Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:32:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92482 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #80 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 04:07:39 pm »

Khi ông ra lệnh tấn công vào trại lính Moncada, ông có nghĩ gì về hình thức của Chính phủ ông sẽ thiết lập nếu ông giành thắng lợi? Ví dụ như ông có nghĩ về mô hình kiểu Liên Xô không?

Chúng tôi không hề nghĩ về việc tổ chức mô hình nhà nước kiểu Liên Xô hay bất kỳ mô hình nào; đó là việc sau này. Khi đó chúng tôi tin tưởng rằng trên thế gian này có một thứ được gọi là chủ quyền, và nó là một quyền thực sự, một quyền được tôn trọng mà đất nước tôi đáng được hưởng sau hai cuộc Chiến tranh giành Đôc lập, những cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 nghìn người trên đất nước Cuba nhỏ bé. Chúng tôi tin vào điều đó, và chúng tôi cũng tin rằng quyền phát động cách mạng của chúng tôi sẽ được tôn trọng - một cuộc cách mạng dù chưa thể được gọi là Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa nhưng cũng đóng vai trò tiền thân của Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa sau này. Để hiểu điều đó, ông cần đọc bài tự bào chữa của tôi, bài phát biểu của tôi trước tòa mà người ta vẫn nhắc đến với tên gọi “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”; ở đó ông có thể tìm thấy tất cả những yếu tố của một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa tương lai những điều không phải trong chốc lát mà có ngay được - tất cả phải được tiến hành dần dần, từng bước một, thật chắc chắn và không gì ngăn cản nổi. Mặc dù chúng tôi không hề ngần ngại đốt cháy giai đoạn nếu có thể.

Cuộc tấn công vào trại lính Moncada đã đem đến kết cục là rất nhiều đồng chí của ông bị tra tấn, giam cầm và hành hình. Vậy tại sao ông không rút từ thất bại đó ra kết luận ràng con đường tiến hành cách mạng bằng bạo lực là không thể?

Hoàn toàn ngược lại. Khi tấn công trại lính Moncada, chúng tôi đã có ý tưởng bỏ vào vùng rừng núi với tất cả số vũ khí tịch thu được trong trường hợp chế độ độc tài đó không sụp đổ. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu khi đó chúng tôi chiếm được trại lính, chế độ của Batista sẽ sụp đổ.

Hình như trong giai đoạn đó ở châu Mỹ Latinh không có cuộc đấu tranh du kích nào khác?

Năm 1948, khi tôi được là nhân chứng sống của cuộc khởi nghĩa diễn ra ở Bogota, có một số nhóm vũ trang lẻ tẻ hoạt động ở Colombia, nhưng không phải là theo khái niệm chiến tranh du kích sau này được áp dụng ở Cuba. Ở châu Mỹ Latinh, có rất nhiều phong trào đã hình thành với rất nhiều hoạt động vũ trang diễn ra sôi nổi. Ngoài ra còn có cả cuộc Cách mạng Mêhicô, một nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao cho chúng tôi; và bên cạnh đó phải nói đến phong trào Sandino anh hùng.

Phong trào Sandino ở Nicaragua, trong những năm 1930 1.

Vị “Tướng của những con người tự do”... Đó chính là nền tảng lịch sử cho cuộc đấu tranh của chúng tôi sau này.

Trong thời gian đó, ông có nắm được những hoạt động của Sandino không?

Ồ, có chứ, rất nhiều là khác. Tồi gần như thuộc lòng những hành động của Sandino. Ông chỉ có một đội quân nhỏ; sách vở vẫn gọi đó là “Đội quân nhỏ điên rồ”. Và còn một chuyện nữa, tôi cũng đọc rất nhiều về Maceo, Gomez và những vị chỉ huy kiên cường khác đã rạng danh trong những cuộc Chiến tranh giành độc lập cho Cuba.

Ông biết rất nhiều về những cuộc chiến tranh ở Cuba.

Tất nhiên rồi. Những cuộc chiến tranh đó giúp chúng tôi hình thành nên chiến lược hoàn toàn khác, vì cả Maceo và Maximo Gomez đều có kỵ binh, một đội quân hết sức cơ động, và họ hầu như hoàn toàn tự do di chuyển. Hầu hết các trận đánh đều là “tao ngộ chiến” (tức là những trận đánh xảy ra khi các lực lượng đối đầu tình cờ chạm trán nhau). Trong khi đó, những trận đánh của chúng tôi, trong bối cảnh cuộc chiến tranh của chúng tôi, đều phải được lên kế hoạch tỉ mỉ, với các công sự, chiến hào đầy đủ, tất cả những biện pháp chuẩn bị phải được tiến hành từ trước. Còn trong giai đoạn Chiến tranh giành độc lập, chẳng bao giờ có chuyện phải đào hào, hình như chỉ có đúng một lần ở đâu đó mạn Pinar del Rió thì phải. Hầu hết các trận đánh đều là tao ngộ chiến, trong khi đó chúng tôi buộc phải lường trước những trận đánh của mình, và lên kế hoạch thật cụ thể và tỉ mỉ.

Những gì chúng tôi từng cho là đúng đắn khi tiến hành một cuộc chiến tranh trong vùng rừng núi rậm rạp, với độ cao 1200m so với mực nước biển, về sau lại được chúng tôi áp dụng trên các dải đồng bằng, trên các tuyến đường quốc lộ, những đồn điền cà phê, những vùng đầm lầy, hoặc đơn giản là một cánh đồng mía. Nói chung tất cả là một quá trình học hỏi. Ví dụ như lực lượng của Batista, trong tất cả các hoạt động của mình, bao giờ cũng có ưu thế là có hỏa lực của không quân yểm trợ, bên cạnh những ưu thế khác nữa. Đó là những bài học vô cùng khó khăn mà chúng tôi đã rút ra, vì sự khác biệt về sức mạnh và chiến thuật là rất lớn, và theo tôi nghĩ, chính sự khác biệt rất lớn đó đã dạy cho chúng tôi phải hình thành nên các chiến thuật và phương án để bù đắp, nhằm cân bằng lại thế trận giữa hai bên.

Trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi gần như bị quét sạch vì có sự phản bội, nhưng rồi cũng đến giai đoạn chúng tôi hoàn toàn không thể bị phản bội thêm được nữa, mà kẻ thù cũng không còn cách nào để săn lùng và triệt hạ chúng tôi. Các chiến sĩ của chúng tôi trong vùng núi Sierra Maestra không bao giờ rơi vào những chiếc bẫy phục kích. Thông thường thì chính chúng tôi mới là người đi săn lùng và triệt hạ kẻ thù; ví dụ như một đoàn quân đông đảo và trang bị đầy đủ sẽ tình cờ đi qua, khoảng 300 tên chẳng hạn, và chúng tôi chỉ có bảy mươi đến tám mươi người để tấn công và ngăn chặn lực lượng đó của kẻ thù.

---------------------------------------------------------
1. Augusto Cesar Sandino (1895-1934), nhà cách mạng người Nicaragua và là một trong những người đi tiên phong vĩ đại trong cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập và chống Chủ nghĩa đế quốc của khu vực châu Mỹ La-tinh ở thế kỷ 20. Sandino cầm đầu một cuộc nổi dậy năm 1926 và năm tiếp sau đó tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống lại phe bảo thủ lúc đó đang nắm quyền và được sự hậu thuẫn của lực lượng người Mỹ ở đất nước này. Năm 1928, nhà lãnh đạo theo Chủ nghĩa cộng sản ngưòi Salvador Farabundo Marti tham gia cuộc chiến Sandinista (Cuộc cách mạng của người Sadinista, lấy theo tên của Augusto Cesar Sandino, người cầm đầu phong trào nổi dậy chống sự thống trị của Mỹ đối với Nicaragua). Năm 1933, người Mỹ rút lui và chiến thắng thuộc về Sandino, nhưng bản thân Sandino thì lại bị ám sát vào ngày 1 tháng 2 năm 1934 theo lệnh của Anastasio Somoza, lúc đó là người đứng đầu lực lượng bảo vệ quốc gia Nicaragua, sau đó trở thành kẻ độc tài của đất nước này, một con người nổi tiếng với quan điểm thân Mỹ bạo lực tàn ác. Cuối cùng ông ta bị lật đổ bới cuộc cách mạng Sandinista năm 1979.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #81 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 04:09:56 pm »

Vậy ông có nắm được những chiến thuật do tướng Giáp 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã áp dụng ở châu Á không?

Nói thật là hồi đó chúng tôi cũng biết người Việt Nam là những chiến sĩ phi thường; họ đã đánh bại quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng đó là loại hình chiến tranh rất khác biệt, với rất đông quân, có sự yểm trợ của pháo binh và các loại hỏa lực khác; họ có một quân đội thực thụ. Chúng tôi bất đầu từ con số không, và chúng tôi chưa có một quân đội đúng nghĩa.

Khi Mao Trạch Đông bắt đầu cuộc Trường chinh ở Trung Quốc năm 1935, ông đã tạo nên một kỳ công về mặt quân sự mà rất ít người ở Cuba biết đến. Từ đó đến nay tôi đã đọc rất nhiều về sự kiện lịch sử này. Một cuộc Trường chinh như vậy sẽ không thể áp dụng đối với chúng tôi trong hoàn cảnh của Cuba, mặc dù những chiến thuật và nguyên tắc tổ chức chính trị và quân sự đó đều có giá trị hết sức to lớn trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Mao Trạch Đông đã chứng minh một điều rằng tất cả đều có thể, đoàn quân của ông đã chiến đấu suốt một chặng đường dài 12 nghìn cây số, tương đương với 7500 dặm.

Vấn đề của chúng tôi là ở chỗ cuộc đấu tranh mà chúng tôi phát động phải trải qua những điều kiện hoàn toàn khác.

-----------------------------------------------------------
1. Võ Nguyên Giáp (sinh năm 1911) là vị tướng người Việt Nam, tham gia Đảng Cộng sản từ những năm 1930 và đã được Hồ Chí Minh bồi dưỡng, ông tổ chức đội quân kháng chiến của Việt Nam chống lại Nhật Bản trong thể chiến thứ hai. Năm 1946, ông tổ chức một cuộc phản công chống lại lực lượng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và năm 1954 thì đánh bại hoàn toàn đội quân này ở Điện Biên Phủ khiến người Pháp phải rút lui, ông là nhà hoạch định chiến lược chính trong cuộc chiến tranh nhân dân của người Việt Nam chống lại Mỹ từ năm 1961 đến 1975. Mặc dù chỉ tự học nhưng ông vẫn được coi là một trong những nhà lý luận và tướng lĩnh vĩ đại của thế kỷ 20.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #82 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 04:15:35 pm »

7

CHE GUEVARA


Mêhicô - Gặp Che - Tâm đầu ý hợp về chính trị
- Tính cách và tinh thần kiên cường
- Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích - Huấn luyện


Sau hai năm bị giam trong nhà tù ở đảo Thông, ông đã phải sống lưu vong ở Mêhicô, và khi tới đó ông đã gặp Ernesto “Che” Guevara lần đầu tiên, ông có thể kể ông đã gặp ông ấy trong hoàn cảnh như thế nào không?

Tôi rất vui khi lại có cơ hội nói về Che như thế này, thật sự là như vậy 1. Rất nhiều người biết về chuyến đi bằng xe máy của Che khi anh ấy còn học ở Argentina; hành trình của anh ấy đã đi qua những vùng quê hẻo lánh của Argentina, sau đó đi tiếp qua một số nước châu Mỹ latinh khác - Bolivia, Chilê, Pêru và một số nơi khác. Đừng quên là năm 1952, sau cuộc đảo chính quân sự năm 1951, tại Bolivia đã có một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nông dân và người lao động với rất nhiều cuộc giao tranh ác liệt và có ảnh hưởng xã hội vô cùng to lớn 2.

Hầu hết chúng ta đều biết về hành trình của Che cùng với người bạn thân là Alberto Granado, ngay trước khi Che tốt nghiệp Trường Y, khi họ ghé thăm một số bệnh viện, và chúng ta cũng biết rằng họ còn dừng chân làm Bác sĩ điều trị một thời gian tại một khu trại hủi nằm giữa rừng Amazon. Chúng ta biết rằng hai người đã đi gần khắp châu Mỹ latinh; anh ấy đã tới những mỏ khai thác đồng ở Chuquicamata ở Chilê, nơi những người công nhân phải làm việc đến kiệt sức; anh ấy đã băng qua sa mạc Atacama; ghé thăm những phế tích của thành phố Machu Pichu ở Pêru; anh ấy còn đi thuyền ngang qua hồ Titicaca - và ở tất cả những nơi từng đi qua, bao giờ anh ấy cũng gặp gỡ và nói chuyện với người dân bản địa và quan tâm rất nhiều về cuộc sống cũng như tình cảnh của họ. Nhưng mọi người đều biết, từ đây anh đã tiếp tục lên đường sang Guatemala, đó là thời kỳ chế độ Arbenz đang nắm quyền 3.

Vào thời gian đó, Tổng, thống Jacobo Arbenz đang tiến hành những cải cách rất tiến bộ ở Guatemala.

Đúng vậy. Một cuộc cải cách ruộng đất vô cùng quan trọng đang được thực hiện ở nước này, theo đó những đồn điền chuối mênh mông thuộc sở hữu của một công ty xuyên quốc gia của Mỹ được quốc hữu hóa rồi chia cho nông dân. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, giới quân sự đã tiến hành đảo chính, và thế là cuộc cải cách ruộng đất bị phá hoại ngay lập tức. Hồi đó, nói về những đạo luật cải cách ruộng đất sẽ bị coi là “Cộng sản”, có nghĩa là chỉ cần nói vậy thôi là tự động người ta sẽ coi anh là Cộng sản.

Nhưng ở Guatemala người ta đã thực sự bắt đầu được một cuộc cải cách mộng đất như vậy, chỉ có điều cũng giống như ở bất kỳ nơi nào khác, những kẻ đặc quyền ngay lập tức tìm cách phản đối quá trình này. Và cũng giống như nhiều nước láng giềng phía bắc, nhiều lực lượng trong nước bắt đầu tiến hành những hành động phản cách mạng để lật đổ vị Tổng thống mà chính họ đã bầu lên, Jacobo Arbenz. Chúng dự định làm việc đó bằng một đoàn lính đánh thuê tấn công vào biên giới kết hợp với sự đồng lõa của những nhóm quân đội cũ trong nước.

Khi phong trào của chúng tôi tiến hành cuộc tấn công thất bại vào Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953, một số đồng chí của chúng tôi đã trốn thoát ra nước ngoài. Antonio “Nico” Lopez 4 và một số người khác đã trốn sang Guatemala. Lúc này Che đã ở đó, nên chính anh ấy đã trải qua những thời khắc đáng buồn khi Tổng thổng Jacobo Arbenz bị lật đổ; anh ấy đã gặp các đồng chí của tôi và cùng họ tới Mêhicô.

---------------------------------------------------------
1. Trong các bài viết, bài diễn văn hoặc phỏng vấn, Castro thường nói về Ernesto “Che” Guevara; những nội dung hồi tưởng chính của ông được tập hợp trong cuốn sách Che: Ký ức của Fidel Castro, do David Deutschman dịch, Melbourne, nhà xuất bản Ocean năm 1998. Xem một trong những bài viết dài nhất và cảm động nhất trong cuốn Un encuentro con Fidel, một cuộc phỏng vấn do Gianni thực hiện ở Havana: Oficinade Publicaciones del Consejo de Estado, 1987, trang 311-349, và được xuất bản ở Tây Ban Nha với tiêu đề Habla Fidel (do Gabriel Garcia Marquez giới thiệu) Madrid: Mondadori, 1988, trang 345-371; bằng tiếng Anh, xem cuốn Gặp gỡ Fidel, do Mary Todd dịch, Melbourne: Nhà xuất bản Ocean, 1991.

2. Ngày 9 tháng 4 năm 1952, cuộc nổi dậy của nhân dân sau đó trở thành cuộc cách mạng của Bolivia bắt đầu. Cuộc nổi dậy này dưới sự lãnh đạo của Phong trào cách mạng dân tộc do Victor Paz Estenssoro và Juan Lechin đứng đầu. Chỉ trong vài ngày, ba gia đình sở hữu hầu hết các mỏ khoáng và kiểm soát phần lớn tài sản của đất nước bị lật đổ, lực lượng vũ trang của họ bị giải tán các liên đoàn lao động được trang bị vũ khí, đất đai, các doanh nghiệp và công sở (của chính phủ địa phương) bị chiếm lĩnh và phía cách mạng đã hình thành một chính phủ đối lập. Những người bản địa không được học hành - chiếm đa số dân cả nước - nay được giao quyền bỏ phiếu, các mỏ khoáng được quốc hữu hóa, đất đai của các địa chủ được phân phối lại.

3. Jacobo Arbenz (1913-1971), vào thời điểm đó là sĩ quan trong quân đội và là một trong những nhà lãnh đạo của cuộc “Cách mạng Tháng mười” năm 1944 lật đổ chế độ độc tài của tướng Jorge Ubico, người đã thực hiện duy trì quyền lực bằng lực lượng vũ trang trong 14 năm. Năm 1951, Arbez được bầu làm Tổng thống trong cuộc bầu cử dân chủ và Chính phủ của ông đã thông qua đạo luật cải cách nông nghiệp. Luật này đi ngược lại với lợi ích của các công ty hoa quả của Mỹ vốn chiếm phần lớn đất nông nghiệp của nước này, và khiến CIA buộc tội ông là người theo “Cộng sản”. Với sự hỗ trợ của một số tên độc tài Trung Mỹ và sự nhất trí của Tổng thống Dwight Eisenhower, CIA tổ chức một cuộc đảo chính quân sự chống lại Arbenz và ông bị mất quyền vào ngày 27 tháng 6 năm 1954.

4. Antonio “Nico” Lopez Fernandez (1930-1956) là một trong những ngưòi đã tham gia tấn công trại lính Moncada vào ngày 26 tháng 7 năm 1953. Ông không bị bắt vì xin tị nạn trong Đại sứ quán Guatemala ở Havana. Sau đợt ân xá năm 1955, ông quay lại Cuba và trở thành thành viên Ban lãnh đạo Phong trào 26/7. Ông cũng là người trong nhóm đã trở về Granma từ Mêhicô. Ông bị giết ở Boca del Toro ngày 8 tháng 12 năm
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 04:20:28 pm »

Có phải Raul em trai ông đã gặp Che trước ông?

Vâng, vì Raul chính là một trong những người đầu tiên bỏ trốn sang Mêhicô. Khi đó bọn chúng đã bắt đầu nghi ngờ buộc cho Raul một số tội, thậm chí chúng còn buộc tội cậu ấy là chủ mưu một số vụ đánh bom, thế là tôi bảo em trai mình, “Em phải trốn ra nước ngoài thôi”. Còn khi bị giam trong tù, chúng tôi cũng đã tính đến chuyện sang Mêhicô và tổ chức một lực lượng vũ trang rồi lại quay về. Dường như điều đó đã trở thành truyền thống ở Cuba. Và thế là Raul sang Mêhicô, và tại đây, thông qua những đồng chí của chúng tôi đã có mặt từ trước, Raul đã gặp Che. Tất nhiên khi đó Che chưa là Che như sau này; tên anh ấy là Ernesto Guevara, nhưng vì người Argentina khi nói chuyện lúc nào cũng nói “iche, hombre!” “che” thế này, “che” thế kia 1, thế là những người Cuba bắt đầu gọi anh ấy là “el Che”, rồi cái tên đó thành quen...

Phải một thời gian ngắn sau tôi mới rời Cuba được vì thực ra tôi cũng không phải đối mặt với mối nguy hiểm đáng kể nào, nhưng tôi cũng không thể cứ ngồi mòn mỏi chờ đợi ở Cuba được, và khi có dịp, tôi cũng lên đường sang Mêhicô. Bên cạnh rất nhiều công việc khác, mục tiêu của tôi là chuẩn bị cho một cuộc trở về chớp nhoáng. Trong những tuần đầu sau khi ra khỏi tù, chúng tôi đã phát động một chiến dịch tuyên truyền không ngừng nghỉ để đưa những Tư tưởng Cách mạng của mình đến với người dân, và bắt đầu giúp người dân giác ngộ về tình hình xã hội. Chúng tôi đã định hình được tổ chức đấu tranh cách mạng của mình - tức là phong trào ngày 26 tháng 7 - và chúng tôi cũng đã chứng minh một điều rằng không thể nào đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi cuối cùng bằng những biện pháp hòa bình, hợp pháp.

Vậy Che có chia sẻ những quan điểm của nhóm ông không?

Khi đó anh ấy đã là một người Mác xít. Mặc dù anh ấy không phải là thành viên của bất kỳ Đảng phái chính trị nào, nhưng về tư tưởng thì Che đã là một người Mác xít. Và ở Mêhicô anh ấy đã tiếp xúc với Nico Lopez, một trong những người lãnh đạo phong trào của chúng tôi, một đồng chí xuất sắc nhưng giản dị và khiêm tốn - anh ấy cũng từng là thành viên Đảng Chính thống, nhưng anh ấy rất cấp tiến, táo bạo, chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về Chủ nghĩa Mác và anh ấy hoàn toàn tin theo. Nico Lopez tham gia trong cuộc tấn công vào trại lính ở Bayamo. Chính sự tương đồng về quan điểm chính trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tình bạn gắn bó giữa Che và tôi.

Tôi đã giải thích rất rõ quan điểm chính trị của chúng tôi khi chúng tôi tấn công trại lính Moncada. Lúc đó tôi mói chỉ là ruột người Mác xít không tưởng. Chính sự nhiệt thành hơi ngây thơ đó đã lý giải sự tâm đầu hợp ý giữa Che và tôi. Thậm chí chính sự đồng cảm đó là yếu tố quan trọng nhất giúp hình thành và nuôi dưõng tình bạn của chúng tôi.

Vậy khi gặp Che lần đầu tiên ông có nhận thấy là ông ấy rất khác biệt không?

Anh ấy có một tình yêu đặc biệt dành cho nhân dân. Anh ấy là môt trong số ít những con người mà quần chúng nhân dân tin tưởng và ngưỡng mộ ngay lập tức - đó chính là nhờ sự tự nhiên, giản dị, tinh thần đồng chí và những phẩm chất đạo đức của anh ấy. Anh ấy là một Bác sĩ; anh ấy làm việc ở Viện An sinh Xã hội nghiên cứu gì đó, về tim mạch hay bệnh gì đó, hoặc có lẽ là các bệnh dị ứng, vì bản thân anh ấy cũng bị dị ứng.

Tôi nghĩ là ông ấy bị chứng hen suyễn.

Cái nhóm nhỏ của chúng tôi ở Mêhicô quý mến anh ấy ngay lập tức. Raul và anh ấy đã là bạn bè thân thiết với nhau. Phải mãi khi sang Mêhicô tôi mới gặp anh ấy. Năm đó Che mói hai mươi bảy tuổi.

Chính anh ấy đã nói 2 rằng lần gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi là vào một đêm tháng 7 năm 1955 ở thành phố Mêhicô, trên phố Calle Emparan, nếu tôi nhớ không nhầm, trong nhà một người bạn Cuba, Maria Antonia Gonzalez. Chẳng có gì ngạc nhiên khi hai chúng tôi trở nên tâm đầu ý hợp ngay lập tức: anh ấy đã đi khắp châu Mỹ latinh, anh ấy đã ghé thăm Guatemala, anh ấy đã chứng kiến sự can thiệp của người Mỹ ở đất nước này, và anh ấy biết chúng tôi vừa tấn công một căn cứ quân sự, anh ấy biết về cuộc đấu tranh của chúng tôi ở Cuba, anh ấy hiểu và chia sẻ những quan điểm của chúng tôi. Tôi đến Mêhicô, chúng tôi nói chuyện với nhau, và chính tại đó anh ấy đã tham gia vào hàng ngũ của chúng tôi.

Anh ấy biết trong phong trào của chúng tôi có những thành viên xuất thân tiểu tư sản, tóm lại là rất đa dạng và phức tạp. Nhưng anh ấy hiểu rằng chúng tôi đang tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, một cuộc cách mạng chống đế quốc; anh ấy chưa nhận thấy một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, nhưng điều đó cũng không phải là trở ngại gì đáng kể - anh ấy tham gia ngay lập tức, anh ấy ghi tên mình vào hàng ngũ của chúng tôi.

Ông ấy tham gia vào cuộc phiêu lưu.

Anh ấy chỉ nói với tôi đúng một điều: “Điều duy nhất tôi yêu cầu, khi Cách mạng Cuba thành công, là các anh không được lấy bất kỳ lý do nào để cấm tôi quay về Argentina và tiến hành một cuộc cách mạng ở đó”.

----------------------------------------------------------
1. Những từ “không có nghĩa” như “gosh”, “cool”, hay “wow” thường chỉ sự ngạc nhiên, sững sờ, hay đồng ý...đôi khi còn có nghĩa bối rối, thất vọng; cách dùng này phổ biến trong văn nói hàng ngày của người dân Argentina.

2. Tháng 4-1958, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Jorge Masetti ngưòi Argentina ở Sierra Maestra, Che nói, “Tôi đã nói chuyện với Fidel cả đêm. Và đến khi trời sáng thì tôi là vị bác sĩ khám bệnh cho cuộc phiêu lưu tương lai của ông ấy”. (Jorge Masetti, Los que luchan y los que lloran (El Fidel Castro que yo vi), Havana: Editorial Madiedo, 1960). ở một cuốn khác, Che viết, “Đó là một sự kiện chính trị khi gặp Fidel Castro, nhà cách mạng của Cuba, ông ấy trẻ, thông minh, tự tin, và rất táo bạo - tôi nghĩ chúng tôi rất quý nhau”. (Notas del Segundo Diario de viaje, 1955).


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2013, 04:25:55 pm »

Ở ngay quê hương ông ấy?

Đúng, ở ngay quê hương anh ấy. Đó là những gì anh ấy đã nói với tôi. Khi đó trong chúng tôi đã hình thành một tinh thần quốc tế vô sản dù còn non trẻ nhưng cũng rất mạnh mẽ. Có thể gọi những hành động của chúng tôi, ở Bogota, trong cuộc đấu tranh chống Trujillo, phong trào đấu tranh đòi độc lập cho Puerto Rico, đòi trao trả Kênh đào cho người dân Panama, đòi chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas, và đòi độc lập cho những thuộc địa của châu Âu ở vùng Caribê, là gì nếu không phải là Chủ nghĩa Quốc tế? Chúng tôi hoàn toàn không phải là những kẻ ích kỷ dân tộc. Che hoàn toàn tin tưởng vào chúng tôi. Vậy là tôi bảo anh ấy, “Nhất trí”, và chúng tôi không cần nói thêm bất kỳ lời nào nữa về vấn đề này.

Ông ấy đã bắt đầu tham gia huấn luyện quân sự cùng với ông và nhóm của mình?

Anh ấy tham dự một khóa học về chiến thuật do một vị tướng Tây Ban Nha giảng, tên ông ấy là Alberto Bayo 1, một người sinh ra ở Cuba, tỉnh Camaguey, năm 1892, trước khi Cuba trở thành một nước độc lập năm 1898. Trong những năm 20 của thế kỷ trước ông ấy đã từng tham chiến ở Marốc, trong Sư đoàn không quân của quân đội, và sau này, khi trở thành môt sĩ quan của phe Cộng hòa, ông ấy đã chiến đấu trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Sau đó khi phe của Franco giành chiến thắng, ông ấy đã phải sang Mêhicô sống lưu vong. Che tham dự tất cả những buổi học về chiến thuật Bayo cũng phải công nhận anh ấy là học viên xuất sắc nhất. Cả hai người đều thích chơi cờ vua, và thế là mỗi tối, ngay tại khu trại noi họ nghỉ trước khi xảy ra vụ bắt bớt, tối nào hai người cũng chơi cờ.

Bayo không bao giờ đi xa hơn việc dạy những gì một chiến binh du kích nên làm để phá vỡ vòng vây của kẻ thù xung quanh anh ta trên cơ sở kinh nghiệm của chính ông ấy trong cuộc chiến tranh ở Rif trong đó những người du kích Marốc của Abd el-Krim đã phá vỡ vòng vây của quân Tây Ban Nha như thế nào 2. Có điều là ông ấy cũng không bao giờ bàn về việc xây dựng chiến lược; tức là trong đầu ông ấy không lúc nào nghĩ đến khả năng một ngày nào đó những chiến binh du kích kia sẽ lớn mạnh thành một đội quân thực thụ, một đội quân đủ sức đối đầu và đánh bại một đội quân khác - mà đó mói chính là ý tưởng cốt lõi của chúng tôi.

Đó là mục tiêu mà ông và nhóm của mình hướng tới?

Khi đã nói tới “quân đội” tức là tôi muốn nói tới việc phát triển một lực lượng quân sự có đủ khả năng đánh bại một đội quân khác. Đó là mục tiêu cao nhất của chúng tôi khi rời Cuba sang Mêhicô. Những chiến công mà lực lượng nhỏ của chúng tôi ghi được trong những tháng đầu tiên của cuộc đấu tranh trong vùng núi Sierra Maestxa càng củng cố cho mục tiêu đó.

Mục tiêu của ông là chuyển từ lực lượng du kích sang một quân đội đúng nghĩa và phát triển loại hình chiến tranh khác.

Có hai loại hình chiến tranh: chiến tranh phi chính quy, và chiến tranh chính quy, truyền thống. Ban đầu chúng tôi phải tìm ra phương thức đối phó với quân đội của Batista với đầy đủ máy bay, xe tăng, trọng pháo, thông tin liên lạc, tất cả mọi thành phần của quân đội hiện đại. Chúng tôi phải tìm ra con đường hiệu quả nhất để lật đổ chế độ độc tài đó và tiến hành cách mạng ở Cuba. Và chúng tôi đã rất thành công. Tôi không hề có ý định nói rằng tất cả những thành công đó đều hoàn toàn do nỗ lực của chúng tôi - vì bao giờ may mắn cũng có vai trò rất lớn. Anh có thể phạm phải những sai lầm, mắc lỗi này lỗi kia hoặc làm mọi việc một cách hoàn hảo nhất, nhưng bao giờ cũng có những chuyện không thể nào lường trước được. Anh có thể sống hay chết, mất mạng hay sống sót chỉ vì một chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ, hoặc là bởi vì anh nhận được hoặc không nhận được thông tin nào đó một cách kịp thời, ông còn nhớ là tôi đã vô cùng đau đớn và nuối tiếc khi hết yếu tố ngẫu nhiên này đến chuyện tình cờ khác đã phá hỏng cuộc tấn công của chúng tôi vào trại lính Moncada, sau rất nhiều nỗ lực phi thường của cả tổ chức. Và chúng ta còn nói về sự bất ngờ ngu ngốc đã khiến chúng tôi không kịp trở tay khi vừa đặt chân từ con tàu Granma lên bờ. Đã có thể cứu được biết bao nhiêu mạng sống trong cả hai tình huống đó?

Ở Mêhicô, với Bayo, rất nhiều đồng chí của chúng tôi đã được huấn luyện bài bản. Tôi phụ trách công tác tổ chức và tìm kiếm vũ khí, ngoài ra tôi còn phải huấn luyện cho người của mình tập bắn. Lúc nào tôi cũng bận rộn luôn chân, luôn tay; phải khó khăn lắm tôi mới có thời gian tham gia những bài giảng về huấn luyện của Bayo.

----------------------------------------------------------
1. Alberto Bayo, Mi aporte a la revolution cubana, Havana: Impreta del Ejercito Rebelde, 1960. Bayo định cư ở Havana sau khi Cách mạng giành chiến thắng, và ông qua đời ở Havana năm 1967 ở tuổi 75.

2. Abd el-Krim (1882?-1963) là nhà lãnh đạo của các bộ lạc Rif ở Ma rốc - tên đầy đủ của ông là Muhammad Ibn Abd al-Karim al-Khattabi. Ông từng là quan chức cao cấp trong chính quyền của khu hành chính Tây Ban Nha cho đến năm 1920, khi ông cầm vũ khí chống lại người Tây Ban Nha. Năm 1921, ông cùng với lực lượng du kích của mình đánh bại lực lượng thuộc địa Tây Ban Nha trong 3 năm sau đó, ông củng cố vị trí của mình vào năm 1924, đẩy lùi người Tây Ban Nha quay trở lại khu vực Tetouan. Cuối cùng ông bị lực lượng người Tây Ban Nha của Franco đánh bại và bị trục xuất. Sau đó, ông là Chủ tịch của Ủy ban giải phóng Arab Mahgreb (Liên minh các nước Bắc Phi) và là người chứng kiến đất nước cuối cùng của khu vực này giành được độc lập, đó là Algieri. Chiến thuật du kích mà ông áp dụng đế chống lại lực lượng Tây Ban Nha khiến Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và Che Guevara rất quan tâm.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #85 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 10:26:46 am »

Nhưng Che đã tham gia các lớp học rất chăm chỉ và nhiệt tình?

Đúng vậy, cả những giờ học lý thuyết cũng như tập bắn đạn thật, và anh ấy cũng lầ một tay thiện xạ. Trong thời gian ở Mêhicô chúng tôi đã tập bắn ở một trang trại chăn nuôi gia súc gần thành phố Mêhicô. Nó thuộc sở hữu của một công ty cũ của Pancho Villa và ông ấy đã cho chúng tôi thuê lại. Khi chúng tôi từ Mêhicô quay về và đố bộ lên bờ biển Cuba, chúng tôi đã có năm mươi lăm khẩu súng trường có gắn ống ngắm. Những bài tập bắn súng trường của chúng tôi bao gồm cả việc bắn những con cừu đi lạc khỏi tầm bắn hơn 200m - với tư thế bắn tự do, không có bệ đỡ. Chúng tôi có thể bắn trúng một chiếc đĩa nhỏ cách hơn 500m. Người của chúng tôi đều là những xạ thủ cừ khôi. Chúng tôi thường cử một đồng chí đứng cách xa gần 200m, đặt bên cạnh mình một cái chai - sau đó chúng tôi sẽ ngắm bắn cái chai đó bằng súng trường có gắn kính ngắm; những chiếc kính ngắm này giúp chúng tôi có thể bắn cực kỳ chính xác - mỗi lần chúng tôi tập bắn hàng trăm phát liền. Một trong những người tình nguyện của chúng tôi có biệt danh là anh bạn Triều Tiên 1. Chúng tôi thường đặt một cái chai cách chân anh ấy khoảng vài chục xăng-ti -mét; tôi thường bắn nhiều phát liền, và tất nhiên một khi có giá đỡ thì không bao giờ có chuyện viên đạn đi lạc vào giữa cái chai và anh bạn của chúng tôi. Trong tình huống tập bắn với người thật như vậy bao giờ cũng phải có giá đỡ cho khẩu súng trường, chứ không thể chỉ dùng tay được, vì chỉ cần một chút rung động nhỏ cũng sẽ giết người tình nguyện ngay. Những bài tập như vậy giúp chúng tôi có được thần kinh thép và sự tự tin để chúng tôi hoàn toàn làm chủ được những loại vũ khí này. Điều chúng tôi tập luyện hiệu quả nhất thời gian đó chính là bắn súng. Còn sau đó chúng tôi mới bắt đầu tìm hiểu thêm về chiến thuật.

Che cũng chưa có kinh nghiệm quân sự thực tiễn nào khi tới Mêhicô?

Không, hoàn toàn không. Anh ấy chẳng biết gì cả.

Nhưng rồi ông ấy đã học hỏi?

Anh ấy nghiên cứu và thực hành rất chăm chỉ, nhưng ban đầu anh ấy tham gia vào hàng ngũ của chúng tôi với tư cách Bác sĩ quân y và hóa ra anh ấy là một Bác sĩ cực kỳ xuất sắc; lúc nào anh ấy cũng tận tình chăm sóc cho sức khỏe của các đồng chí đồng đội. Tôi muốn kể cho ông nghe về một phẩm chất đặc biệt của anh ấy, phẩm chất khiến tôi khâm phục nhất, bên cạnh rất nhiều phẩm chất ưu tú mà tôi nhận ra trong con người Che... Như ông biết đấy, Che bị chứng hen suyễn. Gần thành phố Mêhicô có một ngọn núi lửa tên là Popocatepetl, và cứ đến cuối tuần Che lại thử sức mình bằng cách leo lên đỉnh núi. Anh ấy sửa soạn những đồ dùng cần thiết - đó là một đỉnh núi rất cao, hơn 5000m, tức là cao hơn 18000 bộ, với chóp núi phủ tuyết quanh năm - và bắt đầu leo. Anh ấy nỗ lực một cách phi thường, nhưng chưa lần nào anh ấy leo lên đến đỉnh. Chứng hen suyễn đã ngăn cản Che. Thế rồi tuần sau đó anh ấy lại tìm cách leo lên đỉnh núi Popo, anh ấy gọi nó như vậy, nhưng đều không ăn thua. Che chưa bao giờ lên đến đỉnh núi, anh ấy chưa bao giờ chinh phục được đỉnh Popocatépet. Nhưng anh áy vẫn quyết tâm leo núi, và cả đời Che, chưa lúc nào anh ấy từ bỏ ý định một ngày nào đó chinh phục đỉnh núi Popocatépet. Những cố gắng của anh ấy thật anh hùng, mặc dù chưa lần nào anh ấy lên đến đỉnh. Qua đó ông có thể thấy được tính cách mạnh mẽ của Che, sức mạnh tinh thần và tính kiên cường của anh ấy.

Ý chí và nghị lực của Che.

Khi chúng tôi mói chỉ là một nhóm nhỏ, mỗi khi cần có người xung phong thực hiện một công việc nào đó, thì người đầu tiên tình nguyện bao giờ cũng là “el Che”.

Và một trong những phẩm chất xuất sắc của anh ấy chính là khả năng dự báo tình hình, dường như Che là một nhà tiên tri có thể nhìn thấu tương lai khi anh ấy yêu cầu tôi không được ngăn cản anh ấy quay về Argentina và tiến hành một cuộc cách mạng trên chính quê hương mình.

Tức là khi ông ấy nói muốn quay về Argentina sau khi cách mạng Cuba thành công.

Đúng vậy... Và về sau, trong cuộc chiến tranh du kích của chúng tôi, tôi đã phải cố gắng lắm mới cứu được anh ấy, vì nếu tôi mà cho phép anh ấy làm tất cả những gì anh ấy muốn, thì có lẽ anh ấy đã không bao giờ sống sót. Ngay từ giây phút đầu tiên, anh ấy đã là người nổi bật nhất, ưu tũ nhất... Mỗi lần chúng tôi cần một người tình nguyện cho một nhiệm vụ khó khăn, có thể là một cuộc tấn công bất ngờ, một chuyến đi lấy vũ khí để kẻ thù không thể thu được, thì người đầu tiên xung phong luôn là “el Che” của chúng tôi.

----------------------------------------------------------
1. Miguel Angel Sanchez thưòng được coi là người “Triều Tiên” bởi vì ông đã tham gia cuộc chiến này. Ông là ngưòi Mỹ gốc Cuba và Castro đã tùng gặp ông vào tháng 11 năm 1955. Tháng 12, Sanchez tham gia phong trào của những người cách mạng tương lai của Mêhicô giúp đỡ họ huấn luyện về mặt chiến thuật. Cuối năm 1956, ông chia tay vĩnh viễn với người Cuba.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #86 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 10:30:17 am »

Bao giờ ông ấy cũng tình nguyện thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất?

Anh ấy là người đi đầu trong bất kỳ nhiệm vụ khó khăn nào; nổi bật trong tính cách của anh ấy chính là lòng can đảm phi thường, hoàn toàn coi khinh mọi hiểm nguy, nhưng nhiều lúc chính anh ấy cũng đề xuất chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và liều lĩnh... Và tôi đã phải từ chối dứt khoát, “Không”.

Bởi vì ông thấy như vậy là quá liều lĩnh?

Hãy nhớ là, anh cử một người chỉ huy trận phục kích đầu tiên, rồi trận thứ hai, trận thứ ba, trận thứ tư, rồi thứ năm, thứ sáu - như thế chẳng khác nào trò tung đồng xu đầy may rủi: trong khi chiến đấu ở cấp độ Trung đội hoặc Đại đội, chắc chắn anh ta sẽ chết như những người chơi trò rulét Nga (trò cho một viên đạn vào ổ súng và bóp cò xem ai gan lì hơn).

Việc ông ấy không phải là người Cuba có gây khó khăn gì không?

Có chứ, quả thực là nhiều lúc cũng có chuyện, ở Mêhicô chúng tôi phân công anh ấy phụ trách một trại đóng quân, và đã có những người bắt đầu phần nàn rằng anh ấy là người Argentina rồi chuyện này, chuyện nọ, khiến tôi phải chịu nhiều tai tiếng. Tôi sẽ không nói tên của những người này, vì sau đó rất may là họ cũng đã phải thay đổi quan điểm. Vâng chỉ có hồi ở Mêhicô đó thôi. Còn về Cuba, trong quá trình chiến đấu, ban đầu Che chỉ làm bác sĩ quân y, nhưng nhờ tinh thần chiến đấu quả cảm và những phẩm chất xuất sắc của mình anh ấy đã được phân công chỉ huy một đơn vị, và anh ấy đã chứng tỏ được mình trong rất nhiều lần, với rất nhiều phẩm chất phi thường.

Ở góc độ con người, chính trị và quân sự?

Cả con người và chính trị. Với tư cách là một con người, một con người phi thường thực sự. Anh ấy còn là một con người có chiều sâu văn hóa và trí tuệ sáng ngời. Cùng rất nhiều phẩm chất sáng chói khác. Che là một Bác sĩ cầm súng nhưng không một phút nào quên nhiệm vụ Bác sĩ của mình. Chúng tôi đã chiến đấu cũng nhau trong nhiều trận. Thỉnh thoảng tôi lại gộp các chiến sĩ ở hai đơn vị lại với nhau, và chúng tôi cùng thực hiện những hoạt động tác chiến rất phức tạp, chủ yếu là phục kích những đoàn quân đối phương đi qua một vị trí được xác định nào đó.

Chính trong quá trình đầu tranh du kích trong vùng núi Sierra Maestra đó những người du kích chúng tôi đã học hỏi được nghệ thuật chiến tranh. Chúng tôi phát hiện ra rằng kẻ thù chỉ mạnh khi chúng ở trong cứ điểm, còn chúng yếu nhất là khi đang cơ động. Một đội hình 300 tên lính khi hành quân chỉ còn sức mạnh của một hoặc hai trung đội phòng ngự trong công sự; khi hành quân gặp phục kích, nhiều tên không dám ho he nổ súng, hoặc thậm chí chỉ dám bắn loạn xạ lên trời - chúng không sao nhận ra đối phương đang tấn công mình từ hướng nào. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản được chúng tôi sử dụng: tấn công kẻ thù khi chúng yếu nhất và sơ hở nhất. Nếu tấn công các cứ điểm phòng ngự, chắc chắn chúng tôi sẽ phải chịu nhiều thương vong; kẻ thù giấu mặt bên trong nên chúng có thể chiến đấu một cách ngoan cố vì chúng biết mình đang tương đối an toàn. Dần dần, chiến thuật của chúng tôi được hoàn thiện từng bước một; tôi không muốn nói nhiều về vấn đề này, nhưng dần dần chúng tôi đã tìm ra cách đương đầu với đối phương mạnh hơn hẳn, và có thể coi đó là những bài học vỡ lòng của chúng tôi.

Có thời điểm khi đang huấn luyện ở Mêhicô, ông và nhóm của mình đã bị tống vào tù. Ông còn nhớ sự kiện này không?

Có chứ. Đằng sau đó là cả một câu chuyện. Chúng tôi đã bị bắt. Tôi bị bắt giam hoàn toàn ngẫu nhiên. Ban đầu cảnh sát Mêhicô bắt được một vài người trong chúng tôi, và họ phát hiện trong túi những người này có những mẩu giấy linh tinh ghi địa chỉ, số điện thoại, thậm chí có cả giấy ghi lại những thông tin chi tiết nhất.

Dù sao chúng tôi còn gặp may vì theo dõi chúng tôi khi đó là Cảnh sát Liên bang chứ không phải Cơ quan Mật vụ. Cảnh sát Liên bang lại được chỉ huy bởi một sĩ quan quân đội cao cấp. Thoạt đầu họ tưởng chúng tôi là một băng buôn lậu hay gì đó, vì chúng tôi vô tình biến mình thành những kẻ tình nghi do một số biện pháp đề phòng mà chúng tôi đã áp dụng để tránh bị những tên gián điệp của Batista ở Cuba bắt cóc và thủ tiêu. Cảnh sát Liên bang Mêhicô hoàn toàn không biết gì về phong trào của chúng tôi. Thật là một phép màu mới khiến chúng tôi không bị giết trong vụ việc xảy ra sau đó.

Batista có ảnh hưởng rất lớn đối với Cơ quan Mật vụ Mêhicô, hắn đã mua chuộc họ và thế là họ quay sang ủng hộ hắn, và Batista đã lên kế hoạch bắt cóc chúng tôi ở Mêhicô. Do vậy chúng tôi buộc phải tiến hành một số biện pháp đề phòng, một hôm, ngay khi trời vừa xẩm tối, khi chúng tôi đang chuyển từ nhà này sang nhà khác thì bị lộ, ông biết đấy, chả là vài tên Cảnh sát Liên bang đang đi làm gì đó tình cờ nhận ra chúng tôi và quyết định bắt luôn. Phải công nhận là chúng ra tay nhanh thật. Khi đó tôi đang đi bộ - vì chúng tôi đã để ý thấy có mấy chiếc xe với hành tung rất đáng ngờ - ngay phía sau tôi khoảng ba chục mét là Ramirito đang bước trên hè phố bên tay trái. Tôi cũng đang bước bên phía đó, chuẩn bị rẽ vào góc phố tiếp theo. Đó là khu vực khá thưa thớt nhà cửa. Ở góc phố đó có một ngôi nhà đang xây dựng. Bất thình lình, một chiếc ô tô chạy tới ngay phía sau chúng tôi, phanh kít lại và những người trong xe ào ra. Tôi vội trốn sau một cây cột của ngôi nhà xây dở, có gắng rút khẩu súng ngắn tự động do Tây Ban Nha sản xuất của mình ra, đó là khẩu súng có băng đạn hai mươi lăm viên. Thì đúng lúc đó, có người giáng báng súng vào gáy tôi. Đó là một tên Cảnh sát Liên bang. Chúng còn bắt được cả Ramirito. Và đó là sự kiện khởi đầu cho một hành trình dài gian khổ của chúng tôi ở Mêhicô.

Chuyện gì đã xảy ra? Tôi cứ đinh ninh là Ramirito và Universo Sanchez đang ở phía sau yểm trợ cho tôi, nhưng hóa ra họ cũng đã bị bắt và đúng lúc tôi đang tìm cách tự vệ khi thấy những tên kia nhảy từ trên xe xuống thì bị một tên tấn công bất ngờ từ phía sau. Lúc đó mà tôi kịp nổ súng thì chắc tôi cũng không trụ được lâu. Thật tệ là đúng lúc tôi vừa rút được súng ra và chuẩn bị ngắm bắn thì chúng đã kịp nhảy xổ vào và tóm được tôi. Cảnh sát cứ đinh ninh là họ vừa tóm được một băng buôn lậu. Hồi đó chưa có những vấn đề về ma túy như bây giờ; nhà chức trách chủ yếu tập trung vào các băng nhóm buôn lậu hàng hóa. Và họ giải chúng tôi tới trụ sở Cảnh sát.

Khi họ bắt đầu thẩm vấn cũng là lúc chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Cảnh sát khi đó đều là những tên rất dữ dằn và độc ác. Chúng tỏ ra vô cùng có năng lực trong lĩnh vực của mình là bắt giữ và điều tra, hóa ra chúng đã tìm được một vài mảnh giấy và đã lần theo dấu vết. Mãi đến khi bị bắt tôi mói chợt nhớ ra là Cándido Gonzalez, một đồng chí lúc nào cũng đi sát tôi - đã nhét vào túi tôi một mẩu giấy ghi địa chỉ và số điện thoại ngôi nhà chúng tôi thuê để dùng làm nơi cất giấu số vũ khí tốt nhất của mình, mà chỉ có anh ấy và tôi biết! Tôi hoàn toàn quên khuấy mất mẩu giấy này. Cũng may là Cảnh sát Mêhicô khi đó, mặc dù đã bám theo từng dấu vết nhỏ nhất trước đó, lại không xem xét kỹ mẩu giấy này vì nếu không tất cả công sức của chúng tôi đã đi tong. Nhưng cuối cùng họ cũng tịch thu được một số ít vũ khí qua các đầu mối khác. Tuy nhiên khi họ phát hiện ra chúng tôi thực sự là ai thì ít nhiều họ cũng bắt đầu tỏ ra tôn trọng chúng tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #87 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 10:33:31 am »

Che không đi cùng ông khi ông bị bắt?

Không. Che bị bắt khi anh ấy đang ở khu trại huấn luyện của chúng tôi ở Rancho Santa Rosa, gần Chalco. Cảnh sát đang tìm kiếm nơi đó, họ đã biết loáng thoáng nên quyết tâm tìm ra bằng được. Một hôm, người chỉ huy cuộc điều tra nói với tôi, “Chúng tôi biết trại huấn luyện của các anh ở đâu rồi”. Đó chỉ là một thủ đoạn nắn gân. Họ đã tìm kiếm nó suốt một thời gian khá dài, và tôi không biết họ lần ra đầu mối từ khâu nào, nhưng họ đã liên kết đầu mối đó với thông tin do một người dân ở Chalco thông báo về những hoạt động kỳ lạ của một nhóm người Cuba ở đó, và cuối cùng họ cũng cho tôi biết vị trí chính xác của trang trại. Tôi biết ở đó còn hai mươi đồng chí của chúng tới, và tất cả đều có vũ khí. Căn cứ vào mức độ chính xác của thông tin mà ông ta vừa thông báo, tôi đã bảo người chỉ huy lực lượng Cảnh sát Liên bang, “Tôi muốn yêu cầu các ông một việc; hãy để tôi đi cùng các ông tới đó, để tránh một cuộc đối đầu không cần thiết”. Và người chỉ huy đã đồng ý. Tôi tới trang trại, tôi yêu cầu Cảnh sát Mêhicô để tôi vào một mình; tôi trèo qua cổng và nhảy vào trong. Các đồng chí đều hết sức vui mừng khi trông thấy tôi, họ tưởng tôi đã được cảnh sát thả ra... Nhưng tôi bảo họ, “Không, không, cứ bình tĩnh thôi. Đừng manh động!” Và tôi giải thích cho họ chuyện gì đang diễn ra.

Chính tại đây Cảnh sát đã bắt Che. Nhưng khi ấy có một vài người đang ở trên cánh đồng phía sau ngôi nhà, họ đang làm những việc linh tinh khác, thế là họ kịp trốn thoát. Trong đó có Bayo. Ông ấy không bị bắt khi đó ông ấy không ở trong trại. Để tôi kể cho ông nghe chuyện này: vài tuần trước đó Bayo đã nhịn đói suốt hai mươi ngày liền, chỉ để thử thách nghị lực của bản thân, ông ấy quả là một người sắt đá. Trong thời Nội chiến Tây Ban Nha, ông ấy đã từng chỉ huy một đạo quân đánh ra đảo Baleares. Nhưng ông ấy đã không thể giải phóng quần đảo khỏi tay quân Franquitas.

Sau mỗi cuộc phiêu lưu thất bại trong chiến tranh, ông lại viết một cuốn sách, và thế là trong thời gian chúng tôi ngồi tù ông lại viết cuốn sách mang tựa đề, “Cuộc Viễn chinh thất bại của tôi ở Cuba”. Đến tận khi qua đời ông vẫn không bao giờ thay đổi; ông vẫn luôn là Bayo, người Tây Ban Nha sinh ra ở Cuba và lớn lên ở quần đảo Canary.

Ông ấy không bị bắt?

Không. Bayo không phải ngồi tù, đơn giản là vì lúc áy ông không có mặt ở trại, nhưng cảnh sát cũng đã thu giữ một số vũ khí mà chúng tôi cất giữ ở đó, cùng với số vũ khí mà các đồng chí của tôi dùng để huấn luyện hàng ngày, nhưng cũng may đó không phải là những vũ khí tối tân và chính xác nhất. Những khẩu súng trường đó là loại không có kính ngắm. Ở trang trại này có hoạt động chính là nuôi dê lấy sữa và sản xuất pho mát, chủ yếu do những người hàng xóm của chúng tôi thực hiện, làm vỏ bọc che mắt Cảnh sát.

Vậy là như tôi nói, sau nhiều ngày điều tra Cảnh sát Mêhicô đã tìm ra nhiều đầu mối, nhiều bằng chứng và cuối cùng đã lần ra khu trại bí mật. Và chính tại đây Che đã bị bắt.

Ông ấy và ông đã ở cùng nhau trong tù?

Vâng, chúng tôi ngồi tù cùng nhau suốt gần hai tháng trời. Và chính tại đó anh ấy đã gây cho chúng tôi một rắc rối! Khi chúng thẩm vấn Che và hỏi anh, “Anh có phải là người Cộng sản không?” “Đúng, tôi là một người Cộng sản”, anh ấy trả lời. Và thế là báo chí Mêhicô băt đầu ầm ầm đăng tin chúng tôi là một tổ chức cộng sản, rằng chúng tôi đang “âm mưu phá hoại nền dân chủ” ở châu Mỹ latinh và tôi cũng không nhớ là còn nhiều chuyện động trời như thế nào nữa... Chúng đưa Che ra trước Công tố viên, tay Công tố viên trực tiếp thẩm vấn Che, và thậm chí Che còn bắt đầu tranh luận về bệnh sùng bái cá nhân, tức là anh ấy phê phán Stalin. Hãy thử hình dung cảnh Che đang tham gia vào một thảo luận triết học với Cảnh sát, Chưởng lý Tòa án và đại diện cơ quan nhập cư về những sai lầm của Stalin! Câu chuyện xảy ra vào tháng 7 năm 1956, thì từ tháng 2 năm đó Khrushchev đã bắt đầu phê phán Stalin 1. Tất nhiên là Che bê nguyên những bản kiểm điểm chính thức của Đại hội Đảng Liên Xô. Che đã phát biểu như thế này, “Đúng, chính xác, họ đã mắc những sai lầm chết người, trong chuyện này, chuyện kia”, và anh ấy khăng khăng bảo vệ Học thuyết Cộng sản và những tư tưởng Công sản của mình. Cứ nghĩ mà xem! Khi đó anh ấy lại đang là công dân Argentina nên mọi chuyện càng trở nên rắc rối hơn. Tôi thực sự tin rằng trong những hoàn cảnh như vậy, khi toàn bộ phong trào đang bị đe dọa nghiêm trọng, thì cách tốt nhất là phải tìm cách đánh lạc hướng kẻ thù. Nhưng cũng không thể trách Che, vì dù sao anh ấy cũng đã chịu tác động rất sâu sắc bởi những văn kiện và tài liệu Cộng sản. Và cuối cùng điều đó cũng không ngăn anh ấy sang Cuba với chúng tôi.

Thực tế là Che và tôi là những người cuối cùng được phóng thích. Mà theo tôi nhớ thì tôi còn được ra trước anh ấy vài ngày. Chính Lazaro Cardenas 2 đã can thiệp và bào chữa cho những tù nhân Cuba, chính sự quan tâm, lo lắng, mà ông ấy thể hiện đã góp phần vô cùng to lớn vào việc chúng tôi được trả tự do. Tên tuổi của ông được nhân dân kính trọng, và sức mạnh lương tâm của ông đã mở toang cánh cửa nhà tù giam giữ chúng tôi.


----------------------------------------------------------
1. Tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 tổ chức ở Mát-xcơ-va từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 2 năm 1956, Nikita Khrushchev trình bày một “Báo cáo bí mật” tố cáo những tội ác của Stalin và những sai lầm trong ngành Nông nghiệp.

2. Lazaro Cardenas (1895-1970) là một vị tướng, từng chiến đấu trong lực lượng cách mạng Mêhicô và làm Tổng thống Mêhicô từ năm 1934-1940. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ việc cải cách ngành nông nghiệp ở nước này, và quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ năm 1938.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #88 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 10:34:52 am »

Người ta nói rằng thậm chí Che còn có quan hệ với một số phần tử Trotsky. Khi đó ông có nhận thấy điều này không?

Ồ không, không có chuyện đó đâu. Để tôi cho ông biết thực sự Che là người như thế nào. Như tôi đã nói, Che đã được giáo dục rất sâu sắc về mặt chính trị. Anh ấy đã tự mình tìm đọc và nghiên cứu các tác phẩm về học thuyết Cách mạng của Marx, Engels và Lênin... Anh ấy là một người Mác xít. Tôi không bao giờ nghe thấy anh nói gì đến Trotsky. Anh ấy bảo vệ Mác, anh ấy bảo vệ Lênin, và anh ấy công kích Stalin - đúng hơn là anh ấy phê phán tệ sùng bái cá nhân, những sai lầm của Stalin... Nhưng thật sự là không bao giờ tôi nghe thấy anh ấy nói về Trotsky. Anh ấy là một người Lêninít và ở mức độ nào đó, anh ấy cũng công nhận những công lao của Stalin - ông biết đấy, đáng kể nhất là công lao công nghiệp hóa Liên Xô, cùng một số công lao khác.

Trong thâm tâm tôi còn phê phán Stalin nhiều hơn cả Che, nhất lầ khi tôi biết những sai lầm mà Stalin đã phạm phải. Theo quan điểm của tôi, chính ông là người phải chịu trách nhiệm về việc Liên Xô bị bộ máy chiến tranh hùng mạnh của Hitler xâm lược, trong khi các lực lượng Xô viết hầu như hoàn toàn bị bất ngờ. Stalin còn phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng khác - ai cũng biết về việc ông lạm dụng quyền lực, đàn áp những người không vừa ý, rối tính cách thất thường của ông, bệnh sùng bái cá nhân. Mặc dù vậy ông cũng có công lao vô cùng to lớn trong việc công nghiệp hóa đất nước, nhất là với việc chuyển ngành công nghiệp quân sự của Liên Xô về Siberia - đó chính là những yếu tố góp phần quyết định vào việc đánh bại Chủ nghĩa Quốc xã.

Vì vậy, khi phân tích vấn đề này, bao giờ tôi cũng cân nhắc giữa những công lao và sai lầm của Stalin, và nhất là sai lầm khi ông tiến hành thanh lọc đội ngũ sĩ quan cao cấp của Hồng quân vì những thông tin xuyên tạc của Đức Quốc xã - chính điều đó đã làm suy yếu Hồng quân ngay trước khi phát xít tấn công.

Stalin đã tự tước vũ khí của mình.

Ông đã tự tước bỏ vũ khí của mình, ông đã làm suy yếu chính mình, và sai lầm nữa là ông lại đi ký một Hiệp ước khủng khiếp với quân Đức, tức là Hòa ước Molotov-Ribbentrop, và còn nhiều vấn đề khác nước. Tôi đã nhiều lần nói về chủ đề này nên bây giờ tôi không muốn bổ sung thêm gì nữa.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #89 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 04:25:51 pm »

8

TRONG VÙNG NÚI SIERRA MAESTRA


Con tàu Granma - Alergria de Pio - Những thắng lợi đầu tiên
- Che trong chiến đấu - Rául và Camilo - Chiến lược chiến tranh
- Sự sụp đổ của chế độ Batista - Cách mạng thành công


Ông và người của mình đã đổ bộ ngày 2 tháng 12 năm 1956, và chỉ sau đó một thời gian ngắn, khi đang ở Alegría de Pió, các ông đã phải chống chọi một cuộc tấn công hủy diệt.

Cuộc tấn công đó xảy ra ngày 5 tháng 12. Quay lại với hành trình vượt biển. Chúng tôi đã tập luyện đi biển với tàu không tải rất nhiều lần. Nhưng chúng tôi cũng chưa biết gì về đi biển cả, thế là khi chúng tôi chất tám mươi hai con người, cộng với vũ khí, đạn dược, thực phẩm và nhiên liệu bổ sung lên con tàu Granma, tốc độ của con tầu đã chậm đi rất nhiều, thay vì năm ngày hành trình, chúng tôi đã mất tới bảy ngày lênh đênh trên biển, cho đến khi con tàu gần như hết sạch nhiên liệu. Vậy là chúng tôi mất thêm hai ngày so với dự tính. Và chỉ ba ngày sau khi lên bờ chúng tôi đã bị tấn công.

Sáng sớm ngày 5 tháng 12, ở Alergría de Pío, trong lúc cả đoàn bắt đầu khởi hành đi về phía vùng núi, cách đó vẫn còn xa. Chúng tôi băng qua một vạt rừng nhỏ rộng chưa tới một héc ta nhưng có nhiều cây cối và bụi rậm khá dày, và chúng tôi đi tiếp khoảng một hai trăm mét gì đó về phía khu rừng lớn nằm giữa dải bờ biển phía nam và dải đồng bằng màu mỡ, bằng phẳng dùng để trồng cỏ nuôi bò và trồng mía chạy dài về phía bắc. Chúng tôi tiến đến bìa rừng, trinh sát qua một lúc, rồi sau đó tản ra, mỗi người đi cách nhau khoảng gần một trăm mét. Đó là một vị trí rất tốt, trông thẳng xuống con đường mà chúng tôi vừa đi qua, nhưng mặt đất rất gồ ghề, đầy đá tai mèo sắc nhọn. Đến chiều tối, chúng tôi lại phải đi bộ suốt một đêm nữa để thoát ra khỏi vòng vây của quân đội Batista. Một số đồng chí trong đoàn đã hoàn toàn kiệt sức. Tôi quyết định hạ trại trên một đỉnh đồi có mặt đất mềm nằm ngay sát một cánh đồng mía non để mọi người có thể bẻ tạm vài cây ăn cho đỡ khát. Các thành viên chia nhỏ ra theo từng trung đội và nghỉ ngơi, chờ đêm xuống tiếp tục lên đường. Trạm gác của kẻ thù nằm cách chỗ chúng tôi có hơn một trăm mét. Phải nói là quá chủ quan.

Chiều tối hôm đó, máy bay trinh sát của kẻ thù, những chiếc máy bay nhỏ một động cơ, bắt đầu bay vè vè xung quanh. Đến khoảng bốn giờ, những chiếc chiến đấu cơ phản lực bắt đầu bay thấp trên khu rừng. Rồi đến năm giờ chiều, những tiếng nổ đầu tiên vang lên, chỉ vài giây sau, pháo kích ồ ạt dội xuống đầu chúng tôi - chúng tôi đang mải theo dõi máy bay trên đầu thì bọn bộ binh bên dưới đã tranh thủ tấn công bất ngờ.

Tất cả chúng tôi chạy tán loạn. Tôi vẫn cố bám trụ tại vị trí, cùng với hai đồng chí khác, ngay trong ruộng mía nơi một số đồng chí chúng tôi vừa trú ẩn - một số người đã chạy xuyên qua ruộng mía. Mỗi người hoặc mỗi tổ đều đã lâm trận theo cách riêng của mình. Chỉ còn ba người chúng tôi nằm sấp mặt xuống trong ruộng mía chờ đêm xuống - cũng không còn lâu nữa - và sau đó chúng tôi sẽ hướng thẳng về phía khu rừng lớn. Tại đó chúng tôi tranh thủ ngủ lấy sức. Toàn bộ lực lượng còn lại: ba người; toàn bộ vũ khí: khẩu súng trường của tôi cùng chín mươi viên đạn và khẩu của Universo với ba mươi viên. Đó là tất cả những gì còn lại trong Bộ chỉ huy của chúng tôi.

Khu vực xung quanh đầy rẫy bọn lính. Chúng tôi cần chạy về phía đông để tập hợp lại những đồng chí đã bị tản mát, càng nhiều càng tốt. Tôi muốn chạy về phía đông men theo bìa rừng; còn Faustino Perez, một đồng chí cũng là cán bộ lãnh đạo phong trào giống tôi lại muốn đi qua vạt mía mới trồng cao hơn một mét. Tôi đã làm một việc sai lầm - tôi nổi cáu với sự ương bướng của Faustino, và tôi đã nói, “Cậu muốn đi đường đó chứ gì? Được rồi, thì đi đường đó!” Thật dễ hiểu là lúc đó tôi đang ở trong trạng thái tâm lý cực kỳ tồi tệ khi phải chứng kiến tất cả những công sức chúng tôi vất vả xây dựng trong vòng hai năm qua bỗng chốc tan thành mây khói. Nhưng dù sao thì đi theo đường đó cũng là một sai lầm chết người. Chúng tôi vừa đi được vài cây số ngay giữa ban ngày thì tôi chợt trông thấy một chiếc máy bay dân sự, với kích cỡ trung bình, đang lượn vòng trên đầu chúng tôi khoảng một nghìn mét. Tôi nhận ra mối nguy hiểm đang hiển hiện nên tất cả chúng tôi vội vàng tăng tốc. Ngay trước mặt chúng tôi là một cánh đồng mía mới được phát quang và ba vạt cây marabou  , một loại cây gai mọc um tùm trên mảnh đất bỏ hoang - những vạt cây đó mọc thành hàng cách chúng tôi khoảng 60m về phía đông. Chỉ cách vài mét chỗ chúng tôi đang đứng là một ruộng mía khác. Tôi quyết định chúng tôi phải thoát ra khỏi bãi đất trơ trụi này ngay lập tức - đường kính của bãi cây bụi đó có lẽ chỉ khoảng mười mét là cùng - và thế là chúng tôi lao mình ẩn dưói lớp lá khô của ruộng mía cách đó vài mét. Gần như đồng thời, những chiếc máy bay chiến đấu từ phía đông ập tới nã súng máy liên hồi vào những bụi cây trên bãi đất chúng tôi vừa rời khỏi, chúng cứ lượn vòng bay qua, bay lại trong quãng thời gian lâu khủng khiếp. Mặt đất như rung chuyển dưới hỏa lực của loại súng máy cỡ nòng .50 gắn trên mỗi chiếc máy bay. Nằm cách bụi cây gai có vài mét, cứ sau mỗi đợt súng máy địch quần thảo, tôi lại gọi toáng tên của Universo và Faustino - bất chấp sự bướng bỉnh của Faustino tôi vẫn luôn dành cho anh ấy một sự kính trọng vô bờ, và mãi mãi về sau cũng vậy - Faustino là một chiến sĩ cách mạng chân chính. Không có ai trong chúng tôi chết hoặc bị thương. Cứ vài phút yên lặng sau mỗi đợt máy bay quần thảo là chúng tôi có cơ hội trườn thật nhanh sang một khoảnh ruộng mía cao hơn và rậm rạp hơn. Nhưng cũng không thể có cách nào đi xa hơn được. Tiếng súng máy đã ngừng hẳn. Những chiếc máy bay trinh sát vẫn thay nhau lượn vòng khắp khu vực đó, chúng bay rất thấp. Chúng tôi nằm vùi người dưới đống lá khô trong ruộng mía và bất động hoàn toàn.

Thời điểm đó, tôi đã sống qua một trong những khoảnh khắc căng thẳng nhất trong đời. Khi nằm đó trong ruộng mía, chỉ cách nơi chúng tôi suýt bị đạn súng máy băm nát có vài mét, tôi chợt cảm thấy buồn ngủ - buồn ngủ khủng khiếp - và tôi tự nhủ, “Mình biết là bây giờ chúng chuẩn bị đổ bộ xuống và sục sạo. Chúng sẽ xuống tận nơi kiểm tra xem kết quả của trận không kích dữ dội đó như thế nào”.

Chắc chắn chúng không thể biết những người đang lẩn trốn trên cánh đồng khi đó là những ai. Nhưng dù có là ai chăng nữa, thì chúng cũng đã tấn công với toàn bộ hỏa lực hiện có. Tất cả những chuyện đó xảy ra vào buổi chiều, tôi cũng không nhớ giờ chính xác. Nhưng tôi biết chắc rằng chúng tôi đã phải nằm bẹp dưới đống lá mía khô, những chiếc máy bay trinh sát đó liên tục lượn vòng trên đầu không biết bao nhiêu lần, phong tỏa toàn bộ khu vực. Trốn trong ruộng mía, nằm dưới đống lá khô, toàn bộ thân thể tôi như rã rời, kiệt quệ, với tất cả những mệt nhọc và căng thẳng tích tụ trong những ngày trước đó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM