Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:13:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 91991 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #260 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 02:22:17 pm »

Có những uỷ viên công tố vẫn tiếp tục kết tội Cách mạng Cuba, họ buộc tội Cuba trên rất nhiều lĩnh vực. Với tư cách lã một luật sư, ông đưa ra lập luận gì để bảo vệ Cách mạng Cuba?

Cần phải có thời gian. Tôi đang chuẩn bị một số lập luận sẽ đưa ra trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày xảy ra vụ Moncada 1. Bởi vì, để tôi xem xem, Cuba bị buộc tội về vấn đề gì? Một con người thực thà thì sẽ viện lý do gì để tấn công chúng tôi?

Với máu và vũ khí lấy được từ kẻ thù, chỉ với 80.000 binh lính được trang bị nghèo nàn, người dân Cuba đã lật đổ chế độ độc tài Batista do Mỹ hậu thuẫn. Đó là công cuộc giải phóng đất nước đầu tiên chống lại sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở khu vực châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê này, và là đất nước đầu tiên trên nửa bán cầu này trong suốt thời kỳ thuộc địa trước kia bị tra tấn, giết chóc, bị vi phạm tội ác chiến tranh đã cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người thì nay lại bị buộc tội và bị trừng phạt để cảnh cáo.

Cách mạng đã trả lại toàn bộ đất đai cho nông dân và những công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên và những ngành công nghiệp, dịch vụ cơ bản được giao cho chủ nhân thực sự của nó: Đó là đất nước Cuba này. Trong vòng chưa đầy bảy mươi hai giờ chiến đấu không mệt mỏi cả ngày lẫn đêm, Cuba đã đánh bại vụ xâm lược tham vọng ở Vịnh con lợn do Chính phủ Mỹ tiến hành, từ đó ngăn chặn hành động can thiệp quân sự trực tiếp của đất nước này, tránh được cuộc chiến mà những hậu quả là không thể lường hết được. Lúc đó, Cách mạng chỉ có trong tay đội quân nổi dậy gồm hơn 400.000 tay súng và hàng trăm nghìn dân quân du kích. Với niềm tự hào, và kiên quyết không nhượng bộ, đất nước này đã đối mặt với nguy cơ tấn công hạt nhân năm 1962, đã đánh bại cuộc chiến bẩn thỉu trên cả nước và đã gây cho kẻ thù thiệt hại về mạng sống nhiều hơn cả cuộc chiến giải phóng diễn ra trước đó. Đất nước này đã đứng vững trước hàng nghìn hành động bôi xấu, tấn công khủng bố do Chính phủ Mỹ tiến hành, đã làm thất bại hàng trăm kế hoạch ám sát nhằm vào các nhà lãnh đạo của Cách mạng.

Trong bối cảnh bị cấm vận nghiêm ngặt và cuộc chiến kinh tế đã kéo dài gần một thế kỷ, Cuba đã xoá bỏ được nạn mù chữ chỉ trong vòng một năm, thành quả mà các nước châu Mỹ La-tinh còn lại, tất nhiên là ngoại trừ Venezuela vì có cuộc cách mạng của người Bolivia ở đó, và thậm chí cả nước Mỹ vẫn chưa làm được trong hơn bốn thập kỷ nay. Cuba đã thực hiện giáo dục miễn phí cho 100% trẻ em. Đất nước này có tỷ lệ học sinh trong dân chúng đi học cao nhất - hơn 99 % từ bậc học mầm non đến lớp 9 - trong số những nước còn lại ở bán cầu này. Học sinh tiểu học của đất nước này có chất lượng cao nhất trên thế giới xét về mức độ kiến thức về ngôn ngữ và toán học. Chúng tôi cũng là nước đạt tỷ lệ giáo viên so với người dân cao nhất và tỷ lệ học sinh trong lớp học thấp nhất. Tất cả các trẻ em bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần đều được theo học các trường đặc biệt. Máy tính và công nghệ thông tin được dạy cho tất cả trẻ em, vị thành niên, và thanh niên ở cả nông thôn và thành thị; các phương pháp giảng dạy nghe nhìn tích cực được áp dụng ở tất cả các trường học.

Tất cả thanh niên từ độ tuổi mười bảy đến ba mươi không đi học và chưa có việc làm đều đã đăng ký theo học các trường được nhà nước hỗ trợ về tài chính - lần đầu tiên có một đất nước trên thế giới này tạo cơ hội cho người dân như vậy. Bất kỳ người dân nào đều có cơ hội được theo học từ bậc mầm non đến tiến sĩ khoa học mà không phải trả một xu. Ngày nay, đất nước này có số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, trí thức, và các nghệ sĩ chuyên nghiệp cao hơn gấp 30 lần so với thời kỳ trước Cách mạng. Trình độ học vấn trung bình của người dân Cuba hiện nay đạt ít nhất là lớp 9. Thậm chí không có cả hiện tượng mù chữ chức năng ở đất nước này.

Các trường giáo dục và đào tạo nghệ sĩ được mở rộng ra tất cá các tỉnh trong cả nước, nhờ đó mà hơn 22.000 thanh niên có điều kiện theo học để phát triển tài năng và nghề nghiệp. Hàng chục nghìn thanh niên khác đang theo học ở các trung tâm đào tạo việc làm, sau đó sẽ tiếp tục theo học ở các trường chuyên nghiệp. Khuôn viên trường đại học được mở rộng ra tất cả các đô thị trong cả nước. Không có đất nước nào trên thế giới này mà cuộc cách mạng giáo dục và văn hóa lại diễn ra mạnh mẽ hơn ở đây, và điều đó đã đưa Cuba bỏ xa các nước, trở thành nước đạt trình độ văn hoá và giáo dục cao nhất thế giới - một sự thể hiện niềm tin sâu sắc của Marti rằng “không có văn hoá thì không thể có tự do”.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của chúng tôi đã giảm từ mức 60 em/1.000 dân xuống mức từ 6 - 6,5/1.000 dân - mức thấp nhất ở bán cầu này, ngoại trừ Canada 2. Tuổi thọ trung bình của người dân cũng tăng thêm hơn 50 năm. Các bệnh dịch truyền nhiễm, có khả năng lây lan như bại liệt, sốt rét, uốn ván, bạch hầu, sỏi, thuỷ đậu, quai bị, ho gà và sốt xuất huyết đều đã bị loại trừ; các loại bệnh dịch khác như viêm khuẩn cầu màng não, viêm gan B, bệnh phong, viêm não không đông máu, bệnh lao đều đã được kiểm soát hoàn toàn. Ngày nay, tỷ lệ người tử vong ở đất nước chúng tôi so với các nước phát triển nhất vì căn bệnh tương tự là ngang nhau: bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn...

Chúng tôi đang tiến hành cuộc cách mạng sâu rộng để mang dịch vụ y tế đến với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận các bệnh xá, duy trì mạng sống và giảm nỗi đau cho họ. Những nghiên cứu chuyên sâu cũng đang được tiến hành để giảm bớt những vấn đề về gien di truyền trước và sau khi sinh nở, trong đó có những vấn đề gắn liền với việc sinh đẻ. Ngày nay, Cuba có tỷ lệ bác sỹ cao nhất thế giới, và tỷ lệ này gần gấp đôi nước đứng thứ hai.

Các trung tâm nghiên cứu khoa học đang làm việc không mệt mỏi tìm biện pháp ngăn ngừa và điều trị những căn bệnh nghiêm trọng nhất. Người Cuba sẽ có hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới và sẽ tiếp tục được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Dịch vụ an sinh xã hội được đảm bảo cho 100% người dân.

85% người dân có nhà được miễn đóng thuế. Số 15% còn lại chỉ đóng mức thuế nhà tượng trưng - 10% so với mức lương của họ.

Một lượng không đáng kể người dân còn sử dụng ma tuý và chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh với hiện tượng này. Xổ số và các hình thức cờ bạc khác bị cấm ngay từ những ngày đầu Cách mạng để không ai có cơ hội đánh cược những hy vọng và sự tiến bộ cá nhân của mình.

Truyền hình, radio, và báo chí của chúng tôi không hề có quảng cáo thương mại. Tất cả các hoạt động xúc tiến thương mại đều tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, giáo dục thể chất, thể thao, giải trí, bảo vệ môi trường, chống ma tuý, tai nạn và các vấn đề xã hội khác. Các phương tiện thông tin đại chúng của chúng tôi giáo dục chứ không hề đầu độc hay xa lạ với người dân. Không ai tôn thờ hay đề cao các giá trị của xã hội tiêu dùng độc hại.

Không hề có chuyện tôn thờ chủ nghĩa cá nhân có liên quan đến các nhân vật của Cách mạng còn sống - không hề có tượng đài, chân dung chính thức, tên đường hay tên các công trình được đặt tên theo tên các nhân vật Cách mạng còn sống. Những người lãnh đạo đất nước chỉ là những người dân chứ không phải là thượng đế.

----------------------------------------------------------
1. Mặc dù câu trả lời sau đó có vẻ đỡ “suồng sã” hơn rất nhiều câu trả lời khác của Castro, bài diễn văn mà Castro đọc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày tấn công vào trại lính Moncada có nhiều số liệu và dữ kiện cụ thể hơn câu trả lời của ông, và nó thiên về thái độ chống người Mỹ hơn là sự ủng hộ đối với Cuba.

2. Năm 2005, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Cuba giảm xuống mức dưới 6 trẻ/1.000 trường hợp sinh ra còn sống, và không có sự khác biệt lớn giữa các vùng.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #261 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 02:26:59 pm »

Ở đất nước chúng tối không hề có lực lượng bán quân sự hay các đội cảm tử, cũng không hề có hiện tượng sử dụng bạo lực chống lại người dân; không hề có chuyện tra tấn, hay xét xử vượt khuôn khổ luật pháp. Chúng tôi giáo dục tình đoàn kết, bác ái giữa con người với các dân tộc cả trong và ngoài nước.

Thế hệ mới và cả đất nước này đều được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Phương tiện thông tin đại chúng được dùng để xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Đất nước chúng tôi kiên quyết bảo vệ bản sắc văn hoá của mình, tiếp thu những giá trị văn hoá tốt đẹp nhất, đấu tranh không mệt mỏi chống lại hành động xuyên tạc, gây chia rẽ và thói sùng bái vật chất tầm thường. Việc phát triển hoạt động thể thao lành mạnh không chuyên đã đưa tỷ lệ đạt các danh hiệu và huy chương tầm cỡ thế giới của người dân chúng tôi lên mức cao nhất thế giới.

Các nghiên cứu khoa học phục vụ người dân và nhân loại nói chung đã tăng gấp hàng trăm lần. Một trong những thành quả đó là chúng tôi đã nghiên cứu ra các loại vắc xin cho người dân Cuba và người dân nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi không hề tiến hành bất kỳ hoạt động nghiên cứu nào để sản xuất vũ khí sinh học, cũng không hề tiến hành sản xuất - việc này hoàn toàn trái ngược với tinh thần giáo dục, đào tạo, ý thức mà đội ngũ các nhà khoa học của chúng tôi được trang bị.

Không ở đất nước nào mà tinh thần đoàn kết quốc tế trong người dân lại ăn sâu đến vậy. Đất nước chúng tôi đã giúp đỡ các chiến sĩ yêu nước An-giê-ri chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp cho dù việc làm đó đã gây phương hại đến quan hệ kinh tế, chính trị của chúng tôi với một nước châu Âu quan trọng như nước Pháp. Chúng tôi đã cử người và vũ khí đến bảo vệ An-giê-ri chống lại sự bành trướng của người Ma-rốc khi vua Hassan II của Ma-rốc muốn chiếm mỏ sắt Gara Djebilet gần thành phố Tinduf ở phía tây nam An-giê-ri.

Theo đề nghị của đất nước Si-ri thuộc khối A-rập, chúng tôi đã cử đi một trung đoàn xe tăng đầy đủ đến bảo vệ cao nguyên Golan từ năm 1973 đến năm 1975 khi phần lãnh thổ này của Si-ri bị chiếm đóng bất công.

Nhà lãnh đạo của nước Cộng hoà Công-gô mới độc lập gần đây, Patrice Lumumba, khi bị các cường quốc nước ngoài bao vây cũng được chúng tôi trợ giúp về chính trị. Khi ông ấy bị bọn cường quốc thuộc địa ám sát năm 1961, chúng tôi đã giúp đỡ những người kế nhiệm tiếp tục sự nghiệp. Bốn năm sau, năm 1965, máu của người Cuba đã đổ ờ khu vực phía tây hồ Tanganyika, nơi Che cùng với hơn 100 cố vấn Cuba, chiến đấu ủng hộ phe nổi dậy người Công-gô trong cuộc chiến chống lại bọn bù nhìn da trắng do Mobutu cầm đầu, kẻ sở hữu 40 tỷ đô la ăn cắp tại các ngân hàng châu Âu.

Máu của các cố vấn Cuba cũng đã đổ khi huấn luyện và giúp đỡ cho các chiến binh thuộc Đảng của người châu Phi đấu tranh vì độc lập cho Guine và Cape Verde (PAIGC), dưói sự lãnh đạo của Amilcar Cabral, đang đấu tranh cho nền độc lập của hai nước là cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha đó.

Hàng chục năm, người Cuba cũng đã đứng ra giúp đỡ phong trào MPLA của Agostinho Neto - Phong trào giải phóng Angola. Khi đã giành được độc lập, 15 năm sau đó, hàng trăm nghìn tình nguyện viên Cuba đã tham gia giúp bảo vệ Angola chống lại các vụ tấn công của đội quân phát xít Nam Phi với sự hỗ trợ của Mỹ sử dụng chiến thuật chiến tranh bẩn thỉu, đặt hàng triệu quả mìn, phá sạch rất nhiều ngôi làng, giết chết hơn nửa triệu người Angola, trong đó cỏ cả phụ nữ và trẻ em. Ở Cuito Cuanavale và trên khu vực biên giới với Namibia, phía tây nam Angola, lực lượng vũ trang Angola và Namibia cùng với 40.000 lính Cuba đã giáng một đòn chí mạng chống lại quân đội Nam Phi vào thời điểm đó đang sở hữu cả bom nguyên tử do Israel cung cấp hoặc giúp đỡ chế tạo với sự thông đồng của Mỹ. Trận chiến này có ý nghĩa quyết định đến việc giải phóng Namibia ngay sau đó, và nó đã nhanh chóng chấm dứt ché độ A-pa-thai chỉ trong vòng 20 đến 25 năm..

Gần 15 năm, Cuba vinh dự được đoàn kết với người dân Việt Nam anh hùng trong cuộc chiến dã man khốc liệt do người Mỹ tiến hành đã giết chết 2 triệu người Việt Nam, đó là chưa kể những người bị thương và tàn tật và những loại hoá chất mà họ đổ xuống đã gây ra những thiệt hại kéo dài không thể tính toán hết được.

Máu của người Cuba đã đổ cùng với máu của người dân các nước châu Mỹ La-tinh, và dòng máu của người Cuba - châu Mỹ La-tinh, Che, người đã bị giết vì bọn gián điệp Mỹ ở Bolivia chỉ điểm khi cậu ấy đang bị thương và vũ khí thì bị bắn hỏng trong khi chiến đấu.

Máu của những công nhân xây dựng Cuba đang giúp hoàn thiện sân bay quốc tế có vị trí quan trọng sống còn với nền kinh tế của hòn đảo nhỏ bé, phụ thuộc vào du lịch - nước Grenada - cũng đã đổ xuống khi họ đấu tranh bảo vệ đất nước này trước sự xâm lược của Mỹ dưới những cái cớ phi đạo lý.

Máu của người Cuba cũng đã đổ khi các cố vấn thuộc lực lượng vũ trang Cuba đang giúp huấn luyện những người lính dũng cảm Nicaragua chống lại cuộc chiến bẩn thỉu do Mỹ tiến hành chống lại cuộc cách mạng Sandinista.

Tôi không muốn dẫn ra tất cả các ví dụ. Hơn 2.000 chiến sĩ quốc tế anh hùng người Cuba đã hy sinh mạng sống khi thực hiện sứ mệnh thiêng liêng ủng hộ cuộc chiến giành độc lập của các nước láng giềng với Cuba. Không có đất nước nào trong thời đại ngày nay có thể viết nên những trang viết sáng chói về tình đoàn kết chân thành, vô tư như chúng tôi.

Người Cuba luôn thuyết giáo bằng các ví dụ cụ thể. Chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ, chưa bao giờ chịu rút lui, chưa bao giờ bán rẻ sự nghiệp của nước khác, chưa bao giờ nhượng bộ, cũng chưa bao giờ từ bỏ những nguyên tắc của mình. Không phải vô cớ mà vào tháng 7 năm 2003, đất nước này được bầu lại vào Hội đồng kinh tế, xã hội của Liên Hợp Quốc, được bầu thêm nhiệm kỳ 3 năm tại Uỷ ban nhân quyền, chức vụ thành viên mà chúng tôi đã liên tục nắm giữ suốt 15 năm nay.

Hơn nửa triệu người Cuba đã tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc tế với vai trò là các chiến sĩ, giáo viên, kỹ thuật viên, hay các bác sĩ và nhân viên y tế. Hơn 50 năm, hàng chục nghìn nhân viên y tế này đã giúp đỡ và cứu sống hàng triệu người. Hiện nay, hon 3.000 chuyên viên thuộc lĩnh vực y tế cộng đồng, và các nhân viên y tế khác đang đến những nơi xa xôi nhất thuộc Thế giới thứ ba, sử dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị cứu mạng sống của hàng chục nghìn người hàng năm, bảo vệ và phục hồi sức khoẻ cho hàng triệu người mà không hề đòi hỏi bất kỳ thứ chi phí nào.

Không có các bác sĩ Cuba cung cấp cho Liên Hợp Quốc thì tổ chức này sẽ không có được nguồn vốn cần thiết để hoạt động - và như vậy, các quốc gia, thậm chí cả khu vực hạ Sahara châu Phi sẽ có nguy cơ bị tàn lụi - các chương trình khẩn cấp ngăn ngừa và điều trị căn bệnh AIDS sẽ không thể thực hiện được.

Cuba đã phát triển được kỹ thuật thông qua radio dạy người dân cách đọc và viết, các giáo trình hiện nay đã được viết bằng năm thứ tiếng khác nhau: Creole, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Tây Ban Nha. Và các chương trình này cũng đã được các nước đưa vào thực hiện. Đó là các chương trình được xây dựng và thiết kế bởi người Cuba, sản phẩm thực sự của Cuba. Tuy nhiên, chúng tôi không hề có ý định đăng ký bản quyền, hay bán thương hiệu các chương trình này. Chúng tôi sẫn sàng cung cấp miễn phí hoàn toàn cho các nước thuộc Thế giới thứ ba, nơi tỷ lệ người mù chữ còn cao. Trong vòng 5 năm, số lượng 800 triệu người mù chữ hiện nay sẽ được giảm ít nhất là 80%.

Tôi muốn dừng lại ở đây, vì không muốn lạm dụng lòng kiên nhẫn của ông, nhưng nếu thích tôi vẫn có thể nói thêm nữa...

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #262 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 02:31:12 pm »

Đó quả là kỷ lục ấn tượng - ông nghĩ lịch sử sẽ phán quyết ông như thế nào?

Chuyện đó tôi không quan tâm mà cũng không hề lo lắng, ông có biết lý do tại sao không? Bởi vì nhân loại đã mắc rất nhiều sai lầm, đã có quá nhiều các hành động xuẩn ngốc, và nếu tồn tại được - chúng ta phải chờ xem - nếu tồn tại được 100 năm nữa, thì có thể nhân loại sẽ chỉ coi chúng tôi là những bộ lạc mọi rợ, thiếu văn minh và không đáng nhớ.

Có thể họ sẽ chỉ nhớ một giai đoạn lịch sử mà nhân loại hầu như biến mất, khi những điều khủng khiếp nhất xảy ra, khi chúng tôi vẫn là bọn người mọi rợ, chưa được văn minh khai sáng. Đó là ý tưởng mà có thể thế hệ loài người trong năm 2100 sẽ nghĩ về chúng tôi. Họ sẽ nhìn lại chúng tôi như cách họ đã nhìn người tiền sử một thời gian rất ngắn trước đây - tôi nghĩ là như vậy. Mỗi thập kỷ đầu của thế kỷ 21 này trôi qua sẽ tương đương với khoảng thời gian 1.000 năm.

Vì vậy, sẽ không có ý nghĩa gì khi nhắc đến sự phán quyết của lịch sử. Đó là cách nghĩ của tôi, rất chân thực; tôi nghĩ là như vậy. Tôi quan tâm đến uy tín mà một đất nước có được từ cuộc chiến đấu của mình, từ những cuộc chiến mà họ tham gia chứ không phải những gì liên quan đến bản thân mình.

Tôi đã đọc rất nhiều về những nhân vật xuất chúng, những người nổi bật nói về vinh quang... Napoleon từng nói về niềm vinh quang, ông ấy rất quan tâm đến vinh quang. Nhưng ở rất nhiều nước hiện nay, Napoleon nổi tiếng vì nhãn hiệu rượu Cognac có mang tên ống ấy chứ không phải vì những gì mà vị tướng, vị hoàng đế này đã làm. Tôi có thể khẳng định chắc chắn nếu hỏi thanh niên ở rất nhiều nước hiện nay Napoleon là ai, họ sẽ nói họ biết Napoleon vì tên của ông ấy xuất hiện trên nhãn hiệu rượu Cognac chứ không phải những gì ông ấy đã làm trong các cuộc chiến. Vì vậy, tại sao phải lo lắng?

Những người như Bolivar cũng nhắc rất nhiều đến vinh quang. Tôi là người rất ngưỡng mộ Bolivar, và có lần, trong bài phát biểu ở Trường Đại học quốc gia Venezuela tôi có nói, “Bolivar nhắc đến vinh quang, nhưng ông ấy không phải là người đi chinh phục các nước mà là người đi giải phóng các nước”. Alexander là người đi chinh phục các nước, và là người lập ra đế chế. Có rất nhiều con người vĩ đại mà thế giới đã ngưỡng mộ trong nhiều thế kỷ qua: Hannibal, Julius Caesar - tất cả đều là những người đi chinh phục, họ là những chiến binh.

Nếu ông nghĩ lại thì chỉ mới gần đây lớp trẻ được dạy rằng, Shakespear là tác giả vĩ đại, con người có giá trị lớn lao, rằng có những người đã sáng tác ra những tác phẩm hội hoạ vĩ đại, rằng có những người là những triết gia vĩ đại, người khác lại là những nhà thơ lớn mà ngày nay vẫn chưa ai vượt qua được họ. Có nghĩa là, những con người có phẩm chất trí tuệ vĩ đại đó, những nhà sáng tạo âm nhạc, hội hoạ, kịch, văn học vĩ đại đó, họ được biết đến rất ít, và lịch sử mà chúng ta được dạy cũng nói rất ít về họ; tất cả những gì mà lịch sử nhắc đến chỉ là Christopher Colombus; Hernan Cortes; Pizarro; Magellan, người đã đi vòng quanh thế giới; Napoleon; cướp biển Drake; Xerxes, đế chế người Persian chiến đấu chống lại người Leonidas ở Thermopylae; Julius Caesar; Hannibal - tất cả những chiến binh, những người phưong Tây, còn những chiến binh người phương Đông thì hầu như không ai biết đến họ.

Ngoại trừ “những con người xấu xa” - như Attila chẳng hạn.

Nhưng rồi ông ấy cũng sang phưong Tây. Nếu Christopher Colombus đúng và không có một châu lục xuất hiện trên đường đi thì ông ấy đã đến Trung Quốc, và rồi, nếu muốn thì ông ấy có thể cố gắng mà chinh phục chỉ với mười hai con ngựa và vài khẩu súng hoả mai như họ đã từng làm ở Cuba. Nhưng nếu gặp phải quân đội Mông Cổ với hàng trăm nghìn binh lính trên lưng ngựa - thì Colombus sẽ không còn bao giờ được nhắc đến là một người đã không may mắn mà gặp phải đất nước Trung Quốc - ông ấy sẽ biến mất chỉ trong vòng 15 phút sau khi đến đất nước đó nếu có ý định chiếm hữu tài sản. Nếu ông ấy đi như Marco Polo thì sẽ được hoan nghênh; nhưng nếu đi chiếm hữu dưới cái tên của vua Tây Ban Nha với cây thánh giá và thanh gươm trên tay thì ông ấy sẽ chỉ tồn tại được 15 phút kể từ khi đến, và Cortes cũng như những người khác cũng vậy.

Nhưng có những nhân vật thì lịch sử lại thường không nhắc đến. Những nhà khoa học vĩ đại, những nhà sáng tạo vĩ đại, những nhà nghiên cứu đã có đóng góp quan trọng cho nhân loại... Lịch sử, như ông nói, không hề nhắc đến họ; có thể có những người nhớ đến họ... nhưng theo tôi thì đóng góp của các nhà lãnh đạo chính trị thì không đáng được nhớ như vậy.

Nhà lãnh đạo chính trị nào mà ông nhớ nhất - trong số những nguời mà ông biết - ai là người khiến ông ấn tượng nhất?

Để tôi nghĩ xem. Đó là Che - tôi luôn nhớ đến ông ấy với tư cách là một trong những con người xuất chúng nhất mà tôi biết. Một trong những con người xuất sắc nhất, cao quý nhất và vô tư nhất mà tôi biết. Nelson Mandela cũng là một trong những người mà tôi ngưỡng mộ nhất vì giá trị của ông ấy, lịch sử của ông ấy và cuộc chiến của ông ấy. Các nhà lãnh đạo nước ngoài hiện nay... một trong những người mà tôi đánh giá cao nhất là Giang Trạch Dân 1. Bởi vì tôi đã biết ông ấy trong rất nhiều năm nay; không phải là ngày một, ngày hai mà là rất nhiều năm, tôi đã có thời gian biết đến và có quan hệ với ông ấy - Giang là con người rất có năng lực.

Ở phương Tây hiện đại thì có thể nói rằng, một trong những chính khách có năng lực nhất đó là Thủ tướng Đức Willy Brandt. Tôi đã gặp ông ấy, đã nói chuyện với ông ấy. Ông ấy là người có tầm nhìn, có những ý nghĩ cao cả, con người thực sự quan tâm đến những vấn đề của Thế giới thứ ba.

Cũng thuộc về phương Tây, một nhà lãnh đạo khác mà tôi cũng biết và coi là con người có tài năng, trách nhiệm, và trung thực, đó là Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme. Tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng ông ấy, và cái chết của ông ấy, vụ ám sát kỳ lạ ông ấy là sự mất mát khủng khiếp.

Về mặt cá nhân ông không hề biết Tổng thống Kennedy.

Không. Tôi nghĩ Kennedy là con người nhiệt tình, rất thông minh, có uy tín cá nhân, người đã cố gắng làm những công việc tích cực. Sau Franklin Rooservelt, có thể coi ông ấy là một trong những nhân vật xuất sắc nhất của nước Mỹ. Ông ấy đã mắc những sai lầm: Đã bật đèn xanh cho vụ xâm lược Vịnh con lợn năm 1961, nhưng chiến dịch đó không phải do ông ấy chuẩn bị mà nó đã được chuấn bị từ trước dưới thời chính quyền Eisenhower - Nixon, ông ấy không thể ngăn chặn kịp thời vụ đó. Kennedy còn dung túng cho một số hoạt động của CIA; trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy, những kế hoạch đầu tiên nhằm ám sát tôi và các nhà lãnh đạo quốc tế khác được hoạch định. Không có chứng cớ nào rõ ràng chứng minh sự thông đồng của ông ấy, nhưng khó có ai đó làm việc trong CIA mà lại có thể tự mình quyết định và tiến hành những hành động như vậy nếu không có sự đồng tình, ít nhất là sự đồng tình về mặt chiến thuật của tổng thống. Có thể ông ấy dung thứ cho hành động đó, hoặc để cho những lời nói mập mờ của mình được CIA muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Nhưng mặc dù vậy, tôi vẫn nhận thấy - bởi vì tôi nhận ra rất rõ rằng dù mắc những sai lầm, có những sai lầm thuộc về đạo lý - nhưng Kennedy vẫn là con người biết tự sửa chữa, một con người dũng cảm dám đưa ra những thay đổi trong chính sách của nước Mỹ. Một trong số những sai lầm của ông ấy đó là cuộc chiến tranh Việt Nam. Với sự hăng hái, quá tin tưởng vào đội quân mũ nồi xanh (lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc) và việc đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ, ông ấy đã đưa đất nước mình tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông ấy mắc sai lầm, tôi xin nhắc lại như vậy, nhưng Kennedy là người thông minh, đôi khi là rất lanh lợi và dũng cảm, và tôi cũng cho rằng - tôi đã nói điều này rồi - nếu Kennedy còn sống thì quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã cải thiện rất nhiều rồi 2. Bởi vì sau vụ Vịnh con lợn và vụ khủng hoảng tháng Mười, ông ấy tỏ ra rất ấn tượng. Tôi không cho rằng ông ấy đánh giá thấp người dân Cuba; thậm chí có thể ông ấy còn ngưỡng mộ tinh thần dũng cảm và tính cách mạnh mẽ của người dân chúng tôi.

Vào ngày ông ấy bị giết thì tôi đang nói chuyện với một nhà báo người Pháp, Jean Daniel 3, người được Kennedy cử sang đây với một thông điệp duy nhất đó là, nói chuyện với tôi. Có nghĩa là kênh liên lạc đã được thiết lập, và điều đó có thể sẽ giúp củng cố quan hệ của chúng tôi.

Cái chết của ông ấy làm tôi xúc động và cảm thấy buồn. Tất nhiên, ông ấy là người thuộc về phía đối lập với chúng tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn khi nghe tin ông ấy qua đời. Có cảm giác như tôi đã mất đi một con người rất có năng lực, một đối thủ xứng tầm. Tôi còn cảm thấy buồn vì cách ông ấy bị giết - một vụ ám sát hèn hạ, một tội ác chính trị. Tôi có cảm giác căm phẫn, và buồn, và tôi nghĩ ông ấy không đáng phải chịu một kết cục như vậy.

Vụ ám sát ông ấy cũng làm tôi lo lắng, bởi vì khi được đưa rời khỏi sân khấu, ông ấy vẫn có đủ quyền lực trong tay để buộc thực hiện việc cải thiện quan hệ với Cuba. Điều đó được thể hiện trong cuộc đối thoại của tôi với nhà báo ngưòỉ Pháp, Jean Daniel, người đến nói chuyện với tôi, mang đến cho tôi những lời nói quan trọng của Kennedy, do những ngày khủng khiếp mà ông ấy đã trải qua trong vụ khủng hoảng tháng Mười, như chính ông ấy nói - với tôi thì đó chính là thời điểm tôi nghe tin về cái chết của Kennedy. “Nói chuyện với Castro đi”, ông ấy nói như vậy, “sau đó quay về đây và nói lại với tôi những gì ông ấy nghĩ”. Đó chính là những gì mà Daniel vừa nói với tôi vào thời điểm đó.

----------------------------------------------------------
1. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân (sinh năm 1926) từng học ngành cơ khí công nghiệp (điện máy); ông vào Đảng Cộng sản năm 1946. Năm 1978, ông được Đặng Tiểu Bĩnh, nhà lãnh đạo mới sau thời Mao Trạch Đông, cất nhắc. Trong lần bổ nhiệm này, ông còn được sự ủng hộ của Hoa Quốc Phong, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm thủ tướng chính phủ. Với cương vị là Bí thư thành uỷ Thượng Hải, năm 1985, Giang đẩy mạnh cải cách kinh tế thành phố này. Năm 1989, sau vụ Thiên An Môn, ông được đưa lên làm Tống bí thư Đảng, vầ được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vào tháng 3 năm 1993, và đã sáng lập ra còng thức “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Tháng 3 năm 2003, ông nghỉ hưu và Hồ Cẩm Đào lên thay, nhưng vẫn giữ chức vụ đầy quyền lực là Chủ tịch Quân uỷ trung ương. Tháng 9 năm 2004, Giang nghỉ chức này và Hồ Cẩm Đào lên thay.

2. Năm 2003, một cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Kennedy và cố vấn an ninh quốc gia của ông, McGeorge, được công khai; cuộc nói chuyện này cho thấy tổng thống muốn thăm dò biện pháp tiếp xúc với Cuba và đã đồng ý với khả năng gặp bí mật đại sứ của Havana theo lời đề nghị của Fidel Castro.

3. Tổng biên tập của tờ Le Nouvel Observateur, một tờ báo quan trọng của Pháp vào thời gian đó.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2013, 02:38:18 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #263 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 02:37:05 pm »

Ông có biết Ernest Hemingway không?

Giá mà tôi có điều kiện để tìm hiểu về Ernest Hemingway rõ hơn. Ông ấy rất thích Cuba, rất thích hòn đảo này. Ernest Hemingway từng sống ở đây và để lại rất nhiều thứ - thư viện, nhà cửa của ông ấy và bây giờ nó đã trở thành một bảo tàng. Trong thời gian những năm đầu Cách mạng, tôi có điều kiện được nói chuyện với ông ấy hai lần rất ngắn gọn thôi. Nếu Ernest Hemingway sống thêm vài năm nữa thì có lẽ tôi sẽ đề nghị được nói chuyện với ông ấy rất nhiều để chúng tôi trở thành những người bạn thân.

Có những cuốn tiểu thuyết của ông ấy tôi đọc đến vài lần. Và trong rất nhiều tác phẩm của ông ấy - Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí - ông ấy luôn để cho nhân vật chính nói chuyện về chính mình. Đó chính là điểm tôi thích nhất ở Ernest Hemingway - những lời độc thoại khi các nhân vật nói chuyện về chính mình. Trong cuốn Ông già và biển cả cũng vậy, với cuốn này ông ấy được trao giải Nobel 1.

Tôi chỉ biết chút ít về ông ấy, nhưng từ những gì mà tôi thấy được thông qua thói quen, hoạt động, đồ vật của ông ấy, tôi thấy rằng Ernest Hemingway là con người rất có tinh thần nhân đạo. Tôi rất thích các tiểu thuyết của ông ấy. Những cuốn sách lột tả con người ông ấy, bản thân ông ấy, những cuộc phiêu lưu mà ông ấy đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình, cả những cuộc phiêu lưu mà ông ấy muốn thực hiện nhưng không thể và không thực hiện được. Tôi thực sự rất ngưỡng mộ niềm đam mê phiêu lưu của ông ấy.

Ông có biết Mao Trạch Đông không?

Không, tôi không biết Mao Trạch Đông và tôi không có may mắn được gặp Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo mà tôi cho rằng có triết lý trong sáng, rõ ràng nhất.

Mao Trạch Đông có công lao vĩ đại trong lịch sử. Ông ấy chính là người tổ chức và kêu gọi cho cuộc cách mạng Trung Quốc, một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong thế kỷ 20. Một con người thực sự có tài năng về chính trị và quân sự, người biết tạo ra, thúc đẩy, và giành được những chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống lại phát xít Nhật, chống lại chính phủ của Tưởng Giới Thạch, và ông ấy cũng là người đã viết những trang chói lọi trong lịch sử Trung Quốc.

Nhưng tôi cũng cho rằng, trong những giai đoạn cuối cuộc đời mình, ông ấy đã mắc những sai lầm khủng khiếp về chính trị. Đó không phải là sai lầm của những người thuộc phe Cánh hữu mà đó là sai lầm của những người Cánh tả, những người Cực tả. Cách thức thực hiện những ý tưởng đó quá khắt khe, thiếu công bằng trong giai đoạn vẫn thường được gọi là “Cách mạng văn hoá” đó, và tôi cho rằng hậu quả của chính sách cực tả đó đã dẫn đến việc quay sang Cánh hữu trong chính tiến trình cách mạng của Trung Quốc, bởi vì những sai lầm lớn lao đó đã gây ra phản ứng: những sai lầm của phe Cực tả đôi khi có xu hướng thiên về cánh hữu và những chính sách của cánh hữu.

Ý tôi không nói là cuộc cách mạng bị thất bại ở Trung Quốc. Đất nước đó đang tìm cho mình một con đường đi đúng đắn. Mao Trạch Đông là nhà cách mạng vĩ đại với những công lao vĩ đại trong lịch sử, con người của những tài năng vĩ đại, nhưng cuối đời vẫn mắc những sai lầm nghiêm trọng. Tôi thực sự choáng váng khi thấy mức độ sùng bái chủ nghĩa cá nhân ở đó.

Ông có biết những nhà lãnh đạo theo tư tưởng Mác-xít mà khi còn nắm quyền đã hành động một cách đáng ghê tởm. Tôi đang nghĩ đến Hafizullah Amin của Afghanistan, hay Ieng Sary của Campuchia 2, một trong hai nhân vật phải chịu trách nhiệm cho nạn diệt chủng ở Campuchia năm 1975. Ông còn nhớ gì về họ không?

Ở Afghanistan, năm 1979, Amin còn là thủ tướng và đã tổ chức một nhóm thực hiện âm mưu chống lại Tổng thống Muhammad Taraki trong thời gian Taraki ở Havana, và trong vòng chỉ có vài ngày, vào tháng 7 năm đó, một cuộc đảo chính nổ ra tại cung điện và kết cục là Taraki bị giết - ông ấy bị ám sát bí mật (cái chết sau này bị quy cho những nguyên do không rõ ràng) và Amin trở thành tổng thống. Vụ ám sát đó khiến Brezhnev không hài lòng, và đó cũng chính là lý do khiến Liên Xô can thiệp vào nước này vào tháng 12 năm 1979.

Amin là kiểu người rất giống Pol Pot. Chúng tôi có cơ hội được gặp nhau vào tháng 4 năm 1978, sau chiến thắng của cách mạng Afghanistan, ông không thể tưởng tượng được ông ta tỏ ra thân thiện, vui vẻ đến thế nào! Rất giống với Ieng Sary, người đã sang thăm chúng tôi sau chiến thắng của cách mạng Campuchia.

Thực sự là tôi đã có đặc ân được biết một số nhân vật tỏ ra hoàn toàn bình thường, hoàn toàn đúng mực, được thụ hưởng nền giáo dục phương Tây, đã từng theo học ở châu Âu, Mỹ nhưng sau đó lại gây ra những hành động ghê tởm, khủng khiếp. Đó là hành động của những kẻ điên rồ. Rõ ràng là có những người mà thần kinh não của họ không hề thích ứng được với những vấn đề phức tạp phát sinh trong tiến trình của một cuộc cách mạng. Và họ đã gây ra những hành động điên khùng đê tiện mà tôi thấy vô cùng kinh ngạc.

Ông có biết Đặng Tiểu Bình không?

Không, nhưng tôi mong muốn được biết ông ấy.

Lúc đầu cuộc phỏng vấn này ông có hỏi tôi nhà lãnh đạo nào đã gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi, tôi đã nói là Che, một nhà lãnh đạo châu Mỹ La-tinh, nhưng tôi quên không đề cập một nhân vật khác cũng của châu Mỹ La-tinh, người đã gây những ấn tượng rất mạnh mẽ trong tôi ngay từ những buổi đầu: Đó là Hugo Chavez.

Có nhà lãnh đạo nào thuộc nửa cuối thế kỷ 20 mà ông cảm thấy hối tiếc vì không được gặp?

Tôi đã nói đến một người đó là Hồ Chí Minh, và tôi cũng muốn được gặp cả Mao Trạch Đông. Nhưng tôi không thể thực hiện được mong muốn đó vì những vấn đề, và những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ Trung Quốc - Liên Xô. Tôi coi Mao Trạch Đông là một trong những nhà chiến lược chính trị, nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tôi không thể quên được lá thư mà Mao Trạch Đông để lại sau khi chết kêu gọi Trung Quốc và Liên Xô gác lại đối đầu và cùng nhau hợp tác.

-----------------------------------------------------------
1. Một tác giả được trao giải Nobel cho tác phẩm cả đời, chứ không phải một tác phẩm cụ thể.

2. Hafizullah Amin (1929-1979) là tổng thống thứ hai của Afghanistan trong giai đoạn nước Cộng hoà dân chủ theo chủ nghĩa Cộng sản Afghanistan. Nhiệm kỳ làm việc của ông ta khét tiéng vì tàn bạo. Sau khi giết chết người tiền nhiệm Taraki tại văn phòng, Amin bắt đầu một cuộc thanh trùng mà theo con số của chính ông ta thì khoảng 18.000 người chống đối đã bị giết; con số chính thức của Afghanistan là 45.000 người. Cuối cùng, Liên Xô buộc phải can thiệp và những “cố vấn” trước kia cùng với quân đội ở Afghanistan lật đổ chế độ Amin và giết chết ông ta.

Ieng Sary (sinh ? 1922-1925, nơi ở hiện tại không rõ, có thể là đã chết) sinh ra ở Việt Nam, nhưng đã đổi tên khi sang Cam-pu-chia từ thời còn trẻ. Một nhân vật cao cấp trong chính quyền Khme Đỏ, Sary là nhân vật chỉ huy thứ hai của Pol Pot trong cuộc diệt chủng ở Cam-pu-chia. Ông ta được chính thức ân xá bởi quốc vương Cam-pu-chia; lúc đó ông ta đang sống lưu vong trong tình trạng sức khoẻ kém.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #264 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:05:55 pm »

28

SAU FIDEL SẼ LÀ GÌ ?


“Nhà phê bình số một” - Tham nhũng - Một đảng duy nhất
- Lương của Fidel -Chủ nghĩa xã hội: Không thể khác được?
- Sự kế nhiệm - Raul Castro - Cách mạng có thể bị hạ bệ? - Tương lai của Cách mạng


Bây giờ, nếu có thể, thì tôi muốn đuợc nói chuyện về tình hình nội bộ của Cuba. Ở nước nào cũng vậy, có những người cảm thấy không hài lòng, Cuba không phải là trường hợp ngoại lệ, và rõ ràng là ông có thói quen thường xuyên cảm nhận những rắc rối trong cuộc sống thường ngày của người dân và sẽ là người đầu tiên nói ra những điều đó trong các bài phát biểu của mình - việc này, việc kia không được, vấn đề này cần tiếp tục thực hiện - và người dân cảm nhận thấy trong bài phát biểu của ông những gì mà họ đang nghĩ. Nhưng thời gian vừa qua, ông lại không để cập những gì đang diễn ra trong xã hội Cuba, và rất nhiều người thấy nhớ vai trò của ông trong đất nước này với t­ cách là “Nhà phê bình số một”.

Đúng vậy, tôi là nhà phê bình số một, nhưng không phải tôi phê bình đất nước này mà tôi phê bình những sai sót, những việc làm không đúng. Nhưng bây giờ chúng tôi đã có phương pháp giúp chúng tôi có thể biết - có thể ví như với chiếc kính hiển vi - tình hình dư luận của công chúng. Chắc ông cũng nhận ra rằng ở đất nước chúng tôi, người dân bày tỏ ý kiến khá tự do - nét đặc trưng đó là một phần trong truyền thống của chúng tôi, đó là việc bày tỏ quan điểm.

Vài năm nay chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến ngẫu nhiên của người dân sau mỗi sự kiện, và trong số những ý kiến đó, có ý kiến ngược chiều. Như tôi đã nói, chúng tôi có quy định, tất cả các ý kiến trái chiều phải được công khai. Tôi chưa bao giờ thấy có ý kiến gì liên quan đến bản thân tôi, đó toàn là những lòi khen, tôi cảm thấy không vui, nhạt nhẽo khi đọc những ý kiến đó. Tôi cũng cảm thấy lo lắng bởi vì chỉ có vài nghìn người cảm thấy không hài lòng trong khi có tới hàng triệu người dân yêu nước của chúng tôí. Ví dụ, có 16.000 người thấy không hài lòng, con số đó không phải là vấn đề khiến người ta phải lo lắng, mà điều thực sự đáng lo là có thể những ý kiến ngược chiều đó lại đúng, lại là những ý kiến xác đáng, hoặc đó cũng có thể là ý kiến của những người công khai tỏ thái độ thù địch, những người không đồng tinh với cuộc Cách mạng này.

Chúng tôi sẽ biết đâu là sự thực khi người ta nói, “Cái này chắc phải đắt lắm”, hay “Chương trình truyền hình này, kia lê ra nên làm theo cách này, cách kia”, đó không phải là những ý kiến của kẻ thù. Mặc dù kẻ thù của chúng tôi cũng lên tiếng, “Nhưng họ nói về vô số vấn đề này mà lại không nói về thức ăn”, “Họ nói đủ thứ vấn đề rắc rối, nhưng có những vấn đề họ lại không nói”. Có nghĩa là thông tin của chúng tôi về công luận là hoàn chỉnh, bao quát; nó phản ánh đúng những ý kiến của người dân. Tất cả những chuyện tiêu cực đều được đề cập. Chúng tôi phải lo lắng, phải quan tâm, và thường thì những ý kiến trái ngược đó có ích đói với chúng tôi; đó là những ý kiến ngẫu nhiên.

Bây giờ thì tôi thấy mình là nhà phê bình gay gắt nhất, cương quyết nhất, ông nên nghe những gì tôi nói. Và tôi nói rất công khai.

Nhân nói đến chuyện đó, tôi còn nhớ trong một bài diễn văn ngày 17 tháng 11 năm 2005, ông có tuyên bố một “cuộc chiến toàn lực” chống lại một số vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt - nạn tham nhũng, ăn cắp tài sản nhà n­ớc, làm giàu bất chính -nhưng cho đến bây giờ thì việc đó vẫn chưa được công khai thẳng thắn nhiều lắm trong dư luận.

Đúng vậy. Chúng tôi đã mời tất cả mọi người, cả đất nước này cùng tham gia cuộc chiến, một cuộc chiến chống lại tất cả các hành động xấu xa, cho dù là ăn cắp vặt hay ăn cắp lớn, tất cả các dạng biểu hiện của hành động đó, ở bất kỳ đâu bởi vì chúng tôi đã thiếu sót trong việc giáo dục, tạo ý thức sâu sắc về vấn đề kinh tế trong người dân.

Chúng tôi nghĩ về điều đó nhiều hơn bất kỳ vấn đề gì khác: những thất bại, sai lầm của chúng tôi, những việc làm không công bằng. Chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến chống lại tất cả các tệ nạn 1, chống lại việc lãng phí nguồn lực, những thói quen xấu đang lan tràn. Đúng, chúng tôi đang tiến hành một cuộc chiến lớn và nó mới chỉ bất đầu, nhưng chúng tôi có nhiều sức mạnh và nhiều kinh nghiệm hơn trước đây - và chúng tôi sẽ giành chiến thắng.

Bởi vì ở đây - tôi phải nói điều này - chúng tôi có đến hàng chục nghìn kẻ ăn bám, những người không hề sản xuất bất cứ thứ gì nhưng lại đang giàu lên nhanh chóng. Ví dụ như việc mua và ăn cắp nhiên liệu. Rất nhiều người đi rong, mang trên mình vòi bơm, bình và đổ xăng vào những chiếc xe do Mỹ sản xuất từ những năm 1920 - 1950 để kiếm lời từ những tàng lớp giàu có mới nổi, những người không phải trả một xu cho lượng xăng dầu mà họ sử dụng. Vấn nạn đó đang lan tràn, và cũng với những tệ nạn khác, gây lãng phí hàng triệu đô la...

Ông giải thích thế nào về việc ông phải can thiệp cá nhân vào vấn đề đó? Tại sao việc trông cậy vào tinh thần phê bình tập thể và tự phê bình lại không có tác dụng?

Chúng tôi tin tưởng vào tinh thần phê bình và tự phê bình. Nhưng cách làm đó đã không còn hiệu quả nữa rồi bởi vì những lời phê bình thường chỉ diễn ra trong những nhóm nhỏ mà không được đưa ra những diễn đàn lớn với hàng trăm nghìn người tham gia. Đơn cử một trường hợp như một quan chức ngành y tế cung cấp thông tin sai lệch về sự tồn tại của loài muỗi Aedes aegypti, cậu ta sẽ bị khiển trách, sẽ bị phê bình. Đó là việc làm tốt. Nhưng tôi biết cũng có những người sẵn sàng nói rằng, “Có, tôi phê bình chính mình. Tôi tự phê bình”, và thế là chấm hết - họ điềm nhiên như chả có gì xảy ra với lời nói đó cả. Họ sướng rơn. Nhưng những tác hại mà họ gây ra là gì? Sẽ phải tính thế nào với hàng triệu đô la bị lãng phí bởi thái độ tắc trách, bởi cách hành động đó của họ?

Phải tự phê bình trong lớp học, nơi làm việc, hay trong cuộc họp và cả trong thành phố, thị trấn, và trên cả nước. Chúng tôi buộc phải sử dụng sự xấu hổ mà chắc chắn là ai cũng có bởi vì tôi biết có rất nhiều người có thể xếp vào hạng “không biết xấu hổ”  , nhưng khi một tờ báo địa phương đăng bài về những việc họ đã làm thì họ buộc phải cảm thấy xấu hổ. Trong cuộc chiến chống tệ nạn này, sẽ không hề có giới hạn với bất kỳ ai, chúng tôi sẽ nói thẳng thừng, sẽ kêu gọi và khơi dậy danh dự và lòng tự trọng trong mỗi người. Và kết quả là ngay cả những người cố tình không muốn hiểu rồi cũng sẽ phải tự điều chỉnh mình, nhưng là việc điều chỉnh theo một cách khác; đúng, họ sẽ bị bôi xấu bằng chính những hành động xấu xa của họ. Có một điều mà chúng tôi nhận ra: Đó là, con người nào cũng có tính liêm sỉ rất cao. Và nhiệm vụ trước hết của một người cách mạng đó là phải hết sức nghiêm khắc với chính mình.

Chúng tôi sẽ phát động cuộc chiến này và sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí cỡ lớn mà chúng tôi có. Cách mạng cần phải sử dụng các loại vũ khí đó, và chúng tôi sẽ sử dụng nếu thấy cần thiết. Cách mạng sẽ phải thiết lập lại tất cá quyền kiểm soát cần thiết. Chúng tôi không phái là đất nước tư bản, nên không thể phó mặc mọi thứ cho vận mệnh.

----------------------------------------------------------
1. Castro muốn nói hút thuốc, lạm dụng rượu, ma tuý, trong đó có cả những loại “ma tuý mềm” như cần sa, cũng như các loại “tội phạm” theo hoàn cảnh như ăn cắp, rút ruột của nhà nước...; từ cùng nguồn gốc trong tiếng Tây Ban Nha không mạnh bằng trong tiếng Anh, nhưng không có cách dễ dàng, ngắn gọn nào có thể chuyển được nghĩa chính xác.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #265 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:10:35 pm »

Ông có cho rằng những khó khăn và thiếu thốn trong những giai đoạn đặc biệt, ở một chừng mực nào đó, đã tạo ra những thói quen tham nhũng, trộm cắp.

Tôi nghĩ là như vậy, mặc dù thói trộm cắp vật chất và nguồn lực không phải là mới; không phải trong thời kỳ khó khăn đặc biệt đó nó mới nảy sinh. Nhưng giai đoạn đặc biệt đó làm nó tồi tệ hơn bởi vì nó đã tạo ra những bất công, đã tạo cơ hội cho một số người kiếm được rất nhiều tiền. Đó không phải là tật xấu mói mẻ gì cả. Tôi còn nhớ từ năm 1990 - khi đó Liên Xô chưa sụp đổ - chúng tôi đang xây dựng một trung tâm công nghệ sinh học rất quan trọng ở Bejucal (ngoại ô Havana). Và gần đó có một nghĩa trang nhỏ. Một hôm tôi đi xe ra đó, và tôi phát hiện thấy có một khu chợ được họp giấu giếm và toàn bộ những nhân viên xây dựng, cả công nhân, cả thợ xây dựng bán tất cả mọi thứ: xi măng, sắt thép dùng để đổ bê tông, gỗ, sơn, tất cả mọi thứ dùng cho việc xây dựng...

Bao nhiêu thứ đã bị đánh cắp ở đây, thậm chí ở cả các nhà máy sản xuất để đáp ứng nhu cầu lớn đến như vậy? Chẳng hạn như các nhà máy sản xuất dược phẩm? Tôi biết trường hợp một nhà máy ở La Lisa (lân cận với Havana) người ta đã phải thay cả giám đốc và rất nhiều công nhân, hàng chục người... Ban quản lý và rất nhiều người có liên quan. Hàng chục người phải được thay thế. Chúng tôi phải tìm người thay thế họ. Bắn họ cũng không giải quyết được vấn đề, và đó cũng không phải là giải pháp duy nhất. Phải xem xem những tệ nạn đó đã bám sâu vào đầu óc con người ta đến mức độ nào, bao nhiêu thứ đang bị nạn ăn cắp lấy đi, người ta dùng những biện pháp gì để ăn cắp.

Ông giải thích tất cả những hiện tượng đó như thế nào?

Ở đây, giai đoạn khó khăn đó đã tạo ra những bất công sâu sắc. Tôi rất hối tiếc vì đã cho thành lập các cửa hàng mua sắm dùng ngoại tệ, chỉ để thu hút lượng tiền nhỏ mà một số người nhận được từ nước ngoài gửi về và tiêu xài vào những thứ hàng hoá đắt tiền trong khi tình trạng khó khăn, khan hiếm thì đang lan tràn trên hòn đảo này - có nghĩa là giá cả các loại hàng hoá đó đã, và chắc chắn sẽ rất cao - chúng tôi dự định sẽ dùng số tiền đó đầu tư vào các loại nhu yếu phẩm cho những người không nhận được bất cứ thứ gì từ nước ngoài.

Hơn nữa, có những người tự đội mức giá bán lên quá cao để kiếm lời nhiều hơn gấp mấy lần mức lương tháng của những bác sĩ đang phải đi làm việc ở miền núi cao của Guatemala hay những nơi xa xôi ở châu Phi, Kashimir, hay ở những vùng cao đến hàng nghìn mét trên dãy Himalayas để cứu người. Những bác sĩ đó chỉ có mức thu nhập bằng 5 - 10% mức thu nhập của bọn lừa đảo đi bán xăng cho tầng lớp giàu có mới nổi, bọn ăn cắp hàng hoá trong thùng xe tải, bọn ăn cắp đồ trong các cửa hàng dùng ngoại tệ, đám nhân viên làm việc ở các khách sạn 5 sao, những người kiếm tới 1 đô la cho mỗi chai rượu rum họ mang vào, và bỏ túi toàn bộ số tiền kiếm được từ việc pha rượu bán cho khách. Có bao nhiêu cách ăn cắp tiền ở đất nước này?

Rõ ràng là việc ăn cắp diễn ra phổ biến nhất ở những cây xăng.

Tôi sẽ kể cho ông nghe, chúng tôi kiểm tra ở tỉnh Pinar del Rio xem điều gì đang xảy ra ở những cây xăng dùng ngoại tệ để mua. Và chúng tôi phát hiện ra rằng lượng ăn cắp cũng bằng với lượng tiền mà họ thu được! Gần một nửa số tiền bị ăn cắp! Thậm chí có những chỗ số tiền bị đánh cắp còn quá nửa!

Ở Havana, rất nhiều người học cách ăn cắp của những kẻ điên khùng. Nếu tôi liệt kê cho ông tất cả các điểm bán xăng ở thủ đô này thì chắc ông sẽ bị sốc; lượng cây xăng nhiều gấp đôi mức cần thiết, một sự lộn xộn thực sự. Tất cả các bộ ngành đều có cây xăng riêng của mình và họ phân phối xăng dầu bừa bãi. Ở các địa phương, tình trạng lộn xộn này còn thậm tệ hơn. Trong khi đó, các loại xe tải cổ lỗ nhất, tiêu thụ nhiều xăng nhất thì lại được giao cho các địa phương. Nhìn bề ngoài thì hoạt động của các loại xe tải này có vẻ rất hợp lý, nhưng thực ra nó đang phá hoại tương lai của cả đất nước này. Bởi vì có một điều mà chúng tôi biết rõ đó là các xe tải thuộc sở hữu nhà nước đi lại, làm những việc không hề liên quan đến công việc thường xuyên của họ - người ta lái xe đi thăm họ hàng, bạn bè, bạn gái.

Chẳng bao lâu nữa, với công nghệ, chúng tôi sẽ biết những chiếc xe tải đó đang đi đâu  , như các nước phát triển đang làm - con phố chính xác, địa điểm chính xác mà nó đến. Không ai có thể lợi dụng những chiếc xe đó để đi thăm bà dì, một vài người bạn nào đó hay bạn gái của mình. Việc đi thăm người họ hàng, bạn bè, hay bạn gái không phải là việc làm xấu nhưng không thể dùng xe phục vụ công việc để đi thăm.

Tôi còn nhớ một lần, khoảng vài năm trước, tôi có thấy một chiếc Volvo mới trị giá khoảng 50.000 hay 60.000 đô la với mức giá vào thời điểm đó đang đi rất nhanh trên đường Quinta Avenida ở Havana. Tôi thắc mắc không biết chiếc xe đó đang đi đâu, vì vậy tôi bảo đội bảo vệ của tôi dừng chiếc xe lại và hỏi: “Dừng chiếc xe kia lại, hỏi xem cậu ta đang đi đâu - tôi muốn có câu trả lời trung thực”. Và viên tài xế thú nhận rằng cậu ta đang vội đi thăm bạn gái mình... việc làm hiển nhiên như tôi đang ngồi với ông ở đây.

Những việc như thế diễn ra thường xuyên. Chúng tôi biết điều đó mặc dù rất nhiều người nghĩ rằng, “cuộc Cách mạng này sẽ không thể khắc phục việc đó; không, chả có cách gì có thể khắc phục được cả. Sẽ không có biện pháp khắc phục nào”. Họ đã sai - chính người dân chúng tôi đang khắc phục tệ nạn đó, chính Cách mạng đang khắc phục nó.

Khắc phục thế nào?

Trước hết, đó là vấn đề đạo đức. Tôi đã suy nghĩ rất nhiẻu về vấn đề này. Đạo đức cách mạng là gì? Tất cả các tư tưởng cách mạng đều có nguồn gốc đạo đức của nó. Nhưng đó cũng là vấn đề kinh tế sống còn của cuộc Cách mạng này. Đất nước này từng là một trong những nước lãng phí nhất trên thế giới trong sử dụng xăng dầu. Ở đây, hầu như không ai biết chi phí xăng dầu là bao nhiêu, không ai biết giá điện là bao nhiêu, không ai biết giá thị trường của các mặt hàng đó. Tại sao vậy, ngay cả vấn đề nhà ở chúng tôi cũng từng cung cấp miễn phí cho người dân. Liệu Cuba có thể giái quyết được vấn đề nhà ở khi từ bỏ những ngôi nhà đó? Có một số người từng đứng ra mua những ngôi nhà đó. Hợ là chủ nhân, họ bỏ ra 50 peso một tháng, cao nhất là 80 peso - nếu gửi sang Miami thì chỉ tương đương với khoảng 3 đô la! Sau rất nhiều năm, họ sẽ chỉ trả tổng số khoảng 500 đô la, nhưng họ lại bán những ngôi nhà đó với giá 15.000 đô la, 20.000 đô la... Và ai là người đứng ra mua những ngôi nhà đó? Có phải là giai cấp vô sản không? Có phải người nghèo không? Rất nhiều người nghèo được cấp nhà miễn phí, sau đó họ bán lại cho những người giàu mới nổi. Đó có phải là chủ nghĩa xã hội không?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #266 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:14:09 pm »

Quả là một nghịch lý, mặc dù về mặt luật pháp thì nhũng người Cuba nhận được đô la hay các ngoại tệ khác gửi từ bên ngoài vào có nhiều thuận lợi hơn những người không hề nhận được gì. Và điều đó đã gây ra sự phẫn nộ.

Đúng, nhưng hãy nhìn sự mâu thuẫn đó: người ta có nhiều thuận lợi hơn người khác là bởi vì có sự trợ giá của nhà nước. Ví dụ, những người sống ở ngoài đó (ngoài lãnh thổ Cuba) làm gì với 1 đôla? Họ gửi về đây... Tôi cũng có một người họ hàng gửi tiền cho. Tôi không có gì để làm với những đồng đô la đó. Chúng tôi đã khảo sát và phát hiện ra có những địa phương có tới 30 đến 40% người dân nhận tiền từ nước ngoài cho dù có những người chỉ nhận được chút ít. Nhưng cho dù là lđô la gửi về cũng rất có tác dụng! Chúng tôi sẽ bị giết chết nếu tất cả mọi người đều gửi đô la vào trong nước. Bởi vì những đồng đô la đó sẽ có sức mua vô cùng lớn ở một đất nước bị cấm vận mà hầu như tất cả các sản phẩm đều được trợ giá, thậm chí là trợ giá rất mạnh, hầu hết các dịch vụ đều miễn phí hoặc rẻ đến mức khó tin.

Những người Cuba nhận được số tiền gửi về đó sẽ tiêu bao nhiêu? Đó không phải là đồng đô la mà họ kiếm được từ mồ hôi nước mắt. Họ được gửi cho - những người rời khỏi đất nước này khoẻ mạnh, được thụ hưởng nền giáo dục do nhà nước trả tiền từ khi họ sinh ra, họ không hề bị bệnh tật; họ là những con người mạnh khoẻ hơn khi đến Mỹ. Vì vậy, để trợ giá cho 1 đô la mà người ta gửi vào đây từ nước Mỹ, đổi lại, Cuba phải bỏ ra trung bình 44 đô la. Chúng tôi đã nghiên cứu và thống kê được con số đó.

Đất nước này là đất nước cao thượng - chúng tôi trợ giá cho cả những đồng đô la mà người dân ở đây sở hữu, những người sẽ nói với ông rằng, “Tôi sẽ gửi cho ông đô la để ông mua điện được trợ giá. Tôi sẽ gửi cho ông tủ lạnh hoặc sẽ gửi tiền để ông mua tủ lạnh ở khu mua sắm” 1. Những nhà cung cấp đô la hào phóng đó sẽ tiếp tục: “Đừng lo, tôi sẽ gửi cho ông tất cả những gì ông cần; tôi sẽ đảm bảo cho ông 300 kilowatt điện trợ giá của nhà nước ngớ ngẩn đó mà ông đang sử dụng”. Chúng tôi đối xử tốt với họ, nhưng sẽ có người này hoặc người kia nghĩ rằng, chúng tôi là bọn ngốc. Có thể là họ đúng một nửa!

Tôi còn nhớ khi chúng tôi phân tích vấn đề sử dụng điện, chúng tôi đã phát hiện ra một paladar 2 sử dụng tới 11.000 kilowatt một tháng, khi đó nhà nước ngớ ngẩn này lại đi trợ giá cho vị chủ nhân thì lại được tầng lớp tư sản rất yêu quý vì bọn họ thường xuyên mời khách khứa đến thưởng thức các món tôm, một kiểu doanh nghiệp tư nhân kỳ lạ. Tất cả số hải sản đó đều bị đánh cắp từ nhà máy Batabano (thị trấn nằm trên bờ biển Ca-ri-bê ở phía nam Havana), ngoài ra bọn chúng còn đánh cắp bốn, năm chiếc ghế nhựa nhỏ nữa. Không thể như thế được! Tình trạng lạm dụng quá mức này là kẻ thù của sự phát triển bởi vì đó là một kiểu ăn cướp.

Như vậy là nhà nước này trợ giá cho paladar đó với số tiền là 1.000    đôla mỗi tháng. Tôi phát hiện ra điều này là bởi vì tôi hỏi những gì cậu ta phải bỏ tiền ra trả với mức chi phí thực tế, và cậu ta trả tiền điện ở mức giá được hỗ trợ - 11.000 kilowatt! Tôi nghĩ sau 300 kilowatt đầu, cậu ta chỉ phải trả thêm 30 xen cho một kilowatt. Có nghĩa là cậu ta phải trả tổng số là 120 đô la, tương đương với 3.000 peso cho 11.000 kilowatt điện. Nhưng chi phí để sản xuất ra được 11.000 kilowatt điện đó - với mức giá vào thời điểm đó là 10 xen, tính theo đô la Mỹ 1 kilowatt - là 1.250 đô la. Đó là kiểu bán hàng miễn phí, đó là tiến bộ, là phát triển, và nó vẫn đang được đẩy mạnh...

Vậy thì ông sẽ làm gì? Ông sẽ xoá bỏ trợ cấp?

Không, nhưng chúng tôi tăng giá điện đối với những người sử dụng nhiều nhất để hạn chế tình trạng lạm dụng và lãng phí của người sử dụng cho dù tình hình kinh tế của họ có thế nào đi chăng nữa. Và dần dần chúng tôi sẽ tiến tới xoá bỏ kiểu trợ cấp này vì thực ra nó chỉ cản trở nền kinh tế hiện nay.

Đó là lý do tại sao hiện nay chỉ có những mặt hàng thiết yếu, quan trọng sống còn chúng tôi mới trợ giá hoặc cung cấp miễn phí. Chúng tôi không thu phí các dịch vụ liên quan đến y tế hay giáo dục. Có trợ giá chút ít, nhưng mức tiền nhà mà người dân phải đóng trong một khoảng thời gian nhất định hiện nay cũng gần tương đương với giá trị của ngôi nhà. Tất cả mọi việc đều nằm trong tầm tay của chúng tôi và đều thuộc về nhân dân; chỉ có điều chúng tôi không cho phép để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn lực một cách vô trách nhiệm. Không thể như thế được.

Chúng tôi cũng đang tạo ra những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tình trạng tem phiếu. Sẽ tìm biện pháp thay thế các loại tem phiếu đó, tất nhiên là trong những thời điểm nhất định thì nó phù hợp nhưng hiện nay thì không còn phù hợp nữa rồi và chúng tôi buộc phải thay đổi mà không hề lạm dụng việc gì, cũng không hề để ai phải chết đói; chúng tôi chỉ thực hiện trên những nguyên tắc đơn giản nhất: chế độ tem phiếu phải được bãi bỏ. Mặt khác, mức lương và lương hưu, hiện đang rất thấp, cũng đã được tăng. Những người trực tiếp sản xuất sẽ được trả lương cao hơn, họ sẽ có điều kiện mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn; những người đã từng làm việc trong nhiều thập kỷ (người về hưu) cũng sẽ được trả lương cao hơn. Rất nhiều kiểu lạm dụng sẽ được bãi bỏ. Dần dần, cách nghĩ trung dung sẽ được loại bỏ rất nhiều hình thức bất công trong quá khứ sẽ không còn nữa. Một khi không còn ai cần phải được trợ giá nữa, chúng tôi sẽ đạt được những tiến bộ đáng kể trên con đường hướng tới công bằng, tốt đẹp.

Ông đã nhận ra những sai sót nhất định của Cách mạng. Có những người sống ngoài lãnh thố Cuba thì thấy vui, nhưng cũng có những người sống ở ngay đây thì lại thấy những lời phê bình của ông quá gay gắt.

Gay gắt nhưng tôi vẫn làm. Tôi sẽ nhắc lại rất thường xuyên. Tôi không hề sợ hãi khi phải chịu trách nhiệm về những gì mà mình đáng phải chịu. Chúng tôi sẽ không đạt được kết quả gì nếu vẫn tiếp tục nuông chiều thái quá tật xấu đó hay thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nó. Cứ để cho người ta tấn công tôi, cứ để cho họ phê bình chỉ trích tôi. Đúng, rất nhiều người có thể sẽ bị tổn thương... Chúng tôi phải dám chịu đựng, phải dũng cảm nói ra sự thực. Cho dù bọn kẻ cướp đang sống nhởn nhơ bên ngoài lãnh thổ Cuba kia có nói gì đi nữa thì ngày mai hay ngày kia sẽ có những bản tin, những thông báo phê bình được phát đi. Cười người hôm trước thì hôm sau người cười thôi.

Và như vậy không có nghĩa là kể lể những chuyện xấu xa về cách mạng mà trái lại đó là những việc làm rất tốt của cách mạng bởi vì chúng tôi đang cho mọi người thấy rằng, cuộc Cách mạng này dám đương đầu với cái xấu, dám túm sừng con bò tót và thậm chí còn túm giỏi hon cả võ sĩ đấu bò ở Madrid. Chúng tôi phải có đủ lòng dũng cảm để sửa chữa những sai lầm vì lý do đó, bởi vì đó là cách duy nhất mà chúng tôi có thể đạt được những mục tiêu đặt ra.

----------------------------------------------------------
1. Từ tiếng Anh được dùng để chỉ các cửa hàng dùng đồng đô la bán các loại hàng hoá không có ở các cửa hàng khác để thu tiền bằng đồng đô la chứ không phải đồng peso.

2. Từ này có nghĩa là “hàm ếch” hiện tại được dùng ở Cuba để chỉ các “nhà hàng thuộc sở hữu tư nhân” một sự đổi mới ở Cuba thời hậu Cách mạng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #267 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:16:50 pm »

Để đối phó với trò trộm cắp nhất là ở các điểm bán xăng dầu, ông phải dùng đến những “nguời làm công tác xã hội” trẻ tuổi đúng không?

Đúng vậy. Chúng tôi phải giải quyết những vấn đề này bằng biện pháp rất cương quyết - ông không thể tưởng tượng được là họ nhiệt tình đến thế nào - do những người làm công tác xã hội trẻ tuổi tiến hành. Thực ra, họ đã và đang đảm đương rất nhiều trọng trách. Tôi chưa bao giờ thấy lòng nhiệt tình, nghiêm túc, trách nhiệm, ý thức tự hào trong công việc mà họ làm cho đất nước này lớn đến như vậy. Ngày nay, những người làm công tác xã hội có mặt ớ các nhà máy lọc dầu - họ kiểm tra những xe bồn 20.000 đến 30.000 lít xem chúng chạy đi đâu, những xe nào rẽ ngang, rẽ dọc... Và đó là cách chúng tôi phát hiện ra các điểm bán xăng dầu tư nhân - do các tài xế xe bồn kia cung cấp!

Chúng tôi sẽ huy động toàn bộ 28.000 người làm công tác xã hội trên toàn quốc nếu cần thiết. Một số nỗ lực chuẩn bị để thành lập các điểm kiểm tra chống tham nhũng, mỗi điểm quan sát đều là điểm kiểm tra chống tham nhũng. Có cả các thành viên của Đoàn thanh niên, các tổ chức quần chúng, các chiến sĩ cách mạng... và những người ăn cắp xăng dầu sẽ bị phát giác ngay, vì vậy chúng tôi sẽ không phải mất công đi tìm hiểu xem bọn họ là ai và mỗi người trong số họ ăn cắp bao nhiêu xăng dầu.

Đôi khi, đội quân của những người làm công tác xã hội đó phải hành động bất ngờ, nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo tính kỷ luật và hiệu quả cao. Đó là kiểu hành động bất chợt. Riêng ở Havana, chúng tôi đang có tới vài ngàn người làm công tác xã hội kiểu này, và chúng tôi đã huy động được vài ngàn người khác làm lực lượng dự bị. Họ đi vào hoạt động, và ngay lập tức các điểm bán xăng dầu ở Havana báo cáo doanh thu của họ tăng gấp đôi. Tại sao cũng với những công nhân đó, vẫn ở điểm bán hàng đó mà trước đây lại không báo cáo được doanh thu cao hơn? Những người làm công tác xã hội phải vào cuộc. Tôi nói, “Liệu có thể rút ra các bài học ở đây không? Liệu họ có sửa chữa sai lầm của mình không?”.

Havana đã trở thành trường học nổi tiếng, nơi người ta đang dần nhận ra những gì cần phải làm, và những người làm công tác xã hội ngày càng được biết đến nhiều hơn. Chúng tôi sẵn sàng huy động toàn bộ số 28.000 trên cả nước và số 7.000 đang theo học ở các trường. Nếu số lượng đó vẫn chưa đủ thì tôi có thể khẳng định với ông rằng, chúng tôi sẵn sàng đến gặp các sinh viên thuộc Hội sinh viên và chúng tôi sẽ thêm ngay 28.000 người nữa, chúng tôi sẽ cho họ đi theo cặp với những người làm công tác xã hội - họ đang tích lũy được ngày càng nhiều kinh nghiệm - và nếu 56.000 vẫn chưa đủ thì chúng tôi sẽ huy động thêm 56.000 người nữa.

Chúng tôi sẽ cho bọn người xấu xa kia thấy những tiến bộ chúng tôi đạt được là như thế nào, sự phát triển, công bằng, và việc chấm dứt nạn trộm cắp là như thế nào với sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt thành của người dân. Xã hội chúng tôi sẽ thực sự trở thành một xã hội mới hoàn toàn. Sẽ không còn những người nói rằng, “Không thể khắc phục được, tình trạng này sẽ kéo dài vĩnh viễn”. Với sự phối hợp của người dân, chúng tôi sẽ chứng tỏ cho bọn họ thấy là chúng tôi có thể khắc phục được. Chúng tôi phải cương quyết: hoặc là chúng tôi sẽ đánh bại hoàn toàn hiện tượng xấu xa này hoặc là chúng tôi phải chết.

Nhắc đến tổ chức chính trị ở Cuba, tôi muốn hỏi ông rằng, ông có cho rằng mô hình một đảng được áp dụng phù hợp với một xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp như xã hội Cuba ngày nay?

Ông đang hổi về mô hình một đảng duy nhất đúng không? Càng tích lũy được nhiều kiến thức thì người dân của chúng tôi càng hiểu nhiều hơn về thế giới, và họ càng hài lòng và quý trọng hơn tinh thần đoàn kết mà chúng tôi đang có. Thực sự, tôi thấy rất ngoạn mục trước những gì xảy ra ở những nước có tới 100 hay 120 đảng... tôi không nghĩ rằng ông có thể lý tưởng hóa mà coi đó là mô hình của một chính phủ hay mô hình dân chủ. Thật điên rồ, biểu hiện của sự điên rồ. Một đất nước thuộc Thế giới thứ ba sẽ tự tổ chức xã hội mình như thế nào để phát triển với 100 đảng? Chắc chắn sẽ không thể có được một mô hình chính phủ có sức mạnh.

Ở rất nhiều nước, hệ thống bầu cử truyền thống cổ điển với nhiều đảng thường trở thành một cuộc tranh đua giành giật sự ủng hộ của người dân chứ không phải cuộc tranh đua thể hiện tài năng của người ứng cử - kiểu cạnh tranh thể hiện tài năng, đức độ (những yếu tố cần thiết trong khả năng lãnh đạo của mỗi người). Trong những cuộc tranh đua kiểu đó, người dân thường có xu hướng bầu cho những người mà mình yêu thích, người thường xuyên có hoạt động liên hệ với dân chúng, thậm chí cả những người có ngoại hình ưa nhìn, người được quảng bá tốt nhất trên truyền hình, radio, báo chí. Hoặc cũng có thể nói rằng, và thực tế đây là một quy luật, người có nhiều tiền nhất đổ vào hoạt động quảng cáo.

Và, chắc ông cũng biết điều này rồi, bời vì ông đã đề cập đến nó trong một vài cuốn sách của ông, ở một số nước trên bán cầu này, tôi không muốn đề cập tên cụ thể, các chiến dịch vận động tranh cứ tiêu tốn đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la theo kiểu của người Mỹ, và những có vấn về hình ảnh dạy ứng cử viên của mình cả cách chải tóc, cách ăn mặc, cách nói chuyện với cử tri, những gì họ nên và không nên nói. Đó thực sự là một ngày hội, một trò khôi hài - hoàn toàn là trò dàn dựng...

Đôi khi những người tham gia tranh cử chỉ đơn thuần là những kẻ lắm tiền đổ vào quảng cáo cho hình ảnh của mình. Những người có liên hệ mật thiết với các phương tiện thông tin đại chúng sẽ là người giành chiến thắng cuối cùng. Nếu đối thủ không gom được đủ tiền để tiến hành các chiến dịch vận động - các nhà quảng cáo Mỹ gọi đây là “chiến dịch quảng cáo khoa học” - thì rất có thể anh ta sẽ thất bại. Đó là thực tế. Kết quả của kiểu bầu cử đó rất lạ, phụ thuộc vào những yếu tố hầu như không hề liên quan gì đến khả năng lãnh đạo của một ứng cử viên.

Ở Cuba, đảng không tồn tại chỉ để bổ nhiệm các ứng cử viên và bầu (đại biểu quốc hội) như ở hầu hết các nước khác... Ví dụ, ở Tây Ban Nha, trong PSOE, Tổng thống Felipe Gonzalez quyết định ai sẽ là người được chọn vào quốc hội dưới ngọn cờ của PSOE. Cách làm rất đơn giản như một cuộc khảo sát tính toán đơn thuần - ứng cử viên có bao nhiêu tiền, hoạt động quảng cáo mà anh ta có khả năng chi trả... nếu tính toán cho thấy anh ta có được 15 hoặc 20% người ủng hộ trong một tỉnh, một bộ ngành hay một khu vực, anh ta sẽ biết chính xác bao nhiêu đại diện trong quốc hội mà mình sẽ có, anh ta bổ nhiệm các ứng cử viên sau đó người dân bầu cho một đảng. Đảng là một tổ chức trừu tượng và người dân bầu cho tổ chức trừu tượng đó; sau đó đảng này sẽ đứng ra bầu hay chọn các đại biểu quốc hội.

Các nước khác như Anh hay Jamaica thì có các khu vực bầu cử; phương pháp bầu theo khu vực bầu cử tốt hơn đôi chút bởi vì chì có một ứng cử viên cho một đảng, và thường thì chỉ có hai đảng, thời gian qua cho thấy, người đứng ra đại diện cho đảng mình thường có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động trong quốc hội. Và như một quy luật chung, các ứng cử viên thuộc đảng phái chính trị và các quan chức được bầu ở các nước vùng Ca-ri-bê thường được giáo dục và chuẩn bị tốt hơn, kỹ lưỡng hơn các ứng cử viên tham gia ứng cử trong hệ thống bầu cử tổng thống.

Với chúng tôi ở Cuba này, một trong những nguyên tắc hàng đầu đó là Đảng không được phép bổ nhiệm ứng cử viên - các ứng cứ viên do nhân dân bầu chọn ra; người dân sống ở các khu vực bầu cứ họp lại với nhau sau đó chọn ra ứng cử viên - có nghĩa là họ bổ nhiệm, họ chọn những người đại diện cho mình trong quốc hội; Đảng không hề có tiếng nói nào trong đó. Việc đó bị cấm nghiêm ngặt.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #268 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:20:21 pm »

Hơi khó tin là Đảng lại không hề có tiếng nói gì trong việc đó.

Đảng của chúng tôi không bổ nhiệm cũng không bầu. Các đại biểu ở mỗi khu vực bầu cử - cơ sở nền tảng trong hệ thống bầu cử của chúng tôi - được nhân dân đề nghị, như tôi nói, thông qua hiệp thương với nhau ở mỗi khu vực. Phải có ít nhất là hai và nhiều nhất cũng không quá tám ứng cử viên trong mỗi khu vực bầu cử, và những đại biểu của các khu vực đó - những người được bầu vào hội đồng các thành phố trong cả nước - được nhân dân đề cử và bầu chọn trong cuộc bầu cử chính thức và mỗi ứng cử viên phải nhận được trên 50% số phiếu ủng hộ. Quốc hội Cuba với hơn 600 đại biểu, trong đó ít nhất 50% là đại biểu của các khu vực bầu cử đó và họ có vai trò vừa phục vụ trong hội đồng của thành phố đó vừa phải bổ nhiệm các ứng cử viên vào hội đồng các tỉnh và Quốc hội.

Tôi không muốn giải thích thêm, nhưng thực sự tôi muốn sau này ông tìm hiểu sâu hơn về hệ thống bầu cử của Cuba, bởi vì thật đáng kinh ngạc là nước láng giềng ở phía bắc chúng tôi kia đôi khi vẫn hỏi chúng tôi, “Khi nào thì có bầu cử ở Cuba?”. Nếu người Cuba được hỏi lại câu hỏi liên quan đến bầu cử thì đó sẽ là, “Các ông có bao nhiêu siêu triệu phú để bầu làm tổng thống?”; hay, ứng cử viên đó cũng không nhất thiết phải là siêu triệu phú, mà chúng tôi sẽ hỏi, “Một ứng cử viên cần bao nhiêu tỷ đô la để được bầu làm tổng thống?” và “Mỗi vị trí được bầu ra phải chi phí mất bao nhiêu tiền - thậm chí là chức ủy viên hội đồng thành phố khiêm tốn nhất?”.

Ở đất nước chúng tôi, chuyện đó không bao giờ diễn ra và cũng không thể diễn ra. Chúng tôi không treo lên tường những áp phích hay thông cáo viết tay, chúng tôi không sử dụng truyền hình để phát đi những thông điệp tác động vào tiềm thức người dân như vậy, tôi nghĩ phải gọi như thế mới đúng.

Có thể có hai, ba, thậm chí là tám ứng cử viên - thường thì có từ hai đến ba; đôi khi rất khó lựa chọn trong số họ bới vì điều quan trọng trong tiêu chí lựa chọn của chúng tôi đó là tiểu sử, quá khứ của họ, và thường thì hai ứng cử viên cạnh tranh với nhau và họ đều là những ứng cử viên rất xuất sắc. Và hơn một nửa các thành viên Quốc hội Cuba được chọn từ những người đã vượt qua các cuộc bầu cử phổ thông đó.

Và những người đó không phải là đảng viên?

Không nhất thiết. Nhưng thường thì đa số họ là đảng viên. Và việc đó nói lên điều gì? Đơn giản là những người ưu tú nhất thường là đảng viên. Và Đảng có thể có người theo Thiên Chúa giáo, Tin lành - tín ngưỡng tôn giáo của một người không phải là yếu tố gây khó khăn. Trước đây thì có việc đó, và tôi đã nói với ông. Nhưng hiện nay, Đảng đã rộng mở cho cả những người có tín ngưỡng tôn giáo tham gia.

Và thực tế là những người được dân chúng tin cử và bầu ra, khoảng 13.000 đến 14.000, trong các cuộc bầu cử mà mỗi ứng cứ viên phải nhận được ít nhất 50% số phiếu ủng hộ mới được bầu chọn, và phần lớn trong số họ đều là những người tốt, những người trung thực, trong đó rất nhiều người có trình độ đại học. Tôi có thể khẳng định với ông rằng, mỗi ngày trôi qua trong lịch sử của đất nước này, trong những cuộc chiến, cuộc đối đầu, đất nước này lại có thêm những con người có trình độ cao hơn, chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao tinh thần đoàn kết, coi đó là thứ cần thiết không thể thiếu.

Ở rất nhiều nước thuộc khối Liên Xô xã hội trước đây, việc trở thành đảng viên gắn liền với đặc quyền đặc lợi. Người ta coi đó (việc trở thành đảng viên Đảng cộng sản) là vì lợi ích của chính mình chú không phải vì tinh thần hy sinh cống hiến cho đất nước. Điều tương tự có xảy ra ở Cuba không?

Đảng này không phải tồn tại để mang lại đặc quyền đặc lợi cho mình. Mà đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà một đảng viên phải làm Và Đảng của chúng tôi cũng không bổ nhiệm, hay bầu cử; người dân của chúng tôi mói là những người đứng ra làm việc đó thông qua hơn 10.000   khu vực bầu cử. Đảng lãnh đạo bằng hệ tư tưởng; Đảng hoạch định chiến lược nhưng có chia sé trách nhiệm với Quốc hội, với các tổ chức quần chúng và người dân. Đó là sự khác biệt của chúng tôi với các nước xã hội chủ nghĩa khác khi việc vào Đảng ở đó được coi là để hưởng đặc lợi, có cơ hội tham nhũng, lạm dụng quyền lực.

Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng ở đây có tham nhũng, ông có cho rằng hàng ngũ lãnh đạo không hề tham nhũng?

Chuyện đó thường xảy ra với những quan chức được giao đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài giàu có, đôi khi họ được mời đi ăn nhà hàng, hoặc thậm chí họ được mời sang châu Âu, mời về nhà riêng các chủ doanh nghiệp kia hoặc được mời vào một khách sạn nào đó rất sang trọng... Vấn đề mấu chốt đó là, có những quan chức của chúng tôi phụ trách công việc mà hàng triệu đô la phải qua tay họ, và nghệ thuật tham nhũng của họ cũng chẳng kém gì các nhà tư bản - còn tinh vi khéo léo hơn cả loài rắn, và gây hại nhiều hơn cả loài chuột. Loài chuột gây tê con mồi bằng cách cắn vào chúng và chúng có thể lôi đi cả tảng thịt người vào lúc nửa đêm. Đó là cách các quan chức tham nhũng của chúng tôi gây tê cho cuộc Cách mạng này và gặm nhấm từng tảng thịt của nó.

Không phải chỉ cỏ một số là có biểu hiện tham nhũng, rất nhiều người biết điều này, hoặc ít nhất họ cũng nghi ngờ bởi vì họ có thể nhìn vào lối sống của bọn người tham nhũng kia, đôi khi chúng còn thể hiện bằng những hàng động ngu xuẩn như mua xe mới, sơn lại, lắp thêm thiết bị, hay sơn vệt lên vỏ xe bởi vì bọn chúng rất kiêu ngạo. Chúng tôi nghe nói rất nhiều đến những hiện tượng này rồi, và chúng tôi buộc phải có giải pháp. Nhưng quả thực để giải quyết được vấn đề này không phải là dễ.

Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều và chúng tôi cũng còn đủ may mắn để tránh hầu như hoàn toàn - tôi không còn nghe nói thấy trường hợp nào nữa - nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực đó. Cách nghĩ đó không còn xuất hiện trong đầu người dân ở đây. Có thể vẫn còn tham nhũng, chúng ta đã nói đến điều này; đã từng có rất nhiều người ở đất nước này từng dính líu đến tệ nạn đó, nhưng chắc chắn là điều đó không xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo đảng, hay lãnh đạo cơ quan chính quyền Nhà nước - chúng tôi không cho phép để xảy ra hiện tượng này trong các cơ quan đó...

Mặc dù tôi đã từng được liệt vào danh sách những người giàu nhất trên thế giới, có nghĩa là người ta cho rằng tôi cũng tham gia chia phần chiếc bánh ngon kia. Nhưng tôi không thèm khiếu nại bọn họ, mà thực sự tôi không hề sở hữu chút gì của riêng mình. Tôi còn một vài đồng peso, bởi vì sau khi đã trả các khoản tiền phải chi cho các công việc trong giai đoạn đầu của Cách mạng với mức giá khá phải chăng, thì chúng tôi có thể cũng còn thừa lại một chút. Tôi vẫn được trả mức lương như trước kia, trong đó tôi phải dùng để đóng Đảng phí, trả tiền nhà, tất cả những thứ đó tôi đều phải chi trả hàng tháng... Và cũng chỉ mấy năm nay tôi mới có được một kỳ nghỉ hàng năm, đã rất nhiều năm tôi không hề có kỳ nghỉ, thậm chí cả thứ bảy và chủ nhật. Nhưng về mặt vật chất thì tôi chẳng cảm thấy thiếu thốn gì cả. Tôi có những gì tôi cần và tôi cũng không cần nhiều...

Tôi sẽ giải thích với ông vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất về tư cách đạo đức. Cứ để cho người dân phát hiện xem có nhà lãnh đạo nào của Cách mạng có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài; chúng tôi sẽ thưởng cho người phát hiện ra điều đó tất cả những gì họ cần. Những nhà lãnh đạo Cách mạng chúng tôi không hề có tới khoản tiền trăm - ý tôi nói là có thể chúng tôi còn vài đồng peso, có chút tiền thừa, bởi vì hầu như tất cả các nhu cầu của chúng tôi đều được chi trả rồi...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #269 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 04:22:18 pm »

Ông có thể cho tôi biết lương của ông là bao nhiêu không?

Lương của tôi, nếu tính theo mức tỷ giá là 25 peso một đô la, là 30 đô la một tháng. Nhưng tôi sẽ không thể chết đói được. Tôi đóng Đảng phí, nộp khoản nọ khoản kia và cả tiền nhà mất tổng số khoảng 10%.

Ông nên hiểu rằng, một con người bị tấn công, bị truy đuổi từ mọi phía thì sẽ không thể ngày nào cũng ngủ ở một chỗ. Ý tôi muốn nói là các điều kiện đã thay đổi và chúng tôi đang tích lũy được ngày càng nhiều kinh nghiệm hơn..

Tôi có giúp một người dì thay mẹ tôi, một người con trai của dì ấy đã hy sinh trong chiến tranh, trước cả thời gian được nhận lương bởi vì Quân đội cách mạng của chúng tôi không trả lương cho những người chưa phục vụ đủ sáu tháng.

Nhân tiện chúng ta đang nói đến chuyện này, tôi muốn nói với ông rằng, có rất nhiều các món quà mà người dân gửi biếu cho tôi được đóng gói lại. Tôi không biết những món quà đó trị giá đến bao nhiêu triệu đô la, bởi vì người ta thường không thích mua những món đồ mà người khác đã hoặc đang dùng... Có lần tôi đã giao toàn bộ số 17.000   món quà đó cho Eusebio Leal, sử gia của thành phố. Tôi không nói điều này với bất kỳ ai trước đây vì tôi không muốn những người mua quà tặng tôi biết rằng tôi không tôn trọng những món quà đó. Mà hoàn toàn ngược lại: Chính vì rất tôn trọng những món quà đó mà tôi giao cho một sử gia của thành phố với một điều kiện duy nhất: “Giao lại cho tôi những con số thống kê; khi tôi chết, các món quà đó sẽ thuộc về công chúng” (có nghĩa là sẽ thuộc sở hữu của nhà nước). Còn những món quà khác thì tôi cho. Có rất nhiều các câu chuyện liên quan, có lẽ ông sẽ phải cười rất nhiều bởi vì tôi cho cả quần ngủ, cả những chiếc đồng hồ trị giá tới 6.000 hay 7.000 đô la, các tác phẩm nghệ thuật, tất cả mọi thứ - những bức tranh rất đẹp, đồ vật có giá trị, đồ cổ.

Tôi không hề có ý tự khen mình, tôi chỉ kể ra những câu chuyện mà có thể là ông thấy buồn cười. Nhưng đã hai lần tôi được liệt vào danh sách những người giàu nhất thế giới - tôi không biết vì sao người ta lại làm như vậy, và làm như vậy nhằm mục đích gì; thật nực cười; tôi không hề có lấy một xu của riêng mình; tôi không hề quản lý một xu. Ý tôi nói là, Văn phòng hành chính Nhà nước quản lý toàn bộ các chi phí liên quan đến chủ tịch, cũng như ở các nước khác. Khi tôi đi lại, tôi phải ở khách sạn, tôi phải ăn những thứ này thứ kia, nhưng tôi không hề được mang theo một xu.

Có thể nói rằng, chúng tôi đã tìm ra một công thức áp dụng: Tùy thuộc vào khả năng của từng người mà đáp ứng nhu cầu. Và như vậy, nhu cầu cá nhân của tôi rất ít, tôi cũng chưa bao giờ được tăng lương cả. Tôi sẽ có được niềm vinh quang khi chết đó là tôi không hề chuyển đổi một xu sang ngoại tệ. Người ta từng đề nghị trả cho tôi hàng triệu đô la để tôi viết hồi ký và sách, nhưng tôi chưa bao giờ làm điều đó. Tôi luôn nói, “Nếu tôi làm thì tôi cũng chỉ viết cho các trường học”. Và tôi nghĩ một con người sẽ thực sự được sống thanh thản, nhẹ nhàng, vui vẻ và khỏe mạnh với nguyên tắc sống đó. Không thể có hiện tượng bất công trong bất kỳ cuộc cách mạng nào - không có bất kỳ hiện tượng nào.

Trái tim người cách mạng không hề có chỗ cho những ý nghĩ báo thù. Chúng tôi chiến đấu bằng tất cả ý chí và sức mạnh trên thế giới này, nhưng không hề có chút lòng căm thù nào xen lẫn trong đó. Có lần, khi còn ở Sierra Maestra, tôi có nói điều gì đó. Lúc ấy tôi đang xem một vụ oanh tạc bởi các loại tên lửa mà người Mỹ trang bị cho các máy bay ném bom Batista, và tôi có viết một bức thư gửi cho Celia 1 : “Khi nhìn thấy những quả rocket bắn vào nhà Mario tôi đã thề rằng người Mỹ sẽ phải trả giá cho những gì họ đang gây ra, và sẽ phải trả giá rất đắt. Khi cuộc chiến này kết thúc thì đối với tôi đó cũng là sự bắt đầu của một cuộc chiến khác còn rộng lớn hơn: Cuộc chiến mà tôi sẽ phát động chống lại người Mỹ. Tôi nhận ra rằng đó sẽ là định mệnh của tôi”.

Đó là linh cảm khi tôi chứng kiến những quả tên lửa đó tấn công.

Nhưng cũng từ đó tôi chứng kiến rất nhiều chuyện... Tôi chứng kiến 2 triệu người Việt Nam thiệt mạng, tôi chứng kiến hàng triệu thương binh, tôi chứng kiến khu rừng rậm của những con người lịch sự, nhã nhặn với hàng nghìn năm truyền thống văn hóa đó bị rải bom napan - các vụ đánh bom đó thực hiện ở đất nước cách nước Mỹ tới 20.000 km. Tôi chứng kiến những việc mà người Mỹ làm, hành động tra tấn ở nhà tù Abu Ghraib, việc sử dụng phốt pho trắng ở Jallujah... Cứ nhìn những chế độ độc tài mà họ dựng lên, những kẻ tra tấn được họ đào tạo ở các tổ chức được dựng lên chỉ để phục vụ mục đích duy nhất đó ở nước Mỹ, những kẻ “làm biến mất” hàng chục nghìn, hai mươi nghìn, thậm chí là ba mươi nghìn người Ác-hen-ti-na; tôi đã chứng kiến bọn người đó “làm biến mất” hơn 100.000 người Guatemala - tất cả đều bị “làm biến mất”! Đó là chưa kể hành động áp bức ở Chile, hay những chuyện khủng khiếp xảy ra ở nước Cộng hòa Dominica - đất nước bị xâm lược đến mấy lần - hoặc là hành động của chế độ Trujillo do Mỹ hậu thuẫn, dựng lên, cũng như chế độ Somoza ở Nicaragua...

Tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu chuyện khủng khiếp từ khi gửi bức thư đó cho Celia và những việc đó chứng minh rằng lời nói của tôi là đúng. Và tôi không hề chống lại người Mỹ với tư cách là một dân tộc; trái lại, người dân Mỹ sẽ được đón chào ở Cuba này nồng nhiệt hơn ở bất kỳ nước nào khác. Không hề có sự phân biệt hay thái độ gây phức tạp, rắc rối nào ở đây; gây phức tạp rắc rối sẽ tạo thái độ thù hằn, khinh rẻ. Ở đây, chúng tôi không hề coi khinh người Mỹ. Người Cuba được giáo dục không phải để trở thành những người theo chủ nghĩa Sô-vanh, những kẻ cuồng tín mà họ được giáo dục những ý tưởng, những cách nghĩ công bằng, hợp lý; chúng tôi sẽ không bao giờ tồn tại được nếu điều đó không phải là sự thực. Một cuộc cách mạng chỉ có thể tồn tại được trên cơ sở những ý tưởng tốt đẹp đó.

---------------------------------------------------------
1. Celia Sanchez (1920-1980), anh hùng Cuba, nữ du kích đầu tiên chiến đấu ở Sierra Maestra, và từ khi Cách mạng giành chiến thắng cho đến khi bà qua đời, là một trong những ngưòi bạn thân nhất của Castro. (Xem Pedro Alvarez Tabio, Celia, ensayo para una biografia. Havana: Oficina de Publicationes del Consejo de Estado, 2003). Xem cả chương 8.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM