúc mặt mũi lão đã tím tái. Ơn giời các bác sĩ và y tá còn đủ, phòng cấp cứu chỉ có 3 bệnh nhân nên họ khám ngay. Chích thuốc, hơn 2 tiếng sau lão tỉnh dần, trời đã tối, lão đòi tôi làm thủ tục cho lão ra viện. Băn khoăn lắm nhưng tôi cũng mò vào xin, cô bác sĩ nhỏ nhắn, xinh đẹp. Cô nói năng nhẹ nhàng, lễ phép nhưng dứt khoát không cho phép bệnh nhân xuất viện. Lâu sau thấy lão hồng hào trở lại, lại vào nói khó với cô bác sĩ lần nữa. Lần này cô ra khám, kê đơn thuốc và đồng ý cho ra viện với lời dặn:
- Chú uống thuốc theo đơn con kê, nhớ đi kiểm tra lại….
Tôi cám ơn cô, ba thầy trò bò trở lại quán nhậu. Lúc ấy nhìn thấy cảnh nhậu nhẹt mà ghét đến thế không biết

. Ngồi chờ, tay tài xế ăn uống hăng say, tới lúc về đi lạc lung tung trong TP Tây ninh làm lão bạn tôi nổi cạu.
Còn tôi và lão bạn ngật ngưỡng, không cầm nổi đũa, chẳng nhai được miếng nào ngồi chịu trận….. Trên đường về tôi chọc lão:
Sau này đi qua đây nhớ vào thăm các cô, các cô trẻ và linh thiêng lắm. Biết ông là cựu lính phi công, to cao, đẹp giai không vào thăm, lần này các cô trách, chỉ cảnh cáo nhẹ. Lần sau như thế các cô đón đi thẳng…..
Hai ông khách lang thang mò về nhà Thanhh63 đã gần tới nửa đêm, chậm so với kế hoạch 4- 5 tiếng đồng hồ. Kết túc 2 ngày thăm lại chiến trường xưa, thắp nhang cho các anh, các chị đã nằm lại đâu đó mà không về với đất mẹ được. Dù gặp nhiều sự cố, song chúng tôi vượt qua tất cả một cách may mắn đến kỳ lạ....Sự cố này tiêu hao nhiều sức lực nhất, căng thẳng tới tột cùng.....
Lục đục chuẩn bị cho chuyến thăm các bác ở An giang và thăm má Gấm. Chuyến đi mà tôi và anh Giáp mong ước từ lâu.
Ngả lưng chút thì trời đã sáng, mọi người dạy và chuẩn bị lên đường
Anh Giáp đang tí tởn, dù xe mới đến cầu Mỹ thuận. Thật tình tôi cũng không biết anh nghĩ gì


Chỉ huy Thanhh63 dừng xe hô:
- Nghỉ một chút, cafe đã còn sớm.
Tôi ngơ ngáo nhìn, ồ Sa đéc gần quá nhỉ

Vừa đưa ly cafe uống 1 ngụm, Thanhh63 và Tuan_QD3 liên tục nhận được điện thoại của các CCB quân đoàn 3 ở An giang, họ hướng dẫn từ xa và thúc đoàn lên đường sớm...
Trên bến dưới thuyền, tấp lập trù phú

Đường đi đẹp như một bức tranh, sặc sỡ sắc mầu, khác hẳn đường đi ở Campuchia khô cằn, trơ trụi......

Thành phố Long xuyên xinh đẹp bên kia sông

Kỷ niệm cái nào, nhõn bốn ông lữ khách


Vào Long xuyên thôi, các bạn đang đợi