Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 01:07:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính cục 2 <CNCBTTM> Trinh sát luồn sâu.  (Đọc 262035 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #110 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 07:59:31 am »

 Cả 2 bác đều nhầm
   bác thái thú Tô định@   :nich 6971 có nghĩa là nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971 bác ạ
   bác 69712 :; Trung ương cục ở tây ninh vẫn liên lạc với hà nội bằng máy 15W có maniven quay tay đó bác ạ.  Trung đoàn em hồi ở Lào cũng liên lạc với Bộ tổng bằng máy 15 W
   Từ trước tới nay tôi chỉ biết tướng  Phùng thê Tài  Phó tổng tham mưu trưởng chứ chưa nghe ai nói ông ấy là cục trưởng cục 2--có thể bác ấy là  Phó TTMtr phụ trách mảng quân báo trinh sát chứ không trực tiếp làm cục trưởng
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 08:02:09 am »


             Chào các bác !

           Tôi thì có cảm nhận thế nhận thế này xin được nêu để các bác cho ý kiến .
Với máy thông tin 15w có nguyên tắc làm việc riêng dứt khoát phải có 2 người cơ yếu báo vụ và có thêm người quay ga pô nô nữa . Máy 15w có thể làm việc với .máy khác ở cự ly xa ,nếu như nó có đài tiếp sức của cấp trên ,(cấp quân đoàn có chẳng hạn ),nó dư khả năng liên lạc được với Hà nội .Và nếu có đài thu công xuất lớn như Hà nọi ,thành phố HCM .Bão lụt các tỉnh cần vẫn dùng 15w liên lạc với trung ương đó thôi .

            Còn thực tế tôi biết tại các đơn vị 15w trang bị đến E bên tôi có giai đoạn độc lập 15w điều xuống tới D ,còn cấp C trở xuống đừng cơ mơ .Bác nào thấy 15w xuống cấp C xin cho anh em biết . Máy nặng có hai cục ,thu riêng ,phát riêng .Không thích ứng với các đơn vị có nhiện vụ trinh sát thọc sâu vì chế độ làm việc phức tạp .có hai ông cơ yếu báo vụ ,chết một ông coi như là đứt thông tin .Cánh này qua trường lớp đàng hoàng chứ không phải như 2w đào tạo đơn giản ngắn ngày ...Hơn nữa cánh 15w nó làm việc ở nơi tương đối tĩnh chứ đi liên tục thì không phù hợp nhất là cánh luồn sâu thời gian dài ,ngoài súng đạn ,lương thực đồ dùng cá nhân mà phải chui rừng đạp bụi ,luồn lách thì nó là một gánh nặng . Còn có cơ sở của ta đã cài cắm cho nó nằm ở đấy thì không nói làm gì .

            Vấn đề nữa là 12,7 ly nó là hỏa lực của D cũng có thể tăng cường cho C ,nó nằm ở vị trí cao ,có tầm xạ giới và ở phía sau .Lúc các bác đục của mở bộ binh nó đi đâu hay chết hết mà lại còn trơ khấc đứa con gái bj xích chân vào súng .Nếu địch có rút thì cũng mang nó đi theo chứ ,ai lại để phí của giời thế ...

              Mời các bác cho ý kiến .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #112 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 08:32:12 am »

 Những chức vụ mà Thượng Tướng Phùng Thế Tài từng nắm giữ đây các bác. Grin

 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 9 năm 1954, ông được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn Pháo binh 349 vừa được thành lập (sau đổi thành sư đoàn). Năm 1958, ông được phong quân hàm Thượng tá. Từ tháng 11 năm 1961 đến tháng 11 năm 1962, ông giữ chức Hiệu trưởng trường Sĩ quan Pháo binh, kiêm tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh. Tháng 12 năm 1962, ông là Tư lệnh Binh chủng Phòng không. Năm 1963, Quân chủng Phòng không - Không quân thành lập, ông được cử giữ chức Tư lệnh đầu tiên của quân chủng này. Năm 1967, ông được phong quân hàm Đại tá và cử giữ chức vụ Phó tổng tham mưu trưởng. Ông giữ chức vụ này trong 20 năm cho đến khi về hưu vào năm 1987.
Bên cạnh các chức vụ trong quân đội, ông còn kiêm một số chức vụ dân sự. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Không quân Mỹ, ông kiêm chức vụ Trưởng Ban phòng chống bão lũ trung ương. Năm 1976, khi Tổng cục Hàng không Dân dụng của Việt Nam thống nhất được thành lập, ông kiêm chức vụ Tổng cục trưởng cho đến năm 1978.


 Bác PTT là Tư Lệnh Phòng không-không quân đầu tiên của QDNDVN và từ năm 1967 giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng QDNDVN cho đến năm 1987. Có thời gian ngắn (2 năm) kiêm luôn cả Tổng cục trưởng Cục Hàng không dân dụng. (ngạch dân sự)

 Vậy thì khả năng Phó Tổng Tham mưu trưởng QDNDVN thì bác Phó phụ trách mảng CNCBTTM cũng là điều có thể lắm chứ các bác. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #113 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 08:56:42 am »


Tham khảo thêm:

Thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự Việt Nam, nguyên là trưởng phòng Tình báo Quân Ủy Hội (thành lập ngày 25 tháng 10, 1945) là Hoàng Minh Đạo (Đào Phúc Lộc, Năm Đời).

Tiếp sau là:
Trần Hiệu (tên thật là Vũ Văn Địch): Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam[1];
Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân báo 1952 - 1960. (theo bia mộ ở Nghĩa Trang Liệt Sĩ TP HCM)
Lê Trọng Nghĩa: Đại tá, Cục trưởng Cục Quân báo 1960 - 1962
Phan Bình (Ba Hùng) (1934-1987): Trung tướng, Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu (1962-1986) - Thời kỳ Đánh Mỹ, K, BG phía Bắc.
Nguyễn Như Văn (Tư Văn): Trung tướng, Cục trưởng (1986-1994).
Đặng Vũ Chính (Vũ Đăng Chinh, Đặng Văn Chung): Trung tướng, Tổng cục trưởng (1994-2002) - Thành lập Tổng cục II.
Nguyễn Chí Vịnh (Đàm Nhắc): Trung tướng, Tổng cục trưởng (2002-8/2009).
Trung tướng Lưu Đức Huy - Hiện nay.
Logged

Nhật ký Viết lại
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #114 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 09:05:18 am »

Để em diễn giải thêm bài của bác 6971 nhé!

Hoàng Minh Đạo - phòng Tình báo Quân Ủy Hội, (1945), Có lẽ là chân truyền của sư Tổ Nhựt Bổn. Vừa rồi TFS có làm film về ông chiếu trên TV.

Trần Hiệu - Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân báo 1952 - 1960 (trên bia mộ ở NTLS TP HCM ghi thế)

Lê Trọng Nghĩa - Đại tá, Cục trưởng Cục Quân báo 1960 - 1962

Phan Bình - Trung tướng, Cục trưởng Cục Quân báo, BTTM (1962-1986)

Nguyễn Như Văn - Trung tướng, Cục trưởng (1986-1994).

Đặng Vũ Chính - Trung tướng, Tổng cục trưởng (1994-2002). Đđến đời ông này thì bắt đầu từ Cục chuyển thành Tổng cục.

Nguyễn Chí Vịnh - Trung tướng, Tổng cục trưởng (2002-8/2009).

Lưu Đức Huy - Trung tướng, Tổng cục trưởng (hiện tại)

Vậy là không có ông Phùng Thế Tài rồi! Thế ông Tài làm gì với chức phó TTM trưởng? Câu trả lời là Hồi sau sẽ rõ!  Grin
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #115 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 09:14:12 am »


Xin gửi đến các Bác một tài liệu để tham khảo:

Phùng Thế Tài

Phùng Thế Tài (1920-) là một thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Phòng không - Không quân (1963-1967) và từng giữ chức vụ Phó tổng tham mưu trưởng (1967-1987).

Ông tên thật là Phùng Văn Thụ, sinh năm 1920, tại xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Nhà nghèo, thuở nhỏ ông lưu lạc sang Vân Nam (Trung Quốc) kiếm sống. Năm 1936, ông được Hoàng Văn Hoan vận động và tham gia tổ chức Việt Nam Độc lập đồng minh hội hải ngoại và được cử đi học ở trường sĩ quan Hoàng Phố, tốt nghiệp với quân hàm Trung úy. Năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử làm bảo vệ cho Nguyễn Ái Quốc, lúc này đang đóng vai thiếu tá Bát lộ quân Hồ Quang. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đặt cho ông bí danh là Phùng Hữu Tài.

Năm 1941, ông theo Nguyễn Ái Quốc về nước và tham gia hoạt động xây dựng cơ sở của đoàn thể Cứu Quốc của Việt Minh tại Cao Bằng. Tháng 4 năm 1944, ông tham gia công tác tổ chức vận chuyển vũ khí từ Trung Quốc về Việt Nam để tổ chức lực lượng vũ trang kháng Nhật. Khi Nguyễn Ái Quốc, với cái tên mới là Hồ Chí Minh, thoát khỏi sự quản thúc của Quốc dân đảng Trung Quốc và trở về nước vào tháng 9 năm 1944, ông lại được Việt Minh phân công công tác bảo vệ cho lãnh tụ Việt Minh. Tháng 4 năm 1945, khi lực lượng Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sát nhập thành Giải phóng quân, ông được cử làm tiểu đội trưởng tiểu đội Giải phóng quân Thất Khê và tham gia giành chính quyền tại Thất Khê tháng 8 năm 1945.

Sau khi giành chính quyền, ông được cử làm Ủy viên quân sự Việt Minh tại Lạng Sơn, kiêm chức Chi đội phó Chi đội Lạng Sơn. Sau khi Vệ quốc đoàn được tổ chức chính quy hóa, Chi đội Lạng Sơn trở thành Trung đoàn 28, ông được giữ chức vụ Trung đoàn trưởng. Năm 1947, ông được cử làm Ủy viên quân sự trong Ủy ban Hành chính Kháng chiến Hà Nội. Năm 1951, khi Đại đoàn 320 được thành lập, ông được cử về giữ chức vụ Đại đoàn phó. Cuối năm 1952, ông đổi lại tên là Phùng Thế Tài với lý do "Hồi đó Bác Hồ đặt tên Hữu Tài cho mình là có ý của Bác, nhưng mình nghe người ta bảo gọi Hữu Tài dễ sinh ra kiêu căng tự phụ, thiếu khiêm tốn, nên cuối năm 1952, mình xin Bác cho đổi lại là Phùng Thế Tài và Bác đã đồng ý".

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 9 năm 1954, ông được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn Pháo binh 349 vừa được thành lập (sau đổi thành sư đoàn). Năm 1958, ông được phong quân hàm Thượng tá. Từ tháng 11 năm 1961 đến tháng 11 năm 1962, ông giữ chức Hiệu trưởng trường Sĩ quan Pháo binh, kiêm tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh. Tháng 12 năm 1962, ông là Tư lệnh Binh chủng Phòng không. Năm 1963, Quân chủng Phòng không - Không quân thành lập, ông được cử giữ chức Tư lệnh đầu tiên của quân chủng này. Năm 1967, ông được phong quân hàm Đại tá và cử giữ chức vụ Phó tổng tham mưu trưởng. Ông giữ chức vụ này trong 20 năm cho đến khi về hưu vào năm 1987.

Bên cạnh các chức vụ trong quân đội, ông còn kiêm một số chức vụ dân sự. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Không quân Mỹ, ông kiêm chức vụ Trưởng Ban phòng chống bão lũ trung ương. Năm 1976, khi Tổng cục Hàng không Dân dụng của Việt Nam thống nhất được thành lập, ông kiêm chức vụ Tổng cục trưởng cho đến năm 1978.

Ông được nhà nước Việt Nam tặng thưởng các Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất và hạng Ba, Huân chương Chiên công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất...

Ông được phong quân hàm Thượng tá (1958), Đại tá (1967), Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980), Thượng tướng (1986).

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9ng_Th%E1%BA%BF_T%C3%A0i
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #116 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 09:16:30 am »

bác sauchinbaymot thân mến ,mình khg hiểu bạn ,chắc bạn vào topic này có phải bạn ở bên kiểm lâm đúng không, niếu bạn ở  bên kiểm lâm thì mình bỏ qua,bạn ạ ở hà nội cũng có đất cày bạn nhé ;còn trung tướng phùng thế tài trong suốt thời gian mình phục vụ trong quân đội từ năm 77 đến năm 83 vẫn là cục trưởng ,bạn đừng khẳng định nhầm vị tướng nhé ,bạn ạ bên kiểm lâm chắc không dùng máy 15 w bao giờ ,thôi mình tha thứ cho bạn ,để cho diễn đàn thêm phong phú ,như bác tuanb và binhyen 1960 diễn đàn nghe nó đúng chất lính ,nghiệp vụ dù sao cũng phải am hiểu  tinh thông đôi chút ,chào bạn sauchinbaymot giữ rưng cho tốt nhé
  Bác chủ có nhiều cái nhầm rất cơ bản, thời buổi ngày nay công cụ hỗ trợ đắc lực rất nhiều.Ví dụ: muốn tìm thân thế,sự nghiệp ông Phùng thế Tài chỉ cần mấy cái "cò mổ" vào phím là ra ngay  Grin,tôi nghĩ bác cũng cần chú ý điểm này
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 09:22:39 am »

Vậy thì khả năng Phó Tổng Tham mưu trưởng QDNDVN thì bác Phó phụ trách mảng CNCBTTM cũng là điều có thể lắm chứ các bác. Grin

Đó là điều khó xảy ra lắm bác BY1960. Trước đó ông làm tư lệnh PK-KQ hàm đại tá. Khi ông làm phó TTM trưởng thì tất nhiên là lo về PK-KQ ở tầm cao hơn mà thôi!
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 09:38:02 am »


Mời các Bác tạm dừng chuyện chức vụ của Tướng PTT, bỏ chút thì giờ tìm hiểu thêm về toàn cục, biết đâu sẽ giúp Bác chủ thớt nhớ lại mình ở đâu, đang làm gì qua suốt quảng thời gian ấy?

Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_ph%E1%BA%A3n_c%C3%B4ng_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_T%C3%A2y-Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 10:05:33 am »

            Chào các bác! Như vậy cũng có thể là bác chủ đã nhớ nhầm. Về việc nhầm lẫn tên Thủ Trưởng cấp cao của mình đôi khi cũng không có gì quan trọng lắm. Vì thời đó chúng ta là lính các thử trưởng tử cấp a-b-c .. Trở lên nói thế nào thì chúng ta cứ coi đó là đúng và mang nó theo mãi thôi.

            Tranphu341 hồi đó là cán bộ dân địch vận mà được học tập nói là ông Heng khang Din ( Henxon din) là Sư đoàn phó Sư đoàn 3 của Pốt. Rồi Tanphu cũng cứ nghĩ như vậy đến bây giờ các bạn nói ông ta là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 Của Pốt. Tại sao có sự nhầm lẫn như vậy? Tranphu đâu có giám "Cãi"  Grin Grin Grin vì các bạn đã đưa ra dẫn chứng còn Tranphu thì không có.

            TRONG TRƯỜNG HỢP BÁC CHỦ CŨNG CÓ THỂ LÀ NHƯ VẬY. Riêng về khu Đồn quân báo Cây Mai thì đúng là bác chủ có sự nhầm lẫn địa danh quận 11 hay quận 6 rồi. Tranphu đã gọi chuyện nói chuyện và bác chủ cũng đã công nhận.

           Tuổi của chúng ta bây giờ nhầm lẫn một tý mới là đúng.  Grin Grin Grin vì U6-U7 cả rồi nhầm tý mới đáng yêu. Grin Grin Grin. Có điều bác chủ như anh em góp ý là hãy bình tĩnh, xắp xếp lại trình tự cho nozic thì nghe chuyện nó xuôi, nó hấp dẫn hơn và nó thuyết phục hơn. Bác là "dân cày" như bác nói mà còn vào VI TÍNH Được thế này đã là "ác" lắm rồi hi hi  Grin Grin Grin

           Thưa các bác về máy móc 15 ww hay bao nhiêu w bắt xa được bao nhiêu thì Tranphu không hiểu nhiều. Tranphu chỉ biết là thời đó thông tin từ Nam ra Bắc bộ đội thông tin phải có nhiều tram trung gian. Tranphu biết năm 72 một trạm trung chuyển thông tin tại đỉnh núi Thăng Bình tại Nông Cống Thanh Hóa. Tranphu leo lên lấy gỗ và gặp được anh em trên đó và anh em kể là toàn bộ thông tin từ Nam ra được đón tại đây. Hay đón qua trạm nào nữa thì nhay anh em cũng không thể biết được. Nếu bạn nào đã lên Chùa Đồng Yên Tử leo bộ, thì đều phải qua một tram thông tin lúc nào cũng có mây bay trong nhà. Đây là các tram trung chuyển Thông tin đấy.

         Mong các bác đừng truy cứu bác chủ nữa vì nhay những thông tin các bác có từ nơi này nơi khác hay cả lễ truy điệu có nhiều chức vụ người ta cũng không nói hết mà. Có thể Bác chủ là lực lượng Thật đặc biệt mà chỉ có cơ quan đặc biệt mới quản lý thì sao? Như Binhyen nói có thể bác Tài kiêm luôn chức này nhưng không được công bố chính thống mà chỉ nội bộ biết mà thôi.

        Chào và mong bác chủ tiếp tục bài viết của mình theo gợi ý của anh em. Anh em đang rất quý bác. Đang muốn bác kể thật nhiều và thắc mắc một tý để cho câu chuyện thêm sinh động mà thôi. kính!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM