Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 12:40:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 243078 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #70 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 12:39:00 pm »

Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.
   Theo tôi biết thì sư 320A đánh cao điểm 62 chứ không phải f10.Người hùng được đài tiếng nói VN tường thuật trực tiếp nhắc tên và sau này được thưởng huân chương chiến công hạng nhất trong trận đánh. đó là cs Lê viết Khởi lúc đó ở d7 E64.Đ/c hiện nay đang là đai tá GV Học viện KTQS[nhập ngũ 11/77 với tôi].Rất cảm ơn bác binhyen, quangcan... đã làm sáng tỏ thêm bài "nỗi đau nơi xóm vắng "bằng những địa danh mà tôi không thể nhớ được.xem bản đồ tôi mừng lắm thấy được những con đường  đầy "máu và nước mắt"mà tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua.niềm vui này sẽ đến với cả đồng đội của tôi khi đến nhà chúng tôi sẽ mở xem cùng bình luận.

Bác nói đúng ở chỗ, hồi ấy buổi phát thanh Quân đội nhân dân của đài Tiếng nói Việt Nam có loạt bài nói về những trận đánh khốc liệt ở Cao điểm 62.

Nhưng tôi e bác có sự nhầm lẫn chăng, đánh và giữ Cao điểm 62 chắc chắn là F10. Với lính F10 thời kỳ biên giới Tây-Nam, nơi đây không thể nào quên.
À Quangcan có bản đồ vùng này Up dùm nhé! Hình như đồng chí hơi bị thiên vị cho F320 đới. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #71 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 12:40:10 pm »

Về phía Pốt, ở khu vực này tôi nhận thấy chúng tập trung quân sĩ khá đông và mạnh về hỏa lực. Trước khi bộ binh xông lên, cối pháo nó nện không thương tiếc, khiến bọn tôi ù hết tai. Rừng cao su nhiều năm tuổi bị mảnh chém tướp hết, nhựa cao su trắng nhỏ ròng ròng, dính chặt vào quần áo lính mình.
Công sự phải ngụy trang kín đáo và có vài hầm  nối nhau bằng giao thông hào để cơ động, kẻo DK nó phang cho tan nát ngay tắp lự.

Những trận tấn công hòng cướp chốt ta, chúng bỏ lại ít nhiều xác chết, ấy vậy chúng không ngán. Cuối ngày, theo thông lệ, thường có hội ý và thông báo vắn tắt về tin chiến thắng của quân ta (trong và ngoài đơn vị). Thú thực, tôi nghe và chỉ tin ở mức độ...vừa phải Grin. Nhưng tôi biết Pốt thiệt hại rất nhiều tại đây, bởi những gì tôi nhìn tận mắt: Đó là những xác chết...

 Về địa hình tác chiến thì lúc đó hướng QD4 chúng tôi khác xa với các bác lính QD3, các bác tác chiến ở vùng trung du còn chúng tôi thì hoàn toàn là đồng bằng, vùng trũng và không có vật cản che chắn. Tuy nhiên vẫn cùng một nhận xét ở thời điểm giữa và nửa cuối năm 1978 là địch khá mạnh, thậm chí có khi còn trên cơ quân ta ở một vài vị trí, hoả lực bộ binh rất hùng hậu đằng khác. Về nguyên tắc tác chiến bộ binh khi nằm chốt thì 1 có thể đánh 3, ta thì nằm chốt giữ mà địch thì tấn công, về cơ bản là ta phòng thủ sẽ dễ dàng hơn địch nhưng sao vẫn thấy địch mạnh và phần lớn là chúng chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này không riêng gì các bác lính QD3 hay lính QD4 mà ngay anh em lính QK7 cũng công nhận điều đó. Vậy thì không rõ Pốt "vơ vét" quân ở đâu ra mà lắm thế các bác nhỉ? Một điều rõ ràng là dân số VN ta lúc đó nhiều hơn Campuchia cả chục lần, kinh tế trên tổng thể ta chắc chắn hơn đứt, lính ta thiện chiến hơn và ở thế phòng ngự lợi thế hơn. Vậy mà vẫn bị Pốt "dẫn dắt" cuộc chơi trên chiến trường ở khắp các vùng của các đơn vị QK QD đảm nhiệm.

 Cũng không rõ hướng đơn vị các bác ra sao chứ đơn vị BY lúc đó thương vong rất lớn, anh em hy sinh, bị thương đến mức không kịp biết tên, biết mặt nhau nữa, ngày nào cũng thấy khiêng vác nhau kìn kìn, sau trận đánh có khi 1 C cũng chỉ còn vài người là chuyện bình thường, trong khi đó phía ta "chơi" cũng dữ lắm chứ đâu có hiền lành đâu. Chẳng lẽ chỉ có ta thương vong còn địch thì ít hơn? Vậy chúng lấy đâu ra quân mà lắm thế không biết nữa, chỗ nào cũng mạnh, hướng nào cũng thấy chúng dữ dằn cả. Kỷ niệm chiến trường đáng nhớ nhất của tôi là trận 12.12.1978, chúng tôi có 1 C tăng cường cứ cho là quân số bằng 2 C đi, địch dùng 1 Lữ đoàn tăng cường với hơn chục xe TTG và pháo binh tấn công, chúng đánh cho đơn vị tôi be bét bè bẹt ra mặc dù phía ta cũng được chi viên pháo binh của các cấp rất đắc lực để giữ chốt. Nhóm trinh sát pháo trên cây đài quan sát thì xác nhận ở trận đó địch cáng ra khỏi trận địa cả ngàn cáng, thế mà địch vẫn cứ mạnh. Thế mới lạ.

Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến Tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu Mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.

 Hướng cửa khẩu Mộc Bài về tp HCM gần hơn bác Đức Cường@ ơi, có 86km thôi. Hướng này mà bục thì chỉ 2h đồng hồ là Pốt đã bước chân trên đường phố SG rồi. Đầu năm 1978 ta cũng từng đánh "rằn mặt" Pốt đến bến phà Neck Luong rồi rút về biên giới, sông Mekong hướng QL1 cũng là cản trở rất lớn cho ta khi tiến vào Phnom Penh, kể cả qua bên bờ tây của sông Mekong thì địa hình cũng bất lợi cho lính bộ binh lắm, một vế bám đường QL1 là sông, nhất là nếu Pốt cố tình phòng thủ thì ta bắt buộc phải dùng cả Hải quân để giữ cánh phải đội hình hành tiến. May mắn là chiến dịch GP K đầu năm 1979 địch bỏ phòng thủ hướng này, chứ không thì cũng "mệt" với nó. Riêng chuyện qua sông Mekong tại bến phà Neck Luong năm 1979 thì hướng QL1 phải chờ mất 2 ngày bên bờ đông, nếu có đủ phương tiên qua sông thì có lẽ ta giải quyết Pốt sớm hơn chút ít về thời gian. Chưa biết chừng, ta GP sớm hơn sẽ bắt sống được đầu não của chính quyền Pốt và ông Hoàng Sihanux và nếu được như vậy thì cuộc chiến tranh ở Campuchia sẽ kết thúc từ đầu năm 1979. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #72 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 01:25:13 pm »

Tôi nghĩ rằng địch đánh hướng tuyến tây ninh mà chử yếu tuyến biên giới đối diện đường 7 bởi:
1 -đó là một trong hai con đường về TP HCM  gần nhất.địch không thể tiến công qua cửa khẩu mộc bài vì sợ ta phản công thì TP nom phenh bị uy hiếp trực tiêp ngay nên đó là sự lựa chọn duy nhất.
2 -có nhiều cao điểm,nhiều đường thuận lơi cho tác chiến cũng như phòng ngự''dân cư ở vùng này thưa.
   Theo tôi biết thì sư 320A đánh cao điểm 62 chứ không phải f10.Người hùng được đài tiếng nói VN tường thuật trực tiếp nhắc tên và sau này được thưởng huân chương chiến công hạng nhất trong trận đánh. đó là cs Lê viết Khởi lúc đó ở d7 E64.Đ/c hiện nay đang là đai tá GV Học viện KTQS[nhập ngũ 11/77 với tôi].Rất cảm ơn bác binhyen, quangcan... đã làm sáng tỏ thêm bài "nỗi đau nơi xóm vắng "bằng những địa danh mà tôi không thể nhớ được.xem bản đồ tôi mừng lắm thấy được những con đường  đầy "máu và nước mắt"mà tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua.niềm vui này sẽ đến với cả đồng đội của tôi khi đến nhà chúng tôi sẽ mở xem cùng bình luận.

Bác nói đúng ở chỗ, hồi ấy buổi phát thanh Quân đội nhân dân của đài Tiếng nói Việt Nam có loạt bài nói về những trận đánh khốc liệt ở Cao điểm 62.

Nhưng tôi e bác có sự nhầm lẫn chăng, đánh và giữ Cao điểm 62 chắc chắn là F10. Với lính F10 thời kỳ biên giới Tây-Nam, nơi đây không thể nào quên.
À Quangcan có bản đồ vùng này Up dùm nhé! Hình như đồng chí hơi bị thiên vị cho F320 đới. Grin

Hì hì, bác nói hơi oan cho em, tại vì mấy bác kia ...cứ ....hứa cà phê nên em mới rứa đới, .... Grin.
"Bớ cáo" bác là nếu bác để ý thì bài #61 ở trang trước của em đã có một điểm cao rất quen thuộc với F10/ sư đoàn 10 trong những năm tháng biên giới Tây Nam đó. Đấy chính là cao điểm 68 ở trên đất K, sát biên giới. Với cao điểm này thì những ai ở trung đoàn 66/ E66/ đoàn Pleime sẽ không thể nào quên,  Wink. Ngoài ra, cũng trên địa bàn này thì F10 quen thuộc và tác chiến nhiều hơn cả ở các địa danh: Phum Sâm/ Phum Saam; các cao điểm 62, 68, 112, 115,...

Logged

laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #73 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2013, 02:02:30 pm »

  Câu chuyện của bác chủ rất hay,ngoài ra được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bác cựu chiến trường K,đưa chúng tôi-những người không tham gia chiến trường K-biết được thêm nhiều điều.Mong bác chủ dẻo tay phím viết nhiều hơn nữa,về những hồi ức của mình trong cuộc chiến tranh ác liệt tại chiến trường K...
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #74 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 12:30:24 am »


Cám ơn Mod Quangcan cho đồng bào xem cái bản đồ. Mình ưng cái bụng lắm. Grin



 Về địa hình tác chiến thì lúc đó hướng QD4 chúng tôi khác xa với các bác lính QD3, các bác tác chiến ở vùng trung du còn chúng tôi thì hoàn toàn là đồng bằng, vùng trũng và không có vật cản che chắn. Tuy nhiên vẫn cùng một nhận xét ở thời điểm giữa và nửa cuối năm 1978 là địch khá mạnh, thậm chí có khi còn trên cơ quân ta ở một vài vị trí, hoả lực bộ binh rất hùng hậu đằng khác. Về nguyên tắc tác chiến bộ binh khi nằm chốt thì 1 có thể đánh 3, ta thì nằm chốt giữ mà địch thì tấn công, về cơ bản là ta phòng thủ sẽ dễ dàng hơn địch nhưng sao vẫn thấy địch mạnh và phần lớn là chúng chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này không riêng gì các bác lính QD3 hay lính QD4 mà ngay anh em lính QK7 cũng công nhận điều đó. Vậy thì không rõ Pốt "vơ vét" quân ở đâu ra mà lắm thế các bác nhỉ? Một điều rõ ràng là dân số VN ta lúc đó nhiều hơn Campuchia cả chục lần, kinh tế trên tổng thể ta chắc chắn hơn đứt, lính ta thiện chiến hơn và ở thế phòng ngự lợi thế hơn. Vậy mà vẫn bị Pốt "dẫn dắt" cuộc chơi trên chiến trường ở khắp các vùng của các đơn vị QK QD đảm nhiệm.


Điều bác BY nêu ra, cá nhân tôi cũng băn khoăn.

Hơn nữa, hồi ấy chúng tôi phòng ngự cấp E. Gọi là Cao điểm 62, nhưng đây không phải ngọn đồi nhỏ như nhiều người hình dung. Nó khá rộng và hơi thoải mà thôi.
Đồng ý với bác về tỷ lệ 1 đánh 3 hoặc 1 đánh 5 giữa quân phòng ngự/quân tấn công. Điều đáng nói là, sau mỗi lần tấn công thất bại, chúng có thể tổ chúc tiếp lần khác mà sức mạnh không hề suy giảm (mặc dù bị thiệt hại khá nặng, thế mới tài Roll Eyes).
Điều đó chỉ có thể lý giải: Lực lượng dự bị của chúng khá dồi dào.

Quay trở lại thắc mắc ban đầu: Quân của chúng ở đâu mà đông thế!
Phải nói rằng, chiến tranh biên giới Tây-Nam ta chưa phát huy hết sức mạnh của QDND Việt Nam. Ít nhất là lực lượng không quân.
Mặc dù có tham gia chiến đấu trên nhiều điểm nóng suốt dải Biên giới (ở Cao điểm 62, trong tấn công và phòng ngự, không quân đều tham gia hỗ trợ F10). Nhưng xét toàn cục cuộc chiến, so khả năng thực tế của không quân ta, theo ý cá nhân, tôi cho rằng không quân tham gia còn...hơi  ít.

Bọn Pốt nhiều khả năng áp dụng chiến thuật dồn toa. Nghĩa là chúng tích cực cơ động, tập trung quân đánh từng điểm, từng khu vực trong 1 thời gian trù liệu. Do không bị ngăn trở bởi máy bay trinh sát cũng như máy bay cường kích, nên việc điều quân của chúng không quá khó khăn.

Trước và sau thời gian F10 bàn giao chốt cho F31. Địch vẫn hoạt động ở vùng này. Song rõ ràng mức độ đã giảm nhiều. Chứng tỏ địch đã có sự điều chỉnh lực lượng (lúc này có khi bọn chúng đang tập trung "quấy rầy" ở chỗ các bác QD4, hay QK7 cũng nên Grin)

Sang đến tháng 9-1978, khi đánh vận động vào các vị trí của địch bên kia đường 7. Những xác Pốt tôi thấy quân trang của chúng khá lộn xộn, không chính quy.  Hiếm hoi mới gặp lại những chiếc mũ mềm lưỡi trai (gần giống mũ công nhân) mà ở Cao điểm 62 chúng "để lại" rất phổ biến.



Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #75 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 05:50:32 am »

Cám ơn Mod Quangcan cho đồng bào xem cái bản đồ. Mình ưng cái bụng lắm. Grin
Về địa hình tác chiến thì lúc đó hướng QD4 chúng tôi khác xa với các bác lính QD3, các bác tác chiến ở vùng trung du còn chúng tôi thì hoàn toàn là đồng bằng, vùng trũng và không có vật cản che chắn. Tuy nhiên vẫn cùng một nhận xét ở thời điểm giữa và nửa cuối năm 1978 là địch khá mạnh, thậm chí có khi còn trên cơ quân ta ở một vài vị trí, hoả lực bộ binh rất hùng hậu đằng khác. Về nguyên tắc tác chiến bộ binh khi nằm chốt thì 1 có thể đánh 3, ta thì nằm chốt giữ mà địch thì tấn công, về cơ bản là ta phòng thủ sẽ dễ dàng hơn địch nhưng sao vẫn thấy địch mạnh và phần lớn là chúng chủ động tấn công nhiều hơn. Điều này không riêng gì các bác lính QD3 hay lính QD4 mà ngay anh em lính QK7 cũng công nhận điều đó. Vậy thì không rõ Pốt "vơ vét" quân ở đâu ra mà lắm thế các bác nhỉ? Một điều rõ ràng là dân số VN ta lúc đó nhiều hơn Campuchia cả chục lần, kinh tế trên tổng thể ta chắc chắn hơn đứt, lính ta thiện chiến hơn và ở thế phòng ngự lợi thế hơn. Vậy mà vẫn bị Pốt "dẫn dắt" cuộc chơi trên chiến trường ở khắp các vùng của các đơn vị QK QD đảm nhiệm.

Điều bác BY nêu ra, cá nhân tôi cũng băn khoăn.

Hơn nữa, hồi ấy chúng tôi phòng ngự cấp E. Gọi là Cao điểm 62, nhưng đây không phải ngọn đồi nhỏ như nhiều người hình dung. Nó khá rộng và hơi thoải mà thôi.
Đồng ý với bác về tỷ lệ 1 đánh 3 hoặc 1 đánh 5 giữa quân phòng ngự/quân tấn công. Điều đáng nói là, sau mỗi lần tấn công thất bại, chúng có thể tổ chúc tiếp lần khác mà sức mạnh không hề suy giảm (mặc dù bị thiệt hại khá nặng, thế mới tài Roll Eyes).
Điều đó chỉ có thể lý giải: Lực lượng dự bị của chúng khá dồi dào.

Quay trở lại thắc mắc ban đầu: Quân của chúng ở đâu mà đông thế!
Phải nói rằng, chiến tranh biên giới Tây-Nam ta chưa phát huy hết sức mạnh của QDND Việt Nam. Ít nhất là lực lượng không quân.
...

Không kể cao điểm 62 và khu rừng Hoà Hội, các vị trí khác cuả quân đoàn 3 và 4 đều đã lấn sân sâu trong nội điạ cuả K. cả mười mấy hai chục cây số cuả người ta thì no đòn rồi, còn "kêu ca" cái nỗi gì nữa chứ  Grin. Thử hỏi quân VN mình đánh qua Thái Lan 10-20 cây số trong vòng cả tháng triời xem quân Thái nó đông quân cỡ nào, nó cũng sẽ cố sống cố chết mà chận đường quân VN đánh về thủ đô cuả họ chứ. Việt Nam ta cũng thế, hồi 1979 TQ đánh tràn qua biên giới phiá Bắc, chắc chắn chúng cũng than như bác binhyen1960 và bác tuanb5 thôi: "Quân VN ở đâu mà đông thế, vậy mà trước khi đánh cứ nghĩ quân VN ở cả Campuchia rồi, quân TQ chỉ cần trưa ăn cơm Lạng Sơn chiều ăn cơm Hà Nội". Thêm nữa, quân ta khi ấy bị áp lực quốc tế nên đâu dám đem hải lục không quân sang K. rần rần rộ rộ. Tụi Pốt dù tập trung đông quân cách mấy, quyết tâm đánh chiếm Tây Ninh cách mấy cũng đâu đánh chiếm được sâu vào Tây Ninh, nhất là các vùng có đông dân cư cuả Tây Ninh. E262 đóng quân quanh sân bay Thiện Ngôn - Sa Mát cách biên giới 4-5 cây số coi như hậu cứ rồi, các thủ trưởng cứ nói: "Nuôi quân ba năm, đánh giặc 1 giờ, bây giờ cứ lo huấn luyện, khi cần mới đem quân đi đánh".  Sâu trong nội điạ VN, quân số quân ta vẫn đông hơn Pốt cả chục lần nếu tính cả TNXP và du kích ấy mà.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2013, 06:00:59 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #76 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:33:05 am »

Không kể cao điểm 62 và khu rừng Hoà Hội, các vị trí khác cuả quân đoàn 3 và 4 đều đã lấn sân sâu trong nội điạ cuả K. cả mười mấy hai chục cây số cuả người ta thì no đòn rồi, còn "kêu ca" cái nỗi gì nữa chứ  Grin. Thử hỏi quân VN mình đánh qua Thái Lan 10-20 cây số trong vòng cả tháng triời xem quân Thái nó đông quân cỡ nào, nó cũng sẽ cố sống cố chết mà chận đường quân VN đánh về thủ đô cuả họ chứ. Việt Nam ta cũng thế, hồi 1979 TQ đánh tràn qua biên giới phiá Bắc, chắc chắn chúng cũng than như bác binhyen1960 và bác tuanb5 thôi: "Quân VN ở đâu mà đông thế, vậy mà trước khi đánh cứ nghĩ quân VN ở cả Campuchia rồi, quân TQ chỉ cần trưa ăn cơm Lạng Sơn chiều ăn cơm Hà Nội". Thêm nữa, quân ta khi ấy bị áp lực quốc tế nên đâu dám đem hải lục không quân sang K. rần rần rộ rộ. Tụi Pốt dù tập trung đông quân cách mấy, quyết tâm đánh chiếm Tây Ninh cách mấy cũng đâu đánh chiếm được sâu vào Tây Ninh, nhất là các vùng có đông dân cư cuả Tây Ninh. E262 đóng quân quanh sân bay Thiện Ngôn - Sa Mát cách biên giới 4-5 cây số coi như hậu cứ rồi, các thủ trưởng cứ nói: "Nuôi quân ba năm, đánh giặc 1 giờ, bây giờ cứ lo huấn luyện, khi cần mới đem quân đi đánh".  Sâu trong nội điạ VN, quân số quân ta vẫn đông hơn Pốt cả chục lần nếu tính cả TNXP và du kích ấy mà.

 Tôi thấy vẫn chưa thông suốt điểm này.

 Trong thời điểm cuối 1977 sang 1978, đối với Pốt thì ý đồ của QD ta BVTQ đã thể hiện rất rõ, ta không có ý đồ xâm lược K hay bình định lãnh thổ của họ. Cuộc chiến tranh biên giới kéo dài khắp các giải đất có biên giới liền kề K, ta chỉ thiên về phòng thủ sau khi bị Pốt bất ngờ tấn công ở nhiều hướng, phía ta có tổ chức phản công lại ở nhiều nơi và đánh sâu sang đất K rồi rút về nước, phía ngoại giao ta đánh công hàm cấp nhà nước phản đối quyết liệt và đưa ra nhiều giải pháp đề nghị hoà bình cho vùng biên giới song cũng không được phía chính quyền Pốt chấp nhận, đỉnh điểm là khoảng tháng 6 7.1978 Đại sứ quán VN và K cùng cắt đứng quan hệ ngoại giao rút về nước.

 Như vậy có nghĩa là phía VN ta không có chủ trương gây lên sự căng thẳng ở vùng BGTN bằng sức mạnh quân sự mà chỉ có chủ trương đẩy chiến tranh sang đất địch, cũng không có ý đồ loại bỏ chính quyền Pốt ở giữa năm 1978 như sau chiến dịch GP năm 1979. Ngược lại Pốt dốc toàn lực trên toàn tuyến BGTN còn phía ta thì chỉ duy trì một lực lượng nhất định để hy vọng vừa đánh vừa đàm và chấm dứt chiến tranh bằng đàm phán. Chỉ đến khi ta biết chắc rằng "nói suông" với thằng Pốt không có giá trị cùng cơ hội đến quá nhanh nên mới phải quyết định dứt bỏ khối "ung thư" đó trong vài ngày của đầu năm 1979. Có vài ý kiến cho rằng phía Ta năm 1977 1978 còn "chủ quan" ở hướng BGTN, cho rằng mấy thằng địch "còi" vớ vẩn không đáng để ta ra tay, thực tế dân VN lúc đó hiểu rất "lơ mơ" về cuộc chiến tranh BGTN, chỉ có người dân sống ở vùng biên giới mới hiểu hết diễn biến đang diễn ra. Theo tôi thì thời điểm đầu ta chưa thật sự nhìn đúng về bản chất của cuộc chiến tranh này nên sự chuẩn bị cũng chưa chặt chẽ.

 Ngay mới đây thôi, một Chính uỷ cấp E cũ sau này là Hiệu phó Hiệu trưởng một học viện QS tại HN nay đã nghỉ hưu cũng vẫn cho rằng mấy thằng lính đánh Pốt ở K là lính "vớ vẩn" ... éo "oai hùng" bằng thời đánh Mỹ nên nhìn nhận lính đàn em bằng 1/2 con mắt. Nghe phát chối, cáu lên tôi nói: Ông ra đó thử mà đánh nhau đi, tại sao lúc đó ông lại ra Bắc chui về trường đi học làm mẹ gì? Chỉ có những SQ và người trong cuộc từng tham gia cuộc chiến tranh BGTN mới hiểu đúng là cái gì đã diễn ra ở đó những năm cuối 1977 và 1978.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #77 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 06:43:42 pm »


 Tụi Pốt dù tập trung đông quân cách mấy, quyết tâm đánh chiếm Tây Ninh cách mấy cũng đâu đánh chiếm được sâu vào Tây Ninh, nhất là các vùng có đông dân cư cuả Tây Ninh. E262 đóng quân quanh sân bay Thiện Ngôn - Sa Mát cách biên giới 4-5 cây số coi như hậu cứ rồi, các thủ trưởng cứ nói: "Nuôi quân ba năm, đánh giặc 1 giờ, bây giờ cứ lo huấn luyện, khi cần mới đem quân đi đánh".  Sâu trong nội điạ VN, quân số quân ta vẫn đông hơn Pốt cả chục lần nếu tính cả TNXP và du kích ấy mà.

Điều này tôi đồng ý với bác yta262. Grin

Xét về tổng quát, Pốt hung hăng cách mấy. Tập trung quân cách mấy (nghe nói nó ký 1 hiệp ước gì đó với Thái, rút hết quân ở biên giới Thái-Cam để dồn về biên giới Cam-Việt) cũng không "ăn" nổi Tây Ninh. Huống hồ còn đòi "chiếm Sài gòn" Grin chỉ là luận điệu tuyên truyền, kích thích tính Dân tộc trong đám lính của chúng mà thôi.

Khả năng thực sự của chúng, tôi cho rằng đánh được ở mức Quân đoàn (cỡ 4,5 sư) vào địa bàn nào đó do 1 F của ta đảm nhiệm. Có điều, quyền chủ động (tạm thời) thuộc về Pốt: Thời gian, địa điểm, tầm mức...vv. Chính vì thế, các đơn vị của ta ở tuyến trước vất vả vì bọn chúng, là điều có thể sảy ra lắm chứ.

Khu vực bác yta262 đóng quân, trước khi lên tuyến trước bọn tôi thường ra chơi. Chè thập cẩm mát lạnh cùng giọng ca cải lương từ máy Cassette trong quán nhỏ Sa Mát trở thành "cơn mộng mị xa xỉ" của lính chốt rồi. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #78 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 09:54:33 pm »

  Không thể cầm được nước mắt khi đọc bài " Nỗi buồn nơi xóm vắng" của anh Đức Cường. Nỗi đau chiến tranh... Không gì là không thể phải không các anh các chị? Đúng là hình ảnh "Chạy giặc" như một đồng đội của anh đã liên tưởng. Còn em lại liên tưởng đến những đứa trẻ ở Mĩ Lai trong một trận càn của giăc Mĩ. Hình ảnh một bé gái giữ chặt lưng quần nấp sau lưng mẹ (người che chở, bảo vệ cho nó trước bất kì mọi tai ương) và ánh mắt vô cùng hoảng sợ (hình như nó vừa bị đe dọa hiếp dâm). Theo lời một nhân chứng phía bên kia thì cả đứa bé và mẹ của nó bị bắn ngay sau khi người ta chụp xong bức hình đó. Nỗi đau chiến tranh... Đó là hình ảnh toàn người già, trẻ em, phụ nữ bị giặc lia đạn liên hồi khi họ chạy trốn ra giữa đồng. Họ có tội gì? Cũng như đứa bé nơi Xóm vắng của anh có tội gì mà phải chết khi "mới độ 9 - 10" khi đáng ra phải được vui chơi, học hành? Nỗi đau chiến tranh... Các anh các chị đã đi qua, hẳn là không bao giờ quên được. Nhưng bây giờ, có rất nhiều người chưa từng biết đến, họ không biết sợ, họ không biết cái giá của ĐỘC LẬP TỰ DO. Cảm ơn các anh các chị, đã một lần nữa viết lên trang sử vàng những mất mát thương đau, những chiến công và cả những giá trị nhân văn mà rất có thể giữa đời thường người ta quên lãng...
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #79 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 09:52:04 am »

Chào bác Người yêu của lính@, bác đưa 2 hình ảnh so sánh, 1 từ câu chuyện bác Duc-Cuong, 1 từ bức ảnh trong vụ Mỹ Lai, cảnh nào cũng làm nao lòng và dấy lên mối căm hận chiến tranh.
Cũng từ 2 hình ảnh đó, đi tiếp tới thái độ người cầm súng, là những người trực tiếp làm nên chiến tranh. Hình ảnh rất tương phản của người cầm súng trong 2 trường hợp, 1 rất nhân văn, 1 rất thú vật.
Tui nhớ trong “Những chuyện không thể quên – Cười ra nước mắt” có đoạn anh Lê Minh – TichTuongNhuLe@ tả anh bắn ngã 1 y tá VNCH vừa cầm khẩu cối tay “bắn chơi” ra khu vực chốt của mấy ảnh, điều đó làm ảnh băn khoăn mải và thổ lộ trên diễn đàn này.
Trải dài cuộc chiến, từ KCCM đến chiến tranh bảo vệ biên giới, đều có những hình ảnh cao quý này, viên đạn của bộ đội mình bắn ra đều có tâm hồn, viên đạn của đội quân “nhà Phật”, không như những viên đạn ác quĩ vô hồn, từ trực thăng xả xuống người áo trắng đang lảo đảo dưới đất để thử tài thiện xạ, hoặc để coi khi trúng đạn con người giãy giụa chết ra sao.
Thử so sánh, giả sử đơn vị bộ đội, du kích nào đó, khi xảy ra trường hợp thương vong, có tập hợp dân khu vực đó (kể cả ở CPC) đem ra hành hạ hay bắn giết bất kỳ 1 người dân nào không, dù để trả thù hay khai thác, thẩm vấn.
Chiến tranh không tự nó diễn ra và không phải tiến hành chiến tranh là không đúng, cho nên nói cảnh thương tâm là do chiến tranh làm nên, cũng chưa tròn nghĩa lắm.
Bác Người yêu của lính@ “cảm” rất hay, "cái giá của độc lập tự do”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM