Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Năm, 2024, 11:41:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200489 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #520 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2014, 07:27:33 pm »

    “Tiếp”   PHẦN II  “Có một cuộc đời……”

           GĂP ĐƯỢC CHỦ NHÂN CỦA BÀI THƠ BẤT HỦ.

     Chiều muộn. Hoàng hôn đã vừa tắt. Xa xa đằng Tây chỉ còn lại vầng ráng đỏ nhạt in  lên phía chân trời. Bến sông Châu giờ người đã vắng. Thương binh giờ này chắc họ đã lo xong ăn bữa  cơm chiều. Nhân viên, những người tắm muộn cũng đã về. Bến sông Châu giờ chỉ còn lại mình tôi.

   Đợi lát nữa cho mái tóc khô thêm rồi mình cũng phải về thôi! Về muộn chị em  trực bếp lại chẳng được vui vì phải đợi một xuất cơm. Tay cắp chậu quần áo, chân tôi chậm rãi đi lên khỏi dốc đê. Đã mấy hôm công việc bận bịu. Hôm nay gội được mái đầu thấy nhẹ hết cả người. Lên đê cao thấy mát hơn, gió  vẫn đang từ phía dòng sông đuổi theo mình lên dốc mà lùa vào qua những mắt lá trong rặng nhãn xanh um chen lẫn Phi Lao hai bên bờ đê thoai thoải.  Nhìn qua bãi dâu xanh về khu nhà tập thể. Thấp thoáng bóng cái Xâm, cái Hải vẫn còn đang thu quần áo. Có lẽ chúng nó cũng chưa ăn cơm, mình phải rảo bước lên thôi về cùng ăn với hai đứa cho vui.

-   Tôi xin chào cô lính Quân y.
Có tiếng ai đó nghe giọng như lơ lớ miền trong, có phải họ chào mình?

     Tôi quay sang phía có tiếng vọng của người chào. Đúng rồi! Dưới triền đê thoai thoải. Một người thương binh đang  nằm trên cái võng dù mỏng tang màu lá rừng, hai sợi dây dù hai bên đầu võng mắc vào hai thân cây nhãn. Tôi tiến lại gần và dừng lại và đúng là anh ấy đã chào mình.

-   Em chào anh!

      Thấy tôi dừng lại trả lời, anh thương binh vội vã ngồi dậy, hai chân thả xuống nền đất, một tay anh vội đỡ chiếc túi dết to bằng da màu đen đặt lên phía đầu võng, một tay anh vặn nhỏ lại tiếng đài đang nói.

      Hai chân anh đạp đất đưa nhẹ chiếc võng dù . Một thoáng nhìn thôi, tuy anh vẫn ngồi nhưng tôi trông cũng đoán anh có dáng người cao dỏng, màu da chiến trường đen xạm, hàm răng hơi hô, màu xỉn, vẻ mặt trầm tư, đôi mắt một mí hơi buồn.

      Chất giọng của anh đúng là của người miền trong thật rồi, nhưng không biết là người quê Nghệ An hay Hà Tĩnh.  Anh cười rất hiền, giọng rất nhẹ.

-   Cô Quân y cho anh hỏi thăm một chút được không?

-   Dạ vâng! Anh cứ hỏi ạ!

-   Có phải em là cô quân y ở phòng Hóa Nghiệm mà lúc ban sáng em đã lấy máu cho tôi phải không?

-   Vâng đúng rồi! Sáng nay em lấy máu sớm cho bệnh nhân anh ạ!

-   Xin lỗi em tên là gì nhi?

Tôi cười ngập ngừng nho nhỏ nói tên mình.

  Vẫn giọng ngọt ngào miền Trung.

-   Còn tôi tên là Nam Hà! Không biết máu và nước tiểu của tôi ban sáng làm Hóa Nghiệm có kết quả được bình thường không? Tôi vào chiến trường đã hơn mười năm rồi chắc giờ bệnh tật sẽ đầy mình. Bệnh nhân đông thế chắc là em không nhớ được!

           Tôi cười! À thế ạ! Anh tên là Nam Hà. Ban sáng em thấy có cái tên rất hay và hơi lạ. Tên chỉ có hai từ nghe vẻ tỉnh thành, bởi thường các anh thương bệnh bình ai cũng có tên gọi  bằng ba từ, từ giữa đệm bằng  Văn hoặc tên đệm gì đó tùy theo. Em thấy tên có hai từ thường chỉ dành cho các ca sỹ hát trên đài tiếng nói Việt nam, hay những nhà thơ, nhà văn thôi. Còn kết quả Hóa nghiệm em đã trả về khoa rồi anh ạ! Hôm nay các kết quả của bệnh nhân không có gì đặc biệt lắm, Anh yên tâm.

-   Anh thương binh cười nhìn tôi và nói. Tôi nghe em nói chuyện thật là hay. Em có hay đọc truyện không?

-   Da! Ngày ở Quân y viện 5. Ở đấy có thư viện nên hàng tuần em có lên đọc nhưng không được nhiều anh ạ, thư viện cũng nghèo truyện, sách báo! Còn về đây do thời gian cũng bận bịu, mà  hơn nữa ở đây thì sao mà có truyện để đọc hả anh, cả bệnh xá bọn em cứ truyền tay nhau đến nát duy nhất mấy tập trong cuốn tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm".

      Nghe tới đây!  Bỗng anh thương binh ngắt ngang câu truyện, vẻ anh ý tứ khi thấy không gian chiều tối đã chuyển màu. Anh giơ tay lên cao rồi hạ xuống đưa về phía trước nhìn lên chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay khẳng khiu của anh.

     Thôi được rồi! Có lẽ hôm nay mình dừng nói chuyện ở đây, em về ăn cơm tối kẻo muộn. Tôi còn năm viện thời gian dài, chắc sẽ còn nhiều cơ hội để gặp em. Có thể chiều mai lúc rảnh, tôi ra chỗ em chơi có được không? Tôi ngập ngừng.

-   Dạ! Được ạ!.

       Tôi chào anh rồi rảo bước chân đi xuống gần hết dốc đê lối xuống phòng Hóa Nghiệm. Vài bước nữa thôi là xuống cuối dốc Tôi một lần ngoái lại sang bên kia phía triền đê. Người Thương binh ấy lại nằm xuống võng, chiếc võng lại nhẹ đưa, mặt anh quay ra phía dòng sông. Không biết anh ấy đang suy nghĩ những gì? Chắc anh ấy đang nhớ nhà, nhớ về quê hương nhiều lắm.  Mình cũng thấy mong. Chiều mai thôi, cô Hóa nghiệm viên sẽ được nghe anh ấy giới thiệu về Mình.

      Lý đã lấy cơm về nhà cho chị Chích. Trong bữa cơm chỉ có một mình. Tôi cứ vừa ăn vừa suy nghĩ về cái tên của anh bệnh nhân rồi chợt nhớ về bài thơ và cái tên tác giả. Chả lẽ người bệnh nhân đang nằm trên chiếc võng dù ngoài bờ sông Châu kia, người mà vừa nói chuyện với mình lại là chủ nhân của một bài thơ bất hủ. Liệu cái tên họ có trùng nhau?
    
                                                                             (còn nữa)
    



« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2014, 07:51:35 am gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #521 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2014, 09:41:40 am »


           Chào cô chủ! Chào các bác! Tranphu341 chúc mừng CB Lại tiếp tục mạch chuyện đang rất hay, đang rất hấp dẫn của mình.

           Mọi người đang háo hức xem nhân vật T. Người lính liên lạc quê vùng Biển kia như thế nào. Liệu cái tin báo của bà hàng nước có đúng hay không. Ai cũng cầu xin và mong đó là một tin thất thiệt, một sự nhầm lẫn thường có trong chiến tranh. Mà thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp đã được truy điệu, đã được báo tử. Gia đình hàng tháng vẫn lĩnh chế độ chính sách rồi mươi mười năm năm hoặc 3-4 chục năm rồi người đó lại dẫn vợ cùng cả đàn con về. Tranphu341 cùng bạn đọc rất muốn câu chuyện của CB là câu chuyện có HẬU. Có đựoc một cái KẾT thật đẹp.

           Trong đoạn này CB nói là được gặp người Thương Bệnh binh tên Nam Hà. Phải chăng đây là nhà Văn với bút danh Nam Hà đã có nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ông cùng lớp nhà Văm gạo cội như Anh Đức, như Chu Lai ... Đã có rất nhiều tiểu thuyết, văn học để đời. Đó là những cuốn sách để đầu giường cùng những Thép đã tôi thế ấy hay Sông Đông êm đềm vv..CỦA LỚP THANH NIÊN HỒI ĐÓ

           Tranphu341 chúc cô chủ CB LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI ĐẦY BẢN LĨNH. Để chắc tay Phím kể tiếp câu chuyện đang rất tuyệt vời này.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #522 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2014, 02:15:54 pm »


     Chào CB, chào Tranphu va các bạn.

     Cái lối kể chuyện cư úp úp mở mở của CB lôi người đọc vào chuyện rồi đoán non đoán già...tài thật và cũng khéo nữa. Chả thế mà hồi còn trẻ cứ làm cho bao chàng trai chết mê, chết mệt và thầm ước với nàng.
     Tôi nghĩ đó chắc là nhà văn Nam Hà rồi, còn bài thơ bất hủ là bài thơ nào thì chưa đoán ra thôi có thể rất nhiều người đã biết về bài thơ đó nếu là của Nam Hà. Huh Phải không Tranphu?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #523 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2014, 02:56:45 pm »

Sài gòn mưa nặng hạt, địa nhiệt giảm dần sau bao ngày oi ả do ánh nắng thiêu đốt mùa hè làm cho cỏ cây, sinh vật cũng dễ chịu phấn khích. Lâu quá Vetran em không ghé nhà thăm chị, ngôi nhà luôn sôi động đón chào bao thế hệ các anh chị em CCB khắp mọi miền đất nước cùng Comment nhiều đề tài từ quá quá khứ vị lai. Em tặng chị bài hát "Triệu đóa hồng" do Hồng Nhung biểu diễn. Em rất yêu những ca khúc Nga. Chúc chị trẻ khỏe yêu đời như MILION ROSES.

https://www.youtube.com/watch?v=CB53cMrYFLI

Khoe chị cảnh tổ văn nghệ hội CCB tập dượt thường kỳ
có phóng viên tờ tin quận 7 ghi hình viết bài

Đồng ca Vang mãi khúc quân hành


Năm anh em trên một chiếc xe tăng


Anhtho khúc hát sông quê


Vetran - Anhtho Trường sơn Đông trường sơn Tây
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2014, 03:35:32 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #524 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2014, 06:38:06 pm »

xuanv338 chào bác vanthang341ht. Chào bác Tranphu341. chào vetran. Chào tất cả các bác.

  bác Tranphu341@. Em cũng đang dần dà trong câu truyện đường dài. Vì vướng vào những thăng trầm, những câu truện buồn vui đi theo cuộc đời nên cứ từ từ bac ạ! Em cũng biết người đọc đang rất mong đợi cái kết cuối cùng này.
y
  Bác vanthang341ht@. CB đang từ từ kể mà bác. Úp mở gì đâu. Anh trai Hà Tĩnh cứ khéo khen. Em thấy ảnh bác chụp hình với đại úy Gấm thật đẹp. Không biết ở ngoài thế nào mà trông ảnh không riêng gì bác mà có tới năm, sáu người điện cho em là trông trên trang cua bác Tranphu341 đã lầm tưởng với Chích cơ đấy. Đến HaHoi cũng bị lầm. Không biết HaHoi lâu nay bận đi ra Trường Sa, Hoàng sa hay sao mà biệt tăm bác vanthang341ht nhi?

  vetran! Trông nhà em thật hạnh phúc. Lúc nào cũng vui như ngày tết. anhtho ưa mặc trang phục lính thế không biết. lúc nào cũng ca hát trẻ trung. Đời lúc nào cũng đẹp sao. Chúc cả nhà luôn vui như thê!

   Bây giờ lại tiếp tục câu truyện chiều hôm sau bệnh nhân Nam Hà ra phòng Hóa Nghiệm và câu truyện đầu tiên. xuanv338 lại xin từ từ kể.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #525 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2014, 06:44:15 pm »

 PHẦN II “    (tiếp) Có một cuộc đời………”

   ANH BỆNH NHÂN KHÔNG LỖI HẸN

     Công việc buổi chiều đã tạm gọn. Ngoài không gian nắng đã nhạt, trời dìu dịu mát. Suốt những ngày dài bận mải, hôm nay mới có một chiều công việc thấy thảnh thơi hơn. Vào sổ đăng ký xong hai anh em cùng quê lúa ngồi nói chuyện về quê hương. Tuy ngồi nói chuyện với trưởng phòng nhưng tâm trạng vẫn thấp thỏm đợi anh Bệnh nhân chiều qua đã hẹn.

    Như có tiếng bước chân rất nhẹ thôi ngoài cửa. Tôi thầm đoán bước chân đó có thể là của bệnh nhân đi làm Hóa nghiệm gì đó đột xuất buổi chiều, hoặc có thể là tiếng chân của anh bệnh nhân hẹn chiều qua đã ra chơi. Dù là ai thì theo phản xạ tôi vẫn đứng dậy chuẩn bị đón khách. Và trước mắt tôi. Anh bệnh nhân chiều qua đã không lỗi hẹn. Tôi chào và mời anh vào phòng.

     Đúng như mình đoán phóc chiều qua. Dáng anh gày cao, đôi mắt một mí nhìn hơi đượm buồn, hàm răng hơi hô xỉn màu của thuốc lá, nước da hơi xạm màu của chiến trường. Vai anh vẫn khoác chiếc túi dết bằng da màu đen trông hơi kềnh càng, cảm giác như có gì nằng nặng trong đó. Anh bước vào phòng vẻ rất lịch thiệp quay về phía anh Nhung. Giọng miền Trung nhỏ nhẹ nghe thấy mến.

-   Chào đồng chí quân y.

      Anh quay sang phía tôi anh chỉ gật đầu cười. Nụ cười và cái gật đầu đã thay cho lời chào cô quân y.  Tôi đã hiểu.

      Anh Nhung đứng dậy đáp lời chào và hai người bắt tay nhau xã giao, thân thiện.

      Tôi hơi ấp úng giới thiệu với anh Nhung. Em xin giới thiệu với trưởng phòng. Đây là anh Nam Hà bệnh nhân của khoa Nội. Chiều qua anh ấy hẹn hôm nay muốn ra hỏi xem kết quả Hóa nghiệm của anh ấy thế nào! Anh xem có giải quyết không?

  -  Vậy lát nữa  x  xem sổ đăng ký cho anh ấy biết để yên tâm.

   Tôi thở phào nhẹ nhõm. Chà!  Bố già trưởng phòng mình hôm nay tự nhiên lại dễ dãi thế! Chả bù cho những ngày trước, hơi tý thì để ý vặt. Đâu là phải bí mật chuyên môn, đâu là  việc quan hệ giữa nam và nữ, giữa bệnh nhân và nhân viên phải lành mạnh. Chắc hôm nay nghe anh bệnh nhân này có cách nói năng, diện mạo,  cử chỉ vẻ lịch thiệp nên trưởng phòng cũng phải trân trọng. Hơn nữa giờ Hòa bình rồi, người yêu thì đã có tin hy sinh, mà con gái đã đang tuổi 20, lính già đã gần sang năm thứ năm rồi còn gì nữa. Ông trưởng phòng chắc đã dừng thôi đoạn  khắt khe.

    Trưởng phòng ngồi nói chuyện với anh bệnh nhân có tên Nam Hà vài câu xã giao, rồi bỗng anh đứng dậy.

-   Anh Nam Hà ngồi đây chơi với cô x . Tôi có tý việc bận phải vào ban chỉ huy. Hai người lại thêm một lần bắt tay xã giao. Anh Nhung quay lại phía tôi.

-   X ngồi chơi với anh Nam Hà. Nhân thể anh mang kết quả trả luôn các khoa cho sớm.

       Thật là lạ! Không biết ông khốt này cải tính từ lúc nào không biết. Đúng là đất nước Hòa bình rồi có khác, làm cái đầu của trưởng phòng giờ cũng luôn thấy bình yên.

      Tôi đứng dậy xếp lại từng tập kết quả theo khoa đưa cho trưởng phòng và không quên lời cảm ơn anh.
      Anh Nhung đi rồi! Tự nhiên tôi thấy hơi hồi hộp. Còn anh bệnh nhân, Vẫn nụ cười rất hiền anh vào chuyện ngay.

-   Cô x quê ở tỉnh nào ngoài khu III. và xin lỗi năm nay cô bao tuổi rồi? đi lính từ khi mô?

-   Dạ! Em quê ở Thái Bình anh ạ! năm nay em đã 20 tuổi rồi anh. Em đi lính từ nam 1971.

    Chà.. chà! Nghe đi linh sớm quá nhỉ?  Đúng là Thái Bình quê hương 5 tấn, giàu lúa nhất miền Bắc phải không? Con gái Thái Bình nghe nói đảm đang lắm mà!  Quê tui nghèo lắm! Thiên nhiên thì khắc nghiệt.

-   Vậy anh ở trong đó là tỉnh nào ạ!

-  À quê tôi ở Nghệ An. Cô đã vô trong đó khi mô chưa?

-  Em  đã có lần đi đón thương bình qua Nghệ An anh ạ!

- Anh ở chiến trường nào trong đó? Giờ thì anh bệnh nhân đã chuyển cách xưng hô.

-  Anh  chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Phan Rang, Phan Thiết. Anh năm nay đã 39 tuỏi rồi. Trông già lắm phải không? Vào chiến trường đến giờ là mười một năm rồi. đi qua hai cuộc chiến tranh thấy dài ghê. Có những tháng dài ngủ rừng, có những đêm nằm trên chốt cùng lính bộ binh chiến đấu, có những ngày vừa đi phát rẫy vừa viết truyện.

-  Vậy là ...anh là nhà văn? Đúng là hôm qua mình đã ngờ ngợ cái tên Nam Hà có thể thuộc giới nhà văn hay nhà thơ đã không sai.

-  Anh cười gật đầu! Ban nãy quên anh chưa kịp giới thiệu với em. Gọi là nhà văn cho hay, thực ra bọn anh chỉ là người được Đàng và quân đội phân công đi thực tế chiến trường, ghi lại những gì đã xảy ra trong cuộc chiến hàng ngày của người lính, trong từng trận đánh, ghi lại cuộc sống của con người trong vùng đất đầy máu lửa . Anh có bút danh là Nam Hà , lúc anh lại lấy bút danh là Trúc Hà. Đợt này ở trong đó ra cùng anh về đoàn còn có anh Triệu Bôn và có cả nhạc sỹ phong kỳ, có thể còn nhiều các anh trong giới nghệ sỹ cùng ra. Anh chỉ mới biết sơ sơ vậy thôi. Hai ba hôm nữa  khả năng anh Triệu Bôn cũng lên nằm viện. Anh ấy cũng gày dơ xương, da đen xạm mà còn hay bị bệnh khó thở nữa. Là dân Thanh Hóa em ạ!

       Nhà văn nói chuyện thật khiêm tốn. Vậy là mình lại còn sắp được gặp người viết Mầm sống. Những câu truyện thật hay mà mình đã được đọc của nhà văn Triệu Bôn. Miệng cứ mấp máy định hỏi mấy lần rằng! Có phải anh là người đã sáng tác bài thơ ấy mà mình cũng thích? Rồi lại lần lữa không dám hỏi, nhỡ ra không phải làm anh ấy ngại.

       Tiếng kẻng báo giờ ăn cơm của bệnh nhân đã vọng ra . Anh Nam Hà với cái túi da to kéo cái khóa dài hết miệng túi lấy ra cuốn tiểu thuyết Ơgenigrande.

-   Em đã đọc truyện này chưa? Cầm lấy đọc, mấy hôm đọc xong anh chuyển cho cuốn khác. Nói rồi anh đứng dậy khoác cái túi lên vai.

-      Anh về ăn cơm có thể lúc rảnh anh ra chơi, không ảnh hưởng gì chứ! Anh cười.

-   Dạ! Không sao đâu ạ!

     Tôi tiễn chân anh ra khỏi đầu hiên nhà! Nhìn cuốn tiểu thuyết mà thấy vui. Ơgenigrande. Cuốn tiểu thuyết này nói về cái gì vậy. Còn sớm mình ngồi lại nghiền mấy trang đầu khai máng…….

                                                          (còn nữa)




« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2014, 08:41:01 am gửi bởi xuanv338 » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #526 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2014, 01:28:41 am »


 ...  
 Tôi nghĩ đó chắc là nhà văn Nam Hà rồi, còn bài thơ bất hủ là bài thơ nào thì chưa đoán ra thôi có thể rất nhiều người đã biết về bài thơ đó nếu là của Nam Hà. Huh

Chưa đoán ra...Vậy thì cứ đoán đại đi, bác vanthang341ht ạ! Grin

Nhà văn Nam Hà được nhiều người biết đến. Bác ấy có rất nhiều tác phẩm Văn học, có tác phẩm khá đồ sộ như Đất miền Đông (3 tập). Nhưng thú thực sức đọc của tôi rất kém nên lười đọc đã trở thành thói quen. Văn của bác Nam Hà cũng không là ngoại lệ Grin

Nhưng có 1 bài thơ của bác Nam Hà tôi rất thích, trong đó có đoạn:
Đất nước
                       Của những người con gái, con trai
                       Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
                       Xa nhau không hề rơi nước mắt
                       Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt



Nhà văn Nam Hà đầu năm 2014. Ảnh: báo Biên phòng.

Tiện thể, xem ảnh bác Đại tá nhà văn Nam Hà ngày nay, bác chủ có nhận ra chút gì còn lại của  ANH BỆNH NHÂN KHÔNG LỖI HẸN năm xưa: "Dáng anh gày cao, đôi mắt một mí nhìn hơi đượm buồn, hàm răng hơi hô xỉn màu của thuốc lá, nước da hơi xạm màu của chiến trường"

Ngót bốn chục năm rồi. Thời gian...
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #527 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2014, 07:49:32 am »


             Chào xuanv338! Chào các bác!

             Thời xưa mà gặp được nhà Văn, Nhà Thơ, Nhạc Sỹ nhất là những người đã nổi danh thì thật là khó và hiếm. Nó cũng phải có cơ may, nó cũng phải có cái duyên nào đó mới gặp được. Chúng ta ngày ấy là những chàng trai, là như cô gái của một thế hệ " Cách mạng" Chúng ta sống và lớn lên từ lời ru của Mẹ. Nhưng chúng ta phát triển và Trưởng thành thì thường là từ những vần Thơ, những nốt nhạc, những lời ca. Hoặc những câu nói triết lý bất hủ của họ. Hay của những Vĩ nhân. Trong mỗi chúng ta ngày ấy thường có những quyển sổ để chép những bài thơ hay, những câu nói hay. Rồi ta thường mơ ước gặp được những tác giả của những vần thơ, nốt nhạc hay câu triết lý đó.

              Xuanv338 như vậy cũng đã rất may, rất có duyên không chỉ được gặp gỡ trò chuyện mà còn lấy cả máu và làm xét nghiệm cho nhà Văn Nam Hà. Anh hồi đó là một người nổi tiếng về Văn Và Thơ như các bạn nói. Cũng vì vậy mà nói như bây giờ thì gọi là Anh có rất nhiều "Fan" hâm mộ. Các "Fan'' Thường ao ước gặp được chính nhân.

             Trong những ngày tiến công giải phóng Cămpuchia Tranphu341 cũng may mắn được bên nhà Thơ Bùi Minh Quốc có bút danh là Dương Hương Ly. Tranphu341 ở bên Anh suốt cả trong thời kỳ tiến công. Như vậy là cũng có nhiều kỷ niệm. Nhưng gần đây Tranphu341 có vào blog của ông gợi nhớ. Nhưng Ông không hồi âm.

             Tranphu341 chắc rằng xuanv338 cũng mong gặp lại người xưa. Bạn tuanb5 đã đưa hình của Anh, Nay là Ông Nam Hà lên. Nhưng bạn tuanb5 tìm giúp cả số điện thoại thì tốt hi hi... Grin Grin Grin

              Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui mới!

           
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #528 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2014, 10:46:48 am »


Chưa đoán ra...Vậy thì cứ đoán đại đi, bác vanthang341ht ạ! Grin

 
     Chào bạn tuanb5.
     Phải chăng bài thơ này đã được phổ nhạc "Đất Nước" không bạn nhỉ? Tôi cũng đoán đại đi vậy. Grin Grin Grin
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #529 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2014, 11:15:05 am »

 xuanv338 xin chào bác. vanthang341ht, chào bác Tranphu341. Chào bác Tuanb5.

    xuanv338 rất vui là được đón khách quý tới nhà. Hôm nay còn đang viết câu truyện được vinh dự gặp một nhà văn lớn của làng Văn Việt Nam. Các bác đoán đã khá chuẩn rồi đấy. xuanv338 sẽ có câu trả lời trong bài cuối cùng của câu truyện này. Trước hết xuanv338 xin cảm ơn rất nhiều về bài viết và tấm hình nhà văn do bác Tuanb5 đã p lên.

    Thật là xúc động quá bác Tuanb5 ạ!  Nhìn tấm hình lại hình dung lại người bệnh nhân là một nhà văn lớn của Quân đội. Thời gian đã cách đây 39 năm xa lắm rồi còn gì nữa, thế mới biết thời gian là là vàng là ngọc và nó cũng thật phũ phàng. Hôm nay trông nhà văn già nhiều. Tuy nhiên vẫn còn lại nhiều nét của ngày xưa trên khuôn mặt vẫn hiền khô, đó là cặp mắt một mí rất hiền, khuôn mặt vẫn gày hao và cái nhìn thân thiện. Có cái khác là hàm răng ngày xưa của nhà văn đã thay đổi nhiều đấy ạ! ....... Nói thế nhưng nếu bỗng dưng gặp được nhà văn ở trên đường phố Hà Nội lúc này là khó nhận.

      Bây giờ mời các bác lại tiếp tục nghe cô Hóa Nghiệm CB tâm sự truyện gặp nhà văn Nam Hà ngày ấy. Câu truyện bấy nay vẫn còn lưu giữ trong đầu của cô hóa Nghiệm ở bệnh xá bên bờ sông Châu.

  bác vanthang341ht@ cẩn thận không lại thua cuộc đấy!  Grin. Bác đoán lại đi nào!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2014, 01:39:45 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM