Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:59:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi gặp gỡ CCB Mặt trận 479 – Quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 223130 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphuh3
Thành viên
*
Bài viết: 380


Nguyễn Huy Phú


« Trả lời #90 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 07:25:57 am »

Lão DinhLongGiang và "đồng bọn" sướng thật đấy. Wink

 Cả đời lính của tôi ở K chẳng được một lần đứng gần cô gái VN nào tới 10m, duy nhất 1 lần có mấy cô y tá đi thực tập ở viện Sư đoàn, xe chạy ngang qua đón đơn vị tôi đi tác chiến. Thấy 1 lần và không gặp lại bất kể chị em nào khác.

 Lính Quân Khu sướng ghê, lại được chị em nấu cơm cho ăn, được cả hướng dẫn cho tắm rửa. Gặp tôi mà được như vậy thì tức khắc đau ốm, lên cơn sốt rét liền, cứ lăn ra đó mà "ăn vạ", chí ít cũng được ở đó 1 tháng và khi về có cả giấy xuất viện. Grin
này ông ơi lính quân khu không phải ai cũng được như vậy đâu,cả trung đoàn hàng nghìn người mới có được vài người như họ thôi,mà là quản lý quân nhu cả đấy.ngày xưa bọn tôi có bài vè ( lính tiểu đoàn hơn quan đại đội ,lính đại đội ông nội lính B ) có thời gian  bon tôi ở chốt phòng ngự NÚI CÓC=Ô XA MẾCH hơn 2 năm mà tưởng tượng nó dài hàng chục năm.ngày nào cũng như ngày nào mỗi chốt vẫn ngần ý người,chuyện riêng và những kỷ niệm của cá nhân đều được đem ra kể,cứ ngày này qua ngày khác không có gí mới vì dã đươc nghe tới cả trăm lần.khó khăn thiếu thốn đủ bề ,6 tháng hoặc cả năm mới có thư nhà ,phim ảnh báo chí bao giờ tới nơi.tôi vẫn còn nhớ như in có một lần được nghe đài trong chường trình và tiểu phẩm, nội dung có tiếng trẻ con khóc anh bạn cùng chốt nghe được vội mừng rỡ thốt lên gọi đồng đội đến Ơ CHÚNG MÀY ƠI CÓ TIẾNG TRẺ CON KHÓC NÀY.nói tới đây tôi lại nhớ về cách đây hơn ba mươi năm trong lần nằm viện 7 e điều trị vết thương tôi đọc được bài thơ trong tạp chí văn nghệ quân đội
Ở ĐÂY CHỈ CÓ HAI MÙA
NẮNG KHÔNG CÓ NƯỚC,CÒN MƯA RỪNG LẦY
NHỮNG NGƯỜI LÍNH CHỐT Ở ĐÂY
NGHE THỜI TIẾT ĐỔI TỪNG NGÀY TRÊN DA
Ở ĐÂY LÀNG Ở RẤT XA
NÊN THÈM NGHE ĐƯỢC TIẾNG GÀ ĐỔI CANH
LẮM KHI NỖI NHỚ VÔ TÌNH
BỖNG LÀM NGƯỜI LÍNH LẶNG THINH CẢ CHIỀU
LÒNG NGƯỜI NGANG DỌC THƯƠNG YÊU
NHỚ NHÀ NHƯNG CHẲNG NÓI ĐIỀU ẤY ĐÂU
Ở ĐÂY ĐỒNG ĐỘI VỚI NHAU
MÁI ĐẦU BẠC BÊN MÁI ĐẦU CÒN XANH
NGƯỜI QUA BA CUỘC CHIẾN TRANH
CHƯA TÌM RIÊNG ĐƯỢC CHO MÌNH CHŨ YÊU...
ôi trái đất tròn và hữu xạ tự nhiên hương,năm 2009 trong lần đi thăm chiến trường xưa ở CPC chúng tôi có ghé qua bà rịa vũng tầu,được chủ nhà là TÂN lính thông tin f 302 quê đồng nai tiếp đón tại quán ăn NGHANHF HÀO ở vũng tàu cùng tiếp khách có anh rể và chị gái TÂN họ là tác giả của bài thơ đó,khi được giới thiệu tác giả xin đọc lại bài thơ vừa đọc hết câu đầu,tôi vội đọc hết cả bài liền một mạch trong sự ngạc nhiên của mọi người và sững sờ mừng rỡ của tác giả... thế là lại uống dô và dô..khi ra về cả đoàn lại được tặng thêm quà của gia đình đồng đội
chuyện lính còn dài lắm,tôi nhớ một lần đón giao thừa trên chốt,một cán bộ trung đoàn phó được phân công lên chốt ăn tết cùng anh em.giao giao thừa đã điểm,bốn bên rừng núi lặng như tờ im phăng phắc,anh em cả chốt dăm báy người đang quây quần bên ấm trà và những điếu thuốc rê tâm sự và nghĩ về quê nhà.điểm quân số thấy vắng mặt thủ trưởng tôi vội đi tìm,hỏi người lính gác bảo không thấy ra hầm chốt hướng tây,trên tảng đá trước cửa hầm qua ánh đèn của nhựa liều phóng thủ trưởng ngồi bó gối vai rung lên tùng đợt,có tiếng động ông lau vội nước mắt ÔNG KHÓC..
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay...
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #91 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 02:41:08 pm »

  nhớ về cách đây hơn ba mươi năm trong lần nằm viện 7 e điều trị vết thương tôi đọc được bài thơ trong tạp chí văn nghệ quân đội
Ở ĐÂY CHỈ CÓ HAI MÙA
NẮNG KHÔNG CÓ NƯỚC,CÒN MƯA RỪNG LẦY
NHỮNG NGƯỜI LÍNH CHỐT Ở ĐÂY
NGHE THỜI TIẾT ĐỔI TỪNG NGÀY TRÊN DA
Ở ĐÂY LÀNG Ở RẤT XA
NÊN THÈM NGHE ĐƯỢC TIẾNG GÀ ĐỔI CANH
LẮM KHI NỖI NHỚ VÔ TÌNH
BỖNG LÀM NGƯỜI LÍNH LẶNG THINH CẢ CHIỀU
LÒNG NGƯỜI NGANG DỌC THƯƠNG YÊU
NHỚ NHÀ NHƯNG CHẲNG NÓI ĐIỀU ẤY ĐÂU
Ở ĐÂY ĐỒNG ĐỘI VỚI NHAU
MÁI ĐẦU BẠC BÊN MÁI ĐẦU CÒN XANH
NGƯỜI QUA BA CUỘC CHIẾN TRANH
CHƯA TÌM RIÊNG ĐƯỢC CHO MÌNH CHŨ YÊU...
ôi trái đất tròn và hữu xạ tự nhiên hương,năm 2009 trong lần đi thăm chiến trường xưa ở CPC chúng tôi có ghé qua bà rịa vũng tầu,được chủ nhà là TÂN lính thông tin f 302 quê đồng nai tiếp đón tại quán ăn NGHANHF HÀO ở vũng tàu cùng tiếp khách có anh rể và chị gái TÂN họ là tác giả của bài thơ đó,khi được giới thiệu tác giả xin đọc lại bài thơ vừa đọc hết câu đầu,tôi vội đọc hết cả bài liền một mạch trong sự ngạc nhiên của mọi người và sững sờ mừng rỡ của tác giả... thế là lại uống dô và dô..khi ra về cả đoàn lại được tặng thêm quà của gia đình đồng đội


Chào Bác chủ nhà.

Hơn 30 năm, quả là Bác có trí nhớ thật tuyệt… Không biết Bác nằm 7E thời gian nào vậy?  Câu chuyện của Bác làm Tôi  nhớ đến một ký ức  cũng ở 7E và liên quan đến thơ  mà người lính E 174, F5 nằm cạnh  chép  trong sổ tay  và đưa tôi đọc.   Bài thơ khá dài, hay và rất  tình tứ nhưng buồn lắm, anh nói tác giả là người lính cùng F5.. và Tôi đã học thuộc,  bây giờ nhớ lại, chỉ còn rơi rớt vài câu với nội dung thế này …. 

Đại thể  là có người lính trận,  một chiều về phố  ghé  mua hoa hồng, (Bán cho Tôi nhé một bông hồng, Đóa hồng tươi còn búp nụ xinh xinh ) cô bé bán hoa cũng đẹp như hoa ( mắt đen tròn ngước lên mời Anh  lưa) và  chúc cho người yêu của anh lính..  nhận hoa được vừa lòng (rất mong hoa.. làm người đẹp vừa lòng) , nhưng cô bé bất ngờ vì anh lính không tặng người yêu ( Không, Tôi không tặng người yêu) mà mua hoa vào thăm mộ bạn  (Thằng bạn thân hôm qua vừa tử trận, Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.) và chuyện của Anh làm Em  bỗng nghẹn ngào….. Chỉ còn nhớ láng máng vậy  thôi,.. Lính  F5 chắc biết nhiều, bổ sung nhé… 

Bác huyphuh3 cho Tôi hỏi…  Ông chủ Tân,  lính  năm nào vậy Bác?

Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #92 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 02:54:27 pm »


Chào Dinhlonggiang..

Như vậy là các bạn cũng phải được “dạo phố”   1 đêm ở Siêm Riệp chứ?…Bởi sáng hôm sau từ Chongkal hay Kalanh về Sriep đã gần hết 1 ngày rồi.. còn bốc gạo nữa thì đâu có về kịp trong ngày…  Nhưng bạn xem lại vị trí nghỉ có đúng là Chongkal không??  Bởi bên trên bạn đã viết là qua Cầu cháy rồi mà.. Tất nhiên lộ 68 có nhiều Cầu cháy, nhưng qua ChongKal về Kralanh  thì Cầu cháy  nổi tiếng mà anh em diễn đàn VMH hay nhắc đến chỉ có 1..  

Tôi đang nghĩ  các Bạn nghỉ đâu đó gần Kralanh.. Mà lại có mấy “chị” như thế,  có khi  là phẫu tiền phương 7D mà tôi đang tìm ?? .. Nếu không phải, thì chắc phải nhở đến Thanh Loan thôi…. Bởi tháng  5/1980  bệnh xá F 302 đã về Chongkal rồi, hướng rẽ trái từ Sầm rông về Klanh của bạn luôn đó.. Shocked..…. Rất tiếc Bạn đã không nêu tên 1 “chị” nào, để Tôi  “trợ giúp”… Grin Grin.. ? Hay Bạn còn viết  tiếp về “một  người đêm đó không ngủ được”…  Grin

Nếu hôm đó ở lại Sriệp thì bạn có nghỉ ở chỗ này không?

Tại công viên dọc theo bờ sông Siêm Riệp, phía trước đối diện dinh thự Shihanouk khoảng 50m có cái sân khấu bằng gổ khá rộng, lại có mái che.. Một lần Tôi có công việc  như bạn và 3 anh em chúng Tôi đã ngủ ở đó vì nghe nói .. Một số Bác tài “cô đơn”  cũng hay ghé đó dừng xe… Lần ấy, Chúng tôi đã gặp Anh Thiện, lái xe GMC - E 429 cũng ghé đó và sáng hôm sau chúng tôi về cùng chuyến xe với Anh.. mới biết cả E 429 lúc đó còn duy nhất một chiếc xe  vận tải là xe Anh đang lái.. Có lẽ lúc đó đã là năm 81, 82 gì đó…



      Chào bác linh f302 ! Thắc mắc của bác làm tôi phải xem xét lại bộ nhớ của mình. Về địa điểm mà chúng tôi ở trọ đêm đó chắc chắn là rẽ bên trái, từ lộ 68 vào khoảng gần 100 m gì đó. Còn nơi đó là Chông Kan hay Karalanh thì có lẽ vì đã quá lâu nên tôi có thể nhó lộn, kể cả điểm xe bị sa lầy đã qua cầu cháy Chông Kan hay chưa đến cũng vậy. Nếu có anh Thơi (Bình Chánh), anh Tín (Q8 ) hoặc Bình ( Thanh Hóa ) vào trang này thì có thể sẽ đính chính thêm phần chính xác hơn. Còn Tuyên thì sau đó đã hy sinh vào đầu năm 1981 ở Pà Ong rồi.
Nếu may mắn hôm đó có Thanh Loan trong số các "thím" bộ đội ở đó mà nhớ được thì tốt quá.
       Đúng là đợt đó chúng tôi gặp nhiều rủi ro. Nhưng được cái là trong cái rủi lại có cái may bác linh f302 ạ. Chỉ tiếc là những lần đi lấy gạo sau thì không còn “ được” cái rủi hỏng xe như lần đầu nữa  Grin.Tôi xin kể tiếp để trả lời những câu hỏi của bác:
      
       Khoảng 7 giờ buổi sáng hôm đó, sau khi chia tay các em gái. Anh Việt cho xe mở tốc độ cao chạy thẳng một mạch, nhất là khi ra đến đường lộ nhựa từ ngã ba Karalanh đi Siêm Riệp. Không biết là anh Việt cho xe chạy với vận tốc bao nhiêu mà chúng tôi đứng trên thùng nhiều lúc không thể mở mắt nhìn ra phía trước được. Đầu không thể đội được mũ, tôi có cảm giác như tóc trên đầu mình bị bay dần từng đám. Chúng tôi chỉ biết bám chắc vào thành xe để giữ thăng bằng, không còn kịp quan sát nhìn ngắm cảnh vật xung quanh gì nữa. Khoảng hơn 9 giờ thì chúng tôi về đến Siêm Riệp. Chỉ đến khi về gần đến thành phố xe mới chạy chậm lại. Cảnh vật, phố xá lần lượt hiện ra hai bên làm chúng tôi hết sức phấn chấn. Khi về đến chỗ dinh thự Si ha núc thì xe rẽ trái về hướng đi đền Ăng co. Đền trước một ngôi nhà bỏ trống gần khách sạn ( ngày đó chúng tôi hay gọi là khách sạn Sihanuc luôn ), cách đầu cầu Shihanouk và sân khấu gỗ như bác linh f302 nói ( khi đó mới làm, chưa có mái che ) khoảng hơn 100m,  thì anh Thơi bảo anh Việt cho xe dừng lại để chúng tôi xuống nghỉ tại đó. Vì trước khi đi, anh Đức quân nhu tiểu đoàn đã dặn chúng tôi trước. Còn anh Việt cho xe về đoàn vận tải của Mặt trận, nghe nói đóng ở cách đó gần 2km về phía đền Ăng co. Lúc đó tôi có cảm giác thật thoải mái và thích thù. Chỗ này đối với tôi khá thân quen, vì chính nơi này, vào cuối tháng 2 năm 1979 tiểu đoàn 7 chúng tôi đã đóng quân ở đây hơn một tuần. Đại đội hỏa lực của tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ khu vực khách sạn và khu dinh thự Shihanouk. Tôi lúc đó còn làm văn thư liên lạc nên ở cùng với BCH đại đội tại ngôi nhà trước cổng khách sạn. Đêm đến lại cùng với các anh em của 2 B cối 82ly vác súng ra gác xung quanh khách sạn. Còn B 12ly8 thì bảo vệ khu dinh thự Shihanouk ( cái này tôi đã kể ở bên topic Trung đoàn 429 ). Không biết khi đó đại đội 3 bộ binh của HuyPhu h3 đóng ở chỗ nào nhỉ ? Nếu tôi nhớ không nhầm thì hình như C3 - D7 ( lúc đó do anh Kiều Việt Đường làm đại đội trưởng, anh Bình ( đầu cá ) làm C phó) đóng ở đầu thành phố, về hướng đi Karalanh thì phải. Ông HuyPhú h3 kiểm chứng xem có đúng không ?

      Sau khi xắp xếp ổn định chỗ nghỉ, anh em chúng tôi lo chuẩn bị bữa trưa, còn anh Thơi thì đi lên đoàn vận tải của MT để liên hệ xe và kế hoạch nhận gạo với quân nhu MT. Khoảng hơn 11 giờ trưa anh Thơi trở về, báo cho chúng tôi : Phải khoảng 7 ngày nữa mới có gạo, mà phải xuống kho của Mặt trận ở tận dưới Biển Hồ chứ không phải ở đây. Vì hiện nay MT đang chở tàu chở gạo từ bên nước sang. Anh Tín và thằng Tuyên  ( quản lý C1) nhảy cẫng lên vỗ tay : Có thế chứ !
      
        Thế là thêm một cái rủi lại có cái may. Trong mấy ngày chờ lấy gạo, anh em chúng tôi chẳng biết làm gì nên cứ thay nhau: 2 thằng ở nhà trông coi đồ đạc và nấu cơm, 3 thằng đi loanh quanh dạo khắp các phố xá của Siêm Riệp và mua thức ăn. Tôi muốn sang xem nơi trước đây mình đã từng ở, nhưng cửa đã được đóng khóa kín mít, khách sạn đã có người của bạn quản lý nên không thể vào được nên chỉ dám lượn qua bên ngoài để xem. Nhưng cái thú nhất trong những lần dạo phố của anh em chúng tôi ngày đó là : Sà vào các quán nước mía của các em CPC, khát cùng vào, không khát cũng Zô. Miễn là em nào trông xinh xinh và vui tính một chút. Chỉ một vài từ ngữ hỏi giá cả : Pờ man riel? Hay giơ ngón tay ra hiệu là muốn mấy ly là các em đều phục vụ tận tình, với những nụ cười tươi tắn là khoái rồi. Grin   Và trong những lần loanh quanh, vất vưởng đó, chúng tôi cũng hai ba lần đi qua cổng QYV 7E. Nhưng vì không có ai ở đơn vị nằm đó và cũng chẳng quen ai, nên chúng tôi chỉ đi qua cổng để nghe tiếng các cô y tá ( nam có, bắc có) nói chuyện, cười đùa ở bên trong để vơi đi nỗi nhớ nhà. Thật may làm sao, ngay sát cạnh khách sạn Shihanouk, về phía bên QYV 7E,  chúng tôi gặp được một gia đình người Việt sống trong một căn nhà nhỏ lợp tôn. Gia đình này có 3 mẹ con, người mẹ tên là Bích Thu ( khoảng hơn 40 tuổi ) và 2 cô con gái. Cháu lớn tên là Bích Vân, cháu nhỏ tên là Bích Vi ( họ thì chị chủ nhà không nói với chúng tôi ), chắc có rất nhiều các bác CCB MT 479 biết về gia đình này. Chúng tôi hay sang đây chơi và trò chuyện cùng họ. Qua vài lần nói chuyện, chị Bích Thu cho chúng tôi biết gia đình chị trước đây ở Nông Pênh. Chồng chị làm bác sỹ và đã bị bọn Pôn Pốt giết hại. Ba mẹ con chị bị lưu lạc về sống ở đây mới gần một năm nay. Đúng là ngày đại đội tôi đóng quân ở đây thì chưa có gia đình chị. Cả 3 mẹ con họ đều đẹp, nhất là 2 đứa con gái nói tiếng Việt rất sõi. Chị Bích Thu thì có vẻ mặt trầm tư, kín đáo. Tuy chị đã phải làm răng giả nhưng vẫn toát lên nét đằm thắm, quý phái trên khuôn mặt đẹp nhưng luôn phảng phất u buồn. Chị nói năng nhẹ nhàng và cũng rất ít nói. Ngày ấy chị được làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng bách hóa tổng hợp của thành phố, chuyên bán các mặt hàng phân phối cho các đối tượng ưu tiên của bạn. Cũng vì thế mà lần đó và cả những lần sau về Siêm Riệp lấy gạo, chúng tôi hay đến cửa hàng của chị để mua và chị sẵn sàng bán cho chúng tôi những mặt hàng mà chúng tôi cần ( tất nhiên là phải nằm trong khả năng của chị ). Chị Thu gọi chúng tôi là em rất thân mật. Còn 2 cô con gái thì mỗi người một vẻ. Cháu lớn Bích Vân thì da trắng mịn màng như gái VN. Mới 12 tuổi nhưng đã có vẻ đẹp đằm thắm, kiêu sa, tính nết thì hiền dịu giống mẹ. Ngược lại cô em 10 tuổi thì lại sắc sảo, hồn nhiên và tinh nghịch. Khi chơi đùa với chúng tôi cháu luôn cười nắc nẻ trông rất đáng yêu. Cứ buổi chiều đến, chúng tôi thường xuống sông ở cạnh nơi ở tắm. Hai cháu cũng tắm ở đó và chúng tôi té nước đùa nghịch với 2 cháu rất vui. Những lúc như vậy, chúng tôi đã tạm quên đi sự chết chóc tang thương của người dân CPC và  mọi khó khăn gian khổ của người lính QTNVN vẫn đang ngày ngày đang diễn ra trên đất bạn. Cũng trong đợt này, vì không biết làm gì trong lúc chờ đợi nên anh em chúng tôi đã có dịp lượn hầu hết các ngõ ngách của thành phố Siêm Riệp. Tất nhiên là chỉ ban ngày thôi, chứ buổi tối thì hổng ai dám đi đâu. Trong một lần lượn lờ như thế, đến ngày thứ 3 thì chúng tôi vô tình lọt vào nơi tập múa, tập kịch của đoàn văn công của tỉnh Siêm Riệp ở ngay trung tâm thành phố. Thế là thằng Tuyên hôm nào cũng gọi anh em tôi phải lượn vào đấy để xem, mặc dù là chẳng hiểu họ nói gì.

      Đến sáng ngày thứ 7 thì chúng tôi được lệnh tháo võng và khoác ba lô lên đoàn vận tải của MT để nhận xe để về Biển Hồ lấy gạo. Có sự trùng lặp đén không ngờ là tôi lại được giao đi trên xe của anh Việt, nhưng không phải là anh Việt lái ZinK hôm trước mà anh Việt quê Thanh Hóa, lái chiếc GMC và các xe khác cũng không phỉa là các anh hôm trước nữa. Đến chiều hôm đó chúng tôi cùng với xe gạo về nghỉ tại đoàn vận tải MT và hôm sau, mỗi người ngồi trên một xe thẳng một mạch về Pà Ong - Núi Cóc. Khi đi qua chỗ nghỉ trọ hôm trước, tôi cố để ý xem có thấy bóng bóng thiếu nữ VN mặc quân phục nào không để vẫy tay tạm biệt. Nhưng… “ giờ này em ở đâu? ” Grin
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #93 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 03:40:43 pm »

Lão DinhLongGiang và "đồng bọn" sướng thật đấy. Wink

 Cả đời lính của tôi ở K chẳng được một lần đứng gần cô gái VN nào tới 10m, duy nhất 1 lần có mấy cô y tá đi thực tập ở viện Sư đoàn, xe chạy ngang qua đón đơn vị tôi đi tác chiến. Thấy 1 lần và không gặp lại bất kể chị em nào khác.

 Lính Quân Khu sướng ghê, lại được chị em nấu cơm cho ăn, được cả hướng dẫn cho tắm rửa. Gặp tôi mà được như vậy thì tức khắc đau ốm, lên cơn sốt rét liền, cứ lăn ra đó mà "ăn vạ", chí ít cũng được ở đó 1 tháng và khi về có cả giấy xuất viện. Grin

Đấy chẳng qua là một sự may mắn hãn hữu thôi bác Bình Yên 1960 ơi. Đúng là một dịp may hiếm có, chỉ tiếc là ae chúng tôi vừa nhát gái, vừa xấu trai nên đã không tận dụng được cơ hội. Đến bây giờ nghĩ lại vẫn thấy tiếc hùi hụi Grin Tôi nhớ một câu danh ngôn đã nói : " Cơ hội không bao giờ gõ cửa nhà anh hai lần ". Quả đúng như thế!
Giá mà ngày đó là bác Bình Yên thì chẳng cần bác phải lăn ra " ăn vạ" đâu, mà chính là các em sẽ bí mật xả hơi lốp xe của anh Việt để giữ bác ở lại ấy chứ Grin

Huyphu h3 @ : Ông có trí nhớ tuyệt vời thật đấy. Bài thơ quá hay vì nó rất đúng với tâm trạng và hoàn cảnh của anh em mình ngày đó.  Đúng là chỗ c3 của các ông là vất vả và khó khăn thiếu thốn nhất trong D7 chúng mình ngày ấy. Chắc ông còn nhớ Bùi Văn Bàm ở c3 của ông chứ. Nó cũng xã với tôi, mà đến bây giờ anh em tôi vẫn nói về nó như một chuyện lạ có thật. Số là sau gần 5 năm đời lính, đến ngày ra quân mà nó vẫn còn cầm 120 đồng của gia đình cho từ ngày nhập ngũ mang về. Bởi vì nó có tính tiết kiệm, hơn nữa từ khi về c3 ở Lò Gò, sau 3 ngày chuẩn bị thì c3 được đưa lên chốt luôn. Rồi từ đó sang CPC, hành quân truy quét khắp Công Pông Chàm - Công Pông Thơm - Siêm Riệp - Sàm Rông - Cước Môn - Núi Cóc. Chưa một lần được ra đến chợ, chỉ một lần duy nhất bị sốt rét phải về bệnh xá E ở Kà Tum điều tri rồi trở về Núi Cóc cho đến ngày về. Thằng này lại không biết hút thuốc nên ăn uống, quần áo và các thứ cần thiết chỉ trông chờ vào đơn vị cung cấp. Có tiền đấy, nhưng biết tiêu vào việc gì. Thế là 120 đông vẫn nằm yên trong đáy ba lô của nó từ ở đơn vị huấn luyện cho đến Núi Cóc. Đến ngày ra quân đành mang trở về làm quà biếu mẹ Embarrassed
Logged
huyphuh3
Thành viên
*
Bài viết: 380


Nguyễn Huy Phú


« Trả lời #94 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 08:39:37 pm »

hơn 5 năm lính tôi có 5 lần phải đi viện.2 lần bị thương 2 lần đi viện vì sốt rét 1 lần đi viện chữa bệnh dạ dầy và đại tràng.ngáy 15/2/1979 tại phum KH TUÔI ở tỉnh CÔNG PÔNG CHÀM trong  một lần đi truy quét địch đánh vận động truy kích địch bị dính 7 mảnh M 79 sau 1 tuần được đưa về nước nằm viện 7 d cầu khởi dương minh châu tây ninh sau chuyển về nằm an dưỡng sư đoàn tháng 5/79 trở về đơn vị cúc3 d7 e 429 lúc này đơn vị đang ở cước môn âm pịn.ngày 23/10/1981 bị thương lần 2 dính tiếp 8 mảnh mìn,sau 1 tuần qua viên trung đoàn ,phẫu tiền phương sư đoàn ở sàm rông ốt đa mênh chây và được chuyển về viện 7 e ở xiêm riệp,nằm điều trị hơn một tháng sau đó chuyển về an dưỡng ở hồ bazai được gần 2 tháng ổn định sức khoẻ về đơn vị chiến đấu tiếp
bài thơ mà bạn nói thời gian đó tôi cũng thuộc anh em lính tráng hay phổ biến và truyền miệng cho nhau ( bán cho tôi một bông hồng đi cô bé ) và thời gian nằm viện ở 7 e,tôi cũng có quen vài đồng đội là đồng hương hà nội ở e 174 sư 5 như đ/c CHÍ nhà ở thụy khê nó bị dinh mảnh cối 82 và bị nặng hơn tôi,khi vêt thương mình ổn cũng hay giúp nó,thường hay rủ nhau ra cầu xihanuc chơi ngắm cảnh phố phương để nhớ về quê mẹ.có một lần 2 thằng thuê xe đạp lôi đẻ vào chơi thăm đền ANGKO, do vết thương chưa lành hắn và tính hiếu kỳ cũng như sự đồ sộ của kỳ quan huyền bí tôi đã chịu khó đi thăm gần hết cho dù băng vết thương ở cổ chân băng  bị tuột và máu lại chảy ra từ vết thương vẫn cứ đi đền angko thời điểm này vắng vẻ và còn nguy hiểm lắm ít người qua lại .người mệt đói và khát nước vẫn cứ đi thám hiểm,dự định chụp một tấm ảnh thấy đắt quá không đủ tiền,mà sao máy ảnh thời kỳ đó cũng rất hiện đại chụp xong sau vài phút là đã có ảnh ông thợ cầm tờ giấy ảnh từ máy trôi ra  vẩy vẩy vài cái là ảnh hiện ra ,tài thật
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay...
huyphuh3
Thành viên
*
Bài viết: 380


Nguyễn Huy Phú


« Trả lời #95 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2014, 12:08:27 pm »

 nhớ về cách đây hơn ba mươi năm trong lần nằm viện 7 e điều trị vết thương tôi đọc được bài thơ trong tạp chí văn nghệ quân đội
Ở ĐÂY CHỈ CÓ HAI MÙA
NẮNG KHÔNG CÓ NƯỚC,CÒN MƯA RỪNG LẦY
NHỮNG NGƯỜI LÍNH CHỐT Ở ĐÂY
NGHE THỜI TIẾT ĐỔI TỪNG NGÀY TRÊN DA
Ở ĐÂY LÀNG Ở RẤT XA
NÊN THÈM NGHE ĐƯỢC TIẾNG GÀ ĐỔI CANH
LẮM KHI NỖI NHỚ VÔ TÌNH
BỖNG LÀM NGƯỜI LÍNH LẶNG THINH CẢ CHIỀU
LÒNG NGƯỜI NGANG DỌC THƯƠNG YÊU
NHỚ NHÀ NHƯNG CHẲNG NÓI ĐIỀU ẤY ĐÂU
Ở ĐÂY ĐỒNG ĐỘI VỚI NHAU
MÁI ĐẦU BẠC BÊN MÁI ĐẦU CÒN XANH
NGƯỜI QUA BA CUỘC CHIẾN TRANH
CHƯA TÌM RIÊNG ĐƯỢC CHO MÌNH CHŨ YÊU...
ôi trái đất tròn và hữu xạ tự nhiên hương,năm 2009 trong lần đi thăm chiến trường xưa ở CPC chúng tôi có ghé qua bà rịa vũng tầu,được chủ nhà là TÂN lính thông tin f 302 quê đồng nai tiếp đón tại quán ăn NGHANHF HÀO ở vũng tàu cùng tiếp khách có anh rể và chị gái TÂN họ là tác giả của bài thơ đó,khi được giới thiệu tác giả xin đọc lại bài thơ vừa đọc hết câu đầu,tôi vội đọc hết cả bài liền một mạch trong sự ngạc nhiên của mọi người và sững sờ mừng rỡ của tác giả... thế là lại uống dô và dô..khi ra về cả đoàn lại được tặng thêm quà của gia đình đồng đội


Chào Bác chủ nhà.

Hơn 30 năm, quả là Bác có trí nhớ thật tuyệt… Không biết Bác nằm 7E thời gian nào vậy?  Câu chuyện của Bác làm Tôi  nhớ đến một ký ức  cũng ở 7E và liên quan đến thơ  mà người lính E 174, F5 nằm cạnh  chép  trong sổ tay  và đưa tôi đọc.   Bài thơ khá dài, hay và rất  tình tứ nhưng buồn lắm, anh nói tác giả là người lính cùng F5.. và Tôi đã học thuộc,  bây giờ nhớ lại, chỉ còn rơi rớt vài câu với nội dung thế này ….  

Đại thể  là có người lính trận,  một chiều về phố  ghé  mua hoa hồng, (Bán cho Tôi nhé một bông hồng, Đóa hồng tươi còn búp nụ xinh xinh ) cô bé bán hoa cũng đẹp như hoa ( mắt đen tròn ngước lên mời Anh  lưa) và  chúc cho người yêu của anh lính..  nhận hoa được vừa lòng (rất mong hoa.. làm người đẹp vừa lòng) , nhưng cô bé bất ngờ vì anh lính không tặng người yêu ( Không, Tôi không tặng người yêu) mà mua hoa vào thăm mộ bạn  (Thằng bạn thân hôm qua vừa tử trận, Một bông hồng cho nó bớt quạnh hiu.) và chuyện của Anh làm Em  bỗng nghẹn ngào….. Chỉ còn nhớ láng máng vậy  thôi,.. Lính  F5 chắc biết nhiều, bổ sung nhé…  

Bác huyphuh3 cho Tôi hỏi…  Ông chủ Tân,  lính  năm nào vậy Bác?


TÂN lính 77 quê long thành đồng nai đơn vị d 26 thônh tin sư đoàn 302, về phục viên cuôi năm 81 đầu năm 82,có một thời gian làm chủ tịch UB ND xã nay đương là bí thư xã.một người sống chân thành nhiệt tình với anh em đ/c
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay...
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2014, 11:53:07 am »

Chào anh Zinbacau !
      Anh Zinbacau ơi, buổi gặp mặt hôm chủ nhật tới này ( 6/4/2014) anh nhớ mang theo khăn Kama đi nhé, nhưng anh nhớ là đừng thắt kiểu thòng lọng giống kiểu mà bon Ponpot hay quàng là ko được đâu nhé, mọi người không ai để ý đâu, nhưng chỉ có ai mà quan tâm và nhớ rõ mới nhận biết được, nếu thế thì gay go đấy nhé ! Lần trước sang thăm lại chiến trường xưa ( Năm 2008 Thanhdanvan có quay lại chiến trường CPC sau 26 năm trở về VN ) chuyến đi đó Thanhdanvan đi cùng đoàn Cán bộ của TCT thương  mại sang thăm CPC, đoàn có thuê một phiên dịch đi cùng, người phiên dịch đó lại là một người chính gốc CPC, đã từng phục vụ cho D quân y ở Xiêm Rieap năm 1979-1983, anh ấy nói là được bộ đội việt nam tuyển mộ vào đơn vị quân y và giúp đỡ bộ đội VN cứu chữa thương binh, như rửa vết thương, giữ tay chân thương binh để cho bác sỹ cưa chân bệnh binh bị dính mìn, mảnh đạn làm hoại thư chân nên phải cắt để đảm bảo tính mạng. Thanhdanvan hôm đó thấy người phiên dịch này quấn khăn Kama theo kiểu Ponpot, thế là Thanhdanvan dọa người phiên dịch là hồi đó trong chiến trường mà gặp phải người mà quấn khăn như thế này là Păng pằng 2 phát đạn vào người rồi đấy ! Anh phiên dịch trả lời là đúng rồi hồi đó bọn pôn pốt hay quấn khăn kiểu đấy, nói rồi thế là anh ta cởi khăn và quấn lại kiểu khác, chắc là sợ gặp phải anh bộ đội tình nguyện VN ngày xưa rồi !!!?
        Vậy nên buổi gặp mặt hôm này anh Zinbacau nhơ quấn khăn  kiểu khác đấy nhé, hôm đó có rất nhiều quân tình nguyện VN đến đó, nếu anh mà còn quấn khăn kiểu của bọn Pon Pot sẽ gay go đấy nhé !!?
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #97 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2014, 03:15:36 pm »

Chào anh Zinbacau !
      Anh Zinbacau ơi, buổi gặp mặt hôm chủ nhật tới này ( 6/4/2014) anh nhớ mang theo khăn Kama đi nhé, nhưng anh nhớ là đừng thắt kiểu thòng lọng giống kiểu mà bon Ponpot hay quàng là ko được đâu nhé, mọi người không ai để ý đâu, nhưng chỉ có ai mà quan tâm và nhớ rõ mới nhận biết được, nếu thế thì gay go đấy nhé ! Lần trước sang thăm lại chiến trường xưa ( Năm 2008 Thanhdanvan có quay lại chiến trường CPC sau 26 năm trở về VN ) chuyến đi đó Thanhdanvan đi cùng đoàn Cán bộ của TCT thương  mại sang thăm CPC, đoàn có thuê một phiên dịch đi cùng, người phiên dịch đó lại là một người chính gốc CPC, đã từng phục vụ cho D quân y ở Xiêm Rieap năm 1979-1983, anh ấy nói là được bộ đội việt nam tuyển mộ vào đơn vị quân y và giúp đỡ bộ đội VN cứu chữa thương binh, như rửa vết thương, giữ tay chân thương binh để cho bác sỹ cưa chân bệnh binh bị dính mìn, mảnh đạn làm hoại thư chân nên phải cắt để đảm bảo tính mạng. Thanhdanvan hôm đó thấy người phiên dịch này quấn khăn Kama theo kiểu Ponpot, thế là Thanhdanvan dọa người phiên dịch là hồi đó trong chiến trường mà gặp phải người mà quấn khăn như thế này là Păng pằng 2 phát đạn vào người rồi đấy ! Anh phiên dịch trả lời là đúng rồi hồi đó bọn pôn pốt hay quấn khăn kiểu đấy, nói rồi thế là anh ta cởi khăn và quấn lại kiểu khác, chắc là sợ gặp phải anh bộ đội tình nguyện VN ngày xưa rồi !!!?
        Vậy nên buổi gặp mặt hôm này anh Zinbacau nhơ quấn khăn  kiểu khác đấy nhé, hôm đó có rất nhiều quân tình nguyện VN đến đó, nếu anh mà còn quấn khăn kiểu của bọn Pon Pot sẽ gay go đấy nhé !!?

 Ông nói cái chuyện này là đùa hay thật đấy có cơ sở quy định căn cứ ở đâu không. Tôi thấy có người quấn thì tôi cũng làm theo thôi vì thấy nó gọn và có tác dụng cho cái cổ. Theo tôi biết bây giờ với cái khăn quàng con người ta quấn đc rất nhiều kiểu khác nhau lên đến tầm nghệ thuật đấy ông ạ ...

 Nhân tiện đây cũng nhờ các chuyên gia hiểu rộng biết nhiều chỉ giáo đúng sai. phải trái hộ cái nhé !
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #98 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2014, 06:56:23 pm »

Chào anh Zinbacau !
      Anh Zinbacau ơi, buổi gặp mặt hôm chủ nhật tới này ( 6/4/2014) anh nhớ mang theo khăn Kama đi nhé, nhưng anh nhớ là đừng thắt kiểu thòng lọng giống kiểu mà bon Ponpot hay quàng là ko được đâu nhé, mọi người không ai để ý đâu, nhưng chỉ có ai mà quan tâm và nhớ rõ mới nhận biết được, nếu thế thì gay go đấy nhé ! Lần trước sang thăm lại chiến trường xưa ( Năm 2008 Thanhdanvan có quay lại chiến trường CPC sau 26 năm trở về VN ) chuyến đi đó Thanhdanvan đi cùng đoàn Cán bộ của TCT thương  mại sang thăm CPC, đoàn có thuê một phiên dịch đi cùng, người phiên dịch đó lại là một người chính gốc CPC, đã từng phục vụ cho D quân y ở Xiêm Rieap năm 1979-1983, anh ấy nói là được bộ đội việt nam tuyển mộ vào đơn vị quân y và giúp đỡ bộ đội VN cứu chữa thương binh, như rửa vết thương, giữ tay chân thương binh để cho bác sỹ cưa chân bệnh binh bị dính mìn, mảnh đạn làm hoại thư chân nên phải cắt để đảm bảo tính mạng. Thanhdanvan hôm đó thấy người phiên dịch này quấn khăn Kama theo kiểu Ponpot, thế là Thanhdanvan dọa người phiên dịch là hồi đó trong chiến trường mà gặp phải người mà quấn khăn như thế này là Păng pằng 2 phát đạn vào người rồi đấy ! Anh phiên dịch trả lời là đúng rồi hồi đó bọn pôn pốt hay quấn khăn kiểu đấy, nói rồi thế là anh ta cởi khăn và quấn lại kiểu khác, chắc là sợ gặp phải anh bộ đội tình nguyện VN ngày xưa rồi !!!?
        Vậy nên buổi gặp mặt hôm này anh Zinbacau nhơ quấn khăn  kiểu khác đấy nhé, hôm đó có rất nhiều quân tình nguyện VN đến đó, nếu anh mà còn quấn khăn kiểu của bọn Pon Pot sẽ gay go đấy nhé !!?
theo tôi  quân đội ponpot ngày đó không quy định cách quàng khăn cà ma , chắc thanhdanvan F 302 nói có ý gì đó thôi !?
cái này nhờ ông em loc85c5 kiểm  chứng , biết đâu sau năm 83 quân đội pot thay đổi .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 11:17:45 am »

Chào anh Zinbacau và anh Phas ạ !
     Các anh đã xem phim " Biên giới Tây Nam- cuộc chiến tranh bắt buộc " rồi đấy, anh cứ để ý sâu một chút là thấy lính Pon pot họ quấn khăn Kama như thế nào ? Ngày trước Thanhdanvan công tác ở đội công tác Ban dân địch vận có biết rõ điều này, dạo đó có bắt được lính Pon pốt thấy bọn nó quấn khăn theo kiểu thòng lọng. Ngày đợt Thanhdanvan sang thăm lại chiến trường CPC năm 2008, gặp người phiên dịch CPC quấn khăn kiểu đó, Thanh đã dọa là giống lính khơ me đỏ, anh này cũng phải thừa nhận là Thanhdanvan nói đúng là lính Pon pot quấn khăn theo kiểu đó. Nói thật với 2 anh chứ là Thanhdanvan trêu đùa các anh thôi, quà kỷ niệm của dân tộc CPC mang theo người mỗi khi giao lưu là vui lắm rồi, chứ các cháu người CPC bây họ có tìm hiểu kỹ về chế độ diệt chủng của Pon Pot đâu, hôm này cũng có thể Thanhdanvan cũng mang chiếc khăn Kama mà Thanhdanvan mua ở CPP năm 2008 đi để cũng như anh Zinbacau thành có hội nhé ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM