Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92487 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #240 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 03:18:32 pm »

Thị trưởng thành phố Sabanetas cũng gọi điện cho tôi; đây là thành phố thuộc bang Barinas, nơi Chavez được sinh ra. Cậu ấy cũng muốn đưa ra tuyên bố của mình. Viên thị trưởng này nói với tôi tất cả lực lượng quân đội ở đó đều trung thành với Chavez. Cậu ta tỏ ra rất lạc quan.

Sau đó, tôi nói chuyện với Lucas Rincón. Cậu ta thông báo, sư đoàn lính dù, sư đoàn xe bọc thép và căn cứ F-16 đều chống lại bọn đảo chính và sẵn sàng hành động. Tôi gợi ý cậu ta nên làm tất cả những gì có thể để tránh thảm cảnh những người lính tàn sát lẫn nhau. Rõ ràng là vụ đảo chính đã qua. Không có thêm tuyên bố nào từ viên tướng tổng thanh tra vì cuộc gọi đã bị cắt và chúng tôi cũng không thể liên lạc trở lại được với cậu ta.

Vài phút sau, Maria Gabriela lại gọi; cô bé thông báo, Tướng Baduel, Tư lệnh sư đoàn dù muốn nói chuyện với tôi, và rằng các lực lượng trung thành ở Maracay cũng muốn ra tuyên bố với người dân Venezuela và thế giới.

Quá nóng lòng muốn biết tin tức khiến tôi hỏi Baduel ba, bốn câu hỏi về diễn biến tình hình trước khi chúng tôi bắt đầu cuộc nói chuyện. Cậu ta trả lời câu hỏi với những lời lẽ làm tôi hài lòng nhất; giọng Baduel đầy tính chiến đấu. Và tôi nói ngay với cậu ta: “Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ chờ tuyên bố của cậu”.

“Chờ chút”, cậu ta vội vàng nói với tôi, “Tôi sẽ đưa điện thoại cho thiếu tướng Julio Garcia Montoya, thư ký thường trực của Hội đồng quốc gia về an ninh, quốc phòng. Cậu ấy cũng đang ở đây ủng hộ hành động của chúng tôi”. Viên sĩ quan này cao cấp hơn những sĩ quan trẻ ở Maracay rất nhiều nhưng hiện tại thì lại không chỉ huy lực lượng nào, trong khi đó, Baduel với lực lượng lính dù - sức mạnh chính của lực lượng xe tăng - lực lượng bọc thép, và lực lượng ném bom chiến lược đóng ở Maracay, bang Aragua thì lại có phẩm cấp rất cao, vì vậy cậu ta đưa máy cho viên thiếu tướng kia. Lời lẽ của Garcia Montoya rất thông minh, có sức thuyết phục và rất phù hợp với tình hình lúc đó. Thực ra cậu ta chỉ nói, các lực lượng vũ trang Venezuela rất trung thành với hiến pháp. Và điều đó nói lên tất cả.

Sử dụng máy điện thoại di động và máy ghi âm của Randy khiến tôi bất đắc dĩ trở thành phóng viên đưa tin, nhận, và phát các tin tức cũng như tuyên bố trước công chúng. Tôi chứng kiến toàn bộ sức mạnh chống bọn đảo chính ghê gớm của nhân dân và lực lượng vũ trang Venezuela.

Tình huống lúc đó trở nên vô cùng thuận lợi cho chúng tôi. Vụ đảo chính mới bắt đầu hôm 11 tháng 4 bây giờ hầu như không còn cơ hội thành công nào. Nhưng thanh gươm vẫn treo lơ lửng trên đầu đất nước. Mạng sống của Chavez vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng. Bị bọn cầm đầu phe đảo chính bắt cóc, Chavez bây giờ là chỗ vịn duy nhất của bọn đế quốc đầu sỏ trong cuộc mạo hiểm kiểu phát xít của bọn chúng. Bọn chúng sẽ làm gì ông ấy? Bọn chúng có ám sát ông ấy không? Liệu bọn chúng có thoả mãn lòng căm thù, cơn khát máu trả thù chống lại con người dũng cảm dám đứng dậy, người bạn của dân nghèo, người bảo vệ nhiệt thành phẩm giá và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Venezuela? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ở Bogota sau cái chết của Gaitán, người dân nghe tin Chavez bị sát hại? Tôi không thể tưởng tượng nổi thảm kịch đó cũng như những hậu quả đẫm máu mà nó mang lại.

Sau những cuộc điện thoại đó, buổi trưa trôi qua, và tin tức từ mọi nơi bắt đầu đưa về sự căm phẫn của người dân trước những gì đang xảy ra. Ở Caracas, trung tâm xảy ra các sự kiện, biển người bắt đầu tuần hành trên các đường phố, đại lộ hướng về Miraflores và trụ sở của bọn lãnh đạo phe đảo chính. Trong cơn tuyệt vọng, tôi cảm thấy mình như một người bạn, người anh trai của vị tổng thống bị cầm tù, hàng nghìn ý nghĩ trôi qua đầu tôi. Tôi có thể làm gì với chiếc điện thoại di động bé nhỏ? Tôi dự định sẽ gọi điện cho tướng Vazquez Velasco 1. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với cậu ta và tôi cũng không biết cậu ta là con người như thế nào. Tôi không biết cậu ta có trả lời hay không, mà nếu trả lời thì cậu ta sẽ làm gì. Tôi cũng không thể trông mong gì hơn ở sự giúp đỡ hơn nữa của Maria Gabriela. Tôi lưỡng lự. Lúc 4:15 chiều hôm đó, tôi gọi điện cho đại sứ của chúng tôi ở Venezuela, German Sanchez. Tôi hỏi cậu ta liệu Vazquez Velasco có nói chuyện với tôi hay không, cậu ta nói là có thể.

“Gọi cho cậu ta đi”, tôi ra lệnh, “Gọi cho cậu ta và nói cậu đại diện cho tôi gọi đến, gọi theo lệnh của tôi. Nói với cậu ta tôi e rằng biển máu sẽ đổ xuống đất nước Venezuela nếu tình hình này cứ tiếp diễn. Nói với cậu ta chỉ có một người duy nhất có thể cứu vãn được tình hình này đó là Hugo Chavez. Yêu cầu cậu ta thả ông ấy ngay lập tức, ngăn chặn trước việc xảy ra những thảm kịch đó”.

Tướng Vazquez Velasco nghe điện thoại của viên đại sứ. Ông ta nói đang nắm giữ Chavez trong tay và sẽ đảm bảo mạng sống của ông ấy, nhưng ông ta không thể đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. Viên đại sứ của chúng tôi nài nỉ - cậu ta tranh luận và cố gắng thuyết phục Velasco nhưng viên tướng này nổi giận và gác máy.

Tôi ngay lập tức gọi cho Maria Gabriela nói với cô bé rằng Vazquez Velasco hứa sẽ bảo toàn mạng sống của Chavez. Tôi yêu cầu cô bé cho tôi nói chuyện với Baduel. Lúc 4:49 chiều hôm đó thì cuộc gọi được nối thông. Tôi nói với cậu ta chi tiết cuộc đàm thoại của đại sứ của chúng tôi với Vazquez Velasco, và tôi nói với cậu ta tầm quan trọng của việc phải làm cho Vazquez Velasco nhận thức được tính nghiêm trọng của việc nắm giữ Chavez. Với sự thực đó thì có thể gây áp lực đối với cậu ta.

Ở Cuba lúc đó, chúng tôi không biết chắc chắn có phải Chavez đã bị chuyển đi hay không, và nếu đúng như vậy thì bị chuyển đi đâu. Mấy giờ trước đó có tin ông ấy bị chuyển ra đảo Orchila. Khi tôi nói chuyện với Baduel vào khoảng 5:00 chiều hôm đó, cậu ta thông báo đã chọn 3 người và cử trực thăng chuẩn bị đi giải cứu. Tôi thấu hiểu nhiệm vụ sẽ khó khăn như thế nào với Baduel và những người lính dù của cậu ta nếu muốn hành động chính xác khi thực hiện sứ mệnh này.

Cho đến hết ngày hôm đó, đến tận nửa đêm ngày 13 tháng 4, tôi gọi điện nói chuyện với bất kỳ ai có thể về chủ đề mạng sống của Chavez. Tôi nói chuyện với rất nhiều người, bởi vì cho đến buổi tới ngày hôm đó, người dân với sự ủng hộ của sỹ quan và binh lính trong quân đội đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Tôi vẫn không biết làm thế nào và lúc nào thì “Carmona the Brief” 2 rời khỏi Miraflores. Tôi biết rằng lực lượng hộ tống dưới sự chỉ huy của Chourio và các thành viên của đội bảo vệ tổng thống đã chiếm lại được các vị trí quan trọng trong toà nhà, và Rangel, người vẫn bình chân như vại trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng đã quay lại Bộ quốc phòng.

Thậm chí tôi còn gọi cho cả Diosdado Cabello 3 ngay khi ông ta tự thừa nhận là tổng thống. Khi cuộc nói chuyện điện thoại của chúng tôi bị ngắt quãng vì lý do kỹ thuật, tôi gửi cho ông ta một thông điệp thông qua Hector Navarro, Bộ trưởng Bộ đại học, gợi ý rằng với cương vị là tổng thống ông ta nên ra lệnh cho Vazquez Velasco thả Chavez ngay, cảnh báo Vazquez Velasco về những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu từ chối việc đó.

Với tất cả những người mà tôi đã nói chuyện, tôi nhận thấy như mình đã là một phần của thảm kịch bắt đầu từ cuộc điện thoại mà Maria Gabriela gọi cho tôi buổi sáng ngày 12 hôm đó. Chỉ đến khi những tin tức về tình hình của Hugo Chavez kể từ khi ông ấy bị chuyển đi đêm hôm 12 được tiết lộ chúng tôi mới nhận thấy ông ấy đã trải qua tình huống nguy hiểm khó tin đến thế nào - mối nguy hiểm mà chỉ có sự lanh lợi, bình tĩnh đến lạnh lùng và những bản năng của một nhà cách mạng mới giúp ông ấy vượt qua được. Còn khó tin hơn khi bọn đảo chính hoàn toàn cô lập, cho đến phút cuối cùng, không cho ông ấy biết chút tin tức gì về chuyện đang xảy ra trên đất nước, và cho đến giờ phút cuối cùng bọn chúng vẫn bắt ép ông ấy ký vào bản tuyên bố từ chức - việc làm mà ông ấy nhất định từ chối.

Một chiếc máy bay tư nhân nghe nói là thuộc sở hữu của một tên đầu sỏ nào đó - tôi không muốn nêu tên vì tôi không chắc điều đó có đúng hay không - đang chờ sẵn để chuyển ông ấy đến một nơi nào đó, chuyển vào tay ai đó - chúng tôi chưa phát hiện ra nơi đó là đâu, và người kia là ai.

Đó là tất cả những gì tôi biết; rồi một ngày nào đó sẽ có người viết lại chi tiết toàn bộ câu chuyện này.

----------------------------------------------------------
1. Tướng Efrain Vazquez Velasco, “tổng tư lệnh” tự phong của lực lượng vũ trang Venezuela, phục vụ tạm thời với tư cách là người lãnh đạo kiêm phát ngôn viên của các sĩ quan liên quan đến vụ đảo chính.

2. Pedro Carmona, Chủ tịch tập đoàn Fedecamaras, được bổ nhiệm làm “tổng thống lâm thời” của Venezuela bởi nhóm lãnh đạo của bọn đảo chính, ông ta chỉ đảm đương chức này trong vòng chưa đầy 48 giờ.

3. Diosdado Cabello, phó tổng thống hợp hiến, sau đó là tổng thống của Venezuela trong thời gian gián đoạn giữa vụ đảo chính và sự trở về trong chiến thắng của Hugo Chavez.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #241 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 08:38:23 am »

Chavez là ví dụ tiêu biểu của một nhà lãnh đạo quán sự tiến bộ, nhưng ở châu Âu và ngay cả ở châu Mỹ La-tinh, rất nhiều người có tư tưởng tiến bộ phê bình ông ấy chỉ vì có liên quan đến nguồn gốc quân sự. Ý kiến của ông về sự khác biệt rõ ràng giữa khía cạnh quân sự và tiến bộ trong con người ông ấy như thế nào?

Omar Torrijos ở Panama cũng là một quân nhân có ý thức sâu sắc về công bằng xã hội và chủ nghĩa yêu nước. Juan Velasco Alvarado 1 ở Peru cũng là người từng khởi xướng rất nhiều giải pháp quan trọng vì sự tiến bộ. Chúng ta cũng không nên quên rằng, trong số rất nhiều người Brazil, Luiz Carlos Prestes cũng là một sĩ quan cách mạng đã lãnh đạo cuộc hành quân anh hùng trong năm 1924 - 1926 có thể ví như cuộc Trường chinh của Mao Trạch Đông năm 1934 - 1935.

Trong số rất nhiều các tác phẩm văn học xuất chúng của mình, Jorge Amado 2 có viết một câu chuyện cảm động về cuộc hành quân của Luiz Carlos Prestes - Hiệp sĩ của niềm hy vọng. Đó thực sự là câu chuyện cảm động; cuộc hành quân kéo dài gần hai năm rưỡi, ông ấy đã hành quân trên khắp đất nước rộng lớn của mình mà không hề chịu một thất bại nhỏ nào.

Còn rất nhiều các câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng cách mạng liên quan đến những quân nhân trong thế kỷ 20. Một trong những nhà lãnh đạo đó là Lazaro Cardenas, một vị tướng trong cuộc cách mạng Mêhicô, người đã quốc hữu hoá ngành dầu khí, tiến hành cải cách nông nghiệp và được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân - tên tuổi ông ấy vẫn còn sống đến ngày nay.

Những người đầu tiên đứng dậy ở Trung Mỹ thế kỷ 20 là một nhóm các sĩ quan trẻ người Guatemala cùng với Jacobo Arbenz trong những năm 1950. Arbenz là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Guatemala, và nhóm của ông ấy đã tham gia vào các hoạt động cách mạng mang tính lịch sử trong đó có việc cải cách ngành nông nghiệp rất dũng cảm đã dẫn đến hành động xâm lược độc ác - cũng như vụ xâm lược Vịnh con lợn - và cũng vì lý do tưong tự - chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chống lại chính phủ đáng được coi là “tiến bộ” của ông ấy.

Có rất nhiều trường hợp các nhà lãnh đạo quân sự tiến bộ. Juan Domingo Peron ở Ác-hen-ti-na cũng là một nhà lãnh đạo xuất thân từ quân đội. Ông phải xem xét thời điểm mà ông ấy xuất hiện: năm 1943 ông ấy được bổ nhiệm làm bộ trưởng lao động và đã xây dựng những bộ luật bảo vệ công nhân, vì vậy, đến khi ông ấy bị cầm tù thì chính người dân đã cứu ông ấy.

Peron đã mắc một số sai lầm: ông ấy đã xúc phạm, lăng mạ nền chính trị đầu sỏ Ác-hen-ti-na - ông ấy đã quốc hữu hoá các nhà hát và biểu tượng của tầng lớp giàu có - nhưng quyền lực kinh tế và chính trị của bọn đầu sỏ thì vẫn còn nguyên vẹn, và đúng thời điểm đó, ông ấy bị hạ bệ với sự dính líu ủng hộ của người Mỹ. Sự vĩ đại của Peron là ở chỗ ông ấy đã dám động đến những trữ lượng và nguồn tài nguyên của đất nước giàu có đó và làm tất cả những gì có thể để cải thiện điều kiện sống của công nhân. Tầng lớp xã hội đó luôn biết ơn và trung thành với ông ấy, coi Peron là thần tượng đến suốt đời.

Tướng Liber Seregni, người cho đến vài năm trước vẫn cầm trịch phong trào Mặt trận rộng lớn ở Uruguay là một trong hai nhà lãnh đạo tiến bộ được tôn trọng nhất trong lịch sử châu Mỹ La-tinh. Phẩm chất liêm khiết, lịch sự đã giúp làm nên chiến thắng lịch sử của người dân Uruguay khi bầu Tabare Vazquez, người kế nhiệm của Seregni làm tổng thống nước cộng hoà Uruguay và đưa phong trào cánh tả lên nắm quyền ở đất nước vào thời điểm đang trên bờ vực thẳm. Cuba phải cảm ơn Liber Seregni vì những cơ sở vững chắc mà ông ấy cùng với những người Uruguay xuất chúng khác đã xây dựng lên cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết còn tồn tại đến ngày nay giữa hai nước chúng tôi.

Chúng tôi cũng không được phép quên Francisco Caamano, sĩ quan quân đội trẻ người Dominica trong rất nhiều tháng đã chiến đấu anh dũng chống lại 40.000 lính Mỹ mà Tổng thống Johson cử đến nước cộng hoà Dominica năm 1965 để cản trở việc quay về của vị tổng thống hợp hiến Juan Bosch. Cuộc chiến ngoan cường của cậu ấy chống lại quân xâm lược khi trong tay chỉ có một nhóm nhỏ các binh sĩ và dân thường đã kéo dài trong rất nhiều tháng được coi là một trong những giai đoạn cách mạng oai hùng nhất được viết nên trong lịch sử của nửa bán cầu này. Sau hiệp định ngừng bắn với nước đế quốc kia, Caamano trở về đất nước và dành trọn cuộc đời chiến đấu giải phóng cho nhân dân mình.

Không có Hugo Chavez, con người được sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, được giáo dục những kỷ luật nghiêm khắc dưới mái trường các học viện quân sự ở Venezuela, nơi rất nhiều những ý tưởng tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của châu Mỹ La-tinh được dạy dỗ, thì đã không bao giờ xuất hiện vào thời điểm quyết định đó ở nửa bán cầu của chúng tôi một tiến trình lịch sử tầm vóc quốc tế như tiến trình cách mạng ở đất nước đó. Tôi không hề thấy có sự trái ngược mâu thuẫn nào cả.

Cũng có trường hợp một người thuộc bên dân sự có ảnh hưởng rất lớn tới bên quân đội - ông ấy từng học ở Ý, nơi Peron cũng đã từng theo học; đó là Jorge Eliecer Gaitán, và họ đều là những nhà lãnh đạo nổi tiếng. Peron là một tuỳ viên sứ quán, từng ở Rome vào những năm 1930, trong thời gian Mussolini cầm quyền, và một vài hình thức và phương pháp vận động quần chúng mà ông ấy chứng kiến ở đó đã có tác động lớn đến Gaitán, sự ảnh hưởng ở đó thậm chí còn được thể hiện trong các hoạt động chính trị, nhưng trong những trường hợp này, như tôi đã nói, Gaitán và Peron sử dụng tích cực ảnh hưởng của mình, bởi vì ông phải thừa nhận rằng Peron đã tiến hành cải cách xã hội.

Ở Ác-hen-ti-na, Peron và chủ nghĩa Peron vẫn có ảnh huởng rất lớn về mặt chính trị - và cũng chính ở Ác-hen-ti-na, trong một chừng mực nào đó, mô hình tự do hoá kiểu mới đã bị thất bại sau vụ tháng 12 năm 2001. Ý kiến của ông về những sự kiện diễn ra gần đây ở Ác-hen-ti-na như thế nào?

Tháng 5 năm 2003, khi tin tức loan đi về kết quả cuộc bầu cử ở Ác-hen-ti-na với chiến thắng của Nestor Kirchner trước đối thủ Carlos Menem, tôi đã rất vui. Tại sao? Có một lý do quan trọng: Mô hình chủ nghĩa tư bản dã man nhất, như Chavez nói, giai đoạn tồi tệ nhất của toàn cầu hoá tự do mói đã bị đánh bại ở đất nước châu Mỹ La-tinh đã từng một thời được coi là biểu tượng của chủ nghĩa tự do mới.

Người Ác-hen-ti-na chưa đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn và họ cũng không hề biết ý nghĩa lớn lao mà việc làm của họ đã mang lại cho châu Mỹ La-tinh và cả thế giới khi nhấn chìm biểu tượng quan trọng của toàn cầu hoá tự do mới xuống biển. Thái Bình Dương sâu tới hơn 9.000m. Họ đã gây niềm cảm hứng vô cùng lớn cho những người đang ngày càng ý thức rõ hơn về thảm hoạ khủng khiếp, chết chóc mà toàn cầu hoá tự do mới mang lại.

Nếu muốn, ông có thể nhớ lại lời của Giáo hoàng John Paul II, con người được cả thế giới tôn trọng, đã nói về “toàn cầu hoá tình đoàn kết” khi ông ấy đến Cuba vào năm 1998. Khó ai có thể chống lại khái niệm toàn cầu hoá tình đoàn kết theo nghĩa đầy đủ nhất của nó - có nghĩa là bao gồm không chỉ quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong một nước, mà đó là quan hệ trên cả hành tinh, và tình đoàn kết đó nên được thực hiện ngay ngày mai trong một thế giới tự do, công lý và công bằng thực sự bởi những người mà ngày hôm nay đang tiêu xài phung phí những khoản tiền khổng lồ, phá hoại và lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gieo chết chóc cho người dân toàn thế giới.

Ông sẽ không thể lên thiên đàng được, nhưng hãy tin tôi đi, người Ác-hen-ti-na đã dội một cú đấm mạnh vào biểu tượng đó, và việc làm của họ có giá trị vô cùng lớn lao.

----------------------------------------------------------
1. Juan Velasco Alvarado (1910-1977) là vị tướng lãnh đạo một nhóm quân sự nắm quyền ở Peru sau đó lên làm tổng thống từ năm 1968 - 1975; ông đã quốc hữu hoá các ngân hàng và các ngành công nghiệp chiến lược (dầu lửa, đánh cá, đồng) và tiến hành cải cách sâu rộng ngành nông nghiệp.

2. Jorge Amado (1912-2001), tiểu thuyết gia người Brazil và là tác giả cuốn tiểu sử của Luiz Carlos Futuro có tên trong tiếng Tây Ban Nha là Prestes, el cabellero de la esperanza (Buenos Aires: Editorial Futuro, 1958; bằng tiếng Bồ Đào Nha, Vida de Luiz Carlos Prestes, o cavaleiro da esperanca (1942)). (Theo như chúng tôi được biết thì cuốn sách này chưa được dịch sang tiếng Anh).


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #242 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 08:46:28 am »

Châu Mỹ La-tinh vẫn phải đối mặt với vấn đề nợ nước ngoài.

Trên toàn thế giới, kiểu nợ đó tăng cùng với tỷ lệ dân số. Hiện tại, tổng nợ nước ngoài đã lên đến con số 2,5 - 2,6 nghìn tỷ USD! Năm nay, các nước phát triển cam kết viện trợ phát triển chính thức cho các nước thế giới thứ ba với tổng số 35 tỷ USD. Nhưng đổi lại, họ sẽ thu từ lãi suất vay nợ nước ngoài của các nước này con số 350 tỷ USD! Có nghĩa là đến cuối năm nay, con số nợ nước ngoài sẽ tiếp tục cao hơn...

Ở châu Mỹ La-tinh, khoản nợ đó đang gia tăng rất mạnh và đã đạt tổng số khoảng 800 tỷ USD. Không ai có thể trả được khoản nợ đó và nó cũng làm cho các chính sách phát triển khó có thể thực hiện được. Đói nghèo sẽ không thể được giải quyết khi hàng năm các nước châu Mỹ La-tinh vẫn phải bỏ ra tới 1/4 tổng doanh thu từ xuất khẩu của mình trả cho khoản nợ mà họ đã trả gấp hai lần rồi, và hiện tại thì khoản nợ đó đã tăng gấp đôi so với mười năm trước...

Hiện tại, nước Mỹ đang đề xuất giải pháp FTAA - Khu vực thuơng mại tự do châu Mỹ. Ông nghĩ gì về FTAA?

Đó là một thảm hoạ, và thảm hoạ hoàn toàn có thể tránh được bởi vì chúng ta đã chứng kiến trận chiến diễn ra ở Mar del Plata vào ngày 4 và ngày 5 tháng 11 năm 2005, tại “Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ”. Đó là cuộc chiến lớn chống lại FTAA - thực ra chỉ có hai lực lượng, một ở trên các đường phố và các sân vận động, một ở bên trong hội nghị nơi những người đứng đầu các nhà nước đang hội họp. (Một lực lượng lớn những người cách mạng Cuba tham gia cuộc tuần hành gọi là Crème de la crème do Abel (Prieto, Bộ trưởng Văn hoá Cuba) dẫn đầu, cùng với Diego Maradona, Adolfo Perez Esquivel, người đoạt giải Nobel hoà bình 1, và rất nhiều các nhà trí thức danh tiếng, tất cả đều tham gia cuộc tuần hành cùng với hàng chục nghìn người trên khắp thế giới, chủ yếu là người Ác-hen-ti-na, và đã bị hoàng đế (George W. Bush) chống lại - bằng việc sử dụng lực lượng quân đội và hàng nghìn vệ sĩ áp tải.

Không ai có ý định chống lại ông ta bằng hành động chân tay. Nhưng đó mới là những gì ông ta đáng được hưởng - có người nào đó ném quả trứng thối vào người ông ta. Không, Bush không hề xứng đáng được “trọng vọng” như vậy... Đó là một cuộc biểu tình hoà bình -   không có bất kỳ ai ném cho dù là một quả cà chua, thậm chí là cái vỏ quả cà chua vào người ông ta, khi rất nhiều người bắt đầu tuần hành dưới cơn mưa mù lạnh giá, họ đi hàng giờ tới các sân vận động và các sân vận động chật kín người, họ đã dạy cho đế quốc Mỹ bài học nhớ đời, bởi vì họ đã thể hiện rằng họ là những quốc gia biết mình đang làm gì và biết mình đang tiến đến một chiến thắng vĩ đại - họ rất chắc chắn về điều đó. Không mấy ai là không biết những gì người khác đang làm).

Ở Mar del Plata, đề xuất vô cùng nguy hiểm FTAA đó bị thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn. FTAA nhằm mở cửa biên giới của tất cá các nước có trình độ phát triển công nghệ còn rất thấp cho hàng hoá của những nước có trình độ phát triển công nghệ cao nhất hiện nay, những nước sản xuất các loại máy bay hiện đại nhất, khống chế các kênh liên lạc toàn cầu, những nước muốn bóc lột của chúng ta ba thứ: Nguyên liệu thô, lao động rẻ, khách hàng và thị trường - một kiểu chủ nghĩa thực dân mới vô cùng dã man và nhẫn tâm.

Ông có cho rằng việc đó sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Mỹ La-tinh vào nước Mỹ không?

Nếu châu Mỹ La-tinh bị kẻ tham lam kia ăn ngấu nghiến, nếu chúng tôi bị bọn chúng nuốt chửng, thì cũng giống như con cá voi đã nuốt chửng nhà tiên tri Jonah nhưng không tiêu hoá được ông ấy, sẽ có ngày bọn chúng phải nhả chúng tôi ra; chúng tôi lại hồi sinh trên nửa bán cầu của chúng tôi. Nhưng tôi không nghĩ chúng tôi lại có thể bị dễ dàng nuốt chửng đến như vậy, và tôi thực sự hy vọng nước đế quốc kia sẽ không thể ăn tươi nuốt sống chúng tôi. Những sự kiện trong mấy năm vừa qua đã chứng minh: thế giới với sáu tỷ bốn trăm triệu người này sẽ không chịu khuất phục một tên lính cầm lưỡi lê cho dù họ ở nhà, ở trường, hay ở công viên vui chơi.

Tôi luôn nói rằng, chúng tôi phải dựa vào người Bắc Mỹ - những nhà trí thức và những người Mỹ thực sự. Người Mỹ có thể bị lừa gạt, dối trá, gian lận, nhưng khi họ nhận ra sự thực..ẽ như trường hợp cậu bé Elian2: Hơn 80% người Mỹ cho rằng, cậu bé nên được trở vẻ với cha mình.

Người Mỹ hiện nay phản đối lệnh cấm vận áp đặt với Cuba. Ngày càng có nhiều người phản đối học thuyết chiến tranh ngăn chặn, bất ngờ mặc dù họ đã phải gánh chịu hậu quả của vụ tấn công khủng khiếp xảo trá vào thành phố New York ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chúng tôi phải dựa vào họ.

Chúng tôi cũng phải dựa vào những nhà trí thức châu Âu, bởi vì những người như ông đã nỗ lực hết mình để xây dựng ý thức, và đã có những đóng góp lớn lao cho việc xây dựng ý thức cần thiết đó.

Hiện tại một số chính phủ - ở Venezuela; ở Brazil, ở Ác-hen-ti-na, ở Uruguay và các nước khác - đang áp dụng các biện pháp tiến bộ. Ví dụ như ở Brazil, quan điểm của ông về những gì mà Lula đang làm như thế nào?

Theo tôi, những cải cách mà Lula đang tiến hành là rất tích cực. Ông ấy không có được đa số cần thiết thành viên quốc hội ủng hộ; Lula phải tìm sự ủng hộ cho mình từ những nơi khác, thậm chí cả những nhân vật bảo thủ để thực hiện những cải cách nhất định. Truyền thông đã đưa tin rất nhiều về vụ tham nhũng rắc rối ở quốc hội. Nhưng họ vẫn không đủ khả năng ngăn cản ông ấy. Lula là nhà lãnh đạo nổi tiếng (nhà lãnh đạo của nhân dân, của đa số người dân).

Tôi đã biết ông ấy rất nhiều năm nay rồi; chúng tôi theo sát những việc ông ấy làm, chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy rất nhiều lần rồi - đó là con người có niềm tin, rất thông minh, có tinh thần yêu nước và tiến bộ, một con người xuất thân từ tầm thường nhưng không bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình, một con người của nhân dân - những người luôn ủng hộ ông ấy. Tôi nghĩ ai cũng nhìn nhận về ông ấy như vậy. Bởi vì không đơn thuần là ông ấy đang làm một cuộc cách mạng - ông ấy đang phải đối mặt với khó khăn thử thách: Đó là việc xoá bỏ nghèo đói. Lula có thể làm được việc này. Ông ấy còn đang nỗ lực xoá bỏ cả nạn mù chữ, cấp đất cho những người không có đất và Lula cũng có thể làm được việc này. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta nên ủng hộ ông ấy 3.

Thưa tổng tư lệnh, ông có nghĩ rằng thời kỳ của những cuộc cách mạng và những cuộc nổi dậy vũ trang ở châu Mỹ La-tinh đã qua?

Không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng, những thay đổi mang tính cách mạng sắp diễn ra ở châu Mỹ La-tinh này. Nhưng cũng không ai dám khẳng định những thay đổi đó sẽ không diễn ra, vào thời điểm nào đó, ở một hoặc một vài nước châu Mỹ La-tinh. Nếu phân tích khách quan tình hình kinh tế, xã hội ở một vài nước thì không ai có thể cho rằng đó không phải là sự bùng nổ thực sự. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở một số nước là 65/1.000 trẻ, ở đất nước chúng tôi tỷ lệ đó thấp hon con số 6,5. Có nghĩa là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của chúng tôi thấp hơn các nước châu Mỹ La-tinh khác tới 10 lần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng ở mức cao, trên 40 % ở châu Mỹ La-tinh, nạn mù chữ và nửa mù chữ cũng cao, nạn thất nghiệp tác động đến hàng chục triệu người trên nửa bán cầu này, ngoài ra còn có hàng triệu trẻ em bị bỏ rơi. Chủ tịch UNICEF có nói với tôi rằng, nếu châu Mỹ La-tinh có được dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe như Cuba thì 700.000 trẻ em sẽ được cứu sống mỗi năm.

Nếu không tìm được giải pháp cho những vấn đề này - và FTAA không phải là giải pháp, toàn cầu hoá tự do mới cũng không phải là giải pháp - thì sẽ cần không chỉ là một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mỹ La-tinh này và nước Mỹ thì không mấy mong muốn điều đó. Và sẽ không ai có thể đổ lỗi (Fidel Castro) vì đã khuyến khích cuộc cách mạng đó.

---------------------------------------------------------
1. Adolfo Perez Esquivel sinh ra ở Buenos Aires, Ác-hen-ti-na năm 1931 và đã từng học kĩ sư. Năm 1974, ông trở thành một nhà hoạt động không bạo lực chống lại việc lạm dụng nhân quyèn. Ông thành lập tổ chức Hoà bình và Công lý, là tổ chức bình phong cho các nhóm tôn giáo và dân sự chống lại việc lạm dụng của chính phủ. Mặc dù là nhà hoạt động gắn liền với Nhà thờ Thiên Chúa giáo ở châu Mỹ La-tinh, nhưng ông lại được biết đến với tư cách là người bảo vệ nhiệt thành chống lại cuộc chiến bẩn thỉu ở Ác-hen-ti-na trong những năm 1970. Ông được trao giải Nobel hoà bình vào năm 1980.

2. Tháng 11 năm 1999, Elian Gonzalez (sinh năm 1993) được mẹ đưa khỏi Cuba bất hợp pháp. Con thuyền mà họ dùng để vượt biển bị đắm và người mẹ bị chết đuối. Elian được các ngư dân cứu sống và đưa sang Mỹ, em được một người bác ở Miami bảo hộ, Elian trở thành tâm điểm của cuộc đấu tranh gay gắt đòi quyền bảo trợ. Mặc dù gặp phải sự phản đối kịch liệt của những người Cuba ở Mỹ - Cộng đồng người Mỹ, các quan chức thực thi luật pháp liên bang theo lệnh Tổng chưởng lý Mỹ Janet Reno cuối cùng đã đến tận nhà người bác, thực hiện quyền bảo trợ với đứa trẻ và sau khi có lệnh của Toà án tối cao Mỹ, đưa em về Cuba với người bố của em.

3.Trong chuyến thăm cấp nhà nuớc của Lula tới Havana vào tháng 9 năm 2003, Brazil và Cuba đã ký 12 hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực sau: năng lượng, đánh bắt cá, du lịch, y tế, công nghiệp, sức khoẻ, giáo dục và thể thao.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #243 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 08:54:51 am »

26

CUBA NGÀY NAY


Nhân quyền - Cấm vận kinh tế - Báo chí và thông tin
- Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001
- Thái độ hiếu chiến của Tổng thống Bush - Cuộc chiến I-rắc
- “Một cuộc chiến ngăn chặn” chống lại Cuba? - Về chủ nghĩa khủng bố


Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, ông lo ngại chuyện gì ở thời điểm hiện tại?

Ngày nay, chúng tôi tập trung chú ý vào cuộc chiến chống khủng bố, cuộc chiến chống bọn gián điệp. Đất nước chúng tôi đang tập trung đấu tranh để giải phóng năm người anh hùng của chúng tôi đang bị cầm tù bên Mỹ. Trong nước, chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng và đang tiến hành một chiến dịch mạnh mẽ khuyến khích tiết kiệm năng lượng và thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất năng lượng trên đất nước chúng tôi - chúng tôi coi đây là giải pháp thực sự cho vấn đề năng lượng - nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hệ thống giáo dục và y tế của chúng tôi. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để phát triển các chương trình hợp tác quốc tế mới, như chương trình cử hàng nghìn bác sỹ Cuba đến các noi trên thế giới. Chẳng hạn như ở Pakistan, chúng tôi đã cử các bác sỹ đến trợ giúp sau thảm hoạ động đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hay chương trình Operation Miracle (Phép màu phẫu thuật) của chúng tôi đã thu được những kết quả đáng kể 1.

Đất nước chúng tôi đang lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề dầu mỏ, lo ngại người ta đưa ra các biện pháp chống lại trong cuộc chiến kinh tế và chính trị; Đát nước này cũng đang tập trung vào cuộc chiến ở Geneva với Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc, nơi mà trong rất nhiều năm nay người ta chỉ nghe những lời nói dối, vu khống chống lại chúng tôi. Thế giới không hề biết rằng, 80% các biện pháp bảo vệ nhân quyền được Uỷ ban này thông qua là do Cuba đề xuất.

Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc ở Geneva thông qua?

Đúng vậy. Nhưng đề nghị đó do Cuba đề xuất, và có khi được tất cả các nước ủng hộ ngoại trừ Mỹ, luôn có tới ba mươi, ba mươi lăm, thậm chí là bốn mươi lá phiếu bầu ủng hộ thông qua. Đó cũng là vấn đề mà nước Mỹ luôn luôn kiếm cớ, gây áp lực, và đe doạ.

Chống lại Cuba.

Đúng vậy, Cuba. Họ luôn chỉ trích Cuba “vi phạm nhân quyền”. Và năm nào cũng diễn ra trận chiến ngoại giao quyết liệt liên quan đến vấn đề này.

Một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi mà Cuba đang ngày càng nhận được nhiều lá phiếu ủng hộ bãi bỏ lệnh cấm vận; Năm nay (2005) có hơn 180 nước ủng hộ. Chỉ có 4 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết bãi bỏ lệnh cấm vận: Trong đó tất nhiên là có Mỹ; Israel, đồng minh vô điều kiện của họ; và hai nước nhỏ bé trên Thái Bình Dương lệ thuộc hoàn toàn vào nước Mỹ. Có nghĩa là hơn 90% thành viên của Liên Hợp Quốc lên án lệnh cấm vận 2.

90% các nước trong Liên Hợp Quốc ủng hộ cáo buộc của Cuba chống lại lệnh cấm vận kinh tế?

Đúng vậy. Chỉ có vài nước muốn duy trì lệnh đó, nhưng như tôi đã nói, đó chỉ là ba nước ủng hộ nước Mỹ; quần đảo Marshall 3, bao gồm một vài đảo nhỏ - tôi hoàn toàn tôn trọng kích thước của một đất nước, nhưng đây là những nước rất nhỏ bé nằm dưới sự bảo hộ của người Mỹ - Palau, một hòn đảo nhỏ khác ở Thái Bình Dương, và Israel, những nước đóng vai trò là đối tác không hề xứng tầm với nước Mỹ ủng hộ lệnh cấm vận chống lại Cuba, chống lại ý kiến của đại đa số các thành viên Liên Hợp Quốc. Họ làm như vậy, nhưng không phải vì họ ủng hộ lệnh cấm vận mà bởi vì nếu phản đối nó, họ sẽ gặp rắc rối với nước Mỹ.

Người ta phải ngưỡng mộ rất nhiều nước còn nợ Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, hay đang cần sự hỗ trợ về tài chính của nước Mỹ, nhưng vẫn biểu quyết chống lại lệnh cấm vận. Đó không phải là lá phiếu bí mật; mà việc bỏ phiếu diễn ra công khai - nếu việc bỏ phiếu diễn ra bí mật ở Geneva thì chắc chắn nước Mỹ không bao giờ nhận được sự ủng hộ nào về vấn đề này.

Tất nhiên người ta cũng phải nói lời “tôn trọng thực sự với châu Âu” vì châu Âu đã bỏ phiếu cùng với nước Mỹ ở Geneva như một tổ chức mafia. Tôi buộc phải nói rằng đó không phải là trách nhiệm của tôi. Nhưng tôi cũng không bao giờ đặt câu hỏi về việc đó. Tất cả các nước NATO đều bỏ phiếu, và các nước không phải thành viên NATO cũng có quyền bỏ phiếu. Khi khối xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, những thủ đoạn đó không bao giờ được thông qua ở Geneva, nhưng người ta đã thay áo, đổi bạn, họ chuyển sang bên đối diện, nhưng cho dù như vậy thì từ 5 năm trước họ cũng chẳng được đa số quan tâm và trở thành phe thiểu số.

Những gì đang xảy ra với nước Mỹ chưa từng xảy ra bao giờ: Những nước được bầu làm thành viên ủy ban nhân quyền đã không bỏ phiếu bầu cho nước Mỹ. Nước Mỹ đã phải mất rất nhiều tháng tìm hiểu xem nước nào trên thế giới này dám cả gan làm điều đó, trong cuộc bỏ phiếu kín, dám bỏ phiếu chống lại nước Mỹ, nhưng nước Mỹ bây giờ đang rơi vào phe thiểu số, và họ không dám thực hiện một cuộc bỏ phiếu kín, họ phải tìm một ứng cử viên xin rút lui để ứng cứ viên mà họ lựa chọn có thể chiến thắng. Có nghĩa là họ phải yêu cầu một trong những ứng cử viên rút lui.

Đó là những gì đang diễn ra ở đó, và tất cả những chiến dịch kiểu đó đang diễn ra, rất nhiều - bốn mươi sáu năm nay, hết chién dịch này đến chiến dịch khác, chiến dịch nọ gối chiến dịch kia.

----------------------------------------------------------
1. Operation Miracle (Phép màu phẫu thuật) được thành lập năm 2004 nhằm điều trị mắt cho những người Venezuela để phẫu thuật đặc biệt là nhưng người bị đục thủy tinh thể; sau đó chương trình này mở rộng ra điều trị cho hơn 20 quốc gia, do vậy, tính đến năm 2005, đã có khoảng 175.000 người được phục hồi ánh sáng. Đến năm 2006, Operation Miracle có các trung tâm phẫu thuật mắt do các bác sĩ người Cuba điều hành ở một vài nước châu Mỹ La-tinh

2. Tháng 11 năm 2006, lần thứ 15 liên tiếp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba; tỷ lệ phiếu bầu là 184 phiếu ủng hộ việc lên án này, và 4 nước còn lại (Mỹ, Israel, Quần đảo Marshall và Palau) bỏ phiếu chống lại như năm trước; một nước (Micronesia) bỏ phiếu trắng và 3 nước không tham gia bỏ phiếu.

3. Quần đảo Marshall - 60.000 cư dân với diện tích khoảng 180 km2 - được phát hiện năm 1592 bởi các thuỷ thủ Tây Ban Nha. Từng nằm dưới sự bảo hộ của Đức từ 1886 đến 1914, sau đó quần đảo này bị Nhật chiếm. Năm 1945, vùng đất này được giao cho Mỹ quản lý dưới sự uỷ quyền của Liên Hợp Quốc. Từ 1946 đến 1958, 67 quả bom nguyên tử đã được thử ở đảo san hô Binini va Eniwetok. Quần đảo này độc lập năm 1979 nhưng còn liên hệ với Mỹ thông qua Hiệp định Liên minh tự do; quốc gia này là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1990.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #244 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 09:02:29 am »

Việc chỉ trích thường thấy nhất chống lại Cuba đó là nước này cầm tù các nhân vật đối lập về chính trị.

Nước đã thả tự do cho hàng nghìn, hàng nghìn các đối tượng phản cách mạng, trước cả khi họ mãn hạn tù phải không? Đây là Chính phủ Cuba chứ không phải là Chính phủ Mỹ. Nước Mỹ lợi dụng tất cả các vụ bắt giữ ở đây, hành động thực thi pháp luật của chúng tôi, để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền chống Cuba.

Người châu Âu các ông còn có những luật hà khắc hơn chúng tôi rất nhiều chống bọn tội phạm chính trị. Ở Anh, các nhà tù đầy những tù nhân người Ai-len bị cầm tù vì có động cơ chính trị, yêu nước. Tôi còn nhớ có lần đã xảy ra cuộc biểu tình tuyệt thực và người Anh đã để cho một số tù nhân Ai-len chết vì đói. Người Tây Ban Nha cũng áp dụng luật pháp rất hà khắc chống lại các tù nhân xứ Basque, những người chiến đấu vì quyền lợi chính trị của họ ở đó. Chính phủ Ý vẫn cầm tù những người thuộc Sư đoàn đỏ từ mấy chục năm nay. Chúng tôi còn biết người Đức đã đối xử khắt khe đến thế nào với những thành viên của nhóm Baader-Meinhof 1 - hầu như toàn bộ số tù nhân này chết trong tù. Ở Pháp, có bao nhiêu tù nhân người Corsica bị cầm tù vì đấu tranh với mục đích chính trị?

Ở Mỹ, tại sao người ta không thả tự do cho những người Puerto Rico, những người đấu tranh cho nền độc lập của nước Puerto Rico? Tại sao họ không thả tự do cho nhà báo Mumia Abu-Jamal, người đã bị cầm tù hơn 20 năm nay? Tại sao người ta không thả tự do cho nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Indian Leonard Peltier, người đã bị cầm tù hơn 25 năm nay? 2

Tôi đã kể với ông, trong vụ Vịnh con lợn chúng tôi bắt 1.200 tù nhân, nhưng sau đó đã thả tự do tất cả. Vào thời điểm đó, trong những năm đầu của cuộc cách mạng, có khoáng 300 tổ chức phản cách mạng, và đó là thời gian chủ nghĩa khủng bố và hành động phá hoại diễn ra ầm rộ nhất, có lúc chúng tôi bắt giữ tới 15.000 tù nhân ở đây.

Mười lăm ngàn tù nhân chính trị, ngay sau cuộc Cách mạng?

Ông có thể gọi họ là tù nhân chính trị nếu ông muốn. Đúng vậy, tôi đang nói với ông về những năm tháng đó - về vụ Vịnh con lợn. Có đến hàng mấy chục kế hoạch chống lại chúng tôi bằng hành động phá hoại và khủng bố - đó là những nhóm có vũ trang, một cuộc chiến bẩn thỉu đã khiến chúng tôi thiệt hại nhiều hơn cá một cuộc chiến thực sự.

Năm 1976 cũng có hành động khủng bố tương tự - một máy bay dân sự của Cuba bị nổ tung trên không trung.

Và tất cả những người có mặt trên đó đều thiệt mạng. Các bức ảnh chụp lưu lại cho thấy, có hàng triệu người đã phản đối hành động đó. Và con người phạm tội ác đó, một tên khủng bố quốc tế đã thú nhận hành động và bị buộc tội tại toà án, Luis Posada Carriles (xem chương 11) đã được Mỹ đưa đi vào tháng 3 năm 2005. Trong bối cảnh cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố quốc tế”, họ đã cho tị nạn một tên khủng bố quốc tế khét tiếng nhất! Liệu có tồn tại hai chủ nghĩa khủng bố? Một loại tốt và một loại xấu? Rất nhiều lần chúng tôi đã hỏi Tổng thống Bush, Bush con, một câu hỏi rất đơn giản, thẳng thắn: Posada Carriles đã vào nước Mỹ ở đâu? Trên con tàu nào? Tại bến cảng nào? Người kế vị ngai vàng nào cho phép làm việc đó? Liệu đó có phải là tay anh chị má phình ở Floria (thống đốc Jeb Bush) không? Tôi xin lỗi vì đã gọi cậu ta là kẻ má phình - mà đó chỉ là lời phê bình, nhắc nhở cậu ta nên chú ý hơn đến việc tập thể dục, và những gì mình đang ăn; Tôi nói điều này vì nó có lợi cho chính cậu ta. Ai đã gặp Posada Carriles khi hắn đến nước Mỹ? Ai cho phép hẳn vào đất nước đó? Tại sao con người đã muối mặt mà đưa hắn vào nước Mỹ thì ngày nay lại vẫn nhởn nhơ đi lại trên đường phố Florida và Miami? Và kẻ muối mặt kia thì vẫn chưa hề trả lời câu hỏi của chúng tôi - cậu ta vẫn ngậm miệng. Chính quyền nước láng giềng Mêhicô cũng không có thời gian - rõ ràng là họ cũng quá bận rộn mà không thể trả lời câu hỏi của chúng tôi 3.

Bọn họ là những kẻ vô liêm sỉ - họ dối trá với cả thế giới, và khi có ai đó hỏi họ một câu hỏi rất trong sáng, đơn giản thì hàng tháng trôi qua người ta không hề thấy câu trả lời từ phía họ. Ở Cuba này khi phải đói mặt với những hành động gây hấn kiểu đó, với những âm mưu đó, trong rất nhiều năm, chúng tôi có thể làm gì? Ở Cuba này cũng có luật pháp; luật pháp rất nghiêm khắc. Nhưng điều mà chưa bao giờ xảy ra ở đây đó là chưa hề có tù nhân nào bị chết, và cũng chưa hề có hoạt động xét xử nào diễn ra vượt trên cả luật pháp.

Nhưng chúng tôi phải bảo vệ chính mình. Tôi không nghĩ đó là hành động phạm tội khi người ta bảo vệ chính mình, không hề có giai đoạn lịch sử nào mà lại không phải bảo vệ chính nó bằng cách này hay cách khác. Đó là việc làm chính đáng nhất mà người ta có thể làm, bởi vì nếu không thì tốt nhất là nên từ chức và ở ẩn - đến một nơi nào đó mà trở thành một người giảng đạo, một mục sư, đi giảng đạo ở các nhà thờ, tôi không chống lại việc làm đó, bởi vì trong đó có nhiều yếu tố tích cực, nhưng chúng tôi không chọn nghề nghiệp của một người giảng đạo hay một mục sư, chúng tôi chọn là người làm cách mạng, chúng tôi hành động mạnh mẽ nhiệt thành.

Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela cũng bị tấn công.

Ông biết, và thế giới cũng biết rằng, một nhà nước mà không biết bảo vệ chính mình thì sẽ bị xé ra từng mảnh. Hãy xem những gì đang diễn ra ở Venezuela - chúng ta nói chuyện về điều này. Không ó ai tôn trọng nhân quyền và dân chủ bằng Chavez. Bọn chúng thực hiện âm mưu đảo chính, bắt cóc tổng thống, cuộc sống của ông ấy bị đe doạ nghiêm trọng. Bọn đảo chính dựng lên một con người mà chỉ trong vài giờ đã chà đạp tất cả các quyền chính trị, nhân quyền, tự do hắn đã giải tán quốc hội, xoá bỏ quyền lập pháp, đóng cửa tất cả các đài phát thanh, bắt những người yêu nước. Một tên phát xít, Carmona, kẻ đã từng cầm đầu Fedecamaras, liên đoàn các phòng thương mại của bọn đầu sỏ... Sau đó bọn chúng tấn công vào các nhà máy lọc dầu. Nhưng vẫn không hề có bất kỳ tên tù nhân chính trị nào đất nước đó cả.

Ông có đặc biệt bức xúc trước những cáo buộc vi phạm nhân quyền thường xuyên được đưa ra chống lại Cuba?

Tôi nghĩ hiếm có nước nào có lịch sử tôn trọng nhân quyền như đất nước Cuba này. Những gì mà Cách mạng đã làm cho người dân ở đây có thể được cụ thể hoá bằng những con số mà không nước nào có thể phản bác được. Bốn mươi sáu năm kể từ khi Cách mạng giành chiến thắng, ít nhất 450.000 trẻ em đã được cứu sống - những đứa trẻ ra lẽ đã bị chết nếu không có những tiến bộ mà Cách mạng đạt được, tuổi thọ của người dân Cuba hiện nay cũng cao hơn năm 1959, khi cách mạng vừa giành thắng lợi, tới 18 lần.

Chúng tôi đã phổ cập giáo dục, đã tạo cơ hội cho trẻ em được đến trường, tạo cơ hội cho tất cả người dân đều được đi học. Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, không có nước nào thuộc Thế giới thứ ba, thậm chí là cả những nước tư bản chủ nghĩa phát triển làm được những gì như chúng tôi đã làm vì lợi ích của người dân. Nạn ăn xin và thất nghiệp cũng đã bị loại bỏ. Ma tuý và cờ bạc cũng không còn. Ông sẽ không thấy bất kỳ đứa trẻ ăn xin nào trên đường phố; chúng tôi không hề có những người ăn mày vô gia cư ở đất nước này, hay những đứa trẻ ngủ trên đường phố, đi chân đất, bị suy dinh dưỡng, và không được đi học.

Tôi không muốn nói thêm về những hoạt động trợ giúp mà chúng tôi đã làm cho các nước thuộc Thế giới thứ ba. Các bác sỹ Cuba có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới và họ đã cứu mạng sống của hàng nghìn người. Chúng tôi đã chữa trị cho hàng nghìn trẻ em ở Chernobyl trong khi đó không hề có nước nào tham gia hoạt động này. Tôi không nghĩ có bất kỳ nơi nào khác trên thế giới mà sự quan tâm chăm sóc cho con người lại được tiến hành công bằng như ở Cuba. Và ông có cho rằng đất nước này lại có thể là mục tiêu bị chỉ trích vi phạm nhân quyền không? Chỉ có những lời nói dối, vu khống thiếu trung thực chống lại nước này mà thôi.

-----------------------------------------------------------
1. Rote Armee Fraktion (Nhóm vũ trang đỏ) thường được gọi là Nhóm Baader-Meinhof, tự coi mình là những người Cộng sản “du kích thành thị”. Nhóm này đã tiến hành những hành động mà hầu hết mọi ngưòi đều coi là hành động khủng bố ở Đức từ năm 1968 đến 1972. 5 thành viên chủ chốt của nhóm này (cùng với 13 người khác) bị bắt vào tháng 6 năm 1972 và được chuyển đến nhà tù được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt Stammhein ở Stuttgart. Tháng 11 năm 1974, Holger Meins qua đời sau vài tuần biểu tình tuyệt thực. Tháng 5 năm 1976, chính quyền thông báo cái chết của Ulrike Meinhof do tự tử trong nhà lao, và ngày 18 tháng 10 năm 1977 Andreas Baader, Gudrun Enslin và jan-Carl Raspe cũng bị chết trong những hoàn cảnh khó hiểu: Baader bị một vết thương do súng bắn vào gáy; Enslin treo cổ trong nhà lao; còn Raspe qua đời vào ngày hôm sau do một vết bắn vào đầu. (Chính quyền tuyên bố đây là một vụ tự sát tập thể, nhưng có rất nhiều giả thuyết được đặt ra về âm mưu của họ, hầu hết buộc tội chính quyền đã giết chết họ).

2. Ở Mỹ, 15 người Puerto Rico - 5 phụ nữ và 10 nam giới - bị kết án tương đương với tù chung thân vì tội đấu tranh cho nền độc lập của Puerto Rico; hầu hết trong số nàỵ đã bị cầm tù hơn 16 năm.

Mumia Abu-Jamal (sinh ở Wesley Cook ngày 24 tháng 4 năm 1954) là nhà báo kiêm nhà hoạt động chính trị đến từ bang Philadelphia từng bị kết án tử hình vì bị buộc tội giết sĩ quan cảnh sát Philadelphia Daniel Faulkner, nhưng hiện tại đang thực hiện án tù chung thân tại một nhà tù của bang Pennsylvania sau khi án tử hình được toà phúc thẩm xem xét lại. Rất nhiều ngưòi ủng hộ ông cho rằng, ông vô tội, cho rằng việc bắt và buộc tội ông là vì động cơ chính trị và rằng ông đáng được coi là tù nhân chính trị.

Leonard Peltier (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1944) là nhà hoạt động người Mỹ bản xứ và là thành viên của phong trào người Mỹ Anh-điêng. Năm 1977 bị buộc tội và bị kết án hai lần tù vì giết các đặc vụ FBI trong một trận đấu súng ở khu bảo tồn Pine Ridge. Đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh lời buộc tội Peltier và tính công bằng trong việc xét xử ông. Một số ngưòi và tổ chức ủng hộ ông, trong đó có cả Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng ông nên được coi là tù nhân chính trị. Ông bị cầm tù từ năm 1976.

3. Trước sự cáo buộc liên tục của phía Cuba về sự hiện diện của Luis Posada Carrlles ở Mỹ và yêu cầu giải thích việc làm thế nào Posada Carriles vào được nước Mỹ và ai cho phép hắn vào, sau khi tảng lờ yêu cầu này trong nhiều tuần, cuối cùng Chính phủ Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là phải bắt giữ Posada Carriles ờ Miami và buộc tội hắn “xâm nhập bất hợp pháp vào Mỹ”. Tháng 11 năm 2005, kẻ đồng loã với Posada Carriles, Santiago Alvarez cũng bị bắt. Alvarez là chủ sở hữu và là ngưòi đã cầm lái con tàu mà Posada dùng để đi đển Mỹ; hắn ta bị buộc tội sở hữu bất hợp pháp vũ khí. Vào thời gian chú thích này đang được chuẩn bị (bằng tiếng Tây Ban Nha), nhóm tư vấn pháp lý của Posada đang vận động để những cáo buộc đối với Posada được bãi bỏ.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #245 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 09:11:00 am »

Tôi không nghĩ Cuba bị chỉ trích vì chính sách y tế; mà ngược lại, chích sách đó, nhìn chung là rất được hoan nghênh. Tôi thực sự cho rằng người ta không biết những con số, những gì ông vừa đề cập, và hoạt động giúp đỡ của ông với các nước thuộc Thế giới thứ ba. Ông có thể nói thêm về điều đó không?

Liên quan đến chính sách y tế, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Cuba hiện đang ở mức dưới 6 trường hợp/1.000, chỉ thấp hơn Canada chút ít - chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu dưới 5, thậm chí là dưới 4 trong tương lai gần và trở thành nước dẫn đầu ở châu lục này. Chúng tôi chỉ mất một nửa thời gian so với khoảng thời gian mà Thụy Sĩ và Nhật Bản đã phải trải qua khi nâng mức tuổi thọ trung bình người dân là từ 70 lên 80 tuổi - hiện nay chúng tôi đang đạt mức 77,5. Dịch vụ y tế của chúng tôi đã giúp nâng mức tuổi thọ trung bình lên con số hiện tại chỉ trong chưa đầy 18 năm kể từ khi Cách mạng giành chiến thắng, nhưng để đạt được mức như hồi tháng 1 năm 1959, khi Cách mạng thành công, Cuba đã mất 60 năm.

Ngày nay, người dân có thể yêu cầu tới 15 bác sỹ phục vụ, so với số lượng các bác sỹ còn lại ở Cuba này vào năm 1959, và họ cũng được phân bổ rộng khắp hơn. Chúng tôi còn có hàng nghìn các bác sỹ khác ở nước ngoài đang trao đổi chuyên môn trên tinh thần đoàn kết với những người mà họ giúp đỡ. Hiện nay, Cuba có hơn 70.000 bác sỹ. Vào thời điểm này - tôi có thể cung cấp con số chính xác cho ông - chúng tôi có 25.000 sinh viên theo học ngành y khoa. Đó là chưa kể con số những người theo học ở các ngành khác có liên quan đến khoa học y tế. Nếu cộng tất cả những người đang theo học chuyên ngành liên quan đến y khoa thì con số có thể sẽ lên tới 90.000 sinh viên.

Sẽ có rất nhiều trường y được thành lập ở những thành phố khác của Cuba với khoảng 400 đến 450 sinh viên, chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ y tế, hồ sơ sinh viên và lai lịch gia đình họ - đó là kinh nghiệm mới rất đặc biệt của chúng tôi. Các trường đều có những trang thiết bị rất tiên tiến phục vụ việc giảng dạy, các thiết bị nghe nhìn và các chương trình giao lưu. Có nghĩa là trong sáu năm học một bác sỹ sẽ có kinh nghiệm mà phải mất 20 năm theo phương pháp truyền thống mới có được.

Chúng tôi đang cố gắng hết mức để có được nguồn lực y tế 1 tốt nhất trên thế giới. Và việc lầm đó không chỉ phục vụ chúng tôi mà còn phục vụ các nước châu Mỹ La-tinh và các nước khác trên thế giới. Hiện tại đã có hon 10.000 sinh viên đăng ký theo học ELAM (Trường y châu Mỹ La-tinh), trong số đó có 2.000 sinh viên Bolivia đã tốt nghiệp đại học. Rất nhiều nước đang đề nghị chúng tôi đào tạo cho các bác sỹ của họ; chúng tôi có tiềm lực để làm việc đó và không nước nào khác có thể làm tốt hơn chúng tôi. Chúng tôi đã phát triển được các phương pháp sư phạm mà trước đây chưa bao giờ có. Chẳng bao lâu nữa ông sẽ thấy kết quả. Hiện nay, chúng tôi còn hàng chục ngàn các sinh viên châu Mỹ La-tinh đang theo học ở các trường y. Trong mười năm tới, đất nước chúng tôi sẽ đào tạo khoảng 100.000 bác sỹ cho châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê theo chương trình Sự lựa chọn Bolivia cho châu Mỹ được ký kết giữa Cuba và Venezuela, mỗi bên sẽ cung cấp một số lượng bác sỹ tương đương nhau, điều đó thể hiện quyết tâm hội nhập giữa các quốc gia chúng tôi.

Với Tổng thống Hugo Chavez đại diện cho cả hai nước chúng tôi, chúng tôi đã cùng cam kết thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội quan trọng có tác động lớn đến đời sống của nhân dân và sẽ đưa quan hệ giữa hai nước đến gần nhau hơn - đặc biệt trong các lĩnh vực như xoá mù chữ, giáo dục, cuộc chiến chống HIV/AIDS và y tế chăm sóc sức khoẻ.

Ông cũng đã quyết định tiến hành Operation Miracle.

Đúng vậy. Chúng tôi tiến hành chương trình Operation Miracle với nhiệm vụ lớn lao là phải khôi phục ánh sáng cho hơn 6 triệu người châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, giáo dục và đào tạo cho 200.000 chuyên gia y tế trong vòng 10 năm - (một thành quả) chưa từng có trên thế giới. Chúng tôi bắt đầu ở Venezuela và sau đó sẽ mở rộng sang các nước Ca-ri-bê khác. Tính đến tháng 9 năm 2005, đã có tổng số 4.212 người dân vùng Ca-ri-bê được phẫu thuật mắt ở Cuba, đó là chưa kể con sổ 79.450 người Venezuela - con số này vẫn tiếp tục gia tăng 2.

Và Cuba cũng cử các đoàn bác sỹ đến những nơi vừa xảy ra thảm hoạ?

Đúng vậy. Chúng tôi đã thành lập một đội - Đội bác sỹ quốc tế cứu trợ thảm hoạ và bệnh dịch nguy hiểm gọi là Đội Henry Reeve (xem chương 15). Không nước nào có thể cử đến hàng nghìn bác sỹ sang nước láng giềng Trung Mỹ vừa bị bão tàn phá nặng nề như chúng tôi đã từng làm với Guatemala vào mùa thu năm 2005. Hay như hiện tại (cuối năm 2005) ở nửa bên kia thế giới, cách Havana đến mười tám giờ bay, đó là vùng Kashmir, Pakistan, trong đau thương chết chóc, chúng tôi cũng cử một đội bác sỹ đến giúp đỡ thoát khỏi thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất đã và đang xảy ra trên thế giới chúng ta trong nhiều năm nay. Tôi không muốn nhớ lại một thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ mà chỉ biết rằng nó đã xảy ra ở nơi đó, đã tác động đến cộng đồng người nghèo khổ đó, những người chăn cừu sống trên vùng núi cao, với cái lạnh khủng khiếp trong khi người dân thì lại sống trong nghèo đói.

Tôi gặp gỡ từng đội bác sỹ một, chia tay họ. Chúng tôi biết rằng những người đồng chí đó sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới; chúng tôi thường xuyên liên lạc với họ, những nam nữ bác sỹ của Đội Henry Reeve và những đội khác. Ngay ở thời điểm này đã có những câu chuyện tuyệt vời có thể viết lên, không hề giống với những gì đã xảy ra đối với Cách mạng chúng tôi.

Ông đã cho tôi xem một chồng tài liệu khá ấn tượng mà ông đọc và tham khảo mỗi buổi sáng để nắm được tình hình thế giới - hàng chục các bài báo điện tử và báo viết được dịch ra từ các báo trên thế giới. Và liên quan đến vấn đề này, tôi muốn chúng ta nói chuyện về thông tin ở Cuba. Người ta thường có ấn tượng cho rằng, mặc dù có những nhà báo rất giỏi nhưng lại có rất ít những thông tin phản ánh tình hình đang diễn ra ở Cuba, ông nghĩ về điều đó như thế nào?

Nói một cách chân thành, các cơ quan báo chí của chúng tôi không hề nằm trong tay của đám kẻ thù với Cách mạng, hay trong tay bọn gián điệp Mỹ. Họ nằm trong tay của những con người cách mạng. Báo chí của chúng tôi là báo chí cách mạng; các nhà báo của chúng tôi - thuộc cả các đài phát thanh và các đài truyền hình - đều là các chiến sĩ cách mạng. Chúng tôi có rất nhiều tờ báo; mỗi tổ chức đều có cơ quan báo chí của riêng mình: Công nhân, thanh niên, Đảng, nông dân (Nguyên văn tiếng Tây Ban Nha: campesino), các lực lượng vũ trang. Có tới hàng mấy chục tờ báo và tất cả đều là báo chí cách mạng.

Ấn tượng mà người ta thường thấy khi đọc một tờ báo nào đó, hay nghe đài, xem truyền hình, đó là mọi thứ đều diễn ra rất suôn sẻ, có nghĩa là chỉ toàn những câu chuyện thành công, chiến thắng mà không hề có những vấn đề rắc rối, không hề có ai tỏ ý kiến phản đối. Tôi thấy điều đó hơi lạ, bởi vì trong Đảng, trong các hội nghị của Đảng chắc chắn phải có tranh luận, có ý kiến phản đối, thậm chí là phản đối gay gắt.

Tôi sẽ giải thích, trong một thời gian khá dài, chúng tôi có xu hướng không muốn những lời chỉ trích, phê bình những việc làm không đúng đó bị rơi vào tay kẻ thù, giúp đỡ cho kẻ thù, tiếp sức cho bọn phản cách mạng. Đôi khi người ta lo sợ khi đưa tin về vấn đề gì đó bởi vì nó có thể sẽ giúp ích cho kẻ thù. Và rồi chúng tôi cũng nhận xa rằng, trong cuộc chiến chống tiêu cực, vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng. Và chúng tôi đã khuyến khích tinh thần phê bình. Tôi đã khuyến khích hết mức tinh thần phê bình đó bởi vì tôi cho rằng nó là yếu tố cơ bản giúp chúng tôi hoàn thiện hệ thống chính quyền của mình.

Tất nhiên chúng tôi biết có những khiếm khuyết, nhưng chúng tôi có những lời phê bình có trách nhiệm. Và mặc dù có thể gây ra hậu quả, nhưng dù sao có phê bình vẫn hơn là không.

Tất nhiên, mỗi người phải phát huy hết mức tinh thần trách nhiệm khi giải quyết vấn đề gì đó, không nên cung cấp những thông tin nhạy cảm mà kẻ thù có thể lợi dụng để lập kế hoạch phá hoại Cách mạng. Đó còn là một công việc khó khăn với Cách mạng.

----------------------------------------------------------
1. Không phải trung tâm y tế, và không phải Havana, mà ở đây theo nghĩa nguồn lực con người, nguồn vốn con người.

2. Tính đến giữa tháng 11 năm 2006, tổng số 485.476 bệnh nhân từ 28 nước, trong số đó, 290.000 là người Venezuela đã được điều trị tại các trung tâm Operation Miracle.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #246 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 09:15:20 am »

Tinh thần cầu thị những lời phê bình có trách nhiệm đó có thể được coi là tự do báo chí mà nhiều người đang kêu gọi không?

Nếu cái mà ông coi là tự do báo chí là quyền được hành động chống lại Cách mạng, cho phép kẻ thù của Cuba nói và viết tự do chống lại Chủ nghĩa xã hội, chống lại Cách mạng, nói và viết những lời vu khống, dối trá, gây ra những tác động tiêu cực thì tôi sẽ phải nói rằng chúng tôi không ủng hộ kiểu “tự do” đó. Vì Cuba vẫn còn là nước bị chủ nghĩa đế quốc phong toả, vẫn là nạn nhân của những loại luật lệ trái với đạo lý như Helms-Burton, và Đạo luật điều chỉnh Cuba, đất nước này vẫn bị tổng thống Mỹ đe doạ, thì chúng tôi không cho phép ké thù của mình kiểu “tự do” đó vì mục tiêu của họ không có gì khác ngoài việc chống lại sự tồn vong của Chủ nghĩa xã hội.

Như vậy là tự do báo chí có thể coi là không phù hợp với Cách mạng?

Trong cái gọi là “tự do” báo chí đó, ai là người lên tiếng? Họ nói về cái gì? Ai viết? Những gì được viết và nói chỉ là những nội dung mà người sở hữu các tờ báo và các đài truyền hình kia muốn. Và những người viết cũng là những người được họ lựa chọn, ông cũng biết điều đó. Người ta nhắc đến “tự do bày tỏ ý kiến” nhưng thực ra những gì được họ bảo vệ chỉ là quyền sở hữu tài sản tư nhân thuộc về các hãng thông tấn. Ở Cuba này, tôi có thể khẳng định với ông không hề có kiểu sở hữu tư nhân như vậy thuộc về các hãng truyền thông. Nhưng các tổ chức của chúng tôi vẫn có cơ quan ngôn luận của riêng họ - sinh viên có, công nhân có, các tổ chức liên minh có, nông dân có thậm chí cả quân đội cũng có. Tất cả đều có cơ quan thông tin của riêng mình, và ông có thể tin tôi, họ được tự do xuất bản những gì họ thấy là cần thiết.

Thay vì hỏi cách chúng tôi giải quyết hậu quả của hơn 40 năm chống lại nước láng giềng hùng mạnh này, thì người ta nên hỏi chính người dân của chúng tôi rằng họ có cảm thấy tự do hay không.

Có những tờ báo nước ngoài bị kiểm duyệt và không được phát hành ở Cuba.

Có rất nhiều báo chí nước ngoài được phát hành ở đây, cả báo Mỹ và báo châu Âu. Điều quan trọng đó phải là những tờ báo nghiêm túc. Nếu đúng như vậy thì chúng tôi còn thoải mái hơn người ta tưởng. Người ta có thể thấy những báo này ở bất kỳ điểm bán báo nào, và có thể dùng ngoại tệ để mua. Khách du lịch có thể mua, và kể cả người Cuba có ngoại tệ cũng có thể mua và truyền tay nhau. Đó không phải là hành động phạm tội. Ở đây không ai sợ những gì mà các tờ báo đó nói chống lại Cách mạng - những báo đó, hay các kênh truyền hình như CNN người dân ở đây được tự do thoải mái xem và nghe.

Nhưng chúng tôi không thể đổ nguồn lực - bởi vì chúng tôi còn những ưu tiên lớn hơn cần làm chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng, dinh dưỡng, sức khoẻ - vào việc nhập khẩu các ấn phẩm nước ngoài. Kiểu nhập khẩu đó thực sự không phải là một ưu tiên của chúng tôi.

Và cũng có thể việc lưu hành loại ấn phẩm này hay ấn phẩm kia bị cấm bởi vì họ tiến hành có hệ thống các chiến dịch chống lại chúng tôi, chiến dịch phản cách mạng; họ đưa ra những lời nói dối, phỉ báng, sai trái, họ muốn chia rẽ chúng tôi, gây xung đột. Điều đó thì chúng tôi không cho phép. Tại sao chúng tôi phải cho phép các ấn phẩm phản cách mạng được lưu hành ở đây?

Các hãng thông tấn đó luôn nói về tự do báo chí, khi họ không muốn nói những việc mà Cuba công khai phản đối - và nội dung phát hành thì hoàn toàn do người chủ sở hữu của họ quyết định - thì họ sẽ không xuất bản. Ông phải biết rằng mỗi cơ quan báo chí đều tuân thủ phục tùng những mệnh lệnh nhất định, và nội dung thì được người chủ sở hữu quyết định, có thể ở mức độ này hay mức độ khác mặc dù vẫn có rất nhiều các báo độc lập, tôi không phủ nhận điều này.

Ông có hài lòng với múc độ phê bình thông qua các thông tin được phát hành ở đây không?

Tôi không biết ông có theo dõi cụ thể các cơ quan thông tin của chúng tôi hay không, nhưng tôi có thể nói với ông rằng, nguồn thông tin quan trọng nhất của tôi về những gì đang xảy ra trên đất nước này - còn tốt hơn cả những báo cáo gửi lên tôi từ các cơ quan Đảng và nhà nước - nguồn thông tin mà tôi đánh giá rất cao, đó là báo chí. Báo chí giúp tôi cập nhật những gì đang diễn ra trên đất nước này. Và ngày nào tôi cũng đọc báo vào cuối ngày làm việc.

Ông nhắc đến tinh thần phê bình, nhưng tôi đang phân vân: Tinh thần phê bình nằm ở đâu trong báo chí của rất nhiều nước vẫn tự coi mình là dân chủ hơn chúng tôi? Tinh thần phê bình nằm ở đâu trong các nhà báo và các kênh truyền hình ở Mỹ ủng hộ - như những phát ngôn viên tuyên truyền trung thành nhất - cuộc chiến của Tổng thống Bush chống lại I-rắc?

Sự thực, đạo lý là những thứ đầu tiên mà những con người như họ phải có nhưng nó lại ngày càng bị thu hẹp đi trong các hãng thông tấn đó. Các dịch vụ Internet, radio, truyền hình, điện thoại di động ngày nào cũng đưa ra cả núi thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Việc theo dõi được tất cả các sự kiện đó không phải là dễ dàng với người dân. Trí óc của con người khó có thể chịu đựng nổi trong cơn bão thông tin đó.

Tôi nói với các cơ quan thông tin tự coi mình là tự do và có tinh thần phê bình nhưng lại phụ thuộc vào quảng cáo và không bao giờ phê bình những nhà quảng cáo: tại sao hệ thống chính trị và xã hội mà các anh đang bảo vệ lại bỏ ra rất nhiều tỷ đô la chi cho quảng cáo? Rất nhiều việc có thể được làm với số tiền một tỷ đô la lãng phí cho quảng cáo! Ở đây chúng tôi có một đất nước mà GDP của nó không hề có một xu chi cho quảng cáo - trên các báo, truyền hình, radio cũng vậy - Cuba không chi một xu vào hoạt động quảng cáo thương mại.

Nhưng, vai trò của thông tin đại chúng ở Mỹ và rất nhiều nơi khác trên thế giới là như thế nào? Tôi không có ý chống lại họ. Những người hiểu được tác động của các hãng thông tấn đó đến đầu óc con người thì sẽ hiểu được rằng, ở Cuba này, phương tiện thông tin đại chúng được dùng để giáo dục, dạy dỗ và tạo ra các giá trị. Từ kinh nghiệm của mình, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, các giá trị có thế được nảy mầm trong tâm hồn, trí tuệ, và trái tim con người.

Chúng tôi không hề hành động kiểu đạo đức giả khi người ta nói đến “tự do báo chí” kiểu châu Âu. Ước mơ của chúng tôi là một kiếu tự do khác, ước mơ về một đất nước được giáo dục và được thông tin đầy đủ, đất nước có nền văn hoá chính thể đại chúng và có thể giao hoà với cả thế giới. Bởi vì những người sợ tư tưởng tự do thì sẽ không giáo dục được người dân của mình, không mang lại được gì cho họ không khuyến khích họ vươn tới những đỉnh cao trí tuệ, tích lũy cho mình những kiến thức rộng nhất, sâu nhất có thể về lịch sử, chính trị, và đánh giá mọi việc để rút ra chân giá trị cho chính mình, và khuyến khích họ sử dụng chính cái đầu của mình để rút ra những kết luận của riêng mình.

Khi các phương tiện thông tin đại chúng lần đầu tiên xuất hiện, chúng thống trị đầu óc của con người không chỉ bởi những lời nói dối mà cả những phản xạ có điều kiện. Lòi nói dối hoàn toàn không giống với phản xạ có điều kiện. Lời nói dối có tác động tiêu cực đến kiến thức của con người, phản xạ có điều kiện tác động tiêu cực đến cách nghĩ. Việc thông tin không đầy đủ và thông tin sai lệch không hề giống nhau, người ta mất khả năng suy nghĩ vì đầu óc bị nhồi nhét đầy các phản xạ: “Điều này là xấu, điều này là tội ác; Chủ nghĩa xã hội là xấu, Chủ nghĩa xã hội là tội ác, nó sẽ cướp đi sự bảo vệ con bạn, nó sẽ cướp đi ngôi nhà của bạn, nó sẽ cướp đi vợ bạn”. Và tất cả những người bị bỏ rơi trên thế giới, những người mù chữ, tất cả những người nghèo, người bị bóc lột đồng thanh lặp đi lặp lại, “Chủ nghĩa xã hội là xấu xa; Chủ nghĩa xã hội là tội ác”. Đó là cách người ta dạy vẹt nói, dạy gấu khiêu vũ, dạy sư tử biết quỳ gối tỏ ý kính trọng.

Nhân dân được dạy cách đọc, cách viết, trong khi đó hàng tỷ đô la mỗi năm vẫn được chi ra để che mắt dân chúng, biến con người thành những kẻ không còn khả năng suy nghĩ bởi vì họ bị cuốn hút vào một sản phẩm duy nhất nhưng lại núp bóng dưới hàng chục những cái tên khác nhau, và họ bị lừa dối bởi vì hàng tỷ đô la đó không phải do các tập đoàn bỏ ra mà chính là những người đi mua sản phẩm vì lý do quảng cáo mà thực ra đó chỉ là hành động tẩy não. Người này mua sản phẩm Palmolive, người kia mua sản phẩm Colgate, nhưng thực ra cũng chỉ là một cái tên khác mà thôi, bởi vì họ nói quá nhiều và gắn với mỗi nhãn hiệu một hình ảnh khá đẹp và hình ảnh đó ăn sâu vào não người dân. Những người nói nhiều nhất về hành động tẩy não thực ra lại chính là những người gieo rắc những hình ảnh đó vào óc người dân, tẩy não họ cho đến khi họ mất hẳn khả năng suy nghĩ.

Liệu người ta còn có thể nói đến “tự do bày tỏ ý kiến” khi mà ở rất nhiều nước, 20%, 30% người dân hoàn toàn mù chữ, và 50% người dân mù chữ một phần? Họ đưa ra ý kiến dựa trên cơ sở nào, xuất phát từ nền tảng kiến thức nào, và họ ý kiến được ờ đâu? Tại sao rất nhiều người được học hành, có trí tuệ muốn xuất bản một bài báo mà lại không biết xuất bản ở đâu, hoặc thậm chí có xuất bản được thì cũng bị lãng quên, bị bóp méo khiến người ta không tin? Phương tiện thông tin đại chúng đã bị biến thành công cụ cho người ta thao túng.

Chúng tôi cũng có phương tiện thông tin đại chúng, nhưng chúng tôi sử dụng chúng để giáo dục, phát triển, nâng cao kiến thức cho người dân. Những công cụ đó có vai trò rất quan trọng đối với Cách mạng; chúng tạo ra ý thức, những khái niệm, giá trị, và chúng tôi vẫn chưa tranh thủ hết được những lọi ích mà nó mang lại. Nhưng chúng tôi biết những gì phương tiện thông tin đại chúng có thể làm, chúng tôi biết xã hội sẽ có kiến thức, văn hoá, chất lượng cuộc sống vầ hoà bình khi sử dụng những loại phương tiện thông tin đại chúng đó với mục đích xã hội tích cực.

Chúng tôi không tin rằng ở những xã hội phương Tây kia, phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng vào việc tạo ra các giá trị như tình đoàn kết, bác ái, và công bằng. Họ chỉ đề cao các giá trị của một hệ thống mà bản chất của nó là ích kỷ, tư lợi, cá nhân. Càng có học thì người ta càng nhận rõ rằng, những vấn đề ngày càng phức tạp của thế giới này không thể được giải quyết thông qua những loại phương tiện dùng để cướp đi khả năng suy nghĩ, phán xét của người dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #247 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 09:18:22 am »

Ông phản đối việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, và bác bỏ nó nhưng các phương tiện thông tin đại chúng ở Cuba lại thường nói về ông, đưa lên hình ảnh của ông - ông chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đó có làm ông phật lòng không?

Thực ra tôi không hề xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như người ta nghĩ. Tôi không có thói quen xuất hiện thường xuyên trên các chương trình thời sự trên truyền hình hàng ngày, có khi đến hai tuần tôi không hề xuất hiện trên bất kỳ mẩu tin nào của các báo. Tôi xuất hiện khi có hoạt động kỷ niệm nào đó mà tôi tham gia, hoặc khi có khách, có người đứng đầu nhà nước nào đó thăm Cuba, hoặc khi có sự kiện bất thường xảy ra, chẳng hạn như cơn bão tàn phá.

Tôi có thể khẳng định với ông là tôi không hề xuất hiện nhiều trên các báo, truyền hình và radio, ở đây không hề có chuyện quá coi trọng những tin tức về hoạt động của người đứng đầu nhà nước. Các bài viết nhìn chung rất tự nhiên. Phương tiện thông tin đại chúng nói đến tôi với thái độ tôn trọng, nhưng rất gần gũi. Không ai coi tôi như một nhân vật đứng trên đỉnh Olympus. Rất nhiều người coi tôi như người hàng xóm, họ thường xuyên nói chuyện với tôi.

Tôi hoàn toàn phản đối những gì liên quan đến việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, bản thân ông cũng có thể thấy rằng, ở Cuba này, không hề có bất kỳ trường học, bệnh viện, hay nhà máy nào được đặt tên theo tên của tôi. Cũng không hề có tượng đài hay chân dung của tôi ở đâu. Ở đây, chúng tôi không cho phép treo chân dung một cách chính thức. Có thể ở đâu đó trong các văn phòng người ta treo ảnh tôi nhưng đó chỉ là việc làm của cá nhân họ, không hề có quy định chính thức cho việc treo chân dung, ở Cuba này, không hề có cơ quan nhà nước nào lãng phí thời gian, tiền bạc vào việc tôn thờ hình ảnh của tôi. Việc đó không hề tồn tại trên đất nước này.

Ai cũng biết rằng tôi cố gắng hết mức để tránh phải xuất hiện trên các báo hay các chương trình thời sự ban đêm. Tôi chỉ chấp nhận xuất hiện khi thấy thực sự cần thiết, ông sẽ thấy rằng tôi là một trong những nhà lãnh đạo ít xuất hiện nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước này. Tôi cũng không thích người ta gắn chức vụ, vị trí vào tên của tôi. Rất may là người dân ở đây chỉ gọi tôi là Fidel.

Những người biết tôi và thường nghe những bài phát biểu của tôi biết rằng tôi rất kỵ với việc đó, và tôi đã đấu tranh không khoan nhượng với bất kỳ biểu hiện nào của việc tôn thờ chủ nghĩa cá nhân hay thần tượng.

Các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước thường được sử dụng vào các hoạt động tuyên truyền.

Ngoài việc thông tin về những gì đang xảy ra trên đất nước này và trên thế giới, chúng tôi còn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vào việc nâng cao kiến thức chung, đấu tranh chống lại sự dối trá, tôn trọng sự thực. Để làm việc đó, chúng tôi đã thành lập các kênh mới về giáo dục. Thông qua các kênh này, chương trình “Đại học của mọi người” đang cung cấp rất nhiều khoá học ngôn ngữ cũng như các khoá học khác ngoài các khoá học phổ thông. Năm 2003, chúng tôi khánh thành kênh truyền hình thứ ba chuyên về giáo dục, và năm 2004, chúng tôi đã thành lập kênh truyền hình thứ tư. Truyền hình là loại phương tiện tuyệt vời, mặc dù chúng tôi chưa khai thác hết hiệu quả của nó, để mang kiến thức đến với người dân.

Sử dụng tối đa các phương tiện nghe nhìn, chúng tôi đã bước vào giai đoạn giáo dục đại chúng, thông tin đại chúng chứ không phải việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để gieo rắc nọc độc hay phát các chương trình tuyên truyền để người khác nghĩ hộ mình; bởi vì nếu phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng vào mục đích sai trái như vẫn thường diễn ra ở các xã hội tư bản, nó sẽ cướp đi khả năng suy nghĩ của người dân, bởi vì có người khác nói hộ họ nên mặc bộ quần áo màu gì, nên mặc váy ngắn hay váy dài, loại vải này là vải “nội” hay vải “ngoại”, nên sử dụng loại kem đánh răng gì - thuốc ngủ gì để ngủ ngon, toàn là những thứ người ta phải làm từ khi thức giấc cho đến khi đi ngủ. Quáng cáo là một kiểu tuyên truyền, nó là hoạt động phi nhân tính và có hại. Không ai muốn con cái họ giải trí bằng cách học uống rượu hay ăn thức ăn ôi thiu, xem những cảnh bạo lực ngu xuẩn gieo rắc nọc độc vào đầu trẻ em.

Vậy thì ông có nghĩ rằng trong thế giới của công nghệ hiện đại này, các nhà nước vẫn có thể kiểm soát được thông tin?

Ngày càng ít. Ngày nay có rất nhiều cách phổ biến thông tin. Có vệ tinh có thể trực tiếp truyền tín hiệu xuống; có Internet để người ta có thể gửi tin nhắn đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bởi vì, nói chung, những người có Internet thì thường có điện, điện thoại và có khả năng thông tin.

Chúng ta không nên đánh giá thấp bộ phận những người trí thức đó trong xã hội chúng ta - có hàng triệu, hàng triệu những người trí thức trên thế giới - và như vậy không có nghĩa là họ thuộc tầng lớp giàu có, đi bóc lột. Chắc ông còn nhớ ở Seatle, ở Quebec, ở Geneva, Florence, Porto Alegre... chắc ông còn nhớ các cuộc biểu tình, các cuộc vận động chóng toàn cầu hoá tự do mới diễn ra trên khắp thế giới; những cuộc biểu tình đó được tổ chức qua mạng Internet bởi những nhà trí thức, những con người có học. Ngoài chiến tranh còn có rất nhiều hiện tượng đe doạ hành tinh chúng ta: thay đổi khí hậu, phá huỷ tầng ôzôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các con sông, các đại dương - tất cả đều đe doạ cuộc sống của chúng ta. Các dân tộc trên thế giới đều phản đối những hiện tượng đó, họ tìm thấy điểm chung với người châu Mỹ La-tinh, người Bắc Mỹ và người châu Âu.

Ngày nay có nhiều cách liên lạc với thế giới khiến chúng ta ít bị biến thành nạn nhân, ít phụ thuộc vào các hãng truyền thông lớn cho dù nó thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân - bởi vì ngày nay, với Internet trên thế giới, mỗi người có ước mơ, hoài bão, có sự nghiệp chính nghĩa cho dù họ sống ở các nước kém phát triển hay các nước giàu đều có thể chia sẻ với người khác. Internet cũng có thể bị sử dụng vào các mục đích tiêu cực như CIA và Lầu Năm góc Mỹ đã sử dụng, hay bọn khủng bố ngày 11 tháng 9 cũng vậy.

Người Cuba có lên án những hành động tấn công đó không?

Chúng tôi phản đối hành động tội ác diễn ra vào ngày 11 tháng 9. Và chúng tôi khẳng định lại sự phản đối của chúng tôi chống lại hành động khủng bố dưới bất kỳ hình thái nào. Nước Mỹ đã đưa Cuba vào đanh sách các nước “tài trợ cho khủng bố”, nhưng Cuba thì lại không bao giờ cho phép bọn khủng bố sử dụng lãnh thổ của mình chống lại nước Mỹ hay bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Chúng tôi cũng lên án các nhà nước khủng bố. Chúng tôi đã đề xuất người Mỹ thực hiện một chương trình chống khủng bố ở khu vực này, nhưng họ từ chối đề nghị của chúng tôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #248 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 09:28:48 am »

Ông có cho rằng chủ nghĩa khủng bố là mối đe doạ lớn nhất với thế giới ngày nay?

Tôi đồng ý cho rằng, chủ nghĩa khủng bố là mối đe doạ nghiêm trọng thế giới ngày nay, nhưng tôi cũng cho rằng nhân loại cũng đang phải đối mặt với những mối đe doạ ngang tầm như vậy, hoặc thậm chí là nghiêm trọng hơn: việc tiếp tục phá huỷ môi trường và điều kiện sống của các loài; nghèo đói ngày càng gia tăng; thiếu quan tâm đến sức khoẻ con người... Rất nhiều mối đe doạ nghiêm trọng mà thế giới này đang phải đối mặt ngoài nạn khủng bố. Tất cả đều có liên quan đến các kế hoạch mưu đồ bá chủ của siêu cường duy nhất muốn trở thành kẻ lãnh đạo thế giới với những chính sách thống trị hung bạo.

Nước Mỹ luôn mồm nhắc đến “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”, nhưng tôi thì lại thấy cần phải thận trọng với khái niệm chủ nghĩa khủng bố. Bởi vì những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 chỉ là một mặt - hay vụ tấn công khủng bố ở Luân Đôn, Madrid... và sự cần thiết phải chiến đấu chống lại những vụ tấn công ghê tởm đó - đó chỉ là một mặt, còn việc lợi dụng nó thì lại là mặt khác.

Kể từ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, chúng ta thấy rằng rất nhiều hoạt động của các nước - chẳng hạn như I-rắc, hay I-ran sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình - bị liệt vào loại các nước có hoạt động “khủng bố”. Quay lại thời gian những năm 1980, dưới thời Tổng thống Reagan, họ đã dùng từ “chủ nghĩa khủng bố” một cách bừa bãi. Họ coi những chiến sĩ như Nelson Mandela chiến đấu chống lại chế độ a-pa-thai ở Nam Phi là “kẻ khủng bố”. Hay những người chiến đấu vì nền độc lập của Namibia; hay người Palestin chiến đấu vì nhà nước độc lập của họ, các chiến sĩ yêu nước Salvador cũng đều bị coi là khủng bố. Reagan so sánh bọn phản cách mạng ở Nicaragua với những người có công sáng lập nước Mỹ, với những chiến sĩ tình nguyện thuộc phong trào Lafayette, hay với Maquis của nước Pháp, người chiến đấu chống lại bọn xâm lược Đức quốc xã trên đất nước họ.

Nhưng khi lực lượng vũ trang Israel đánh bom các mục tiêu dân sự ở Gaza, gây chết chóc cho những người dân vô tội thì họ lại không coi đó là hành động khủng bố; hay khi chính quân đội Mỹ nhả tên lửa bừa bãi giết chết phụ nữ và trẻ em thì họ cũng không coi đó là hành động khủng bố.

Trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại Batista - ông cũng biết điều đó rồi, chúng ta đã nói chuyện - chúng tôi luôn cố gắng đến mức cao nhất để tránh những tai nạn, giết chết người dân vô tội. Chúng tôi có sử dụng bạo lực, nhưng tôi phải khẳng định rằng, bạo lực cách mạng của chúng tôi không bao giờ sử dụng những thủ đoạn như họ dùng (Những hành động vừa nhắc đến ở trên như đánh bom giết người dân vô tội, bắt cóc và chặt đầu những người không tham gia chiến đấu, đánh bom các trường học).

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, mặc dù chính quyền hợp hiến bên đó sử dụng bạo lực, các biện pháp đàn áp khá thường xuyên ở rất nhiều nơi, khiến rất nhiều người phải đổ máu, nhưng lại không ai gọi họ là bọn khủng bố.

Thái độ của Tổng thống Bush có làm ông lo lắng không?

Phải nói là chúng tôi đang sống trong giai đoạn khó khăn... Cách đây không lâu, chúng tôi có nghe những lòi lẽ và những ý tưởng đe doạ. Trong một bài diễn văn ở West Point tháng 6 năm 2002, tổng thống của nước Mỹ có nói những lời sau với các học viên quân sự tốt nghiệp, tôi xin trích lời ông ta: “An ninh của chúng ta yêu cầu cần phải chuyển đổi lực lượng quân sự mà các cậu sẽ là người lãnh đạo - một đội quân phải luôn sẵn sàng phản ứng ngay khi được nghe tin ở bất kỳ ngõ tối nào trên thế giới”. Cũng trong ngày hôm đó, Bush tuyên bố học thuyết “ngăn chặn, bất ngờ”, điều mà trong lịch sử chính trị thế giới chưa có ai làm bao giờ. Mấy tháng sau đó, khi nhắc đến hành động quân sự chống lại I-rắc, ông ta lại nói, “Nếu chúng ta buộc phải tiến hành chiến tranh, chúng ta sẽ chiến đấu với toàn bộ lực lượng và sức mạnh của lực lượng vũ trang của chúng ta”.

Con người đưa ra những tuyên bố đó không phải người đứng đầu của một nhà nước nhỏ, ông ta là người lãnh đạo đất nước có sức mạnh quân sự lớn chưa từng thấy trên thế giới, người chủ sở hữu của hàng nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân, đủ để tiêu diệt số lượng người lớn gấp mấy lần dân số toàn cầu hiện nay, chủ sở hữu của các hệ thống vũ khí quân sự đáng sợ trong đó bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí giết người hàng loạt.

Theo Bush, thì mục tiêu đó chính là chúng tôi: “một góc tối của thế giới”. Đó cũng là cách người ta nhìn nhận và nói về các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chưa từng có ai coi chúng tôi như vậy; với thái độ khinh thường như vậy. Từng là thuộc địa của các cường quốc đã đứng ra phân chia thế giới với nhau và cướp bóc chúng tôi hàng thập kỷ, bây giờ chúng tôi lại bị coi là, “những nước kém phát triến của thế giới”. Không có nước nào trong số chúng tôi được độc lập hoàn toàn, được đối xử công bằng và cũng không nước nào có an ninh quốc gia cho dù là dưới hình thức nào; chúng tôi không phải là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, không có quyền phủ quyết, không có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì trong các cơ quan tài chính quốc tế; không nước nào trong số chúng tôi có thể giữ lại những người tài giỏi nhất cho đất nước mình, có thể báo vệ chính mình khỏi dòng vốn đang bị chảy đi, ngăn chặn việc tàn phá môi trường thiên nhiên gây ra bởi thứ chủ nghĩa tiêu dùng hoang đãng, ích kỷ, tham lam vô độ của các nước phát triển.

Trong Hội đồng bảo an, Mỹ lại tuyên bố họ vẫn có quyền tự quyết định có tấn công nước khác hay không. Và mặc vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc, họ vẫn nhắc đến “cuộc chiến ngăn chặn”.

Liên Hợp Quốc không thể ngăn chặn được cuộc chiến I-Iắc, ông có nghĩ rằng Liên Hợp Quốc cần phải được cải tổ?

Đúng vậy, cần phải cải tổ khẩn cấp. Cần tiến hành cải tổ thực sự và không thể trì hoãn hơn được nữa, đặc biệt cần dân chủ hoá sâu sắc cơ quan Liên Hợp Quốc. Tình hình hiện nay là không thể chấp nhận được, và minh chứng cho điều đó là sự bất lực của Liên Hợp Quốc trong việc ngăn chặn cuộc chiến I-rắc.

Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng quốc tế do cuộc chiến I-rắc mang lại là yếu tố quyết định tương lai của Liên Hợp Quốc. Mối nguy hại lớn nhất đối với chúng ta ngày nay đó là chúng ta đang sống trong một thế giới mà luật rừng chiếm ưu thế, một thế giới mà kẻ mạnh nhất mới là kẻ thống trị, và thế giới mà đại bộ phận người dân liên tục có nguy cơ bị xâm lược, trong khi họ phải sống trong tình trạng kém phát triển và tuyệt vọng. Vấn đề chúng ta sẽ chứng kiến một thế giới độc tài áp đặt lên các dân tộc, hay Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương sẽ được thiết lập lại vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Tôi nghĩ, sau 50 năm kể từ khi được thành lập 1, vai trò của Liên Hợp Quốc trong năm 2005 là không tương xứng, hoặc ít nhất thì cơ quan này cũng đang có xu hướng thể hiện như vậy. Nhưng vẫn có những người trong số chúng ta thực sự quan tâm đến điều đó và muốn củng cố quyền lực cho cơ quan này trong khi vẫn có những người thoả mãn và hy vọng sẽ áp đặt được mô hình của chính họ với thế giới. Tôi hỏi rất chân tình - Hiện nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có vai trò gì? Hầu như không - và đó là sự thực. Đó chỉ là một diễn đàn để người ta tranh cãi mà không thể có ảnh hưởng hay vai trò thực tế gì.

Tôi lại hỏi: Quan hệ quốc tế có thực sự tuân thủ các mục tiêu và quy định đặt ra trong hiến chương Liên Hợp Quốc? Hoàn toàn không. Tại sao hiện nay, khi triết lý, khoa học và nghệ thuật đạt những đỉnh cao nhất trong lịch sử mà chúng ta vẫn nghe nói đến việc nước này tuyên bố thống trị nước khác, tại sao chúng ta vẫn nghe nói một số nước, lẽ ra nên được đối xử như những người bạn, thì lại bị coi là “góc tối của thế giới” hay “vành đai Euro-Atlantic của NATO?”.

Tại sao vẫn có những nước cho rằng họ có quyền tiến hành chiến tranh đơn phương trong khi hiến chương Liên Hợp Quốc nói rằng lực lượng vũ trang sẽ không được sử dụng trừ trường hợp “phục vụ lợi ích chung” và rằng để gìn giữ hoà bình thì phải sử dụng “các biện pháp có tính tập thể”? Tại sao chúng ta không nghe nói đến việc sử dụng các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh cãi?

Khi hiến chương được thông qua tại Hội nghị San Francisco năm 1945, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được thiết lập. Có thực sự là các nước thành viên được bình đẳng và chúng ta thực sự được chia sẻ quyền lợi đó? Hiến chương nói rằng chúng ta có, và có thể có quyền đó. Nhưng sự thực thô bạo lại nói rằng chúng ta không thể, và không hề có. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, điều mà nên được coi là nền tảng trong quan hệ quốc tế hiện nay, chỉ có thể có được khi các cường quốc hàng đầu trên thế giới này đồng ý tôn trọng quyền của các nước khác, trong khi đó, các nước nhỏ hơn thì lại không có đủ sức mạnh vè kinh tế và quân sự để bảo vệ quyền đó. Các nước hùng mạnh nhất thế giới có thực sự đã sẵn sàng tôn trọng quyền của các nước khác cho dù việc đó có thể xâm phạm đến quyền lại của họ? Tôi e rằng là không.

----------------------------------------------------------
1. Liên Hợp Quốc được chính thức thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1945, với việc ký thông qua hiến chương của 51 nước thành viên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #249 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 09:40:43 am »

Ông có coi cuộc chiến I-rắc là không thể tránh khỏi?

Tháng 2 năm 2003, vài tuần trước cuộc chiến, tôi ở Malaysia tham dự Hội nghị thượng đỉnh phong trào không liên kết, và ở Kuala Lumpur, tôi đã nói chuyện rất lâu với các thành viên trong đoàn I-rắc và sau đó tôi nói chuyện cả với Phó Tổng thống I-rắc Taha Yassin Ramadan. Tôi nói với họ, “Nếu các ông thực sự có vũ khí hoá học thì nên phá huỷ tất cả đi để thúc đẩy công việc của các thanh sát viên”. Đó là cơ hội duy nhất của họ để tránh tai hoạ bị tấn công. Và tôi nghĩ rằng họ thực sự đã làm như vậy, nếu có vũ khí. Nhưng quyết định tấn công đã được đưa ra, cho dù I-rắc không hề sở hữu loại vũ khí đó.

Ý kiến của ông về Saddam Hussein thế nào?

(Tôi sẽ phải nói thế nào đây - một thảm hoạ. Một nhà chiến lược cẩu thả. Tàn nhẫn với cả người dân của mình). Năm 1991 khi xâm lược Cô-oét, Saddam Hussein đã tự đặt mình vào tình thế dẫn đến khủng hoảng. Chúng tôi biểu quyết nhất trí nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động xâm lược đó. Tôi gửi cho ông ấy hai thư riêng qua phái viên   khuyên Saddam Hussein đàm phán và rút quân khỏi Cô-oét kịp thời.

Trong lá thư đầu tiên ngày 2 tháng 8 năm 1990, tôi viết như sau: Tôi viết những lời này trong tâm trạng rất buồn khi nghe tin quân đội của ông tiến vào lãnh thổ Cô-oét.

Cho dù động cơ nào dẫn đến quyết định tai hại này đi nữa thì tôi thấy mình vẫn phải bày tỏ mối lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại với I-rắc và Cô-oét trước hết, và kế đến là những hậu quả đối với các nước thuộc Thế giới thứ ba. Cuba, mặc dù có quan hệ thân thiện với I-rắc, vẫn phản đối giải pháp quân sự đối với cuộc khủng hoảng giữa hai nước I-rắc và Cô-oét.

Phản ứng tức thời của quốc tế được các hãng truyền thông xuyên quốc gia đưa tin đã tạo ra tình huống vô cùng nguy hiểm với I-rắc.

Tôi cho rằng, lợi dụng cơ hội này Mỹ và các đồng minh sẽ can thiệp bằng quân sự vào cuộc khủng hoảng và sẽ giáng một đòn rất mạnh chống lại I-rắc. Ngoài ra, Washington cũng sẽ tìm cách thông qua hành động này củng cố vai trò tự tuyên bố là cảnh sát quốc tế - trong đó tất nhiên là phải bao gồm cả khu vực vùng Vịnh.

Trong tình hình này, thời gian và vấn đề vô cùng quan trọng, và tôi kêu gọi ông, thông qua văn phòng tại Liên đoàn Ả-rập hoặc Phong trào không liên kết, chúng tôi cũng đã viết thư gửi cho họ với mục đích này, bày tỏ việc ông sẵn sàng rút quân đội ra khỏi Cô-oét và tìm kiếm một giái pháp chính trị thông qua đàm phán để giải quyết tranh cãi. Những việc làm này sẽ giúp củng cố vị trí quốc tế của các nước thuộc Thế giới thứ ba đối trọng với vai trò cảnh sát quốc tế của nước Mỹ, và đồng thời cũng sẽ giúp củng cố vị trí của I-rắc trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Vấn đề quan trọng nhất vào thời điểm này là phải tránh can thiệp của chủ nghĩa đế quốc lợi dụng cớ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của một nước nhỏ trong khu vực.

Và điều đó sẽ rất đáng tiếc cho cả I-rắc và phần còn lại của Thế giới thứ ba.

Quan điểm rõ ràng của I-rắc và những bước đi kiên quyết, ngay lập tức của đất nước ông hướng tới một giải pháp chính trị sẽ giúp chúng tôi ngăn chặn trước và làm thất bại những kế hoạch can thiệp hiếu chiến của nước Mỹ.

Cuba sẵn sáng hợp tác với bất kỳ bên nào có liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp này.

Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, quan điểm này vào thời điểm hiện tại được sự đồng tình của rất nhiều nước trên thế giới từ trước đến nay vẫn tôn trọng và ngưỡng mộ đất nước ông.


Và lời hô hào vận động của chúng tôi cho một giải pháp hợp lý và công bằng chỉ làm được đến thế.

Không lâu sau đó, vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, để đáp lại lá thư mà chúng tôi nhận được từ I-rắc, tôi nhấn mạnh lại những lời mà tôi đã nói trong thư trước và kêu gọi một giải pháp chính trị vào giai đoạn phức tạp này, và nó có thể sẽ trở nên phức tạp, kinh khủng hơn, thậm chí để lại những hậu quả khôn lường cho thế giới.

Vì vậy, chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi. Trong lá thư thứ hai có đoạn tôi viết:

Tôi quyết định gửi cho ông lá thư này và tôi kêu gọi ông nên đọc và xem xét. Mặc dù tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm chia sẻ ý kiến của tôi với ông trong bối cảnh tình hình đang căng thẳng hơn, tôi thực sự vẫn hy vọng rằng những ý kiến của tôi vẫn có ích vào thời điểm này khi ông đưa ra những quyết định quan trọng.

Trong thư tôi tiếp tục nói:

Theo ý kiến của tôi, chiến tranh là sẽ không thể tránh khỏi nếu I-rắc không chấp nhận giải pháp chính trị trẽn cơ sở việc rút quân khỏi Cô-oét. Cuộc chiến này sẽ để lại những thảm hoạ khốc liệt cho khu vực, nhất là I-rắc cho dù nhân dãn I-rắc có dũng cảm sẵn sàng chiến đấu đến mức nào.

Mỹ đã huy động một liên minh quân sự lớn bao gồm không chỉ NATO mà cả lực lượng A-rập và Hồi giáo, và trên phương diện chính trị, nó sẽ tạo ra hình ảnh vô cùng xấu về I-rắc trong dư luận thế giới vì chuỗi các sự kiện vừa qua đã gây ra phản ứng gay gắt, thậm chí là thái độ thù địch trong Liên Hợp Quốc và hầu hết các nước trên thế giới. Có nghĩa là những điều kiện lý tưởng đã được tạo ra cho nước Mỹ tiến hành các kế hoạch xâm lược bá chủ. I-rắc không thể chiến thắng trong cuộc chiến này khi chính trị và quân sự đang bất lợi cho mình. Trong bối cảnh này, một cuộc chiến sẽ chia cắt thế giới A-rập trong rất nhiều năm; Mỹ và phương Tây sẽ hiện diện về quân sự vĩnh viễn trong khu vực và hậu quả sẽ là vô cùng thảm khốc không chỉ cho các nước A-rập mà cho cả Thế giới thứ ba.

I-rắc đang tự đặt mình vào cuộc chiến không cân sức, không có cơ sở chính trị vững chắc và cũng không có sự ủng hộ của dư luận quốc tế, tất nhiên là ngoại trừ thái độ thông cảm của các nưóc A-rập.


Đó là nhận định của chúng tôi về vấn đề đó, và chúng tôi tiếp tục kêu gọi Saddam Hussein thay đổi quan điểm của mình:

Không nên để những gì mà nhân dân I-rắc đã xây dựng được trong rất nhiều năm qua, trong đó có cả những triển vọng lớn lao trong tương lai, bị phá huỷ bởi các loại vũ khí tinh vi của chủ nghĩa đế quốc. Nếu có lý do công bằng và không thể từ chối được khi chấp nhận cuộc chiến đó thì tôi sẽ là người cuối cùng kêu gọi ông né tránh việc hy sinh.

Nghe theo lời kêu gọi của đại đa số các thành viên của Liên Hợp Quốc kêu gọi rút quân khỏi Cô-oét không bao giờ là việc làm đáng tiếc là sự xỉ nhục đối với I-rắc.

Cho dù lý do lịch sử là như thế nào đi nữa khiến I-rắc phái đối đầu với Cô-oét thì vụ việc này cũng đã bị cộng đồng quốc tế đồng nhất phản đối mạnh mẽ. Và cũng chính vì có sự đồng thuận rộng lớn của quốc tế mà lực lượng của chủ nghĩa đế quốc đang được kêu gọi thực hiện kế hoạch phá huỷ I-rắc, chiếm toàn bộ nguồn năng lượng của khu vực.


Nhưng không có lời kêu gọi nào đạt được kết quả cả.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM