Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:30:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ...(phần 6)  (Đọc 192925 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 09:46:50 am »

Có mấy cái "pôn mươn" mà đòi đổi mạng tui, ác vừa thôi. Chị Ky cũng là cán bộ xã, huyện gì đó, chấp nhứt chi mấy cái "sản phẩm của gà mái" đó. Có mượn đỡ cũng để bộ đội có sức khỏe mà giữ gìn, bảo vệ chính quyền non trẻ của chị Ky nữa chớ.
Nhớ lúc đó, không biết phải dịch H5N1 hay sao, gà vịt dân chết như rạ, dân ngán, chớ bộ đội thì không, kho, xào ăn phát ngán, chị Ky cũng cho con vịt xiêm mái thiệt bự, chỉ nói tại vịt ăn trứng nòng nọc (quên tên con nòng nọc kêu là gì) chết, lý do gì thì cũng là con vịt chết, lại kho tiếp, vậy mà không chú đội nào bị mắc dịch hết, phây phây đi bảo vệ chính quyền non trẻ.
Chị Ky nay chắc hơn 60, có dịp gặp, tui trả lại chỉ con vịt xiêm mái bận đó, kèm mấy cái "pôn mươn" để khỏi áy náy trong bụng và cũng để bác XT khỏi đòi này đòi nọ Angry Angry
Những năm 80 - 81 đơn vị đóng quân gần khu vực huyện SoNikum ĐK tui có mấy người bạn nhập ngũ cùng đợt học tiếng K bên nước xong qua nhận công tác chuyên gia đội công tác huyện làm phiện dịch gồm có: Hội, Thế, Tuấn, Cường và Dũng .... ae lâu ngày gặp nhau, ở gần thường xuyên qua lại thăm hỏi và được biết "bòn Saray" Ky. Chị là một bà chị rất hiền hoà, vui tính hay giúp đở ae bộ đội mình. Chị có bà mẹ và mấy người em sống ở KongPungKleng biển hổ khi đơn vị tụi này về đóng quân nơi đây thường hay ghé thăm bà.

Nhớ giữa năm 1981 ĐK tui vào BangMelea bị bệnh phải nhập viện chị Ky có vào thăm gửi ít tiền Ria cho ĐK tui bồi dưỡng, nhớ ngày ấy thật cảm động. Mấy lần về thăm chiến trường có hỏi thăm không còn một ai biết tin tức của chị gái, thật là buồn...!

Còn như bác C16 lúc ấy có lấy "bôn tia, bôn mon" đối với chị ấy là chuyện nhỏ thui "ót ây tê"...hì..hì...
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
kontop
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 11:08:52 am »

Những câu chuyện bên lề
Qua cửa khẩu Xa mát vào đất K. nhà dân ở thưa thớt và nhìn cũng không thấy sự trù phú (có lẽ là vùng biên). Đi sâu nữa thấy hai bên đường xuất hiện pa nô vận động tranh cử của các đảng chính trị, nghe nói mùa bầu cử quốc hội kỳ này có tám đảng tranh cử, trong đó có ba đảng lớn là CPP, Cứu nguy dân tộc K.(CNRP)  và Funcinpec. Nói điều này không biết có vi phạm nội quy của diễn đàn không? mấy hôm nay trên các trang báo mạng có đăng tin về Sam Rainsy thủ lĩnh CNRP đang quậy ì xèo về kết quả bầu cử và chưa dừng lại đó, ông ta đang múa may vu khống Việt Nam ta đủ thứ chuyện, toàn là những chuyện làm trò cười cho giới thức giả, chính trị phục vụ cho quyền lực cá nhân hay lợi ích nhóm luôn đi kèm với thủ đoạn. Quả là vô cùng phức tạp. Nhân nói về chính trị, mình nhớ ngày còn đi học một vị giảng viên về môn Kinh tế-Chính trị có đặt một câu hỏi là "Chính trị là gì" cả giảng đường im phăng phắc. Mới được học xong về "hiện tượng và bản chất", nên mình cũng không dám nói sự im lặng này là biểu hiện cái không một ai có thể trả lời, cũng có thể có người biết mà không thích nói, hoặc hiểu nhưng không biết nói làm sao, và cũng có người cũng thật sự không biết. Riêng mình cũng được học tập chính trị nhiều, khi còn công tác ở cơ quan, khi vào trong bộ đội, nhưng mình cũng chẳng thể trả lời. Sau cùng vị giảng viên này mới thủng thẳng trả lời một cách vô cùng ngắn gọn "Chính trị là quyền lực, làm chính trị có nghĩa là muốn đoạt lấy quyền lực". Thôi mình xin dừng lại đây (tuy rằng là những câu chuyện bên lề nhưng leo lề quá sâu sợ sẽ bị kéo xuống).   
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 08:37:18 pm »

Những năm sau giải phóng cho tới lúc đi bộ đội (những năm 80), đời sống còn nhiều thiếu thốn, ngay lương thực, thực phẩm cũng phải nhờ viện trợ nói chi tới hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ.
CPC giải phóng xong, từ chế độ nô lệ công xã tiến thẳng lên chế độ tư bản, với nền kinh tế hàng hóa "nhiều thành phần mua đi bán lại". Các đoàn dân buôn, như tui có kể, chạy xe đạp Thái (về sau là xe cúp, xe dream), chở hàng từ Thái về nườm nượp, nhìn xe đạp chạy, hàng hóa chất trên đó, cảm thấy sự cao, xa so với đời sống của bộ đội, kể cả so với đời sống ở bên nước.
Trong các quầy thương nghiệp quốc doanh của huyện cũng có những loại hàng này, tuy không phong phú như ở chợ. Những người như chi Ky rất "có giá" vì có thể giúp cho bộ đội mua được hàng tốt ở của hàng thương nghiệp này, nhứt là mấy lục thum, hoặc mấy anh dẽo miệng, như bác DK chẳng hạn, ha ha ha.
Lúc ra quân tui cũng ráng để dành tiền và chen lấn mua được xấp vải về đưa ông bác thợ may gần nhà may 2 cái áo mặc đi làm cũng có giá trị lắm.
Logged
xuan_thang
Thành viên
*
Bài viết: 121


sống và khát vọng


« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 09:32:50 pm »

Trích dẩn từ C16 : Nhớ lúc đó, không biết phải dịch H5N1 hay sao, gà vịt dân chết như rạ, dân ngán, chớ bộ đội thì không, kho, xào ăn phát ngán, chị Ky cũng cho con vịt xiêm mái thiệt bự, chỉ nói tại vịt ăn trứng nòng nọc (quên tên con nòng nọc kêu là gì) chết, lý do gì thì cũng là con vịt chết, lại kho tiếp, vậy mà không chú đội nào bị mắc dịch hết, phây phây đi bảo vệ chính quyền non trẻ.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Nhờ bác C16 nhắc lại cái vụ gà vịt bị "mắc dịch" tôi mới nhớ lúc đó C19 hình như đang ở cái phum MÚT gì đó ! à MÚT-VƯỢT thì phải. Lần đó "vả" quá "ót miên ây xi bai" ae trong A phải tổ chức đi "rô xi" để đổi món, vừa bước ra khỏi nhà vài chục bước chân thì một chú trong A phát hiện con vịt cồ xiêm đã chết nằm bên vệ đường,thế là chúng tôi ngó trước dòm sau thấy không có ai liền lượm bỏ vào bao ( dù sao cũng phải giử thể diện một chút chứ ) và đằng sau quay  . Thế là buổi trưa đó A tui có món vịt kho xả ớt ăn không ra gì hết  Roll Eyes Tongue.
Còn mấy tấm hình ở phum BÂNG MÊ-LIA ,để tui làm nốt rồi rút ra nửa chứ!
http://img856.imageshack.us/img856/3441/yqsn.jpg
Bửa cơm nghĩa tình .
http://img12.imageshack.us/img12/3668/djtt.jpg
Chính quyền nói lời cảm ơn Đoàn CCB
http://img708.imageshack.us/img708/2787/xau4.jpg
Tạm biệt BÂNG MÊ-LIA
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2013, 08:28:37 pm gửi bởi xuan_thang » Logged

Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp .Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, lưng tựa vách chiến hào.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 10:11:09 pm »

....
http://img12.imageshack.us/img12/3668/djtt.jpg
Chính quyền nói lời cảm ơn Đoàn CCB
...
Khoan khoan rút ra, bác Xuan_thang có thể nói nhiều hơn về tấm hình này không, họ cảm ơn mình về gì, tui cũng thích được nghe cảm ơn lắm, không biết họ có nói gì tới tui không vậy? Smiley
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 07:56:14 am »

Trích dẩn từ C16 : Nhớ lúc đó, không biết phải dịch H5N1 hay sao, gà vịt dân chết như rạ, dân ngán, chớ bộ đội thì không, kho, xào ăn phát ngán, chị Ky cũng cho con vịt xiêm mái thiệt bự, chỉ nói tại vịt ăn trứng nòng nọc (quên tên con nòng nọc kêu là gì) chết, lý do gì thì cũng là con vịt chết, lại kho tiếp, vậy mà không chú đội nào bị mắc dịch hết, phây phây đi bảo vệ chính quyền non trẻ.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Nhờ bác C16 nhắc lại cái vụ gà vịt bị "mắc dịch" tôi mới nhớ lúc đó C19 hình như đang ở cái phum MÚT gì đó ! à MÚT-VƯỢT thì phải. Lần đó "vả" quá "ót miên ây xi bai" ae trong A phải tổ chức đi "rô xi" để đổi món, vừa bước ra khỏi nhà vài chục bước chân thì một chú trong A phát hiện con vịt cồ xiêm đã chết nằm bên vệ đường,thế là chúng tôi ngó trước dòm sau thấy không có ai liền lượm bỏ vào bao ( dù sao cũng phải giử thể diện một chút chứ ) và đằng sau quay  . Thế là buổi trưa đó A tui có món vịt kho xả ớt ăn không ra gì hết  Roll Eyes Tongue.
Còn mấy tấm hình ở phum BÂNG MÊ-LIA ,để tui làm nốt rồi rút ra nửa chứ!
http://img856.imageshack.us/img856/3441/yqsn.jpg
Bửa cơm nghĩa tình .
http://img12.imageshack.us/img12/3668/djtt.jpg
Chính quyền nói lời cảm ơn Đoàn CCB
http://img708.imageshack.us/img708/2787/xau4.jpg
Tạm biệt BÂNG MÊ-LIA
Bác X_T
mấy đường lai hình ảnh bác coppi xong cho vào ô phía trên khung hình ảnh (có hình hai ngọn núi) bác nhấp chuột vào ô đó thì phía dưới bài viết cùa bác hiện lên hai dằu như vầy [] [] (trong mỗi khung [] có chữ img) bác chèn dấu nháy vào giữa và pas đường lai hình vào
ví dụ: []http://img708.imageshack.[]

khi bác gửi lên là hình ảnh nó hiện lên ngay


Ngay bào sen nay ở Bangmealea ĐK tui có nhiều kỷ niệm giữa năm 81 ĐK tui cùng một B của Bác B trưởng Khoai vào chốt đường đón cán bộ trung đoàn vào Svaile. Khi đoàn quân vừa vào đến phum ĐK tui, anh nuôi Xính và bác B trưởng ở ngay cái chòi lá sát bào sen nay. Ngay chiều hôm ấy ĐK tui bị sốt nặng, anh nuôi bắt được mấy con cá rô lên nấu cháo nhưng rồi tui ăn cũng không được, người nóng đến nổi "hai con lải đũa rau muống" trong người phải chạy ra... Cơn sốt làm tui mê man chịu không nổi, chiều tối phải báo cho B trưởng sáng hôm sau hành quân đưa tui ra viện.

Một cơn sốt đến mà cũng là dịp may là khi sáng cả trung đội hành quân đưa tui ra thì ngay tối hôm ấy tụi Pốt mò vào tung một quả B40 ngay chòi tui này ở khi sáng.

Đợt hành quân này làm bác X_T mới hành quân vào rồi lại hành quân ra, khi đưa tui ra đến phum Pôi Pênh đoàn cán bộ trung đoàn vừa hành quân vào đến làm bác X_T lại phải hành quân vô....hu..hu...Khi ra đến bệnh xá trung đoàn đưa tui lên 7E còn các bác chuyến đó hành quân bao nhiêu lâu ở bao nhiêu ngày ĐK tui không nắm được...?....?
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2013, 03:55:57 pm gửi bởi DK1278 » Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
kontop
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #46 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 02:32:40 pm »

Những câu chuyện bên lề
Thị xã Kompongcham nhìn cũng bình thường như bao thị xã khác ở K. cũng không có nét gì quyến rủ hay đặc trưng. Sông Mekong chảy qua thị xã và giữa hai bờ đông và tây có một cây cầu. Đoạn sông ở đây không rộng bằng đoạn trên thị xã Kratie. Năm 1979 có dịp hành quân từ Kratie dọc theo sông Me Kong về hướng Kompongcham, mình rất thích phong cảnh những phum, xóm nằm dọc theo sông, không khí thật trong lành, màu xanh trù phú, phong cảnh rất hiền hoà. Đến bây giờ mình vẫn còn nhớ hương vị của trái dưa gang khi còn non muối chua, ăn giòn giòn mặn mặn, chua chua mà một gia đình người dân đã tự động đem cho tiểu đội mình, khi đơn vị được dừng chân nghỉ ăn trưa. Những dải đất màu mỡ ở hai bên sông và những cồn đất ở giữa sông rất thích hợp cho các loại hoa màu. Từ tháng 2/1979 đến 8/1979 đại đội mình đóng quân tại một phum nằm dọc sông này (bây giờ cũng chẳng nhớ chính xác tên phum và địa điểm nữa). Lúc đó vào khoảng tháng 4, bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa. Không biết có ai đã từng chứng kiến những đàn cá trắng phao lớn cỡ 2, 3 ngón tay nhảy vượt lên khỏi mặt sông giỡn mưa, tạo ra những âm thanh rào rào (mình không biết là loại cá gì, sau này về Việt Nam hỏi ông già vợ của mình vốn là dân miền tây thì ổng nói có lẽ là cá linh). Bếp ăn của các trung đội toàn là cá và cá, không cần phải đánh bắt gì tốn công sức, chỉ cần mượn một cái lưới của dân (lưới được căng ra bởi các cây tre nhỏ ở bốn góc, đầu còn lại của các cây tre nhỏ được cột lại với nhau và một cây tre dài khác như một cái cần) đứng trên bờ thò xuống sông vợt qua vợt lại chừng hai ba lần giở lưới lên là đã có cả ký cá. Cá này đem kho rục, ăn cả xương béo ngậy. Ăn đâu khoảng một tuần, đ/c y tá đại đội trong một buổi giao ban đã đề nghị các b ngưng cho bộ đội ăn cá một thời gian vì lý do đã hết thuốc tiêu chảy (theo lý giải của đ/c này cá có nhiều chất đạm, cơ thể bộ đội chưa quen với chế độ ăn có nhiều dinh dưỡng nên hấp thụ không hết tạo ra hiện tượng tiêu chảy) lúc đó ai dự họp cũng phải phì cười.
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #47 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 07:18:31 pm »

Hành trình về thăm chiến trường xưa ngày thứ tư 19/7
 Hành quân lên PôiPet
. Qua một đêm tại Sisophon đầy cảm xúc và kỷ niệm, trằn trọc mãi thiếp đi lúc nào không biết...trời sáng anh em trong đoàn làm thủ tục trả phòng, qua điểm tâm cafe, hủ tiếu quán sát bên no bụng anh em lên xe ngồi non môt tiếng, thẳng hướng Minit, Pôipet hơn bốn mươi cây. Cung đường ngắn, đoạn đường thật tốt xe chạy thoải mái nhưng các CCB mới về lần đầu sao thấy xa và lâu đến thế...Non ba mươi phút xe đến ngã ba con voi rồi thẳng lên PôiPet cột mốc cây số bên đường báo còn mươi ba km nữa là đến cửa khẩu. Đoạn này ae đề nghị tài xế chạy chậm lại dán mắt ra cửa sổ để được định vị lại nơi mình đóng quân ngày xưa...ngay cả căn cứ trung đoàn bộ E4 ngay bờ đập nước cũng không còn dấu tích gì.....giờ chỉ thấy cánh đồng lúa và khung trời bình yên. Xe lên vài cây số nữa hai bên đường nhà dân san sát buôn bán tấp nập dấu hiệu gần đến một cửa khẩu quốc tế xầm uất đông người qua lại. Thấy cảnh tượng này mà trong lòng ĐK tui có nhiều suy nghĩ...?...?....Cùng một tuyến đường, cùng một huyết mạch hàng hoá lưu thông ngay tại biên giới Thái Lan - KPC, biên giới KPC - VN bên các nước bạn thì dân biên giới tấp nập buôn bán, giao thương còn khi về phía biên giới bên mình không khí vắng lặng lạnh lùng... Huh.... Huh... Huh...

Như kinh nghiệm lần đi trước ĐK tui nói bác tài dừng xe cách vòng soay nơi cửa khẩu khoảng một cây số ae trong đoàn đi tham quan, thả bộ lên chứ lên đến nơi dừng xuống thì phức tạp do đường đông và "Cô ba" hay kiếm chuyện lắm... tính trước rồi thế mà "chạy trời không khỏi nắng..." bác tài cũng bị "cô ba rô rươn" nhưng biết chở đoàn VN nên chỉ lấy năm Obama vùng biên giới thật phức tạp...

Nơi đây ngày xưa cuối năm 79 D1 - E4 - F5 trấn thủ ĐK tui ngày ấy được nghe ae đồng đội ở đây kể: tối ngồi canh gác bên này cảnh vật tối đen, côn trùng kêu rỉ rả bên kia đèn sáng, nhạc xập xình vọng sang làm nhớ nhà, nhớ thành phố thối cả ruột, gan...Giờ đây cảnh hoang tàn ngày xưa không còn nữa, nhà phố, hàng quán mọc lên dân cư buôn bán náo nhiệt.

Cửa khẩu PôiPet ngày nay
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 10:00:33 pm »

Những câu chuyện bên lề
Thị xã Kompongcham nhìn cũng bình thường như bao thị xã khác ở K.
...
Lúc đó vào khoảng tháng 4, bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa. Không biết có ai đã từng chứng kiến những đàn cá trắng phao lớn cỡ 2, 3 ngón tay nhảy vượt lên khỏi mặt sông giỡn mưa, tạo ra những âm thanh rào rào (mình không biết là loại cá gì, sau này về Việt Nam hỏi ông già vợ của mình vốn là dân miền tây thì ổng nói có lẽ là cá linh).
...
Ở bên mình mùa cá linh là mùa nước nổi, khoảng tháng 10, không lẽ 2 xứ gần nhau mà lệch mùa các linh xa vậy? Cá lớn cỡ 2 -3 ngón tay sợ không phải cá linh bác Kontop à, cá linh nấu canh chua với bông sua đũa là đặc sản mùa nước nổi đó, ăn một lần là nhớ "miệt thứ" hoài luôn.
Kongpongcham, có lần tui xin đơn vị cho đi thăm mấy người quen ở cơ quan cũ, đang tháp tùng phái đoàn dân chính đảng địa phương, qua CPC thăm hỏi các đơn vị bộ đội chiến đấu, ở chơi được 1 đêm, hôm sau tiễn đoàn tới bến phà Kongphongcham qua sông về nước, tui một mình một súng ở lại bãi sông, nhìn theo phái đoàn lòng buồn da diết, đứng vẫy tay chào kẻ ở người về, dưới phà mọi người cũng quơ tay chào nồng nhiệt.
Ngặt nỗi phà đi chậm quá, vẫy mỏi tay mà chiếc phà vẫn chưa đi được bao xa, tự nhiên người thấy hơi trơ, không lẽ cớ quơ quơ tay hoài như thả diều, giống như cảnh thợ chụp hình bắt mình cười hoài mà không chịu bấm máy vậy, làm nụ cười bị lệch thành mếu và cũng khó xử cho người dưới phà nữa, tui bèn quay ngược lại, đi vô bờ, mặc ai muốn nói mình khô khan vô tình đành chịu.
Tối đó tui treo võng ngủ lại khu bến phà, cũng 1 mình 1 súng, ôm súng vô bụng mà ngủ, giấc ngủ nửa mắt chập chờn, sáng hôm sau kiếm xe lôi có giang trở về đơn vị chiến đấu tiếp, dù sao cũng giảm 1 chút nỗi nhớ nhà.
Một chút gọi là kỷ niệm Kongpongcham. Smiley
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2013, 10:06:10 pm gửi bởi c16 » Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #49 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 10:29:30 pm »

Những câu chuyện bên lề
Thị xã Kompongcham nhìn cũng bình thường như bao thị xã khác ở K.
...
Lúc đó vào khoảng tháng 4, bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa. Không biết có ai đã từng chứng kiến những đàn cá trắng phao lớn cỡ 2, 3 ngón tay nhảy vượt lên khỏi mặt sông giỡn mưa, tạo ra những âm thanh rào rào (mình không biết là loại cá gì, sau này về Việt Nam hỏi ông già vợ của mình vốn là dân miền tây thì ổng nói có lẽ là cá linh).
...
Ở bên mình mùa cá linh là mùa nước nổi, khoảng tháng 10, không lẽ 2 xứ gần nhau mà lệch mùa các linh xa vậy? Cá lớn cỡ 2 -3 ngón tay sợ không phải cá linh bác Kontop à, cá linh nấu canh chua với bông sua đũa là đặc sản mùa nước nổi đó, ăn một lần là nhớ "miệt thứ" hoài luôn.
Kongpongcham, có lần tui xin đơn vị cho đi thăm mấy người quen ở cơ quan cũ, đang tháp tùng phái đoàn dân chính đảng địa phương, qua CPC thăm hỏi các đơn vị bộ đội chiến đấu, ở chơi được 1 đêm, hôm sau tiễn đoàn tới bến phà Kongphongcham qua sông về nước, tui một mình một súng ở lại bãi sông, nhìn theo phái đoàn lòng buồn da diết, đứng vẫy tay chào kẻ ở người về, dưới phà mọi người cũng quơ tay chào nồng nhiệt.
Ngặt nỗi phà đi chậm quá, vẫy mỏi tay mà chiếc phà vẫn chưa đi được bao xa, tự nhiên người thấy hơi trơ, không lẽ cớ quơ quơ tay hoài như thả diều, giống như cảnh thợ chụp hình bắt mình cười hoài mà không chịu bấm máy vậy, làm nụ cười bị lệch thành mếu và cũng khó xử cho người dưới phà nữa, tui bèn quay ngược lại, đi vô bờ, mặc ai muốn nói mình khô khan vô tình đành chịu.
Tối đó tui treo võng ngủ lại khu bến phà, cũng 1 mình 1 súng, ôm súng vô bụng mà ngủ, giấc ngủ nửa mắt chập chờn, sáng hôm sau kiếm xe lôi có giang trở về đơn vị chiến đấu tiếp, dù sao cũng giảm 1 chút nỗi nhớ nhà.
Một chút gọi là kỷ niệm Kongpongcham. Smiley



Ớ..ờ..a..he...bác C16 có nhà không ta?  Wink Cheesy Grin. Đi đâu mất tiêu rồi. Thôi đành gởi lại câu hỏi và lời khuyến cáo chân tình với đồng hương Long An vậy! Cheesy.

Này.này..cái chuyện bác ôm Súng ngủ về đêm,không biết bác có hay mơ vào lúc nữa đêm,không vậy? Chứ riêng loc85c5 tôi sợ cái khoảng ôm Súng trong lòng để ngủ lắm bác ạ!(trừ tình thế bắt buộc thì đành chịu).
Vì ngủ với tư thế ôm Súng vào lòng,dễ về đêm mơ sảng lắm bác C16. Có lần loc85C5 nữa đêm giật mình,miệng la pol-pot..pol-pot..banh.banh..bắn nó..bắn nó..ché..o..ché..o..hì.hì.hịc.hịc...nó chạy r..ồi.... Cheesy Cheesy.
Từ đó em chừa! Grin.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM