Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 02:35:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây Nguyên phần 6  (Đọc 55364 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2014, 03:58:55 pm »

Đã tìm ra Thuận C6D5F52 rồi đấy. Nhưng Bác đừng nóng vội. Anh ta quê ở xã Nghi lâm - huyện nghi lộc NA. Đã vào sinh sống tại Đắc lắc. Rất ít về quê. Tôi đang nhờ xin số ĐT. Khi nào có thông tin chính xác sẽ cho bác số đt để nói chuyên.
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #111 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2014, 05:05:30 pm »



CUỐI MÙA TAM GIÁC MẠCH



       
                                               ***

              Xe dừng ở thị trấn cho khách nghỉ ngơi chừng 30 phút rồi lên đường. Trời quang hẳn ra, thị trấn có những hàng Sa mộc lá nhuốm bụi đất đỏ và bóng những người dân tộc cắm cúi đeo quẩy tấu lẫn vào hoa lau. Người đàn bà ở lại đây, chị hỏi số điện thoại và hẹn thế nào cũng gặp  tôi ở Hà nội.
Như một phản xạ tự nhiên tôi gọi điện thoại cho đứa bạn cũng là cựu chiến binh cùng phường với người đàn bà ấy. Bạn tôi bảo, phường này có hàng trăm đại tá nghỉ hưu mà cũng có đến nửa số đại tá ấy tai biến. Bố ai mà biết được ông đại tá đánh nhau ở Yên minh nhà mày. Rồi nó cười, sao mà cái lớp người chinh chiến trở về ấy hay tai biến thế. Tôi đâm hoang mang nhìn ra ngoài, núi càng thẫm lại những vạt hoa lá mọc trên núi đá cứ như rơi từ trên trời xuống chứ không phải từ đất mọc lên. Mà làm gì có đất, chỉ có đá là đá. Đá cứ đổ rạp về một phía như những con thú ngồi. Đá chen nhau không biết đá nào trẻ đá nào già cứ một màu sám đặc kịt. THấp thoáng những triền ngô đã thu hoạch khiến cả sường núi nom như khoác tấm áo tơi bằng thân ngô vàng thiu thiu. Bỗng xe dừng lại....
....................
                                         ***

” Em đã thuê người dân dẫn đường cho em đến núi Trắng. Họ bảo ngọn núi này có hàng chục người lính hi sinh một ngày. Chả thấy cây thông nào to gộc nữa sau năm 90 lâm nghiệp đã trồng mới toàn bộ. Bây giờ cả một rừng thông cây nào cũng như cây nào. Em thắp hương ở một tảng đá còng to như cái mố cầu Long Biên khấn anh ấy. Em khấn anh ơi bố em ốm nặng em đi tìm anh để đón anh về. Em lạ lẫm quá với nơi này anh khôn thiêng chỉ đường dẫn lối cho em. Ngoài rừng này lạnh lắm anh ạ … thế rồi em ngồi đó khóc mãi. Em gục đầu vào tảng đá nghe thấy súng nổ thấy tiếng đại bác thấy tiếng người tàu hố hố lớ lớ thấy tiếng thét của bố em trong đá vọng ra rồi bỗng nhiên im lặng. Em mở mắt ra rừng thông to lừng lững cây nào cũng như cái cột đình. Từ trên lá cây sương đọng thành giọt rỏ xuống màu đỏ hồng như máu. Sương rơi trên má em, ngửi thấy mùi thơm như quế. Lúc ấy em mới tỉnh.
Đêm ấy, ở nhà nghỉ này vắng lắm. Không ngủ được. Em vào nghĩa trang thị trấn. Tất cả các ngôi mộ xếp hàng hướng mặt về xuôi. Em lại đốt nhang giữa lúc sương rơi như mưa phùn. Bó nhang cháy phùng phùng. Rất nhiều tiếng khóc, tiếng khóc rất trẻ, em sợ hãi rồi như một đứa trẻ con em chạy về nhà nghỉ chùm chăn kín đầu thiếp đi.
Em thấy anh liên lạc hiện về anh ấy nói giọng Hải Dương lờ thành nờ. Bố mẹ tôi đi cả rồi chỉ có mỗi bà chị gái đi lấy chồng cũng nghèo lắm. Tôi vẫn chưa về cùng nghĩa trang với đồng đội nhưng thi thoảng anh em cũng lên thăm. Tôi nằm trong hốc đá cũng lạnh lắm chị ạ. Nhưng bây giờ thì chị chưa thấy tôi đâu. Sang năm cuối mùa hoa tam giác mạch chị lên đưa tôi ra với nhé nhưng chị nhớ là trước khi vào núi Trắng chị lên cột cờ thắp hương thì mới gặp được tôi. Giờ tôi còn đang đi học nốt cấp 3 để thi đại học. Mà chị biết hoa tam giác mạch chứ? Cái loài hoa giống như hoa cải dưới mình ấy hạt nó nhỏ như vừng và có hình tam giác nó trắng hồng rồi khô đi thành màu nâu. Làm bánh hay nấu rượu ngon lắm. Ông cụ nhà chị ngày trước đã dạy tôi ủ men rượu tam giác mạch đấy. Tôi thương ông cụ lắm thương tiểu đoàn trưởng của tôi lắm. Anh biến mất. Tôi bừng tỉnh gian phòng lạnh như ngoài trời. Đêm Yên Minh mờ mịt màu trắng như sữa.”
   
    ....................
       Một buổi chiều trên cao nguyên đá hoang hoải như mơ. Hai ngày qua tôi dong duổi qua Đồng Văn Mèo vạc với Mã Pì lèng và những vườn tam giác mạch đang giữa mùa. Tôi đã lên cột cờ Lũng Cú rồi ngắm dòng Nho Quế liêng biêng uống rượu ngô Mèo Vạc đêm sương. Tôi hòa vào dòng người đi “ phượt” ồn ào xuýt soa với kì thú của hoa và đá. Hóa ra ở trong đá và hoa có rất nhiều máu rất nhiều cuộc đời và linh hồn họ không hóa đá vẫn như đang hiện hữu và cũng rất yêu hoa.
Trên chuyến xe về Hà nội hôm sau tôi cho người đàn bà đẹp ấy xem những tấm ảnh hoa tam giác mạch mà tôi đã chụp trên đường tôi qua. Hoa hồng lên giữa chập chùng đá như thấy đá dựa lên hoa để trơ cùng tuế nguyệt.  Mắt người đàn bà rưng rưng nước. Chị nhìn những hàng cây Sa mộc lùi về sau lưng miệng lẩm nhẩm. Cuối mùa tam giác mạch sang năm anh nhé.

11/2014 NTL


Em chào bác NguyenTrongLuan! Em xin mạn phép bôi đỏ những dòng chữ trên đây của bác. Nhưng thực sự em rất cảm xúc với những dòng viết của bác, em thấy những tâm sự của bác quá chuẩn, quá đúng thực tế của một thời MÁU VÀ HOA. Cái câu " Hóa ra ở trong đá và hoa có rất nhiều máu rất nhiều cuộc đời và linh hồn họ không hóa đá vẫn như đang hiện hữu và cũng rất yêu hoa" như nói hộ tất cả những anh linh của những người lính đã từng chiến đấu và hi sinh vì Tổ quôc và cả những người đang sống : Chúng ta hãy nhớ về điều này! Cũng  như lời bài hát " Hát mãi khúc quân hành" nổi tiếng đã khẳng định : Dù rằng đời ta thích hoa hồng/ Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...
Em thực sự cầu mong sao cho mùa Tam giác mạch năm sau, người chị đồng hành cùng với bác sẽ tìm được mộ của người lính mà chị đã cất công tìm kiếm bấy lâu.
Em rất mong lại được đọc những thông tin đáng mừng từ bác trong mùa Tam giác mạch kỳ sau.
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #112 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2014, 05:52:03 pm »

Em cũng đợi "MÙA TAM GIÁC MẠCH "
Bác Luân ơi cảm ơn bác nhiều
Chúc bác giáng sinh vui vẻ


Logged
dungthanhcong
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #113 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2014, 07:55:08 pm »

Đã tìm ra Thuận C6D5F52 rồi đấy. Nhưng Bác đừng nóng vội. Anh ta quê ở xã Nghi lâm - huyện nghi lộc NA. Đã vào sinh sống tại Đắc lắc. Rất ít về quê. Tôi đang nhờ xin số ĐT. Khi nào có thông tin chính xác sẽ cho bác số đt để nói chuyên.
Thân ái.

Dũng tôi rất cám ơn bác Đức Cường và anh em trong diễn đàn

Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2014, 07:20:37 am »

 
 Chào bác Dungthanhcong@ :

Do bác Dũng thường vào trang "lính tây nguyên" đọc .Nên duccuong nhờ " đất " của bác Luân để gửi thông tin đến bác Dũng vậy.

Duccuong tôi thật vui mừng  thông báo : Đã tìm bạn cùng chiến hào cho bác rồi nhé !. Mới sáng nay lúc 6h30 . Tôi gọi điện thoại trực tiếp để kiểm tra lại thông tin trước khi viết những dòng thông báo này. Tôi Đã nói chuyện với Thuận" tréc " C6 D5 E52 . Tôi đã đọc cho Thuận nghe một số thông tin bác gửi trên MVH và anh Thuận vẫn còn nhớ hết.

Anh Thuận cùng gia đình vào Đắc lắc sinh sống đã lâu. Rất ít về quê vì vậy bạn bè không mấy khi liên lạc. Vừa rồi anh em ở quê làm cho kỷ niệm chương sư đoàn 320 cho Thuận , nhưng cũng chưa về để lấy.

Để liên hệ với anh thuận hơi phức tạp . vì anh Thuận không dùng Đt. Mà phải liên hệ qua số điện thoại của người cháu gái ở sát nhà . Nhưng đứa cháu gái đó lại đi làm công nhân . Từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới về .

Vậy bác muốn nói chuyện với đồng đội thì nên điện thoại vào lúc 6- 6h30 sáng hay 17- 19 giờ tối.
Đây là số Đt của cháu Đức , là cháu ruột của đồng đội Thuận : 01654412484.

Chúc các bác có buổi nói chuyện thật vui. Cùng ôn lại kỷ niệm một thời tuổi trẻ trên chiến trường k.

Thân ái.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2014, 07:26:41 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
dungthanhcong
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2014, 09:10:56 pm »


 Chào bác Dungthanhcong@ :

Do bác Dũng thường vào trang "lính tây nguyên" đọc .Nên duccuong nhờ " đất " của bác Luân để gửi thông tin đến bác Dũng vậy.

Duccuong tôi thật vui mừng  thông báo : Đã tìm bạn cùng chiến hào cho bác rồi nhé !. Mới sáng nay lúc 6h30 . Tôi gọi điện thoại trực tiếp để kiểm tra lại thông tin trước khi viết những dòng thông báo này. Tôi Đã nói chuyện với Thuận" tréc " C6 D5 E52 . Tôi đã đọc cho Thuận nghe một số thông tin bác gửi trên MVH và anh Thuận vẫn còn nhớ hết.

Anh Thuận cùng gia đình vào Đắc lắc sinh sống đã lâu. Rất ít về quê vì vậy bạn bè không mấy khi liên lạc. Vừa rồi anh em ở quê làm cho kỷ niệm chương sư đoàn 320 cho Thuận , nhưng cũng chưa về để lấy.

Để liên hệ với anh thuận hơi phức tạp . vì anh Thuận không dùng Đt. Mà phải liên hệ qua số điện thoại của người cháu gái ở sát nhà . Nhưng đứa cháu gái đó lại đi làm công nhân . Từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới về .

Vậy bác muốn nói chuyện với đồng đội thì nên điện thoại vào lúc 6- 6h30 sáng hay 17- 19 giờ tối.
Đây là số Đt của cháu Đức , là cháu ruột của đồng đội Thuận : 01654412484.

Chúc các bác có buổi nói chuyện thật vui. Cùng ôn lại kỷ niệm một thời tuổi trẻ trên chiến trường k.

Thân ái.

Trước hết cám ơn anh Đức Cường rất nhiều và tôi đang liên lạc với cô cháu gái của Thuận nhưnng chưa thấy cầm máy.
- Nói về chuyến đi thăm lại Lo Gò, Xa Mát tại Tân Biên thì bọn mình cũng đã đi thăm lại nhiều nơi nưng cũng không thể đi hết được nên anh em hẹn nhau khi có dịp sẽ lại đi tiếp. Có điều đường 22 bây giờ trải nhựa thêng thang lắm dân cư và cây cối đông đúc, không như trước đây đường đất đỏ bụi mù dân cư thưa thớt...tụi mình đi đến tận cửa khẩu Xa Mat đã được xây dựng khang trang và ra tận cột mốc biên giới 2 nước.
- Còn về Dục Mỹ và quân trường Lam Sơn thì cũng xin kể lại đôi dòng là sau khi Giải phóng Sài Gòn 30/ 4/ 1975 thì Sư đoàn 320 về đóng quân tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi đến năm 1976 thì chuyển lên Dục Mỹ rồi đơn vị lại lên Buôn Ma Thuột đóng quân và truy quét Fulro trên đó cho đến cuối năm 1977 thì hành quân về tham gia các chiến dịnh tại biên giới Tây Nam.

Logged
dungthanhcong
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2014, 08:44:51 am »


 Chào bác Dungthanhcong@ :

Do bác Dũng thường vào trang "lính tây nguyên" đọc .Nên duccuong nhờ " đất " của bác Luân để gửi thông tin đến bác Dũng vậy.

Duccuong tôi thật vui mừng  thông báo : Đã tìm bạn cùng chiến hào cho bác rồi nhé !. Mới sáng nay lúc 6h30 . Tôi gọi điện thoại trực tiếp để kiểm tra lại thông tin trước khi viết những dòng thông báo này. Tôi Đã nói chuyện với Thuận" tréc " C6 D5 E52 . Tôi đã đọc cho Thuận nghe một số thông tin bác gửi trên MVH và anh Thuận vẫn còn nhớ hết.

Anh Thuận cùng gia đình vào Đắc lắc sinh sống đã lâu. Rất ít về quê vì vậy bạn bè không mấy khi liên lạc. Vừa rồi anh em ở quê làm cho kỷ niệm chương sư đoàn 320 cho Thuận , nhưng cũng chưa về để lấy.

Để liên hệ với anh thuận hơi phức tạp . vì anh Thuận không dùng Đt. Mà phải liên hệ qua số điện thoại của người cháu gái ở sát nhà . Nhưng đứa cháu gái đó lại đi làm công nhân . Từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới về .

Vậy bác muốn nói chuyện với đồng đội thì nên điện thoại vào lúc 6- 6h30 sáng hay 17- 19 giờ tối.
Đây là số Đt của cháu Đức , là cháu ruột của đồng đội Thuận : 01654412484.

Chúc các bác có buổi nói chuyện thật vui. Cùng ôn lại kỷ niệm một thời tuổi trẻ trên chiến trường k.

Thân ái.

Trước hết cám ơn anh Đức Cường rất nhiều và tôi đang liên lạc với cô cháu gái của Thuận nhưnng chưa thấy cầm máy.
- Nói về chuyến đi thăm lại Lo Gò, Xa Mát tại Tân Biên thì bọn mình cũng đã đi thăm lại nhiều nơi nưng cũng không thể đi hết được nên anh em hẹn nhau khi có dịp sẽ lại đi tiếp. Có điều đường 22 bây giờ trải nhựa thêng thang lắm dân cư và cây cối đông đúc, không như trước đây đường đất đỏ bụi mù dân cư thưa thớt...tụi mình đi đến tận cửa khẩu Xa Mat đã được xây dựng khang trang và ra tận cột mốc biên giới 2 nước.
- Còn về Dục Mỹ và quân trường Lam Sơn thì cũng xin kể lại đôi dòng là sau khi Giải phóng Sài Gòn 30/ 4/ 1975 thì Sư đoàn 320 về đóng quân tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi đến năm 1976 thì chuyển lên Dục Mỹ rồi đơn vị lại lên Buôn Ma Thuột đóng quân và truy quét Fulro trên đó cho đến cuối năm 1977 thì hành quân về tham gia các chiến dịnh tại biên giới Tây Nam.



Sáng nay tôi đã liên lạc được với Thuận, hai anh em hỏi thăm tình hình sức khỏe và gia đình của nhau, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về các trân đánh ở Me Mut, với những con đường đất đỏ, những cánh rừng cao su và  những bản không tên, bản dừa (tên bản là do anh em tự đặt)...trên đất K cũng như khi ra Yên Lãng, Đại Từ -Thái Nguyên.
Một lần nữa cám ơn Đưc Cường đã kết nối thành công sợi dây liên lạc giữa hai anh em.


Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2014, 09:29:10 pm »

Lâu lâu không ghé về LTN . Hôm nay thấy đông bạn bè vào nhà vui quá. Cám ơn các đồng đội nhé .
Lại xắp đến một năm mới và có nghĩa là sẽ đến 40 năm ngày kỉ niệm 30/4 của người lính. Tôi có câu chuyện để giành tới năm nay mới kể . Đó là chuyện về một mái trường PTTH rất đặc biệt ở Sài gòn.



một mái trường tôi yêu quí và nhớ mãi


Nhiều năm sau tôi cứ nghĩ, sao số phận mình may mắn đến thế. Ngày đầu tiên tiến vào giải phóng Sài gòn lại là ngày được được biết tới mái trường rất nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước. Ngôi trường ở gần ngay dinh Độc lập cổ kính trang nghiêm mà lại đẹp lạ kì. Những dẫy cây cổ thụ trong sân trường ríu rít tiếng chim, những gốc phượng vĩ gộc gạc còn đang đỏ hoa trên vòm lá. Trưa 30/4 ấy khi tiếng súng vẫn còn nổ phía sau dinh Độc lập cánh quân của tôi giá súng ngày cổng trường Lê Quí Đôn bắn về phía vườn cây. Chúng tôi chỉ dừng lại khi thấy một liên lạc của trung đoàn chạy từ phía dinh Độc lập lên yêu cầu không bắn nữa quân ta vào đấy rồi. Rồi chúng tôi nghe tiếng Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cũng vào lúc ấy một loạt đạn bắn lén vào đội hình bộ đội chúng tôi trong sân trường Lê Quí Đôn khiến hai người bạn tôi bị thương. Chiến tranh dừng lại đúng vào lúc ấy. Chúng tôi ngước lên trời, vòm trời thật xanh và hoa phương vĩ rung rinh đỏ. Đêm ấy trường Lê Quí Đôn náo nức cười nói và màu áo rừng Trường Sơn của bộ đội.

        Bộ đội hạ ba lô và ghép bàn học sinh làm giường để ngủ. Đêm 30/4 ai mà ngủ được. Sài gòn điện vẫn lung linh sáng, trai gái vẫn dắt nhau đi dọc đường Võ Văn Tần. Tôi vẫn nhớ đêm ấy tiểu đội trinh sát của tôi nằm nhìn lên tấm bảng đen. Chiến tranh làm dòng chữ trên bảng dừng lại từ lúc nào còn sót lại nét phấn của thầy giáo nào đó ghi tên bài thơ Bến My Lăng . Đêm ấy tinh khôi như chưa hề có chiến tranh trong tôi, thành phố yên ả và nghe có tiếng còi tàu từ bến Bạch Đằng vọng lại.
Đêm 30/4/1975 hàng ngàn người lính chúng tôi thao thức. Cả Sài gòn thao thức. Cả Việt Nam thao thức. Tôi nhớ miền bắc nhớ mẹ cha nhớ trường đại học Cơ Điện trên Việt bắc của tôi mà tôi tạm biệt đã 4 năm. Tôi mong chóng sáng để ngày mai tôi nhìn thấy Sài Gòn rõ hơn để ngày mai tôi sẽ viết lá thư về cho mẹ.


Sáng 1/5/75. Chưa kịp thực hiện viết thư về cho mẹ thì tôi nhận lệnh mang theo trang bị vũ khí lên gặp ban Chính trị trung đoàn nhận nhiệm vụ. Tôi đến ban chính trị ở trong căn phòng Hành chánh của trường Lê Quí Đôn sát cổng chính vào từ phía hàng rào dinh Độc lập. Khi tôi vào đã có các thủ trưởng Trung đoàn và ba người lạ mặc đồ dân sự. Tôi báo cáo thủ trưởng có mặt và chào ba vị khách hai nam một nữ. Chủ nhiệm chính trị trung đoàn nói:
- Đây là các vị giáo chức của trường Lê Quí Đôn. Hôm nay nhà trường có tổ chức một cuộc gặp mặt của thầy cô giáo và học sinh nhà trường với chiến sĩ quân giải phóng. Trung đoàn chọn cử ba người gồm đồng chí và hai đồng chí nữa là Lê Hỏa và Phạm Hoài Thủy dự cuộc mít tinh của các vị đây với học sinh sinh viên.
Tôi quay sang nhìn ba thầy cô giáo. Các thầy cô gật đầu tươi cười với tôi. Tôi vui bao nhiêu thì tôi cũng hoang mang bấy nhiêu. Lần đầu tiên gặp gỡ với những con người của Sài Gòn không biết nói gì đây, tôi chưa hình dung ra cuộc gặp mặt này sẽ có nội dung gì. Nhưng là người lính, nhận nhiệm vụ là chỉ biết phải thi hành thật tốt. Tôi đứng nghiêm:
- Báo cáo đại úy chủ nhiệm tôi hứa hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng tham gia buổi mít tinh hôm ấy còn có anh Lê Hỏa và anh Phạm Hoài Thủy. Hai anh đều là giáo viên cấp 3 nhiều năm trước khi đi bộ đội. Hội trường của trường Lê Quí Đôn hôm ấy đơn sơ, chỉ có tấm bảng ghi dòng chữ “ Gặp gỡ bộ đội Trường sơn”. Anh Hoài Thủy nguyên là giáo viên văn của cấp 3 Trần Phú ở Vĩnh yên nhìn tôi bảo, chú mày liệu mà phát biểu với tư cách học sinh miền bắc XHCN. Tôi lại càng hồi hộp. Lúc mới đầu chỉ chừng ngót trăm người trong khán phòng dần dần càng đông lên. Tôi nhìn xuống thấy có cả phóng viên nước ngoài. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy máy quay phim thấy họ quay phim và ghi chép. Các thầy cô giáo và sinh viên mặc đẹp lắm, nhất là các cô và các bạn học sinh nữ mặc áo dài thật tươi tắn. Hai anh Lê Hỏa và Hoài Thủy nói về sự nghiệp giáo dục của các anh ấy ở Miền Bắc trước ngày đi chiến đấu. Các anh nói về người thầy ở đâu cũng là người đưa đò giống nhau, ở đâu cũng là người làm nghề cao quí. Tôi thấy dưới khán phòng vỗ tay nhiều , dần dần không khí cuộc gặp gỡ thân tình không một chút gượng ép.
Đến lượt tôi lên phát biểu. Một thầy đứng lên giới thiệu tôi là một sinh viên đại học đi bộ đội. Nhiều ánh mắt tò mò nhìn theo tôi. Tôi run như thể học trò lên bảng ngày nào:
- Em Thưa các thầy giáo cô giáo, thưa các bạn học sinh sinh viên. Cả khán phòng ồ lên. Tôi bỗng nhìn thấy hàng ghế đầu các thầy cô giáo lau nước mắt. Có một cô giáo đứng lên, mãi cô giáo mới nói nên lời:
- Quí anh gọi chúng tôi là thầy cô hả… em? Tôi trả lời:
- Thưa vâng ạ. Đã 4 năm nay em mới lại được lên bục để chào các thầy cô giáo, em như thấy em đang ở trường học của mình. Cô giáo lau nước mắt mãi mới nói được:
- Em cho tôi hỏi em, xuy nghĩ của em về người Sài gòn ngày hôm nay.
Tôi nói ngay thật tự nhiên. :
- Thưa cô, em không thấy có gì phải nói vì đây là đồng bào của mình. Nhìn xuống dưới thấy nhiều người lau nước mắt hơn. Có lẽ thấy tôi còn trẻ phát biểu tự nhiên nên không khí sôi động hẳn lên.
Một bạn nữ sinh viên đứng lên hỏi:
- Nếu một người con gái Sài gòn yêu anh thì quí anh có đồng ý không?
Thật bất ngờ vì câu hỏi đấy và tôi cũng cứ nói tự nhiên không chút đắn đo:
- Các bạn Sài gòn thật là đẹp tôi ước gì yêu được một cô gái Sài Gòn.
Thế là cả hội trường đầy tiếng cười và vỗ tay dào dạt. Đứng trên bục tôi thấy mặt mình nóng ran thấy các anh Lê Hỏa và Hoài Thủy cũng cười và vỗ tay. Một thầy giáo đứng lên, thầy giới thiệu:
- Tôi tên là NGươn em cho tôi hỏi, những năm qua là sinh viên miền bắc em có biết gì về phong trào “ Hát cho dân tôi nghe “ của sinh viên Sài gòn không?
Tôi thưa, Thưa thày em có biết những năm 1971 , 1972 các trường đại học miền bắc luôn theo dõi phong trào của các bạn sinh viên miền nam. Cũng từ phong trào đó mà ở đại học miền bắc ai cũng thuộc và hát bài TIẾNG HÁT NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ của nhạc sĩ Phạm Tuyên ca ngợi ủng hộ phong trào Hát cho dân tôi nghe đó. Tiếng vỗ tay ào ào bao nhiêu nụ cười và ánh mắt yêu mến dành cho tôi. Cả hội trường đề nghị tôi hát bài hát đó. CHủ nhiệm chính trị nhìn tôi khuyến khích. Thế là tôi hát. Tôi hát như ngày nào tôi đã hát ở trường đại học của mình, tôi như thấy bao đứa bạn tôi trong tốp ca ngày ấy họ cũng đã lên đường đi chiến đấu như tôi. Giữa một sáng Sài gòn tôi được hát với các thầy cô giáo và các bạn học sinh miền nam nghe. “ Tuổi trẻ ơi, giữ ước mơ độc lập tự do phất cao cờ…”

Tôi không nhớ cuộc mít tinh ấy kết thúc lúc nào tôi chỉ nhớ các thầy và các bạn vây quanh tôi và bao nhiêu lời thăm hỏi ríu rít, bao nhiêu hoa và cờ đỏ trên tay. Các thầy các bạn hỏi quê tôi hỏi về cha mẹ tôi…Sáng tháng năm Sài gòn ở sân trường Lê Quí Đôn đầy những hoa những cờ đỏ và nước mắt.
Chỉ được ở lại trong nội đô chừng một tuần. Tôi cũng đã viết bài thơ Nước mắt sân trường. Tôi có may mắn là còn giữ được tấm ảnh và bài thơ ngày ấy trong gia sản ba lô trở về từ chiến trường. Bài thơ mộc mạc ngây thơ mà sao mỗi lần đọc lại tôi thấy lòng xốn xang đến thế.


          Đã xắp bốn mươi năm rồi, cứ mỗi khi ngày 30/4 về tôi lại nhớ về trường Lê Quí Đôn. Càng về già tôi càng hiểu và khâm phục sự tinh tế nhậy cảm của một ngôi trường truyền thống 140 năm tuổi. Có lẽ đây là ngôi trường duy nhất sớm nhất làm một cái việc mà không ai ngờ tới đó là một cuộc hội thảo thầy trò ngay trong ngày đầu tiên giải phóng. May mắn cho tôi đã có mặt trong cuộc hội ngộ thầy trò cảm động đến thế. Nhiều năm qua mỗi khi có dịp đi công tác thành phố Hồ Chí Minh tôi đều đi bộ đến đây nhìn vào mái trường với niềm yêu dấu. Tôi nhớ những gốc cây cổ thụ trong trường rì rào gió, tôi nhớ thầy giáo Ngươn, cô giáo Liễu… nhớ các bác lao công ở trong trường khi chúng tôi tiến vào đóng quân những ngày đầu ở đó đã từng giúp đỡ chúng tôi. Cám ơn lịch sử cho tôi được có một ngày vui sướng đến vậy. Lịch sử cũng làm nên một thế hệ các thầy cô giáo và học trò quên cả đời mình cho cuộc kháng chiến để thống nhất tổ quốc. Sắp đến ngày 30/4 /2015 tôi thầm mong ước ngày trở lại Sài Gòn. Tôi cầu chúc sức khỏe các thầy cô giáo trường Lê Quí Đôn ngày ấy nay đang sống ở đâu đó luôn được bằng an. Tôi gửi lòng ngưỡng mộ yêu quí Trường Trung học Lê Quí Đôn một kỉ niệm đẹp suốt đời tôi nhớ.
***
Dưới đây là bài thơ tôi viết ngày ấy


NƯỚC MẮT SÂN TRƯỜNG


Đã 4 năm tôi xa mái trường
4 năm tôi cầm súng vượt Trường sơn chiến đấu
Những người học trò mang bài học vào lửa máu
Để sáng nay đứng giữa Sài gòn

Để sáng nay tôi đứng giữa sân trường
Bên kia đường là dinh Độc Lập
Ngoài cổng trường kia là nơi cuối cùng cuộc chiến tranh dừng lại
Tôi gặp thầy cô giáo giữa mùa hoa phượng rưng rưng

Tôi lại nhìn lên tấm bảng đen
Nét phấn của thầy nghiêng về phía trước
Tiếng chim lảnh lót
Sáng tháng năm này thành phố những cờ hoa
Bao nhiêu chặng đường tôi qua
Bao nhiêu học trò nằm lại
Bao nhiêu sách giáo khoa gửi lại
Bạn bè ơi, giảng đường đại học đến rất gần


Tôi ra đi từ một mái trường
Ngày chiến thắng đứng chân ở một mái trường bên dinh Độc lập
Chúng tôi òa khóc
Tháng năm này hoa phượng gửi về ai?

Thưa thầy chúng em đã tới nơi
- Nơi tổ quốc gọi chúng em đi đến
Các thầy cô trìu mến
Nước mắt rơi trên quân phục tôi xanh

Nước mắt sân trường một sáng tháng năm
Nước mắt của ba mươi năm dồn lại
Giữa sân trường Lê Quí Đôn tôi gọi
Mái trường ơi em sẽ trở về


Sài gòn ngày 6 tháng 5/75 NTL

 
tấm ảnh tôi đang phát biểu với trong cuộc gặp gỡ 1/5/75 tại trường Lê Quí Đôn ( rất tiếc tấm ảnh này tôi hì hụi mãi đưa lên đây mà không được )



« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Hai, 2014, 09:34:34 pm gửi bởi nguyentrongluan » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2014, 10:40:58 pm »

Bài anh Luân hay quá. Một kỷ niệm tuyệt vời. Bác làm nhiệm vụ chính trị cứ nhẹ như lông hồng, bác có gien chính trị mà sao các ông ấy không giữ rịt bác ở lại chuyển sang Tổng cục Chính trị có phải hay không. Nhưng phải nói ban chính trị trung đoàn giỏi, nhìn ra đúng người đúng việc. Trường Lê Quý Đôn bây giờ vẫn là trường điểm của Sài Gòn. Không biết phòng truyền thống nhà trường còn ảnh anh Luân giải phóng quân ngày ấy không.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2014, 11:07:39 pm »


......................
 
tấm ảnh tôi đang phát biểu với trong cuộc gặp gỡ 1/5/75 tại trường Lê Quí Đôn ( rất tiếc tấm ảnh này tôi hì hụi mãi đưa lên đây mà không được )





    Có phải tấm này không chú ?  Grin

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM