Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:51:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 91970 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #160 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 10:44:20 am »

Vậy tất cả đã có bao nhiêu người Cuba tham gia vảo cuộc chiến kéo dài đó ở Angola?

Tại Angola, trong suốt 15 năm, đã có hơn 300 nghìn chiến sỉ quốc tế Cuba hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, ngoài ra còn phải kể đến gần 50 nghìn chuyên gia dân sự người Cuba. Đó là một chiến công phi thường của nhân dân Cuba, đặc biệt là của đội ngũ thanh niên, và hàng chục nghìn chiến sĩ đã tình nguyện thực hiện sứ mệnh quốc tế này. Những người như họ đã làm không biết bao nhiêu hành động anh hùng, thể hiện tinh thần hy sinh và nhân văn cao cả, và hơn hết là tất cả đều tuyệt đối tự nguyện tham gia. Những chiến công chói lọi ở Angola, cuộc chiến đấu giành độc lập tại Namibia và chống lại chế độ Apácthai đã củng cố thêm sức mạnh cho nhân dân chúng tôi - tôi tự hào nói rằng nhân dân Cuba là một kho báu vô giá. Mặc dù vậy, như tôi đã nói với ông, cũng còn hàng triệu người Cuba khác ở quê nhà góp công sức vào cuộc đấu tranh cao cả đó.

Những chiến sĩ khởi nghĩa thời thực dân, những chiến sĩ đấu tranh cho tự do trong phong trào bí mật, những chiến sĩ của Cách mạng Cuba trong trận đánh ở Playa Girón, rồi trong cuộc khủng hoảng tháng Mười và cuộc chiến tiễu trừ bọn phỉ trong “chiến tranh bẩn”, những chiến sĩ quốc tế, lực lượng dân quân, tự vệ, thành viên của Các Lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba và các lực lượng thuộc Bộ Nội vụ - nói chung là toàn bộ lực lượng vũ trang của chúng tôi - chính là những trái chín ngọt ngào của một thân cây cổ thụ đã mọc lên trên mảnh đất này, cho dù trong đó người thì có nguồn gốc châu Phi, người lại có nguồn gốc Tây Ban Nha chăng nữa. Hàng trăm người Cuba đã tham gia vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1936-1938 khi nền Cộng hòa bị các lực lượng phát xít và phản động tấn công, và đã không ít người hy sinh vì lý tưởng cộng hòa cao cả của mình. Bốn thập kỷ sau, các chiến sĩ Cuba lại lên đường sang châu Phi với hành trang sức mạnh nâng lên rất nhiều lần sau thắng lợi của Cách mạng, và tại vùng đất xa xôi này, họ đã chung sức bảo vệ một quốc gia non trẻ chống lại sự xâm lược của những thế lực phản động. Tất cả đã có 2077 chiến sĩ của chúng tôi hy sinh trong cuộc chiến này.

Khi còn chưa kịp gột bỏ bụi đường, giống như Marti đã làm để kịp đến viếng tượng Bolívar, những thành viên của đội quân quốc tế cuối cùng (của Cuba) khi vừa quay về tổ quốc, cùng với các nhà lãnh đạo của Cách mạng Cuba, đã tới viếng và kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Người khổng lồ bằng đồng 1 để tưởng nhớ những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong tất cả những trận đánh và cuộc chiến mà Cuba tham gia 2.

Truyền thống vẻ vang đó vẫn được tiếp nối đến tận ngày hôm nay bởi hàng chục nghìn bác sĩ cùng các chuyên gia khác, những nhân viên y tế, giáo viên, huấn luyện viên thể thao và những chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, những người luôn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của mình, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế anh em với các dân tộc khác, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, ác liệt nhất như chiến tranh, xung đột.

Vậy bài học cuối cùng mã Cuba có thể rút ra từ cuộc chiến trường kỳ ở Angola là gì?

Bài học chủ yếu là dân tộc nào cũng có thể lập nên những chiến công phi thường - liệu có gì mà cả một dân tộc khống thể làm nổi mỗi khi cần bảo vệ Tổ quốc mình! Chúng tôi nguyện một lòng trung kiên con đường vinh quang mà Cách mạng Cuba đã lựa chọn cho đến hơi thở cuối cùng, chúng tôi sẽ luôn sống và chiến đấu sao cho xứng đáng nhất với những chiến sĩ Cuba đã chiến đấu quên mình và anh dũng hy sinh để bảo vệ công lý và tự do; nguyện noi gương những người anh hùng đã đi vào lịch sử đấu tranh của nhân loại như Maxímo Gomez, Henry Reeve và Che, những người đã làm tất cả để cho chúng tôi cũng như toàn thể các thế hệ mai sau mãi mãi thấm nhuần giá trị của tinh thần đoàn kết cao cả.

Các thế hệ nhân dân Cuba trong hiện tại cũng như tương lai, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, sẽ tiếp tục đấu tranh không ngừng nghi để bảo đảm chắc chắn rằng Cách mạng Cuba sẽ luôn vững mạnh cả về chính trị cũng như quân sự, và tất nhiên là cả về kinh tế. Với tinh thân nỗ lực phi thường, chắc chắn chúng tôi sẽ sớm vượt qua được những sai lầm và bất cập. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh! Chúng tôi sẽ tiếp tục đương đầu với mọi thách thức của kẻ thù! Chúng tôi sẽ tiếp tục mọi hành động thù địch của chủ nghĩa đế quốc, mọi lời dối trá trong luận điệu tuyên truyền của chúng, cũng như mọi thủ đoạn chính trị và ngoại giao tinh vi, xảo quyệt nhất.

Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng trước những hậu quả khó khăn do chính sách cấm vận gây ra, một ngày nào đó chính sách vô nhân đạo này sẽ bị đánh bại bởi lương tri và lòng tự trọng của nhân dân Cuba, cùng tình đoàn kết tương trợ của các quốc gia anh em khác, với sự phản đối gần như đồng tâm hiệp lực của tất cả các chính phủ tiến bộ trên thế giới, và cũng như từ chính sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Mỹ đối với một chính sách đi ngược lại hoàn toàn bản hiến pháp của chính nước Mỹ.

Cũng giống như đế quốc (Mỹ) và bọn tay sai của chúng đã phải gánh chịu hậu quả thất bại nặng nề tại Playa Girón và sau đó là thất bại nhục nhã ở Angola, bất kỳ kẻ nào có ý đồ đến mảnh đất này để gieo rắc chiến tranh sẽ phải đối mặt với hàng nghìn Quifangondo, Cabinda, Morros de Medunda, Cangamba, Sumbe, Ruacana, Tchipa, Calueque và Cuito Cuanavale, và chắc chắn rằng chúng sẽ phải đón nhận thất bại giống như sự thất bại của chủ nghĩa thực dân và chế độ Apácthai tại những đất nước anh hùng như Angola, Namibia và Nam Phi - những thất bại mà chúng không bao giờ hình dung nổi là lại bắt nguồn từ hòn đảo nhỏ bé giữa vùng biển Caribê này.

---------------------------------------------------------
1. Tượng Antonio Maceo, “Người khổng lồ bằng đồng” (Xem Chương 1), được dựng ở trong khu Parque Antonio Maceo ở Havana.

2. Chiến dịch Tưởng nhớ này diễn ra ngày 7 tháng 12 năm 1989, kỷ niệm ngày mất của Tướng Antonio Maceo; chiến dịch bao gồm những nghi thức tang lễ dành cho tình nguyện quốc tế người Cuba đã ngã xuống trong các cuộc chiến đấu vì tình hữu nghị, đoàn kết của Cuba với các nước anh em châu Phi.


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #161 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 10:50:53 am »

16

CUỘC KHỦNG HOẢNG DI CƯ


Những thỏa thuận với Reagan - Camarioca - Mariel - “Balseros”
- Sự kiện chìm tàu kéo ngày 13 tháng 7 nãm 1994
- Những cuộc bạo động tại Havana ngày 4 tháng 8 năm 1994
- Đạo luật điều chỉnh Cuba - Người di cư và “người tị nạn”


Bây giờ tôi muốn chúng ta đề cập tới một vấn đề mà Cuba vấn luôn phải đối mặt, liên quan đến những người muốn rời bỏ Cuba - vì lý do chính trị hoặc kinh tế. Trong một số trường hợp, vấn đề này đã gây nên những cẳng thẳng khá nghiêm trọng trong quan hệ với Mỹ, và vẫn được gọi là “cuộc khủng hoảng di cư”. Theo tôi biết thì ngay cả trước khi Cách mạng Cuba diễn ra, vẫn luôn có những người muốn rời bỏ Cuba và di cư sang Mỹ, đúng vậy không?

Dường như đã thành truyền thống rồi, trước kia lúc nào cũng có rất nhiều người muốn qua Mỹ; hình ảnh nước Mỹ đã được lý tưởng hóa qua phim ảnh, và đặc biệt là giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm 1958, số kiều dân Cuba có đăng ký chính thức tại Mỹ là 125 nghìn người, bao gồm cả con cái của những người nhập cư này. Đó là thời điểm trước năm 1959 1, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc một thời gian, với những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa phát xít, nạn diệt chủng người Do Thái v.v... Mỗi năm, Mỹ sẽ cấp khoảng 2000 - 3000 Visa. Sức mạnh rồi sự giàu có - đó là những thứ hào nhoáng khiến nhiều người trở nên tôn thờ Mỹ, và quan trọng nhất là họ tôn thờ hình ảnh những chiếc ô tô, lương bổng, lợi lộc, đó là những thứ cực kỳ hấp dẫn trong một đất nước Cuba khi đó với phần lớn người dân không được học hành đầy đủ, thậm chí hơn 30% dân số là mù chữ hoặc hầu như mù chữ.

Mỹ là một đích đến có sức hút ghê gớm đối với rất nhiều người. Và thắng lợi của Cách mạng đã có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ tới vấn đề di cư này, đặc biệt là di cư tới Mỹ. Vì vậy tại thời điểm đó, xung quanh vấn đề này đã phát sinh những khó khăn và căng thẳng trong quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Theo ước tính thì trong giai đoạn từ năm 1959 đến 1962 đã có tới hơn 270.000 người Cuba di cư sang Mỹ, trong số này có hàng nghìn người là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, giáo sư, chuyên gia kỹ thuật... Và phần lớn trong số 70 nghìn người đầu tiên rời bỏ đất nước một cách hoàn toàn bất hợp pháp, không tuân thủ bất kỳ thủ tục giấy tờ nào. Cần nhớ là Mỹ đã chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cuba từ năm 1961.

Theo tôi biết thì thỏa thuận đầu tiên về vấn đề di cư được Cuba ký kết với chính quyền của Tổng thống Reagan.

Đúng vậy, chúng tôi tham gia thỏa thuận đầu tiên về vấn đề này với Reagan; thỏa thuận được ký kết vào tháng 12 năm 1984. Reagan tỏ ra khá linh hoạt trong vấn đề này, xuất phát từ sự quan tâm của ông ta đói với việc hồi hương những người bị coi là “cần phải trục xuất” 2. Reagan rất quan tâm tới việc đạt được thỏa thuận liên quan đến những người bị coi là “cần phải trục xuất”, tức là một số người tham gia cuộc di cư ồ ạt từ Mariel năm 1980 mà phía Mỹ muốn trao trả cho chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã đồng ý, chúng tôi nói “Hãy gửi kèm danh sách những người cần trao trả”. Một số người trong danh sách “cần trục xuất”, với đầy đủ tên tuổi, đâu khoảng 2 nghìn người gì đó, được gắn kèm với thỏa thuận mà hai bên ký kết. Theo thỏa thuận này, các cơ quan chức trách Mỹ sẽ chỉ cấp khoảng 20 nghìn Visa mỗi năm, để bảo đảm rằng những người khác sẽ không phải mạo hiểm vượt biên bằng mọi cách.

Một thỏa thuận đã được hai bên thảo luận và ký kết, và chúng tôi đồng ý nhận lại những người “cần phải trục xuất”. Một số người vẫn còn chưa được trả về hết; trong danh sách đó có khoáng hơn 2 nghìn người thì phải - họ sẽ phải thụ hết án tù ở Mỹ, sau đó sẽ được trao trả cho Cuba.

Sau khi đạt được những thỏa thuận ban đầu như vậy, một tình huống vô cùng căng thẳng đã phát sinh làm tê liệt hoàn toàn quá trình thực hiện thỏa thuận một thời gian, trong hai năm 1986 và 1987. Tình huống đó cũng trùng với một hành động cụ thể - việc thành lập Đài phát thanh Marti. Nói chung họa hoằn lắm mới có chuyện họ (Mỹ) hành động một cách trung thực. Sau đó, những thỏa thuận được củng cố lại, rồi họ lại bắt đầu giở trò như cũ, bởi vì vấn đề vẫn tồn tại rất dai dẳng và cần sớm tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng di cư bất hợp pháp.

Thỏa thuận đó cũng không tồi chút nào, nhưng họ (Mỹ) đã không tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, và thực tế là hồi đó mọi người cũng chưa hoàn toàn ý thức được tác động khủng khiếp của Đạo luật Điều chỉnh Cuba 3 - cứ mỗi chính phủ mới lên nắm quyền ở Mỹ, họ lại tìm cách diễn giải và hiểu đạo luật đó theo một cách khác, tất cả là nhằm xuyên tạc, thêm bớt, và xoay sở nó sao cho có lại cho mình (Mỹ) nhất.

----------------------------------------------------------
1. Sau khi Cách mạng giành thắng lợi, hàng chục nghìn người đã di cư sang Mỹ, trong đó rất nhiều người nghĩ rằng “đây là lối thoát cuối cùng”.

2. Theo luật Di cư và các quy định liên quan của Mỹ, những người di cư này có thể không được hưởng chế độ dành cho người ngoại quốc hợp pháp bởi vì ở trong nước họ đã phạm tội, đã tham gia vào các “hoạt động âm mưu lật đổ”, không tự lo được cho chính mình, gian lận trong việc xin Visa và các giấy tờ nhập cảnh khác...

3. Đạo luật Điều chỉnh Cuba được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 2 tháng 11 năm 1966 dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson. Đạo luật này coi người Cuba di cư là những người “tị nạn chính trị” và được quyền tị nạn chính trị, được định cư lâu dài. Cuba cho rằng luật này khuyến khích việc di cư bất hợp pháp khỏi hòn đảo.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #162 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 10:56:43 am »

Thêm bớt như thế nào?

À, ví dụ như trước kia thì những người rời bỏ Cuba một cách trái phép sẽ phải đợi khoảng một năm mới được cấp quy chế cư trú vĩnh viễn tại Mỹ, và họ phải hoàn thành rất nhiều thủ tục giấy tờ mới được làm việc ở đây. Nhưng từ sau khi Đạo luật trên ra đời, tất cả đã dần dần thay đổi, thông qua những cách diễn giải đầy toan tính, rồi thêm thắt này nọ, cộng với cả những nhượng bộ và ưu ái đối với bọn mafia - tất nhiên là không phải bằng câu chữ trong luật, mà là trong thực tế - kết quả là họ (Mỹ) khiến cho vấn đề di cư bất hợp pháp mỗi lúc một trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay thì đối với những người Cuba vượt biên trái phép, tất cả những yêu cầu nói trên trở nên không cần thiết nữa; tất cả đều được thực hiện một cách chóng vánh, gần như là ngay lập tức, ngay sau khi những người này đặt chân lên đất Mỹ.

Về sau, như tôi đã đề cập, phía Mỹ giở trò khiêu khích bằng cách thành lập cái gọi là “Đài phát thanh Marti”, và tất cả những trò đó đã trở thành chướng ngại vật đối với việc thực hiện những công việc ban đầu trong thỏa thuận đầu tiên mà chúng tôi ký với Reagan - thỏa thuận đã bị treo lại khoảng hai năm, như tôi vừa giải thích, 1986 và 1987. Về sau, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, và họ bắt đầu gửi lại những người “cần trục xuất” đầy tai tiếng đó, và chúng tôi phải tiếp nhận tất cả những người trong danh sách đó.

Và cụm từ “lên tới 20 nghìn mỗi năm” đã trở thành một trò lừa bịp hoàn toàn, bởi vì lượng Visa tối đa mà họ cấp mỗi năm chỉ lên tới khoảng hơn 1.000 gì đó, khoảng 1200 thì phải, và về sau họ lại hạ xuống chỉ còn 1000 1. Có nghĩa thấp hơn rất nhiều so với con số thỏa thuận ban đầu là 20 nghìn. Và trong bối cảnh như vậy cuộc khủng hoảng di cư đã xảy ra, vào ngày 5 tháng 8 năm 1994 2.

Đã có một vụ lộn xộn khá nghiêm trọng xảy ra ngày hôm đó, tức ngày 5 tháng 8, tại một khu lao động ở Havana.

Đúng vậy. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ là Clinton. Đài phát thanh Marti đã tuyên bố rằng có rất nhiều chiếc tàu đang trên đường tới Havana để đón người lên, và tất cả mọi người đều biết nguyên tắc chúng tôi đã đặt ra ngay từ đầu, gần như ngay từ những ngày đầu tiên sau khi Cách mạng thành công, là nếu có một chiếc tàu chạy ra biển, thì cho dù nó có bị đánh cướp từ cảng Havana đi nữa, chúng tôi cũng không bao giờ tìm cách ngăn chặn, để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Và đó chính là bối cảnh phát sinh những sự kiện nghiêm trọng của ngày 5 tháng 8 - những vụ bạo động.

Và hình như đích thân ông đã tới đó để trấn tĩnh những người gây ra bạo động. Có đúng vậy không?

Vâng. Tôi tới đó một mình - hoàn toàn không có một chiếc xe cảnh sát hay xe cứu hỏa nào... chỉ có một mình tôi và người cận vệ, mệnh lệnh ban ra rất rõ ràng là không được nổ súng - tất cả chỉ có vậy. Khi tôi biết chuyện gì đang xảy ra, tôi đã nói, “Tôi không muốn bất kỳ ai được manh động, không một chiến sĩ cảnh sát hay bộ đội nào được hành động khi chưa có lệnh”. Tôi yêu cầu Felipe Perez Roque đi cùng với mình, và sau đó Carlos Lage 3 đi tìm tôi nên tham gia luôn trên đường đi. Bởi vì khi người dân nhận thấy là những chiếc tàu không hề tới như được thông báo, họ đều vồ cùng thất vọng và bắt đầu ném đá vào kính cửa sổ các cửa hàng hai bên phố. Vụ bạo động đã bắt đầu như vậy - họ ném vỡ cửa kính của các cửa hàng và phá hoại mấy thứ linh tinh, trước khi quay sang tấn công người.

Và đó là lần đâu tiên có chuyện nhu vậy xảy ra?

Đúng là lần đầu tiên. Đó là vụ bạo động duy nhất xảy ra ở Cuba trong suốt 46 năm, và trong bối cảnh của thời kỳ đặc biệt 4, giữa lúc chúng tôi đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, bọn phản động lại tung ra những lời dối trá về việc có tàu đến đón người, rồi còn Đạo luật Điều chỉnh về Cuba nữa - tất cả xảy ra cùng một lúc trong thời điểm đó. Rồi lại còn việc Mỹ không thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận mà chúng tôi đã ký kết với Reagan sau cuộc khủng hoảng di cư Mariel nổi tiếng đó, vào năm 1980. Từ trước tới giờ lúc nào chúng tôi cũng phải thúc ép mà chưa chắc họ đã thực hiện những điều đã cam kết - Mỹ bao giờ cũng là người đóng cửa, trong khi chúng tôi là người phải mở chúng ra. Chuyện là như vậy...

Đạo luật Điều chỉnh này được thông qua tại Mỹ vào thời điểm nào?

Đạo luật Điều chỉnh Cuba bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 1966, sau khi xảy ra hiện tượng vượt biên (sang Mỹ) ồ ạt từ Camarioca, một cảng nhỏ thuộc tỉnh Matanzas. Cuộc khủng hoảng Camarioca cuối tháng 10 năm 1965 đã nổ ra xuất phát từ thực tế tất cả những ai muốn rời bỏ đất nước đều hoàn toàn không bị ngăn trở gì. Đó là thời điểm ba năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10, vì sau cuộc khủng hoảng tên lửa vào tháng 10 năm 1962 đó, phía Mỹ đã ngừng tất cả các chuyến bay từ Cuba tới Mỹ. Tất cả mọi tuyến giao thông giữa Mỹ và Cuba đều bị phong tỏa.

Trước cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10 năm 1962 phía Mỹ đã kích động rất nhiều người Cuba rời bỏ đất nước; chúng tôi ước tính là trong giai đoạn 1962-1965 đã có hàng chục nghìn người rời bỏ Cuba một cách bất hợp pháp; chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho Chiến dịch Peter Pan, mà tôi cũng đã đề cập rất kỹ, trong đó đã có 14 nghìn trẻ em Cuba bị đưa sang Mỹ.

----------------------------------------------------------
1. Tính đến ngày 22 tháng 7 năm 1994, Mỹ mói cấp 544 Visa thay vì con số 10.000 theo thoả thuận năm 1984.

2. Ngày 5 tháng 8 năm 1994, vào thời điểm giữa của giai đoạn khó khăn đặc biệt, một nhóm người cướp một chiếc tàu ở Havana và hành động này đã gây ra làn sóng biểu tình ở khu vực cảng biển của thành phố. Đến trưa, một vụ bạo loạn đã nổ ra ở khu vực Havana cổ và một số khu vực lân cận khác trong khu trung tâm thành phố; cảnh sát bất lực và khi Castro xuất hiện thì tình hình gần như đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

3. Felipe Perez Roque (sinh năm 1965) - hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Cuba - khi đó là Trợ lý riêng của Fidel Castro.
Carlos Lage (sinh năm 1951), hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba kiêm Thư ký Nội các Hội đồng Bộ trưởng.

4. Giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba không còn nhận được sự hỗ trợ nào về kinh tế và nguồn nguyên liệu; tình hình thực sự vô cùng khó khăn như Castro đã đề cập trong Chương 15, 16 và 17.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #163 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 10:59:38 am »

Và chiến dịch đó càng được đẩy mạnh sau khi Cuba tuyên bố xây dựng Chủ nghĩa xã hội?

Chiến dịch Peter Pan đã diễn ra từ trước đó rất lâu. Bản tuyên ngôn về bản chất xã hội chủ nghĩa của Cách mạng Cuba được đưa ra ngày 16 tháng 4 năm 1961, tức là gần hai năm rưỡi sau khi Cách mạng thành công, khi chúng tôi đang phải lo mai táng cho những người đã thiệt mạng trong trận không kích của máy bay Mỹ - do các phi công Mỹ và phi công của quân đội Batista (cũ) điều khiến nhưng lại sơn phù hiệu của không quân Cuba - trước khi bọn chúng tiến hành xâm lược Cuba tại Playa Girón. Chính tại thời điểm đó, tại buổi lễ mai táng các nạn nhân, lần đầu tiên chúng tôi đã chính thức đề cập đến bản chất xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng.

Ông cần phải hiểu rằng đất nước (Cuba) này trở thành một nước mang bản chất xã hội chủ nghĩa xuất phát từ chính những quy định của Cách mạng. Tất cả đều bắt nguồn từ những sự kiện cụ thể - đầu tiên là Batista và chế độ độc tài tàn bạo của ông ta bị lật đổ, sau đó bộ máy quân đội và cảnh sát của chế độ cũ bị giải tán, sau đó chúng tôi tiến hành thu hồi những tài sản phi pháp từ tay bọn tham nhũng và trộm cướp. Việc khôi phục trật tự như vậy, cùng với việc đưa những kẻ tham nhũng và trộm cắp ra trước công lý, luôn là những gì mà người dân kỳ vọng, cho dù có cách mạng hay không. Nhưng khi đó hoàn toàn chưa có sự giác ngộ hay ý thức xã hội chủ nghĩa - chúng ta có thể nói hàng giờ liền về việc sự giác ngộ đó đã dần dần hình thành như thế nào.

Nhưng trước hết xin hãy quay lại với những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư. Ông đang kể với tôi rằng sau cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10, phía Mỹ đã đình chỉ tất cả các chuyến bay.

Đúng thé, họ đã cho dừng tất cả các chuyến bay, họ đình chỉ chúng từ năm 1962. Vì vậy không còn cách nào khác để qua Mỹ, và rất nhiều gia đình đã lâm vào cảnh ly tán. Rất nhiều bậc cha mẹ trước đó gửi con qua Mỹ và vẫn đang hoàn toàn tin tưởng rằng sớm muộn Cách mạng cũng thất bại, và thế là rất nhiều gia đình đã bị chia tách mãi mãi.

Theo như ông nói thì cuộc khủng hoảng di cư đầu tiên xảy ra tại Camarioca - vậy thì bối cảnh thời điểm đó là như thế nào?

Camarioca là nơi xảy ra cuộc khủng hoảng di cư lần đầu tiên - vào tháng 10 năm 1965, đó là lý do tôi nói về việc trước đó Mỹ đã cho đình chỉ mọi chuyến bay, khiến cho rất nhiều người Cuba không thể rời khỏi hòn đảo. Thế rồi những cuộc vượt biên trái phép bắt đầu, đủ các vấn đề nảy sinh, và bộ máy tuyên truyền của Mỹ vào cuộc... Những người Cuba đang ở Mỹ khi đó - như tôi vừa nói thì đã có khá nhiều người Cuba tới Mỹ trước đó - đều là những người có nhiều tiền, vì họ đều là dân trí thức, chuyên gia và mang theo cũng khá nhiều tiền bạc. Trước đó thì những người nghèo không thể sang Mỹ được. Như tôi đã nói, những người đầu tiên rời bỏ Cuba sau khi Cách mạng thành công đều là những chuyên gia, trí thức - bác sĩ, lao động lành nghề, giáo viên. Trong khi đó, những người ở lại như chúng tôi phải đối mặt với thực trạng là thiếu thốn tất cả những nhân lực có trình độ và tay nghề cao như vậy.

Nhưng khi cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10 xảy ra, Mỹ chấm dứt tất cả các chuyến bay, phong tỏa mọi con đường đi lại có thể, và đúng lúc này những vấn đề của các gia đình bị ly tán bắt đầu phát sinh, những cuộc vượt biên trái phép bắt đầu xuất hiện, cùng với đó là đủ những mối nguy hiểm và tai nạn nghiêm trọng... Vì vậy chúng tôi đã ra tuyên bố, “Chẳng có lý do gì mà bắt những người dân này phái gánh chịu nguy hiểm; hãy cứ tới mà đón họ sang (Mỹ)”, và thế là chúng tôi lập ra một cảng nhỏ mang tên là Camarioca, gần Varadero. Tất cả có khoảng 1000 chiếc thuyền cập vào cảng này, vì những người (Cuba) ở Florida đã hoàn toàn tin tưởng khi chúng tôi tuyên bố rằng, “Các người có thể vào đây, và họ có thể ra đi”. Trong thời gian đó, thông qua một thỏa thuận di cư, đã có khoảng 300 nghìn người Cuba ra đi hoàn toàn tự do và an toàn.

Và biện pháp đó đã ngăn ngừa nạn vượt biên trái phép một thời gian?

Đúng thế. Họ đã phải dừng lại. Không cần phải có bất kỳ biện pháp mạnh tay nào, không cần phải sa vào những vấn đề rắc rối dù là nhỏ nhất, vậy mà nạn vượt biên trái phép và nguy hiểm như vậy đã bị ngăn chặn, bởi vì những người này đã hành động với thái độ rất hợp tác - mặc dù họ chỉ quan tâm đến những lợi ích khác, trong đó lợi ích lớn nhất là được sang Mỹ, và mặc dù đối với họ hoàn toàn không có gì gọi là lòng yêu nước, nhưng dù sao họ cũng tin tưởng chính quỵẻn Cách mạng Cuba. Sau đó chúng tôi đạt được thỏa thuận với Mỹ: tất cả những ai đăng ký, tất cả những ai có ý định sang Mỹ, đều có thể thực hiện một cách hợp pháp. Chính chúng tôi chủ động cho phép những người này (rời khỏi đất nước).

Chúng tôi - Cách mạng Cuba - mới chính là những người muốn giải quyết triệt để vấn đề Visa để những người Cuba muốn ra đi có thể ra đi. Trong ba năm liền, từ năm 1962 đến năm 1965, Mỹ đã kích động rất nhiều người Cuba vượt biên một cách trái phép và nguy hiểm. Vậy mà, như tôi đã nói, có tới hon 300.000 người Cuba được phép qua Mỹ một cách hoàn toàn hợp pháp qua cánh cửa mà chúng tôi mở ra tại cảng Camarioca.

Chuyện đã xảy ra là dần dần số người Cuba ở Mỹ mỗi ngày một đông hơn, rồi những người thân của họ ở lại (Cuba) bắt đầu hy vọng rồi mơ mộng là một ngày nào đó cũng được di cư sang Mỹ để đoàn tụ với gia đình. Ngoài tầu biển, những người này còn được qua Mỹ bằng máy bay - một đợt di tản ồ ạt bằng đường hàng không, rất an toàn và nhanh chóng. Họ đã qua Mỹ bằng cách đó, bằng chính cách mà chính quyền Cách mạng Cuba đã mang lại cho họ, thông qua chương trình di cư Camarioca.

Tôi nhớ là hồi đó nước Mỹ đã lấy đi của chúng tôi vô số những người Cuba có học thức, trình độ, và tay nghề tốt nhất. Tuy nhiên đất nước Cuba vẫn kiên cường vượt qua khó khăn, chúng tôi đã khắc phục được tinh trạng di cư ồ ạt của các chuyên gia, các công nhân tay nghề cao và các chuyên viên kỹ thuật đang mong tìm kiếm nguồn lương bổng và chế độ đãi ngộ vật chất tốt hơn, ít nhất là hai mươi lần so với những gì họ có thể nhận được ở một quốc gia đang bị cấm vận toàn diện. Nếu làm những phép tính chi li, thì tiền lương bổng và các khoản đãi ngộ (ở Mỹ) chắc chắn sẽ cao hơn. Đó là chưa kể việc phân phối thực phẩm và các loại hàng hóa nhu yếu phẩm vẫn được thực hiện thông qua chế độ tem phiếu và tiêu chuẩn, để ai cũng thực sự có phần. Đó là giai đoạn 6 năm đầu tiên sau khi Cách mạng thành công khi mà tinh thần yêu nước của người dân còn chưa thực sự mạnh mẽ như sau này, hơn nữa sự giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng mới chỉ dần dần hình thành trong một bộ phận quần chúng nhân dân trên hòn đảo. Nhà nước mới thành lập của chúng tôi còn thiếu kinh nghiệm, công tác tổ chức còn nhiều yếu kém và chưa có khả năng cần thiết trong cuộc đối đầu với một nước đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới. Chỉ có những nỗ lực phát triến giáo dục phi thường mới giúp chúng tôi trụ vững được trước tình trạng khan hiếm nhân lực trình độ cao. Cũng cần phải nhớ lằng trong thời kỳ đầu tiên đó, chúng tôi còn phái đối mặt với cuộc “chiến tranh bẩn”, cuộc xâm lược tại Vịnh con lợn, rồi cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10.

Cuộc di tản ồ ạt từ cảng Camarioca đã diễn ra vào tháng 10 năm 1965, và một thời gian ngắn sau đó, vào tháng 11 năm 1966, người Mỹ - thực lòng tôi cũng không hiểu tại sao - đã quyết định thông báo Đạo luật Điều chỉnh về Cuba.

Theo thời gian, thì dần dần người ta cũng bắt đầu nhận ra bản chất thực sự của Đạo luật Điều chỉnh này, cũng như những hậu quả mà nó mang lại. Đó là lý do tại sao trong suốt những lần khủng hoáng đầy khó khăn như vậy, chúng tôi cũng không hề yêu cầu phía Mỹ bãi bỏ điều luật này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #164 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 11:02:25 am »

Sau đó, đến năm 1980 lại xảy ra cuộc khủng hoảng Mariel.

Mariel là cuộc khủng hoảng thứ hai, tất cả đều do Mỹ đứng sau giật dây với sự tiếp tay của một số nước khác ở châu Mỹ Latinh và châu Âu. Sau sự kiện Đại sứ quán Pêru tại Havana bị đột nhập bằng vũ lực, nhân viên gác cổng người Cuba bị sát hại bên trong Đại sứ quán, nhưng những quan chức ngoại giao Pêru lại quyết định không chịu giao nộp kẻ giết người, chúng tôi đã ra lệnh rút lực lượng bảo vệ xung quanh đại sứ quán Pêru. Chúng tôi biết chuyện gì sẽ xảy ra. Khoảng 10 nghìn người, chủ yếu là dân lưu manh, du thủ du thực những kẻ muốn sang Mỹ nhưng chưa bao giờ nhận được Visa, đã ùa vào trong đại sứ quán. Do đó chúng tôi cho thành lập cảng Mariel và tháo bỏ mọi hạn chế đối với bất kỳ ai muốn di cư sang Mỹ. Chúng tôi cho phép tàu thuyền của những người Mỹ gốc Cuba được phép cập cảng và đưa những kẻ muốn ra đi sang Mỹ. Và thế là cũng giống như ở Camarioca trước đây, một cầu hàng hải đã được thiết lập, và có khoảng 100 nghìn người lên đường sang Mỹ.

Chúng tôi tự mình ra quyết định và giải quyết mọi vấn đề phát sinh, cũng như chúng tôi tự giải quyết vấn đề những vụ cướp nhằm vào máy bay của Mỹ sau này, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, bởi vì thực tế là có tống giam những người phạm các tội (không tặc) như vậy 20 năm cũng không thể ngăn được họ từ bỏ ý định. Và chúng tôi nhận thấy là về cơ bản thì những kẻ cướp máy bay ở Mỹ (để bay sang Cuba) đều là những kẻ thần kinh không bình thường. Theo tôi hoàn toàn không có bất kỳ động cơ chính trị nào trong những vụ cướp máy bay Mỹ để bay sang Cuba. Có thể nói đó là những kẻ trục trặc gì đó, không khác gì những kẻ cướp máy bay ở Cuba rồi bay sang Mỹ.

Như tôi đã nói, chúng tôi chính là những người chấm dứt cuộc di tản ồ ạt qua Mariel, một cách đơn phương và vô điều kiện, vì chúng tôi không muốn đóng góp vào thắng lợi của cánh hữu tại Mỹ, xuất phát từ sự quan tâm cho Tổng thống (Jimmy) Carter. Chúng tôi đã để cho khoảng 100.000 người rời Cuba sang Mỹ, sau đó chúng tôi đóng cửa khẩu Mariel. Nhưng một lần nữa, những tác động của Đạo luật Điều chỉnh đã gây hậu quả nhất định, và lại trở thành yếu tố kích động những hành động vượt biên trái phép.

Cuộc khủng hoảng (di cư) quy mô lớn thứ ba là của những người balseros năm 1994.

Đúng vậy. Cuộc di tản năm 1994 bắt nguồn từ sụp đổ của Liên Xô và khối chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự sụp đổ của Liên Xô cũng đánh dấu bắt đầu thời kỳ đặc biệt ở Cuba. Và trong suốt thời kỳ kéo dài đó, phía Mỹ chỉ cấp không tới 1000 Visa mỗi năm... Ông có hiểu là tình hình khi đó đang thay đổi như thế nào không? Ôông phải xem xét và xâu chuỗi các vấn đề đó lại với nhau.

Và đó chính là thời kỳ mà Đạo luật Điều chỉnh trở thành phương tiện cho những kẻ muốn tới Mỹ, và cũng là một công cụ mà Mỹ sử dụng để phát động chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn chống Cuba. Năm 1994, giữa thời kỳ đặc biệt đó, chỉ có chưa đầy 1000 người được phép rời khỏi hòn đảo (Cuba) một cách hợp pháp với đầy đủ Visa, và còn có khoảng 5000 hay 6000 người đã vượt biên trái phép, trên cơ sở lợi dụng Đạo luật Điều chỉnh - mặc dù trong thỏa thuận ban đầu Reagan đã hứa là Mỹ sẽ cấp tới 20.000 Visa mỗi năm. Đó là thủ đoạn lươn lẹo của họ để tìm cách kích động sự bất bình của người dân, dẫn đến tình trạng bất ổn định trong nội bộ Cuba. Khi Mỹ không chịu thực thi thỏa thuận năm 1984, thì con đường di cư tới Mỹ nằm hoàn toàn trong Đạo luật Điều chỉnh. Nhưng bao giờ cũng vậy, những người lợi dụng điều luật này không phải là các trí thức, giáo viên, hoặc công nhân lương thiện - tóm lại tất cả hầu hết đều là dân lưu manh có tiền án, tiền sự... Chỉ có những kẻ như vậy mới thường có xu hướng vượt biên trái phép, bằng cách ăn trộm tàu thuyền và các phương tiện có thể. Những kẻ làm chuyện này đều thuộc loại người khác - lưu manh, dân sống ngoài vòng pháp luật, đại loại như vậy. Đó chính là những kẻ đã gây bạo động ở Havana tháng 8 năm 1994.

Trước cuộc bạo động ngày 5 tháng 8 thì vào ngày 13 tháng 7 đã có sự kiện là giới truyền thông quốc tế làm rùm beng về vụ bắn chìm một chiếc tàu kéo bị cướp gây ra khá nhiều thương vong. Chính những người Cuba bị buộc tội là đã châm ngòi cho bi kịch này, và chuyện đó cũng dẫn đến một chiến dịch công kích dữ dội nhằm vào ông. Ông còn nhớ chuyện gì đã xảy ra khi đó không?

Ồ, có chứ, tất nhiên. Tôi sẽ kể cho ông biết ngọn ngành. Trước vụ việc chiếc tàu kéo đó, đã từng có một vụ khác ở Cojimar, với một chiếc xuồng cao tốc đã cập vào bờ ngay trong cầu cảng nhỏ ở Cojimar và giữa thanh thiên bạch nhật đã tiến hành đón người vượt biên trái phép sang Mỹ. Đó là một chuyện chưa từng xảy ra bao giờ, một chiếc tàu Mỹ xâm phạm bờ biển của Cuba. Bản thân chuyện đó cũng đã quá đủ tồi tệ rồi, vì những người tình cờ chứng kiến sự kiện đó, bao gồm cả một số sĩ quan cảnh sát, đã nổ súng vào chiếc xuồng.

Sau đó còn có một vụ việc khác liên quan đến một chiếc máy kéo kéo theo một toa xe chở những người muốn vượt biên trái phép sang Mỹ - khi chiếc máy kéo tiến sát tới bờ biển, một sĩ quan cảnh sát đã tìm cách chặn nó lại và những người kia đã lái nó tông thẳng vào người cảnh sát. Hai vụ việc này xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn. Vì vậy tại thời điểm đó, chúng tôi phải ban hành những mệnh lệnh khá nghiêm ngặt là không được chặn hoặc tấn công bất kỳ chiếc tàu nào có người ở trên. Quy định đó được đặt ra từ đầu, và vẫn luôn được chấp hành rất triệt để.

Một thời gian sau, theo tôi nhớ thì đúng là ngày 13 tháng 7 năm 1994, vụ việc mà ông đang nói tới đã xảy ra - một vụ việc mà các thế lực thù địch đã ngay lập tức vồ lấy để công kích chúng tôi.

Có một cầu cảng dành riêng cho những chiếc tàu kéo chuyên phục vụ việc dẫn dắt tàu lớn ra vào cảng Havana - chúng được buộc tại đây vào ban đêm. Một nhóm người đã tới đây và tổ chức cướp chiếc thuyền kéo cũ - một chiếc tàu kéo cũ kỹ bằng gỗ, chẳng dùng được vào việc gì ngoài những chuyến đi rất ngắn men theo bờ biển. Họ đã cướp và đưa chiếc tàu này đi chỗ khác ngay trong đêm hôm đó, họ tắt bỏ tất cả các thiết bị liên lạc. Và thế là ba hay bốn thành viên thủy thủ đoàn trên những chiếc tàu kéo khác gần đó rất căm phẫn - họ rất bực mình vì những kẻ kia đã đánh cắp chiếc tàu kéo; những thành viên thủy thủ đoàn kia có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ tài sản chung tại nơi họ làm việc, và thế là họ tự nhảy lên hai chiếc tàu kéo khác mà không hề liên lạc với bất kỳ ai, vì ở đó cũng không có điện thoại, thế rồi họ nhanh chóng đuổi theo chiếc tàu kéo kia - lúc này đã ra khỏi cảng.

Không một cơ quan chức năng nào của Cuba được thông báo về vụ việc bất ngờ đó. Hiện chúng tôi vẫn đang có báo cáo chi tiết về tất cả những gì đã xảy ra trong đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng 7 đó. Ngay sau khi nhận được tin báo - tôi cũng không chắc là sau khoảng một tiếng hoặc hơn gì đó - lực lượng biên phòng đã huy động một chiếc tàu tuần tra phóng hết tốc lực, không phải là để ngăn chặn chiếc tàu vừa bị cướp mà là để ra lệnh cho thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu kéo đuổi theo không được manh động, vì những người này đã tự động lên tàu đuổi bắt những tên kẻ cướp kia quay lại.

Đó là lúc đêm tối trời, và biển động khá mạnh. Và những thủy thủ kia, họ đã làm gì à? Những chiếc tàu kéo đó bao giờ cũng chạy rất chậm, có lẽ chưa đầy 10km/giờ; hai chiếc tàu kéo đã đuổi theo chiếc tàu kéo cũ bị cướp kia - tôi nghĩ là sau khoảng hai hay ba giờ gì đó thì họ bắt kịp với chiếc tàu bỏ trốn - và bắt đầu ép sát lại để bắt nó phải quay vào bờ. Một chiếc ép phía trước và một chiếc ép phía sau trong hoàn cảnh như vậy thì tai nạn đã xảy ra: chiếc tàu ép phía sau một chiếc tầu kéo vỏ kim loại, đã ép quá sát và một cơn sóng mạnh đã xô nó vào chiếc tàu kéo cũ kỹ bằng gỗ kia. Cú va đập đã làm thủng một lỗ lớn trên sườn thân gỗ của chiếc tàu kéo cũ - khi đó trên tàu có khoảng hơn 60 người - thế là nước bắt đầu tràn vào, và những người trên tàu bị rơi xuống nước.

Trên chiếc tàu kéo vỏ thép đã đâm vào chiếc tàu bỏ trốn chỉ có ba hay bốn thủy thủ gì đó nên họ không thể làm gì để cứu những người định bỏ trốn, vả lại họ không hề có trang bị cứu hộ, nhưng họ cũng nhanh chóng cứu người và cứu sống được vài người, cho tới khi số lượng người được họ cứu sống đông đến nỗi họ chợt nhận ra là tàu của họ cũng có thể bị cướp luôn. Nhưng họ vẫn cố hết sức để cứu được nhiều người nhất có thể, và cũng may là chiếc tầu tuần tra đã có mặt chỉ sau vài phút xảy ra tai nạn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #165 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 11:05:18 am »

Vậy sau đó chuyện gì đã xảy ra?

Chiếc tàu sắt đâm vào chiếc tàu gỗ cũng đã cứu được một số người bị rơi xuống nước, nhưng hầu hết những người được cứu sống đêm đó, khoảng 30 người tất cả, là do chiếc tàu tuần tra, vì những chiếc tàu tuần tra luôn được trang bị và chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống như vậy; nó có cả phao cứu sinh, dây thừng, và những thứ cần thiết để kéo người từ dưới nước lên, và cuối cùng họ cũng cứu được khá nhiều người. Hầu hết những người được cứu sống đêm đó là nhờ chiếc tầu tuần tra. Nhưng dù sao đó cũng là một tai nạn thảm khốc, với khoảng 30 người thiệt mạng, và bao giờ cũng vậy, vụ việc này nhanh chóng bị các thế lực thù địch và đế quốc Mỹ lợi dụng để tiến hành bôi nhọ chúng tôi, như những gì họ vẫn làm mọi khi.

Vậy ông và người của mình chỉ coi đó là một vụ tai nạn đơn thuần? Việc chiếc tàu kia đâm vào chiếc tầu gỗ là hoàn toàn không có chủ ý?

Hoàn toàn không có bất kỳ chút nào là chủ ý từ phía chiếc tàu đuổi theo phía sau chiếc tàu kéo bằng gỗ cả. Trong lúc tự phát thì họ đuổi theo chiếc tàu kéo mà thôi, ý định của họ là bắt nó phải quay về. Họ cũng không có lỗi gì cả - đơn giản là họ chỉ phản ứng trước việc con tàu kéo bằng gỗ kia bị đánh cướp, đó là điều hết sức bình thường ở bất kỳ hải cảng nào. Phải chịu trách nhiệm chính là những kẻ diều hâu trong chính phủ Mỹ đã luôn dung dưỡng và kích động các hành động phá hoại, vượt biên bất hợp pháp. Trong vụ này chúng tôi đã mở một cuộc điều tra toàn diện. Thực sự là chuyện xảy ra chỉ phần nào là do vô kỷ luật và không chấp hành mệnh lệnh, chứ không có gì gọi là cố tình hoặc có ý đồ.

Vậy khi đó họ có biết mệnh lệnh của Cách mạng là gì không? Tôi cho rằng chắc chắn là họ phải biết chứ. Tuy nhiên những mệnh lệnh đó không phải lúc nào cũng được quán triệt tới từng thủy thủ trên các tàu kéo. Chỉ có lực lượng tuần tra bờ biển, những người chỉ huy và thuyền trưởng của mỗi tàu tuần tra mới nhận được và phải quán triệt sâu sắc những chỉ dẫn là không bao giờ được ngăn cản một chiếc tàu vượt biên, cho dù có là tàu cướp được, để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc và thương vong không có lợi.

Những người thủy thủ trên hai chiếc tàu kéo kia, xuất phát từ lòng tự trọng, hoặc có thể là do bực bội, hoặc vì lý do gì đó, đã tìm cách ngăn không cho chiếc tàu kéo bằng gỗ kia chạy thoát, rồi họ còn định đưa chúng quay lại cảng, nhưng sau đó họ đã tỏ ra vô cùng nhân đạo khi nhanh chóng cứu vớt những người bị rơi xuống nước. Chính quyền Cuba hoàn toàn không liên quan gì đến tai nạn này và những hậu quả của nó - ngược lại, chúng tôi đã cứu được một nửa số người trên chiếc tàu kéo bị chìm.

Ông có thể hiểu là sự kiện đó trở thành cái cớ của những lời cáo buộc rằng Chính phủ Cuba đã gây ra vụ tai nạn và đánh chìm một chiếc tàu chở đầy dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bao giờ các thế lực thù địch chẳng nói vậy - những kẻ cướp tàu và máy bay (để vượt biên) bao giờ cũng lôi kéo theo phụ nữ và trẻ em, cho dù như thế thường rất nguy hiểm. Đó là những gì đã xảy ra trong tháng 7 năm 1994.

Thỉnh thoảng vụ đắm tàu này vẫn được trích dẫn để tuyên truyền chống Cuba.

Vâng, quả thật đó là nguyên nhân của một chiến dịch tuyên truyền rất dữ dội nhằm công kích Cuba. Nhưng sự thật là như tôi đã nói với ông, người của chúng tôi được chỉ thị một cách rõ ràng và nhất quán rằng khi một chiếc tầu đang chạy trên biển, cho dù nó còn ở trong lãnh hải Cuba chăng nữa và cả khi nó là một phương tiện bị đánh cướp bất hợp pháp, thì chúng tôi cũng không bao giờ làm bất kỳ điều gì để ngăn cản, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Chúng tôi đã cho tiến hành điều tra rất cụ thể những vụ tai nạn này, và thực sự thì những thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu kéo đuổi theo hoàn toàn không hề có ý định đâm vào chiếc tàu kéo kia - thậm chí họ còn cứu được rất nhiều mạng sống. Sẽ thật là bất công và mị dân khi trừng phạt những người thủy thủ vì tai nạn đã xảy ra.

Ông có cho rằng việc con tàu kéo bị đâm chìm và chiến dịch tuyên truyền công kích Cuba và cá nhân ông sau đó đã khiến tình hình trở nên vô cùng căng thẳng và cuối cùng đã gián tiếp làm nảy sinh những cuộc bạo động ngày 5 tháng 8?

Thì như tôi đã đề cập với ông còn gì. Vụ bạo động ở Havana diễn ra chỉ vì “Đài phát thanh Marti” - một cái tên rất mị dân, ông không biết là tôi đau lòng đến nhường nào khi phải gọi cái đài phát thanh phản động đó là “Đài phát thanh Marti” - đã loan báo những thông tin về một đoàn thuyền đang trên đường (từ Mỹ) tới Cuba để đón những người muốn sang Mỹ. Thế là người ta bắt đầu tập trung bên bờ biển, chủ yếu là dân lưu manh, bởi vì một khi chúng ta nói đến chuyện tấn công một con tàu đang ở trong điều kiện cũ nát vào ban đêm với điều kiện thời tiết tồi tệ như vậy, theo những gì tôi vừa kể, thì đó phải là một loại người khác, chứ không phải những người mà chúng ta vẫn gọi là có tôn chỉ chính trị rõ ràng và có những bất đồng đối với chính quyền cách mạng. Hơn 90% số người rời bỏ Cuba đã làm như vậy, giống như những người Mêhicô v.v..., chủ yếu là vì những lý do kinh tế, trong khi cũng không hẳn là vì (ở Cuba) họ thất nghiệp hoặc không được học hành, không được chăm sóc y tế, với một nguồn cung cấp thực phẩm hầu như miễn phí, hoặc đúng hơn là chỉ phải trả bằng một cái giá cực kỳ thấp.

Vậy tại sao họ vẫn ra đi?

Họ ra đi bởi vì họ muốn một chiếc ô tô, bởi vì họ muốn sống trong một xã hội tiêu dùng, một xã hội trở nên hào nhoáng và hấp dẫn nhờ những trò quảng cáo. Ông có thể đặt câu hỏi tương tự với những người Trung Quốc: tại sao họ rời bỏ đất nước, tại sao họ muốn di cư? Tất cả mọi người đều nói về những tiến bộ to lớn đang diễn ra tại Trung Quốc - những tiến bộ khách quan, thực tiễn và rất đáng kể. Tôi không chỉ đề cập đến những thành tựu của Cách mạng - như quyền sở hữu ruộng đất của người dân và rất nhiều quyền cũng như cơ hội khác - tôi đang nói về Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lên đến 10%, vậy mà vẫn thường xuyên diễn ra cảnh những con thuyền chất đầy khoảng 800 đến 1000 người Trung Quốc bí mật vượt ra khỏi biên giới.

Đang có một áp lực di cư trên phạm vi toàn thế giới, cũng giống như những gì đang diễn ra tại châu Âu - người ta di cư tới đây từ Algeria, Ma-rốc, nói chung là từ khắp châu Phi. Theo người châu Âu, thì Ma-rốc là một nơi tuyệt vời, một đồng minh thân cận, vậy mà người Ma-rốc vẫn lũ lượt băng qua eo biển Gibraltar, và ngay cả ở đó cũng không thiếu gì những vụ tai nạn thương tâm, cho dù khoảng cách eo biển đó còn ngắn hơn ở đây rất nhiều.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #166 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 08:29:02 am »

Quả thật là có rất nhiều tai nạn.

Ở đó sao?

Vâng. Mỗi năm có hàng chục người chết trên eo biển (Gibraltar).

À! Vậy ra là còn nhiều hơn cả ở đây?

Có lẽ thế 1.

Cho dù khoảng cách là rất gần?

Vâng, đúng như vậy.

Và còn người Mêhicô nữa, bất chấp cả FTA... 2. Trên biên giới giữa Mêhicô với Mỹ, mỗi năm có khoảng 500 người thiệt mạng. Và họ không chỉ đến từ Mêhicô, còn cả ở Trung Mỹ nữa chứ, tất cả đều tranh nhau tìm cách vào Mỹ, nhưng hầu hết trong số này là người Mêhicô; những người khác thì tìm cách vào Mỹ bằng đường biển.

Trong vòng 20 năm qua, đã có tất cả khoảng một triệu người từ Cộng hòa Dominica nhập cư vào Mỹ. Họ đi qua eo biển Mona (nằm giữa Cộng hòa Dominica và Puerto Rico), đây là hành động phiêu lưu cực kỳ nguy hiểm và rất nhiều người đã bỏ mạng, ông hiểu chứ? Họ đi qua Puerto Rico. Vậy là có tới hơn một triệu người Dominica đã di cư (sang Mỹ). Ngày nay, nguồn thu lớn nhất của đất nước này là lượng kiều hối do người thân (bên Mỹ) gửi về.

Tức là tiền do những người đã di cư sang Mỹ gửi về?

Đúng vậy. Nguồn tiền này còn lớn hơn bất kỳ nguồn thu nhập nào khác, hơn rất nhiều so với các công nhân nông trường ở Cộng hòa Dominica nhận được.

Và mặc dù Đạo luật Điều chỉnh đó vô nhân đạo đến vậy nhưng Cuba vẫn không yêu cầu Mỹ bãi bỏ?

Không thể tính toán hết là Đạo luật Điều chỉnh này đã làm cho biết bao nhiêu người thiệt mạng - có lẽ phải đến hàng nghìn. Họ chẳng bao gỉờ thông báo về danh tính những người đến được Mỹ, va liệu có ai đó thiệt mạng trong quá trình vượt biển không - không bao giờ có chuyện đó! Cuba là quốc gia duy nhất trên thế giới là nạn nhân của đạo luật dã man này.

Giả sử mà họ làm như vậy với Mêhicô, chuyện gì sẽ xảy ra? Tất nhiên ý tôi không đòi hòi phải có các Đạo luật Điều chỉnh dành cho các nước khác, bởi vì bản thân nó đã là một đạo luật quá vô nhân đạo rồi, nhưng theo tôi lập luận thì nếu như căn cứ vào những tư tưởng của chủ nghĩa tự do mới, người ta hô hào cần bảo vệ và phát huy sự chuyển dịch tự do của tư bản và thương mại, giống như những gì đã xảy ra với châu Âu trong không gian Schengen 3, thì việc đi lại tự do của con người cũng phải được khuyến khích. Đó mới là điều tôi bảo vệ, chứ không phải là cái Đạo luật Bìều chỉnh vốn dĩ đã gây ra nạn di cư trái phép và là nguyên nhân đằng sau cái chết của hàng nghìn người.

Có bao nhiêu người đang chết mỗi ngày tại “bức tường” giữa Mêhicô và Mỹ? Mọi người vẫn nói về Bức tường Berlin. Tất cả mọi người, nếu muốn, đều có thể tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện và những hiểm họa trong Chiến tranh Lạnh, những chiếc xe tăng đối đầu nhau, những cuộc chiến tranh tâm lý và tuyên truyền ý thức hệ giữa chủ nghĩa tiêu dùng và những nền kinh tế lạc hậu nhất vẻ công nghiệp ở châu Âu. Tôi sẽ không tranh cãi về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc xây dựng Bức tường Berlin năm 1961, vì khi đó quả thật cũng khó có thể nghĩ ra cách nào để ngăn chặn dòng người bị “hút” qua bên kia. Nhưng tôi chỉ băn khoăn một điều là - đâu là nguyên nhân của bức tường dài 3000 dặm giữa Mêhicô và Mỹ? Như tôi đã nói, mỗi năm có tới 500 người thiệt mạng trên tuyến biên giới giữa Mêhicô và Mỹ, trên vùng đất trước kia là lãnh thổ của Mêhicô, nơi mà có Chúa mới biết là có bao nhiêu người indocumentados đang sống và làm việc - tức là phải có đến hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ! Nhiều người đã phải bỏ lại vợ con và gia đình ở quê nhà suốt những khoảng thời gian rất dài.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập lớn nhất của Mêhicô, ngoài khoản thu từ dầu mỏ, lên đến 22 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chính là khoản tiền được những người di cư chuyển về cho người thân trong nước. Và đường biên giới càng nguy hiểm, thì càng có ít người nhập cư trái phép có cơ hội quay lại quê hương thăm vợ con và gia đình - họ không thể, vì có đến hàng triệu người như họ.

Số người muốn chuyển sang Mỹ luôn tăng tỷ lệ thuận với quy mô dân số, tỷ lệ thất nghiệp và sự chênh lệch về mức thu nhập - mức lương ở Mỹ thường cao hơn ở Mêhicô ít nhất là mười lăm lần, đối với cùng một công việc lao động sản xuất; cao hơn đến hai mươi lần so với những người làm việc không liên quan đến ngành sản xuất - các nhà máy trả công khá hơn một chút - và tôi cũng không chắc lắm, nhưng tôi nghĩ thu nhập trung bình ở Mỹ còn cao hơn mức lương ở miền Nam Mêhicô đến ba mươi lần là ít nhất.


----------------------------------------------------------
1. Khoảng hơn 100.000 người Ma rốc và khu vực hạ Sahara vượt eo biển Gibraltar hàng năm. Rất ít trong số họ thành công: theo số liệu của chính quyền Tây Ban Nha, trong 9 tháng đầu năm 2003, khoảng 15.895 người nước ngoài bị bắt giữ ở khu vực bờ biển của Tây Ban Nha; những người này đã vượt eo biển từ Ma rốc trên những chiếc thuyền nhỏ. Theo Hiệp hội Những người Bạn và Gia đình của nạn nhân di cư bí mật (AFVIC), trong khoảng thời gian tù 1997 đến 2001,   khoảng 10.000 người di cư bất hợp pháp từ Ma rốc đã thiệt mạng trong khi vượt eo biển.

2. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (thường được gọi là NAFTA), giữa Mỹ, Canada và Mêhicô có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.

3. Hiệp định Schengen lấy tên địa danh được ký két: làng Schengen ở Luxembourg; Hiệp định này được các nước tham gia sáng lập ký kết năm 1985 và có hiệu lực năm 1990. Mục tiêu của Hiệp định Schengen là cho phép người dân được tự do đi lại trong khu vực lãnh thổ của các nươc thành viên (“Không gian Schengen ). Tất cả những người định cư họp pháp ở một trong những nước thành viên của Hiệp định Schengen có thể viếng thăm ngắn các nước thành viên còn lại mà không cần xin Visa, miễn là họ có hộ chiếu hợp pháp được tất cả các nước thành viên cua Hiệp định Schengen công nhận và có giấy phép cư trú do chính quyền nước mình cấp. Những nước sau hiện là thành viên đầy đủ của Hiệp định Schengen: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tâỵ Ban Nha và Bồ Đào Nha. Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Ireland là những thành viên không đầy đủ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2013, 08:35:39 am gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #167 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 08:34:20 am »

Vậy theo ông những người Cuba rời bỏ tổ quốc cũng là những người “di cư kinh tế”, giống như những người Mêhicô, Dominica và Argentina?

Đúng vậy - nếu như ông hỏi tôi một câu hỏi: tại sao họ lại ra đi? Thì tôi đã chẳng giải thích với ông rằng những cuộc di tản khỏi Cuba cũng giống hệt như những cuộc di tản khỏi Cộng hòa Dominica, Mêhicô, Trung và Nam Mỹ - những nước chẳng hề bị cấm vận, cũng không phải là nước xã hội chủ nghĩa gì cả, nơi cũng có rất nhiều ô tô và đủ những thứ khác gắn liền với các xã hội tiêu dùng. Có rất nhiều thứ trong một xã hội tiêu dùng rất phù hợp với những người theo đuổi giấc mơ về cuộc sống kiểu tư sản, và cũng chẳng có Đạo luật Điều chỉnh nào để cho phép họ quyền pháp lý chính đáng để vào Mỹ cho dù họ không có thủ tục cần thiết. Đạo luật Điều chỉnh đó đóng vai trò như một liều thuốc kích thích cơ bản cho tất cả những ai muốn vượt biên trái phép (từ Cuba) sang Mỹ.

Hoàn toàn không có Đạo luật Điều chỉnh nào về Mêhicô. Nếu mà có, thì có lẽ phải đến 30 hoặc 40% dân số Mêhicô, và các quốc gia Trung Mỹ khác sẽ thi nhau đổ vào Mỹ. Với hàng trăm, hàng nghìn nhà máy ở Mêhicô đang sản xuất hàng tiêu dùng tại thị trường Mỹ, những người công nhân ở đó được nhận đồng lương cao hơn một chút so với mặt bằng thu nhập chung ở Mêhicô - giá sử họ cũng có Đạo luật Điều chỉnh, thì sẽ có khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu người Mêhicô sẵn sàng chạy sang kia biên giới. Tôi không thể đưa ra con số chính xác, nhưng tôi biết là ở Argentina, và trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng...

Cuộc khủng hoảng xảy ra vào tháng 12 năm 2001?

Đúng vậy. Nhưng thậm chí từ trước đó, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế cùng tình trạng thất nghiệp kéo dài, tại Argentina có tới 30% dân số muốn di cư sang châu Âu hoặc tới Mỹ - những 30% dân số! Trong khi đó, Argentina đâu có bị phong tỏa hay cấm vận gì, thậm chí nó còn là một trong những nước sản xuất nhiều lương thực nhất trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, giáo sư tên tuổi cũng đua nhau rời bỏ đất nước, bởi vì quan điểm của nước Mỹ là phải giành giật lấy những người giỏi nhất - mặc dù hầu như những chuyên gia có trình độ đại học này bao giờ cũng di cư một cách hợp pháp. Sự chảy máu chất xám đó - hay nói đúng hơn là đánh cắp chất xám - diễn ra hoàn toàn hợp pháp và liên tục, chứ không chỉ là chuyện ai đó ăn trộm hoặc cướp thuyền rồi liều lĩnh vượt biên bất chấp mạng sống của mình.

Tôi nghĩ là điều kiện kinh tế ở Argentina còn tốt hơn rất nhiều so với Mêhicô, mức sống cũng cao hơn khá nhiều so với ở Mêhicô nhưng mọi người vẫn coi những người di cư Argentina chẳng khác gì người di cư Mêhicô.

Ý ông muốn nói họ không phải là những người tị nạn về chính trị, giống như người Cuba.

Trong suốt hơn 40 năm qua, bất kỳ ai rời bỏ Cuba đều được (Mỹ) coi là “lưu vong” là “kẻ thù của chế độ xã hội chủ nghĩa”. Người Cuba thường có trình độ học vấn và giáo dục cao nhất trong số những người dân châu Mỹ Latinh di cư tới Mỹ, và do đó thu nhập của họ cũng ở mức cao nhất. Phần lớn những người dân châu Mỹ Latinh khác di cư tới Mỹ phải chấp nhận những công việc khó khăn vất vả nhất vì trình độ học vấn của họ có hạn. Trong đó rất nhiều người gần như mù chữ, hoặc không thì cũng chẳng có nghề nghiệp hay chuyên môn gì cả, và tương lai của họ là công việc hái cà chua hoặc thu hoạch những loại rau quả khác, làm thuê cho các gia đình - cơ bản đều là một nguồn lao động rẻ tiền, chuyên làm những công việc mà tầng lớp trên không muốn động tay vào. Thực tế là nếu như mỗi nước châu Mỹ Latinh mà đều có một Đạo luật Điều chỉnh riêng (giống như của Cuba) thì có lẽ quá nửa dân số Mỹ sẽ là người gốc châu Mỹ Latinh.

Hãy thử tưởng tượng có một Đạo luật Điều chỉnh dành cho Trung Quốc, hoặc cho các quốc gia châu Á, hay thậm chí là cả những nước châu Âu. Không ai có thể tính được số người từ những khu vực còn nghèo và kém phát triển ở châu Âu, hoặc những người thất nghiệp ở ngay các nước giàu, sẽ tranh nhau di cư tới Mỹ. Với mỗi người Mỹ thực sự, tức là người Mỹ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, sẽ có ít nhất là hai hoặc ba người mới di cư đến từ những nước khác... Nói tóm lại, những người di cư này sẽ tràn ngập nước Mỹ, họ sẽ phủ kín đất nước này nếu như có một Đạo luật Điều chỉnh cho toàn bộ thế giới, giống như đạo luật mà Mỹ nhằm vào Cuba. Đạo luật Điều chỉnh phản động này đã có hiệu lực từ gần 40 năm qua (tính đến năm 2005), và nó công nhận cũng như khuyến khích bất kỳ người Cuba nào có ý định cướp tàu hoặc cướp máy bay chạy trốn sang Mỹ. Đó là hành động khuyến khích tội ác.

Vậy thì theo ông, chỉ có những kẻ vô cùng tuyệt vọng mới tìm đến những phương pháp này để rời bỏ đất nước.

Những kẻ tổ chức các vụ cướp máy bay, cướp tàu thuyền rồi tổ chức đưa người sang Mỹ thật ra chỉ là những kẻ buôn người không hơn không kém. Chúng lôi kéo những công dân Cuba đang có họ hàng sống ở bên Mỹ nên có tâm lý muốn được đoàn tụ với người thân yêu của mình, chúng nhắm vào những người đã mòn mỏi cả đời chờ đợi Visa vì họ không phải là những chuyên gia có trình độ đại học hoặc lao động lành nghề. Hầu hết những người có cơ hội rời khỏi đất nước một cách hợp pháp, bằng cách này hay cách khác, qua một nước trung gian - chẳng hạn như Tây Ban Nha, Mêhicô, Canada hoặc bất kỳ nước nào khác - thì thường sẽ không bao giờ cướp tàu thuyền hoặc máy bay, và họ không đời nào liều lĩnh vượt biển trên những phương tiện không bảo đảm này; họ không mấy khi dính vào những hành động vô trách nhiệm như vậy, chắc chắn họ không đời nào đánh liều với sinh mạng của con cái mình.

Và những kẻ phạm tội nghiêm trọng ở Cuba (cướp máy bay và tầu thuyền) để tìm cách trốn sang Mỹ lại không hề bị chính quyền Mỹ bắt rồi trao trả cho Cuba.

Có lẽ những kẻ rời bỏ đất nước Cuba này một cách bất hợp pháp là những công dân duy nhất trên thế giới có thể vi phạm luật pháp và Họp chủng quốc Hoa Kỳ vào chính nước này bằng mọi cách có thể không một chút sợ sệt, cho dù họ có nhập cư vào Mỹ với giấy tờ giả, một tấm hộ chiếu giả chẳng hạn, khi tới sân bay hoặc cửa khẩu, họ chỉ cần nói, “Tôi là thế này, thế kia, tôi là công dân Cuba, tôi xin được cấp quy chế tị nạn chính trị theo Đạo luật Điều chỉnh về Cuba”, và đó là tất cả những gì họ phải làm - ngay ngày hôm sau họ sẽ nhận được quyền sống và làm việc tại Mỹ 1. Trước kia họ còn phải chờ đợi khoảng một năm, nhưng giờ thì thôi rồi. Mục đích ư? Để gây mất ổn định tình hình ở Cuba. Đạo luật đó đã khiến không biết bao nhiêu người thiệt mạng vô ích!

Bất kỳ kẻ nào phạm tội hoặc có tiền án, tiền sự, ở Cuba đều có thể lợi dụng đạo luật đó và được coi là một người “lưu vong”, “một kẻ thù của chế độ xã hội chủ nghĩa”... Khi thời kỳ đặc biệt ở Cuba bắt đầu diễn ra, như tôi đã kể với ông, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận di cư, nhưng chính phủ Mỹ đã không tuân thủ. Tất cả những điều đó chỉ càng thêm khuyến khích các hành động phạm pháp, bởi vì đối với những người không được phía Mỹ cấp Visa - tôi xin nhắc lại - thì người thân của họ ở Florida sẽ gửi ngay một chiếc thuyền về Cuba đón họ, rồi gọi điện thông báo cho họ biết là sẽ có tàu tới đón, bọn tổ chức đưa người vượt biên cũng thường sử dụng những chiếc tàu cao tốc...

----------------------------------------------------------
1. Tháng 4 năm 2003, một người Cuba đã cướp chiếc máy bay hành khách và buộc nó phải bay sang Miami. Tháng 9 năm đó, lần đầu tiên trong 40 năm, Mỹ có hành động chống lại một tên cướp và hắn đã bị toà án bang Florida kết án 20 năm tù. Ngoài ra, tháng 7 năm 2003, cũng lần đầu tiên trong vòng 40 năm, Chính quyền Mỹ trục xuất 12 người Cuba đã cướp tàu ở Camaguey chạy sang Florida.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #168 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 08:40:02 am »

Chúng sẽ sắp xếp tổ chức đón người tại một vị trí hẻo lánh nào đó?

Chúng liên lạc qua điện thoại với những người cần trốn đi, vào bất kỳ giờ nào, cả đêm lẫn ban ngày. Chẳng có gì khó khăn trong việc thống nhất đón người tại một địa điểm nào đó trên bãi biển, ấn định thời gian chính xác con tàu sẽ đến đón... Trong bối cảnh như vậy, với không khí bí mật và giấu giếm, bao giờ cũng có những kẻ vốn không có hy vọng di cư sang Mỹ một cách hợp pháp, bằng cách nào đó sẽ biết được là sắp có tầu đến đón người vượt biên, thế là chúng đe dọa sẽ tiết lộ kế hoạch của những người này nếu họ không cho chúng đi cùng trên tàu. Kết hợp với thực tế là những kẻ đưa người vượt biên trên một chiếc tàu có sức chở khoảng 60 người sẽ tham lam nhồi nhét thêm khoảng hai, ba chục người nữa.

Cho dù phải đối mặt với nguy cơ đắm thuyền.

Đó là lý do tại sao không thể tính được số người đã thiệt mạng trên biển. Bởi vì chúng tôi không bao giờ nhận được thông tin về những người đã tới, liệu có tai nạn nào xảy ra không, rồi tên tuổi của những người đã chết đuối trên biển cũng không có. Chính quyền Mỹ không bao giờ cung cấp cho chúng tôi tên tuổi của những người đã chết - ông có thể thấy ý đồ của họ trong việc khuyến khích và kích động người Cuba tiếp tục vượt biên theo Đạo luật Điều chính này là như thế nào.

Những người ở Miami (Florida) làm tất cả để bảo vệ đạo luật vô nhân đạo này - họ thực hiện những chương trình truyền hình lớn cho chính quyền sở tại, mời phóng viên truyền hình tới nơi lực lượng Bảo vệ Bờ biển (của Mỹ) đang chờ trên bờ biển, để ngăn không cho lực lượng này chặn tàu vượt biên từ Cuba sang, và thế là những người vượt biên muốn đặt chân lên đất Mỹ sẽ phải giằng co, vật lộn với những đội tuần tra của lực lượng Bảo vệ bờ biển đang tìm cách ngăn họ lại - điều mà những người vượt biên trái phép này muốn là tới được bờ biển và lợi dụng điều khoản về chân khô-chân ướt 1. Họ biết rằng họ có thế làm bất cứ điều gì chỉ để đặt chân lên đất Mỹ, rồi sau đó họ sẽ nhận được sự hỗ trợ của lực lượng mafia Cuba tại đây. Bọn mafia đó gây ra đủ mọi thứ tiếng ồn ầm ĩ để làm nản lòng lực lượng Bảo vệ bờ biển. Nhiều khi chúng tổ chức truyền hình trực tiếp ngay trên bãi biển.

Tức là họ quay phim luôn lực lượng Bảo vệ bờ biển?

Đúng vậy, chúng cho tất cả những người có mặt ở đó lên truyền hình. Và thế là với những áp lực căng thẳng như vậy, chúng tìm mọi cách đe dọa và chèn ép lực lượng Bảo vệ bờ biển. Và thậm chí cả trong chính quyền Mỹ ít thù địch với Cuba hơn - như chính quyền Clinton chẳng hạn - thì tất cả những chuyện lố bịch như vậy vẫn luôn diễn ra đúng như những gì tôi vừa kể với ông, bởi vì vấn đề này có tác động khá quan trọng đến chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ, tức là cuộc chiến giành giật phiếu ở Florida. Tổng thống Clinton không hề có tuyên bố gì về vấn đề này, nhưng một phần quyền lực của những kẻ ở Florida nằm ở chỗ chúng có khả năng làm rùm beng mọi chuyện, đặc biệt là khả năng vận động hành lang của nhóm những kẻ có quan điểm thù địch với Cuba trong Quốc hội. Tổng thống Clinton chỉ nhận được sự ủng hộ của thiểu số trong Quốc hội, vì vậy cộng đồng người Cuba ở Florida có tiếng nói khá mạnh ở bang Florida - cả trong Đảng Cộng hòa cũng như Đảng Dân chủ, những đại biểu Quốc hội Mỹ đến từ Florida đều nhận được rất nhiêu tiền cho chiến dịch vận động tranh cử của mình từ Quỹ Quốc gia Cuba - Mỹ. Vì vậy, đổi lại, những người Cuba ở Florida có thể dựa vào sự ủng hộ của hàng chục đại biểu Quốc hội Mỹ đã từng nhận tiền góp quỹ tranh cử của mình, ví dụ như Bob Menendez 2, một nghị sĩ khá nổi tiếng đến từ bang New Jersey, được cộng đồng người Mỹ gốc Cuba hậu thuẫn, ông ta là thành viên Đảng Dân chủ. Có nghĩa là cả các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đều tham gia vào hoạt động vận động hành lang chống Cuba với rất nhiều tiền đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Cuba. Tất cả những chuyện như vậy vẫn xảy ra hàng ngày.

Ông nghĩ rằng Clinton ít nhiều cũng có thái độ xây dựng hơn?

Đúng thế, ông ta không có những lời lẽ chống Cuba quá gay gắt như những đời tổng thống khác. Nhưng dù sao Clinton cũng phải thừa kế cả cộng đồng người Mỹ gốc Cuba đó, và tất nhiên ông ta phải thừa kế tất cả những chiến dịch thù địch đối với Cuba. Tất cả những trò này đã diễn ra từ trước khi Clinton trở thành Tổng thống. Chúng bắt đầu từ thời Reagan. Nhưng sau năm 1989, trong thòi kỳ đặc biệt ở Cuba, Tổng thống Bush cha còn bận tâm tới những vấn đề quan trọng khác: cuộc chiến vùng Vịnh, tranh thủ lợi dụng khai thác công cuộc cải tổ chính trị và kinh tế ở Liên Xô, tiến hành những hiệp ước về vũ khí chiến lược - tất cả mọi người đều biết những nhượng bộ mà phía Mỹ đã chấp nhận với Gorbachev và đặc biệt là Shevardnadze 3. Hai người này đã đứng ra đàm phán mà hầu như chẳng hiểu biết gì về vũ khí hoặc chiến lược hay bất kỳ vấn đề nào khác, vì cái mà họ muốn chỉ là đàm phán chung chung thế thôi, và chính phủ Mỹ đã chiếm được rất nhiều ưu thế.

---------------------------------------------------------
1. Bất kỳ người Cuba di cư bất hợp pháp nào đặt chân lên nước Mỹ đều bị điều chỉnh bởi Đạo luật điều chỉnh Cuba và được phép vào nước Mỹ với tư cách là người di cư hợp pháp. Những người bị bắt trên biển lẽ ra có thể bị trục xuất về Cuba nhưng chính quyền Mỹ thường phớt lờ đạo luật của chính họ và cho những người này được ở lại Mỹ.

2. Robert “Bob” Menendez sinh ra ở thành phố New York trong một gia đình người Cuba đã rời đi dưới thời chính quyền Batista năm 1953, Thượng nghị sĩ dự khuyết của Bang New Jersey được bầu làm hạ nghị sĩ đại diện cho quận 13 của New Jersey từ 1992 đến 2006; năm 2003, Menendez được bầu làm Chủ tịch Hạ viện bang và là quan chức cao cấp thứ ba của Đảng Dân chủ trong Hạ viện. (Ngày 17 tháng 1 năm 2006, sau khi thực hiện các cuộc phỏng vấn với Castro, Menendez được bổ nhiệm chức vụ Thượng nghị sĩ sau khi Thống đốc được bầu của bang New Jersey John Corzine từ chức. Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2006, ông giành chiến thắng áp đảo trong cuộc chạy đua vào Thượng nghị viện.

3. Eduard Shevardnadze (sinh năm 1928), Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô từ 1985 đến 1990. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Shevardnadze làm Tổng thống Georgia (được bầu trong nhiệm kỳ 1996-2000), một trong những nước Cộng hoà thuộc Liên Xô trước kia. (ông ta bị lật đổ trong một cuộc biểu tình rộng khắp của nhân dân vào tháng 11 năm 2003).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #169 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 08:50:11 am »

Nhưng hiện tại thì bất chấp lệnh cấm vận vẫn được áp dụng từ năm 1962, Cuba đã có thể mua thực phẩm từ Mỹ?

Đúng thế. Vào tháng 11 năm 2001, sau khi đất nước chúng tôi bị một cơn bão khủng khiếp quét qua, tôi muốn nói tới con bão Michelle, đại đa số Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một điều luật về việc loại bỏ thực phẩm và thiết bị y tế ra khỏi danh mục hàng cấm vận...1.

Tức là Quốc hội Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát khi đó?

Đa số nghị sĩ Quốc hội Mỹ khi đó, cả Dân chủ và Cộng hòa, đều biểu quyết thông qua đạo luật cho phép bán thực phẩm và thuốc men, thiết bị y tế cho Cuba.

Trong những vấn đề khác, ví dụ như việc đi lại tới Cuba, thì mọi đề xuất đều bị ngăn trở - thậm chí ngay cả việc bàn bạc hoặc tranh luận cũng không được tiến hành. Bọn mafia Cuba ở Mỹ và những phần tử diều hâu trong chính quyền Mỹ đã dùng thủ đoạn gì ư? Chúng đề xuất những biện pháp xen lẫn vào trong các điều luật quan trọng - mà chúng gọi là điều khoản đi kèm. Ví dụ khi Quốc hội Mỹ đưa ra thảo luận một điều luật quan trọng nào đó, như ngân sách quốc phòng, ngân sách trợ cấp cho các ngành nông nghiệp, hoặc thậm chí cả ngân sách hoạt động của chính phủ v.v... những biện pháp này có tầm quan trọng đến nỗi nếu như một trong các ủy ban của Quốc hội Mỹ chấp nhận một điều khoản bổ sung nào đó, thì họ sẽ lồng luôn nó vào điều luật chủ chốt và bất kỳ nỗ lực nào sau đó nhằm chống lại điều khoản bổ sung này sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi, đơn giản là những điều khoản bổ sung đó đã được lồng rất tinh vi vào những đạo luật mà không ai có thể bác bỏ được 2. Trong thực tế là họ đã sửa đổi điều luật được thông qua, nhưng không ai có thể phản bác lại.

Hừm, thật ra chúng tôi không hề thích như thế chút nào, vì liệu có ai lại thích kiểu buôn bán và thương mại một chiều như vậy. Vả lại, về sau thì điều luật đó cũng bị bổ sung, sửa đổi một cách chắp vá (theo ý đồ của các thế lực thù địch) khiến cho bất kỳ hoạt động bán hàng nào cho Cuba cũng phải được sự chấp nhận của Bộ Ngân khố Mỹ - cũng giống như khi muốn mua một bộ đồ từ một người thợ may, ông cần phải hỏi ý kiến của ông thị trưởng thành phố nơi ông đang sống.

Hoặc ngân hàng của tôi.

Không, không, không phải ngân hàng, mà là Bộ trưởng Ngân khố của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó là một thành viên nội các - một người sẽ phải đưa ra ý kiến phê chuẩn của mình. Đó là cách giống như - mấy ngày sau khi trận siêu bão Michelle, họ đưa ra một đề nghị - chúng tôi cũng đã đưa ra đề nghị trợ giúp sau thảm hoạ 11 tháng 9. Họ đã đề nghị trợ giúp nhân đạo, cử nhân viên đến để đánh giá thiệt hại do con bão gây ra. Chúng tôi đã trả lời rằng: chúng tôi đủ khả năng đánh giá được tình hình thiệt hại sau cơn bão và đang giúp đỡ những người bị ảnh hưởng của cơn bão với lượng lương thực dự trữ của chúng tôi. Chúng tôi đã gửi lời cảm ơn vì lời đề nghị giúp đỡ của họ và nói với họ rằng sẽ rất hữu ích đối với chúng tôi nếu họ có thể cung cấp một lượng lương thực tương đương với lượng lương thực chúng tôi sẽ dùng để trợ giúp cho những người bị thiệt hại do cơn bão. Và họ đã đồng ý bán cho chúng tôi một số sản phẩm nhất định trên cơ sở của đạo luật Hỗ trợ của họ. Dĩ nhiên, họ sẽ phải xin ý kiến của Bộ Ngoại giao cho mỗi lần xuất hàng.

Chúng tôi đã công khai tuyên bố rằng, với bất cứ hành động thân thiện nào từ phía họ, sẽ có những hành động tương ứng từ phía chúng tôi. Họ đã nhận được sự cho phép từ phía Bộ Ngoại giao - chúng tôi nhìn nhận như một sự hiểu ngầm - và do đó, chúng tôi đã tăng sổ lượng lương thực thu mua, không chỉ để bổ sung cho các kho dự trữ của chúng tôi. Theo đạo luật đó, mọi vụ mua bán của chúng tôi phải được thanh toán bằng tiền mặt, và chúng tôi đã thực hiện đúng như vậy.

Đa số các thành viên trong Nhà Trắng và Thượng viện đều phản đối luật cấm vận 3. Họ muốn chính quyền tôn trọng quyền tự do đi lại của người dân Mỹ đã được quy định trong Hiến pháp 4 và thông qua một đạo luật cho phép mua các sản phẩm từ Cuba.

Hiện đang có một dư luận mạnh mẽ trong người dân Mỹ, trên 70% phản đối luật cấm vận và ủng hộ quyền tự do du lịch đến Cuba một cách hợp pháp. Nhưng đó vẫn bị coi là điều bất hợp pháp - chỉ những người thuộc hậu duệ của người Mỹ gốc Cuba có thể thực hiện điều đó ba năm một lần 5.

Những công dân Mỹ không thể đến đây?

Việc đó bị coi là bất hợp pháp. Nhưng khá nhiều người vẫn thực hiện điều đó - nhiều đến nỗi nếu họ bị bắt, chính quyền Mỹ sẽ phải xây dựng thêm rất nhiều nhà tù. Một người có thể bị kết án lên đến 10 năm tù.

Vì đến Cuba?

Vì đã đến Cuba hay bất cứ lý do nào khác vi phạm luật cấm vận, một công dân Mỹ có thể bị kết án tù. Và nếu như tôi không nhầm, sẽ có một mức phạt lên đến 250.000 đô la dành cho những ai đến Cuba mà không được sự cho phép của chính quyền. Mức phạt này có thể lên đến một triệu đô la đối với trường hợp vi phạm của một công ty. Ngoài ra, họ còn phải nộp một khoản phạt khác lên đến 55.000 đô la cho chính quyền cho mỗi lần vi phạm.

----------------------------------------------------------
1. Năm 2003, mặc dù vẫn duy trì lệnh cấm vận từ năm 1962, Mỹ trở thành nhà cung cấp lương thực lớn nhất cho Cuba. Trong 8 tháng đầu năm đó, theo Pedro Alvarez, Chủ tịch Cơ quan phụ trách nhập khẩu Alimport của Cuba, Mỹ đã bán lượng lương thực và sản phẩm nông nghiệp cho Cuba với tổng trị giá lên đến 238 triệu USD. Tháng 9 năm 2003, một phái đoàn của bang Montana do Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ Max Baulincus và Hạ nghị sĩ của Đảng Cộng hoà Dennis Rehberg dẫn đầu, đã đến Cuba cùng với một nhóm các nhà doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Hiệp hội các hãng du lịch Mỹ Robert Whiteley. Trong chuyến thăm này, một loạt các hiệp định đã được ký két nhằm bán thực phẩm của Mỹ cho Cuba với trị giá lên đến 10 triệu USD. Việc bán thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp cho Cuba vẫn tiếp tục trong năm 2004 và 2005 mặc dù có những hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền Mỹ.

2. Trong những thay đổi của lần tái bản thứ ba bằng tiếng Tây Ban Nha, tuyên bố này - chính xác trong lần xuất bản thứ nhất - được “điều chỉnh” để không trái ngược với các quy trình lập pháp của Mỹ. Do vậy, chúng tôi cũng không thay đổi trong bản dịch tiếng Anh này.

3. Bất chấp thái độ hiếu chiến của chính quyền Bush, ngày càng có nhiều ngưòi (trong giới doanh nghiệp, học thuật, du lịch, và Quốc hội, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà) ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với Cuba. Một trong những ví dụ này là chuyến viếng thăm Cuba của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Norman Coleman, Chủ tịch Tiểu ban Tây Bán cầu thuộc Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, một trong rất nhiều các chính khách của đảng Cộng hoà ủng hộ việc linh hoạt hoá lệnh cấm vận đối với Cuba. Coleman gặp Castro ngày 21 tháng 9 năm 2003.

4. Theo tinh thần đó, tháng 9 năm 2003, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật (227 phiếu thuận, 188 phiếu chống) cho phép công dân Mỹ được đi lại sang Cuba. Tuy nhiên, luật này sau đó không được thông qua do quyết định của chính quyền Bush.

5. Tháng 5 năm 2004, chính quyền Bush thông qua một loạt các biện pháp nhằm thắt chặt lệnh cấm vận về kinh tế với Cuba, trong đó có việc kéo dài thời gian chờ đợi đối với người gốc Cuba muốn quay lại thăm hòn đảo này lên 3 năm, giới hạn những người được về thăm phải là người trong gia đình, và giảm mạnh lượng tiền mà mỗi người được mang vào Cuba để tiêu dùng.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM