@quangtungctn: ái chà, cũng rắc rối nhể,

.
Mình vừa xem lại một số tài liệu thì thấy thế này:
1. Về đơn vị: E174 F5 hay E55 (E5) F5?
- về phiên hiệu trung đoàn 55 sư đoàn 5/ E55 F5: cái đơn vị này không có trong KCCM nhé, sang chiến tranh biên giới phía Nam đánh Pôn Pốt từ 1979 thì có. Khoảng tháng 6/1989, F5 bàn giao trung đoàn 174/ E174 về BCH QS tỉnh Tây Ninh và nhận về E4, E55 ở bên K về => lúc đó F5 mới có E55 nhé,

.
- về phiên hiệu trung đoàn 5 sư đoàn 5/ E5 F5: tháng 5/1965, E5 F5 được thành lập dựa trên cơ sở E1/ trung đoàn bộ binh 1 Miền Tây Nam Bộ; nó vẫn thuộc F5 đến giờ.
- về phiên hiệu trung đoàn 174 sư đoàn 5/ E174 F5:
...Tháng 10 năm 1968, tình hình tổ chức biên chế của Sư đoàn 5 lại có sự thay đổi. Đồng chí Võ Minh Như về Miền nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Trần Minh Tâm đảm nhiệm quyền Sư đoàn trưởng. Trung đoàn 88 sau 1 năm về chiến đấu trong đội hình của sư đoàn, được điều động về hoạt động tại chiến trường vùng ven Củ Chi - Trảng Bàng trong đội hình của phân khu 1. Sư đoàn được bổ sung Trung đoàn 174 (Trung đoàn Cao-bắc-lạng).
Trung đoàn 174 thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1949 tại Hòa An - Cao Bằng, thuộc Sư đoàn 316 Quân khu Tây Bắc. Ngay từ khi mới thành lập, trung đoàn đã liên tục cơ động chiến đấu tại chiến trường Thượng Lào và tham gia chiến dịch biên giới năm 1950, với thành tích xuất sắc trên đường số 4 đánh tiêu diệt đồn Đông Khê... Mùa khô năm 1967, Trung đoàn 174 nhận lệnh vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam, vượt Trường Sơn về chiến trường Tây Nguyên, trung đoàn đã lập công xuất sắc tại Đắc Xiêng, Đắc Béc. Trong chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh, trung đoàn đã tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173 Mỹ. Tháng 7 năm 1968, tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tháng 10 năm 1968, trung đoàn hành quân về Phước Long củng cố và được biên chế vào đội hình của Sư đoàn 5....
Lưu ý nhỏ: để phân biệt thì bọn tôi hay gọi đây là E174A, cũng mang danh Đoàn Cao Bắc Lạng.
Vậy dùng phép loại trừ ta chỉ còn chú ý vào E174 và E5.2. Về hòm thư đơn vị: 4846HP2 theo giấy ghi của bác CCB:
- hòm thư đó là của Đoàn 32 Quân Khu Hữu Ngạn - đơn vị sau này được sáp nhập vào F320B/ sư đoàn 320B. Đoàn 32 chuyên huấn luyện tân binh đi chiến trường nên hòm thư này ở ngoài bắc.
- Nếu tra hòm thư các đơn vị trong chiến trường thì may ra còn có thể; hòm thư ngoài bắc thì lại rất khó và không thể biết đơn vị đó đi đến đâu.
Có lẽ hướng tìm này sẽ là thứ yếu.3. Khoảng thời gian LS hy sinh:
- GBT ghi ngày 01/8/1968;
- Bản trích lục của BCH QS tỉnh Thanh Hóa và Sư đoàn 5 thì ghi 18/6/1968.
Theo ý kiến cá nhân tôi, Bản trích lục của hai đơn vị trên đúng hơn.
Có một điều nhỏ cần trao đổi: gia đình quả thật vẫn còn may mắn. Nhìn vào GBT ghi phiên hiệu BMT và báo tin năm 1976 là nản toàn tập. Phiên hiệu BMT để chỉ các trường hợp bị mất thông tin trong chiến tranh - Bị Mất Tích: ám chỉ bị bom B52.

Chắc qua quá trình tổng hợp và đối chiếu lại, F5 mới có thông tin để báo lại lên BQP và từ đó tỉnh đội mới có đầy đủ thông tin báo cho gia đình cách đây vài tháng. Nếu không chắc chịu thôi, bó tay.
3.1 Khoảng tháng 6/1968, E5 F5 ở đâu?
...Bước vào giai đoạn 2 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, do yêu cầu nhiệm vụ, từ tháng 4 năm 1968, sư đoàn có sự thay đổi biên chế lực lượng. Trung đoàn 4 tiếp tục ở lại hoạt động độc lập tại chiến trường Bà Rịa - Long Khánh - Biên Hòa, tăng cường trong đội hình chiến đấu của Quân khu miền Đông. Trung đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc sư đoàn được lệnh hành quân cơ động về mặt trận vùng tây bắc Sài Gòn, chiến đấu đánh địch trên địa bàn Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Dương Minh Châu. Ngày 28 tháng 4, phía đông đường 20, Trung đoàn 5 đã hành quân cơ động vế địa bàn Trảng Bàng, chuẩn bị thực hiên nhiệm vụ đợt 2 tổng tiến công ở vành đai tây bắc Sài Gòn....Ngày 4 tháng 5, trung đoàn đã về dừng chân tại khu vực Sa Nhỏ, Tầm Đinh, Trảng Bàng, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tổ chức nghiên cứu mục tiêu, chuẩn bị cho nhiệm vụ đánh chiếm thị trấn Trảng Bàng, thực hành chia cắt đường 22, ngăn chặn địch chi viện cho Củ Chi và Sài Gòn, tạo điều kiện cho các đơn vị trong nội đô bước vào đợt 2 tổng tiến công
Cùng thời gian này, phát hiện lực lượng lớn của ta di chuyển về mặt trận bắc Củ Chi, bọn Mỹ vội vã tung một lực lượng gồm các đơn vị tiểu đoàn 3 (trung đoàn 4), tiểu đoàn 4 (trung đoàn 25) sư đoàn 1 kỵ binh thiết giáp, tiểu đoàn 1 (trung đoàn 5), tiểu đoàn 3 (trung đoàn 22) sư đoàn 25 bộ binh cơ giới Mỹ có sự chi viện của không quân và pháo binh tổ chức càn quét vào khu vực bắc Trảng Bàng và Củ Chi. Ngày 10 tháng 5, tiểu đoàn 1 (trung đoàn 4) kỵ binh thiết giáp đánh phá dọc theo trục đường 6 từ cầu Ván đến Bùng Binh.
Trước diễn biến mới, ngày 11 tháng 5, Bộ Chỉ huy sư đoàn đã lệnh cho Trung đoàn 5 tạm ngừng thực hiện nhiệm vụ cơ bản để chuyển sang đánh địch đang càn quét ở Trảng Bàng, buộc chúng phải đối phó không thực hiện được ý định phản kích tiêu diệt lực lượng ta. Phương châm tác chiến của ta đề ra là: kết hợp các hình thức chiến đấu tập kích, phục kích và pháo kích liên tục trong nhiều ngày, phối hợp giữa chủ lực và các đơn vị địa phương kiên quyết giữ vững địa bàn đứng chân, tiêu hao sinh lực địch, hút địch về mặt trận Trảng Bàng để các đơn vị ở hướng chính của chiến dịch tiến công các mục tiêu bên trong nội đô Sài Gòn... Thi đua với Tiểu đoàn 2, đêm 18 tháng 5, Tiểu đoàn 1 bí mật tổ chức cho Đại đội 2, Đại đội 3 và hỏa lực của tiểu đoàn vào tập kích quân Mỹ đang cụm tại trảng ông Lên và bố trí Đại đội 1 chốt chặn trên đường 26 đánh quân thiết giáp từ Cầu Ván về ứng cứu. Đúng 24 giờ, tiểu đoàn nổ súng tiến công địch. Sau 40 phút chiến đấu quyết liệt, Tiểu đoàn 1 đã tiêu diệt 150 tên địch, thu 18 súng, 1 máy PRC25 và nhiều trang bị của địch. Hướng Tiểu đoàn 3, ta tổ chức lực lượng phối hợp đánh cụm địch đóng chốt tại Cầu Cát, diệt 11 xe cơ giới và nhiều địch, cắt đứt giao thông trên trục đường liên tỉnh số 26. Trên hướng chủ yếu, Tiểu đoàn 2 được tăng cường hỏa lực của sư đoàn tổ chức tập kích hỏa lực vào quân Mỹ ở Cầu Xe, phá hủy 38 xe quân sự, đánh cháy 4 nhà lính....Nhận định địch sẽ tổ chức càn lớn vào vị trí đứng chân của trung đoàn và các tiểu đoàn, Ban chỉ huy Trung đoàn 5 khẩn trương chỉ đạo các đơn vị củng cố hầm hào, công sự, chuẩn bị chủ động chống càn. Thực hiện quyết tâm giữ vững địa bàn, bảo vệ căn cứ, đánh quỵ lực lượng bộ binh cơ giới của trung đoàn 5, sư đoàn 25 Mỹ và lực lượng tiểu đoàn 3 kỵ binh không vận. Ngày 22, Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 5 được tăng cường Tiểu đoàn 3 đã chủ động chặn đánh quân Mỹ tại Trảng Cỏ. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đẩy lùi 7 đợt phản kích của bộ binh và xe tăng địch, diệt 4 xe tăng, bảo vệ được trận địa. Ngày 23 tháng 5, Tiểu đoàn 3 tiếp tục cơ động phối hợp với các đại đội trực thuộc của trung đoàn đánh địch ở Sa Nhỏ, ngăn chặn không cho tiểu đoàn Mỹ và 80 xe tăng, xe thiết giáp tiến vào vị trí đứng chân của trung đoàn, tiêu diệt 11 xe tăng - xe thiết giáp và nhiều tên địch, buộc chúng phải tháo lui chấm dứt cuộc càn.
Tổng cộng trong 10 ngày liên tục chiến đấu, Trung đoàn 5 đã tổ chức đánh địch 9 trận (trong đó có 2 trận cấp trung đoàn thiếu, 5 trận cấp tiểu đoàn), tiêu diệt hàng trăm tên dịch, bắn cháy 2 máy bay. Trung đoàn đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị bạn đánh bại cuộc càn quét của quân Mỹ ở địa bàn bắc Trảng Bàng. Sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, Trung đoàn 5 được lệnh trở về cứ K10 (Đồng Ban) để củng cố và chuẩn bị cho kế hoạch đợt 3 của tổng tiến công 1968....
3.2 Khoảng thời gian tháng 6/1968, E174 ở đâu?
- lịch sử F5/sư đoàn 5 nêu:
...Nhiệm vụ của sư đoàn trong đợt 3 tổng tiến công là phối hợp cùng Sư đoàn 9, Trung đoàn 174, tiểu đoàn đặc công và trung đoàn pháo binh Miền mở chiến dịch Tây Ninh - Dầu Tiếng, kéo lực lượng 2 lữ đoàn của sư đoàn "tia chớp nhiệt đới" và lữ đoàn 1 sư đoàn kỵ binh không vận ra ngoài để tiêu diệt, mở rộng vùng giải phóng đông bắc Tây Ninh, đánh bại kế hoạch hành quân phản kích của quân Mỹ vào địa bàn Tây Ninh - Dầu Tiếng....
- lịch sử F9/ sư đoàn 9 viết:
...Vấn đề này cũng đang được các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ Trung ương đến các chiến trường thảo luận, cân nhắc. Tháng 7 năm 1968, Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết định chuyển hướng hoạt động của lực lượng chủ lực, không đánh tiếp vào Sài Gòn, mà mở chiến dịch tiến công địch trên hướng tây bắc và bắc Sài Gòn (địa bàn hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long), đánh vào tuyến ngoài của địch, làm lỏng thế phòng thủ chung của chúng, kéo lực lượng địch ở tuyến giữa và tuyến trong ra, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang các phân khu hoạt động. Phương châm chỉ đạo tác chiến là đánh quân viện và quân địch thoát ly công sự là chính, kết hợp với tập kích, cơ động nhanh, kết hợp đánh vừa và đánh nhỏ. Hướng chủ yếu (tỉnh Tây Ninh) sử dụng sư đoàn 9, sư đoàn 5, trung đoàn 174, hai trung đoàn pháo, hai đoàn đặc công của Miền và hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh. Hướng thứ yếu (tỉnh Bình Long,) sử dụng sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang địa phương. Ở Sài Gòn và vùng ven, lực lượng vũ trang các phân khu tiếp tục hoạt động để phối hợp....
Ái chà, trùng lặp về địa bàn hoạt động rồi đây. Không biết trong địa bàn thì phân chia các trung đoàn cụ thể phụ trách những đâu nhỉ,

.
còn tiếp