Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:54:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92007 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:20:18 am »

Theo đúng mọi quy định, không cần phải làm giả điểm?

Đúng, một sinh viên xuất sắc theo đúng các tiêu chí, mà cũng không cần phải học hành quá vất vả, cũng không cần quá chăm chú nghe giảng, trong khi vẫn chơi thể thao nhiều như trước kia. Đến lúc đó tôi bắt đầu học tiếng Anh, và theo tôi nhớ thì chiến tranh đang cận kề - đó là thời điểm năm 1939 - đúng trong năm đó, như tôi đã kể, tôi gửi một bức thư cho Tổng thống Mỹ Roosevelt. Chúng tôi học tiếng Anh theo giáo trình do một giáo viên ở Santiago de Cuba soạn, xuyên suốt trong giáo trình đó là câu chuyện về gia đình Blake. Chúng tôi học tiếng Anh qua ngôi nhà, phòng ăn, tên các món ăn, các loại tiền xu, đủ những thứ linh tinh... Thậm chí tôi còn hỏi xin Roosevelt mười đô la. Một tờ xanh mười đô la 1. Tôi nghĩ là hồi đó tôi còn nói chuyện về khoáng chất, về những rừng thông ở Mayarí, quặng sắt cho những con tàu chiến của nước Mỹ, đủ những thứ chuyện linh tinh. Và tôi còn nhận được thư trả lời hẳn hoi - ông biết công việc được thực hiện như thế nào rồi đấy, người Mỹ làm việc rất có tổ chức, họ có nhiều nhóm thư ký và trợ lý giúp việc cho Tổng thống. Và rồi một hôm tôi bước ra khỏi lớp để thấy mình đang bị vây quanh bởi một đám đông bạn học đang hò reo quanh sân trường: Tổng thống Roosevelt gửi thư cho Fidel! Một bản sao của lá thư còn được dán lên bảng tin của nhà trường hẳn hoi. Sau khi Cách mạng Cuba thành công, người Mỹ đã tìm được lá thư của tôi và cho xuất bản nó, nhờ thế mà tôi cũng tìm lại được một bản sao của lá thư đó vì trước kia tôi không giữ lại bản nào. Và có nhiều người còn nói đùa rằng giá kể hồi đó Roosevelt gửi cho tôi mười đô la thì có lẽ tôi đã không khiến nước Mỹ phải đau đầu đến thế.

Lẽ ra chỉ cần mười đô la là ông ta đã có một người bạn tốt.

Thì đấy, những chuyện xảy ra thế nào tôi đều kể với ông cả rồi. Chúng ta cũng không đặt ra giới hạn nào về mặt thời gian, và tôi phải kể lại mọi chuyện như chúng vốn có.

Ông đã kể cho tôi nghe về những lần nổi loạn thời thơ ấu của mình. Vậy từ việc làm của ông khi đó có thể rút ra những bài học gì?

Phải nhắc lại rằng khi sinh ra tôi chưa phải là một nhà cách mạng sẵn, vậy mà tôi lại nổi loạn hết lần này đến lần khác một cách rất tự nhiên. Tôi cho rằng ngay từ rất sớm, kể cả khi đi học lẫn khi ở nhà, tôi đã bắt đầu sống và trải nghiệm qua những chuyện bất công, nghịch lý. Tôi được sinh ra trong một trang trại rộng mênh mông ở vùng nông thôn, và tôi biết cuộc sống đó là như thế nào. Tôi vẫn lưu giữ những ký ức không thể xóa nhòa về chủ nghĩa tư bản ở nông thôn. Những hình ảnh sống động về những con người nghèo hèn, lam lũ, làm việc quần quật trên cánh đồng ở Birán sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi - những con người đói khát, chân đất sống tại đó và vùng lân cận, nhất là những người đàn ông và phụ nữ làm việc cho các công ty mía đường lớn của Mỹ, tình cảnh của họ còn bi đát hơn ở trang trại rất nhiều, và phần lớn họ đều có lần đến chỗ cha tôi để nhờ vả. Như tôi đã nói từ đầu, bố tôi hoàn toàn không phải là một tay địa chủ ích kỷ và keo kiệt.

Tôi cũng từng là nạn nhân của nhiều cảnh trớ trêu khác nữa. Dần dần tôi đã bắt đầu hình thành nhận thức về công lý và phẩm giá, những giá trị trung tâm làm nên cuộc sống của chúng ta. Vì vậy tính cách của tôi đã được nhào luyện lên từ chính những thử thách khắc nghiệt tôi phải trải qua, những khó khăn tôi phải tự mình khắc phục, những cuộc xung đột tôi phải đương đầu, những quyết định tôi phải tự đưa ra, những lần nổi loạn... Tôi bắt đầu tự mình đặt câu hỏi về toàn bộ xã hội mà tôi đang sống - một điều hoàn toàn bình thường, một thói quen tư duy logic và phân tích thấu đáo vấn đề. Thực sự là hoàn toàn không có ai giúp tôi trả lời những cáu hỏi đó. Ngay từ rất sớm, tất cả những trải nghiệm đó đã giúp tôi hình thành quan niệm rằng mọi sự lạm dụng, bất công, xúc phạm hoặc sỉ nhục người khác đều là đáng lên án. Tôi tự phát triển cho mình ý thức về công lý, đạo đức và sự bình đẳng. Tất cả những yếu tố đó, kết hợp với một khí chất nổi loạn bẩm sinh không thể phủ nhận, đã có tác động không nhỏ đến con đường chính trị và cách mạng của tôi sau này.

Những sự kiện thời thơ ấu mà ông vừa kể đã cho thấy thiên hướng nổi loạn của ông sau này.

Rất có thể chính những sự kiện nhất định trong đời đã khiến tôi phản ứng theo cách đó. Ngay từ khi còn là một cậu bé tôi đã phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và dần dần tôi đã phát triển nhận thức cũng như tính cách của mình - rất có thể đó là những yếu tố lý giải cho vai trò người nổi loạn mà tôi đảm nhiệm. Chắc hẳn ông vẫn nghe người ta nói về “những kẻ nổi loạn không mục đích”, nhưng dường như đối với tôi thì khác, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy là hồi đó tôi đã là một người nổi loạn vì rất nhiều mục đích khác nhau, và tôi vô cùng biết ơn cuộc sống vì suốt bao năm qua tôi vẫn có thể tiếp tục là một người nổi loạn đấu tranh vì nhiều lý tưởng của mình. Ngay lúc nầy tôi cũng là một người nổi loạn, và có lẽ là vì những lý tưởng còn cao đẹp hơn cả trước kia - bởi vì giờ đây tôi có nhiều ý tưởng hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, vì tôi đã học được rất nhiều từ những cuộc đấu tranh của chính mình, bởi vì tôi đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới nơi chúng ta đã được sinh ra và đang sống từng ngày - về thế giới đang được toàn cầu hóa ở thời điểm quyết định nhất trong toàn lịch sử lâu dài của nó.



---------------------------------------------------------
1. Lá thư có nội dung như sau, với tất cả chính tả và chấm câu được giữ nguyên:
Santiago de Cuba
Ngày 6 tháng 11 năm 1940
Gửi ngài Franklin Roosvelt,
Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Gửi người bạn thân của tôi Roosevelt,
Tôi không biết nhiều tiếng Anh, nhưng tôi biết đủ để viết lá thư này gửi tới ông. Tôi thích nghe radio, và tôi rất vui khi nghe tin ông sẽ là Tổng thống trong một (giai đoạn) mới (ở đây, vốn tiếng Anh không đủ nên ông phải thêm từ tiếng Tây Ban Nha vào trong ngoặc).
Tôi mới mười tuổi. Tôi vẫn còn là một cậu bé nhưng tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi không nghĩ là mình đang viết thư cho vị Tổng thống nước Mỹ.
Nếu có thể thì xin ông gửi cho tôi tờ mười đô la xanh của nước Mỹ trong thư, bởi vì, tôi chưa bao giờ nhìn thấy tờ mười đô la xanh của Mỹ cả, và tôi muốn có một tờ.
Địa chỉ của tôi là:
Bố của Fidel Castro
Colegio de Dolores
Santiago de Cuba
Oriente. Cuba.
Tôi không biết nhiều tiếng Anh, nhưng tôi biết nhiều tiếng Tây Ban Nha và tôi nghĩ ông cũng không biết nhiều tiếng Tây Ban Nha cho lắm nhưng ông biết rất rõ tiếng Anh bởi vì ông là người Mỹ còn tôi thì không.
Cảm ơn ông rất nhiều.
Tạm biệt,
Người bạn của ông,
Castro (rất hoa mỹ)
Fidel Castro

Nếu ông muốn có thép để đóng tàu tôi sẽ chi cho ông mỏ sắt lớn nhất của hòn đảo này. Đó là ở Mayari Oriente Cuba.
Bản sao của bức thư nàỵ có thể xem trên địa chỉ: http://history1900s.about.com, một bản sao khác cũng được lưu giữ tại mục Gửi ngài Tổng thống: Thư gửi Phòng bầu dục từ các files lưu trữ quốc gia. Dwight Young Washington, DC: Geographic, 2005.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:25:37 am »

3

THAM GIA CHÍNH TRỊ


Trường đại học - Eduardo Chibas
- Cayo Confites - “El Bogotazo” - Nghĩ về Moncada


Theo tôi hình dung thì sau đó, trong thời gian theo học đại học, chắc chắn ông đã phải trải qua những điều thất vọng, những chuyện khiến ông cảm thấy vỡ mộng, và giúp ông hiểu hơn về những con người xung quanh mình.

Đúng vậy. Người đầu tiên phản bội chúng tôi lại chính là con trai của cái ông điện tín viên ở Birán - ông Valero, người Tây Ban Nha theo phe Cộng hòa mà tôi đã nhắc đến khi chúng ta nói về cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha ấy. Con trai của người điện tín viên là một trong những người đầu tiên phản bội chúng tôi khi cuộc đấu tranh chống Batista nổ ra. Anh ta là một campanero. Hồi đó anh ta cũng đang sống ở Havana này. Về phần mình, tôi đã tới đây theo học đại học, bắt đầu công việc cách mạng của mình, còn anh ta là một người bạn, một người ủng hộ - anh ta tỏ ra thấu hiểu và ủng hộ phương hướng đấu tranh của chúng tôi, thậm chí anh ta còn là đảng viên của Đảng. Tôi đã tin tưởng anh ta. Đó là một sai lầm. Đừng có bao giờ tin người khác chỉ vì anh ta là bạn mình.

Anh ta đã phản bội các ông như thế nào?

Hồi đó chúng tôi đang dùng một chiếc máy in rônêô để cho ra một tờ báo bí mật, truyền đơn, một tuyên ngôn chính trị, cố gắng để tạo ra một ấn phẩm cách mạng bí mật, ngoài ra còn phải có một đài phát thanh, dùng radio sóng ngắn... Cần nhắc lại rằng bệ phóng của chúng tôi là một Đảng Nhân dân cũ đã có từ trước, Đảng Nhân dân Chính thống với sự ủng hộ khá đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Đảng này được thành lập bởi một lãnh tụ chính trị rất nổi tiếng tên là Eduardo Chibas 1. Có rất nhiều thanh niên là thành viên của đảng này. Phần lớn họ là những công nhân, người lao động và họ hoàn toàn chưa có ý thức gì về sự khác biệt giai cấp trong xã hội, nhưng tất cả đều ấp ủ một lòng căm thù sâu sắc đối với Batista, vì thói tham nhũng, xa xỉ của ông ta, và vì cả cuộc đảo chính ngày 10 tháng 3 năm 1952, vài tuần trước khi diễn ra tổng tuyển cử, khi mà Batista đã biết chắc rằng ông ta sẽ bị thất cử.

Người con trai của ông Valero đã báo cho cảnh sát - tôi hoàn toàn chắc chắn về việc này - biết nơi cất giấu máy in rônêô mà chúng tôi đang sử dụng để xuất bản tờ báo nhỏ của mình, tờ báo mang tên El Acusador (“Người buộc tội”). Chính tại đây tôi đã cho tin bản Tuyên ngôn đầu tiên của chúng tôi, do chính tôi viết khoảng một năm sau cái chết của Chibas, vào ngày 16 tháng 8 năm 1952, bốn tháng sau khi diễn ra cuộc đảo chính quân sự của Batista.

Ông có chịu ảnh huởng của Chibas về mặt chính trị không?

Chibas là lãnh tụ của một Đảng chính trị có uy tín, một Đảng của nhân dân, như tôi đã nói, một Đảng kiên cường đấu tranh chống tham nhũng, đầu cơ và lãng phí. Lúc nào ông cũng đấu tranh chống lại những hành động sai trái đó không ngừng nghỉ, cũng như nhiều điều bất công khác trong xã hội. Ông thường công khai lên án Batista.

Tên tuổi của ông được biết đến từ một Chương trình phát thanh hàng tuần. Chương trình được phát sóng vào chủ nhật, từ 8h đến 8h30 mỗi tối, trong suốt nhiều năm liền, ông được người nghe vô cùng ngưỡng mộ. Ở Cuba chúng tôi, ông là ví dụ đầu tiên cho thấy ảnh hưởng to lớn cả làn sóng phát thanh. Chibas được sinh ra từ chính phương tiện truyền thông cổ điển đó và ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì tính cách chính trị rất mạnh mẽ của mình, tối chủ nhật nào người dân cũng háo hức nghe ông nói chuyện trên sóng radio, ông có lượng thính giả vô cùng đông đảo.

Chibas lên án tệ tham nhũng.

Đó là mục tiêu đấu tranh chủ yếu của ông. Chibas quyết tâm quét sạch những tên ăn cắp ra khỏi Chính phủ. Và thỉnh thoảng ông lại lên án “con bạch tuộc” - liên minh giữa các công ty điện, công ty điện thoại - mỗi khi các công ty này bắt tay nhau để tăng giá. Ông là một Nhà Tư tưởng tiên phong trong các vấn đề dân sự, nhưng mục tiêu chính của ông không phải là sự thay đổi xã hội mang tính cách mạng. Một giai đoạn chính trị hoàn toàn mói đã bắt đầu...

Tôi bắt đầu tiếp xúc với những người ủng hộ Chibas trong năm đầu tiên tại Đại học Havana, khi tôi theo học Ngành Luật tại đây. Ông được mọi người tin tưởng và ngưỡng mộ vì tinh thần đấu tranh không khoan nhượng và kiên trì chống Batista cũng như vì thái độ chống tham nhũng không mệt mỏi của mình.

Những sinh viên từng đấu tranh chống Machado trong những năm 1930 đã chung tay thành lập Partido Revolucionario Cubano (Auténtico) - tức là Đảng Cách mạng Cuba Chân chính. Tên của Đảng này làm người ta nhớ đến Đảng Cách mạng do chính Marti thành lập trước đó, nhưng tên Đảng còn có thêm từ “Chân chính” để phân biệt với một Đảng Cách mạng Cuba khác. Chibas thuộc về Đáng Chân chính này, do Grau San Martin thành lập năm 1934 và giành thắng lợi trong tổng tuyển cử năm 1944. Rồi chỉ hai năm rưỡi sau đó, vào năm 1947, đến lượt Chibas, lúc này đã là một Thượng Nghị sĩ, đứng ra thành lập Partido del Pueble Cubano, tức là Đảng Nhân dân Cuba, hay còn gọi là Đảng Chính thống, và ông bắt đầu tố cáo tất cả những hành vi xấu xa và thoái hóa của Chính phủ hiện hành với sự hậu thuẫn của cái Đảng mà trước kia ông từng là một thành viên tích cực trong nhiều năm   vì chỉ trong một thời gian ngắn Đảng này đã biến chất và bộc lộ nhiều điểm yếu về chính trị cũng như tư cách đạo đức. Hoàn toàn không còn một chút nào của tinh thần cách mạng từng hiện hữu năm 1933. Ông có biết các Đảng phái chính trị được thành lập như thế nào không?

Không.


----------------------------------------------------------
1. Eduardo Chibas (1907-1951) xuất hiện trong phong trào nổi dậy của sinh viên chống Machado; ông từng là thành viên xuất chúng của đảng Partido Autentico. Tháng 5 năm 1947, thất vọng bởi sự phản bội của Chủ tịch Đảng Chân chính, Ramon Grau San Martin, Grau muốn thoả hiệp bất chấp những nguyên tắc của mình, và sự tham nhũng trong chính quyền của ông ta, Chibas thành lập Đảng Nhân dân Chính thống Cuba, và Fidel Castro gia nhập một thời gian ngắn sau đó. Chibas là nhà lãnh đạo có uy tín, người có khả năng liên hệ với mọi người và là người bảo vệ nhiệt thành cương lĩnh dân tộc cũng như những phản bác của nó chống tham nhũng và rất nhiều vấn đề khác; ông trở thành ứng cử viên của Đảng ra tranh chức Tổng thống Cuba trong cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1952, và được dự đoán là sẽ chiến thắng. Ngày 5 tháng 8 năm 1951, khi kết thúc bài phát biểu của mình trên radio, ông đã tự bắn vào bụng và qua đời vài ngày sau đó.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:29:32 am »

Như trong trường hợp một Đảng Công nhân cách mạng chẳng hạn, nhiều khi chỉ cần đến mười hay mười hai người là xong. Cụ thể như Lênin đã có bao nhiêu người cả thảy khi ông thành lập Đảng ở Minsk, thủ đô Belarus? Nếu tôi nhớ không nhầm thì tất cả chỉ có mười người. Điều đó đã được ghi rõ trong lịch sử Đảng Bôn-sê-vích. Còn nếu như ông tìm hiểu, ông có thể thấy là tất cả chỉ có ba hay bốn người chúng tôi đóng vai trò hạt nhân trong việc phát động phong trào đấu tranh vào trại lính Moncada. Thật lạ lùng là ban đầu chúng tôi chỉ có một đội ngũ lãnh đạo ít ỏi và một Ban điều hành rất nhỏ gồm ba người. Trong khi đó, Đảng của Chibas lại được thành lập trên cơ sở của một phong trào khá mạnh mẽ nằm trong cái gọi là Đảng Cách mạng Cuba khi đó đang nắm quyền, với sự hỗ trợ của rất nhiều nhân vật tên tuổi, hầu hết đều là các lãnh tụ có uy tín nhưng không hài lòng với những chính sách mị dân và dung dưỡng tham nhũng của Đảng khi đó - những chính sách được đưa vào áp dụng từ năm 1933 bởi người giữ cương vị Chủ tịch Chính quyền Cách mạnh thời kỳ đó. Vậy là ông có thể thấy được hai cách khác nhau hoàn toàn trong cách thức thành lập một tổ chức chính trị. Những Đảng cách mạng cấp tiến thường được hình thành một cách bí mật trong phong trào đấu tranh bất hợp pháp - chúng được thành lập và lãnh đạo bởi rất ít người. Nhưng chính vì vậy mà các Đảng này nói chung bao giờ cũng chặt chẽ và có xu hướng bền vững hơn.

Có đúng là Chibas đã tự vẫn?

Chibas đã tự vẫn; đó là một câu chuyện khác.

Tôi rất muốn ông kể rõ cho tôi biết về lý do Chibas tự vẫn. Ý tôi là tại sao một Lãnh tụ Cách mạng tràn đầy nhiệt huyết đã làm thay đổi vận mệnh đất nuớc mình mà lại tự vẫn. Trong chuyện này có gì là mâu thuẫn không?

Ông rơi vào một trạng thái trầm cảm khủng khiếp. Tại sao ư? Trước đó Chibas đã lên án tay Bộ trưởng Giáo dục - một người cũng có sự nhạy bén chính trị đáng nể, có kinh nghiệm hoạt động chính trị và đã từng có thời gian đấu tranh chống Machado và Batista, cả khi là sinh viên và sau là Giáo sư - tức là ông ta cũng từng đứng về cánh Tả. Thật sự là hồi đó những người am hiểu chính trị nhất đều là những người Mác xít hoặc ủng hộ tư tưởng Mác xít, vì có không ít các chính trị gia khác thậm chí còn không hiểu gì về xã hội mà họ đang sống.

Quay lại chuyện tôi đang kể. Chibas đã buộc tội tay Bộ trưởng Giáo dục trong một Chính phủ tham nhũng và thối nát đầy tai tiếng là sở hữu nhiều trang trại ở Guatemala. Thế là ông này đã rất ngang nhiên lên tiếng thách thức Chibas chứng minh được lời buộc tội của mình. Và Chibas đã thất bại. Nguyên nhân là vì nguồn tin mà ông tin cậy đã cung cấp thông tin cho Chibas nhưng lại không kèm theo những bằng chứng cần thiết. Chibas phải chịu áp lực rất nặng nề - ông bị buộc tội nói dối và vu khống. Thế rồi ông bị rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần rất nghiêm trọng, cuối cùng sau một Chương trình phát thanh tối chủ nhật ông đã tự bắn vào bụng mình - không ai kịp ngăn ông lại. Vài ngày sau ông qua đời.

Vài tuần sau tôi đã tuyên bố, “Bạn không cần phải sang tận Guatemala”, và tôi đã chứng minh, bằng những tài liệu không thể chối cãi vào đâu được, sự hiện diện của hàng chục trang trại và dinh cơ mà các nhân vật chủ chốt trong bộ máy chính quyền - bao gồm cả Tổng thống của nền Cộng hòa - đã mua ở ngay tại Cuba bằng những đồng tiền bẩn thỉu, ngoài ra còn phải kể đến không biết bao nhiêu hành vi thối nát khác. Những bài báo này được đăng tải trên tờ nhật báo Alerta - một tờ nhật báo có ảnh hưởng chính trị cực kỳ sâu rộng, và nhất là ấn bản phát hành vào sáng thứ hai hàng tuần, với rất nhiều kỷ lục về số lượng phát hành - trong những ngày trước cuộc đảo chính của Batista. Đó là lý do tại sao về sau những người trong Chính phủ đó buộc tội tôi đã hủy hoại Chính phủ lập hiến của họ bằng những lòi tố cáo gây chấn động dư luận của mình.

Người tiếp tục chương trình phát thanh của Chibas sau khi ông qua đôi là Jose Pardo Llada, người chưa bao giờ lên tiếng đả phá Batista, một công việc mà tất nhiên Chibas đã thực hiện rất có hệ thống và bài bản. Chibas bao giờ cũng nói về Batista và những kẻ bám gót ông ta, ông cũng thường xuyên nhắc nhở tất cả mọi người về quá khứ đẫm máu của nhà độc tài, ông gọi chúng là những “tên Đại tá Palmacristi và Đạo luật Bỏ trốn” - Palmacristi là dầu chiết xuất từ cây thầu dầu, một phương tiện được dùng để đun sôi và tra tấn các tù nhân, giống như những tên phát xít của Mussolini đã làm, còn “Đạo luật Bỏ trốn” là một luật cho phép giới cầm quyền giết chết tù nhân ngay tại chỗ nếu họ tìm cách bỏ trốn, và tất nhiên giới cầm quyền lợi dụng đạo luật này làm cái cớ để loại bỏ những kẻ thù của mình.

Cái chết đầy bi kịch của Chibas đã tạo thêm động lực to lớn cho Đảng mà ông sáng lập, nhưng giờ đây khi Chibas không còn nữa, cũng sẽ không còn ai thường xuyên công kích và lên án Batista, điều đó tạo thuận lợi cho ông ta tiến hành cuộc đảo chính sau này. Chibas là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng và tôi tin chắc nếu còn sống thế nào ông cũng phát động được lực lượng chống lại cuộc đảo chính của kẻ tiếm quyền kia.

Hồi đó các ông đã có sóng phát thanh chưa?

Vài tuần trước khi xảy ra cuộc đảo chính, tôi đã đề nghị được tiếp nhận làn sóng cũ của Chibas, để tiếp tục cuộc đấu tranh công kích Batista. Bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy ông ta đang có ý định tiến hành đảo chính quân sự. Như tôi đã giải thích, tôi tiếp cận được với tờ Alerta, tờ báo có lượng ấn bản lớn nhất nước. Tổng Biên tập của tờ báo này là một nhà báo rất xuất sắc, và từng có thời kỳ ông ta là đồng minh rất giá trị của Chibas, thậm chí còn là ứng cử viên Thượng Nghị sĩ trong Đảng của Chibas. Nhưng mối quan hệ cũ mà ông ta vẫn duy trì với Batista khiến tôi không khỏi nghĩ rằng - mặc dù ông ta lúc nào cũng tỏ ra tôn trọng tôi - ông ta sẽ không đời nào chịu dính líu vào một chuyện nhạy cảm như vậy. Tôi vẫn có một chương trình phát thanh mười lăm phút mỗi ngày trên đài Radio Alvarez, nhưng phạm vi phát sóng rất hạn hẹp - chỉ quanh khu Havana và một phần của tỉnh Havana ngày nay, tất cả chỉ có vậy thôi. Giới lãnh đạo của Đảng chính thống, sau khi được tôi thông báo về những âm mưu của Batista, đã hứa sẽ xem xét chuyện này. Nhưng tất cả những gì họ làm chỉ là nói chuyện với một số thành viên, đều là các giáo viên trong một ngôi trường dạy các lớp bồi dưỡng cho giới sĩ quan quân đội cao cấp đang tại ngũ, và câu trả lời là “tất cả vẫn hoàn toàn yên ắng”. Họ không giao lại cho tôi chương trình phát thanh tối chủ nhật, và thế là chiến dịch tố cáo công khai (ý đồ của Batista) đã không bao giờ được thực hiện. Thật đáng tiếc, những sự kiện xảy ra sau đó vài tuần đã chứng minh rằng tôi đúng, mà lại trong một hoàn cảnh thật bi kịch (đảo chính quân sự).

Chương trình phát thanh của Chibas được chuyến lại cho José Pardo Llada, như tôi vừa nói, ông này cũng biết đôi chút về Chủ nghĩa Mác khi còn là thanh niên, ông ta trở nên nổi tiếng thông qua một chương trình tin tức phát ngày hai lần trên sóng phát thanh, kết thúc mỗi bản tin là một bài bình luận ngắn. Bao giờ ông cũng lên tiếng ủng hộ tất cả các cuộc đình công và đấu tranh vì quyền lợi của người lao động. Trong cuộc bầu cử năm 1950 ông nhận được tới 71.000 phiếu ủng hộ - một con số thật khó tin! Ông có thể thấy được ảnh hưởng của truyền thông rồi đấy.

Trước đó Chibas cũng trở thành một nhà lãnh tụ tinh thần của nhân dân cả nước thông qua chương trình phát thanh nửa giờ mỗi ngày chủ nhật, từ 8h đến 8h30 tối, trong suốt nhiều năm liền, và sau đó Pardo Llada cũng trở thành một hiện tượng đình đám, với chương trình tin tức ngày hai lần. Và quan trọng nhất là tất cả mọi người, kể cả các lực lượng công đoàn và những tổ chức khác, đều phải đến gặp ông, mỗi khi họ muốn đưa ra những lời kêu gọi đấu tranh và tuyên truyền thông tin nào đó. Tôi không muốn nói nhiều về ông ta, nhưng cần phải chỉ ra rằng Pardo Llada không phải là Chibas - ông ta không làm những gì mà Chibas đã làm: đấu tranh lên án Batista một cách có hệ thống và luôn khiến nhà độc tài phải e dè. Nếu như Chibas không đột ngột qua đời, chắc hẳn đã không thể có cuộc đảo chính quân sự kia. Tôi đã không có bất kỳ cơ hội nào để nói lên lời buộc tội và công kích của mình từ diễn đàn đầy uy tín và ảnh hưởng đó, chỉ vì sự ganh ghét, kèn cựa, tính đồng bóng và sự ngây thơ về chính trị của những người có thẩm quyền. Nhưng tất cả các sự kiện đều có thể bị chi phối bởi những yếu tố hoàn toàn khách quan.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:32:53 am »

Chibas tự sát tháng 8 năm 1951. Năm đó ông 25 tuổi, vừa mới tốt nghiệp Trường Luật phải không?

Đúng vậy. Chibas qua đời năm 1951, gần mười tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 1952. Ông vẫn luôn là một nhân vật đầy ảnh hưởng ngay từ những ngày đấu tranh chống Machado. Ông là con trai trong một gia đình giàu có, ở tỉnh Oriente, vùng Guantánamo. Điều đáng ngạc nhiên là ông đã học đúng ở những ngôi trường tôi từng theo học - Chibas cũng học dưới sự dạy dỗ của các Tu sĩ dòng Tên, tại Colegio de Dolores ở Santiago, và sau đó là tại trường Belén ở Havana này. Ông ấy là người phản đối Machado và đã trở thành Thượng Nghị sĩ khi Đảng Cách mạng Cuba Chân chính lên nắm quyền vào năm 1944. Vào thời điểm đó tôi đang học năm cuối Trung học, khi mà người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống là một Giáo sư Sinh vật học, ông này nắm quyền có ba tháng trong năm 1933, và sau đó bị Batista gạt bỏ.

Ông đang muốn nói đến Grau San Martin?

Đúng. Grau được bầu làm Tổng thống nâm 1944, khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 sắp kết thúc, khi thế giới đã quá quen với những quan điểm tuyên truyền cổ súy cho dân chủ, chủ quyền và nhiều tư tưởng khác được các chính trị gia thi nhau hô hào, rao giảng trong suốt những năm chiến tranh.

Sau đó bản thân Batista, dưói những sức ép nhất định, cũng phải chùn tay - ông ta đã được bầu làm Tổng thống sau khi Hiến pháp được thông qua năm 1940. Vào thời điểm đó ông ta đang tỏ ra khá tiến bộ trên một số mặt, vì chịu ảnh hưởng của những người Cộng sản vốn đang là đồng minh của ông ta trong Mặt trận Bình dân chống phát xít trong giai đoạn này.

Munich 1 chính là nơi mà Anh và Pháp - hai cường quốc thực dân già đời và hùng mạnh nhất thế giới - bắt tay tìm cách thúc đẩy Hitler tấn công Liên Xô. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng những âm mưu đó của Chủ nghĩa Đế quốc lại là nguyên nhân chính lý giải cho Hòa ước giữa Hitler và Stalin. Đó là vấn đề khó khăn, cực kỳ khó khăn. Tất cả các Đảng Cộng sản, theo đúng cương lĩnh hành động của mình, đều buộc phải ủng hộ Hòa ước Molotove-Ribbentrop và chịu thiệt hại nặng nề về mặt chính trị. Đó là những bước đi vô cùng khó khăn với cái giá phải trả quá đắt, nhưng tất cả vẫn đồng tâm hiệp lực, của những Đảng Cộng sản kiên định nhất thế giới, những người trung thành nhất với tinh thần của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại - và tôi khẳng định lại điều này với tất cả lòng kính trọng cao nhất dành cho sự hy sinh quên mình và tinh thần sắt đá của họ - chính là những Đảng Cộng sản ở châu Mỹ latinh, trong đó phải kể đến Đảng Cộng sản Cuba, một Đảng mà từ trước đến nay và ngay cả lúc này tôi vẫn dành trọn tình cảm và sự đánh giá cao nhất.

Thậm chí ngay cả trước khi có Hòa ước Molotov-Ribbentrop, thì nhu cầu đoàn kết chống phát xít tại Cuba đã dẫn đến sự liên minh giữa những người Cộng sản Cuba với Batista, sau khi Batista đã phát động một chiến dịch đàn áp đẫm máu đối với cuộc đình công sâu rộng vào tháng 4 năm 1934 - cuộc đình công xảy ra sau vụ đảo chính quỷ quyệt do Batista thực hiện để gạt bỏ Chính phủ Lâm thời năm 1933, một Chính phủ hiển nhiên là đã thể hiện được bản chất cách mạng của mình. Cuộc đảo chính của Batista cũng đã phủ nhận hoàn toàn kết quả của phong trào công nhân do Đảng Cộng sản Cuba lãnh đạo, mà trực tiếp mà do Martinez Villena 2, trước đó là Mella và Balino. Trước khi hình thành liên minh chống phát xít này, tôi không biết là Batista đã giết hại bao nhiêu người vô tội, tôi cũng không biết là ông ta đã ăn cắp bao nhiêu tài sản của đất nước. Kể từ sau cuộc đảo chính phản bội của ông ta cuối năm 1933, Batista vẫn luôn là một con tốt dưới bàn tay đạo diễn của Đế quốc Mỹ.

Vậy là có những Đảng viên Cộng sản trong Chính phủ của Batista?

Đúng thế. Có lệnh trực tiếp từ Quốc tế Cộng sản, mặc dù ở đó cũng không hẳn là có một đội ngũ Lãnh đạo tập thể đúng nghĩa. Tuy nhiên, như tôi nói, những người Cộng sản trong chính phủ Batista đều là những con người tuyệt vời. Một số người trong đó, ví dụ như Carlos Rafael Rodriguez 3  - một nhân cách cực kỳ trung thực mà tôi luôn nhớ đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ; ông đã ở cùng tôi trong vùng núi Siera Maestra khi Batista tổ chức đợt tấn công truy quét cuối cùng - là Bộ trưởng hoặc đảm nhiệm các vị trí quan trọng khác, họ đều là nhũng thành viên trung kiên của Đảng và chấp nhận tuân theo mệnh lệnh của Quốc tế Cộng sản mà hầu như khõng hề phản đối gì.

Đến tháng 6 năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn chưa kết thúc, mặc dù lá cờ đỏ thắm, thấm máu của hàng triệu người lính Hồng quân Liên Xô đã hy sinh để bảo vệ Chủ nghĩa xã hội, đã tung bay trên nóc nhà Quốc hội Đức ở Berlin. Nhật Bản vần còn đang chống cự quyết liệt, và phe Đồng minh vẫn còn chưa bị chia rẽ. Hai quả bom nguyên tử được thả xuống những thành phố dân sự không hề được bảo vệ của Nhật Bản như một biện pháp khủng bố cả thế giới. Gần như ngay sau đó là làn sóng đàn áp Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Tại nước Mỹ, người ta chứng kiến sự xuất hiện của Chủ nghĩa McCarthy, một thời kỳ mà những con người tiến bộ và cách mạng nhất, như vợ chồng Rosenberg, bị hành hình, trong khi những người khác bị tống vào tù, rất nhiều người bị hành hạ và ngược đãi. Ngay ở Cuba, dưới Chính quyền của vị Giáo sư Sinh vật đó, những lãnh tụ công nhân cộng sản cũng bị giết hại dã man. Bài học lịch sử rút ra từ thực tế này là một Đảng Cách mạng có thể thực hiện những hành động chiến thuật, nhưng không được phép phạm phải những sai lầm chiến lược.

Cuộc Cách mạng của chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ quý giá của tinh thần quốc tế vô sản, nhưng cũng phải chịu những mối nguy hiểm chí tử từ chủ nghĩa Sô vanh trên thế giới. Chủ nghĩa Sô vanh chính là liều thuốc độc giết chết tinh thần quốc tế chân thành, mà một khi không còn tinh thần quốc tế cũng sẽ không bao giờ có được sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại.


----------------------------------------------------------
1. Ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1938, ở Munich, Đức, các đại diện của Pháp (Daladier), Anh (Chamberlain), Italia (Mussolini) và Đức (Hitler) ký một loạt các thoả ước theo đó, trên thực tế, phe dân chủ nhường chỗ cho những toan tính bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Vì lo sợ chiển tranh, mà thực sự là chiến tranh đã không thể tránh khỏi, Anh và Pháp cho phép Hitler thôn tính khu vực Sudetenland ở Tiệp Khắc và điều này càng khiến Chủ nghĩa phát xít Đức đẩy mạnh tham vọng bành trướng. Hành động này cũng khiến Liên Xô phải tìm kiếm một thoả ước với Đức.

2. Ruben Martinez Villena, nhà thơ, nhà trí thức và nhà cách mạng, sinh ra ở một thị trấn nhỏ gần Havana tên là Alquizar vào tháng 12 năm 1899. Ngay tù nhỏ ông đã tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị chống những căn bệnh và sự lạm dụng của nền cộng hoà thuộc địa mới, năm 1923, ông cùng với những người được gọi là những người tự do tiến bộ mới tham gia vào cuộc biểu tình phản đối 13 người. Năm 1927, ông gia nhập Đảng Cộng sản và trở thành một cốt cán của đảng này, mặc dù tình trạng sức khoẻ không được tốt, ông vẫn tham gia các hoạt động phản đối của công nhân và nhân dân chống chế độ độc tài Gerardo Machado (người mà Villena gọi là “con lừa có móng”). Martinez Villena qua đời vì bệnh lao ở Havana vào tháng 1 năm 1934. Trong lịch sử Cuba, ông là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của các nhà trí thức chiến đấu. (Chú thích của Biên tập viên người Cuba).

3. Carlos Rafael Rodriguez (1913-1997) tham gia chính trị từ năm 1930, chiến đấu chống lại chế độ độc tài của Gerardo Machado. Ngay từ khi mới thành lập, ông đã là thành viên tích cực và là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản - vào những năm 1940, đảng này đổi tên thành Đảng Xã hội chủ nghĩa đại chúng. Rodriguez giữ chức vụ Bộ trưởng không bộ (cũng như Juan Marinello, một đảng viên Đảng Cộng sản khác) trong Chính phú liên minh do Batista thành lập năm 1940. Sau chiến thắng của Cách mạng năm 1959, Carlos Rafael Rodriguez nắm một vài chức vụ trong Đảng Cộng sản, ông là Ủy viên Bộ Chính trị và là thành viên Chính phủ. Ông qua đời ở Havana.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:42:35 am »

Ông tốt nghiệp đại học năm nào?

Tôi tốt nghiệp trường luật vào tháng 9 năm 1950. Năm đó tôi hai mươi tư tuổi. Vào năm 1952, trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 6 - vì phẫn nộ trước cuộc đảo chính - của Batista vào tháng 3 năm đó - tôi đã vận động tranh một ghế trong Quốc hội với tư cách Hạ Nghị sĩ đại diện cho tỉnh Havana, nhưng mà là ứng cử viên độc lập, tiếp tục theo đuổi những lý tưởng mà tôi vẫn đấu tranh từ khi còn là một sinh viên.

Chứ không phải ông ứng cử với tư cách một Đảng viên Đảng Chính thống?

Ngay từ đầu sự nghiệp cách mạng của mình, tôi đã có quan hệ mật thiết với nhiều người trong các trường đại học ủng hộ nhiệt thành cho Đảng Chính thống mà Chibas sáng lập. Ngay từ những ngày đầu tiên, tôi cũng đã là một người cổ súy mạnh mẽ cho phong trào này. Về sau tôi bắt đầu nhận ra một số điều nhất định khiến tôi không hài lòng; tôi bắt đầu hình thành ý thức chính trị cấp tiến hơn, và tôi ngày càng nghiên cứu nhiều hơn về Mác và Lênin. Tôi còn nghiên cứu cả Engels và các tác giả khác, cùng những công trình của họ về kinh tế và triết học, nhưng chủ yếu vẫn là những tác phẩm chính trị - những tư tưởng chính trị, học thuyết chính trị của Mác.

Những tác phẩm nào của Mác mà ông tâm đắc nhất?

Trong các tác phẩm của Mác ngoài Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra, tôi còn tâm đắc nhất với các tác phẩm Những cuộc nội chiến ở Pháp, Ngày 18 tháng Sương mù, Phê phán Cương lĩnh Gotha và những tác phẩm mang màu sắc chính trị khác. Tôi vô cùng ấn tượng với sự giản dị, tinh thần hy sinh quên mình, tính nghiêm khắc và chặt chẽ trong phương pháp nghiên cứu của ông. Trong số những tác phẩm của Lênin, tôi đọc Nhà nước và Cách mạng, Chủ nghĩa Đế quốc: Giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản. Đó là chưa nói đến những bài phê phán của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi đặc biệt ấn tượng với tác phẩm của Engel về Lịch sử giai cấp công nhân Anh. Tôi còn nhớ rất rõ một cuốn sách khác của ông mà tôi cho là cực kỳ thú vị, Biện chứng tự nhiên, trong đó ông bàn về thực tế rằng một ngày nào đó mặt trời sẽ tắt, và nguồn năng lượng đốt cháy ngôi sao khổng lồ đó đang hàng ngày chiếu sáng trái đất sẽ cạn kiệt, và ánh sáng mặt trời cũng sẽ không còn nữa. Điều thú vị là Engel đã viết về những điều đó cho dù ông không bao giờ được đọc tác phẩm Lược sử thời gian của Stephen Hawking hay biết bất kỳ điều gì về thuyết tương đối của Einstein.

Khi vụ đảo chính xảy ra, vào ngày 10 tháng 3 năm 1952, tôi còn nhớ là rất nhiều người đã ngồi xuống để đọc bài báo của Lênin mang tựa đề “Làm gì?”, cố gắng tìm ra lời giải đáp thỏa đáng nhất cho hoàn cảnh khó khăn này. Một hôm tôi chợt nảy ra ý nghĩ đọc tác phẩm của Curzio Malaparte mang tựa đề Đảo chính: Một kỹ thuật của Cách mạng, nhưng không phải là trước khi xảy ra cuộc tấn công vào trại lính Moncada - mãi về sau khi ở trong tù tôi mới đọc cuốn này, hoàn toàn là do tò mò, vì khi ấy tôi cảm thấy thật vô lý và khó hiểu khi nói rằng đảo chính, hay biện pháp thô bạo để cướp quyền lực, kết quả của rất nhiều yếu tố và hoàn cảnh phức tạp, lại có thể được coi là một kỹ thuật giản đơn. Đọc rồi mới thấy là Malaparte đã viết lên một tuyệt tác với ý tưởng rất độc đáo: nếu như anh có thể kiểm soát thông tin liên lạc, đường sắt và những vị trí chiến lược khác, anh hoàn toàn có thể kiểm soát cả nhà nước. Chuyện như vậy đã không xảy ra ở Venezuela, trong cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Hugo Chavez ngày 11 tháng 4 năm 2002, với sự tham gia của những tên Tư lệnh quân đội phản phúc được đào tạo bằng học thuyết của chủ nghĩa đế quốc, bè lũ lãnh đạo công đoàn ly khai, những chủ nhà máy lớn, những ông chủ sở hữu các đài truyền hình và các phương tiện truyền thông chủ chốt, các đảng phái chính trị bảo thủ và thối nát, bọn trộm cướp đủ các loại, với vũ khí là những tư tưởng phát xít và nguồn lực tài chính hùng hậu, quyết tâm phá hoại tiến trình phát triển của cách mạng ở châu Mỹ latinh. Đó là kỹ thuật thực sự của một cuộc đảo chính phản cách mạng, được diễn tập và thục luyện nhiều lần dưới sự dẫn dắt của Chủ nghĩa Đế quốc nhằm hủy hoại bất kỳ nỗ lực nào hướng tới mục tiêu thay đổi xã hội tại châu Mỹ Latinh.

Chúng ta hãy quay lại với cuộc đảo chính diễn ra tại Cuba này...

Vào ngày 10 tháng 3 năm 1952.

Chính xác, đầu năm 1952, khi cùng với một nhóm nhỏ những compameros xuất chúng nhất, trong đó phải kể đến Abel, Montané 1  và những người khác, tôi đã tổ chức và huấn luyện khoảng 1200 người - tất cả đều là những thanh niên trẻ tuổi và ưu tú do tôi trực tiếp nói chuyện và tuyển lựa, giải thích cho họ về mục tiêu cũng như những quy tắc kỷ luật trong tổ chức của chúng tôi. Tất cả, không trừ một ai, đều là thành viên của Đoàn Thanh niên Chính thống.

Chuẩn bị cho cuộc tấn công vào trại lính ở Moncada?

Chúng tôi khởi xướng phong trào đó hoàn toàn không phải là với ý định tự mình thực hiện một cuộc cách mạng, mà là trên cơ sở của một tiền đề khác: đó là tất cả mọi người đều tham gia đấu tranh để đưa tình hình đất nước quay lại nguyên trạng như trước ngày 10 tháng 3, và đặc biệt là phải khôi phục tình hình chính trị và hiến pháp đã bị cuộc đảo chính hủy hoại. Tôi tin tưởng rằng mọi người sẽ chung tay góp sức lật đổ chế độ độc tài tàn bạo của Batista. Tôi nhận thức hoàn toàn rõ làng là Batista phải bị hạ bệ bằng bạo lực và Chính phủ hợp hiến phải được khôi phục. Đối với tôi, đó là chuyện vô cùng giản dị: chung tay đấu tranh chống lại cuộc đảo chính phản phúc của ngày 10 tháng 3. Cho đến tận ngày đó, tôi, một người hoàn toàn ý thức rõ ràng về những cải cách cần thực hiện ở Cuba, vẫn chỉ đấu tranh bằng những phương thức hợp pháp, mặc dù trên nền tảng tư tưởng đó sớm muộn cũng dẫn đến kết cục tất yếu là đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Nhưng cuộc đảo chính kia đã phá hủy tất cả. Trong tình hình mới, tôi nhận ra rằng lợi ích sống còn của tất cả các lực lượng chính trị trên hòn đảo Cuba là phải khôi phục lại tiến trình dân chủ vừa mới bắt đầu.

Ông đã bắt đầu quan tâm đến chính trị khi còn trong trưởng đại học, lúc đang theo học ngành Luật?

Khi mới vào đại học, tôi hầu như mù tịt về chính trị. Như tôi đã nói, khi ấy trường đại học nằm dưới sự thống trị của một nhóm người có quan hệ mật thiết với Chính phủ của Grau San Martin. Từ khi tôi vào trường, ngay từ năm đầu tiên, tôi có thể cảm nhận một bầu không khí bạo lực, sợ hãi, sặc mùi vũ khí chết chóc. Mọi chính sách và quy định trong trường đều chịu sự kiểm soát tuyệt đối của các nhóm có quan hệ gần gũi với Chính quyền thời kỳ đó. Có thể nói trường đại học đã trở thành công cụ trong tay của Chính phủ thối nát hiện hành. Các lãnh đạo chủ chốt trong trường đều đảm nhiệm những vị trí, chức vụ trong chính phủ, đi kèm với đó là những đặc quyền và nguồn lợi mà Chính phủ thưởng cho. Và chính trong giai đoạn này đã xảy ra sự ly khai của Chibas ra khỏi Đảng Chân chính, kết quả là Chibas đứng ra sáng lập Đảng Nhân dân Cuba, hay còn gọi là Đảng Chính thống. Khi tôi vào đại học, thì phong trào ly khai đó đã bắt đầu phôi thai.


--------------------------------------------------------
1. Abel Santamaria Cuadrado (1927-1953) là chiến sĩ du kích cúa phong trào Thanh niên Chính thống và sau đó trở thành một trong những nhà lãnh đạo của phong trào do Castro thành lập. Ông là người chỉ huy thứ hai trong vụ tấn công vào trại lính Moncada, ông bị bắt ở đây, bị tra tấn và bị giết cùng ngày: 26 tháng 7 năm 1953.

Jesus Montane (1923-1999), sinh ra ở đảo Pines là một trong những nhà lãnh đạo sáng lập của Cách mạng Cuba. Với tư cách là thành viên phong trào Thanh niên chính thống, ông là một trong những người lãnh đạo cuộc tấn công vào trại lính Moncada. Ông bị bắt và bị cầm tù cùng với Castro, ông là người sáng lập và cũng là thành viên trong Ban lãnh đạo đầu tiên của phong trào 26/7. Ông sống lưu vong ở Mêhicô và tham gia một tổ chức, sau đó quay lại Granma; cũng như rất nhiều thành viên khác của tổ chức này, ông bị bắt trong khi đang chiến đấu ở Alegria de Pio. Sau chiến thắng của Cách mạng, ông nắm giữ những vị trí quan trọng trong Đảng và Chính phủ, như Phó Chủ tịch Quốc hội, và có thời gian ông giữ chức Bộ trưởng Truyền thông, ông qua đời ở Havana.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:51:20 am gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:47:10 am »

Ông vào đại học năm nào?

Tôi theo học đại học từ ngày 4 tháng 9 năm 1945. Như tôi đã giải thích, vì là con một chủ đất lớn nên tôi có điều kiện học xong lớp sáu và sau đó, khi đã vượt qua kỳ thi cuối lớp bảy, tôi được vào học ở một trường dự bị, tức là một trường học dự bị cho những người học tiếp vào đại học. Sau đó tôi chuyển đến Havana, nơi có trường đại học, vì cha tôi có đủ tiềm lực tài chính - tóm lại là tôi tốt nghiệp trung học rồi vào đại học. Có lẽ nào tôi lại giỏi giang hơn hàng trăm đứa trẻ nghèo đói khác ở Birán, trong đó hầu như không đứa nào có cơ hội học hết lớp sáu và tất nhiên là càng không có ai học hết trung học, chứ đừng nói là đại học?

Có ai không có đủ tiền và điều kiện theo học trung học lại có thể vào học đại học đâu cơ chứ? Con cái của các campesinos, hay những người lao động, những đứa trẻ sống trong các đồn điền trồng mía ở một trong vô số những thị trấn quê mùa thay vì các đô thị lớn như Santiago de Cuba, Holgúin, hay có thể là Manzanillo và hai ba nơi khác ở tỉnh Oriente, có bao giờ dám mơ đến việc tốt nghiệp trung học, càng không thể nghĩ đến việc vào đại học. Bởi vì hồi đó, sau khi học xong trung học, nếu muốn vào đại học, nhất định anh phải đến Havana. Và trường Đại học Tổng họp Havana chưa bao giờ là một trường học dành cho người nghèo - đó là trường đại học dành cho giới thượng lưu, trường đại học của những người giàu có nhất Cuba. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng có rất nhiều thanh niên theo học ở đây đã vượt lên khỏi lối tư duy tự mãn và ích kỷ của giai cấp mình, thậm chí nhiều người là những nhà cách mạng nhiệt thành, luôn khát khao đấu tranh thay đổi xã hội; có thể thấy vai trò của họ trong suốt lịch sử đấu tranh của Cuba.

Tại trường đại học, nơi khi mới bước vào tôi chỉ mang tinh thần của một người nổi loạn thuần túy, cùng với một vài ý niệm còn hết sức ấu trĩ về công lý, tôi đã nhanh chóng trở thành một người cách mạng, tôi trở thành một người theo đuổi Chủ nghĩa Mác-Lênin, và dần dần tôi đã tự xây dựng cho mình những tình cảm và giá trị tôi vẫn còn trân trọng và gìn giữ đến tận ngày hôm nay và vì chúng tôi đã đấu tranh trọn đời mình.

Khi đó, trong bầu không khí của trường đại học, ông đã bắt đầu quá trình giáo dục chính trị của mình.

Đúng vậy. Tôi bắt đầu đấu tranh chống lại rất nhiều chuyện bất công mà chúng ta vừa bàn đến. Điều tôi có là một tinh thần nổi loạn, tôi bắt đầu trở thành cái mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là “Một người Cộng sản không tưởng” - trên cơ sở cuộc sống, trải nghiệm, và những vốn hiểu biết đầu tiên tôi đã thu lượm được vẻ kinh tế chính trị truyền thống trong một xã hội tư bản. Tôi có tìm hiểu đôi chút về lĩnh vực này trong năm cuối cùng ở Trường Trung học, nhưng nói chung là kiến thức vẫn rời rạc và rất sơ sài.

Và nếu như tôi nói với ông rằng tôi trở thành một Nhà Cách mạng trong trường đại học đó, thì nguyên nhân là vì tôi đã tiếp xúc với một số tác phẩm kinh điển. Nhưng ngay cả trước khi đọc những cuốn sách đó, tôi đã bắt đầu đặt câu hỏi về hệ thống kinh tế chính trị của Chủ nghĩa Tư bản, bởi vì ngay từ hồi đó, cho dù vừa mói bắt đầu quá trình học tập trong môi trường đại học, tôi đã nhận thấy ở đó có những điều hết sức phi lý. Trong năm đầu tiên của tôi tại trường đại học, có một vị giáo sư dạy môn kinh tế chính trị cực kỳ khó tính. Tên ông ấy là Portela - ông ấy không bao giờ dạy theo sách giáo khoa của nhà xuất bản nào, và chỉ có một tập giáo trình in rônêô dày đến 900 trang! Giáo sư Portela rất nổi tiếng, và như tôi đã nói, không ai khó tính bằng ông ấy. Phải nói rằng ông ấy là một nỗi kinh hoàng! Tuy nhiên tôi đã gặp may vì ông ấy thích kiểu thi vấn đáp; tôi trả lời tất cả các câu hỏi một cách dễ dàng và được ông ấy cho điểm cao đến mức đáng ngạc nhiên.

Đó là môn học bàn về những quy luật của Chủ nghĩa Tư bản nhưng hầu như không đả động gì đến các học thuyết kinh tế khác. Khi tôi nghiên cứu kinh tế chính trị Tư bản Chủ nghĩa, tôi bắt đầu có những mối nghi ngờ ngày càng lớn, tôi ngày càng đặt ra các câu hỏi về hệ thống này, vì tôi đã sống trong một trang trại rộng lớn, một latifundio, và tôi nhớ rất nhiều chuyện bất công cũng như tôi đã từng mơ về các giải pháp để chấm dứt những chuyện đó, giống như biết bao nhiêu nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trên thế giới.

Ông đánh giá mình là một sinh viên như thế nào?

Tôi là một tấm gương sinh viên kinh khủng và cực kỳ tồi tệ, bởi vì tôi không bao giờ lên giảng đường. Như tôi đã kể, hồi còn học trung học, tôi còn chẳng bao giờ lên lớp nghe giảng bài. Còn trong trường hợp bắt buộc phải lên lớp - hồi đó tôi là học sinh nội trú mà - thì đầu óc tôi toàn nghĩ vơ vẩn ở tận đẩu tận đâu ấy trong khi thầy giáo giảng bài, phải đến cuối học kỳ tôi mới bắt đầu học, ngay trước khi kỳ thi diễn ra. Tôi chỉ thích ngồi tán gẫu với các học sinh khác trong công viên, trong Patio de los Laureles; bao giờ tôi cũng ngồi nói chuyện ngoài đó - ngoài công viên có vài băng ghế nhỏ - với mấy cậu bạn, và nhất là với các bạn gái, bởi vì thông thường họ vẫn chăm chú nghe tôi nói hơn, những bạn gái này được giáo dục tốt hơn hẳn 1. Lúc nào cũng có vài học sinh khác ngồi xung quanh chăm chú lắng nghe trong khi tôi giải thích những lý thuyết của mình. Có điều là bây giờ tôi không sao nhớ nổi là hồi đó tôi thường vận dụng những lý lẽ gì để thuyết phục họ, vì thậm chí cả bản thân các vấn đề tôi cố thuyết phục họ tin theo, tôi còn không nhớ nổi nữa là!

Từ năm thứ ba trở đi, tôi không thể trở thành một lãnh tụ sinh viên chính thức vì tôi đã quyết định học theo kiểu mà họ gọi là matrícula libre - tức là “đăng ký tự do”, có thể hiểu như vậy cũng được - do một vài nguyên nhân cụ thể mà tôi sẽ giải thích sau. Tuy nhiên tôi vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng trong trường - có thể nói lúc nào tôi cũng nổi bật và có uy tín rất lớn trong sinh viên.

Từ thời gian đó trở đi, tôi học theo kiểu por la libre, như họ gọi khi ấy, nghĩa là không theo một chuyên ngành hay môn học nào cố định, anh có thể tham gia vào bất kỳ các môn học nào mà anh muốn, và tôi đăng ký học 50 môn.


----------------------------------------------------------
1. Có thể ở đây Castro hài hước. Từ tiếng Tây Ban Nha là eran mas educadas: phụ nữ cần được giáo dục tốt hơn; nhưng mejor educadas còn có nghĩa “lịch sự hơn”, vì vậy, có thể Castro tự cười nhạo chính mình khi nói những cô gái thì ngồi nghe rất lịch sự, còn các chàng trai thì kém lịch sự hơn, họ không thèm nghe hoặc thậm chí bỏ đi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:55:42 am »

Năm mươi?

Chính xác là năm mươi, por la libre. Phải mãi đến giai đoạn cuối cùng trong thời gian học đại học tôi mới bắt đầu học hành một cách nghiêm túc và chăm chỉ, và tôi tốt nghiệp cả ba chuyên ngành: Luật, Luật Ngoại giao và Khoa học Xã hội. Bất kỳ ai muốn theo học cả ba chuyên ngành cùng một lúc phải là người đã được trao học bổng. Đến lúc này những ý tưởng chính trị của tôi đã hình thành khá rõ ràng, nhưng tôi vẫn muốn nghiên cứu sâu hơn, củng cố thêm kiến thức của mình về kinh tế học, và tôi đã nghĩ đến chuyện tìm kiếm một học bổng để học cao hơn ở châu Âu, hoặc thậm chí là học ngay ở Mỹ. Khi tôi quyết định bắt tay vào học hành tử tế, tôi thường học liên tục mười lăm, mười sáu tiếng mỗi ngày, ngay cả khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, tôi luôn có một cuốn sách trước mặt, đọc nghiến ngấu không khi nào ngơi nghỉ.

Cha ông ít nhiều là một người cánh hữu, toàn bộ quá trình giáo dục của ông được thực hiện trong những trường học tôn giáo mang đường hướng bảo thủ - vậy thì đến khi nào trong thời gian theo học đại học ông chợt nhận ra mình ủng hộ cánh tả?

Tôi kể lại bối cảnh của tình hình khi tôi vào đại học như thế nào. Phải nói là khi đó số lượng người cánh tả cực kỳ ít, chỉ là một con số hoàn toàn không đáng kể. Khi ấy, cả Trường Đại học Havana chỉ có vẻn vẹn 50 sinh viên chống Đế quốc hoạt động năng nổ trong tổng số 15.000 sinh viên đăng ký theo học - một con số quá khiêm tốn nếu chúng ta biết rằng cũng ở chính ngôi trường này, hai mươi năm trước còn là một lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh thấm đẫm tinh thần cách mạng của Mella, và trước đó mười hai năm, ngôi trường đại học này còn là nơi mà, dưói tinh thần lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba do Rubén Martinez Villena, các sinh viên đã tham gia nhiệt thành vào phong trào đình công cách mạng và các cuộc biểu tình trên đường phố góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Machado. Hồi đó, chỉ có rất ít, cực ít là khác, sinh viên xuất thân từ giai cấp công nhân hoặc đến từ vùng nông thôn. Các môn học chính trị và đạo đức đều thu hút được sự chú ý của thanh niên, nhưng chưa đến mức kích động họ đứng lên đấu tranh nhằm mục tiêu thay đổi xã hội. Những sinh viên ủng hộ phong trào cánh tả khi đó nhìn tôi như một con vịt lạc đàn - họ vẫn xôn xao, “Con trai của một địa chủ giàu có, lại còn từng tốt nghiệp trường Colegio de Belén, chắc thằng này phải là kẻ phản động nhất trên thế giới”.

Trong những ngày đầu tiên vào đại học, cũng giống như hồi còn học trung học, tôi dành rất nhiều thời gian cho việc chơi thể thao, nhưng chỉ sau vài tuần đầu tiên của năm thứ nhất, tôi lại bắt đầu quan tâm đến hoạt động chính trị, và tôi đã có những bước đi đầu tiên theo hướng này, cho đến khi chỉ sau hai hay ba tháng gì đó, tôi đã hoàn toàn quên sạch về bóng rổ, bóng chày, bóng đá và tất cả những môn thể thao còn lại. Tôi dành trọn vẹn cuộc sống của mình cho chính trị. Tôi là ứng cử viên vào vị trí người đại diện cho cả lớp. Và cuối cùng tôi đã trúng cử: với 181 phiếu thuận, và chỉ có 33 phiếu chống.

Vậy là càng ngày tôi càng dành nhiều thời gian và tâm trí cho lĩnh vực mới mẻ này. Và càng gần đến ngày tổ chức bầu cử để chọn chức chủ tịch FEU (Federation Estudiantil Universitaria, Liên đoàn Sinh viên Đại học), tôi bắt đầu đấu tranh mạnh mẽ để phản đối ứng cử viên cho Chính phủ đề cử. Điều này gây ra cho tôi không biết bao nhiêu là nguy hiểm, bởi vì nó xâm phạm đến lợi ích của giới mafia đang lũng đoạn trong trường đại học, như tôi đã đề cập lúc đầu.

Ông có thể nói cụ thể là những nguy hiểm như thế nào không?

Có rất nhiều những mối đe dọa về tính mạng và áp lực về tinh thần thì cũng không hề nhỏ. Khi những cuộc bầu cử FEU gần như chỉ còn phụ thuộc vào chúng tôi, - vào thời điểm ấy tôi đang học năm thứ hai Trường Luật - giới mafia, vì nóng gáy trước sự cứng đầu của tôi, sau nhiều lần đã quyết định sử dụng những biện pháp mạnh tay hơn để răn đe: chúng đã cấm tôi vào trong trường đại học. Tôi không thể vào bất kỳ cơ sở nào trong trường.

Vậy ông đã làm gì?

Hừm, tôi chỉ còn biết khóc. Sự thật là thế đấy. Tôi ra bãi biển nằm suy nghĩ một mình, và ở giữa cái tuổi hai mươi ấy tôi đã phải úp mặt xuống cát mà khóc nức nở - nước mắt giàn giụa. Vấn đề cực kỳ phức tạp. Tôi đang phải một mình chống lại các thế lực hùng mạnh vượt trên mọi quy tắc và luật pháp. Chúng đều là những kẻ có vũ trang và sẵn sàng giết người không ghê tay; chúng lại còn có sự hậu thuẫn của bộ máy cảnh sát và chính quyền thối nát của Grau. Điều duy nhất kiềm chế chúng từ trước đến giờ là sự ủng hộ ngày càng tăng của đông đảo sinh viên đứng quanh tôi như một nguồn sức mạnh của lương tri. Từ trước tới nay chưa từng ai dám ngang nhiên đối đầu với chúng trong cái đế chế phong kiến đây bạo ngược mà chúng dựng lên trong trường đại học, và chúng sẽ không đời nào chấp nhận một sự thách thức hay kháng cự đối với quyền lực của mình. Ngoài ra cả lực lượng an ninh của trường cũng đứng về phía chúng. Tôi đang đứng trước nguy hiểm có thể bị ám sát bất kỳ lúc nào trong một âm mưu được làm ra vẻ như sự cạnh tranh quyền lại giữa các nhóm sinh viên trong trường. Tôi khóc, nhưng tôi vẫn quyết định quay lại - quay lại và sẵn sàng tiếp tục đấu tranh, mặc dù tôi ý thức rõ ràng rằng điều đó có thể đồng nghĩa với cái chết.

Một người bạn thân kiếm cho tôi khẩu súng, một khẩu súng ngắn hiệu Browning lắp được mười lăm viên đạn, giống như khẩu tôi vẫn đang sử dụng ngày nay. Tôi quyết tâm sẵn sàng đương đầu với chúng và không đời nào chấp nhận nỗi nhục nhã là bị cấm vào trường đại học. Và thế là bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên và cũng rất lạ lùng của tôi chống Chính phủ và những thế lực hủ bại trong nhà nước. Nhưng phải nói rằng cuộc đấu tranh đó không hề được thực hiện bằng vũ khí; thay vào đó nó được thể hiện qua những mối nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng và những hành động thách thức đến ngang ngạnh. Hồi đó hầu như không mấy khi tôi mang theo khẩu súng ngắn trong người. Nếu mang súng tôi rất dễ bị cảnh sát bắt và đưa ra xét xử khẩn cấp - cảnh sát luôn theo dõi tôi rất sát sao và một khi bị bắt thì đừng hòng nói đến chuyện nộp tiền bảo lãnh. Với thủ đoạn đó, kẻ thù hoàn toàn có thể loại bỏ tôi một cách dễ dàng. Vì vậy có thể nói đây là ruột trong những giai đoạn khó khăn và nguy hiểm nhất trong đời tôi. Tôi quay lại trường đại học ngay ngày hôm đó cùng với năm thanh niên khác, họ là những thanh niên tình nguyện đi cùng với tôi đơn thuần là xuất phát từ lòng khâm phục cuộc đấu tranh đơn độc và liều lĩnh của tôi - tất cả đều được vũ trang giống tôi. Hành động đó đã làm tê liệt những kẻ âm mưu cấm tôi bước vào cổng trường đại học, nhưng tôi không được bảo đảm an toàn như thế được mãi. Suốt thời gian sau đó hầu như lúc nào tôi cũng chỉ có một mình, và hầu như chẳng mấy khi có mang vũ khí, cuối cùng là đến tận ngày 26 tháng 7 năm 1956... Suốt bảy năm liền, trong tất cả những hoạt động của mình trong cuộc đấu tranh dai dẳng này, tôi hầu như không mang vũ khí theo mình - trừ có lần tôi tham gia vào lực lưọng chống Trujillo và khi tôi đăng ký ủng hộ cuộc nổi dậy ở Bogota. Không biết bao nhiêu lần tôi đi cùng với một nhóm người ủng hộ xung quanh mà hoàn toàn không mang theo vũ khí - họ là phương thức bảo vệ duy nhất cho tôi. Kiên cường đấu tranh lên án Chính phủ, bất chấp mọi hiểm nguy và thách thức, chẳng khác nào một cây roi trong tay người thuần phục sư tử. Tôi được dạy rằng phẩm giá, đạo đức và chân lý là những thứ vũ khí vô địch. Nhưng kể từ ngày tôi bước chân xuống khỏi con tàu Granma, ngày 2 tháng 12 năm 1956, không bao giờ tôi đi đâu mà không mang theo vũ khí bên người.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 09:58:56 am »

Nhưng hồi ấy ông đã biết sử dụng súng chưa? Nhờ đâu mà ông có kinh nghiệm sử dụng súng đạn?

Tôi bắn rất giỏi là khác. Tôi có kinh nghiệm sử dụng súng vì được sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, và đã nhiều lần sử dụng súng trường ngay trong nhà mình, tất nhiên là chẳng ai cho phép tôi làm thế cả - có thể là một khẩu súng trường Winchester, một khẩu súng săn hiệu Browning để bắn chim, súng côn xoay, nói chung là súng nào cũng có.

Ông bắn súng thường xuyên chứ?

Hồi còn ở Birán tôi thường bịa ra chuyện là chim ó Butêo bắt gà. Thực ra cũng không hẳn do tôi bịa thế, mà nhiều người đều nói là chim ó Butêo ăn trứng và gà con. Gần nhà tôi có một cây cột khá cao, tôi nhớ là một cây cột ăng ten thì phải, và thỉnh thoảng lại có một con chim ó Butêo nào đó đậu trên đỉnh cột. Thỉnh thoảng tôi lại kiếm cớ vác súng ra ngoài, “để bảo vệ chuồng gà”, vì nhiều người nói chim ó là kẻ thù nguy hiểm của gà mái và gà con, nhưng sự thật không phải vậy. Thật ra chúng là một loài chim ăn xác chết, tức là chỉ dọn dẹp những cái xác thối rữa thôi - chủ yếu chúng chỉ xuất hiện khi có gia súc lớn bị chết.

Quả thật chúng là chim ăn xác chết; chúng không tấn công những động vật còn sống.

Ngay từ khi còn bé tôi đã suốt ngày lang thang khắp các ngõ ngách ở Birán với một khẩu súng. Trong nhà chúng tôi còn có cả những khẩu súng trường bán tự động chứa tới bốn viên trong băng, tức là nếu có sẵn một viên trong buồng đạn thì bạn có thể bắn liền năm phát trong vòng có hai giây. Chúng tôi còn có ba khẩu súng trường, một khẩu đã rất cũ kỹ và hoen rỉ, nhưng vẫn dùng tốt và có thể bắn được cả các loại đạn hiện đại - tên súng là Mausers thì phải. Ngoài ra còn có hai khẩu súng trường Winchester cỡ nòng 0,44, giống như những khẩu mà Buffalo Bill đã dùng, mỗi khẩu chứa được tới vài viên trong buồng đạn.

Nhưng có bao giờ ông phải dùng đến khẩu súng ngắn Browning ông mang vào trường đại học không?

Vào thời điếm đó thì không. Cuối cùng thì cuộc đấu tranh dữ dội xoay quanh chức Chủ tịch FEU quốc gia cũng được giải quyết ổn thỏa và phép màu là không hề có thương vong nào xảy ra, nhưng như tôi nói, những nguy hiểm và rủi ro mà tôi phải đối đầu vẫn không hề nhỏ chút nào. Đấy, trường đại học nơi tôi theo học năm 1945 là như vậy đấy. Với không biết bao nhiêu thăng trầm, chìm nổi, cùng những hoàn cảnh vô cùng khó khăn và ngặt nghèo mà tôi phải trải qua, cùng với đó là rất nhiều giai thoại khác. Nhưng đó là cả một câu chuyện dài. Còn trước mắt tôi kể như vậy là đủ rồi.

Tuy nhiên tôi cũng phải nói thêm rằng có nhiều thanh niên ưu tú, những người từng có quan hệ gắn bó rất mật thiết với giới lãnh đạo trong trường đại học và trở thành kẻ thù của tôi trong giai đoạn đó, về sau lại đứng vào hàng ngũ của Cách mạng - thậm chí một số người còn anh dũng hy sinh. Tôi hoàn toàn không còn oán trách hay giận dữ gì với họ vì bất kỳ lý do gì, thậm chí tôi còn vô cùng biết ơn vì tinh thần đoàn kết cao cả mà họ đã thể hiện sau này. Ngày nay trong những trường đại học của Cuba không còn các mâu thuẫn gay gắt như trước kia nữa, với số sinh viên theo học lên đến hơn một nửa triệu thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và thấm nhuần tinh thần Chủ nghĩa xã hội trung kiên và đồng lòng chống chủ nghĩa đế quốc, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ Cách mạng, bảo vệ Tổ quốc. Đó quả là một món quà cực kỳ to lớn và tuyệt vời!

Và chính trong bối cảnh đó ông đã tham gia vào cuộc viễn chinh Cayo Confites chống lại Trujillo, nhà độc tài nước Cộng hòa Donimica? 1
 
Đúng vậy, vào tháng 6 năm 1947, khi mới hai mươi mốt tuổi, tôi đã gia nhập cuộc viễn chinh Cayo Confites để chống lại chế độ độc tài Trujillo, vì ngay từ năm đầu tiên, tôi đã được bầu vào chức Chủ tịch Ủy ban vì nền Dân chủ cho Dominica của FEU. Tôi còn được bầu là Chủ tịch Ủy ban vì nền Độc lập cho Puerto Rico. Tôi đảm nhiệm những trách nhiệm này một cách hết sức nghiêm túc. Chúng ta đang nói về giai đoạn năm 1947, và ngay từ hồi đó tôi đã ấp ủ ý tưởng về một cuộc chiến không chính quy. Trên cơ sở những kinh nghiệm của Cuba, cũng như qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh giành độc lập và những công trình phân tích từ trước tới nay, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta có thể đánh bại một quân đội chính quy truyền thống bằng những phương pháp chiến tranh phi truyền thống hay có thể gọi là chiến tranh du kích. Ý tưởng của tôi là phát động một cuộc đấu tranh du kích trong vùng núi non hiểm trở của Cộng hòa Dominica, thay vì sử dụng một lực lượng ô hợp, không có kinh nghiệm chiến đấu lại được trang bị và huấn luyện kém, đối đầu với quân đội chính quy của Trujillo.

Khi chứng kiến những cảnh lộn xộn và bát nháo đầy rẫy trong đoàn viễn chinh Cayo Confites, tôi bèn lên kế hoạch di chuyển ngay vào vùng đồi núi khi đại đội của chúng tôi đặt chân lên Cộng hòa Dominica, vì ngay trong quá trình vượt biển tôi đã được chọn làm Đại đội trưởng. Cuộc viễn chinh Cayo Confites diễn ra năm 1947, còn cuộc tấn công vào trại lính ở Moncada diễn ra năm 1953, tức là sáu năm sau. Tôi đã hình thành ý tưởng rõ ràng về mô hình đấu tranh du kích, và cụ thể hóa ý tưởng đó trong vùng núi Sierra Maestra. Niềm tin của tôi vào Chiến tranh du kích hoàn toàn xuất phát từ bản năng tự nhiên - tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, tôi biết rõ những khu vực đồi núi, và tôi nhận ngay ra rằng cuộc viễn chinh Cayo Confites là một thảm họa. Nó càng khẳng định quan điểm của tôi rằng anh không thể đối đầu trực diện với một đội quân chính quy ở Cuba hay ở Cộng hòa Dominica, vì đội quân đó có đủ cả không quân, hải quân, tóm lại là toàn bộ sức mạnh quân sự. Sẽ thật là ngu ngốc nếu không nhận thức rõ thực tế này.


----------------------------------------------------------
1. Farael Trujillo (1891-1961) là độc tài của nước Cộng hoà Doninica từ năm 1930 cho đến khi bị ám sát vào năm 1961; ông ta là đồng minh và là người phục tùng nước Mỹ. Năm 1946, ông ta ra lệnh ân xá cho những người cộng sản đang sống lưu vong, nhưng khi họ trở về thì lại bắt và xử tử, và điều này đã dẫn đến việc thực hiện âm mưu đảo chính Cayo Confties. Chế độ độc tài kéo dài của Trujillo là một trong những chế độ phản cách mạng, đàn áp nhất trong lịch sử của châu Mỹ La-tinh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 10:37:17 am »

Ông có mặt ở Bogota ngày 9 tháng 4 năm 1948, cái ngày mà Jorge Eliecer Gaitán, một Lãnh tụ chính trị cực kỳ nổi tiếng, bị ám sát. Ông đã sống qua một cuộc khởi nghĩa mà từ trước đến nay vẫn được chúng ta nhắc tới qua tên gọi sự kiện “Bogatazo” - tức là cuộc nổi dậy ở Bogota, có thể tạm dịch như vậy. Ông có thể kể lại trải nghiệm đó không?

Đó là một trải nghiệm có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn lao. Gaitán tượng trưng cho hy vọng và sự phát triển của Colombia. Cái chết của ông đã châm ngòi cho một sự bùng nổ - một cuộc nổi dậy của nhân dân, khi nhân dân đứng lên giành công lý... Đám đông quần chúng nhân dân đã đứng lên cầm vũ khí, cảnh sát được huy động để đàn áp, cảnh phá hủy, hoang tàn khắp nơi, có hàng nghìn người chết... Tôi cũng tham gia với người dân; tôi chộp được một khẩu súng trường từ một đồn cảnh sát bị đám đông đạp đổ tan tành. Tôi đã chứng kiến toàn bộ khung cảnh dữ dội của một cuộc cách mạng hoàn toàn tự phát của quần chúng. Có lẽ tôi đã kể khá chi tiết về sự kiện này, ông có thể biết thêm về cuộc nổi dậy qua một cuốn sách của nhà sử học người Colombia Alape 1.

Nhưng tôi có thể khẳng định với ông rằng chính trải nghiệm đó đã giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn rằng tôi phải đứng về phía lý tưởng của nhân dân. Nhưng Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác còn mói chớm nở trong nhận thức của tôi hoàn toàn không liên quan gì đến hành vi của tôi khi ấy - đó hoàn toàn là một phản ứng mang tính tự phát, những thanh niên mang tư tưởng của Martin, chống Chủ nghĩa Đế quốc, chống Chủ nghĩa Thực dân, và ủng hộ nền Dân chủ.

Trong thời gian này, ngay trước đêm xảy ra vụ ám sát Gaitán, tôi đã ở Panama để gặp gỡ những sinh viên vừa là nạn nhân của một sự đàn áp dã man do các lực lượng của Mỹ chiếm đóng khu vực kênh đào gây ra - các sinh viên này đã bị đàn áp bằng súng máy khi họ đang biểu tình đòi thu hồi lại kênh đào. Rất nhiều người chết và bị thương. Tôi còn nhớ một con phố mà chúng tôi đã tuần hành qua, hai bên toàn là những quán rượu, một nhà thổ khổng lồ, dài hàng km. Thậm chí có nhiều thanh niên trẻ phải nhập viện vì trúng đạn, một người bị liệt cả người vì bị đạn bắn trúng cột sống - tôi đã đến thăm cậu ta, lòng tràn ngập niềm khâm phục dành cho những thanh niên quả cảm và anh hùng đó.

Trước đó, tôi đã từng đi qua Venezuela - khi ấy Rómulo Betancourt đang là Tổng thống, ông ta là Chủ tịch Đảng Hành động Dân chủ. Khi ấy ông ta chưa phải là con người như sau này. Cuộc Cách mạng ở Venezuela 2  đã khơi dậy sự ủng hộ và đồng cảm của người dân Cuba. Khi đó Carlos Andres Perez vẫn còn là một thanh niên trẻ tuổi đang làm việc cho tờ báo chính thức của Đảng cầm quyền. Rómulo Gallegos 3, một người khiêm tốn và trung thực, đồng thời cũng một Lãnh tụ chính trị, một nhà văn tên tuổi, mới được bầu làm Tống thống Venezuela. Cho đến ngay trước thời điểm đó, tôi vẫn còn đang tham gia cuộc viễn chinh chống chế độ độc tài Trujillo, một phong trào đấu tranh nhận được sử ủng hộ to lớn từ các lượng lượng tiến bộ khắp Trung Mỹ và vùng Caribe, trong đó tất nhiên phải nhắc đến Đảng Hành động Dân chủ của Betancourt. Năm đó Tổng thống Chavez còn chưa chào đời.

Tại Colombia, Gaitán đã thống nhất được những người mang tư tưởng tự do, ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong các trường đại học. Chúng tôi tiếp xúc với các sinh viên, và thậm chí chúng tôi còn gặp trực tiếp ông ấy, Gaitán, chúng tôi đã gặp ông, và ông quyết định ủng hộ Đại hội Sinh viên châu Mỹ latinh mà chúng tôi đang ấp ủ kế hoạch tổ chức, ông muốn được là người phát biểu khai mạc đại hội này. Những nỗ lực của chúng tôi đã gặp nhau, mặc dù hoàn toàn là do tình cờ, qua việc thành lập lên OAS (Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ) tại Bogota.

Tôi còn nhớ là khi chúng tôi có mặt ở Bogota để tìm cách tổ chức một Liên đoàn Sinh viên châu Mỹ Latinh thống nhất, bên cạnh nhiều công việc khác, chúng tôi còn tuần hành ủng hộ những người Argentina trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền ở quần đảo Malvinas 4, cũng như kêu gọi trao trả độc lập cho Puerto Rico, đấu tranh lật đổ chế độ độc tài của Trujillo, trao trả kênh đào Panama, và đòi các nước châu Âu phải trao trả chủ quyền cho các thuộc địa ở Tây bán cầu. Tất cả đều nằm trong chương trình mà chúng tôi đã vạch ra - một Chương trình hành động chống Chủ nghĩa Đế quốc, chống chế độ độc tài.


---------------------------------------------------------
1. Tháng 9 năm 1981, Castro có cuộc phỏng vấn dài với nhà báo người Colombia, Arturo Alape về kinh nghiệm của Castro trong “Bogotazo”. Xem El Bogotazo: Memorias del olvido, Havana: Casa de las Americas, 1983.

2. Ngày 18 tháng 10 năm 1945, một cuộc đảo chính ở Venezuela diễn ra lật đổ Tổng thống độc tài Isaias Medina Angarita và một Ban lãnh đạo cách mạng được thành lập; Ban này do Romulo Betancourt đứng đầu cho đến ngày 15 tháng 2 năm 1948 khi Romulo Gallegos, chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 12 năm 1947 lên nắm chức Tổng thống. Giai đoạn cách mạng đó chỉ kéo dài đến ngày 24 tháng 11 năm 1948 khi một cuộc đảo chính khác lại nổ ra lật đổ Gallegos.

3. Romulo Gallegos (1844-1969) là một chính khách đồng thời là nhà văn với những tác phẩm như Dona Barbara (1929) và Canaima (1935).

4. Tức quần đảo Falkland Islands.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #49 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 10:42:32 am »

Khi cuộc đảo chính của Batista diễn ra, ngày 10 tháng 3 năm 1952, ông có nghĩ rằng trải qua những cuộc đấu tranh trong trường đại học, kinh nghiệm khi tham gia cuộc viễn chinh Cayo Confites, trải nghiệm trong cuộc nổi dậy “Bogotazo”, cộng với những hoạt động mà ông đã tham gia trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Chính thống, ông có thể đã hình thành được cho mình nhũng viên gạch cơ bản của một Học thuyết Xã hội, một Học thuyết về cách giành chính quyền?

Vào khi đó, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách được xuất bản về các cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Cuba. Khi vào đại học, tôi càng có cơ hội tiếp xúc gần gũi hơn với những tư tưởng và học thuyết kinh tế chính trị và chỉ sau một thời gian ngắn, với những bài luận mà tôi được giao thực hiện qua những khóa học này, tôi đã nhận thực rõ về bản chất và sự vô lý của hệ thống Tư bản Chủ nghĩa.

Sau này, tôi bắt đầu tìm hiểu những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác, như tôi đã kể. Lúc này tôi đã tham gia vào các hoạt động chính trị, nhưng trong năm đầu tiên ở trường đại học tôi chưa thực sự nghiên cứu sâu lắm về môn học mang tên “kinh tế chính trị” - thậm chí tôi còn chưa phải thi hay kiểm tra môn này lần nào. Tôi cũng đã kể rồi đấy, phụ trách giảng dạy môn này là một vị giáo sư cực kỳ khó tính và nghiêm khắc. Tập giáo trình dầy gần 1000 trang in rônêô của ông ấy người khác nhìn vào phải hoa mắt. Khi tôi bắt tay vào nghiên cứu môn học ngày một cách nghiêm túc, tôi bắt đầu tiếp xúc với các học thuyết về luật giá trị và giá trị thặng dư cũng như rất nhiều cách diễn giải về chúng. Đó là thứ kinh tế chính trị được dạy cho con cái của giới tư sản và địa chủ chúng tôi. Và chính từ đây tôi bắt đầu hoài nghi về tính đúng đắn của hệ thống này.

Về sau tôi đã tự mình rút ra kết luận rằng hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa là hết sức phi lý. Và ngay từ trước khi tiếp xúc với những trước tác kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tôi đã là một người Cộng sản không tưởng. Có thể nói một người Cộng sản không tưởng là nhìn thấy những điều xấu xa trong xã hội, như nghèo đói và bất công, thấy được mối mâu thuẫn không thể dung hòa giữa xã hội hiện tại và phát triển, nhưng những ý tưởng cải cách xã hội của anh ta lại xa rời thực tế và không được xây dựng trên cơ sở khoa học hay lịch sử. Và tôi còn có một bộ quy tắc đạo đức mà tôi tự xây dựng cho mình; cần khẳng định rằng những giá trị đạo đức đó cơ bản đều chịu ảnh hưởng từ nhân cách và tấm gương của Marti.

Tôi được hỗ trợ rất nhiều từ cuộc sống của mình, từ cách sống mà tôi lựa chọn, và cách tôi nhìn nhận, đánh giá cuộc sống quanh mình. Trong khi mọi người thi nhau nói về “khủng hoảng thừa” và “khủng hoảng thất nghiệp” cùng những vấn đề khác, dần dần tôi nhận ra rằng hệ thống này có rất nhiều khiếm khuyết không thể khắc phục. Những khóa học về Lịch sử các Học thuyết Xã hội và Pháp chế Lao động, theo các giáo trình được viết hoặc biên soạn bởi những học giả chịu sự ảnh hưởng của phong trào cánh Tả 1, đã giúp tôi hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề này.

Như tôi đã kể, một trong những tác phẩm đầu tiên của Mác mà tôi nghiên cứu là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Tác phẩm ngắn này đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với tôi. Tôi bắt đầu nhìn thấy và hiểu ra rất nhiều điều, bởi vì tôi sinh và lớn lên trong một latifundios rộng mênh mông, bao quanh đó là những latifundios khác rộng không kém, nên tôi hiểu rõ cuộc sống của những người lao động cùng khổ là như thế nào. Tôi đã trải nghiệm thực tế thế nào là Chủ nghĩa Đế quốc, là sự thống trị và chi phối của một chính phủ này với một Chính phủ thối nát và phản động khác. Đảng Chính thống đấu tranh chống tất cả những tàn dư tham nhũng và xấu xa đó. Nhưng ngay từ đầu tôi đã đứng về phe Tả trong Đảng này.

Và từ đó trở đi, tôi bắt đầu nghiến ngấu nghiên cứu các tác phẩm của Mác, càng đọc tôi càng thấy hấp dẫn hơn. Trong lòng tôi, những tình cảm về công lý và những giá trị cao cả khác đã bén rễ rất sâu. Tôi có một niềm căm thù thâm căn cố đế đối với mọi sự bất công và bạo lực. Có thể nói tôi thấy mình đã bị Học thuyết và các tác phẩm của Mác chinh phục hoàn toàn. Dường như tôi đã tự mình đạt được một sự giác ngộ tinh thần về mặt nhận thức chính trị. Có lần tôi đã phát biểu ở đâu đó rằng nếu như chàng Ulysses bị mê hoặc bởi những bài hát du dương của cấc nàng tiên cá, thì tôi cũng bị mê hoặc hoàn toàn bởi những luận điểm đấu tranh đầy tính khoa học và chân lý của Mác. Trước đó tôi đã hình thành những quan điểm mang tính không tưởng và ngây thơ, nhưng một khi đã nghiên cứu Mác, tôi thấy mình đã có nền tảng khoa học vững vàng.

Chủ nghĩa Mác đã dạy tôi cách phân tích và nhận diện bản chất xã hội. Trước đó tôi chẳng khác gì một người mù loay hoay trong khu rừng rậm, không biết đâu là hướng nam hướng bắc cả. Nếu như cuối cùng anh vẫn không thực sự hiểu được bản chất của lịch sử cuộc đấu tranh giai cấp, hoặc ít nhất có được nhận thức rõ ràng rằng xã hội bị phân chia giữa người giàu và người nghèo, giữa người bóc lột và người bị bóc lột, thì anh cũng chẳng khác gì người bị lạc giữa rừng, chẳng biết gì hết.

Trong xã hội mà ông sống khi đó, chắc không có mấy người suy nghĩ giống ông...

Có lẽ đối với nhiều người thì cái xã hội thời đó là điều tự nhiên nhất trên đời, giống như gia đình nơi anh sinh ra và thành phố nơi anh sống. Việc đó nghĩ cũng là bình thường - những thói quen thâm căn cố đế. Suốt cuộc đời chúng ta vẫn quen nghe những chuyện như, “Ông X, ông Y vừa mua một con ngựa mới; ông A, ông B có một bohío 2; và ông này, ông kia vừa mua một đồn điền rộng mênh mông cùng tất cả mọi sản vật trên đó”, tất cả những chuyện đó đều không có gì là lạ. Vì ý thức sở hữu đã trở nên quá phổ biến, tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực của đòi sống xã hội, thậm chí đối với cả con cái của mỗi người. Ý tôi là người ta vẫn nói, con trai của ông X, ông Y, vợ của ông này, ông kia, tất cả đều phải thuộc về một ai đó. Khái niệm sở hữu áp dụng cho tất cả mọi thứ - một con ngựa, chiếc xe tải, trang trại, nhà máy, trường học - tất nhiên là trừ những tài sản công.

Mỗi công dân được sinh ra trong xã hội tư bản đều ngay lập tức bị đắm chìm trong lối suy nghĩ sở hữu. Đối với anh ta, tất cả đều là vật sở hữu, của người này hay người khác, một đôi giày, con cái của anh ta, vợ của anh ta, cũng giống như việc nhà máy này thuộc về ông X, ông Y nào đó với một người quản lý chuyên ban ơn bằng cách bố thí cho anh một công việc nhỏ nào đó, thỉnh thoảng lại vỗ về, an ủi những người dân khốn khổ, nghèo đói và ngu dốt vì không biết đọc, biết viết. Phải nói rằng những nhà tư bản đặc biệt tài giỏi trong việc khai thác môn tâm lý học để thu phục tình cảm của người khác, trong những người Xã hội Chủ nghĩa không mấy khi dùng đến thủ đoạn này. Một nhà quản lý Xã .hội Chủ nghĩa, một nhà điều hành Xã hội Chủ nghĩa coi việc làm việc chăm chỉ, hoàn thành, tốt công việc, là nhiệm vụ của người công nhân, trong khi nhà tư bản biết rằng người công nhân sản xuất ra giá trị thặng dư. Nhiều khi trong thâm tâm nhà tư bản cũng hoàn toàn không ý thức được giá trị thặng dư là gì. Nên anh ta thấy tất cả đều hết sức tự nhiên và bình thường - anh ta tổ chức bộ máy nhân sự, tích lũy một khoản vốn, thành lập một doanh nghiệp, lầm giàu, và cứ thế ngày một ngày lại giàu hơn.

Tôi muốn nói là hồi đó người dân phải sống trong cảnh phục tùng và thua thiệt, chấp nhận tình cảnh thua thiệt và hèn kém của mình đến nỗi mà họ chỉ còn biết trông chờ, với tất cả niềm tin tưởng và lòng ngưỡng mộ, vào một trong những chính trị gia nào đó, chỉ vì họ biết rằng ông ta là người giàu nhất, và cũng là kẻ thối nát nhất, trên thế giới!

Phải mãi đến khi tôi bắt đầu tự hình thành những Học thuyết của riêng mình về xã hội - đó là giai đoạn tôi chuyên tâm vào nghiên cứu kinh tế chính trị - tôi mới biết rằng có một người tên là Các Mác, và có học thuyết được gọi là Chủ nghĩa Xã hội, và rồi có những người theo đường lối Mác-xít, về Chủ nghĩa Cộng sản, và những người không tưởng. Đó cũng là khi tôi nhận ra rằng tôi cũng là một người theo Chủ nghĩa Xã hội không tưởng, ông thấy không?



---------------------------------------------------------
1. Khoá học về lịch sử các học thuyết xã hội do Raul Roa Garcia trình bày, phần nội dung cũng do ông viết. Roa (1907-1982) là nhà trí thức và nhà văn có liên quan mật thiết với phong trào sinh viên nổi dậy chống Machado. Trong thời kỳ độc tài Batista, ông buộc phải rời khỏi Cuba. Trong rất nhiều năm, Roa là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng, và ở vị trí đó, ông nổi tiếng với biệt danh “Bộ trưởng danh giá” vì ông bảo vệ nhiệt thành chính sách đối ngoại của Cuba. Nội dung Luật lao động, cũng là một phần trong chương trình giảng dạy ở trường luật được viết bởi Aureliano Sanchez Arango, Bộ trưởng Giáo dục dưới thời Chính phủ của Prio Socarras sau đó bị lật đổ bởi Chibas. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2.   Bohio nhìn chung là một kiểu nhà làm bằng gỗ, tường trát đất và mái lợp bằng lá cọ, là kiểu nhà đặc trưng của ngưòi nông dân nghèo Cuba cho đến hồi giữa thế kỷ trước.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2013, 10:51:43 am gửi bởi hoi_ls » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM