Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:28:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92702 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 10:17:51 am »

9

NHỮNG BÀI HỌC TỪ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH DU KÍCH


Bạo lực và cách mạng - Vấn đề đạo đức đối với người nông dân
- Đối xử với tù binh - Kỷ luật chiến tranh trong vùng núi Sierra


Ông nghĩ rằng ông và người của mình đã chiến thắng là vì chiến thuật quân sự hay nhờ chiến lược chính trị?

Cả hai. Ngay trước khi phải ngồi tù, tôi đã xây dựng trong đàu kế hoạch tiến hành cuộc chiến trong vùng núi Sierra Maestra, toàn bộ kế hoạch hoàn chỉnh. Chúng tôi phát triển một hình thức tác chiến cơ động, như tôi đã nói - tấn công và rút lui. Ra tay thật bất ngờ. Tấn công, và lại tấn công. Cùng với đó là chiến tranh tâm lý khiến quân địch hoang mang. Chúng tôi đốt một số cánh đồng mía để quấy rối Batista 1, buộc lực lượng của hắn phải di chuyển và phân tán, phá hủy những nguồn lợi sát sườn khiến hắn không còn nhận sự hậu thuẫn của giới đại địa chủ, phá hoại hệ thống giao thông và thông tin liên lạc. Nhưng đối với chúng tôi, chiến tranh du kích cũng chỉ là ngòi nổ của một quá trình khác, với mục tiêu là Đấu tranh Cách mạng để giành chính quyền thông qua đỉnh cao là Tổng tấn công và nối dậy của quần chúng nhân dân.

Vậy là ông đã đặt cược tất cả vào chiến tranh du kích. Tại sao lại như vậy?

Lúc nào tôi cũng tin tưởng vào khả năng mà một cuộc chiến phi chính quy có thể mang lại. Trong suốt lịch sử của nghệ thuật quân sự, trong tất cả những cuộc chiến tranh từ thời Alexander Đại đế và Hannibal, chiến thắng bao giờ cũng thuộc về những người biét ngụy trang che giấu hành tung, biết triển khai lực lượng và tấn công bất ngờ, biết khai thác và tận dụng mọi yếu tố chiến thuật cũng như địa hình. Các nhà chiến lược vĩ đại đó thậm chí còn biết tận dụng cả mặt trời và gió để đánh bại kẻ thù! Người chỉ huy nào biết khai thác tối đa các nguồn lực của mình, tận dụng được các yếu tố thiên thời, địa lợi, bao giờ cũng là người chiến thắng.

Chúng tôi phát huy tối đa khả năng và tinh thần sáng tạo, và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi phải tìm ra những sáng kiến độc đáo để có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là lật đổ một Chính phủ độc tài có sự hậu thuẫn của quân đội gồm 80.000 lính được trang bị đến tận răng. Ban đầu chúng tôi chỉ có những nguồn lực vô cùng hạn hẹp, và do đó chúng tôi phải tìm cách khai thác chúng một cách tối ưu, cùng với đó là triển khai thật hiệu quả con người cũng như vũ khí. Đó là vấn đề khó khăn cơ bản của chúng tôi.

Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng phát triển nghệ thuật khiến cho quân thù phải lúng túng không kịp trở tay, buộc chúng phải làm theo những gì chúng tôi dự tính. Có thể nói chúng tôi đã phát triển nghệ thuật khiêu khích các lực lượng của đối phương, và buộc chúng lúc nào cũng phải di chuyển liên tục, dựa trên một nguyên tắc mà chúng tôi đã phát hiện ra, như tôi đã nói với ông, đó là kẻ thù chỉ mạnh khi chúng ẩn nấp trong cứ điểm phòng ngự của mình, còn một khi di chuyển, khi ra khỏi căn cứ, chúng sẽ trở nên yếu ớt và rất dễ bị tấn công. Chúng tôi đã phát triển nghệ thuật buộc kẻ thù phải hành quân liên tục, do đó chúng tôi có thể mai phục tấn công khi chúng ít phòng bị nhất.

Ông phải hiểu rằng với điều kiện tác chiến trong rừng rậm hoặc trên núi cao, một thê đội 400 lính bao giờ cũng phải hành quân thành hàng một. Có nhiều chỗ địa hình không cho phép đi quá một người và một khi di chuyển như vậy thì khả năng chiến đấu của một tiểu đoàn cũng giảm xuống mức tối thiểu - vì hỏa lực của nó không thể tản ra và tấn công mục tiêu. Bao giờ chúng tôi cũng triệt hạ những tên đi đầu tấn công vào giữa đội hình rồi phục kích phía sau khi địch rút chạy trên những địa hình mà chúng tôi đã lựa chọn. Bao giờ cũng phải tấn công bất ngờ, và tại những vị trí do chúng tôi chủ động lựa chọn. Dần dần chúng tôi hoàn toàn làm chủ được chiến thuật tinh vi đó.

Ông và người của mình đã phát triển nghệ thuật phục kích.

Phục kích là một loại hình tác chiến lâu đời như chính bản thân chiến tranh. Chúng tôi áp dụng rất đa dạng các hình thức phục kích: Bao giờ chúng tôi cũng tấn công phủ đầu vào đội hình tiên phong của địch, điều đó bao giờ cũng khiến cho toàn bộ đội hình của địch phía sau phải rút lui, một khi bọn đi đầu đã bị tiêu diệt sạch. Sau đó chúng tôi sẽ tấn công hai bên sườn, và cuối cùng khi chúng rút chạy, chúng tôi sẽ thực hiện cuộc phục kích thứ hai - khi những tên lính mất tinh thần chiến đấu đang tìm cách quay lại điểm xuất phát và bọn đi cuối cùng lại trở thành lực lượng tiên phong.

Chúng tôi chỉ cần tấn công vài ba lần vào ban đêm trên một tuyến đường nào đó là nhất định bọn lính sẽ không dám thò mặt ra ngoài vào ban đêm. Chúng tôi tấn công ngay cả giữa ban ngày, bằng đường bộ, nếu chúng hành quân bộ. Còn nếu chúng hành quân bằng xe tải, chúng tôi sẽ chờ tới khi chúng đang lên dốc hoặc đang đi rất chậm trên một đoạn đường núi hiểm trở; chúng tôi sẽ tấn công bằng súng tự động nếu có thể, hoặc bằng bất kỳ thứ vũ khí nào chúng tôi có trong tay. Còn nếu chúng sử dụng xe bọc thép để chở quân, chúng tôi lại dùng mìn. Còn một khi đã không thể gây cho chúng những bất ngờ, tốt nhất là phải nghiên cứu các chiến thuật khác.

Lúc nào cũng phải đi trước chúng một bước. Bí quyết chính là yếu tố bất ngờ. Tấn công vào những vị trí và những cách mà chúng không ngờ tới. Khi bị tấn công, bao giờ những đơn vị đang chịu trận cũng sẽ gọi tiếp viện tới. Còn nếu không có tiếp viện, chúng sẽ đầu hàng, đặc biệt là khi chúng nhận ra rằng Lực lượng Cách mạng bao giờ cũng bảo vệ mạng sống cũng như sự an nguy của tù binh.

----------------------------------------------------------
1. Độc giả sẽ nhận ra điều này trái ngược với lời nói của Castro trong chương 5, trang 149 (nguyên gốc tiếng Anh) rằng quân nổi dậy không sử dụng chiến thuật này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #101 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 10:20:47 am »

Nhưng tôi thấy là đối với ông và người của mình, quân sự chỉ đóng vai trò thứ yếu so với chính trị. Vậy ông có cho rằng chiến lược quân sự có vai trò quan trọng hơn?

Nếu như mặt trận chính trị mà chúng tôi đề xướng, tức là sự đoàn kết và thống nhất tất cả các lực lượng chống Batista, thành công ngay từ đầu thì có lẽ chế độ Batista đã tự sụp đổ, mà có lẽ không phải đổ một giọt máu nào. Đó là những gì mà chúng tôi đã kỳ vọng, đó cũng là mục tiêu mà chiến thuật của chúng tôi hưởng tới. Chúng ta đang nói về chiến thuật và cách thức giành thắng lợi trong một cuộc chiến. Xét cả về mặt chính trị và quân sự thì những chiến thuật của chúng tôi đều tỏ ra hiệu quả nhất trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Cuba. Đó là lý do tại sao tôi vẫn luôn nói rằng anh phải có một đường lối nhất quán đối với quần chũng nhân dân và một đường lối đối với kẻ thù. Còn nếu không, anh sẽ không bao giờ giành thắng lợi. Anh không được tàn sát những người vô tội, và anh phải chiến đấu chống lại những lực lượng vũ trang của kẻ thù một cách công minh chính đại. Hoàn toàn không thể có cách nào khác để biện minh cho việc sử dụng bạo lực. Đó là quan điểm của tôi về Chiến tranh.

Ông đã tiến hành một cuộc Chiến tranh không chính thức, nhưng ông lại quyết định tuân thủ những quy tắc của Chiến tranh?

Đúng thế, bởi vì đó là một yếu tố tâm lý có tác động vô cùng to lớn. Một khi kẻ thù đã tôn trọng thậm chí khâm phục đối thủ của mình, thì tức là anh đã giành được một chiến thắng tâm lý quan trọng. Họ khâm phục anh bởi vì anh đã đánh bại được họ, bởi vì anh tấn công họ một cách ác liệt và dữ dội nhất nhưng đồng thời lại vẫn tôn trọng họ, bởi vì anh không làm gì để hạ nhục họ, anh không xúc phạm đến lòng tự trọng của họ, và nhất là anh đã không giết họ một cách hèn hạ. Và lúc nào chúng tôi cũng chứng tỏ được tư thế đĩnh đạc và đàng hoàng trong khía cạnh này. Kẻ thù cũng phải tôn trọng chúng tôi. Bởi vì họ biết rõ sự tàn khốc của những cuộc Chiến tranh từ trước tới nay và những kẻ chiến thắng thường tàn sát không thương tiếc đội quân chiến bại.

Vậy là khi đó ông và nguời của mình đã đề ra nguyên tắc là tôn trọng tù binh?

Hoàn toàn không có việc tù binh bị tra tấn. Vì trong cuộc đấu tranh chống lại chế đô độc tài đó, chúng tôi biết rõ rằng bọn tay sai của chế độ đó thường xuyên tra tấn và thủ tiêu những tù nhân lọt vào tay chúng. Đã có lần tôi nói với những người buộc tội chúng tôi là vi phạm nhân quyền rằng: “Tôi thách các ông tìm thấy bất kỳ một trường hợp nào bị trừng phạt mà không qua xét xử; tôi thách các ông tìm thấy bất kỳ trường hợp tra tấn nào”.

Ngay từ những ngày đầu tiên của Cách mạng?

Từ khi Cách mạng thành công, và thậm chí rất lâu trước đó; từ khi chúng tôi bắt đầu cuộc tấn công vào trại lính Moncada, hoặc sau này, khi chúng tôi đổ bộ lên bờ năm 1956. Tôi nhớ có lần, trong cuộc đấu tranh chống lại bọn bandidos, trong những năm 1960, một trong những đồng chí chỉ huy của chúng tôi bắt đầu sử dụng một số biện pháp răn đe nhất định - đồng chí ấy cho tù nhân lên máy bay trực thăng và dọa sẽ ném chúng xuống hồ - thật ra cũng không có ý định ném ai ra mà chỉ định dọa cho chúng sợ thôi. Tôi tình cờ biết được hành động đó và tôi vội tới Escambray ngay lập tức, đó là nơi diễn ra vụ việc. Đồng chí kia đã bị xạc một trận tơi bời khói lửa. Đồng chí ấy chưa bao giờ sử dụng những biện pháp tra tấn thể xác, nhưng đe dọa như thế kia cũng là một biện pháp tra tấn tinh thần - cho dù thế nào chăng nữa thì cũng không thể chấp nhận được.

Hơn nữa một cơ quan an ninh hoặc tình báo mà áp dụng các biện pháp tra tấn thật ra cũng sẽ chẳng thu được kết quả gì, khác hẳn với những biện pháp mà chúng tôi đã tiến hành - đặc biệt là các biện pháp thâm nhập thực tế để tìm hiểu sự thật. Khi có kẻ nào đó bị bắt, bao giờ họ cũng khẳng định rằng họ không nhớ họ đã ở đâu trong ngày hôm đó, hôm đó, nhưng các cơ quan tình báo của chúng tôi thì biết rõ, vì tất cả đều được báo cáo đầy đủ. Nếu anh được hỏi, “Anh đã làm gì hôm chủ nhật, ngày đó, ngày đó tháng 5, năm này, năm nọ?” có thể anh sẽ không nhớ, và đối với họ cũng vậy: họ đã gặp gỡ những ai? Ai đã cung cấp vũ khí cho họ? Chúng tôi chỉ tiến hành bắt giữ khi đã có những bằng chứng không thể chối cãi được. Biện pháp thâm nhập vào mục tiêu có hiệu quả rất tốt, còn tra tấn thể xác sẽ chẳng thu được kết quả gì - đơn giản là chúng tôi không bao giờ làm như vậy.

Liệu có phải ông và những người của mình là những chiến sĩ du kích đầu tiên chủ truơng không ăn cướp của nông dàn, không hãm hiếp phụ nữ, không tra tấn tù binh?

Ồ, không, không, tôi hoàn toàn không thể khẳng định như vậy, vì tôi không nghĩ rằng những người Việt Nam yêu nước từng bắt đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước cả chúng tôi, từ năm 1946, hoặc những người Algeri, cũng tiến hành đấu tranh du kích trước chúng tôi, từ năm 1954, là những kẻ cướp bóc của nông dân và hãm hiếp phụ nữ. Tôi không tin là họ làm như vậy. Đã có rất nhiều cuộc đấu tranh mà trong đó những nguyên tắc này đều được tôn trọng. Tôi hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy điều ngược lại.

Những chiến sĩ du kích chống lại quân đội Đức Quốc xã, phía sau chiến tuyến Liên Xô - Đức, cũng không bao giờ tra tấn ai cả, tôi tin chắc một điều như vậy, họ cũng không hãm hiếp phụ nữ, vì chỉ có những thế lực phản động chống lại lực lượng cách mạng và lẽ phải mới gây nên những tội ác ghê tởm là hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá ở khấp mọi nơi chúng đi qua. Mặc dù không ai có thể biết được chuyện gì đã xảy ra trên những chiến trường ác liệt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo tôi thì vẫn có những trường hợp các bên hành hình tù binh của nhau, bởi vì chắc chắn một điều là những tên lính Quốc xã không bao giờ để cho người chiến sĩ Bôn-sê-vích nào thoát khỏi tay chúng mà còn giữ nguyên tính mạng, và tôi cũng thực sự không thể biết là những người trong phong trào kháng chiến Xô Viết đã đối xử như thế nào với những tên lính Quốc Xã bị bắt làm tù binh. Tôi không nghĩ là họ có thể làm giống như những gì chúng tôi đã làm. Vì nếu chỉ cần họ thả một trong những tên phát xít đó ra, ngay ngày hôm sau hắn sẽ tiếp tục giết những người Xô Viết, sát hại trẻ em, hãm hiếp phụ nữ. Trong trường hợp này, tôi cũng phải nói rằng họ hoàn toàn có đủ lý do và cơ sở để loại bỏ những tên đó ra khỏi vòng chiến đấu.

Ở Mêhicô, năm 1910, đã nổ ra một cuộc Cách mạng vô cùng dữ dội kéo dài trong nhiều năm, và cả ở Tây Ban Nha, năm 1936, cũng xảy ra một cuộc Nội chiến đẫm máu...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #102 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 10:24:49 am »

Và cả hai bên đều có những hành động cực kỳ tàn bạo, dã man...

Ở Tây Ban Nha khi đó, thậm chí cả trong vùng hậu cứ cũng có những trận chiến ác liệt. Đó chính là nguồn cảm hứng cho Hemingway viết cuốn tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai 1. Lịch sử về những gì xảy ra ở vùng hậu cứ trong Nội chiến Tây Ban Nha đã rất có ích cho chúng tôi - chúng tôi đã biết làm thế nào mà những chiến sĩ du kích của phe Cộng hòa ở phía sau lực lượng của Franco đã thu giữ được rất nhiều vũ khí của kẻ thù. Cuốn sách đó giúp chúng tôi hình thành nên cuộc Chiến tranh du kích của riêng mình.

Qua tiểu thuyết của Hemingway?

Đúng vậy, vì khi ở trong vùng núi rừng Sierra Maestra, tôi đã nhớ rất nhiều chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách đó... Một ngày nào đó tôi sẽ kể cho ông biết ngọn ngành hơn.

Tại sao ông không kể cho tôi nghe luôn bây giờ?

Thôi được rồi, nếu ông muốn... ông biết đấy, tôi đọc cuốn Chuông nguyện hồn ai lần đầu tiên khi còn là sinh viên. Và trong những năm sau đó tôi đã đọc lại cuốn tiểu thuyết này ít nhất là ba lần. Hơn nữa tôi cũng rất thích bộ phim sau này được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết. Như tôi vừa nói, tôi rất thích cuốn sách này vì, ngoài rất nhiều vấn đề được đề cập trong đó, tác giả đã đề cập rất sâu sắc về cuộc đấu tranh ở vùng hậu cứ - phía sau đội hình của một quân đội chính quy. Và cuốn sách đã phản ánh rất sinh động về cuộc sống ở vùng hậu cứ đó; nó cho chúng ta biết về sự tồn tại của một lực lượng du kích, và lực lượng du kích đó đã hành động như thế nào trong một khu vực tưởng chừng do quân đội kẻ thù kiểm soát hoàn toàn. Tôi muốn nói tới những đoạn miêu tả cực kỳ chính xác và chi tiết của cuộc Chiến tranh được Hemingway viết trong cuốn tiểu thuyết đó.

Theo bản năng, chúng tôi có thể tự hình dung về cách thức tiến hành một cuộc Chiến tranh du kích, từ góc độ quân sự và chính trị. Nhưng Chuông nguyện hồn ai cho phép chúng tôi nhìn thấy trải nghiệm đó một cách sinh động. Bởi vì trong tất cả các tiểu thuyết của mình, Hemingway đều miêu tả các chi tiết và sự kiện với ngòi bút hiện thực, rõ ràng và minh triết. Tất cả đều sinh động như thực tế và đều vô cùng thuyết phục đối với độc giả. Thật khó có thể quên những gì anh vừa đọc, vì dường như anh vừa sống qua nó thật sự, vì tác giả đã thể hiện được tài năng xuất chúng trong việc khiến độc giả đắm chìm vào trong những sự kiện của cuộc chiến tranh nghiệt ngã đó, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha đẫm máu. Sau này, qua những ngày tháng đấu tranh trong vùng núi Sierra Maestra, chúng tôi đã trải nghiệm thực tế thế nào là cuộc sống của một chiến sĩ du kích. Vì vậy có thể nói cuốn sách đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của tôi. Và ngay cả khi đã là những chiến sĩ du kích dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi vẫn thường xuyên đọc lại tác phẩm đó, tham khảo các tình tiết trong đó để tìm cảm hứng và rút ra cho mình những bài học cần thiết. Và chúng tôi cố gắng thiết lập cho cuộc đấu tranh của mình một hệ thống đạo đức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Cuba.

Và tôi xin khẳng định một lần nữa rằng: không thể nào có chuyện chúng tôi là lực lượng du kích duy nhất biết thế nào là đạo đức.

Nhưng ông và người của mình đã biến vấn đề đạo đức đó thành một nguyên tắc cơ bản.

Trong cuộc chiến đấu của chúng tôi, nếu không có một nền tảng triết lý về đạo đức như vậy, rất có thể các chiến sĩ của chúng tôi đã mặc sức bắn giết tù binh - có trời mói biết hậu quả là như thế nào. Vì thực ra các chiến sĩ của chúng tôi đều vô cùng căm thù những tội ác dã man mà Chính phủ độc tài và tàn bạo đó đã gây ra.

Ông và người của mình có bao giờ sử dụng các biện pháp khủng bố đôi với lực lượng của Batista không? Hay ám sát chẳng hạn?

Cả khủng bố lẫn ám sát đều không, ông biết đấy, chúng tôi đấu tranh chống Batista, nhưng chúng tôi không bao giờ tìm cách ám sát ông ta, trong khi chúng tôi hoàn toàn đủ khả năng làm như vậy. Có thể tiếp cận vầ tấn công ông ta bất kỳ lúc nào - việc giết ông ta dễ dàng hơn nhiều so với việc chiến đấu chống lại Batista trong vùng rừng núi. Có bao nhiêu tên lính trong doanh trại ở Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953? Gần 1000 tên, thậm chí có lẽ còn hơn.

Chuẩn bị một cuộc tấn công nhằm vào Batista và ám sát ông ta còn dễ hơn thế hai mươi lần, nhưng chúng tôi không bao giờ làm như vậy. Liệu việc ám sát một tên bạo chúa có lợi gì cho Cách mạng hay không? Sẽ chẳng có gì thay đổi trong những điều kiện khách quan tạo nên một chế độ độc tài như vậy.

Những người tấn công trại lính Moncada hôm đó hoàn toàn có thể ám sát Batista ngay trong trang trại của ông ta, hoặc trên đường gióng như Trujillo và những tên bạo chúa khác đã bị giết; nhưng chúng tôi có suy nghĩ rất rõ ràng: ám sát không bao giờ giải quyết được vấn đề gì cả. Chúng sẽ lại dựng một kẻ khác lên vị trí của tên độc tài mà anh vừa giết, và kẻ vừa bị ám sát sẽ trở thành một vị thánh tử vì đạo trong mắt người của hắn. Sự không cần thiết của việc ám sát đã được chứng minh từ lâu và được kết hợp cũng như tuân thủ chặt chẽ trong Học thuyết Cách mạng của chúng tôi.

Ngay trong nội bộ của phong trào Quốc tế Cộng sản cũng đã không biết bao nhiêu lần bàn bạc và tranh luận, về việc có nên gây quỹ hoạt động bằng cách cướp ngân hàng. Trong lịch sử của Liên Xô, có nhiều người khẳng định rằng chính Stalin có thể đã thực hiện một số vụ cướp ngân hàng như vậy. Tư tưởng đó - tức là cả thuyết ám sát và thuyết đánh cướp ngân hàng để kiếm tiền - đều hoàn toàn mâu thuẫn với giá trị đạo đức cơ bản. Cướp ngân hàng là một hành động bị khinh bỉ ở Cuba, trong một xã hội mang những giá trị tư sản rất sâu sắc, và ngân hàng được coi là một nơi cần được tôn trọng. Mà đây cũng không phải là một vấn đề đạo đức thuần túy, mà là một vấn đề rất thực tế: anh làm vậy để giúp Cách mạng hay giúp kẻ thù?

----------------------------------------------------------
1. Ernest Hemingway (1899-1961), ngưòi đoạt giải Nobel Văn học năm 1954 và hầu như ai cũng biết ông là một phóng viên ở Tây Ban Nha trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), và chính kinh nghiệm này đã giúp ông viết nên tác phẩm Chuông nguyện hồn ai. (Ông viết cuốn tiểu thuyểt này tại phòng 525 của khách sạn Ambos Mundos ở Havana), ông nổi tiếng nhất với những cuốn tiểu thuyết viết dựa trên cuộc xung đột đó. Năm 1943, đạo diễn Sam Wood xây dựng một bộ phim cùng tên với sự tham gia của Gary Cooper và Ingrid Bergman.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 10:39:14 am »

Đó là chưa kể việc tiến hành ám sát, hoặc tấn công khủng bố, có thể lảm ảnh hưởng đến những nạn nhân vô tội?

Nếu nói về Chiến tranh thì đó chưa bao giờ là một vấn đề mà chúng tôi phải đối mặt, vì cuộc Chiến tranh của chúng tôi chỉ diễn ra trong vòng có hai mươi lăm tháng, và tôi không nhớ là có bất kỳ trường hợp nào có dân thường bị chết trong những trận đánh của thê đội I. Ông phải hỏi các chỉ huy khác của chúng tôi xem họ có chứng kiến trường hợp nào như vậy trong các chiến dịch của mình không.

Đối với chúng tôi đó là một triết lý, một nguyên tắc chỉ đạo, rằng không được hy sinh tính mạng của người vô tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Lúc nào đó cũng là một nguyên tắc xuyên suốt - một tín điều bất khả xâm phạm. Chỉ có đúng một trường hợp trong đó một số chiến sĩ hoạt động bí mật của Phong trào đã cho nổ một quả bom, mà thật ra hành động này đã trở thành truyền thống trong các phong trào đấu tranh cách mạng ở Cuba. Nhưng chúng tôi không hề muốn làm như vậy, chúng tôi không nhất trí với phương pháp đó. Chúng tôi thực sự lo lắng tới sự an nguy của các thường dân trong những trận đánh ác liệt mà chúng tôi tiến hành.

Tôi muốn nói tới trường hợp vụ tấn công vào trại lính Moncada, tôi đã cho ông biết kế hoạch chi tiết nhất mà chúng tôi đã thực hiện, trong đó không hề có mối nguy hiểm nào đối với thường dân. Những thường dân duy nhất phải đối mặt với nguy hiểm chính là những người cách mạng chúng tôi, cho dù chúng tôi là thường dân có vũ trang.

Hình như là ông đã ra lệnh hạn chế con số thương vong ở mức độ thấp nhất, ngay cả đối với các lực lượng của Batista. Có đúng vậy không?

Thật ra chúng tôi cũng không quá quan tâm đến những binh lính địch chết trong quá trình chiến đấu. Chúng tôi chỉ quan tâm đến những người đã đầu hàng hoặc đã bị bắt làm tù binh. Nếu không thế, chúng tôi không thể giành chiến thắng. Đó là những nguyên tắc cơ bản trong chiến tranh cũng như trong chính trị. Hoàn toàn không phải vì chúng tôi là những người tả khuynh ngây thơ. Đạo đức không đơn giản chỉ là vấn đề tình cảm đơn thuần - một khi đạo đức là chân thành, nó sẽ mang lại những kết quả rất cụ thể.

Ngày nay, tại nhiều nơi trên thế giới các nhóm đấu tranh vũ trang vẫn đang tìm cách đạt được mục đích chính trị của mình bằng cách khủng bố, giết hại những người vô tội một cách mù quáng, ông có phản đối những phuơng pháp đấu tranh này không?

Tôi khẳng định với ông rằng không cuộc chiến nào có thể giành thắng lợi bằng biện pháp khủng bố. Đơn giản là như vậy. Vì nếu sử dụng biện pháp khủng bố, anh sẽ chỉ nhận được những điều ngược lại những gì anh mong muốn, đó là sự căm thù và phản đối của những người anh cần lôi kéo nhằm giành thắng lợi.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân cả nước. Ông có nghĩ rằng nếu cứ hy sinh mạng sống của những người Cuba vô tội chúng tôi vẫn còn nhận được sự ủng hộ lớn lao như vậy hay không? Ông có nghĩ rằng nếu hồi đó chúng tôi cũng đặt bom, cũng bắn giết tù binh, giết hại thường dân vô tội, chúng tôi vẫn sẽ đạt được những mục tiêu đấu tranh đã đề ra? Trong thực tế, chúng tôi đã cứu được rất nhiều sinh mạng!

Tôi đã kể cho ông nghe về những gì xảy ra trong trận đánh ở Uvero, khi chúng tôi tấn công vào một cứ điểm nằm ngay bên bờ Đại dương - một hành động cực kỳ nguy hiểm. Đó là một trong những trận đánh ác liệt nhất mà chúng tôi từng phải trải qua, trong đó hơn một phần ba những chiến sĩ tham gia hy sinh hoặc bị thương. Chúng tôi đã băng bó và chữa trị cho rất nhiều binh lính địch bị chúng tôi bắt làm tù binh, và chúng tôi để họ lại chờ quân đội của họ tới đón về. Chúng tôi chỉ bắt theo một số tù binh hoàn toàn khỏe mạnh. Phải sau đó một thời gian họ mới được trả tự do.

Ngay từ trận đánh đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành chăm sóc y tế cho tất cả những người bị thương, không hề có sự phân biệt đối xử - cả người của chúng tôi lẫn người của đối phương. Trong trận đánh đầu tiên đó chúng tôi chỉ có mười chín người, chống lại một cứ điểm hỗn hợp gồm cả bộ binh và hải quân; đó là thắng lợi đầu tiên của chúng tôi. Tôi đã đề cập đến chuyện đó rồi. Khi trận đánh kết thúc, bên quân địch có vài binh sĩ thiệt mạng, và trong số còn lại, theo tôi nhớ, thì chỉ có đúng một người bị thương. Chúng tôi không phải chịu thương vong nào. Chúng tôi bắt đầu trận, đánh lúc hai giờ bốn mươi phút sáng, và chiến đấu trong vòng gần một tiếng đồng hồ, vì họ chống cự rất quyết liệt, họ tưởng chúng tôi sẽ giết họ nếu họ đầu hàng. Sau đó, khi tất cả đã xong xuôi, chúng tôi cho họ thuốc men, chúng tôi băng bó cho người bị thưong, và chúng tôi để lại cả những thuốc men họ cần. Một người của chúng tôi ở lại để trông giữ họ, còn tất cả chúng tôi thu giữ vũ khí và ra khỏi khu vực đó trước khi trời sáng.

Chúng tôi đã chia sẻ nguồn thuốc men vốn đã cực kỳ hạn chế của mình cho những binh lính địch bị thương. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng may mắn không phải chịu bất kỳ thương vong nào. Nếu như có người bị thương của cả hai bên, bao giờ chúng tôi cũng băng bó và điều trị cho cả hai, không phân biệt. Nếu buộc phải lựa chọn giữa mạng sống của đồng đội với mạng sống của tù binh đối phương, chắc chắn chúng tôi sẽ chọn đồng đội của mình, nhưng nếu chúng tôi không có ai bị thương, chắc chắn chúng tôi sẽ để lại lượng thuốc men quý giá và ít ỏi mà chúng tôi có cho kẻ thù, từ trận đầu tiên cho tới trận cuối cùng.

Chúng tôi sẵn sàng cho những người phê phán chúng tôi tất cả những gì mà đất nước Cuba có, nếu họ tìm thấy bất kỳ một trường hợp nào tù binh bị bắt rồi bị hành hình, hoặc tù nhân bị đánh đập, trong toàn bộ cuộc Chiến tranh giải phóng của chúng tôi.

Tinh thần đó - vì chúng tôi phải chiến đấu chống lại một chế độ độc tài cực kỳ phản động đã gây ra rất nhiều tội ác như vậy, cả tra tấn và thủ tiêu tù binh - vẫn luôn được phát huy trong suốt bốn mươi chín năm qua, kể từ ngày chúng tôi đổ bộ từ con tàu Granraa xuống hôm mồng 2 tháng 12 năm 1956. Ông tính xem đến tháng 12 năm 2005 sẽ là bao nhiêu năm.

Tròn bốn mươi chín năm.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 10:40:56 am »

Suốt bốn mươi chín năm, kể từ ngày chúng tôi từ con tàu Granma đổ bộ lên bờ, nhưng phương châm đó vẫn luôn được tôn trọng: không ám sát, không có nạn nhân là thường dân, không sử dụng các biện pháp khủng bố. Tại sao chúng tôi cần phải làm những trò như vậy? Chẳng bao giờ chúng tôi làm như thế.

Đừng quên những gì tôi vừa nói với ông: khi đó chúng tôi đã đọc một số tác phẩm về Chủ nghĩa Mác-Lênin, và tôi cũng đã cho ông biết chúng tôi nghĩ gì thời kỳ ấy. Chính nhận thức chính trị đó đã định hướng cho những chiến lược của chúng tôi. Ám sát hoàn toàn không cần thiết, một khi anh đã nhận thức được là nó chẳng mang lại kết quả gì tích cực. Tôi đã giải thích những lý do liên quan đến các biện pháp cưỡng đoạt tài sản của các ngân hàng trong hoàn cảnh cụ thể của Cuba - thực ra đó là những lý do liên quan đến khía cạnh thực dụng hơn là nguyên tắc đạo đức. Không có bất kỳ nhà tư tưởng nào của cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng tôi cũng như nhà Mác xít-Lêninnít nào mà tôi biết lại ủng hộ các thủ đoạn ám sát và khủng bố, những hành động có thể gây tổn hại cho thường dân vô tội. Đó là điều tối kỵ trong bất kỳ Học thuyết cách mạng nào.

Còn những sai lầm mà con người ta phạm phải khi nắm quyền lại là một chuyện khác. Tôi đang kể lại cho ông nghe lịch sử những gì chúng tôi đã trải qua. Tôi cho rằng chúng tôi đã viết nên một trang sử mới, đặc biệt là trong việc kiên định một thái độ và hành vi ứng xử đầy chất nhân văn trong suốt ngần ấy năm, cho dù chúng tôi đã phải trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, gian khổ.

Có nhiều trường hợp các tiểu đoàn của Batista bị bao vây và cuối cùng đã phải đầu hàng. Bao giờ chúng tối cũng nhượng bộ quân địch trong những trường hợp như vậy: họ được phép tự do hoàn toàn đi ra. Còn đối với những tên chúng tôi biết rõ là từng phạm phải những nợ máu đối với cách mạng và nhân dân, chúng tôi cũng không bao giờ áp dụng hình phạt cao nhất. Trong thỏa thuận của chúng tôi với mỗi tiểu đoàn, dù có là đơn vị như thế nào chăng nữa, chúng tôi cũng cho phép các sĩ quan chỉ huy giữ lại vũ khí tùy thân. Chúng tôi có chủ trương bất di bất dịch là tôn trọng thể diện của đối phưong. Nếu anh giết họ sau khi họ đã đầu hàng thì những lực lượng sau đó sẽ chống cự đến chết mới thôi, và ngoài ra như thế chỉ tổ tốn đạn, tốn mạng sống vô ích. Nói tóm lại là sẽ không thể giành chiến thắng. Đối phương lúc nào cũng có nhiều vũ khí, nguồn lực và binh lính tinh nhuệ hơn chúng tôi.

Có nhiều trường hợp những tên lính của Batista đã đầu hàng chúng tôi đến ba lần liền, và cả ba lần chúng tôi đều tha cho họ. Vả lại, lần nào họ cũng phải để lại vũ khí cho chúng tôi. Cấp trên của những người lính đó sẽ cử họ sang khu vực khác, tới một tỉnh khác chẳng hạn, nhưng sau đó cả tỉnh đó cũng bị chúng tôi tấn công và đánh chiếm... Chính binh sĩ của đối phương là những người cung cấp vũ khí cho chúng tôi, còn nông dân là những người vừa ủng hộ, vừa cung cấp lương thực để chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Chỉ có quân lính của Batista mới đi càn quét, cướp phá, đốt nhà, giết người. Còn các nông dân luôn nhận ra rằng chúng tôi tôn trọng và bảo vệ họ - chúng tôi trả tiền mua lương thực cho họ và những thứ nhu yếu phẩm khác, thậm chí nhiều khi với giá cao hơn thực tế. Ví dụ như nếu chúng tôi muốn mua một con gà, hoặc một con lợn của một gia đình nông dân nào đó, mà không có ai ở nhà, chúng tôi sẽ để lại một mảnh giấy thông báo cho họ chỗ chúng tôi để tiền khi họ quay về. Chúng tôi không hề nợ nần bất kỳ ai trên những chặng đường chúng tôi hành quân qua. Đó là chính sách nhất quán của chúng tôi đối với nhân dân. Nếu không như vậy, chúng tôi đã không bao giờ có thế giành được cảm tình và sự ủng hộ của bất kỳ ai, và chắc chắn sẽ không thể giành chiến thắng. Trong khi đó những người nông dân của chúng tôi chưa bao giờ được học hành gì, chứ đừng nói là được giáo dục về chính trị. Trước đó trong đội ngũ chúng tôi còn không có ai biết gì về vùng núi Sierra. Nhưng nói thật lòng, không như thế làm sao chúng tôi có thể giành thắng lợi?

Chỉ với chính sách nhu vậy?

Cần khẳng định là không có chính sách đó, chúng tôi không bao giờ có thể giành chiến thắng, và tất nhiên là nếu không có một số khái niệm tác chiến nhất định.

Và ngay khi ở trong vùng núi Sierra, ông và người của mình đã thực thi cái đuợc gọi là “kỷ luật cách mạng”, mà trong đó ông còn áp dụng cả án tử hình?

Thật ra hình phạt đó chỉ áp dụng đối với những trường hợp phản bội. Và số người phải nhận án tử hình cũng chỉ ở mức tối thiểu mà thôi. Tôi nhớ có lần xảy ra nạn trộm cướp lan tràn trong một nhóm vũ trang đang phối hợp chiến đấu với quân Nổi dậy của chúng tôi, khi đó lực lượng của chúng tôi còn chưa lớn mạnh lắm - tất cả chỉ có khoảng 150 người. Mặc dù khi đó chúng tôi đã là một phong trào có khả năng tự phòng thủ và bảo vệ mình, ngăn không bị quân địch hủy diệt - nhưng quan trọng nhất là vì cách chúng tôi đối xử với nhân dân và được họ ủng hộ. Chúng tôi trả tiền cho nông dân mỗi khi chúng tôi nhận bất kỳ thứ gì của họ, thậm chí ngay cả khi họ không muốn lấy tiền, nhưng chúng tôi vẫn trả tiền cho họ tử tế. Tôi có thể cam đoan với ông rằng chúng tôi luôn trả tiền cao hơn mức giá chung ngoài thị trường khi ấy. Như tôi đã nói, chúng tôi luôn thể hiện sự tôn trọng đối với những người nông dân cùng gia đình, vợ con của họ, tôn trọng mùa màng và vật nuôi của họ - thái độ tôn trọng của chúng tôi dành cho họ đã trở thành chuyện đương nhiên. Trong khi đó quân đội của Batista lúc nào cũng thả tay càn quét, cướp bóc, giết chóc...

Vì vậy đối với chúng tôi khi đó việc bùng phát nạn trộm cắp là một chuyện vô cùng nghiêm trọng, và chúng tôi phải trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra tội lỗi này - đó là chuyện hết sức bình thường. Chúng tôi mở các phiên tòa dã chiến để xét xử những kẻ đã cướp phá nhà cửa và cửa hàng của người dân. Vào thời điểm đó, giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, chúng tôi buộc phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình. Đó là điều không thể tránh khỏi và cũng rất hiệu quả, vì từ sau lần đó trở đi không bao giờ có trường hợp nào một chiến sĩ của Quân Nổi dậy lại phạm phải những tội cướp bóc của nhân dân nữa. Một truyền thống đã được tạo nên. Và một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức cũng được thiết lập: tất cả phải tôn trọng nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:02:11 pm »

10

CÁCH MẠNG: NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẦU TIÊN


Quá độ - Chủ nghĩa bè phái - Xét xử công khai nhũng kẻ có nợ máu
- Cách mạng và những người đồng tính - Cách mạng và nhũng người da đen
- Cách mạng và phụ nữ - Cách mạng và tinh thần tự tôn nam giới - Cách mạng và Nhà thờ Công giáo


Tháng Giêng năm 1959, ông và những người của mình đã không hể thành lập một Chính phủ Cách mạng ngay lập tức, thay vào đó các ông đã bắt đầu một giai đoạn quá độ?

Chúng tôi đã thành lập Chính phủ sơ bộ. Tôi đã nói rằng tôi hoàn toàn không có tham vọng trở thành Tổng thống - tôi muốn chứng minh rằng tôi tham gia đấu tranh không phải vì những lọi ích cá nhân. Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm một ứng cử viên, và chúng tôi chọn ra một vị Thẩm phán từng đấu tranh chống lại Batista, chính ông này đã dũng cảm tha bổng những chiến sĩ cách mạng từng bị kẻ thù đưa ra tòa án xét xử.

Manuel Urrutia?

Đúng vậy, chính là Urrutia. Ông ấy được quần chúng nhân dân vô cùng ngưỡng mộ. Có điều thật đáng xẩu hổ là ông ấy quá tham vọng không biết thế nào là khiêm tốn và lý trí.

Khi đó ông không hề muốn trở thành Tổng thống?

Không, tôi không hề quan tâm tới việc trở thành Tổng thống. Điều tôi muốn tiếp tục theo đuổi là cuộc Cách mạng, quân đội, tức là phát triển và hoàn thiện Quân đội Nổi dậy của chúng tôi. Ý tôi là nếu một lúc nào đó diễn ra Tổng tuyển cử, có thể tôi sẽ tham gia tranh cử, nhưng thật sự thì khi đó tôi không hề suy nghĩ nhiều về chuyện này. Tôi chỉ quan tâm tới những điều luật mà Cách mạng sẽ ban hành, và việc thực thi Cương lĩnh hành động Moncada.

Nói cách khác, ông tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang như vậy mà không hề mong muốn trở thành Tổng thống ngay sau khi Cách mạng thành công?

Tôi có thể cam đoan với ông rằng sự thật đúng là như vậy. Tất nhiên ngoài việc không quan tâm cũng còn có những yếu tố khác; có thể đó là lòng kiêu hãnh và sự tự trọng, đại loại như vậy, nhưng vấn đề chính là ở chỗ tôi thực sự không quan tâm. Hãy nhớ là khi đó tôi hầu như được coi là đã chết từ lâu rồi. Tôi chiến đấu để thực hiện một cuộc cách mạng, những danh hiệu phù phiếm không có gì là quan trọng đối với tôi. Sự hài lòng khi được đấu tranh, niềm tự hào trong chiến đấu và thành công cuối cùng, thắng lợi của cuộc cách mạng, đã là một phần thưởng vô cùng lớn lao đối với tôi, lớn hơn bất kỳ chức vụ nào trong bộ máy chính quyền, và một khi tôi nói tôi không quan tâm tới việc trở thành Tổng thống, thì tức là tôi nói một cách hoàn toàn thật lòng và dứt khoát. Phong trào của chúng tôi ủng hộ Urrutia vào chức vụ Tổng thống Nhà nước, và chúng tôi tôn trọng quyết định tập thể này. Ông ấy và đội ngũ lãnh đạo của Phong trào ngày 26 tháng 7 đã tiến hành bổ nhiệm các chức vụ trong nội các, trong đó có cả thành phần những người lãnh đạo Phong trào ngày 26 tháng 7 xuất thân từ tầng lớp trung-thượng lưu, thậm chí là cả những phần tử cực hữu đã tham gia cùng chúng tôi trong quá trình đấu tranh và tất nhiên cũng có cả những người cánh Tả.

Một số người trong đó đã viết hồi ký, và rất nhiều người đã tham gia chiến đấu trong hàng ngũ Cách mạng nhiều năm sau này. Họ đã trải nghiệm những điều rất thú vị để có thể kể lại với mọi người, và họ đã viết rất trung thực những suy nghĩ của mình, những gì họ thảo luận (hoặc đúng hơn là “tranh cãi”) với Che và Camilo.

Vậy Che có nghi ngờ những nhà lãnh đạo đó không?

Che tỏ ra rất ngờ vực và bất tín nhiệm một số người trong đó, bởi vì anh ấy đã chứng kiến một số vấn đề phát sinh trong cuộc nổi dậy trước đó, vào tháng 4 năm 1958, và anh ấy cho rằng một số thành viên của Phong trào ngày 26 tháng 7 mà anh ấy từng nói chuyện tại Villa Clara trong giai đoạn chiến tranh đều là những thành phần tư sản thủ cựu. Trong khi Che rất ủng hộ kế hoạch cải cách ruộng đất, thì những người khác lại bàn bạc về một chương trình cải cách ôn hòa, với các biện pháp bồi thường hoặc đền bù (cho giới địa chủ) gì đó.

Tuy nhiên, Che vẫn ủng hộ việc thống nhất tất cả các lực lượng cách mạng, ở phía bên kia là lực lượng khá đông đảo những người chóng Chủ nghĩa Cộng sản; lực lượng đó cũng khá mạnh mà có nhiều ảnh hưởng, nhưng Che phủ nhận vai trò của họ. Tại Cuba, trong thời kỳ của Chủ nghĩa bài Cộng sản McCarthy, mọi chuyện đều rất nham hiểm và độc địa; sự kỳ thị lan tràn khắp noi, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Và đáng buồn là ngoài tinh thần bài Chủ nghĩa Cộng sản của khá nhiều người, chủ yếu là những người có thành phần xuất thân tiểu tư sản và tư sản mại bản, ngay trong nội bộ những người Cộng sản cũng xuất hiện tình trạng bè phái.

Của những người mang tư tưởng cực tả?

Không, của những người Cộng sản hẳn hoi, những thành viên trong PSP (Đảng Chủ nghĩa Xã hội bình dân) 1. Vì thực ra, xét theo góc độ nào đó, đã hình thành những phương pháp và thói quen bè phái trong giới lãnh đạo.

Đảng này vẫn luôn duy trì quan hệ tốt với tôi, và sau này là với Phong trào ngày 26 tháng 7. Chính cửa hàng sách của họ trên phố Calle Carlos là nơi tôi đã mua được rất nhiều các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác mà tôi đọc ngấu nghiến khi còn là một sinh viên.

---------------------------------------------------------
1. Vào thời gian đó, đây là tên chính thức của Đảng Cộng sản Cuba trước đó, Tổng Bí thư lúc đó là Bias Roca; Carlos Rafael Rodriguez cũng là một thành viên.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:04:35 pm »

Khi phong trào của chúng tôi, hình thành sau cuộc đảo chính được tổ chức lại và tiến hành tấn công vào khu trại lính Moncada trong một nỗ lực nhằm lật đổ chế độ độc tài khi đó mà đại đa số quần chúng nhân dân đều căm ghét, chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc tấn công diễn ra một cách bí mật tuyệt đối, theo đúng yêu cầu của một hành động bất ngờ loại đó. Tôi đã đề cập rất chi tiết về sự kiện này. Trong giai đoạn đàn áp diễn ra sau đó, nhiều lãnh đạo Cộng sản, trong đó có cả Lazaro Pena, bị lực lượng an ninh của chế độ Batista bắt giữ, chúng còn lùng bắt cả Bias Roca. Trong khi đó Bias Roca đã rời Havana đi Santiago từ trước ngày 26 tháng 7. Cũng chính trong khu xà lim nơi tôi bị biệt giam trong một xà lim có gắn những thanh chấn song bằng thép cực kỳ kiên cố, tôi đã trông thấy Lazaro Pena đi qua hành lang bên ngoài với vẻ mặt hiên ngang, bất khuất - anh ấy cũng bị bắt, chúng buộc tội anh ấy đồng lõa với những người tổ chức cuộc tấn công. Một số người cánh tả, ở nước ngoài, đã so sánh cuộc tấn công của chúng tôi với vụ đảo chính trong quán bia giống như những gì Hitler đã làm tại Đức năm 1923. Tôi cũng không thể trách họ được, vì không ai có thể hiểu được ý nghĩ riêng tư của những người thực hiện một hành động như vậy, và không có ai ở trong vị trí của chúng tôi để hiểu rằng một chiến thuật mới đã ra đời, trong số hàng nghìn phương pháp đấu tranh nhằm thay đổi xã hội. Khi những người trong nhóm chúng tôi lại được bước ra ngoài phố - chúng tôi đã được thả dưói sức ép của công luận - chúng tôi lại bắt liên lạc ngay với những đồng chí Cộng sản cũ của mình trong phong trào giành quyền tự trị cho trường đại học. Flavio Bravo, cựu thành viên trong Tổng bộ Thanh niên Peebles, là cơ sở của tôi. Trong thực tế, Phong trào ngày 27 tháng 7 và Đảng PSP chính là đồng minh của nhau, và họ cũng đã biết về kế hoạch trốn sang Mêhicô để tiếp tục đấu tranh của chúng tôi, và giới lãnh đạo của đảng PSP cũng biết rằng về nguyên tắc thì kế hoạch của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với cương lĩnh hành động của họ; tất nhiên là họ muốn duy trì liên lạc và tiếp tục hiệp đồng với chúng tôi trong cuộc chiến chống lại chế độ độc tài.

Năm 1956 đang qua đi. Tại Mêhicô, chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, rất nhiều người chúng tôi đã bị Cảnh sát Mêhicô bắt giữ. Tình hình tại Cuba vẫn chưa chín muồi. Theo như những luận điểm của phong trào Cộng sản, chỉ có thể tiến hành cách mạng sau khi có những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và tài chính. Những điều kiện cụ thể trong nửa cuối năm 1956 không hoàn toàn thuận lại để một cuộc cách mạng có thể nổ ra. Flavio Bravo đã đến Mêhicô thăm chúng tôi. Anh ấy mang đến cho chúng tôi quan điểm của đội ngũ lãnh đạo Đảng mình và đề nghị chúng tôi hoãn hành động. Flavio cũng giống như một người anh. Rất có thể chúng tôi đã quá coi trọng lời thề của chính mình rằng ngay trong năm 1956 đó hoặc chúng tôi sẽ là những con người tự do hoặc là những chiến sĩ hy sinh vì lý tưởng. Nhưng không ai chịu từ bỏ những gì mình tin tưởng, và bản thân tôi cũng hoàn toàn tin tưởng những gì chúng tôi đang làm khi đó.

Vậy là ngay trong năm đó chúng tôi vẫn rời Mêhicô, chúng tôi đổ bộ lên đất Cuba, và ba ngày sau khi lên bờ chúng tôi phải chịu một trận càn quét ác liệt của đối phương ở Algría de Pió. Tôi đã kể cho ông nghe chuyện đó rồi. Địch đang điên cuồng đàn áp và khủng bố hòng đập tan cuộc đấu tranh của chúng tôi: rất nhiều đồng chí bị giết hại. Những người Cộng sản đã lên án mạnh mẽ hành động giết người này. Chế độ độc tài tàn bạo của Batísta ngày càng trở nên hung tợn, chúng dám làm tất cả để thỏa mãn lòng căm thù của mình bằng cách giết hại rất nhiều chiến sĩ cách mạng trong tháng 12 năm đó, trong đó có nhiều lãnh tụ Công đoàn là Đảng viên Cộng sản.

Tất cả đều trở nên hoang mang, mất phương hướng. Các giả thuyết thay nhau xuất hiện để phân tích và lý giải về những nhân tố khách quan, chủ quan đang chi phối tình hình, nguyên nhân của những khó khăn trong hiện tại - tất cả những điều đó đều được đăng tải trên một tờ tạp chí cánh tả nhưng không có quan hệ gì với Phong trào ngày 26 tháng 7 - như theo lời kể của một đồng chí của chúng tôi, người cũng đổ bộ vào Cuba trên con tàu Granma và sau đó bị địch bắt giam. Trong những ngày vô cùng khó khăn đó, trong vùng núi non Sierra hiểm trở, những người sống sót chúng tôi vẫn tiếp tục tin tưởng rằng trong hoàn cảnh như vậy chúng tôi càng phải quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Tất nhiên là trong hoàn cảnh cụ thể của Cuba, những điều kiện chủ quan cũng có vai trò hết sức quan trọng.

Cuối cùng cũng đến thời kỳ những người sống sót của con tàu Granma, với sự hỗ trợ của các đồng chí khác và đội ngũ tăng cường trẻ từ Manzanillo, Bayamo, Santiago cùng những nơi khác được Frank Pais và Celia Sanchez Manduley gửi đến cho chúng tôi, tổ chức lại được đội hình chiến đấu lúc này đã trở nên dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, và mặc dù quy mô còn rất nhỏ, chỉ có khoảng 250 người, nhưng chúng tôi đã có thể mở rộng các hoạt động chiến đấu của mình tới tận Santiago de Cuba, qua bốn thê đội độc lập, và chiếm lĩnh khu vực chiến lược ở miền đông hòn đảo.

Nhà lãnh tụ lịch sử của Đảng Chủ nghĩa Xã hội Bình dân, Bias Roca, là một người có thành phần xuất thân từ tầng lớp dưới, ông sinh ra và lớn lên ở Manzanillo, ông là hoàn toàn tự học, nhưng õng đã nỗ lực không biết mệt mỏi trong công cuộc truyền bá những tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và phát triển Đảng Cộng sản ở Cuba. Bias Roca cũng có thời gian phải sống lưu vong bên ngoài Cuba, vì những lý do nhất định. Trong thời gian đó, Aníbal Escalante, trên cương vị Bí thư của Đảng, đã tạm đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Đến khi Cách mạng thành công, ông ta đã có những ảnh hưởng rất lớn, đến nỗi ông ta hầu như trở thành Chủ tịch thực sự của Đảng này. Ông ta là một nhà tổ chức rất có năng lực, thông minh và tháo vát, nhưng lại mang nặng tư tưởng bè phái và cục bộ, lúc nào cũng chỉ muốn xoay xở và lèo lái mọi chuyện sao cho có lợi nhất đối với Đảng mình. Đó là những chiến thuật cũ rích, những ám ảnh lạc hậu, của một giai đoạn trong lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản - một trạng thái ấu trĩ trong nhận thức, xuất phát từ tư tưởng hẹp hòi, phân biệt và bài Cộng sản mà con người ta đã phải lệ thuộc từ lâu.

Trong những ngày đầu tiên của Cách mạng, sau khi chiến tranh kết thúc, họ vẫn thể hiện tư tưởng cục bộ, bè phái đó đối với với Phong trào ngày 26 tháng 7, bất chấp mối quan hệ vốn rất tuyệt vời của chúng tôi. Đó là những phương pháp hành xử mù quáng, sai lầm, nhưng lại được vận dụng bởi chính những con người đáng kính trọng, những người sẵn sàng xả thân vì lý tưởng, họ đều là những nhà cách mạng chân chính và nhiệt thành đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Chính Anibal Escalante là người đã chủ trương áp dụng phương pháp kèn cựa đó vào tổ chức của mình, và cùng với nó ông ta đã tạo nên tình trạng bè phái vô cùng nghiêm trọng, phá hoại sự đoàn kết của phong trào - đó là khi chúng tôi đã thành lập ORI 1, và đã có một ủy ban lãnh đạo toàn quốc. Vậy là tôi đã phải công khai đả phá hiện tượng này - đó là cách duy nhất để tôi có thể thay đổi tình hình tồi tệ mà họ đã gây nên. Điều đáng buồn là chính Anibal, trong nội bộ đội ngũ lãnh đạo của Đảng mình, đã từng nhiệt thành ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang chống Batista.

Bất chấp những sai lầm đáng tiếc như vậy, sự đoàn kết của cách mạng vẫn được bảo đảm. Trong chừng mực có thể, tôi đã quyết định không thèm chấp sự lèo lá như vậy về mặt chính trị. Tôi không hơi đâu mà đếm xỉa đến sự ganh đua phù phiếm như vậy - điều quan trọng nhất là những người cách mạng có khát vọng thay đổi xã hội và thế giới phải luôn thể hiện đức tính khiêm tốn và tinh thần đoàn kết, nhất trí. Tôi đã luôn tỏ ra bình tĩnh và thoải mái nhằm duy trì sự đoàn kết trong những hoàn cảnh khó khăn đó.

--------------------------------------------------------
1. Năm 1961, trong nỗ lực củng cố lực lượng của Cách mạng, Phong trào 26/7 sáp nhập với Ban lãnh đạo cách mạng 13/3 và Đảng Xã hội Chủ nghĩa bình dân để thành lập Tổ chức Cách mạng hợp nhất, ORI. Sau đó, ORI trở thành Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Cuba (PURSC), và năm 1965 thì trở thành Đảng Cộng sản Cuba.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:17:33 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #107 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:10:26 pm »

Anibal chưa bao giờ là một người phản bội, bản thân tôi cũng không hề oán ghét gì ông ấy, hay có bất kỳ sự trách móc nào. Anh trai ông ấy, Cesar, đảm nhiệm cương vị Bí thư Chính trị của ORI, người không may qua đời rất sớm chỉ vài năm sau khi Cách mạng thành công, là một trong những người Cộng sản trung thực, chí công vô tư và kiên trung nhất mà tôi từng vinh dự được biết trong đời. Tất cả chúng tôi đều rất đau lòng khi thấy anh ấy phải trải qua thời gian dài đấu tranh với bệnh tật hiểm nghèo. Tôi đã hy vọng rất nhiều vào những loại thuốc mới mà chúng tôi tìm kiếm để chữa trị cho anh ấy. Có lẽ nếu là ngày nay thì chúng tôi đã cứu được anh ấy rồi.

(Nhưng quay lại với chủ đề chính trong cuộc trò chuyện của chúng ta, tôi có thể nói rằng hòn đảo nhỏ bé của chúng tôi đã từng rất cô độc trong cuộc tranh giành quyền lực giữa đế quôc siêu cường và Chính phủ Liên Xô - sau này Liên Xô tan rã và chỉ còn nước Đế quốc kia trở thành siêu cường duy nhất - nhưng chúng tôi vẫn đứng vững và chứng minh một điều ràng không có gì là không thể.

Trong cuộc sống thực tế, nhũng sự kiện lịch sử và chính trị vĩ đại của thế giới cũng như các cuộc đấu tranh của những người tin theo tinh thần Công xã Pari luôn gắn liền với kết cục bất hạnh dành cho nhũng kẻ thống trị đê hèn của Chủ nghĩa Đế quốc, những kẻ đã cướp đi không chỉ của cải và mồ hôi, xưong máu, của nhân dân, mà còn cả độc lập và những khía cạnh tốt đẹp nhất trong lịch sử và truyền thống của một đất nước. Nhân dân chúng tôi đã làm nên những chiến tích phi thường, và hy vọng chúng tôi sẽ tiếp tục viết nên những trang sử đẹp trong cuộc đấu tranh kiên trì vì một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người). - Đoạn này có nội dung không thật sự phù hợp với câu chuyện đang trao đổi giữa Fidel với tác giả - Người dịch.)


Khi chiến tranh kết thúc, ông và những người của mình đã thề sẽ đưa ra xét xử vả kết án tử hình những thành viên trong lực lượng đàn áp của chế độ độc tài Batista, và các ông đã thành lập những “Tòa án Cách mạng” để thực hiện cuộc thanh trừng mà nhiều nhà quan sát đánh giá là quá mạnh tay.

Đúng là họ bị đưa ra xét xử, nhưng chí có rất ít người bị kết án tử hình.

Ông có cho rằng đó là một sai lầm?

Cho rằng cái gì là sai lầm cơ?

Những phiên tòa công khai được tiến hành vài tuần sau khi Cách mạng thành công và những cuộc hành hình sau đó.

Tôi nghĩ là có chăng chỉ có sai lầm trong cách thức chúng tôi tiến hành những phiên tòa đó, chúng tôi đã sử dụng những nơi công cộng và cho phép đông đảo quần chúng nhân dân tham dự những phiên xét xử vì họ đang vô cùng căm phẫn trước hàng nghìn tội ác dã man mà những người bị kết tội đã gây nên. Điều đó có thể mâu thuẫn, và quả thật là đã mâu thuẫn, với tư tưởng của chúng tôi về công lý. Và phía Mỹ đã lợi dụng để khai thác vấn đề này một cách rất tinh vi. Chúng tôi cũng không bận tâm tới việc sửa chữa sai lầm không thể bác bỏ đó (trong cung cách tổ chức xét xử). Nhưng dù sao những kẻ phạm tội ác diệt chủng đã bị xét xử và trừng phạt theo đúng những điều luật được thông qua từ rất lâu trước khi Cách mạng thành công, trong khi chiến tranh còn tiếp diễn. Chúng tôi không bao giờ hối tiếc vì đã làm như vậy, mậc dù tôi cảm thấy rất thương hại khi nhớ lại rằng chắc chắn những kẻ bị buộc tội đã cảm thấy vô cùng đau khổ khi phải hứng chịu lòng căm phẫn của quần chúng nhân dân có mặt trong các phiên tòa xét xử những tội lỗi ghê tởm mà chúng đã gây ra.

Tôi đã từng ở Colombia trong sự kiện “Bogotazo”, mà chúng ta đã trao đổi, và tôi hiểu thế nào là cuộc nổi dậy của cả một dân tộc. Còn ở Cuba này, khi Machado bị lật đổ năm 1933, những người của Machado đã bị kéo lê trên phó, có cả những hình thức tra tấn và hành hình rất dã man, nhà cửa bị tấn công và đập phá, mọi người ai củng hăm hở trả thù, trừng trị... Vì vậy trong suốt cả cuộc chiến, khi nghĩ về tình trạng bạo lực lan tràn có thể xảy ra sau thắng lợi của cuộc cách mạng nhân dân, chúng tôi đã liên tục cảnh báo người dân cả nước về chuyện đó. Đến khi chiến tranh sắp kết thúc, chúng tôi có một Đài phát thanh công suất một kilô-oát trên đỉnh núi - vào những giờ nhất định làn sóng của chúng tôi có lượng thính giả rất lớn, còn lớn hơn tất cả những Đài phát thanh khác của toàn đất nước cộng lại - qua đó chúng tôi thường xuyên nhắc nhở người dân rằng Phong trào của chúng tôi không muốn chứng kiến cảnh có những người bị kéo lê trên phố, những cảnh trả thù cá nhân, vì sớm hay muộn thì công lý cũng sẽ được thực hiện. Chúng tôi vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ những phiên tòa Nuremberg xét xử những tên đầu sỏ phát xít mới diễn ra trước đó khoảng mười hai năm, sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Không ai nói rằng cuộc Cách mạng của chúng tôi là cuộc cách mạng duy nhất mà trong đó những phần tử tội phạm chiến tranh bị xét xử và đưa ra trước công lý, cuộc cách mạng duy nhất không có cảnh trộm cướp, không có cảnh kéo lê người trên phố, không có những kẻ lợi dụng trả thù cá nhân. Không có ai từng bị đám đông tra tấn hội đồng. Không phải là vì quần chúng nhân dân không muốn vậy. Vì những tội ác mà đám tay chân ác ôn của Batista gây nên, những kẻ nghĩ rằng chúng có thể mắc nợ máu rồi thoát tội một cách dễ dàng, quả là cực kỳ khủng khiếp. Và nếu như không có những trận tra tấn hội đồng, thì nguyên nhân chính là vì sự nhất quán và cam kết của chúng tôi: “Những tội phạm chiến tranh sẽ bị đem ra xét xử trước Tòa án của Công lý và nhận hình phạt thích đáng, để làm gương cho kẻ khác”.

Chúng tôi tuân thủ chặt chẽ Cương lĩnh hành động Moncada. Tất cả mọi người đều biết rõ Cương lĩnh đó. Tuy nhiên, kẻ thù đã lọi dụng việc chúng tôi trừng trị những tên tội phạm chiến tranh đó để bôi nhọ cách mạng, ngay cả khi cách hành xử của chúng tôi là vô cùng mẫu mực. Chúng tôi chỉ phạm một sai lầm duy nhất mà tôi đã giải thích với ông: có quá nhiều người tham gia vào những phiên xét xử...

Thậm chí còn có một phiên tòa công khai được tiến hành trong sân vận động.

Đúng là có, nhưng đó là một chuyện khác, hoàn toàn đúng với bản chất của con người chúng ta. Những tên ác ôn gây ra tội ác dã man ở khắp mọi nơi, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ rằng chúng đáng bị trừng trị một cách nghiêm khắc nhất, nhưng đến lúc tên tội phạm đó bị kết án và chuẩn bị đưa ra hành quyết, lại có những người phản ứng bằng cách bày tỏ sự buồn rầu, thậm chí là cả lòng thương hại.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #108 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:14:21 pm »

Thương hại những kẻ sắp bị hành hình.

Có sự mâu thuẫn giữa một bên là khía cạnh lý trí, mọi người đều ý thức rằng hình phạt đó là thích đáng, - họ cũng hoàn toàn tin rằng những tội ác mà bọn ác ôn đó gây ra là vô cùng đáng ghê tởm - với một bên là khía cạnh cảm xúc: họ phản đối án tử hình. Như tôi đã nói, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tại Nuremberg đã có các phiên tòa xét xử những tên tội phạm chiến tranh của Đức Quốc Xã, một số tên bị kết án tử hình, một số bị án tù chung thân, và số còn lại cũng đều phải nhận những bản án vô cùng nghiêm khắc. Tôi nhớ là tên Rudolph Hess, kẻ đã chỉ huy lực lượng nhảy dù xuống nước Anh, cũng đã phải ngồi tù tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu năm; tóm lại là có rất nhiều tên đã bị treo cổ, và những tên trùm Đức Quốc Xã đều đáng được coi là những nhà vô địch Olympic về mức độ tàn ác.

Chúng tôi cũng phải đối mặt với những quyết định khó khăn mỗi khi có vấn đề mang tính sinh tử xảy ra - một trường hợp phản bội hoặc làm gián điệp nguy hiểm. Trong những trường hợp như vậy bao giờ Tòa án binh cũng có thể kết án tử hình. Nhưng trong suốt hai năm chiến đấu trong vùng núi, cũng chỉ có rất ít trường hợp bị tử hình. Ông biết thế nào không? Người của chúng tôi ai nấy đều thoái thác thực hiện công việc đó; chúng tôi phải tốn nhiều công sức lựa chọn những người phải đứng ra thực hiện cái nhiệm vụ khó khăn này trong một số ít trường hợp khi bắt buộc phải áp dụng án tử hình.

Vậy là các ông đã phải áp dụng án từ hình từ trước khi Cách mạng thành công, ngay khi còn trong vùng núi Sierra?

Vâng, Bởi vì có những kẻ gây nguy hiểm cho toàn bộ lực lượng du kích của chúng tôi. Thậm chí có những tên phản bội đã ba lần liền chỉ điểm cho lực lượng của Batista càn quét tới vị trí trú ẩn của chúng tôi. Một trong những người đầu tiên tham gia vào Quân đội Nổi dậy đã bị quân của Batista bắt và sau đó trở thành một tên phản bội 1. Thông thường thì hay bị quân của Batista bắt nhất là những người lính trinh sát, những người lính liên lạc phụ trách chuyển thư từ trên núi xuống các vùng xung quanh. Thậm chí có những người rất tốt bị rơi vào trận địa phục kích của chúng tôi; ban đầu họ là tù binh của kẻ thù với nhiệm vụ, mà họ giả vờ là đang thực hiện - tức là dẫn quân địch đi tìm diệt chúng tôi - trong khi ý đồ thực sự của họ là đánh động cho chúng tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Phải nói là nhờ phép màu họ mới thoát được trận phục kích của chính những người đồng đội.

Người của Batista thỉnh thoảng vẫn sử dụng những phương pháp cũ rích: nếu chúng nhận thấy một người nào đó sẵn sàng phản bội chúng tôi, chúng sẽ bảo anh ta rằng chúng sẽ tha mạng sống và ban cho cả những phần thưởng vô cùng hậu hĩnh nếu anh ta tiết lộ nơi chúng tôi đang trú ẩn để có thể tiến hành truy quét và tiêu diệt chúng tôi, hoặc không thì ít nhất chúng cũng đề nghị kẻ phản bội đó quay lại doanh trại và tìm cách ám sát tôi.

Nhưng vâng, có những lúc chúng tôi phải xét xứ và hành quyết kẻ phản bội. Không có cách nào khác cả, và chúng tôi cũng không hề băn khoăn, do dự gì khi làm thế.

Còn những gì xảy ra sau này, với những Phiên tòa xét xử công khai ở Havana, thì đúng là một sai lầm. nhưng sai lầm đó không hề xuất phát từ lòng căm thù mù quáng hoặc sự tàn nhẫn. Chúng tôi không hề sai khi đưa ra xét xử những tên ác ôn giết hại hàng chục nòng dân không ghê tay, có điều chúng tồi đã thiếu chín chắn khi xét xử chúng trong một phòng xử án nơi có đến hàng nghìn người dân tham dự để sự căm phẫn đối với kẻ giết người 2.

Ví dụ như trong một Sân vận động?

Ông phải hiểu rằng đó không phải là một Sân vận động khống lồ kiểu đấu trường La Mã, cũng không phải là một Sân bóng chày, chẳng qua đó là những hình ảnh xuyên tạc do bộ máy tuyên truyền của Chủ nghĩa Đế quốc dựng lên để chống lại chúng tôi. Về cơ bản chúng tôi vẫn thành lập những Tòa án bình thường để tiến hành những phiên xét xử rồi trừng phạt những kẻ phạm tội ác chiến tranh. Còn phiên xét xử ở Sân vận động mà ông nói tới chỉ là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng tôi cũng phải công nhận rằng: khi chứng kiến một kẻ bị xét xử trước hàng nghìn người khác, và cho dù hắn có là kẻ giết người tàn bạo nhất đi chăng nữa, ta vẫn không khỏi cảm thấy áy náy và thương hại.

Trông như một bài học làm gương, một lời cảnh tỉnh cho những người khác.

Thì đúng là như vậy, nhưng về sau chúng tôi đã chấn chỉnh.

----------------------------------------------------------
1. Ở đây, Castro muốn nói đến Eutimio Guerra, một nông dân đã tham gia phong trào du kích từ trước khi diễn ra trận chiến đấu đầu tiên ở La Plata. Guerra bị quân đội của Batista bắt làm tù binh, và để đổi lấy sự hậu đãi về vật chất, ông ta đã bị thuyết phục hành động ám sát Castro hoặc giúp sức để triệt phá lực lượng du kích và thực sự ông ta đã gây ra hành động này hai lần. Hành động phản bội của ông ta bị phát hiện và Guerra bị bắt sống, bị xét xử và bị xử tử vào ngày 17 tháng 2 năm 1957, cùng ngày Castro được phỏng vấn bởi Herbert Matthews. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

2. Jesus Sosa Blanco, một sĩ quan quân đội dưới thời Batista bị buộc tội đã giết 108 người. Một trong những tội ác dã man của ông ta là đã giết đồng loạt hàng chục nông dân biểu tình hòa bình ờ làng Oro de Guisa, Sierra Maestra, trong số đó có 9 người trong gia đình Argote, ông ta bị xét xử ở Sân vận động Sports City ở Havana ngày 22 tháng 1 (ngày tháng liên quan đến sự kiện này rất khác nhau; có nguồn tin nói đó là ngày 18 tháng 1) năm 1959, bị kết án tử hình và bị xử tử.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:19:48 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #109 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 02:24:36 pm »

Trong những lời đả kích nhằm vào Cách mạng thời kỳ đầu tiên đó, có nhiều nguời khẳng định rằng Chính quyền Cách mạng đã có thái độ quá tàn bạo, quá đàn áp, đối với những người đồng tính, thậm chí nguời đồng tính còn bị tống vào những khu trại cải tạo, nơi họ bị giam giữ và đày đọa, ông có thể nói gì về vấn đề này?

Tức là ông đang muốn nói đến những cáo buộc về việc chúng tôi đàn áp người đồng tính. Tôi sẽ giải thích nguyên nhân từ đâu mà lại có những lời cáo buộc đó. Tôi có thể bảo đảm với ông rằng hoàn toàn không có chuyện đàn áp hoặc đầy đọa những người đồng tính, và những trại cải tạo dành cho họ lại càng không có.

Nhưng đã có rất nhiều báo cáo, rất nhiều nhân chứng đã trình bày về sự tồn tại của chúng 1.

Họ nói là có chuyện gì nào? Trong những năm đầu tiên đó, chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi đã phải huy động gần như toàn bộ đất nước để đối phó với những mối đe dọa mà chúng tôi đang phải đối mặt, nhất là mối đe dọa về một cuộc xâm lược do Mỹ tiến hành lúc nào cũng treo lơ lửng, và thực tế là đã có rất nhiều biến cố xảy ra: “cuộc chiến bẩn thỉu”, vụ đổ bộ xuống Vịnh Con lợn, vụ khủng hoảng tháng Mười (Khủng hoảng Tên lửa Cuba)... Trong giai đoạn này, tất nhiên là có rất nhiều tù nhân đủ các loại.

Chúng tôi đã phải thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sụ bắt buộc. Sau đó chúng tôi nhận thấy có ba vấn đề phát sinh: thứ nhất những người lính phải có trình độ văn hóa ở mức nhất định để có thể sử dụng các loại vũ khí trang bị hiện đại, bởi vì không thể nào đáp ứng được yêu cầu của quân đội nếu mói chỉ học hết lớp hai, lớp ba, hoặc thậm chí là kể cả lớp sáu - tối thiểu cũng phải là học hết lớp bảy, lớp tám, lớp chín, hoặc thậm chí là hơn nữa. Chúng tôi phải lựa chọn nhiều sinh viên đại học, và thậm chí còn phải sử dụng những người đã tốt nghiệp. Ví dụ như để vận hành một khẩu đội tên lửa đất đối không, chúng tôi cần những chiến sĩ đã tốt nghiệp cao đẳng.

Ngành tự nhiên và kỹ thuật.

Chắc chắn rồi, tôi cũng tin là ông biết vậy. Chúng tôi cần đến hàng trăm nghìn người có năng lực, tất cả những chuyện này cứ kéo tới như hiệu ứng dominô vậy, không chỉ cho những chương trình giáo dục cấp tốc, mà còn trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng. Thậm chí nhiều người cũng không được học hành bài bản và đầy đủ cho lắm, nhưng đất nước vẫn rất cần đến họ vì sự khan hiếm nhân lực tại những trung tâm sản xuất chủ yếu. Đó là vấn đề thứ nhất mà chúng tôi phải giải quyết.

Thứ hai, có một số tín đồ của các nhóm tôn giáo, xuất phát từ vấn đề nguyên tắc hoặc giáo điều tín ngưỡng, đã nhất định không chịu quy phục dưới một ngọn cờ chung, mà cụ thể là họ từ chối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thỉnh thoảng cũng có những người sử dụng vấn đề đó làm cái cớ để phê phán hoặc có một số hành động thù địch.

Thứ ba là vấn đề xoay quanh những người đồng tính. Hồi đó những người đồng tính không được phép gia nhập quân đội. Thực tế là dư luận xã hội khi đó tỏ ra đặc biệt khắt khe với những người đồng tính, và khi Cách mạng thành công, trong giai đoạn mà chúng ta đang nói tới, đất nước chúng tôi vẫn còn mang nặng tư tưởng tự tôn nam giới, và tất cả đều rất kiên quyết phản đối việc cho người đồng tính tham gia phục vụ trong các đơn vị quân đội.

Chính những yếu tố đó đã khiến chúng tôi không thể triệu tập họ đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng chính điều đó lại trở thành một vấn đề nhạy cảm, vì một khi họ không bị gọi đi thực hiện nghĩa vụ đóng góp và hy sinh, và thế là nhiều người vin vào đó để ngày càng bài xích, cũng như công kích người đồng tính dữ dội hơn.

Do vậy chúng tôi đã thành lập ra Unidades Militares de Ayuda a la Producción (UMAP), nghĩa là Các đơn vị Quân sự hỗ trợ Sản xuất, dành riêng cho những người không phải thực hiện nghĩa vụ trong quân đội chính quy vì lý do này hay lý do khác. Câu chuyện là như vậy.

Và đó không phải là nhũng trại cải tạo tập trung.

Các đơn vị như vậy được lập ra trên phạm vi toàn quốc, thực hiện rất nhiều các loại công việc khác nhau, chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, ông phải hiểu là không chỉ có những người đồng tính mới phải chịu tác động, mặc dù tất nhiên họ là một thành phần trong đó, vì toàn bộ những người đủ điều kiện đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đó là một nghĩa vụ mà tất cả mọi công dân trên cả nước đều phải thực hiện.

Nguyên nhân của vấn đề xuất phát chính từ đó, và sự thật những đơn vị như vậy hoàn toàn không phải là các trại giam, hay trại cải tạo - ngược lại là khác, chúng tôi có gắng làm tất cả để nâng cao tinh thần của những người được đưa tới đây, tạo cho họ cơ hội được làm việc, được phục vụ và giúp đỡ tổ quốc trong lúc khó khăn. Rất nhiều người vì những lý do tôn giáo đã có cơ hội để giúp đỡ đất nước theo một cách khác; họ không tham gia phục vụ trong các đơn vị chiến đấu, mà thay vào đó là các đơn vị lao động, sản xuất, và căn cứ theo mức độ đóng góp cũng như công sức mà họ bỏ ra, thì chúng tôi cho rằng họ cũng được hưởng lại từ những thành quả của cách mạng không kém gì so với hàng trăm nghìn thanh niên khác khi đó đang phục vụ trong các đơn vị của lực lượng vũ trang.

Tất nhiên là về sau, trong một chuyến thăm tỉnh Camaguey, khi đi một vòng quanh những nông trường như vậy, tôi đã nắm được những khuynh hướng lệch lạc so với tinh thần ban đầu của kế hoạch, vì tôi cũng không thể phủ nhận rằng đã có những sự kỳ thị và phân biệt đối xử nhất định đối với người đồng tính. Chính tôi đã đề nghị xem xét lại Chủ trương này. Do đó những đơn vị sản xuất như vậy chỉ tồn tại trong vòng có ba năm.

Và về sau nữa, sau khi những khiếm khuyết đầu tiên đã được khắc phục, Đoàn Thanh niên Lao động của chúng tôi đã ra đời nó được thành lập cách đây hơn ba mươi năm. Thành viên của tổ chức này trước hết sẽ trải qua những khóa huấn luyện quân sự, sau đó công việc chủ yếu của họ là tham gia vào công cuộc tăng gia, sản xuất, phục vụ đất nước. Họ đã đóng góp vào việc kiến thiết nhà cửa, trường học, xây dựng và sửa chữa đường sắt, cũng như tham gia trực tiếp vào rất nhiều công việc khác liên quan đến lĩnh vực kinh tế và cơ sở hạ tầng. Nhưng đóng góp quyết định nhất của Đoàn Thanh niên Lao động là ở trong lĩnh vực nông nghiệp tại những vùng thiếu nhân lực trên khắp đất nước. Vai trò vô cùng đáng biểu dương của Đoàn Thanh niên trong những thời khắc khó khăn của giai đoạn đặc biệt đó đã khiến họ được nhân dân tin yêu và ngưỡng mộ.

----------------------------------------------------------
1. Từ được Ramonet sử dụng trong câu hỏi của mình đó là testimomos có nghĩa là báo cáo chứng kiến tận mắt các sự kiện. Tuy nhiên, một testimonios có thể còn có nghĩa rộng hơn thế, bởi vì ở khu vực châu Mỹ La-tinh từ này thường được dùng để chỉ những người không biết đọc, biết viết. Điều mà Ramonet muốn nói ở đây đó là, người dân đưa ra những tài liệu bằng chứng mà họ thấy được trong các trại lính đó. Một trong những trường hợp đó là Reinaldo Arenas (1943-1997), trong cuốn tự truyện của mình Trước khi đêm về (New York: Penguin, 1994). Ngoài ra còn có một số tác phẩm viễn tưởng liên quan đến chủ đề này, đặc biệt là các tác phẩm của Arenas. Ví dụ, có thể xem “Ngôi sao sáng nhất” (“Arturo, la estrella mas brillante”) trong tác phẩm Rosa già nua (New York: Grove Press, 1989).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM