Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 06:38:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 220779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #410 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2014, 10:45:05 am »

Cuối 72 ga "Hàng Cỏ" bị bom Mỹ đánh sập mặt tiền. Năm 76 sau khi xây lại theo kiểu mới chắp vá thì có tên là ga Hà Nội.
Vậy có bác nào có bất cứ 1 tài liệu, hồ sơ, tranh ảnh có chữ GA HÀNG CỎ ?
Xin cảm ơn.
***(*)88
       Hình ngay mặt tiền mà cũng không thấy bảng tên nữa bác “Cu ngoại” ơi,chắc là để giữ bí mật..!

















Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #411 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2014, 01:08:28 pm »

Thank bác tuanb5 và bạn Hùm.

Như vậy ga không gắn bảng tên như trong các hình ngày xưa. Trong các tấm thiệp cũ thời Pháp thì chú là ga Hà Nội. Ảnh ga bị sập mặt tiền thì chú là ga Hàng cỏ ...

Vậy thực sự ga đó tên gì?

Tôi nghĩ lúc làm cái ga đó xong Pháp nó phải đặt tên chứ? Hay mặc nhiên là ga ở Hà nội thì tên nó là Ga Hà nội, tứ là ga ở chỗ nào thì lấy địa danh chỗ đó làm tên?

Còn tên ga Hàng Cỏ có lẽ là tên dân dã của người Việt ta chăng. Chỗ này ngày xưa là chỗ bán cỏ cho ngựa, voi mà!


Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #412 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 08:10:28 pm »


THÚ CHƠI HOA MAI TRẮNG CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH

Mai trắng rất kén người chơi, chỉ dành cho người đồng điệu, tỉ mẩn, thường là các cụ có tuổi, văn nghệ sĩ hay gia đình Hà Nội truyền thống.[/b]

Ngày nay có nhiều loại cây cảnh phục vụ nhu cầu chơi Tết, thú chơi mai trắng đang bị mai một. Nhưng đâu đó trong lòng Hà Nội vẫn có những người say mê loài hoa đẹp bậc nhất trong "thập đại danh hoa" xưa.

Ở làng Nhật Tân (Hà Nội), hiện vẫn có nhiều gia đình trồng giống mai quý này dù nhu cầu thị trường không cao. Người yêu vẻ đẹp tinh tế của loài hoa này sẵn sàng bỏ ra vài triệu tới vài chục triệu để thuê một cây mai trắng chơi dịp Tết.


Ở Hà Nội, những bậc học giả, người trí thức, văn nghệ sĩ hay người có tuổi rất thích bày một chậu mai trắng ngày Tết. Ảnh: Xuân Tùng.

Theo nhà mỹ học, chuyên gia sinh vật cảnh Trịnh Thuận Đức, hoa mai có ảnh hưởng sâu đậm trong suốt chiều dài lịch sử. Sử sách còn ghi lại: "Đời nào người An Nam cũng cống hoa mai. Nhờ có món cống phẩm ấy mà người Trung Quốc mới biết được vẻ đẹp đó".

Giống mai được đề cập đến trong lịch sử là loài mai trắng miền Bắc. Nhà thơ Sái Thuận, tiến sĩ dưới đời vua Lê Thánh Tông, vốn là người giỏi văn thơ, yêu hoa cỏ. Trong đó, ông yêu thích nhất mai trắng và đã để lại những vần thơ tuyệt tác: "Phong tư như băng tuyết chẳng nhuốm bụi hồng/ Phẩm chất trong trẻo, hàm chứa vẻ thẹn của viên ngọc trắng". Hay như thi hào Cao Bá Quát cũng có đôi câu đối bất hủ:"Thập tải luân giao cầu cổ kiến/ Nhất sinh đê thủ bái Mai Hoa”.

"Mai trắng đẹp nhất khi hàm tiếu. Lúc đó, trên cây có vài bông bắt đầu nở trắng, vài nụ phớt hồng he hé, lộc mơn mởn phía sau. Màu lá xanh non, hoa trắng muốt, đặt trên một bàn ghế gỗ, phía dưới lót một tấm lụa màu hay đặt một thau nước để cánh hoa rụng xuống rất đỗi nên thơ. Trong cái tiết trời mùa xuân, cùng với bạn tâm giao ngắm hoa thưởng trà là tuyệt nhất", ông Đức cho biết.


Mai trắng đẹp là phải già, gốc đen bóng và các dăm nhỏ. Ảnh: Xuân Tùng.

Có thâm niên hơn 20 năm chơi hoa mai trắng, ông Lê Xuân Thủy, một kỹ sư nông nghiệp ở Đông Anh (Hà Nội) chia sẻ: "Chơi nhiều cây cảnh nhưng vẫn thích nhất hoa mai trắng. Lúc thì nó mang cốt cách người quân tử ngay thẳng, kiên cường, khi lại như bóng dáng thiếu nữ mình hạc xương mai, cốt cách, thanh tao".

Mai trắng miền Bắc còn gọi là chi mai, cùng họ với đào, mơ, mận. Lúc chưa nở, nụ mai màu hồng, khi nở rồi thì chuyển sang trắng muốt, vài ngày sau lại chuyển sang phớt hồng rồi mới tàn. Người chơi thường chăm chút cho bộ gốc rễ thật đẹp, cổ kính, phong sương, tán hoa đẹp và bông trắng muốt.

Để được một cây mai nở hoa đẹp, việc chăm sóc đòi hỏi nhiều công sức và cả kinh nghiệm. Theo đó, chi mai là giống ưa nước nhưng không nên tưới quá ẩm. Cây mai cần vẻ đẹp mảnh khảnh, người có kinh nghiệm sẽ không để cho cây tốt lá tốt cành. Sang mùa hè, mai hay bị chảy nhựa, sâu đục thân nên phải lưu tâm. Có thể dùng nước vo gạo hay nước ốc để tưới cho cây.

Việc uốn tỉa cũng khá công phu, uốn mai có khi mất cả năm mới vào thế, tỉa mai thường 2 lần trong một năm. Sau khi chơi Tết, người chơi sẽ chăm mai đến khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 Âm lịch để có độ dài của dăm như ý. Từ đó đến Tết, họ phải cắt tỉa, trước Tết tuốt lá để ra hoa.

Mai nở phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Có năm trời lạnh, gần tới Tết mà nụ mới nhú thì phải cho mai vào nhà thắp điện sợi đốt cho ấm, đồng thời tưới nước ấm, ủ bã chè vào gốc. Sáng ra phải cho mai ra ngoài trời, cứ thế ngày 23 mà hoa bung vỏ lụa thì đến Tết Nguyên đán sẽ nở bung đẹp.


Tỉa bớt hoa mai để tôn lên dáng phong sương, yêu kiều của loài mai trắng. Ảnh: Xuân Tùng.

Theo ông Hiệp, cũng không nên chăm cho hoa nở cùng một độ. "Mai trắng đẹp, quý ở bộ rễ, thân cành của nó. Nở điểm vài bông hoa thật to, thật trắng cũng đủ làm sáng bừng cả không gian. Cây mai duyên dáng biết nhường nào khi có cả nụ, cả hoa thấy cả cái dáng phong sương, yêu kiều của nó", ông nói.

Để hoa đẹp tuyệt đối thì thời tiết mưa phùn gió bấc là thích hợp nhất. Lúc đó, bông sẽ trắng tinh, nở bung to, lâu tàn và mang hương thơm dịu ngọt. Còn khi trời nắng, hoa bị nở ép, không trắng và căng tràn nhựa sống.

Chính bởi sự cao sang, tao nhã mà thú chơi mai vẫn được lưu giữ. Người chơi cây cảnh nào cũng muốn có một vài cây góp niềm vui khi ngày xuân đang đến.

Phan Dương

http://nhipsonghanoi.vn/userfiles/images/tuanphong/2014/01/500x319xmai3.jpg.pagespeed.ic.gVHAZTuLoT.jpg
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #413 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2014, 05:55:44 pm »

CHỢ HOA HÀNG LƯỢC RỤC RỊCH TRƯỚC TẾT ÔNG TÁO

Chỉ còn vài ngày nữa mới đến 23 tháng Chạp, nhưng chợ hoa phố Hàng Lược đã tập nập khách mua hàng từ nhiều ngày nay.

Cận ngày 23 tháng Chạp, tuyến phố Hàng Lược đã được phân làn cho các phương tiện lưu thông qua đây, tránh ách tắc trong những ngày diễn ra chợ hoa Hàng Lược.

Chợ hoa Hàng Lược thường khai mạc vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, tuy nhiên trước đó cả tuần, các tiểu thương đã rục rịch mở hàng. Con đường vào chợ đã chật ních du khách.




Ngay đầu phố Hàng Lược, rất nhiều cành đào nhỏ được bày bán, không khí Tết đã rất gần ở nơi đây.



Giá mỗi cành đào nhỏ như thế này không quá đắt, dao động từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.



Bên cạnh đó, quất cũng được nhiều tiểu thương mang đến từ sớm để rao bán. Quất và đào ở đây thường được chọn lọc kỹ càng hơn những chợ khác.



Bưởi hồ lô được tạo dáng chữ Phúc – Lộc – Thọ là mặt hàng lạ được nhiều người chú ý và dự đoán sẽ bán chạy trong dịp Tết Giáp Ngọ. Giá bán khoảng 1,2 triệu đồng/cặp.



Những sạp hoa nhiều màu sắc đã được bày bán từ vài ngày trở lại đây.



Thời điểm này cũng là lúc các hộ gia đình bán buôn bán lẻ các loại hoa giả bày bán hàng chờ ngày 23 tháng Chạp.


Hoa giả luôn là một trong những mặt hàng chủ đạo trong chợ hoa Hàng Lược. Cô Tâm, chủ cửa hàng cho hay: “Thời điểm này chủ yếu khách đến xem, chưa có nhiều người mua”.



Các loại hoa lụa nhiều màu sắc và chủng loại được nhiều chủ hàng bày bán.


Các loại đồ hàng mã như hoa lộc bằng giấy hay dây treo tài lộc, phong bao lì xì… không thể thiếu trong chợ hoa.


Chợ hoa thu hút nhiều người tới tham quan và ngắm nghía, trong đó có nhiều bạn trẻ.


Hà Anh – Thúy Nguyễn

http://nhipsonghanoi.vn/Cho-hoa-Hang-Luoc-ruc-rich-truoc-Tet-ong-Tao-a215.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #414 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2014, 07:37:23 pm »


Vậy thực sự ga đó tên gì?

Tôi nghĩ lúc làm cái ga đó xong Pháp nó phải đặt tên chứ? Hay mặc nhiên là ga ở Hà nội thì tên nó là Ga Hà nội, tứ là ga ở chỗ nào thì lấy địa danh chỗ đó làm tên?

Còn tên ga Hàng Cỏ có lẽ là tên dân dã của người Việt ta chăng. Chỗ này ngày xưa là chỗ bán cỏ cho ngựa, voi mà!

 Hà Nội 36 phố phường, phố nào buôn bán cái gì thì mặc nhiên sẽ mang tên phố bằng cái mặt hàng mà phố đó buôn bán, một cách đặt tên rất là Annam của VN mình, sau này cái bọn Tây dương ngôn ngữ "lằng nhằng" nó lại thêm chữ Mít đằng sau đuôi đến là bực mình. Lính ta vẫn theo phong cách của người Annam cổ, đi đâu cũng đặt tên cho vùng đó bằng những gì mắt thấy tay sờ ấn tượng nhất.

 Phố Hàng Cỏ bởi xưa kia chỗ đó dân ta hay gánh cỏ tới bán cho quan quân trong thành HN ra mua cỏ để nuôi voi, ngựa, điều đó ai cũng biết và tên phố Hàng Cỏ cũng có từ đó. Thời đế quốc sói lang chúng cho xây nhà ga trung tâm đường sắt tại HN ở khu vực phố Hàng Cỏ. Thế là nhà ga đó cũng mang tên Hàng Cỏ từ đó.

 Từ thủa cha sinh mẹ đẻ ở đất này cho đến tận bây giờ thì cũng chẳng nghe ai gọi cái nhà ga đó là ga Hà Nội cả nếu là người HN, ai ai cũng cứ gọi cái nhà ga đó là ga Hàng Cỏ. Cũng giống như cầu Doumer thực dân Pháp có tên Tây hẳn hoi, thậm chí có hẳn cái biển bằng sắt to tổ trảng ngay đầu cầu, ghi rõ cầu Doumer từ năm khởi công đến năm khánh thành. Nhưng dân ta thì cứ cầu Long Biên mà gọi chả biết tiếng Tây Doumer đu miếc gì cả. Giờ đây có ông nào đó mà cứ réo hỏi cầu Doumer ở đâu thì không khéo có khi còn bị chỉ đường cho lên tận cầu Thăng Long ấy chứ. Grin

 Sau 1975 thì nhà ga Hàng Cỏ bị chia làm 2, có rào chắn không đi lại lưu thông được, phần nhà ga cũ cửa chính trên đường Lê Duẩn là nhà ga có tuyến tàu hỏa chạy về phía Nam, còn nhà ga bên phố Trần Quý Cáp là nhà ga chỉ chạy tàu về phía Bắc. Lúc đó người HN mới gọi ga Trần Quý Cáp là nhà ga HN, còn nhà ga bên đường Lê Duẩn thì vẫn gọi là ga Hàng Cỏ. Nếu ai không biết nếu muốn đi về phía Nam mà lại hỏi nhà ga HN thì chắc chắn sẽ bị đưa về ga Trần Quý Cáp để ngược lên phía Bắc.  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #415 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2014, 11:32:01 pm »


Vậy thực sự ga đó tên gì?

Tôi nghĩ lúc làm cái ga đó xong Pháp nó phải đặt tên chứ? Hay mặc nhiên là ga ở Hà nội thì tên nó là Ga Hà nội, tứ là ga ở chỗ nào thì lấy địa danh chỗ đó làm tên?

Còn tên ga Hàng Cỏ có lẽ là tên dân dã của người Việt ta chăng. Chỗ này ngày xưa là chỗ bán cỏ cho ngựa, voi mà!

...
 Nếu ai không biết nếu muốn đi về phía Nam mà lại hỏi nhà ga HN thì chắc chắn sẽ bị đưa về ga Trần Quý Cáp để ngược lên phía Bắc.  Grin

Câu hỏi của bác Quocngoaicu về ga Hà Nội, gần giống với câu hỏi về sân vận động Hà Nội.
Nói như bác BY thì: Khách xa về Hà Nội xem bóng đá, hỏi đường đến sân vận động Hà Nội chắc chắn được đưa tới Mỹ Đình. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #416 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2014, 09:49:29 am »

Hi,
Đến giờ này thì nghi án đổi tên "Ga Hàng cỏ" thành Ga Hà nội chưa có bằng chứng nào xác đáng. Bởi:

- tên ga cũ chưa thấy tài liệu chính thức nào nói đến, ngoài những tấm bưu ảnh có ghi tiếng Pháp là Hanoi - Gare


- năm 1976 "Ga Hàng cỏ" được gắn chữ "Ga Hà Nội"


Sau này nếu có giấy tờ nào ghi rõ ràng tên "Ga Hàng cỏ" tỉ như sổ hưu, giấy công tác, văn bản hành chính ... gì đó thì ta lại bàn tiếp vậy!  Grin
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #417 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2014, 10:17:14 am »

Theo các bác thì đây là vé "tầu hỏa" thời nào vậy?

Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #418 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2014, 02:46:54 pm »


Mấy cái vé tàu này, rất nhiều khả năng thuộc tuyến tàu Hà Nội-Quán Triều (Bắc Thái cũ, nay là Thái Nguyên).
Tuyến này tôi đi nhiều lần, bởi trừ thời gian ở K, tôi đóng quân xứ Bắc Thái suốt. Kể cả thời tân binh ở đây luôn. Nhẽ do tiền định. Grin
Mỗi khi tàu đến Lưu Xá, phát chán vì chờ đợi. Nhanh 30 phút, chậm thì cả giờ, bởi tàu chờ... lấy nước. Đầu máy hơi nước nó phải vậy. Hehe.

Về câu hỏi của bác Quocngoaicu, tôi đồ rằng vé tàu này thời 197x.
Sở dĩ tôi đoán vậy vì in giá vé 1 đồng 4 hào. Vả lại, hồi ấy lính tráng mấy khi mua vé tàu. Thế mới hiểm! Grin

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #419 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2014, 08:25:56 pm »

“Một yêu anh có Sen-kô (đồng hồ đeo tay hiệu Seiko). Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng (xe đạp Peugeot màu cá vàng). Ba yêu anh có téc gang (quần vải téc). Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô”.


Ông Nguyễn Anh Minh bên chiếc xe đạp xấp xỉ tuổi mình. Ảnh: Thu Trang

Lâu lâu đọc lại Chuyện cũ Hà nội của cụ Tô Hoài thấy hay hay chép lại hầu các bác.



Vào những năm ấy, xe đạp còn hiếm không lắm như bây giờ. Không phải nhà nào cũng có xe đạp và ai cũng có xe đâu. Với nhiều người, xe đạp là một thèm muốn cao cao.  Mác xe của các hãng khác nhau ở Sanh-Ê chiên bên Pháp ai cũng nhớ vanh vách và phân biệt mọi đặc điểm ngóc nghách, mặc dầu không mấy người có xe đạp.

Chưa bao giờ tôi có xe đạp. Đến khi cách mạng thành công, tôi rời ra ở phố, mới có xe đạp. Hồi ấy chưa gọi là mua xe đạp, mà người ta nói trịnh trọng “tậu xe đạp”. Như tậu nhà, tậu ruộng. Cái xe đạp đầu tiên của tôi trơ trụi khung và hai cái bánh, gọi là xe cởi truồng.

Xe đạp, cái xe đạp ước ao. Muốn có, nên lúc nào cũng thèm như có thật. Cả làng tôi cũng chỉ mình ông đội Lộng có xe đạp. Trên đầu chợ, bên vườn Bàng, ông Tây đen ma tà ca ra Sanh cũng có một cái, chẳng biết của sở cho mượn đi, hay của ông. Mỗi khi nghe chuông kính côông, kính côông tận ngoài đầu đường, người trong xóm đã chạy à ra xem xe đạp qua.

Quái thật, bây giờ không thấy ai tập đi xe đạp, rồi đến cả trẻ con cũng cứ tự nhiên biết đi xe đạp. Ngày trước phải tập xe ngã lên ngã xuống mướt mao mồ hôi mồ kê. Ở dốc đường Thành, hàng bác cả Đức cho thuê xe đạp, có những cái xe tã dành riêng cho tập. Gom tiền lại, thuê giờ tập. Thằng giữ xe, thằng trèo lên yên. Cũng phải bao phen choét đầu gối. Có lẽ vì bây giờ nhiều xe đạp, lúc nào cũng thấy người ta đạp, chỉ trông người ta mà rồi trẻ con tự nhiên cũng biết đi.

Nhưng người có một cái xe đạp lúc ấy cũng khá nhiêu khê. Không phải chỉ bởi mua xe nhiều tiền. Không phải vì công phu hầu hạ, sửa sang nó. Mỗi ngày, đi đâu về, lại lau xe, ngày nào cũng lau từ hang hốc cái khung, cái bàn đạp, cái nan hoa. Người ta không chểnh mảng với cái xe như bây giờ. Chỉ những tốn kém rắc rối xung quanh cái xe đạp cũng đã lôi thôi rồi.

Tôi đương đạp xe qua cầu Đơ, thị xã Hà Đông. Có hai người đội xếp đạp theo. Nói cho đúng, tôi đã trông thấy hai người đội xếp đứng ở đầu cầu. Nhưng không ngờ họ lại đương chú ý đến tôi.


Đình làng Cầu Đơ Hà Đông

Vâng, đi đâu mà chẳng phải nhìn đội xếp, dù là những người ngay ngắn, lương thiện. Bởi vì hầu như bọn đội xếp cứ trông thấy mặt ai là rình bắt, rình khám, rình phạt. Từng quãng trong thành phố, lại thấy một đội xếp Tây đội mũ lưỡi trai, đeo súng lục, đạp xe “Pơgiô” bánh to (lốp 650 bây giờ). Hai đội xếp ta đội mũ cát đít vịt lợp vải vàng đi theo hai bên. Hai người này cũng vắt vai cái dây da, nhưng bao súng lép kẹp, trong nhét cái giẻ lau xe. Những con mắt chăm chắm, rình phạt. Thềm nhà có rác, phạt. Phơi quần áo, tã lót, chiếu trước cửa, phạt. Cống bẩn, phạt. Đánh nhau, phạt cả đôi bên. Ven đường cả Hà Nội không đâu có nhà đái công cộng. Mà đái đường thì phải phạt hẳn sáu hào. Bởi vậy, trẻ con trong làng ra mót đái cứ vừa đi vừa đái ra quần. Các bác cu li kéo xe thì vừa chạy vừa đái vào bẹn. Hình như không có lệ phạt người vừa đi vừa đái. Nhưng chẳng có cơn cớ gì cũng rút giấy biên phạt, thu tiền. Người ta nói các bóp đã định trước số tiền phạt thu hàng tháng rồi, đội xếp cứ trông đấy mà liệu đi phạt cho đủ.
Đến giữa cầu, một người đội xếp đạp xe vượt lên trên tôi.

- Này này... Phanh lại

Tôi lúng túng tìm cái tay phanh. Tôi bóp phanh bánh trước két két...

- Bánh sau!

Phúc đức, phanh bánh sau ăn ngay. Chiếc xe tôi đứng lại.

Hai người đội xếp châu đầu vào tôi.

- Xe không phanh à?

- Phanh ăn thế mới đứng lại được ạ.

- Chỉ ăn có phanh bánh sau.

Tôi nhăn nhó, rụt rè nói khó, rồi đưa một hào bạc.

Người đội xếp hầm hầm:

- Không rỡn với nhà anh đâu. Xe lại mất cả gác đờ bu . Gặp người ác thì phạt rồi đấy, biết chưa. Đồ nhà quê, thôi cút.

Hú vía, xe đi mượn! Tôi lặng lẽ nghĩ có lẽ hai cái lão đội xếp ấy cũng còn có phần nhân đức. Xe không chắn bùn, xe bánh trước không ăn, mà chỉ phải đút có một hào hai người chia nhau.



Thời ấy, nuôi được cái xe đạp, nhọc lắm. Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố nhà ở của chủ xe. Không có, phạt. Đèo nhau, phạt. Trông cái xe mướt quá, ngứa mắt, cũng phạt. Ba đồng một tạ gạo Sài Gòn lẫn gạo gãy hạng vừa, giá trị một đồng bạc lúc ấy không phải nhỏ. Thế mà thuế xe đạp mỗi năm đóng mất một đồng bạc, được lĩnh về một miếng lập lắc bằng đồng đeo vào xe. Đầu năm, chỉ hết tháng giêng, đội xếp đã đứng đường lùng phạt các xe chưa có lập lắc mới.

Chập tối, xe phải có đèn. Không thì một tay cầm nắm hương vung lên. Cái đèn ló dầu tây cắm vào cọc đèn trước ghi đông, khói mù mịt, khét lẹt.

Có việc ra phố chập tối, phải sắp sẵn từ chiều cái phao đầy dầu. Thế nào mà khi về qua đường Quán Thánh, gió hồ thổi lên, tắt ngóm mất.

Người đội xếp lù lù hiện ra như ma hồ Trúc Bạch lên.

- Ê! Xe không đèn, đứng lại.

- Đèn tôi vừa mới tắt.

- Không biết. A lê, về bóp.

Tôi dắt xe đi với người đội xếp về sở cẩm* hàng Đậu. Xe không đèn, xe tắt đèn cũng thế, tôi đã biết phải nộp phạt ba hào. Không có tiền thì để cái thẻ thân và xe đạp lại, mai đem tiền đến. Nếu không, phải cất công vào ngồi nhà giam sở cẩm, chịu đói khát hai mươi bốn tiếng, đúng giờ này ngày mai thì được đem xe về. Còn tiện nhất: khấn anh đội xếp một hai hào, chắc được thả cho đi ngay.

Nhưng tôi theo cách “vào ngồi nhà giam”. Chẳng phải vì bướng, mà bởi một lẽ dễ hiểu. Không có tiền, mà lúc nào tôi cũng thong thả thừa thì giờ. Thế mà chưa dứt nỗi lo. Ngồi nhà giam, nhưng phải làm sao cho trông thấy cái xe đạp cả đêm. May cũng có nhiều người đi xe không đèn, phải bắt giam, chịu khó ngồi nhà giam, để khỏi nộp phạt. Xe chất trước cửa buồng chồng đống cao hơn đầu người. Nhưng lại nghĩ lo xa nỗi tối mai được thả vào giờ này, xe vẫn không đèn. Dẫu không dám đi, chỉ dắt về tận nhà, ngộ chẳng may gặp đội xếp, nó lại bảo mình đương đi vừa nhảy xuống, cứ phạt, thì rồi không biết sao đây. Lôi thôi quá!

Cái buồng giam ở bóp hàng Đậu khai tịt cả mũi. Suốt đêm, người lúc nhúc ngồi bó gối, chen nhau. Muỗi đói đốt, gáy sần lên, như gai gạo.

Vậy mà nghe kể hôm nọ cũng có người thắt cổ. Ở cái chỗ đêm ngày đông ních người như thế này, không hiểu thắt cổ vào lúc nào mà chết được.


Bắc Kỳ. Xe đạp của người bản xứ (hinhxua.free.fr)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2014, 08:58:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM