Nhớ lại cái hồi ở Khe lang- Nghệ Tĩnh, cái thuở mà chưa biết “ Cái tình là cái chi chi?/Dẫu chi chi cũng chi chi với tình” có ông bạn cùng trung đội những khi lạc lòng, những đêm buồn, những khi trời đổ mưa dầm dề …đó là khi “Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai”... dễ làm người ta nhớ gia đình, nhớ những ngày đã qua…. Và nhớ tới cô bạn chung trường.... vì cũng chưa là yêu bởi chửa biết yên nên đôi lúc bâng quơ ‘Y’ nói về cô bạn học đó với chúng bạn.
Ông bạn L.T (giờ đã là người thiên cổ) giường kế bên chắc hiểu ý, tình nguyện viết thư tỏ tình dùm. Vì cũng chẳng biết gì nên ‘Y’ cũng ừ để người viết dùm…Bây giờ nghĩ lại thật tức cười… bức thư viết giùm không giống một bức thư làm quen, thư tỏ tình..... mà giống như một bài chính trị, một bài thuyết giáo về gia đình, về tình yêu, về nghĩa vụ, về trách nhiệm của người ở hậu phương đối với người ngoài miền biên viễn…. nghĩ lại, bi giờ vẫn thấy rùng mình, hốt hoảng...
Bởi vì, nếu là thơ học trò thì phải như ông nhà thơ nào đó đã viết:
“Nghe nói yêu thương chọn giấy màu hồng/ Màu tha thiết là xanh hy vọng/ Nhưng tuổi học trò thường yêu màu trắng/ Anh ngập ngừng không biết chọn màu chi”.
Hay là thơ của lính thì cũng phải:
“..Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em/..Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em/Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình/Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay/ Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy”.
……………
Câu chuyện phiêu lưu trên không biết hồi kết, bởi lúc sau này ‘Y’ giấu biến, không biết cô bạn học kia có trả lời không hay là: cũng hốt hoảng mà ngất xỉu…. Và cũng chẳng biết ngày trở về quê mẹ “Y’ có gặp lại cô bạn học năm nào không, ‘Y’ cũng giấu biến…
Trở lại mái trường xưa, khi ra đi thì chưa có… gì, còn trắng tinh ngày trở về thì đủ … Người lính trở về, với nét phong trần với dấu bụi đường xa còn vương vấn trên nét mặt, trên vai áo .. Và điều đó, cũng làm xao động những tà áo trắng.. Đặc biệt có một cô mấy năm sau khi ‘Y’ lên SG ăn học, “Lan cũng lên chốn đô thành nhiều xa hoa cám dỗ, chốn đô thành có đèn xanh đèn đỏ để thăm Điệp”….. Nhưng có câu ca dao:
“Anh về nhà cạo râu đi,
Ngày sau trẻ lại em mời tới chơi.”
Chắc là ‘Y’ ngại vậy hay sao đó, nên mấy năm trời cùng học ‘Y’ cũng chẳng có nói gì! Và ‘Y’ sau những tháng năm miệt mài trên giảng đường ĐH lại trở về cố hương thì: Đợi hoài đợi mãi được đâu …cô gái đã đi lấy chồng…
Và năm tháng cứ thế trôi đi, đôi lần gặp lại- cũng có những lời thanh minh … nhưng cô gái ngày xưa chỉ nói: “Tại cái số của em nó vậy”!
Rồi cũng chẳng biết có gì nữa không? Nhưng mà hình như có mấy lần nói…. là đi…. họp lớp để …gặp!
Nếu so sánh cái đường 'duyên nợ' của ‘Y’ với cái ông …63 kia thì khác nhau quá….. "người thì ăn không hết, người tìm không ra".
Những kỷ niệm những tình cảm ngày xưa…., có thể hoặc là: luôn làm ta tiếc nuối.. …
...
Nhất chí như bác tam_hg1, bác AG1 nhà ta cứ lượn lờ, hết ông X, Y, Z... mà chả thấy bóng dáng AG1 đâu cả

, hay lão ấy mượn chuyện người đá khéo chuyện ta ?

, thôi sao cũng được miễn nó "đánh trúng" tâm trạng của những thằng lính học trò ngày ấy!

Thú thật, những ông 17, 18 hoặc lớn hơn nữa chắc cũng có vài mối tình vắt vai trước khi đăng lính! Nhưng với những đứa tuổi 16 như chúng tôi chắc chỉ "tơ tưởng" chút chút mà thôi! Không biết bác AG1 ra sao, chứ "bệnh" tơ tưởng ở chỗ chúng tôi cũng khá nặng! Toàn nghe lính bàn cô này, cô kia khi đi ... dân về, mà chả thấy ông nào có tiến triển ( hay bộ đội ta núp lùm kín quá ? ), việc viết thư dùm là bình thường đối với ông học trò đăng lính, đối tượng trợ giúp là các bác xa giấy, xa bút đã lâu, ý tứ, văn vẻ rơi rụng gần hết!

. Thậm chí tôi và ông lamhai_tientien còn viết thư tỏ tình cho ông bạn, khi cá có vẻ căn cắn mới nói cho ông ấy hay!, khổ nỗi ngày ấy ông ta nhát quá ( không như bây giờ xài vo hao quá

), cứ núp dưới cầu treo để chờ nàng đi học về, sau đó lủi thủi đi theo nhưng luôn giữ khoảng cách cả trăm mét!

...