Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:03:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92478 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #270 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:26:09 pm »

Ông sẽ nói gì với những người từng là bạn của Cuba, nhưng rồi sau đó vì có quá nhiều lời phê bình cuộc Cách mạng này mà tỏ ra nghi ngờ (người Cuba), hoặc thậm chí lên án Cuba?

Tôi sẽ nói với những người nghi ngờ, thậm chí kết án chúng tôi vì họ có cách nghĩ khác, rằng họ nên suy nghĩ kỹ đến khả năng của một hòn đảo nhỏ này, trong gần nửa thế kỷ qua đã phải kháng cự lại những cuộc tấn công liên tục của một nước đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Chúng tôi không thể làm được điều đó nếu không dựa trên cơ sở những nguyên tắc, những ý tưởng tốt đẹp và trên cơ sớ đạo đức. Đó là cách duy nhất.

Chúng tôi tin tưởng vào con người, vào khả năng tiếp thu những nguyên tắc đạo đức, lương tâm và khả năng người đó sẵn sàng hy sinh.. (Hy sinh) ngay cả khi sự hy sinh của họ là để cống hiến cho một sự nghiệp xấu xa, bởi vì trong thế chiến thứ nhất, người ta chứng kiến những trận đánh như Marne, Verdun, có sự tham gia của cả những người lao động bởi vì họ nghe theo lời quốc ca quá đẹp đẽ của nước Pháp, nghe theo biểu tượng trên lá quốc kỳ của nước Pháp... Người ta ra trận và chết hàng loạt vì những biểu tượng đó, họ cho rằng đó là những thứ mà họ đáng bỏ mạng sống của mình ra hy sinh, trong khi thực ra họ đang hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ quyền lợi của nước đế quốc, bọn tư bản kếch sù, những cường quốc đi xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi, châu Á và rất nhiều nơi trên thế giới.

Trong lịch sử đã có rất nhiều người chết vì những giá trị, niềm vinh quang mà họ tôn thờ. Có ai đó đã gieo những ý tưởng đó vào đầu họ. Ý tôi muốn nói rằng đó là việc truyền bá những giá trị tốt nhất trên tinh thần nhân đạo, công bằng, bác ái.

Như tôi đã nói, tôi rất thích những khẩu hiệu trong cuộc Cách mạng Pháp đó: “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đó có thể coi là sự tiên đoán những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Ngày nay, trên thế giới này, người ta không hề có cơ hội được đề cập đến cho dù chỉ là một trong ba khẩu hiệu đó - thậm chí không hề có tự do nếu nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới, ở Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an, nếu nhìn cách nước Mỹ thống trị tất cả. Cũng không hề có bình đẳng giữa con người với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Bác ái thì càng khó đề cập hơn - rất khó có thể tưởng tượng được rằng tình bác ái lại có thể vượt lên được những thứ khác trên thế giới này. Nhưng tự do, bình đẳng, bác ái sẽ chiến thắng, bởi vì đó là nguồn cảm hứng đang trỗi dậy rất mạnh mẽ ở tất cả mọi nơi.

Và đó cũng chính là lý do tại sao tôi nói rằng vai trò của các nhà trí thức là vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ có những người có trình độ tri thức nhất định, những người mà chúng ta gọi là người lao động trí óc, các giáo sư, những người sẽ tổ chức ra được các phong trào lớn mạnh trên mạng Internet, chẳng hạn như trước khi xảy ra cuộc chiến I-rắc, hay những phong trào xuất hiện trước Diễn đàn xã hội thế giới ở Porto Alegre, hay hoạt động biểu tình phản đối diễn ra ở Seatle 1 và rất nhiều nơi khác trên thế giới. Những hoạt động như vậy đã bắt đầu làm khiếp sợ các ông chủ của thế giới.

Tôi tin chắc rằng, sẽ không ai có thể dựng lên được một chế độ theo kiểu phát xít ở nước Mỹ bởi vì còn có truyền thống, còn có các giá trị đạo đức, các định chế... Nói chung, khi làm bất cứ việc gì người Mỹ đều cho rằng họ đang đúng; chính vì vậy việc đầu tiên mà bọn cầm đầu làm đó là lừa dối họ. Nhưng như Lincoln đã nói, người ta có thể lừa dối mãi mãi một nhóm người, hoặc lừa dối tất cả mọi người trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng người ta không thể lừa dối mãi mãi tất cả mọi người.

Chúng tôi coi mình là những con người may mắn vì còn nhận ra rằng thái độ thù hằn và bất công không phải là những loại vũ khí chính trị. Có các loại vũ khí chính trị, và chúng tôi đã nhận ra rằng thứ vũ khí chính trị lợi hại nhất chính là các nguyên tắc.

Cuba gần đây đã bổ sung hiến pháp quy định Chủ nghĩa xã hội là lựa chọn...

Lựa chọn tất yếu.

Ông có cho rằng việc ghi điều đó vào hiến pháp là đủ để bảo đảm cho sự tồn tại vĩnh viễn của Chủ nghĩa xã hội ở Cuba?

Không. Nhưng chúng tôi có lý do để làm như vậy. Đó là vì vào ngày 20 tháng 5 năm 2002, Bush yêu cầu Cuba thay đổi hệ thống chính trị và xã hội của mình, yêu cầu chúng tôi chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, theo mô hình dân chủ giống như ở Nicaragua, hay một vài nước khác, tôi không muốn kể tên cụ thể. Và ngay lập tức đất nước này đã có câu trả lời. Một phong trào rộng khắp của nhân dân đã kéo dài hai tháng. Các cuộc tuần hành lớn được tổ chức và người dân đưa ra yêu cầu với Quốc hội, điều này tôi đã nói với ông rồi, 8 triệu người ký tên, đó là những chữ ký thật, ngoại trừ những người có vấn đề về mắt hoặc tai, tất cả những ai muốn ký thì đều đã ký vào bản đề nghị đó. 8 triệu chữ ký! Ngoài ra còn có rất nhiều người khác đứng lên phản đối, bởi vì, nếu một người không thuộc khu vực bầu cử của mình thì họ sẽ không được ký vào bản đề nghị của khu vực. Ví dụ, những người Santiago sống ở tỉnh khác sẽ không được ký vào bản đề nghị ở nơi mà họ sinh sống, vì vậy đã xảy ra những cuộc tranh cãi lớn, rất nhiều người nói, “Tôi muốn được ký!”. Bởi vì, nếu bầu cử đại biểu quốc hội thì người ta có thể bầu ở những nơi mình không đăng ký hộ khẩu, nhưng lần này thì chúng tôi quyết định là họ không được ký ở nơi đó.

Những người muốn được ký đã tranh cãi rất nhiều - cuộc tranh cãi kéo dài 4 ngày liền - vì họ không hiểu tại sao mình lại không được ký. Trong số đó có cả những đại sứ đang công tác ở nước ngoài, người đang đi làm việc, người đang đi du lịch - chúng tôi không thể thống kê được là có bao nhiêu nghìn người không được ký vì họ không ở nơi mình đăng ký cư trú.

Như vậy đấy, tôi sẽ giải thích với ông. Vì người ta yêu cầu thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa ở hòn đảo này, nên chúng tôi đã tổ chức đánh một cuộc chiến lớn với tư cách là những người đại diện của hệ thống Chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên chúng tôi cử ra đại diện của tất cả các tổ chức quần chúng, họ bàn bạc rất kỹ từng câu trả lời một, và hàng triệu con người kia đều thống nhất ủng hộ cách làm này.

Sẽ có người phân vân thắc mắc không hiểu vì sao bản chất Chủ nghĩa xã hội của cuộc Cách mạng này lại không thể khác được. Tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi được. Hiến pháp chúng tôi quy định cách thức Quốc hội điều chỉnh nội dung hiến pháp; với quyền lực hiến pháp của mình, Quốc hội có thể thông qua một nội dung điều chỉnh mà không bị giới hạn đó là sự điều chỉnh gì - tất nhiên là phải tuân thủ các thủ tục nhất định. Và chúng tôi quyết định tuyên bố bản chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng này là không thể khác được. Điều đó có ý nghĩa gì? Có nghĩa là để thay đổi bản chất Xã hội chủ nghĩa đó cần phải có một nghị quyết - hoặc thậm chí là một phản nghị quyết. Phải có một nghị quyết, và để có được nghị quyết đó không phải là việc làm dễ dàng khi nhân dân của đất nước này rất đoàn kết và đều là những con người có học. Đó cũng là lời đáp trả đích đáng cho yêu cầu của Bush ở nước Mỹ bên kia. Sự thực hiện tại là như vậy.

Và điều đó cũng có nghĩa là kẻ thù của Cách mạng hoàn toàn có thể chiếm lĩnh chính phủ này một cách hợp pháp - về lý thuyết, vẫn có khả năng họ vào được Quốc hội và chiếm đa số, nếu người dân bầu cử cho họ và... Ý tôi là, thông qua bầu cử, họ có khả năng chiếm được quyền. Như vậy, mặc dù có quy định “không thể khác được” kia, họ vẫn có thể chiếm được quyền lực, và khi đã nắm quyền lực trong tay, họ có thể vận động để thông qua một bản phản nghị quyết bằng các công cụ pháp lý. Sau khi làm được như vậy, bọn họ sẽ làm điều tương tự như chúng tôi, thu thập hàng triệu chữ ký - việc mà bọn họ sẽ không bao giờ làm được - và tuyên bố bằng nghị quyết, thay đổi bản chất Chủ nghĩa xã hội ở hòn đảo này bằng một nghị quyết.

Tôi nói “phản nghị quyết” là bởi vì họ sẽ phải có quyền lực mới đưa ra được nghị quyết, và quyền lực đó không phải dùng sức mạnh để chiếm lĩnh; theo quy định của hệ thống bầu cử của chúng tôi thì họ hoàn toàn có thể chiếm quyền lực cùng với những cơ chế pháp lý đang tồn tại hiện hành, trong đó có cơ chế quy định thủ tục bầu cử. Khi chúng tôi viết - không thể khác được - thì điều đó có nghĩa là không thể khác được. Và nó cũng có nghĩa rằng ngay cả Hội đồng lập hiến cũng không thể thay đổi được. Đó là sự thay đổi hiến pháp.

Vậy đó, họ (đối thủ hay kẻ thù) có thể sửa đổi điều đó thông qua bầu cử. Họ có thể chiếm được quyền lực - việc đó còn là chặng đường rất dài phía trước - nhưng cả hai việc này đều không hề dễ dàng.

----------------------------------------------------------
1. Chống Tổ chức thương mại thế giới, năm 1999.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #271 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:46:50 pm »

Ông có lạc quan về tương lai của Cuba không?

Tôi có thể nói với ông một điều: Đó là chúng tôi rất lạc quan; chúng tôi biết số phận của mình như thế nào: rất khó khăn, nhưng cũng rất anh dũng và vinh quang. Đất nước này sẽ không bao giờ bị đánh bại, đó là điều tôi muốn nói. Đất nước này sẽ đạt những tầm cao tri thức, văn hoá, nếu ông coi đó như một cuộc chạy đua marathon, dẫn trước rất nhiều nước khác trên thế giới nhiều vòng chạy, và tôi nói điều này không hề trên quan điểm của chủ nghĩa Sô-vanh. Tôi phản đối chủ nghĩa Sô-vanh - tôi thích phê bình, liên tục phê bình. Mỗi khi nhắc đến những gì chúng tôi đã làm được, tôi lại cảm thấy bối rối, xấu hổ vì chúng tôi đã không làm được nhiều hơn; mỗi khi chúng tôi phát hiện ra điều gì đó, tôi lại thấy bối rối và xấu hổ vì chung tôi đã không phát hiện ra sớm hơn; mỗi khi tranh thủ được lợi thế mà những khả năng mói mang lại, tôi lại thấy buồn vì đã không biết cách tranh thủ lợi thế đó sớm hơn. Nhưng dù sao bây giờ thì chúng tôi cũng đã tích luỹ được những kinh nghiệm cho riêng mình.

Tôi có thể khẳng định với ông rằng, xã hội này đang ngày càng có văn hoá hơn, trình độ tri thức ngày càng cao hơn, đang tiến lên phía trước với tốc độ cao hơn, cao hơn bao giờ hết, và cái đích tiến tới sẽ là việc nhân rộng tri thức trên tất cả các lĩnh vực: triết lý, chính trị, lịch sử, khoa học, nghệ thuật... Tất cả mọi thứ đang tiến lên phía trước bởi vì trong những năm gần đây, chúng tôi đã ý thức được những tiềm năng mà khoa học công nghệ hiện đại có thể mang lại trong việc nhân rộng khả năng tri thức.    

Ví dụ như việc sử dụng radio, các chương trình phát trên truyền hình dạy người dân cách đọc, cách viết, hay những tấm pin mặt trời để cung cấp điện liên tục cho tất cả các vùng xa xôi ở nông thôn, để mỗi đồng xu chúng tôi bỏ ra đều có thể mang kiến thức, văn hoá, việc dạy học thông qua truyền hình đến với mọi miền.

Thờ ơ là căn nguyên của rất nhiều những yếu kém. Tri thức sẽ là bạn đồng hành của mọi quốc gia khao khát, bất chấp những thảm hoạ và những khó khăn mà họ phải đối mặt, muốn được giải phóng, muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho chính mình. Tôi trích dẫn những ví dụ này, nhưng thực tế những tiềm năng mà chúng tôi phát hiện ra còn đi xa hơn sức tưởng tượng của người ta rất nhiều; và điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng tôi, trong tầm tay của một dân tộc đoàn kết, một đất nước đoàn kết.

Ông đang có một số hoạt động vào thời gian này. Lần trước cuộc nói chuyện của chúng ta diễn ra rất muộn, qua cả nửa đêm mặc dù việc đó có thể đã làm ông rất mệt mỏi...

Ngoài những công việc thường lệ, cuối ngày tôi còn có hai nhiệm vụ quan trọng đó là: phát biểu trên truyền hình và gặp gỡ các đồng chí chuẩn bị đi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế quan trọng. Hai công việc quan trọng. Chính vì vậy tôi bắt đầu cuộc nói chuyện hơi muộn, nhưng rất vui.

Ông vẫn tiếp tục làm việc những ngày dài căng thẳng, và ngày 13 tháng 8 năm 2005 đã là sinh nhật lần thứ 79 của ông. Tôi muốn hỏi - tình hình sức khoẻ của ông thế nào?

Tôi vẫn khoẻ, nói chung là tôi vẫn khoẻ; điều quan trọng hơn cả là tôi vẫn cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết, tôi vẫn rất nhiệt tình với tất cả mọi việc. Tôi cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần. Thói quen luyện tập đã giúp tôi có được thành quả này; theo tôi, luyện tập thân thể không chỉ tốt cho cơ bắp mà còn tốt cho cả tinh thần, vì luyện tập sẽ làm máu lưu thông nhiều hơn, cung cấp ô xy tới tất cả các tế bào, cả tế bào não.

Ngày 23 tháng 6 năm 2001, ông đã bị ngất trong khi đang diễn thuyết trước công chúng, và ngày 20 tháng 10 năm 2004, ông cũng bị đột quy trước mắt công chúng và bị gãy xương đầu gối. Ông bình phục như thế nào trước những tai nạn như vậy?

Phải nói là, cũng như mọi khi, có rất nhiều lời đồn đại liên quan đến chuyện đó. Đúng là ngày 23 tháng 6 năm 2001, ở El Cotorro, tỉnh lân cận với Havana, hôm đó trời rất nóng, trong khi đang đọc bài diễn văn kéo dài tới hon 3 giờ đồng hồ được phát trực tiếp trên truyền hình, tôi có bị ngất nhẹ. Chuyện đó hoàn toàn có thể bỏ qua được. Đó chỉ là lần tôi bị ngất nhẹ và thời gian kéo dài cũng không quá vài phút - chỉ vì trời quá nóng và nắng gay gắt. Chỉ vài giờ sau đó, bọn người ở Miami đã tổ chức ăn mừng - và thật ngạc nhiên khi bọn họ lại nhìn thấy tôi xuất hiện trên truyền hình trực tiếp giải thích với người dân thực sự chuyện gì đã xảy ra. Chuyện đó không có gì là lớn cả. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai phải đứng lâu như vậy dưới trời nắng nóng.

Thế còn lần ông bị ngất ở Santa Clara?

Chuyện xảy ra ngày 20 tháng 10 năm 2004, ngay ngày hôm sau tôi đã viết một bức thư gửi cho người dân Cuba. Cuối bài phát biểu ở Santa Clara hôm đó, tôi bị trượt chân và ngã. Một vài hãng thông tấn và các phưong tiện thông tin đại chúng khác đã đưa ra những lời giải thích khác nhau về nguyên nhân vụ tai nạn đó. Với tư cách là người trực tiếp có liên quan, tôi sẽ giải thích chính xác những gì xảy ra hôm đó 1.

Tôi đã hoàn thành xong bài diễn văn - lúc đó khoảng mười giờ đêm. Có vài đồng chí đến bên bục bắt tay tôi. Chúng tôi đứng đó vài phút sau đó cùng bước xuống những bậc thang gỗ được dựng lên để bước lên sân khấu. Tôi đi quay trở lại chỗ ngồi mà người ta phân công cho tôi trước khi lên phát biểu, và tôi đang đi dọc theo một gờ hè làm bằng đá granite ngước nhìn lên và chào những người đã mời tôi đến tham dự.

Khi bước đến khu vực trải bê tông, cách hàng ghế đầu khoảng 15 đến 20 yard (13 - 18m), tôi không nhận ra là có gờ hè làm bằng đá granite đó. Khi bước chân trái ra, chỗ đó không còn gờ hè nữa, và chân tôi mất điểm tựa, quy luật sức hút mà Newton phát hiện ra từ rất lâu rồi, kết hợp với hướng đi khiến người tôi lao về phía trước và ngã xuống vỉa hè, chỉ trong một tích tắc. Theo bản năng tôi giơ tay ra chống, nếu không mặt và đầu tôi đã đập xuống vỉa hè.

Đó là lỗi của tôi. Cảm xúc kết hợp với hứng sáng tạo và chủ nghĩa tượng trưng 2 khiến tôi sơ xuất. Khoảng 11 giờ đêm hôm đó người ta đưa tôi trở lại Havana trên xe cứu thương và cáng. Thuốc giảm đau khiến cơn đau của tôi dịu bớt hơn.

Tôi còn nhớ Tổng thống Hugo Chavez gọi điện ngay khi nghe tin về sự kiện đó. Ông ấy yêu cầu được nói chuyện với tôi, và chúng tôi đã nói chuyện với nhau qua điện thoại di động.

Chúng tôi quay về Cung điện Cách mạng (ở Havana) và người ta cấp cứu cho tôi ngay ở đó. Các bác sĩ khẳng định, đầu gối trái và phần trên cánh tay phải của tôi có vấn đề vì có một vết rạn nhỏ ở xương cánh tay. Xương đầu gối của tôi bị vỡ thành tám mảnh. Các chuyên gia và tôi đồng ý phẫu thuật đầu gối trái và cố định cánh tay phải bằng băng đeo.

Cuộc phẫu thuật của tôi kéo dài 3 giờ 15 phút. Các bác sĩ phẫu thuật đặt các mảnh vỡ vào đúng vị trí, sau đó dùng một sợi thép không gỉ ghép lại với nhau. Họ làm việc như những người thợ kim hoàn và thợ đồng hồ.

Tôi yêu cầu các bác sĩ không được cho tôi dùng thuốc an thần, và họ dùng biện pháp gây tê dọc theo cột sống để bộ phận cơ thể bên dưới của tôi mất cảm giác nhưng các bộ phận khác thì không bị ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh đó, tôi cần phải tránh gây tê toàn thân để còn giải quyết những vấn đề quan trọng phát sinh. Vì vậy, trong suốt thời gian điều trị, tôi vẫn tiếp nhận thông tin và ra chỉ thị giải quyết những vấn đề phát sinh do tai nạn không mong muốn đó mang lại.

Khi việc phẫu thuật đã xong, các bác sĩ cố định chân trái tôi bằng khuôn đúc, cánh tay phải của tôi cũng được điều trị theo phương pháp như vậy.

Quá trình hồi phục khá nhanh; từ đó đến nay tôi đã đi bơi và vận động rất nhiều để khôi phục hoạt động bình thường của chân và tay. Tôi không hề cách ly các vấn đề của đất nước cho dù là một giây. Và đây, ông thấy đấy - tôi vẫn đang đi lại, tôi vẫn sống một cuộc sống bình thường mà không hề gặp rắc rối gì cả 3.

---------------------------------------------------------
1. Lời giải thích sau đó của Castro bằng tiếng Tây Ban Nha được đưa nguyên văn trên tờ Granma số 22 tháng 10 năm 2004 với tiêu đề “Lá thư cửa đồng chí Castro gửi đồng bào cả nước”.

2. Lần đột quỵ này xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp ra trường của tất cả các giáo viên dạy nghệ thuật mà Fidel Castro rất tự hào. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 30.000 người ở Plaza Ernesto Che Guevara ở Santa Clara. Sự kiện này giải thích những câu từ khác lạ mà Fidel Castro sử dụng ở đây.

3. Cuối tháng 7 năm 2006, Fidel Castro buộc phải tiến hành phẫu thuật vì chảy máu ruột. Vì vậy, ngày 31 tháng 7, ông phải tuyên bố do cần phải kéo dài giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật nên ông tạm thời chuyển giao trách nhiệm là ngưòi đứng đầu nhà nước cho người thay thế hợp hiến: Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng nhà nước Raul Castro Ruz. Vào thời điểm chú thích này được viết, đầu tháng 11 năm 2006, để bổ sung vào lần tái bản thứ ba của cuốn sách, Fidel Castro đang phục hồi sức khoẻ rất tốt, và thực ra đã làm việc với cường độ vừa phải để xem lại các tư liệu cho lần tái bản thứ hai, và lần tái bán thứ ba này của cuốn sách. (Chú thích của biên tập viên người Cuba).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #272 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:49:52 pm »

Tiếp tục chủ đề này, tôi muốn hỏi ông một câu hỏi liên quan đến tương lai. Ông đã bao giờ nghĩ đến chuyện nghỉ hưu chưa?

Thời gian trôi và sức lực của con người rồi cũng phải cạn kiệt. Nhưng tôi sẽ nói với ông những gì mà tôi đã nói với các đông chí của tôi ở Quốc hội ngày 6 tháng 3 năm 2003 khi họ bầu tôi làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Tôi nói với họ: “Bây giờ thì tôi thấy rằng số mệnh của tôi không phải là để xuất hiện trên thế giới này rồi nghỉ ngơi vào cuối đời”. Và tôi hứa sẽ đồng hành cùng với họ, nếu họ muốn như vậy, nếu cần thiết - miễn là tôi còn cảm thấy mình có ích. Không hơn một phút cũng không kém một giây.

Mỗi năm tôi lại cống hiến nhiều thời gian hon cho Cách mạng tôi nghĩ như vậy; tôi quan tâm đến Cách mạng nhiều hơn vì người có càng nhiều kinh nghiệm thì càng suy nghĩ nhiều hơn, sâu sắc hơn. Plato nói trong cuốn The Republic (Nền Cộng hoà) rằng độ tuổi lý tưởng để nắm giữ các vị trí lãnh đạo là sau 55. Theo cách hiểu của tôi thì ông ấy nói như vậy có nghĩa là độ tuổi lý tưởng đó phải là 60. Và tôi nghĩ 60 tuổi ở thời đại của Plato phải tương đương với 80 tuổi ngày nay...

Ông hỏi tôi sẽ tiếp tục làm việc đến bao giờ. Tôi sẽ nói với ông sự thực - Quốc hội phải đại diện cho cả nước quyết định điều đó; nhân dân Cuba mới là người quyết định.

Tháng 11 năm 2005, CIA tuyên bô ông bị bệnh Parkinson. Ông có bình luận gì về thông tin đó?

Họ đang mong muốn một sự kiện hoàn toàn tự nhiên, hợp logic, đó là cái chết của mỗi người. Trong trường hợp này, họ đã dành cho tôi một vinh dự đó là được tự nghĩ về mình. Đó chắc chắn phải là lời thú nhận những gì mà họ đã không làm được trong rất nhiều năm nay: Đó là ám sát tôi. Nếu là con người tự đắc thì hẳn là tôi sẽ rất tự hào nghe tin bọn con nít đó nói bọn chúng phải chờ cho đến khi tôi chết. Mỗi ngày bọn chúng lại nghĩ ra một chuyện - Castro mắc bệnh này, Castro mắc bệnh kia. Và lần gần đây nhất họ nói rằng tôi bị bệnh Parkinson. CIA nói họ phát hiện ra tôi bị bệnh Parkinson. Cho dù tôi có bị Parkinson thật thì điều đó cũng không quan trọng. Giáo hoàng John Paul II cũng bị Parkinson nhưng ông ấy vẫn đi khắp nơi trên thế giới trong rất nhiều năm - ông ấy có sức mạnh ý chí rất lớn.

Như tôi đã nói, tôi bị ngã rất nặng, và bây giờ cánh tay tôi đang hồi phục, sức khoẻ của tôi cũng đang hồi phục. Kết quả chụp X quang cho thấy trong phần xương vai và phần xương cánh tay trên của tôi có hai vết máu. Tôi không bị đập đầu xuống - nếu bị đập đầu thì có lẽ tôi sẽ không ở đây ngày hôm nay. Bọn người “đã giết” tôi trong rất nhiều năm nay có lẽ đã rất vui mừng, nhưng thực tế thì bọn chúng lại gặp hết nỗi thất vọng này đến thất vọng khác.

Tôi phải cảm ơn hoàn cảnh đã khiến tôi bị gãy tay vì chính điều đó đã khiến tôi phải nghiêm khắc hơn với chính mình. Tôi cảm thấy khoẻ hơn bao giờ hết; tôi nghiêm khắc hơn với mình và tôi tập thể dục nhiều hơn. Tôi cũng phải cố gắng để đầu gối phục hồi, để phần xương đầu gối của tôi hoạt động bình thường. Tôi đã nỗ lực rất nhiều và bây giờ tôi vẫn đang cố gắng. Tôi nhận ra rằng, tôi phải tập thế dục cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi không hề chủ quan với bất kỳ việc gì, tôi cương quyết hơn bao giờ hết trong vấn đề ăn uống, tôi ăn những gì nên ăn và không ăn cho dù là một miếng những gì tôi không nên ăn.

Khi tập thể dục, tôi phải vận động cơ cánh tay ngày càng mạnh hơn. Có bao nhiêu người tôi đã từng bắt tay rồi? Hàng nghìn người! Có những người như muốn kéo rời cả cánh tay của tôi ra. Tôi không thể mạnh tay bằng họ.. Nhưng vẫn phải làm như người ta làm - khi bắt tay người ta xiết chặt để người kia thấy rằng họ rất khoẻ về cơ bắp, cơ bắp của họ rắn như thép. Mỗi lần bắt tay ai đó, tôi cũng làm như vậy.

Ông luôn mang theo súng bên người, nhưng vì hậu quả của vụ ngã đó, tôi nghĩ ông không còn sử dụng được cánh tay phải nữa và cũng sẽ không sử dụng được súng nữa. Việc đó có lầm ông lo lắng không?

Vì CIA luôn tìm cách ám sát tôi cho nên trong mọi hoàn cảnh tôi đều phải mang theo súng bên người và sẵn sàng sử dụng. Tôi đã thực hiện nguyên tắc đó từ rất lâu. Tôi có khẩu Browning 15 và đã sử dụng rất nhiều. Tôi bắn rất tốt, và thật may là tôi còn sống đến ngày nay. Tôi không hề sợ kẻ thù bất luận là trong trường hợp nào. Điều đầu tiên tôi muốn biết là liệu cánh tay phải của tôi có phục hồi đủ sức mạnh để cầm khẩu súng mà tôi luôn mang theo mình hay không. Tôi cầm băng đạn lên, tra vào ổ súng, khoá chốt an toàn, sau đó lại mở chốt an toàn, tháo băng đạn ra, lấy đạn ra khỏi băng và nói với chính mình, “Được, tôi vẫn sử dụng được”. Đó là những gì tôi đã làm ngay ngày hôm sau vụ tai nạn. Tôi cảm thấy mình vẫn còn đủ sức mạnh để bắn.

Ngay hôm sau vụ tai nạn, người ta đưa tôi đến bệnh viện, họ đưa tôi đi, tôi không phản đối nhưng tôi biết tất cả mọi việc họ đang làm, họ phải bàn bạc việc phẫu thuật với tôi. Bởi vì nếu tôi cảm thấy tôi không đáp ứng đủ điều kiện để làm việc gì đó, tôi sẽ gọi cho Đảng và nói, “Tôi cảm thấy mình không đủ điều kiện”. Chính vì vậy, tôi đã phê bình một số bác sĩ vì họ đã quá nghiêm trọng hoá một số vấn đề. Với cánh tay của tôi thì tôi muốn nó tự hồi phục. Còn nguy hiểm hơn nếu phải phẫu thuật. Với một người 20 hay 25 tuổi thì họ có thể làm như vậy. Nhưng với tôi thì tôi nhất định nói, “Bằng tất cả lời nói và hành động, tôi sẽ không tham gia vị trí phát bóng trong giải vô địch bóng chày sắp tới, hay tôi cũng không tham gia các môn thi Olympic”. Ý tôi muốn nói là tôi phải làm những việc mà tôi cho là đúng đắn.

Nếu tôi cảm thấy mình không còn đủ điều kiện để đảm đương trách nhiệm, tôi sẽ nói, “Vì tất cả những gì đã xảy ra với tôi - xin hãy cho người khác tiếp quản, nắm giữ vai trò lãnh đạo, tôi không thể đảm đương đuợc trong hoàn cảnh này”. Nếu tôi phải chết, tôi sẽ chết. Nếu tôi không chết, tôi sẽ phục hồi khả năng thân thể của mình và rồi tôi sẽ lại đảm đương vị trí lãnh đạo. Tôi sẽ tránh sang bên nếu các đồng chí của tôi nói rằng đó là điều tốt nhất, hữu hiệu nhất cần phải làm, hay tôi đang gây hại cho đất nước. Dù sao, một người có kinh nghiệm...

Tôi đã phải lo lắng rất nhiều chuyện vào thời điểm đó. Tôi sẽ không nói cụ thể chúng tôi đã áp dụng những biện pháp gì. Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp, đã chuẩn bị các phương án để không bị bất ngờ, và đất nước chúng tôi phải biết chính xác sẽ làm gì trong mọi hoàn cảnh. Bọn kẻ thù của chúng tôi không nên lừa dối chính mình; ngày mai tôi chết, nhưng ảnh hưởng của tõi thì có thể còn mạnh mẽ hơn lúc tôi còn sống. Có lần tôi đã nói, khi tôi thực sự qua đời, sẽ không ai tin đó là sự thực. Có thể tôi sẽ được đưa đi như El Cid - sau khi ông ấy chết, cấp dưới của ông ấy vẫn đưa ông ấy lên ngựa chở đi như khi còn sống và họ đã giành chiến thắng.

Trong một sô bài phát biểu và phỏng vấn, chính ông đã nhắc đến vấn đề kế nhiệm - điều gì sẽ xảy ra ở Cuba khi ông không còn lãnh đạo đất nước, ông thấy tuơng lai của Cuba sẽ như thế nào nếu không có Fidel Castro?

Tôi sẽ cố gắng nói ngắn gọn về việc này. Tôi đã nói với ông về những kế hoạch của tôi khi tình hình sức khoẻ ngày càng suy giảm. Trước đây, vai trò của tôi có ý nghĩa quyết định hơn rất nhiều bởi vì chúng tôi phải trải qua cuộc chiến của các ý tưởng, chúng tôi phải thuyết phục rất nhiều người. Có cả tình trạng thành kiến về chủng tộc, thành kiến chống lại xã hội, tất cả các hiện tượng xấu đó tồn tại trong một thời gian dài.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #273 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:52:24 pm »

Ý ông nói là trong một thời gian dài ông đã nghĩ đến kết cục là ông sẽ bị ám sát, và ông phải nghĩ đến những gì có thể xảy ra... ?

Bây giờ thì ông đã hỏi tôi về chuyện người kế nhiệm rồi còn gì.

Đúng, đó chính là điều tôi đang muốn hỏi - chuyện người kế nhiệm.

Ngày trước, với những kế hoạch ám sát lúc nào cũng rình rập bên tôi, tôi đã có vai trò quyết định mà ngày nay tôi không có được. Nhưng bây giờ thì có thể tôi được nhân dân tin tưởng hơn bao giờ hết.

Như tôi đã nói, chúng tôi nghiên cứu tất cả xu hướng công luận. Có thể ví như chúng tôi dùng kính hiển vi để quan sát tình hình dư luận. Tôi có thể nói với ông tình hình dư luận ở Havana, hay ở các nơi khác trên đất nước này, tôi có thể nói với ông tất cả các luồng dư luận, thậm chí cả những ý kiến trái ngược. Đại đa số các luồng dư luận đều tích cực.

Mức độ uy tín của chúng tôi, sau 46 năm liên tục chiến đấu và gặt hái kinh nghiệm, cao hơn trước rất nhiều. Đó là uy tín của những người đã tham gia chiến đấu, đã lật đổ chế độ độc tài mang lại nền độc lập cho đất nước này.

Một đặc quyền khác: Đó là tuổi tác. Cũng có thể có rủi ro bởi vì một người được sinh ra, bị kết án tử hình khi còn trẻ, hay qua đời vì những nguyên nhân tự nhiên, hoặc bị ám sát. Nhưng ở đây thì cả hai trường hợp đó đều không xảy ra.

Việc chúng tôi tích lũy được kinh nghiệm không phải là phẩm chất gì lớn lao cả. Nếu có phẩm chất gì thì đó là vì chúng tôi luôn trung thành với những tư tưởng và nguyên tắc, không cho phép mình tự mãn với quyền lực, không lạm dụng quyền lực - việc rất thường xuyên xảy ra ở con người.

Tất nhiên là tôi ý thức được âm mưu ám sát mình, vì vậy tôi đã nghĩ đến người thay thế tôi, và rất tự nhiên.. Raul được coi là người quyết liệt hơn tôi. Ý tôi muốn nói là, tôi không cho rằng cậu ta quyết liệt hơn tôi, mặc dù tôi công nhận là cậu ta quyết liệt ngang với tôi. Nhưng vì cậu ta đã từng tham gia Hội những người cộng sản trẻ nên người ta coi Raul lầ người quyết liệt hơn tôi. Tôi biết là người dân lo ngại. Đó cũng là lẽ tự nhiên.

Hơn nữa, tôi nghĩ người có quyền lực nhất, có kinh nghiệm nhất và có khả năng nhất trong việc thay thế tôi gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước chính là Raul. Tôi đã kể với ông chuyện cậu ấy bị cầm tù ở Moncada và cậu ấy đã làm thay đổi tình hình thế nào, đã tổ chức lại đội quân chia tách ra Mặt trận thứ hai đó như thế nào và đã hoàn thành rất tốt vai trò là người chỉ huy quân sự và một chính khách như thế nào. Sau này, khi đảm đương nhiệm vụ trong lực lượng vũ trang... cậu ta đã trở thành người giáo dục, huấn luyện cấp dưới rất nghiêm túc và bình thản. Bây giờ thì cậu ta đã trở thành người có uy tín nhất, và nhân dân cũng rất tin tưởng cậu ấy.

Ngay từ những ngày đầu Cách mạng, chúng tôi đã nghĩ đến việc ngưòi nọ thay thế người kia. Khi Cách mạng giành chiến thắng, tôi 32 tuổi; ngày 1 tháng 1 năm 1959, ngày được chọn là ngày chiến thắng của Cách mạng - sinh nhật Raul vào tháng 6, lúc đó cậu ấy 28 tuổi - chúng tôi còn quãng đời rất dài ở phía trước.

Có cả các kế hoạch ám sát nhằm vào Raul, nhưng tôi là mục tiêu được nhằm vào nhiều hơn vì trách nhiệm và vị trí lãnh đạo của tôi. Cậu ấy là Bí thư thứ hai của Đảng và là Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng nhà nước - chính vì vậy cậu ấy rất có uy tín về chính trị và đạo đức.

Nếu vì lý do nào đó mà ông qua đời thì Raul sẽ là người kế nhiệm tất yếu?

Nếu có chuyện gì xảy ra với tôi ngày mai thì tôi có thể khẳng định chắc chắn với ông rằng, Quốc hội sẽ họp và bầu cậu ấy - không hề có sự nghi ngờ nào cho dù là nhỏ nhất. Bộ Chính trị cũng sẽ họp và bầu cậu ấy.

Nhưng cậu ấy kém tôi không đáng bao nhiêu tuổi, cho nên có thể nói việc cậu ấy được bầu cũng một phần là vì chúng tôi cùng thế hệ. Rất may là chúng tôi, những người làm nên cuộc Cách mạng này đã nuôi dưỡng được ba thế hệ. Chúng tôi không quên những người đã đi trước, những du kích quân và các nhà lãnh đạo thuộc Đảng xã hội đại chúng - một đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin - đã đồng hành cùng chúng tôi, và ông cũng thấy đấy, một thế hệ mới đã xuất hiện. Tiếp theo sẽ là thế hệ sau chúng tôi, những người đã tham gia vào chiến dịch chống mù chữ, cuộc chiến chống phong tỏa cấm vận, chống khủng bố, cuộc chiến Vịnh con lợn, những người đã trải qua vụ khủng hoảng tháng Mười, những người đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế... rất nhiều người có phẩm chất vĩ đại. Còn rất nhiều người khác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, những anh hùng lao động, các nhà trí thức, giáo viên... Đó là một thế hệ mới. Ngoài ra còn có các thanh niên tham gia Đoàn thanh niên, các sinh viên trường đại học, những người làm công tác xã hội mà chúng tôi có quan hệ rất gần gũi. Chúng tỏi luôn có quan hệ gần gũi với giới trẻ và sinh viên.

Có nghĩa là ông cho rằng, sự thay thế thực sự của ông không phải là một con người cụ thể, không chỉ lả Raul mà là cả một thế hệ, thế hệ hiện tại...

Đúng vậy - thực ra đã có sự thay thế giữa các thế hệ với nhau. Tôi rất tự tin, và tôi luôn nói điều này, nhưng chúng tôi cũng ý thức rất rõ rằng có rất nhiều mối nguy hiểm có thể đe dọa tiến trình cách mạng. Có những sai lầm thuộc về chủ quan... Có những sai lầm, và chúng tôi phải chịu trách nhiệm vì đã không phát hiện ra những sai lầm và những xu hướng lệch lạc nhất định. Bây giờ thì chúng tôi đã vượt qua.

Tôi đã nói với ông những gì sẽ xảy ra ngày mai, nhưng hiện tại thì chúng tôi đã có thế hệ mới, bởi vì thế hệ chúng tôi đã qua rồi. Hiện tại người trẻ nhất thuộc thế hệ chúng tôi - tôi đã đề cập trường hợp Raul - cũng chỉ trẻ hơn tôi khoảng 4 tuổi.

Thế hệ đầu tiên này vẫn còn có thể hợp tác được với những thế hệ trẻ tiếp sau khi họ còn nhận thấy vai trò của một vài người trong số chúng tôi... Sau chúng tôi đã có thế hệ thứ hai, và bây giờ còn có cả thế hệ thứ ba, thứ tư... Tôi biết rất rõ thế hệ thứ tư trên đất nước của chúng tôi sẽ như thế nào, bởi vì tôi đã chứng kiến những đứa trẻ mới 6 tuổi đọc bài phát biểu của chúng. Đúng là những tài năng của đất nước!

Chúng tôi đã phát hiện ra hàng nghìn nhân tài - những đứa trẻ đó thực sự đã gây ấn tượng rất mạnh với chúng tôi. Không ai biết hết được những thiên tài, những người có biệt tài trong nhân dân. Tôi cho rằng, nhân tài có ở khắp noi, không thuộc lĩnh vực này thì thuộc lĩnh vực khác - vi tính có, âm nhạc có, cơ khí có. Tài năng của con người rất phổ biến, có người giỏi về lĩnh vực này, có người giỏi về lĩnh vực khác. Bây giờ thì chúng tôi đang giáo dục và phát triển một xã hội phức tạp - đó là những gì chúng tôi đang làm - và chẳng bao lâu nữa sẽ có kết quả. Tám triệu người dân của chúng tôi sau rất nhiều năm của giai đoạn khó khăn đặc biệt vẫn khẳng khái tuyên bố, “Tôi là người Chủ nghĩa xã hội”.

Tôi hy vọng rất nhièu, bởi vì tôi thấy rất rõ rằng, những người mà tôi gọi là thế hệ thứ tư này chắc chắn sẽ có lượng kiến thức gấp ba đến bốn lần lượng kiến thức mà những người thuộc thế hệ thứ nhất như chúng tôi có được, và thậm chí gấp ba lần lượng kiến thức của thế hệ thứ hai. Và thế hệ thứ tư này cũng nên biết rằng, với tất cả những gì đang có ngày nay, thì ít nhất 2/3 công lao thuộc vẻ thế hệ thứ ba.

Tôi muốn nói với ông điều này: sẽ ngày càng có nhiều người muốn đến đây để chứng kiến sự phát triển xã hội diễn ra trên đất nước này, những thành tựu xã hội mà đất nước này đạt được chứ không chỉ đến đây để thăm thú những bãi biển đẹp của Cuba. Đất nước chúng tôi đang đạt được những thành tựu quan trọng. Một đất nước nhỏ bé như Cuba mà vẫn có thể cử người đi thực hiện chiến dịch do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề xuất đó là loại bỏ AIDS ở châu Phi. Cho đến bây giờ thì có thể khẳng định, chương trình đó sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia của các bác sĩ Cuba. Cả Mỹ cũng như châu Âu đều không thể đưa nổi 1.000 bác sĩ đến những nơi mà Cuba đã làm được. Tôi nói 1.000 là bởi vì tôi muốn phóng đại đôi chút; thực ra không ai biết chính xác con số là bao nhiêu. Sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu của Phong trào không liên kết, chúng tôi đề xuất sẽ cung cấp cho Liên Họp Quốc vài nghìn bác sĩ giúp hỗ trợ phát triển xã hội ở các nước nghèo nhất. Hiện tại, chỉ tính riêng ở châu Phi đã có hơn 3.000 bác sĩ Cuba. Và điều đó đủ làm chúng tôi, một đất nước đang bị cấm vận hài lòng, một đất nước đã trải qua 46 năm phong tỏa cấm vận và 10 năm giai đoạn khó khăn đặc biệt. Đất nước này đã tạo ra nguồn lực con người, mà nguồn lực con người thì không thể được tạo ra bởi chủ nghĩa vị kỷ, hay việc khuyến khích phát triển chủ nghĩa tư nhân trong xã hội.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #274 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:54:15 pm »

Có phải ý ông muốn nói rằng Cách mạng không hề bị kiệt quệ?

Đúng, chính xác là như vậy, tôi sẵn sàng thừa nhận rằng, chúng tôi có mắc những sai lầm do quá lý tưởng, có thể chúng tôi đã muốn đi quá xa, quá nhanh, có thể chúng tôi chưa đánh giá hết sức mạnh và sức nặng của những thói quen cũng như một số yếu tố khác. Nhưng không có nước nào phải đối mặt với một kẻ thù hùng mạnh, giàu có như chúng tôi phải đối mặt với những cơ chế, lệnh cấm vận công khai và hành động can thiệp bất ngờ - kể từ khi Liên Xô sụp đố, chỉ còn lại chúng tôi, và chúng tôi chưa bao giờ nao núng. Đúng, chúng tôi có sự ủng hộ của hầu hết người dân - tôi không nói là tất cả bởi vì vẫn có những người không đồng tình với chúng tôi - nhưng chúng tôi đã chứng kiến những việc, mà đất nước này đã làm được, chứng kiến đất nước này kháng cự, tiến lên, đã chứng kiến tý lệ thất nghiệp giảm xuống và ý thức của người dân ngày càng cao.

Tôi không đánh giá các cuộc bầu cử của chúng tôi theo sổ lượng phiếu bầu mà tôi đánh giá họ thông qua những tình cảm và thái độ nhiệt tình mà tồi đã chứng kiến trong rất nhiều năm nay. Tôi chưa bao giờ chứng kiến những gương mặt người dân tràn ngập hy vọng và tự hào như lúc này. Tất cả các cảm xúc đó đều xuất hiện cùng một lúc.

Như vậy là ông cho rằng chiếc gậy quyền lực có thể được chuyển giao mà không có vấn đề gì?

Ngay lúc này không có vấn đề gì và sau này cũng sẽ không có vấn đề gì cả. Bởi vì cuộc Cách mạng này không dựa trên những ý tưởng, hay sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa, không hề có ý tưởng tôn thờ các nhà lãnh đạo chính trị quân sự, và nó cũng không tồn tại trong xã hội hiện đại - người dãn làm những việc chỉ bởi họ tin tưởng mù quáng vào nhà lãnh đạo hoặc nhà lãnh đạo yêu cầu họ phải làm như vậy. Cách mạng dựa trên những nguyên tắc của nó. Và những ý tưởng mà chúng tôi bảo vệ bấy lâu nay là những ý tưởng của cả đất nước này.

Tôi thấy ông không hề lo lắng về tương lai của Cách mạng Cuba, tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến Liên Xô sụp đổ, Nam Tư sụp đổ, cách mạng Albani thất bại, Bắc Triều Tiên trong tình trạng tồi tệ, Campuchia quấn vào vòng khiếp sợ, thậm chí cả ở Trung Quốc, cách mạng cũng đi theo hướng khác. Tất cả những diễn biến đó không làm ông phân vân sao?

Tôi nghĩ kinh nghiệm của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên, nhà nước Liên Xô - lẽ ra họ đã có thể điều chỉnh và không đến nỗi phải giết chết chính mình - là sự thật vô cùng cay đắng. Không thể nói là chúng tôi không suy nghĩ nhiều về hiện tượng khó tin đó, một đất nước vào loại hùng mạnh nhất trên thế giới, đã dùng sức mạnh của chính mình đối đầu với một siêu cường khác, đã đập tan chủ nghĩa phát xít mà lại có thể sụp đổ.

Có những người cho rằng, họ có thể xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở cách làm của chủ nghĩa tư bản. Đó là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử. Tôi không muốn nhắc đến điều đó, tôi không muốn lý luận nhưng tôi có thể đưa ra vô số các ví dụ về những người được coi là nhà lý luận nhưng lại không thể thực hiện được những nguyên lý của Mác, Ăng-ghen, Lênin và đã mắc những sai lầm nghiêm trọng.

Có lần tôi đã nói, một trong những sai lầm lớn nhất của chúng tôi từ ngày đầu và rất nhiều năm sau của Cách mạng, đó là chúng tôi tin rằng có người biết Chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng như thế nào. Ngày nay thì chúng tôi đã có ý tưởng mà theo tôi là rất rõ ràng rằng, Chủ nghĩa xã hội nên được xây dựng như thế nào, nhưng chúng tôi cần có những ý tướng rất rõ ràng, và rất nhiều câu hỏi về tương lai của Chủ nghĩa xã hội và việc làm thế nào đế duy trì được nó.

Trường hợp của Trung Quốc là một trường hợp khác, một cường quốc đã nổi lên, một cường quốc đã không phá hoại chính lịch sử của mình, kiên trì với những nguyên tắc nền tảng của mình nhằm duy trì sự thống nhất và không cho phép chia tách.

Có lẽ tôi không nên đánh giá việc làm của họ, nhưng tôi phái nói rằng Trung Quốc là cường quốc về kinh tế và chính trị, và cho dù ở thời điểm nào đi nữa thì các quốc gia cũng cần phải luôn sẵn sàng và cần phải chuẩn bị cho mình những nhà lãnh đạo có năng lực. Một thế giới mới đang trỗi dậy. Chúng tôi đã thích nghi với thế giới này và chúng tôi sẽ tiếp tục thích nghi, chúng tôi đang tìm hiểu những gì mình cần làm. Chúng tôi đã tạo dựng được sự gắn kết, ý thức cách mạng và những giá trị có sức mạnh lớn lao.

Vì vậy, sẽ vẫn còn là điều khiến người ta tò mò khi những cường quốc như Liên Xô sụp đổ, rất nhiều chế độ khác bị tiêu tan, nhưng đất nước bị cấm vận, chưa hoàn toàn hồi phục từ giai đoạn khó khăn đặc biệt này vẫn có thể chia sẻ những gì mình có, vẫn giúp đỡ, đào tạo cho hàng nghìn, hàng nghìn các sinh viên thuộc Thế giới thứ ba - mà không hề thu bất cứ khoản học phí nào - và vẫn đang tiến lên trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực.

Chúng tôi sẽ tồn tại nhờ vào nguồn lực con người của chúng tôi. Với nguồn lực này, chúng tôi có thể giúp đỡ rất nhiều người, với kinh nghiệm của mình chúng tôi có thể làm được việc đó, có thể tự lo cho mình.

Tôi không hề lo lắng bởi vì tất cả những gì chúng tôi làm đều rất thận trọng. Tôi đã nói với ông rằng vẫn còn những hiểm nguy - cẩn thận - chính bản thân tôi đôi khi cũng phát hiện ra những sai lầm. Nếu những sai lầm đó không được sửa chữa kịp thời... Phải luôn biết tự bảo vệ chính mình khỏi những mối hiểm nguy. Cần phải luôn sáng suốt, suy nghĩ, suy nghĩ, và suy nghĩ, nhưng phải nghĩ tới những giải pháp khác. Thói quen tìm kiếm những giái pháp và lựa chọn trong số đó những giải pháp tốt nhất là thói quen tốt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #275 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:56:19 pm »

Nhưng vấn đề mà khá nhiều người tự hỏi chính mình là liệu tiến trình cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở Cuba có duy trì được không?

Các cuộc cách mạng tự nó sụp đổ hay con người làm cho nó bị sụp đổ? Con người có thể hay không thể ngăn chặn các cuộc cách mạng sụp đổ? Xã hội có thể ngăn chặn các cuộc cách mạng sụp đổ được hay không? Tôi luôn tự đặt ra những câu hỏi đó cho chính mình. Và đây là câu trả lời của tôi: Người Mỹ sẽ không thể phá huỷ được cuộc Cách mạng này bởi vì chúng tôi có cả đất nước đã học cách sử dụng các loại vũ khí, cả đất nước này, mặc dù chúng tôi có sai lầm nhất định, cả đất nước này có trình độ giáo dục, kiến thức cao và ý thức rất rõ rằng, họ sẽ không bao giờ cho phép đất nước này trở thành thuộc địa của bất cứ nước nào.

Nhưng đất nước này có thể vẫn tự làm hại, tự phá hủy chính mình. Cuộc Cách mạng này có thể vẫn tự giết chết chính nó. Chúng tôi có thể sẽ làm cho cuộc Cách mạng này bị thất bại, và chúng tôi phải tự nhận sai lầm về phía mình nếu chúng tôi không sửa chữa được những sai lầm của mình. Nếu chúng tôi không chấm dứt được rất nhiều tệ nạn - trộm cắp, biển thủ công quỹ, vật chất, rất nhiều người giàu lên nhanh chóng trong giai đoạn khó khăn đặc biệt - và không bao giờ tái phạm.

Chính vì vậy chúng tôi đang hành động, chúng tôi đang hướng tới sự thay đổi hoàn toàn trong xã hội này. Chúng tôi buộc phải thay đổi vì chúng tôi đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn - thiên vị, bất công xảy ra. Và chúng tôi sẽ thay đổi thực tế đó mà không để xảy ra sự lạm dụng cho dù là ở mức độ nhỏ nhất. Tôi có thể khẳng định với ông rằng, chúng tôi hoàn toàn có thể khắc phục được những yếu kém đó.

Ngày càng có sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, và chúng tôi sẽ trở thành quốc gia có nền giáo dục đại chúng thống nhất và chính thống. Marti đã từng nói, “Được học tập là cách tốt nhất để được tự do”. Không được học tập thì sẽ không có tự do.

Chính vì vậy tôi phản đổi mạnh mẽ và chỉ trích gay gắt toàn cầu hoá tự do mới vì nó khiến người dân lâm vào tình trạng nghèo đói.

Sống trong ảo tưởng, lừa dối, nuôi dưỡng tính ích kỷ, tạo ra cái gọi là chủ nghĩa tiêu dùng - để làm gì? Để người ta phải bằng mọi cách đạt được một trong những thứ mà họ mong muốn trong khi cuộc sống của chính mình thì không thể đảm bảo được hay sao?

Chúng tôi không dám ca ngợi sùng bái khả năng chính trị của mình - thế giới này vẫn tiềm ẩn muôn vàn mối hiểm hoạ. Chúng tôi vẫn phải chứng tỏ liệu mình có khả năng tồn tại được hay không. Tôi là người lạc quan nên tôi thực sự hy vọng là thế giới này sẽ tồn tại vì tôi đã chứng kiến nó phản kháng, tôi đã thấy nhân loại, mặc dù đã trải qua những sai lầm và hàng nghìn năm lịch sử, có thể là ba hay bốn nghìn, nhưng chỉ trong một thế kỷ đã có thể nhân rộng rất nhiều lần những kiến thức mà họ có được từ trước đó. Nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người muốn gieo rắc nọc độc, truyền bá những ý tưởng sai trái, thông tin giả dối, sai lầm.

Tôi muốn phân tích cụ thể, chúng ta đã đạt được những tiến bộ gì, đã thụt lùi trên lĩnh vực nào, đã rơi vào tình trạng lặp lại, thói quen sao chép ra sao. Có những phẩm chất tốt như thói quen không đi sao chép của người khác, tin tưởng vào chính đất nước mình, chống lại chủ nghĩa Sô-vanh... Không có đất nước nào tốt đẹp hơn đất nước nào, dân tộc nào tốt đẹp hơn dân tộc nào - tất cả đều có những đặc trưng văn hoá, dân tộc riêng của mình, ông có thế thấy rằng ở châu Mỹ La-tinh - hầu hết chúng tôi nói chung một ngôn ngữ; nền văn hoá của chúng tôi hầu như tương đồng, chúng tôi có chung tôn giáo, có chung đặc tính của con người - chúng tôi hoà đồng như một.

Chúng ta cũng thấy rằng, ở châu Âu, người Phần Lan, người Hunggary - những người nói những thứ tiếng rất khó học - cũng đã đến với nhau; người Đức, người Ý và phần còn lại cũng vậy mặc dù châu lục này đã lâm vào tình trạng nội chiến 500 năm... Họ đáng được ca ngợi mặc dù đôi khi tôi hơi quá gay gắt về mức độ đoàn kết gắn bó mà họ đạt được. Và tôi phải nói rằng đó sẽ là lợi ích của cả thế giới này nếu họ đoàn kết được với nhau. Bây giờ thì chúng ta vẫn phải xem mọi việc sẽ diễn ra như thế nào bởi vì trong giai đoạn toàn cầu hóa tự do mới này, mọi việc đều rất phức tạp, chắc ông biết điều này rồi.

Cảm ơn ông đã quan tâm. Tôi rất vui vì được ông quan tâm vì tôi đã đọc rất nhiều các bài báo của ông, các cuốn sách của ông cũng rất hữu ích với chúng tôi, và điều chúng tôi mong muốn là ông sẽ tiếp tục viết những cuốn sách khác - chúng sẽ giúp ích cho chúng tôi. Chúng tôi còn rất nhiều điều phải học hỏi. Ông đã giúp chúng tôi xây dựng một nền giáo dục đại chúng chính thống bởi vì một người làm sao có thể tồn tại được trên thế giới này nếu không có nền giáo dục đại chúng chính thống đó? Thế giới này cũng sẽ không tồn tại được.

Tôi cũng hy vọng rằng, tất cả những chương trình mà chúng tôi thực hiện đều là những kinh nghiệm mà người khác có thể học hỏi được. Chúng tôi không mong muốn phải được chứng minh, chúng tôi không cần bằng công nhận sáng chế; ngược lại, chúng tôi cảm thấy tự hào khi thấy người ta làm những việc có ích xuất phát từ những việc mà chúng tôi đã làm ở đây.

Chúng ta đã nói chuyện rất nhiều giờ rồi và tôi rất thích điều đó - tôi rất vui khi được nói chuyện với ông, và vài phút nữa chúng ta sẽ phải chia tay.

Tôi nghĩ tôi đã chiếm mất quá nhiều thời gian của ông.

Không, chúng ta mới làm việc có 17 hay 18 giờ một ngày thôi, và chúng ta đều khoẻ cả. Nhìn ông còn tươi tỉnh hơn tôi mặc dù ông đã phải vất vả hơn tôi.

Tôi rất vui vì được ngồi nghe ông kể chuyện.

Tôi cũng rất vui trước những câu hỏi của ông. Tôi cũng rất quan tâm đến những chủ đề mà ông quan tâm, và đất nước chúng tôi luôn rộng mở trước bất kỳ mối quan tâm hay câu hỏi nào. Chúng tôi sẽ không bao giờ nói dối bất kỳ ai.

Cảm ơn ông, thưa tổng tư lệnh.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #276 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 10:14:42 am »

NHỮNG MỐC THỜI GIAN CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI CỦA FIDEL CASTRO VÀ CÁCH MẠNG CUBA (1926 - 2007)


13 tháng 8 năm 1926: Fidel Alejandro Castro Ruz sinh ra ở Biran, Mayari, tỉnh Oriente (nay là tỉnh Holguin), tại trang trại Manacas của bố ông.

Ngày 25 tháng 3 năm 1911, bố của Fidel, ông Angel Castro Argiz (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1875) cưới Maria Argota Reyes, một phụ nữ Cuba người Bannes thuộc tỉnh Oriente, và hai người có hai con: Pedro Castro Argota (sinh năm 1914) và Antonia Castro Argota (sinh năm 1915). Sau khi ly dị Maria, Angel có quan hệ với Lina Ruz Gonzalez (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1903), kém ông 28 tuổi. Họ cưới nhau vào ngày 26 tháng 4 năm 1943 sau khi đã sinh 7 người con: Angela (1923), Ramon (1924), Fidel, Raul (1931), Juana (1933), Emma (1935), và Agustina (1938).

14 tháng 6 năm 1928: Ernesto Guevara de la Serna được sinh ra ở Rosario de Santa Fe, Ác-hen-ti-na; sau này ông được cả thế giới biết đến với cái tên “Che”.

24 tháng 10 năm 1929: “Ngày Thứ Ba đen tối”: Thị trường chứng khoán New York sụp đổ, thị trường tài chính Mỹ suy thoái nặng nề có tác động lớn đến Cuba; hàng chục nghìn công nhân Cuba không có việc làm.

Tháng 9 năm 1930: Fidel vào học lớp một tại một ngôi trường nhỏ ở Biran.

14 tháng 4 năm 1931: Nền cộng hoà được tuyên bố ở Tây Ban Nha, vua Alfonso bị đi đày.

3 tháng 6 năm 1931: Raul Castro được sinh ra ở Biran.

23 tháng 1 năm 1932: Chính phủ Tây Ban Nha giải tán Dòng tu Chúa cứu thế. Những người theo dòng tu này bị trục xuất và một số chạy sang Cuba cư trú.

8 tháng 11 năm 1932: Fidel Castro được bố mẹ gửi đến Santiago de Cuba và sống tại nhà của thầy dạy Eufrasia Feliu; điều kiện tài chính eo hẹp.

30 tháng 1 năm 1933: Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức.

12 tháng 8 năm 1933: Tên độc tài Cuba Gerardo Machado bị lật đổ trong một cuộc tổng đình công, một chính phủ lâm thời lên nắm quyền.

4 tháng 9 năm 1933: Chính phủ lâm thời ở Cuba bị “Cuộc binh biến của các hạ sĩ quan” lật đổ, một trong những người lãnh đạo của phong trào này là Batista. Ramon Grau San Martin giữ chức chủ tịch.

14 tháng 1 năm 1934: Fulgencio Batista, người đứng đầu quân đội lật đổ Chủ tịch Grau San Martin. Mười năm sau đó, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Batista bằng cách này hay cách khác đã thống trị đời sống chính trị ở Cuba, trước tiên là việc bổ nhiệm các chủ tịch bù nhìn - Carlos Mendieta (1934-1935), Jose Maria Aznar A. Barnet (1935-1936), Miguel Mariano Gomez (1936), Federico Laredo Bru (1936-1940) - và sau đó đích thân ông ta lên nắm chức chủ tịch (1940-1944).

21 tháng 2 năm 1934: ở Nicaragua, Augusto Cesar Sandino, “vị tướng của phong trào tự do” đã từng chiến đấu chống lại ách đô hộ của người Mỹ, bị ám sát bởi những người ủng hộ Somoza.

29 tháng 5 năm 1934: Với chính sách “Láng giềng tốt”, chính phủ của tổng thống Rooservelt bãi bỏ Luật điều chỉnh Platt được áp đặt với nước Cộng hoà Cuba mói thành lập và cho phép Mỹ được can thiệp vào Cuba bất cứ lúc nào.

5-19 tháng 10 năm 1934: ở Tây Ban Nha, “cuộc cách mạng Asturias” nổ ra, một cuộc nổi dậy đẫm máu của công nhân sau đó bị dập tắt bởi lực lượng quân đội thực dân do tướng Franco cử đến.

18 tháng 10 năm 1934: Cuộc “Trường Chinh” bắt đầu ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông dẫn khoảng 86.000 người Cộng sản đến Diên An trên một đoạn đường mà theo ước tính kéo dài khoảng 10.000 - 13.000   km; chỉ có khoảng 3.000 người tham gia từ đầu cuộc hành quân đó là còn sống sót.

Tháng 1 năm 1935: Fidel Castro được rửa tội ở Santiago de Cuba, sau đó vào học trường dòng Thiên Chúa Colegio theo mô hình de La Salle cũng tại thành phố này, Fidel Castro theo học học kỳ 2 năm lớp 1 tại trường này.

Tháng 3 năm 1935: Một cuộc tổng đình công được kêu gọi nhằm chống lại các chính sách của Batista; cuộc đình công này bị dập tắt bằng bạo lực.

3 tháng 10 năm 1935: Quân đội phát xít Ý của Benito Mussolini xâm lược Abyssinia, ngày nay là Ê-ti-ô-pia.

18 tháng 7 năm 1936: Cuộc nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu. Nền cộng hoà bị bao bây và sau đó bị đánh bại (xem phần dưới, ngày 1 tháng 4 năm 1939) bởi lực lượng những người theo chủ nghĩa dân tộc do phát xít Ý và Đức quốc xã hậu thuẫn.

19-24 tháng 8 năm 1936: ở Liên Xô, chính quyền Mát-xcơ-va tiến hành xét lại và các vụ thanh trừng của Stalin bắt đầu. Grigori Zinoview, cùng với rất nhiều người khác, bị kết án tử hình và bị xử tử. Mục tiêu của Stalin là nhằm “thanh lọc” Đảng Cộng sản thông qua việc loại bỏ những người Bôn-xê-vích đầu tiên vốn đang rất nổi tiếng; ông ta sử dụng chiêu bài xét lại để làm mất uy tín những người Bôn-xê-vích trong con mắt dân chúng trước khi đưa họ vào nhà tù Gulag hoặc xử tử họ.

17-23 tháng 1 năm 1937: ở Liên Xô, đợt xét lại thứ hai diễn ra ở Mát-xcơ-va. Georgy (Yuri) Piatakov, cùng với nhiều người khác bị kết án tử hình và bị xử tử. Karl Radek bị kết án 10 năm tù và bị giam ớ nhà tù Gulag.

Tháng 6 năm 1937: ở Liên Xô, đợt xét lại thứ ba diễn ra - lần này các toà án quân sự được dựng lên để xét xử các tướng lĩnh thuộc Hồng quân. Đô đốc Mikhail Tukhachevsky cùng với nhiều người khác bị kết án tử hình; ông ấy bị xử tử ngày 11 tháng 6. Trong giai đoạn này, 60% các đô đốc và 1/3 các sĩ quan cấp thấp hơn của Hồng quân bị bắt và xử bắn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #277 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 10:18:41 am »

2-13 tháng 3 năm 1938: ở Liên Xô, đợt xét lại thứ tư và cũng là đợt xét lại cuối cùng diễn ra. Alexei Rykov, Nikolai Bukharin và Genrikh Iagoda cùng với nhiều người khác bị kết án tử hình và bị xử tử.

23 tháng 9 năm 1938: ở Tây Ban Nha, các lữ đoàn quốc tế, gồm các tình nguyện viên của 44 nước trên thế giới đăng ký tham gia báo vệ nền dân chủ chống chủ nghĩa phát xít, rút lui.

1 tháng 4 năm 1939: Kết thúc nội chiến Tây Ban Nha. Chế độ cộng hoà bị đánh bại bởi lực lượng những người theo chủ nghĩa dân tộc; chế độ độc tài của tướng phát xít Franco bắt đầu.

27 tháng 5 năm 1939: Tàu SS St Louis đến Havana từ Hamburg mang theo 1.000 người Do Thái Đức chạy trốn sự đàn áp của Hitler. Những người tị nạn này được Lãnh sự quán Cuba ở Berlin cấp Visa, nhưng Batista và Chủ tịch Cuba Laredo Bru tổ chức các cuộc biểu tình phản đối người Xê-mít (Semitic) không cho những người chạy tị nạn vào bờ. Con tàu lại buộc phải ra đi với toàn bộ hành khách, nhưng cả Mỹ và Canada cũng không chấp nhận cho họ tị nạn; cuối cùng nó đành phải quay về nước Đức quốc xã và hầu hết những người tị nạn đó đều bị đưa đến trại tập trung diệt trừ.

23 tháng 8 năm 1939: ở Mát-xcơ-va, Đức và Liên Xô ký Hiệp định không xâm lược, sau này được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop.
Tháng 9 năm 1939: Fidel Castro vào học trường Colegio de Dolores, hoạt động theo những nghi lễ của Thiên Chúa giáo, dưới sự điều hành của người theo đạo Thiên Chúa ở Santiago de Cuba.

1 tháng 9 năm 1939: Quân đội Đế chế Đức thứ ba (Đức quốc xã) xâm lược Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Liên Xô và Đức cùng chiếm đóng Ba Lan.

22 tháng 6 năm 1941: Đức đánh chiếm Liên Xô. Bắt đầu chiến dịch Barbarossa.

1 tháng 7 năm 1941: ở Mỹ, truyền hình thương mại ra đời. Hai kênh CBS và NBC phát trực tiếp 15 giờ mỗi tuần.

Tháng 9 năm 1942: Fidel Castro vào học ngôi trường trung học nổi tiếng Colegio de Belen, một kiểu trường dòng Thiên Chúa ở Havana.

4 tháng 6 năm 1943: ở Ác-hen-ti-na, một cuộc đảo chính được tiến hành bởi Phong trào đoàn kết các sĩ quan, một trong những thành viên là đại tá Juan Peron, người vào tháng 11 năm đó trở thành bộ trưởng lao động và an sinh xã hội và rất nổi tiếng với các công nhân của đất nước này.

10 tháng 10 năm 1944: Ramon Grau San Martin, ứng cứ viên “đích thực” cho chức chú tịch của Đảng Cách mạng Cuba trong cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên của hòn đảo này, lại một lần nữa trở thành chủ tịch của nước Cộng hoà. Người ta đã rất kỳ vọng vào vị chủ tịch này nhưng chẳng bao lâu sau chính quyền của ông ta lâm vào tình trạng tham nhũng thậm tệ.

4-11 tháng 2 năm 1945: ở Crimea, Hội nghị Yelta diễn ra với sự tham dự của Stalin (Liên Xô), Churchill (Vương quốc Anh), và Rooservelt (Mỹ). Ba “ông lớn” phân chia thế giới theo các khu vực ảnh hưởng của mình.

8 tháng 5 năm 1945: Kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Âu với việc Đức quốc xã bị đánh bại.

Tháng 6 năm 1945: Fidel Castro tốt nghiệp trường trung học Colegio de Belen.

26 tháng 6 năm 1945: Một Hội nghị được tổ chức ở San Francisco có sự tham gia của đại diện 50 nước, trong đó có Cuba ký vào bản hiến chương thành lập Liên Hợp Quốc (UN).

6 tháng 8 năm 1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật; 100.000 người bị thiệt mạng. Vài ngày sau, một quả bom nguyên tử khác được thả xuống thành phố Nagasaki. Thời đại vũ khí hạt nhân bắt đầu.

2 tháng 9 năm 1945: Nhật Bản đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở cháu Á và khu vực Thái Bình Dương.

4 tháng 9 năm 1945: Fidel Castro vào học Trường Đại học Havana, đăng ký theo học các khoa luật và khoa học xã hội.

24 tháng 2 năm 1946: ở Ác-hen-ti-na, Juan Peron được bầu làm Tổng thống.

5 tháng 3 năm 1946: Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill (thất bại trong lần tái cử) có bài phát biểu chống Liên Xô tại Trường Đại học Westminster ở Fulton, Missouri, nơi ông này đã từng nhận bằng danh dự. Trong bài phát biểu này, Churchill đã đề cập đến cụm từ “Bức màn thép” đối với những phần Lãnh thổ của châu Âu do Liên Xô chiếm đóng; rất nhiều người coi đây là sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh.

3 tháng 7 năm 1946: Philippines, được Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ cùng với Cuba và Puerto Rico năm 1898 sau khi kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, trở thành quốc gia độc lập.

12 tháng 3 năm 1947: Tổng thống Mỹ Harry Truman tuyên bố học thuyết “phong toả” Cộng sản của mình; sau này được gọi là Học thuyết Truman.

26 tháng 7 năm 1947: Tại Washington DC, Tổng thống Harry Truman ký Đạo luật an ninh quốc gia, thành lập Cục tình báo trung ương (CIA).

Từ tháng 7 - tháng 9 năm 1947: Fidel Castro tham gia chuẩn bị cho cuộc thám hiểm Cayo Confites nhằm lật đổ chế độ độc tài Rafael Trujillo ở Cộng hoà Dominica.

25 tháng 2 năm 1948: ở Tiệp Khắc, vụ “Đảo chính Prague” diễn ra; những người Cộng sản với Klement Gottwald là người lãnh đạo, lên nắm quyền.

17 tháng 3 năm 1948: ở châu Âu, Hiệp ước Brussels được ký kết chuẩn bị cho việc ra đời Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một liên minh chính trị-quân sự do Mỹ đứng đầu được tạo ra để chống lại “hiểm hoạ Cộng sản”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #278 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 10:22:20 am »

24 tháng 3 năm 1948: Dưới sự bảo trợ của UNESCO, Hiến chương Havana được thông qua kêu gọi thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế. Do bị Mỹ phản đối nên Hiến chương Havana không bao giờ được thực thi.

31 tháng 3 năm 1948: Fidel Castro đến Bogota, thủ đô của Colombia, trong chuyến đi đến một loạt các nước châu Mỹ La-tinh nhằm thành lập một liên đoàn sinh viên rộng lớn.

9 tháng 4 năm 1948: Nhà lãnh đạo nhân dân người Colombia Jorge Eliecer Gaitan bị ám sát ở Bogota, gây ra vụ nổi dậy của nhân dân được gọi là phong trào “Bogotazo”. Fidel Castro có tham gia vào các cuộc biểu tình và nổi dậy này.

30 tháng 4 năm 1948: Tại Bogota, Hội nghị Liên Mỹ lần thứ 9 được tổ chức có sự tham dự của Cuba đã thông qua hiến chương thành lập Tổ chức các nước châu Mỹ.

10 tháng 10 năm 1948: Carlos Prio Socarras của Đảng cách mạng Cuba trở thành chủ tịch của nước Cộng hoà và lầm chia rẽ sâu sắc thêm quan hệ với Ramon Grau San Martin.

12 tháng 10 năm 1948: Fidel Castro cưới Mirtha Diaz-Balart, con gái một gia đình giàu có và có ảnh hưởng lớn về chính trị ở Cuba (họ ly dị năm 1955). Hai người đi nghỉ tuần trăng mật ở thành phố New York.

4 tháng 4 năm 1949: ở Washington, DC, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký, NATO ra đời.

1 tháng 9 năm 1949: Đứa con trai đầu tiên của Fidel Castro ra đời, Fidel Felix Castro Diaz-Balart, “Fidelito”.

1 tháng 10 năm 1949: Mao Trạch Đông, người đã đưa lực lượng vào chiếm đóng Bắc Kinh từ ngày 1 tháng 1, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

14 tháng 2 năm 1950: ở Mát-xcơ-va, Mao Trạch Đông và Stalin ký Hiệp ước Trung-Xô về quan hệ hữu nghị và liên minh.

Tháng 6 năm 1950: Fidel Castro tốt nghiệp trường luật, nhận bằng và làm nghề luật sư.

15 tháng 6 năm 1950: ở Tây Berlin, Michael Josselson, đặc vụ CIA, cho thành lập Hội tự do văn hoá - trong gần 30 năm Hội này có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ và các nhà trí thức danh tiếng, tổ chức các hoạt động văn hoá “tố cáo sự đàn áp văn hoá của Cộng sản và phản đối tất cả các hình thái lãnh đạo độc tài”, - coi đây là bản tóm tắt về tiểu sử của ỏng ta cho các bài phát biểu tại Trung tâm Harry Ransom tại Trường Đại học Texas.

25 tháng 6 năm 1950: Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu.

Tháng 4 năm 1951: ở Tê-hê-ran, Thủ tướng I-ran Mohammed Mossadegh quốc hữu hoá nguồn tài nguyên dầu mỏ.

Tháng 6 năm 1951: ở Bolivia, trong cuộc bầu cử tổng thống ứng cử viên Victor Paz Estenssoro của Phong trào cách mạng dân tộc (MNR) giành chiến thắng và được phe quân sự đón chào. Các thành viên của MNR sử dụng lực lượng vũ trang bảo vệ kết quả bầu cử.

16 tháng 8 năm 1951: Nhiều ngày sau khi tự bắn vào bụng mình khi kết thúc một chương trình phát thành trên radio, thượng nghị sĩ Cuba Eduador Chibas qua đời. Năm 1947, Chibas đã thành lập Đảng nhân dân Cuba “chính thống”, Fidel Castro có quan hệ về chính trị với đảng này.

10 tháng 3 năm 1952: Vụ đảo chính thứ hai của Tướng Fulgencio Batista xảy ra, ba tháng trước tổng tuyển cử mà ứng cử viên của Đảng Chính thống được dự đoán là sẽ giành chiến thắng. Tổng thống Carlos Prio Socarras bị lật đổ và Batista thiết lập chế độ độc tài cực tả đàn áp và thân Mỹ.

9 tháng 4 năm 1952: Sau ba ngày chiến đấu ở La Paz, Bolivia, bị thiệt hại vài trăm người, các du kích quân MNR và các công nhân mỏ của đất nước này chiếm được quyền. Chế độ phổ thông đầu phiếu được thành lập. Các mỏ thiếc của nước này được quốc hữu hoá vào tháng 10, và đến tháng 8 năm 1953 thì tiến hành cải cách nông nghiệp, cải cách hệ thống giáo dục, thực hiện miễn phí và bắt buộc ở bậc giáo dục tiểu học.

20 tháng 1 năm 1953: ở Washington, DC, cựu tướng lĩnh Dwight D. Eisenhower nhậm chức tổng thống Mỹ.

5 tháng 3 năm 1953: Joseph Stalin qua đời ở Mát-xcơ-va.

17 tháng 6 năm 1953: ở Đông Đức, công nhân biểu tình chống chế độ Cộng sản ở Đông Đức.

26 tháng 7 năm 1953: Fidel Castro lãnh đạo một nhóm gồm 165 thanh niên tấn công trại lính Moncada ở Santiago de Cuba. Với hành động này, Castro hy vọng có thể sẽ khơi dậy được làn sóng nổi dậy chống lại chế độ độc tài, nhưng do nhiều sự kiện ngẫu nhiên, vụ tấn công bị thất bại.

27 tháng 7 năm 1953: Kết thúc chiến tranh Triều Tiên; bán đảo Triều Tiên bị chia tách giữa phe Cộng sản ở phía Bắc liên minh với Liên Xô và Trung Quốc, và phía Nam dưới sự ảnh hưởng của Mỹ.

1 tháng 8 năm 1953: Fidel Castro, sau khi rút lui vào vùng núi vì thất bại trong vụ tấn công trại lính Moncada, bị một nhóm tuần tra quân sự phát hiện và bị bắt làm tù binh.

3 tháng 9 năm 1953: ở Mát-xcơ-va, Nikita Khruschev được Bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Liên Xô.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #279 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 10:26:06 am »

16 tháng 10 năm 1953: Xét xử Fidel Castro, người đã tự bảo vệ cho mình bằng bài diễn văn nổi tiếng “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” tố cáo tội ác chống lại những người đã tấn công trại lính Moncada, tuyên bố tính phi pháp của chế độ Batista, ủng hộ những hành động bạo lực nhằm lật đổ chế độ này, và đưa ra chương trình hành động chính trị và cách mạng của mìnhế Fidel bị kết án 15 năm tù.

4 tháng 5 năm 1954: ở Paraguay, một cuộc đảo chính nổ ra chống lại chính phủ. Tướng Alfredo Stroessner, người lên chiếm quyền vào ngày 8 tháng 7, sẽ lên lãnh đạo đất nước bằng bàn tay sắt trong suốt 35 năm. Ông ta được sự ủng hộ của Mỹ.

7 tháng 5 năm 1954: ở Điện Biên Phủ, Việt Nam, đội quân thuộc địa của Pháp bị liên tiếp các thất bại nặng nề trước quân kháng chiến của Việt Nam dưói sự lãnh đạo của tướng Võ Nguyên Giáp; sự kiện lịch sử này đã làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới.

17 tháng 6 năm 1954: ở Guatemala, một nhóm bọn lính đánh thuê do CIA tổ chức và trang bị đã lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Jacobo Arbenz, người đã tuyên bố tiến hành cải cách sâu rộng ngành nông nghiệp. Ernesto “Che” Guevara là người chứng kiến sự kiện này. Colonal Carlos Castillo Armas, một sĩ quan lục quân thân Mỹ đã dựng lên chế độ độc tài quân sự vào ngày 15 tháng 8. Che Guevara chạy tị nạn sang Mêhicô.

28 tháng 7 năm 1954: ở Venezuela, Hugo Chavez được sinh ra ở thành phó Sabanetas.

24 tháng 8 năm 1954: ở Brazil, Tổng thống Getulio Vargas, người đã quốc hữu hoá tài nguyên dầu mỏ và tiến hành cải cách xã hội sâu rộng, bị phe đảo chính quân sự lật đổ; ông ta tự sát tại phủ tổng thống.

1 tháng 11 năm 1954: Cuộc chiến tranh giành độc lập của Algeria bắt đầu.

27 tháng 11 năm 1954: Lực lượng từ Nicaragua vượt qua biên giới vào xâm lược Costa Rica. Một nhóm sinh viên Cuba dưói sự lãnh đạo của Jose Antonio Echeverria, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên các trường đại học (FEU), đã tham gia bảo vệ chính phủ của Tổng thống Jose Figueres.

18-24 tháng 4 năm 1955: Diễn đàn Á-Phi ở Bandung, Indonesia có sự tham dự của Nehru của Ấn Độ, Chu Ân Lai của Trung Quốc, Nasser của Ai Cập, và Sukarno của Indonesia. “Thế giới thứ ba” ra đời.

14 tháng 5 năm 1955: Hiệp ước Vác-xa-va được ký kết, thành lập liên minh quân sự do Liên Xô cầm đầu làm đối trọng với NATO.

15 tháng 5 năm 1955: Cùng với người em trai Raul và những người tham gia vụ tấn công trại lính Moncada, Fidel Castro được thả khỏi nhà tù trên hòn đảo Isle of Pine (ngày nay là đảo Thanh Niên), được chế độ Batista ân xá do sức ép quá lớn từ dân chúng.

12 tháng 6 năm 1955: Chính thức thành lập Phong trào 26/7, cho đến bây giờ vẫn là một tổ chức ngầm, với ban giám đốc quốc gia đầu tiên do Fidel Castro dẫn đầu.

7 tháng 7 năm 1955: Do không thể tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ Batista bằng các công cụ hợp pháp, Fidel Castro đi lưu vong sang Mêhicô và dự định sẽ tổ chức lực lượng vũ trang kháng chiến ở đây.

Tháng 7 năm 1955: ở Mêhicô, Fidel Castro và Ernesto “Che” Guevara lần đầu tiên gặp nhau.

16 tháng 9 năm 1955: ở Ác-hen-ti-na, lực lượng quân sự nổi dậy lật đổ Tổng thống Juan Peron.

Tháng 11 năm 1955: Fidel Castro và Juan Manuel Marquez tổ chức một loạt các sự kiện gây quỹ ở Mỹ. Ở New York, họ gặp gỡ những người di cư Cuba ở Palm Garden trên góc đường số  8 và đường số 52. Khi rời cuộc họp, Castro bị lực lượng cảnh sát New York xét hỏi. Castro và Marquez còn đến thăm Tampa, Key West và Miami ở Florida.

14 tháng 2 năm 1956: ở Mát-xcơ-va, tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khrushchev, Bí thư thứ nhất của Đảng trình bày bản báo cáo tiết lộ những hành động thanh trừng do Stalin ra lệnh vầ tố cáo chính sách đàn áp của Stalin. Trung Quốc không đồng tình với sự tố cáo này.

19 tháng 9 năm 1956: ở châu Phi, Amilcar Cabral thành lập Đảng châu Phi vì nền độc lập cho Guinea và Cape Verde (PAIGC).

21 tháng 10 năm 1956: Bố của Fidel Castro, ông Angel Castro Argiz, qua đời ở Biran.

23 tháng 10 - 13 tháng 11 năm 1956: Nổi dậy ở Budapest, Hunggary chống lại chế độ Cộng sản khiến Liên Xô phải can thiệp bằng lực lượng quân đội.

25 tháng 11 năm 1956: Fidel Castro cùng với em trai Raul, Che Guevara và 79 người khác đi thuyền rời cảng Tuxpan của Mêhicô về Vịnh con lợn của Cuba. Dự định của họ là sẽ tiến hành đấu tranh vũ trang ở vùng núi Sierra Maestra.

30 tháng 11 năm 1956: ở Santiago de Cuba, Frank Pais lãnh đạo Phong trào du kích 26/7 thực hiện một cuộc nổi dậy chống lại chế độ Batista. Hành động này thất bại, nhưng nó đã đánh dấu sự ra đời của phong trào kháng chiến vũ trang chống lại chế độ diệt chủng Batista.

2 tháng 12 năm 1956: Fidel Castro cùng với 81 người khác của đội quân thám hiểm Vịnh con lọn đến bờ biển phía Đông Cuba, khu vực Los Cayuelos, gần thành phố Manzanillo, thuộc tỉnh Oriente. Cuộc cách mạng bắt đầu.

5 tháng 12 năm 1956: ở Algeria de Pio, đội quân viễn chinh đến từ Vịnh con lợn bị lực lượng của chế độ Batista phát hiện và bị phân tán hoàn toàn.

18 tháng 12 năm 1956: Fidel Castro, Raul Castro và sáu người sống sót khác gặp nhau ở Cinco Palmas. Hai ngày sau, Juan Almeida, Che Guevara, Ramiro Valdes và bốn người khác cũng tìm thấy họ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM