Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:34:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG-Ký ức của chúng tôi và đồng đội (Phần 14)  (Đọc 168975 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #180 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 01:40:06 pm »

Chào các bác, có một đều mà ít ai nói đến em không biết sau trận 12/7 các đơn vị bạn như f 356 f316 có xãy ra tình trạng như đơn vị em không . Lúc rút xuống do địa hình hiểm trở mọi liên lạc vô tuyến đều mất tín hiệu, mạnh ai nấy đi chỉ biết lần theo lối củ . Do sương mù dày đặc nhiều toán đi lạc qua đất Trung quốc và bị bắt, ngày hôm sau đài phát thanh và truyền đơn Trung quốc bắn qua thông báo mới biết được. Số này sau này được báo mất tích trong chiến đấu, về sau này em cũng không biết số phận họ ra sao nữa . Ở đơn vị em CT dẩn một mủi rút lui đi thế nào lạc vào rừng tre nứa bị sên vắt cắn  7 ngày sau mới tìm được đường về hầu hết mọi người bị đói và kiệt sức . Ông ct sau này về bị xét kỷ luật nặng và thuyên chuyển đơn vi khác.
Tôi tìm hiểu trên các diễn đàn của các CCB bên chúng tôi và hỏi một số anh em mà tôi quen biết tham chiến ở mặt trận Lão Sơn về vụ này. Họ đều không biết và không nghe nói đến vụ này. Theo các CCB bên chúng tôi phân tich thì rất có thể không có vụ này vì:
 1) Lúc đó chúng tôi rất cần tù binh để khai khác và tuyên truyền. Trong trận đánh 12-7, chúng chỉ bắt được không quá 10 tù binh.
 2) Chúng tôi có đầy đủ điều kiện áp tại tù bình về hậu phương. Hồi năm 1979, Chúng tôi không đủ điều kiện áp tải tù binh. Công việc hậu cần do  dân quân phụ trách. Áp tải tù binh về hậu phương cũng là trách nhiệm của dân quân. Mấy anh dân quân có thể vì lười biếng, có thể vì sợ bị phục kích làm thịt trên đường áp tải nên họ đem tù ra bắn bỏ rồi quay trở về báo cáo là tù binh bỏ chạy nên đành phải tiêu diệt.  Mấy  anh sĩ quan cũng chỉ có thể lắc đầu cười "Chúng mày đúng là...." Sau này khi giao những tù binh  cần khai khác cho dân quân áp tải về hậu phường thì phải nhẫn mạnh là phải đưa họ về đến trại tù binh để khai khác, thậm chí còn phải cho một anh lính kèm theo.
Thế mà trong báo cáo và tuyên truyền về kết quả trận chiền đều không thấy nhắc đền tù bình bắt được.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #181 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 01:48:59 pm »

"...Bác ấy là thượng úy cf chính trị của c1-d1 -e 568-f 328 đặc khu QUẢNG NINH ,đơn vi bác ấy sang HA GIANG,với phiên hiệu E 983B-F314  ,đóng quân và chiến đấu tại khu vực KHUỔI MẠN-MINH TÂN thời gian khoảng 1năm ..."
Trang Hg là trang kí ứ,c kỉ niệm, lúc đó et là anh hùng LLVTND Lê mã  Lương, bác đapxichlo không có e983 A.B  bác ạ
Bác vuchienthang trả lời giúp.
Logged
vuchienthang
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #182 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 02:39:56 pm »

   Trên chiến trường Vị xuyen ngày đó có rất nhiều đơn vị tham gia,cuối năm 1985 mặt trận tổ chức hội nghị thi đua toàn mặt trận.Lúc đó tôi mới biết ngoài các đơn vị của quân khu 2 còn có các đơn vị của quân khu 1,quân đoàn 1,quân đoàn 3,đặc khu quảng ninh và trung doàn thủ đô v/v.Còn trước đó,mình là lính bộ binh chỉ biết các đ/v đóng quanh mình
   Phiên hiệu 981,982,983 dùng chung cho các điểm chốt khi thay quân.Như trung đoàn 2,sư đoàn 3 khi lên thay chúng tôi 1 phần ở bình độ 1100,họ vẫn mang danh là E981.Còn trung đoàn do anh hùng Lê mã lương làm trung đoàn trưởng,thì đóng bên Phong-quang,Minh-tân là phía đông của mặt trận
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #183 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 04:33:03 pm »

Ơ cái bác Hùng lạ nhỉ? tôi vừa nói ở trên là đơn vị tôi phối thuộc với đặc khu Quảng ninh của bác Lê Mã Lương mà bác. Bác hỏi xem bác Chuyền ấy có biết trận 23/9/85 của c5 không.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #184 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 04:41:55 pm »

.... Bác hỏi xem bác Chuyền ấy có biết trận 23/9/85 của c5 không.

   Có phải trận ấy ở cái đồi này không bác Pháo ?

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #185 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 06:12:42 pm »

   Cựu chiến binh trang Hà-Giang,hưởng ứng lời kêu gọi của diễn đàn:Từ ngày 12-13/10/2013,treo cờ rủ để tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp-Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt-nam

Cách treo cờ rủ đúng quy định trong lễ tang Đại tướng Võ nguyên Giáp

Trong 2 ngày 12 và 13/10, cả nước treo cờ rủ để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cần lưu ý các quy định để treo cờ đúng.

Nguyên tắc cần nhớ khi treo cờ:

- Nơi treo cờ là nơi trang trọng, đảm bảo thẩm mỹ và mỹ quan. Cột cờ phải là độc lập, không treo cờ lên các cột đang dùng cho mục đích khác như cột điện, cột ăng-ten,...
- Cờ không được bạc màu, hoen ố, cờ cũ phải huỷ đúng cách chứ không được vứt bỏ hoặc dùng vào mục đích khác.
- Cờ cắm trong nhà, cán cờ dài ngắn tuỳ theo không gian của phòng, tuy nhiên không để cờ chạm đất.

Quy định về treo cờ rủ:

- Theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 2010, cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ. Tuy nhiên, theo Nghị định 105/NĐ-CP/2012 thì cờ rủ chỉ treo đến 2/3 cột cờ.

- Trên cờ có dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.

- Nghị định 105/NĐ-CP/2012 quy định thêm: Khi treo cờ rủ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.


  

 

  Treo cờ rủ ở quảng trường Ba đình,trước Lăng chủ tịch Hồ-chí Minh- (Ảnh:Minh Thư )
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2013, 06:37:35 pm gửi bởi laoshan1234 » Logged
vinhytae457
Thành viên
*
Bài viết: 94


« Trả lời #186 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 06:47:58 pm »

 Các Bác ạ!Mấy hôm nay đi đâu ở đâu em cũng bắt gặp mọi người nói về Đại Tướng.Mấy người có chức vụ thì em còn nghi hoặc,Chiều qua cái thằng cò đất còn trẽ gặp em hắn còn muốn bình luận nữa.Mấy ngày trước, co một cháu 8x nói:" Bác Hồ mình mất cả thế giới than khóc,còn nay Đại Tướng mình mất cả CCB Pháp cũng khóc.Hồi trứơc Bác Tôn mình mọi người có khóc nhiều như vậy không chú".
  Em bảo Bác Hồ thì đúng thiệt, Bác Tôn thì chú còn ở Biên giới nên chỉ đọc báo chậm thôi.
  Cháu tiếp "hình như người ta khóc vì mất đi một Vị Tướng QUÂN SỰ tài ba của HÒA BÌNH nữa".
  Em áy náy mấy hôm nay vì không biết nói gì thêm với cháu nữa.Nên em thiệt tình muốn các bác giúp em gỡ rối .
Logged
DzungTT
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #187 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 07:57:05 pm »

Xin chào các bác CCB Hà giang.
Hôm trước viết được mấy dòng rồi bận bịu công việc nhãng đi lỗi hẹn với các bác. Vào lại diễn đàn, mới biết các bác vừa ofline xong. Tiếc quá không được tham dự. Hy vọng là đợt tới sẽ có dịp được diện kiến các bác
Tôi xin tranh thủ viết tiếp phần bài trước. Nội dung bài viết của tôi cũng không tham vọng gì nhiều chỉ là kể lại trình tự diễn biến của F356 chúng tôi kể từ khi bắt đầu tham gia Chiến dịch Hà giang từ góc độ của một người lính bình thường, hầu góp phần đóng góp cho mọi người thấy được một mảng nho nhỏ của cả một thời oanh tráng trong một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc vĩ đại. Có thể với năm tháng qua đi, chỉ dựa vào trí nhớ cá nhân một đôi chỗ không còn chính xác. Mong bác nào nhận thấy sai sót thì bỏ qua và bổ sung để bức tranh được chân thực hơn. Vốn không phải là người có năng khiếu viết văn mà lại quá nhiều điều muốn nói nên không trách khỏi đôi lúc lộn xộn nên nếu có vấn đề gì cũng mong câc bác đánh cho 2 chữ "Đại xá".
     Cũng phải nói một điều là kể cuối năm 1979 sau khi F356 chúng tôi di chuyển từ Quân khu IV ra đóng trên địa bàn huyện  Xuân Giao bên dưới Cam đường thì tình hình chiến sự phái Bắc đi vào thế ổn định giằng co, hầu như không có cuộc chiến lớn nào xảy ra. Sư chúng tôi vẫn biến chế của sư chiến đấu nhưng nhiệm vụ chính vẫn là luyện quân rồi chuyển giao cho các đơn vị khác ở tuyến trên. Bên cạnh chúng tôi là F344 thì phải là đơn vị thuộc binh đoàn Trường sơn làm nhiệm vụ kinh tế... Nên cho đến tháng 4 năm 1984 trong không khí sinh hoạt của lính nói chung vẫn cảm giác là không khí của thời bình. Anh em chỉ mong đến hết thời hạn hoàn thành nghĩa vụ là được ra quân.
     Kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1984, sau khi toàn Quân khu II nâng cấp báo động, Đội TV chúng tôi được lệnh trở về doanh trại chở nhận nhiệm vụ mới. Doanh trại đơn vị tôi, đóng ngay sát F bộ và nằm trong biên chế của phòng chính trị sư đoàn. Chắc các bác cũng biết hồi những năm 80-90 thế kỷ trước, đối với lính  ta, tin tức thời sự trong nước thôi chứ chưa nói đến thời sự Quốc tế dường như là một món hàng xa xỉ. Chúng tôi chỉ nhận được mỗi một mệnh lệnh là sẵn sàng tư thế chuẩn bị lên đường bất cứ lúc nào và thời gian. Cũng may là ngay gần chúng tôi là D vận tải của sư đoàn nên hàng ngày mọi thông tin trong sư đoàn và tình hình chiến sự Hà giang vẫn được cập nhật không chính thức.
     Đã từ lâu thành lệ, các anh lái xe trong tiểu đoàn vận tải do rất máu văn nghệ nên cứ rảnh lúc nào là lại sang Đội TV chơi, và cũng rất ưu ái đội TV nên cứ có gì ngon là lại mang sang chiêu đãi lính văn nghệ (Dân vận tải và hậu cần là một mà).
     Như phần trước tôi đã viết, ngay trong đêm 30 tháng 4 năm 1984, toàn bộ E876 của F356 đã lên đường sang Hà giang cùng với một E anh hùng của F316 đã sang Hà giang với mục tiêu nhanh chóng giành lại thế chủ động của chiến trường. Trong những ngày này, mọi người đang hồi hộp chờ thông tin các trận đánh, thì lại nhận được mệnh lệnh mới, toàn bộ F356 để lại doanh trại, nhanh chóng chuyển sang Hà giang. Sau này chúng tôi mới biết, kế hoạch phản công đánh nhanh gọn đã phải thay đổi do địa hình Hà giang rất phức tạp, nếu không chuẩn bị kỹ càng thì rất khó khăn do hình thể các cao điểm cần đánh chiếm thoai thoải ở phía Bắc nhưng lại đỏ dốc đứng ở phía Nam nên cần phải có thời gian điều nghiên và cho lính luyện tập.
    Tiểu đoàn vận tải hoạt động liên tục ngày đêm đưa toàn bộ sư đoàn di chuyển sang mặt trận mới. Có một câu chuyện trong giai đoạn này gây ấn tượng mạnh mẽ trong đơn vị chúng tôi. Khi các đoàn xe chở lính sang đến Tuyên Quang. Từ hai bên đường, các mẹ, các em gái, các em thiếu nhì đổ ào ra ngoài đường chặn xe lại,  tíu tít tặng sổ tay khăn tay, quà … cho những người lính đang trên đường ra mặt trận. Hồi đó luật giao thông vận tải chưa có khắt khe lắm nên xe chở lính toàn là xe tải mui trần, mỗi xe chở một trung đội. Lính sướng nhất là mỗi khi nghỉ giải lao là lại được nhân dân úy lạo uống nước chè xanh, ăn kẹo lạc thoải mái. Nhân dân Tuyên Quang vô cùng phấn khời chào đón và bịn rịn tiễn các chiến sỹ lên đường ra mặt trận. Tình cảm quân dân trước đây được viết nhiều trong các tác phẩm văn học thì giờ hiện diện bằng những lời nói hành động cụ thể. Tất cả mọi người đều vô cùng bất ngờ và cảm động trước tình cảm tha thiết của nhân dân. Những người lính không ai nói ra nhưng dường như ai cũng cảm thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trước nhân dân trước vận mệnh của Tổ quốc
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2013, 01:10:32 am gửi bởi DzungTT » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #188 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 09:07:16 pm »

   Hành trình của đơn vị bác Dzung TT từ Lao cai sang Hà tuyên đã được người dân Tuyên quang chào đón thật cảm động.Từ sự động viên của người dân,đã tăng thêm quyết tâm cho người chiến sỹ trên mặt trận chống quân bành trướng

   Mời bác kể tiếp hành trình của trung đoàn 876,thuộc sư đoàn 356,có điều hình như bác nhầm năm 84 thành 85 "...ngay trong đêm 30 tháng 4 năm 1985, toàn bộ E876 của F356 đã lên đường sang Hà giang...".Theo tôi biết thì:"...Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công..."Trích dẫn từ:" Mặt trận biên giới Hà tuyên 1984-1989 ",đề nghị bác xem lại
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #189 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 09:26:46 pm »

Bác Que quang ninh ,Thời chiến mổi bên đều dùng chiến tranh tâm lý đễ  chủ yếu làm hoang mang  mất sức chiến đấu của đối phương bằng cách loa phóng thanh hoặc truyền đơn. Cuộc chiến xãy ra tàn khốc và ác liệt sự mất mát thi thể do đạn pháo vùi lấp hay chết trong nhiều hoàn cảnh khác nhau không tìm thấy thi thể, cũng có lẽ vì vậy mà nhiều lúc chiến tranh tâm lý đạt hiệu quả. Cảm ơn bác đã tìm hiểu và giải bày sự thật về cuộc chiến BG ngày ấy một cách trung thực.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM