Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 07:12:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 4  (Đọc 340732 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 12:15:00 pm »

hehe , thời đó các bác ngon nhẩy , cấp C mà cũng có cả cối 8 à , nhưng thằng cối 8 này bất tiện là không thể bắn ứng dụng được , không có đế lá bó tay . Có 1 lần tụi hoả lực do bắn gấp nên không chờ chân và đế lên kịp , 1 thằng ghé vai làm chân 1 thằng tọng đạn , kết quả là cây cối thụt xuống đất quá nữa thân cối phải mướt mồ hôi mới lôi lên được . Đánh vận động và tao ngộ thì cối 6 bắn không liều vẫn hay hơn là cối 8
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 12:27:57 pm »

Bài của bác Tây độc đọc cũng thú vị, có nhiều thông tin mới...
Nhưng em thấy bác có thể lập topic riêng được mà?

Anh em có thể vào bàn chuyện với bác được mà, được không bác?
em cũng đồng ý với bác Tuaans , bác taydoc nên lập topic riêng để anh em tiện trao đổi thông tin và tranh luận . Topic này chỉ dành cho những chuyện "tiểu sự " mang tính vụn vặt nên e rằng không hợp với những bài viết về "đại sự" . Đề nghị mod giúp bác Taydoc 1 tay trong việc lập topic  Grin

Đã chuyển ạ: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1388.msg37815;boardseen#new
Logged
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 12:34:38 pm »

"Do lực lượng quá mỏng, Bộ tư lệnh 719 ( ?! chắc là 479) lúc đó chỉ đủ sức bám giữ, đánh địch quanh địa bàn tỉnh Siêm Riệp. Ở Kampong Thom chỉ có các đội công tác và đoàn chuyên gia quân sự của tỉnh Tiền Giang."
Bộ TL 719 là bộ tư lệnh chiến trường K , điều phối hoạt động quân sự tại tỉnh Siemriep thuộc MT479 và tỉnh Kampongthom thuộc MT779 thì nghe cũng hợp lý! nhưng nói ở Kampongthom chỉ có các đội công tác và đoàn chuyên gia của tỉnh Tiền Giang,e rằng có điều nhầm lẫn chăng? Kampongthom là tỉnh kết nghĩa với Đồng nai, quân của Đồng nai có mặt từ đầu năm 79 trong đội hình sư 317 chịu trách nhiệm tỉnh này, sau chuyển thành Đoàn chuyên gia 7701 mang ý nghĩa tập trung cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền nhiều hơn ( trước đó sư 317 cũng có nhiệm vụ xây dựng và bình định truy quét trên địa bàn )lực lượng cũng giữ nguyên ( ít ra cũng là 1 lữ đòan ) , qua năm 82 số lính 77 trở về trước xuất ngũ nhiều mà chưa được bổ sung quân thì cũng có thể thiếu hụt quân, nhưng không lẽ đến nỗi như nhận định ở trên? Bác vubang lính 317 đâu rồi? cho ý kiến coi!
Ý kiến bác dksaigon là chính xác. Bọn tớ được bổ sung quân hai lần, cuối năm 79 và khoảng đầu năm 81 để thay thế dần cho anh em nhập ngũ từ 77 trở về trước ra quân
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 02:59:46 pm »

"Do lực lượng quá mỏng, Bộ tư lệnh 719 ( ?! chắc là 479) lúc đó chỉ đủ sức bám giữ, đánh địch quanh địa bàn tỉnh Siêm Riệp. Ở Kampong Thom chỉ có các đội công tác và đoàn chuyên gia quân sự của tỉnh Tiền Giang."
Bộ TL 719 là bộ tư lệnh chiến trường K , điều phối hoạt động quân sự tại tỉnh Siemriep thuộc MT479 và tỉnh Kampongthom thuộc MT779 thì nghe cũng hợp lý! nhưng nói ở Kampongthom chỉ có các đội công tác và đoàn chuyên gia của tỉnh Tiền Giang,e rằng có điều nhầm lẫn chăng? Kampongthom là tỉnh kết nghĩa với Đồng nai, quân của Đồng nai có mặt từ đầu năm 79 trong đội hình sư 317 chịu trách nhiệm tỉnh này, sau chuyển thành Đoàn chuyên gia 7701 mang ý nghĩa tập trung cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền nhiều hơn ( trước đó sư 317 cũng có nhiệm vụ xây dựng và bình định truy quét trên địa bàn )lực lượng cũng giữ nguyên ( ít ra cũng là 1 lữ đòan ) , qua năm 82 số lính 77 trở về trước xuất ngũ nhiều mà chưa được bổ sung quân thì cũng có thể thiếu hụt quân, nhưng không lẽ đến nỗi như nhận định ở trên? Bác vubang lính 317 đâu rồi? cho ý kiến coi!
Ý kiến bác dksaigon là chính xác. Bọn tớ được bổ sung quân hai lần, cuối năm 79 và khoảng đầu năm 81 để thay thế dần cho anh em nhập ngũ từ 77 trở về trước ra quân
Đồng ý với các bác dksaigon và vubang. Năm 1979, Epháo 262 của ytá cũng đã có 1 thời đóng ở dọc lộ 6 để chi viện cho bộ binh F302 ở địa bàn Kampong Thơm và Siêm-Riệp. Lộ 6 đoạn chạy qua tỉnh Kampong Thơm là huyết mạch của nhiều đơn vị đóng ở Tây Bắc K. giữ liên lạc với VN và Phnom Pênh. Theo WEB Sites http://www.answers.com/topic/pol-pothttp://en.wikipedia.org/wiki/Pol_pot, Kampong Thơm còn là nơi đã sản sinh ra Pôn Pốt. Bộ tư lệnh tiền phương 719 của tướng Lê Đức Anh quả là sơ hở & khinh địch nếu lờ là trong việc kiểm soát địa bàn này!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2008, 03:04:58 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #14 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 03:10:01 pm »

vậy MT 479 đóng ở kralanh từ năm nào đến năm nào vậy bác y tá ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 03:18:54 pm »

vậy MT 479 đóng ở kralanh từ năm nào đến năm nào vậy bác y tá ?
Chịu thua!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2008, 06:31:46 am »

Cảm ơn các bác! Vậy là có BTL 719!
@ Ha anh: Đại đội 4- đại đội hoả lực (trợ chiến) của d4 có 2 khẩu cối 8, một khẩu DK.82, 2 khẩu 12.8mm (sau bị mất 1 trong trận C1 mất chốt đã kể). Trận vừa rồi 1 khẩu không có chân cối (thằng Thịnh vác- chẳng hiểu sao nó nhoi lên đi lẫn vào c1 làm gì? Chắc là để tám). Lúc bắn, chúng nó tròng néo dây võng. Hai thằng hai bên, mỗi thằng giữ 1 đầu dây, chỉnh tầm hướng "thủ công" theo khẩu đội trưởng.
@ Anh Nam:Hội CCB nhỏ của bọn em có 5 người, hình trong phần 1 đã pót đó anh! Cùng học một lớp kể từ cấp 1, cùng một tiểu khu (phường bây giờ), cùng đi lính một ngày, cùng vào một đơn vị chiến đấu, và cùng trở về nhưng mỗi người lại một vợ khác nhau.
- Tài liệu của bác Âu Dương Phong nói VN đi đuôit Pốt nhầm qua Thái 5 km. Nhưng thằng bạn em ở sư 10 QĐ3 nó bảo đơn vị nó đánh nhầm sâu tới 40 km lận (năm 1979)!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2008, 09:16:20 am »

Sách Lịch sử Cục Tác chiến 1945 - 2005:

Bộ tư lệnh 719 đã rút quân tình nguyện từng bộ phận từ năm 1982. Đến năm 1985 thực hiện Nghị quyết 2 của Bộ Chính trị, bắt ta đầu rút quân theo kế hoạch thống nhất. Hai năm 1986-1987, Cục Tác chiến chuẩn bị bản dự thảo kế hoạch bước đầu rút lực lượng tình nguyện ở Cam-pu-chia. Cục Tác chiến tiền phương ở Phnôm Pênh cùng các mặt trận 479, 479, 979 Quân đoàn 4 làm kế hoạch cụ thể theo hướng dẫn của Bộ tư lệnh 719. Mỗi mặt trận rút được khoảng 1/3 lực lượng. Ở những khu vực sau khi lực lượng tình nguyện của ta rút, bàn giao cho bạn Cam-pu-chia, địch có phản kích nhỏ, hoạt động phá hoại có tăng hơn, nhưng nói chung tình hình cơ bản vẫn giữ được. Quá trình này, ta tiếp tục đẩy mạnh việc giúp bạn, kèm cặp chiến đấu, lãnh đạo chỉ huy ngay trong thực tiễn theo hướng xây dựng lòng tin, tự lực tự cường. Kết quả bạn trưởng thành, từng bước thay thế quân tình nguyện ở các khu vực với lòng tin và khả năng, chất lượng chiến đấu ngày càng tiến bộ.

Để thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pa-ri, tháng 6-1987 Bộ Quốc phòng chỉ thị Bộ tư lệnh 719, theo quyết định của Bộ Chính trị rút hết quân tình nguyện về nước vào cuối năm 1989.Bộ tư lệnh 719 lúc này do đồng chí Lê Ngọc Hiền làm Tư lệnh, đồng chí Lê Khả Phiêu phụ trách về mặt chính trị. Cục Tác chiến Tiền phương ở Phnôm Pênh rút gọn lại do Phó cục trưởng Nguyễn Minh Long phụ trách, tiếp tục giúp bạn xây dựng, bố trì lại lực lượng và tác chiến chống quân Pôn Pốt lẻn vào vùng bàn giao phá hoại. Các đơn vị chiến đấu và bộ phận nặng hành quân về, có các Bộ tư lệnh và Sở chỉ huy đi cùng. Từng địa phương, chính quyền cùng nhân dân bạn tổ chức liên hoan và tiễn đưa. Các bộ phận đi qua thủ đô Phnôm Pênh đều được chính quyền Trung ương cùng nhân dân thủ đô tổ chức lễ tiễn đưa trọng thể, khen thưởng, trao cờ lưu niệm.


link: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=82.190

PS: Không nhắc gì đến MT779  Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2008, 09:20:22 am gửi bởi tuaans » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2008, 09:28:49 am »

Nhớ ra rồi MT719 là tên của cơ quan chỉ huy quân tình nguyện VN mình ở K, đóng tại Phnom Penh gần đài Độc lập (?), hổm rầy cứ ngờ ngợ vì không nhớ rỏ tên phiên hiệu. Năm 1982 tôi có lên đó công tác 1 lần, lấy tài liệu huấn luyện cho bộ đôi K. Các cha trên đó sướng như tiên: ở nhà biệt thự, ngày 2 bữa có xe Hải Âu đưa đón đi làm, cơm gạo trắng nước trong, thịt cá đàng hoàng, thậm chí có cả chuối để la-xét! Chưa ở đâu tôi thấy sĩ quan cấp tá hàng đống, hàng đống nhu vậy.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2008, 09:35:53 am »

Bác Tuaans em cứ đùa dai  Grin
779 nè:

=============
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1268.20

Ngày 14-4-1979, Bộ tư lệnh Mặt trận 479 được thành lập. Tư lệnh đầu tiên của Mặt trận 479 là thiếu tướng Bùi Thanh Vân và Chính uỷ-đại tá Lê Thanh. Tiếp đến là Bộ tư lệnh các Mặt trận 579, 779, 979 được thành lập. Các đoàn chuyên gia quân sự địa phương như đoàn 7701 (Công Pông Thơm), đoàn 7702 (Công Pông Chàm), đoàn 7703 (Xvây-riêng), 7705 (Xiêm Riệp), đoàn 7706 (Prây Veng). Tại tỉnh Bát Tam Băng đoàn chuyên gia quân sự 7704 cũng đã được thành lập, do đại tá Đỗ Huy Trường làm Đoàn trưởng. Khi đồng chí Đỗ Huy Trường về Cục nghiên cứu nhận công tác khác, thì đại tá Phạm Thành Hưng về thay cà đại tá Nguyễn Ngọc Doanh làm Đoàn phó chính trị đoàn chuyên gia.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1268.50

Từ những năm 1980 trở đi, chúng ta đã tổ chức ra các Bộ tư lệnh Mặt trận 479, 579, 779, 979 cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra. Sau các Bộ tư lệnh Mặt trận, hệ thống các đoàn chuyên gia từ trung ương xuống đến địa phương cũng đã được tổ chức một cách kịp thời để giúp Bạn cả về quân sự, chính trị và ngoại giao.
Đây là một sự sáng tạo trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM