Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Năm, 2024, 11:25:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 4  (Đọc 180096 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 10:01:42 am »

 Đây là hình ảnh người dân tại Huế ,khi nghe những lời kích động mê tín dị đoan ,đã hè nhau phá một ngôi mộ giả của ai đó xây lên ,cố tát nước ra để bắt con rùa bằng đá chôn ở dưới .



Còn đây là hình ảnh con rùa đá được người ta kinh doanh tại Sài gòn .





Con rùa này được thợ tạc từ đá núi nguyên thủy mà ra ,có trọng lượng khoảng 2 kg . màu sắc của đá ,vân đá ,chất liệu đá tùy loại mà có giá cả khác nhau ,loại thấp nhất là 500 ngàn /con . còn đá quý thì giá cả vô chừng lên đến vài chục chai / con.

Vốn dĩ đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ dùng để trang trí cho các công trình kiến trúc có tính mỹ thuật . Nhưng cũng con rùa này được các thày bùa ,thày pháp ,thày phong thủy " ém sì bùa" vào ,sao đó đem đi làm những chuyện gì ,và giá cả ra sao thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu .

Cũng có thể phỏng đoán  tấm hình tại Huế như trên ,là gia chủ được thày phong thủy xúi giục làm một ngôi mộ giả ,thay vì chôn người chết thì lại chôn rùa thay người . Mục đích là rùa sẽ thay mạng người khi đối diện với diêm vương , còn người chủ con rùa sẽ trường sinh bất lão , hoặc bét nhất cũng thoát chết trong tương lai gần .hi hi ...

Bác nào giỏi phong thủy và bùa chú vào đây nói cho vui đê .
Logged

binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 01:11:29 pm »

Đây là hình ảnh người dân tại Huế ,khi nghe những lời kích động mê tín dị đoan ,đã hè nhau phá một ngôi mộ giả của ai đó xây lên ,cố tát nước ra để bắt con rùa bằng đá chôn ở dưới .



Còn đây là hình ảnh con rùa đá được người ta kinh doanh tại Sài gòn .



Con rùa này được thợ tạc từ đá núi nguyên thủy mà ra ,có trọng lượng khoảng 2 kg . màu sắc của đá ,vân đá ,chất liệu đá tùy loại mà có giá cả khác nhau ,loại thấp nhất là 500 ngàn /con . còn đá quý thì giá cả vô chừng lên đến vài chục chai / con.

Vốn dĩ đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ dùng để trang trí cho các công trình kiến trúc có tính mỹ thuật . Nhưng cũng con rùa này được các thày bùa ,thày pháp ,thày phong thủy " ém sì bùa" vào ,sao đó đem đi làm những chuyện gì ,và giá cả ra sao thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu .

Cũng có thể phỏng đoán  tấm hình tại Huế như trên ,là gia chủ được thày phong thủy xúi giục làm một ngôi mộ giả ,thay vì chôn người chết thì lại chôn rùa thay người . Mục đích là rùa sẽ thay mạng người khi đối diện với diêm vương , còn người chủ con rùa sẽ trường sinh bất lão , hoặc bét nhất cũng thoát chết trong tương lai gần .hi hi ...

Bác nào giỏi phong thủy và bùa chú vào đây nói cho vui đê .

 Phong thủy hay phong bão gì đó thì tôi không biết. Nhưng có điều này thì tôi biết chắc chắn. Cheesy

 Như tôi đã nói từ trên, người dân Huế và khu vực đó nói chung, quan niệm của họ là ngôi mộ của mình sau khi đã về với Tiên Tổ thì đó mới là ngôi nhà vĩnh viễn của họ, vì thế họ chuẩn bị khá kỹ cho mộ phần của mình trong tương lai, tất nhiên là gia đình phải thuộc loại có điều kiện. Cũng do địa lý có phần xê dịch từ lòng đất nên họ thường xây một bể ngầm dưới lòng đất cho khỏi bị trôi, đã có những trường hợp quan tài trôi khỏi nấm mộ chính tới 5 7m và cả xa hơn, lúc có chuyện cần di rời mộ đi chỗ khác đào lên mới biết mộ 1 nơi quan tài một nẻo. Vì vậy họ phải xây cái bể ngầm như hình trên, không có đáy và không có nắp đậy bê tông để dưới thì tiếp đất trên thì thông với trời, gọi là cái Kim Tĩnh. Như hình trên thì chủ nhân mới xây cái Kim tĩnh đó thôi.

 Cũng vì quan niệm phong tục địa phương như đã nói nên người dân Huế hay "xí phần" cho nơi mình yên nghỉ, quan niệm này có từ thời xa xưa, chuyện này liên quan đến cả ông TL QK9 bởi ông Nội ông này từng là thầy địa lý khá nổi tiếng trong vùng, cũng như trong nội tộc gia đình tôi có hẳn 1 phần đất riêng được bà Cố Nội xin từ khi bà chưa đi lấy chồng để làm nơi chôn cất mình, chồng, con và cả cháu sau này, giấy tờ viết bằng chữ Nho có cả dấu má vuông, chữ nhật, tròn của chức sắc địa phương cũ cấp, gia đình tôi vẫn giữ được những văn tự này đến tận bây giờ, người mất nằm ở đó, xây mộ ở đó đều do "Thiên định" cả. Tất nhiên là thời nay thì rất khác rồi, đất phải có GCNQSDD mới nói chuyện, còn ba cái giấy tờ xa xưa chỉ giữ làm kỷ niệm cho nó vui, song chính quyền địa phương cũng tôn trọng phong tục tập quán xưa, chưa thấy có trường hợp nào "căng thẳng" liên quan đến chuyện mộ chí. Vì thế, người địa phương có thói quen giữ đất cho ngôi nhà tương lai của mình. Nghèo thì đắp lên cái nấm có ra hình mộ, giàu có thì cho xây sẵn luôn, nay mai mất chỉ việc hạ xuống là xong. Những ngôi mộ này người ta gọi là MỘ GIÓ chứ không phải MỘ GIẢ. Phần nhiều người dân sống cùng địa phương đều có họ hàng gần xa với nhau, thấy ai đó đã đắp mộ gió, hàng năm vẫn đến làm cỏ, thắp ném hương vu vơ ở phần mộ gió là người ta biết rồi, không ai sẽ cố tình hạ huyệt thân nhân mình nằm ở đó nữa, nếu có lỡ rồi thì mọi người cũng tự dàn xếp trong vui vẻ với nhau vì ít nhiều cũng máu mủ ruột thịt cả. Ví dụ như trường hợp nhà tôi: Cả nhà đang "vui vẻ" quây quần với nhau quanh khu đất của gia đình, bỗng nhiên có vài ông lạ hoắc ở đâu chen vào "ở ké", lúc phát hiện ra thì chuyện đã lỡ rồi, họ cũng gãi đầu giã tai nói rằng họ không biết nên lỡ rồi. Hai gia đình vẫn vui vẻ coi như "Thiên định" như vậy, không nỡ nói nặng nhau 1 lời, cả 2 họ hàng năm vẫn đi Chạp mộ và thắp cho nhau nén hương trong vui vẻ.

 Ở bức hình trên thì người ta xây kim tĩnh của mình, chấn yểm rùa đá mộ phần của mình. Chẳng liên quan tới ai cả nếu đất đó không vi phạm vào đất của làng hoặc tài sản đã được chính quyền hiện nay công nhận là của ai đó. Vì thế mới có chuyện phá bỏ đi cái mộ gió đó, chứ bình thường thì mọi người luôn tôn trọng nơi an nghỉ cuối cùng của ai đó, quan niệm: Chỉ có những kẻ "vô hậu" mới đi phá hoại mộ phần của người khác.  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 01:52:06 pm »

Chuyện này người ta làm ầm ĩ ở làng và xóm , ngoài ra các nhà báo và phóng viên chạy nhật trình của các báo cũng nhanh nhạy đăng bài ,tốn khá nhiều công sức của phóng viên .

Mời bác BY vào đây đọc nha .

http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Am-y-chuyen-pha-mo-bat-rua-da-giai-cuu-long-mach/524063.antd
Logged

binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 03:10:57 pm »

Chuyện này người ta làm ầm ĩ ở làng và xóm , ngoài ra các nhà báo và phóng viên chạy nhật trình của các báo cũng nhanh nhạy đăng bài ,tốn khá nhiều công sức của phóng viên .

Mời bác BY vào đây đọc nha .

http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Am-y-chuyen-pha-mo-bat-rua-da-giai-cuu-long-mach/524063.antd

 Bác CSVD thấy đấy, bài báo vẫn nói là mê tín dị đoan mà. Grin

 Cái tay kỹ sư công nghệ thông tin tự nhiên "lăn quay" ra chẳng ảnh hưởng gì tới chuyện long mạch long miếc gì cả. Cứ theo tấm hình chụp bà con đang phá mộ gió của người khác thì thấy khu đất đó chiếm 1 vùng đất khá là rộng, mộ chí cỡ 200m2 đất ở Huế chỉ là chuyện vặt vãnh vì nó không phải chỉ là mộ bình thường mà nó là lăng, lăng tẩm để sánh cùng hàng Vua chúa, quan lại nên lăng thì bao giờ cũng to vật vã.

 BY gốc gác ở Huế, từng sống ở Huế 1 năm và ngay đêm nay tôi sẽ có mặt ở quê, tâm tính người Huế ra sao tôi không lạ. Hay thì cũng nhiều và dở thì không phải là không có, tính cách à ơi dơi ngỗng của người Huế là cái từng làm cho tỉnh Thừa Thiên Huế chậm phát triển nhất trong cả nước như hiện nay là điều ai cũng thấy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất ngại đầu tư về vùng này, quan chức Huế thì chỉ thích cãi nhau, chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng, mắt trước mắt sau là tính chuyện trèo lên đầu nhau mà ngồi và muốn nói điều gì thì cứ vòng vo Tam Quốc kiểu thích con gà thì khen con vịt khiến cho nhiều người có tác phong "công nghiệp" trong cuộc sống rất khó "hòa tan" cùng họ, nhiều cái nhiêu khê, nhiễu sự trong lễ nghi và cả ở cuộc sống hàng ngày "thái quá" khiến cho họ khó có tầm nhìn xa hơn. Thói ghen ăn tức ở, con gà tức nhau tiếng gáy là điều không tránh khỏi, chuyện con muỗi mà 1 đồn 5, 5 đồn 10 và chuyện con mèo to bằng con voi cũng là điều dễ hiểu thôi, mấy ông nhà báo thì cũng vậy nốt, "phịa" bừa ra để kiếm cơm thì dại gì mà không "phịa", cái gì cũng tin ở mấy ông nhà báo thì đổ thóc giống ra mà xay. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #44 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 09:35:28 am »

Quán chè chén mấy ngày này thấy ế quá hè, khách khứa đi mô hết mà đễ quán vắng tanh thế này. Bác BY em cũng ở mé Huế nên rất rỏ tính cách của người Huế, em thấy người xứ Huế đối xữ rất lịch thiệp ăn nói nhẹ nhàng, về phần gia giáo em nghỉ chẵng có nơi nào bằng, người Huế biết dạy bảo con cái tôn trọng dòng dỏi tổ tiên mình chính vì lẽ đó nếu có việc hỷ hay đám ma chay họ thường tổ chức long trọng và trang nghiêm có trật từ cao xuống thấp. Mọi nghi lể đều được tổ chức đầy đủ, nếp sống gia đình người Huế có tôn ty trật tự lễ phép.
    Người Huế là người làm ăn nhanh nhạy với thị trường, sau giải phóng miền nam đi đâu cũng có người Huế buôn bán, từ biên giới lạng sơn đến thành phố Hồ chí Minh. Nhất là các ga tàu bến xe cơm Huế ,bún Huế, chè Huế đâu đâu cũng đều có cã đợt tụi em diễn tập trên lạng sơn cũng gặp mấy người Huế lên lên buôn bán trên đó, nói vậy đễ biết người Huế cũng nhanh nhạy lắm chứ .
   Nhưng ở quê em họ hay nói người Huế đểu, ăn nói thì ngọt ngào nhưng cũng coi chừng .. Có câu Huế thơ Huế mộng, Huế toọng boọng hai đầu.,
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 10:18:23 am »

Quán chè chén mấy ngày này thấy ế quá hè, khách khứa đi mô hết mà đễ quán vắng tanh thế này. Bác BY em cũng ở mé Huế nên rất rỏ tính cách của người Huế, em thấy người xứ Huế đối xữ rất lịch thiệp ăn nói nhẹ nhàng, về phần gia giáo em nghỉ chẵng có nơi nào bằng, người Huế biết dạy bảo con cái tôn trọng dòng dỏi tổ tiên mình chính vì lẽ đó nếu có việc hỷ hay đám ma chay họ thường tổ chức long trọng và trang nghiêm có trật từ cao xuống thấp. Mọi nghi lể đều được tổ chức đầy đủ, nếp sống gia đình người Huế có tôn ty trật tự lễ phép.
    Người Huế là người làm ăn nhanh nhạy với thị trường, sau giải phóng miền nam đi đâu cũng có người Huế buôn bán, từ biên giới lạng sơn đến thành phố Hồ chí Minh. Nhất là các ga tàu bến xe cơm Huế ,bún Huế, chè Huế đâu đâu cũng đều có cã đợt tụi em diễn tập trên lạng sơn cũng gặp mấy người Huế lên lên buôn bán trên đó, nói vậy đễ biết người Huế cũng nhanh nhạy lắm chứ .
   Nhưng ở quê em họ hay nói người Huế đểu, ăn nói thì ngọt ngào nhưng cũng coi chừng .. Có câu Huế thơ Huế mộng, Huế toọng boọng hai đầu.,

Cái gì vậy ? Nói rõ hơn được không ,chảng hiểu gì cả .

-Còn lão BY chắc đang du lịch Sài gòn -mấy bữa nữa mới dìa được .
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 10:26:36 am »

...
 BY gốc gác ở Huế, từng sống ở Huế 1 năm và ngay đêm nay tôi sẽ có mặt ở quê,
...
Bác ra đồng phía tây bắc xóm nhà bác xem cái huyệt mộ nhà ai mà to quá thế? Em nghĩ chắc mộ tổ họ nào đó. Em ra vệ tinh Anh-tẹc-nét thấy bự quá!

Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 07:47:57 pm »

Bác CSVD  bác BY nói về người Huế như vậy nên em có ý kiến bổ sung thêm,thuật ngữ dùng tiếng địa phương nên bác không hiểu nhưng em tin BY sẽ hiểu.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #48 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 06:51:26 pm »

Bác ra đồng phía tây bắc xóm nhà bác xem cái huyệt mộ nhà ai mà to quá thế? Em nghĩ chắc mộ tổ họ nào đó. Em ra vệ tinh Anh-tẹc-nét thấy bự quá!

 Hì ... hì! Lão Quocngoaicu@ này tài thật đấy. Grin Lần mò thông tin từ Cụ "Goog" rồi phán đoán được là mộ Tổ họ nhà ai chính xác như vậy thì dù có không muốn khen lão thì cũng phải xin bái phục. Grin Bái phục ... bái phục. Grin

 Vâng! Đó chính là ngôi mộ Tổ của dòng họ Lê Kim, một ngôi mộ đôi của 2 ông bà Tổ của dòng họ này đời thứ I khi mới từ Thanh Hóa về đây lập nghiệp cách đây vài trăm năm. Ngôi mộ to như một quả đồi nhỏ nằm giữa một vùng đất ruộng bằng phẳng, trước 1975 chỉ là ngôi mộ đất chung quanh ngang bằng mặt ruộng được trồng bằng tre cán giáo san sát nhau như 1 bờ rào khiến người không thể chui qua được, cũng mới xây thành Lăng khá lớn những năm 198x đây thôi. Dân trong vùng vẫn gọi dòng họ này là họ Lê Lớn, lớn bởi sự phát triển to rộng của dòng họ này và cho tới hôm nay thì chưa thể thống kê chính xác là con cháu chút chít chụt chịt của 2 ông bà Tổ hiện có bao nhiêu người.

 Chuyện trong dòng họ kể rằng: Những năm xa xưa có 3 anh em trai cùng gia đình vợ con từ Thanh Hóa di cư về phía Nam, họ lùa theo 1 đàn vịt, người anh Cả khi tới ngang Phú Bài thấy ruộng đồng phì nhiêu thuận lợi cho việc chăn nuôi của mình thì dừng lại quyết định xây dựng quê hương mới ở đây. Hai ông em thì đi tiếp về phía Nam thêm 10km nữa, tới dòng sông Truồi thấy nước trong vắt, lên núi cũng gần và ra biển cũng không xa, thuận lợi cho mưu sinh, ông anh thứ 2 thì thích săn bắn và khai thác lâm sản (bây giờ gọi là lâm tặc), nên qua sông rồi rẽ phải ngược lên núi thêm 4km nữa thì dừng lại lập nghiệp tại đó, nay là làng La Khê xã Lộc Điền. Người em út thứ 3 có sở thích trồng trọt, quan sát thấy còn nhiều ruộng đồng hoang hóa có thể lấn đầm nước lợ, thau mặn từ đất lấn đầm, tận dụng dòng nước sông Truồi đưa nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng để phát triển nghề nông, khai thác nguồn hải sản dồi dào của đầm Cầu Hai, nên ông em út quyết định đưa gia đình riêng của mình về đó lập nghiệp. Cũng chính ngôi mộ đôi đó là Lăng của 2 ông bà là em út trong 3 anh em đời thứ I của dòng họ Lê Kim, cũng phải sang đời thứ 3 của 2 ông bà Tổ này có 1 ông cháu rất giỏi về thủy nông, ông huy động người dân xây dựng đập chắn nước ngăn dòng sông Truồi để đưa nước vào đồng ruộng, tưới tiêu cho cả 1 vùng rộng lớn có nước ngọt để phát triển mùa màng, không còn phải trông chờ vào "ơn Trời" nữa, ngày nay vẫn còn 2 cái đập chắn nước do ông này xây dựng lên, bên cạnh đập nước có cái nhà hình vuông nằm giữa đồng là nơi dân làng hàng năm thờ cúng để tưởng nhớ công ơn, gần đây chính quyền tỉnh TTH đã trao bằng kỹ sư thủy lợi danh dự cho người đã có công tạo dựng lên một vùng đất trù phú. Ông Thượng Thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn, Lê Thanh Đàm là cháu con đời thứ 6, mẹ của ông TL QK9 là cháu đời thứ 7 của 2 ông bà Tổ dòng Lê Kim này.

 Ngày nay, mỗi khi đến ngày giỗ 2 ông bà Tổ dòng Lê Kim thì con cháu của 2 ngành trên ở Phú Bài hoặc La Khê vẫn về, mỗi ngành cử 5 đại diện về dự hoặc ngược lại, mặc dù họ đã rất xa nhưng quan hệ vẫn khăng khít. Tuy nhiên vẫn có 1 sự "trục trặc" về mặt "kỹ thuật", dòng họ Lê thứ II tại làng La Khê thì chỉ sang đời thứ 3 hoặc 4 gì đó thì tuyệt tự, không có con trai nối dõi tông đường nên bây giờ chỉ còn toàn con cháu ngoại, song con cháu ngoại vẫn về dự đám giỗ Tổ Tiên dòng chú bác như bình thường. Họ Lê Lớn về làng Bàn Môn lập nghiệp là dòng họ thứ 14 về đây tính từ thời khai thiên lập địa, song cũng có 1 dòng họ khác bị tuyệt tự nên đương nhiên được lên ngôi thứ 13, theo gia phả của dòng họ thì tới nay đã có tới 13 thế hệ rồi, con cháu phiêu bạt 4 phương trời chẳng biết có bao nhiêu người nữa. Một điều tương đối lạ so với những dòng họ khác ở đây, đó là dòng họ Lê Lớn tham gia cả 3 cuộc chiến tranh của đất nước, từ KCCP đến KCCM và BVTQ sau này, cho dù đi lính cho bên nào hay chiến đấu BVTQ sau này thì rất ít người tử trận so với dòng họ khác, mặc dù chính nơi đó từng là nơi xôi đậu, ta địch linh tinh cả, ngay trong một nhà, anh em ruột thịt cũng có người đi lính cho bên này bên kia đan chéo nhằng nhịt, trường hợp cha, anh, chị đi lính VC, vài em kế đi lính VNCH rồi 1 2 em út lại đi lính VC thì cũng là chuyện bình thường trong 1 gia đình, sau GP thì các gia đình trong họ tộc luôn đoàn kết, anh em đùm bọc nhau lúc khó khăn và đều tránh bình luận chính trị thời sự bên này bên kia, lý tưởng hay mục đích, quan điểm, nhận thức ... vv, cho dù là gì đi chăng nữa thì họ vẫn là anh em một nhà hay cùng 1 ông Tổ sinh ra. Với họ, bản chất là nông dân thì sống ở thời nào, chính thể nào cũng phải theo luật pháp của bên đó, chẳng thể khác được nếu muốn được sống, muốn có tiền bạc thì phải lao động, bỏ sức và trí tuệ ra mà nhận lấy cái tương đương có thể, cả họ cũng không có ai quá giàu có và cũng chẳng có ai quá nghèo khó, bản chất nhà nông thì cứ nhàng nhàng thế thôi, con cháu không có ai quá xuất chúng cả và loại "hâm hâm, quay quay" thì cũng không phải là không có. Cheesy

 Bài vị của 2 ông bà Tổ của dòng Lê Kim trong nhà thờ họ.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 02:49:37 pm »

Xin chào lão BY quay trở lại ! như vậy là sau vài ngày về quê nay lão đã trở lại diễn đàn  ,làm cho diễn đàn vui hẳn .

Thứ nhất là khen lão đã đem cây cau của xứ Huế mộng mơ về đây làm quà , Cau Huế có khác ,khác hẳn cau chỗ khác cây trái nó cứ mờ mờ ảo ảo ,đây là tôi bưng nguyên cây từ bên kia qua  :



Vây để cho cây trái bớt mờ tôi cho tấm hình này  vào photoshop ,sau vài cái gạt di chuột qua lại thì cây cau trông sáng sủa và xanh hơn là đây :



Như vậy là không phải do máy chụp của lão BY dở , mà do lão BY lúc đưa hình lên đây sợ tốn chút nước không chịu rửa ảnh cây cau cho nó sáng hơn mà thôi .làm cho pà con hiểu nhầm là máy cùi .

Túm lại : khuyên lão BY ra chợ mua cái đĩa photoshop CS2 giá 10 nghìn về save vào máy tính rồi tự học theo các bài hướng dẫn có sẵn trên youtube đê , Chừng một tuần sau với tư chất thông minh nhanh nhạy như lão là trình xử lý ảnh của lão không thua gì ai . hi hi .
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM