Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:48:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quảng Bình  (Đọc 14291 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2008, 09:03:03 pm »



Tượng đài Mẹ Suốt





Nhà Mẹ Suốt





Nghĩa trang Liệt sĩ xã Bảo Ninh
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2008, 02:28:47 pm »

Cậu có Mẹ Suốt, anh cũng có Mẹ Suốt:


Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 09:54:27 am »

Các bác mới chỉ đi "nghỉ mát ở chiến trường xưa thôi". Quảng Bình có nhiều trọng điểm ngày xưa giờ thành di tích lịch sử văn hóa, toàn nằm ở phía Tây nơi 2 nhánh đường HCM đi qua. Giới thiệu với các bác một đoạn về các trọng điểm này:
 
1. Đường 20 Quyết thắng: đường 20 Quyết Thắng là một trong 4 tuyến đường nối Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn, có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, được khảo sát và thi công ngay trong thời điểm chiến tranh đang diễn ra ác liệt. Đường 20 xuất phát từ cửa rừng Phong Nha, lên Cà roòng Km0, nối liền đường 128 B ở Ngã ba Lùm bùm (CHDCND Lào) có chiều dài 123 km. Do lực lượng thi công đều ở lứa tuổi 20 nên con đường được đặt tên là ‘Đường 20’.
Con đường đã trộn lẫn máu, mồ hôi của hàng vạn chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong với tuổi 20 với tinh thần quyết thắng, vì thế con đường được gắn thêm 2 chữ ‘Quyết thắng’.
Trên tuyến đường 20 có nhiều ‘Toạ độ lửa’, trong đó ác liệt nhất là các trọng điểm Trà Ang, trọng điểm Km16. Tại những nơi này bình quân mỗi người phải hứng chịu trên hàng ngàn quả bom, đạn các loại, mỗi một mét đường gánh chịu trung bình một quả bom phá…
2.  Hang mộ 8 Thanh niên xung phong ở Km16 - Đường 20:
Ngày 11 tháng 11 năm 1972, máy bay Mỹ đã bắn phá làm sập tảng đá lớn (khoảng 100 tấn), lấp cửa hang bên đường ở Km16, làm 8 thanh niên xung phong trong lúc làm nhiệm vụ đã bị mắc kẹt trong hang. Cả 8 đồng chí trong đó 4 nam, 4 nữ đều quê ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, cùng lứa tuổi 20 - 25, cùng nhập ngũ ngày 20 tháng 6 năm 1971 vào Đại đội thanh niên xung phong 163 đã anh dũng hi sinh.
 
Nhà tưởng niệm Hang Tám Cô   Cái chết bi hùng của các anh chị đã làm xúc động lòng người, nhất là đối với tuổi Thanh niên. Đồng đội đã dựng bia khắc tên các anh các chị bên một hang đá.



Nhà tưởng niệm tại Hang Tám Cô


Tỉnh Quảng Bình đã tháo gỡ những tảng đá nằm lấp cửa hang đã gần 24 năm nay để tìm và đưa hài cốt các anh, các chị về với quê hương gia đình. Hang đá ở Km16 trên đường 20 Quyết Thắng cùng với nhà bia tưởng niệm các anh, các chị đã trở thành điểm di tích lịch sử quan trọng trên con đường mang tên Bác.
3.   Di tích bến phà Xuân Sơn, Bến phà Nguyễn Văn Trỗi:
Trên tuyến đường 15 từ Tân Đức (Tuyên Hoá) đến bến Quang (Vĩnh Linh) dài 285 km có 3 bến phà: bến phà Xuân Sơn (Bố Trạch), bến phà Long Đại (Quảng Ninh) và Bến Phà Thác Cóc (Lệ Thuỷ) là các trọng điểm thường xuyên bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt, trong đó Xuân Sơn là khu vực bị chúng tập trung đánh phá ác liệt nhất. Đây là điểm vượt của các tuyến đường 15, 12 và Đường 20 Quyết Thắng. Bến phà Xuân Sơn được xây dựng tại bến đò Xuân Sơn ngay khi đường 15 được khởi công xây dựng. Nó không những đưa xe qua đường 15 lên đường 12A vượt khẩu, mà còn qua đường 20 vượt khẩu qua tỉnh Khăm Muộn (Lào). Vì vậy, bến phà Xuân Sơn càng bị giặc tập trung bắn phá liên tục ngày đêm bằng các loại bom phá, bom sát thương, có cả bom từ trường dày đặc trên sông.
Để đảm bảo cho xe chạy vượt sông kịp thời đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến, bộ đội công binh, Binh đoàn 14 và nhân dân địa phương đã tổ chức mở thêm 2 bến phà mới: Phà B và phà Nguyễn Văn Trỗi (thuộc khu vực Phong Nha - Xuân Sơn).
Bến phà B cách bến phà Xuân Sơn khoảng 3 km về phía thượng nguồn còn được gọi là ‘‘phà Tránh’’, phà Nguyễn Văn Trỗi nằm bên lèn Mù U, cách phà Xuân Sơn 1 km về phía Hạ nguồn. Khu vực từ bến phà Xuân Sơn đến thôn Phong Nha có một hệ thống hang lèn được sử dụng và cải tạo đảm bảo an toàn đến mức tối đa về người và của: như Hang Rục, Hang Eo, Hang Diêm, Hang Hà Lời và đặc biệt là hang Phong Nha. Hang Phong Nha rộng rãi và kiên cố, là nơi quan trọng nhất, lý tưởng nhất cho công việc cất dấu ca nô, phà an toàn sau mỗi đêm hoạt động ở bến. Sau một thời gian địch phát hiện được. Chúng ném bom và bắn tên lửa vào cửa hang, làm sạt lở một góc cửa hang, nhưng ca nô và phà vẫn bảo đảm an toàn. Vận hành được phà, ca nô vào ra hang hàng ngày để địch khỏi phát hiện là một việc làm cực kỳ vất vả, đã có nhiều chiến sĩ bị thương và hi sinh. Có lần chúng đánh vào cửa hang làm chết trên 40 người, nhưng phà, ca nô vẫn được an toàn.
Để bảo vệ cho các đơn vị làm nhiệm vụ ở bến phà bảo đảm thông phà, thông tuyến, nhiều đơn vị bộ đội phòng không, dân quân, bộ đội địa phương đã bám trụ trận địa ở đây kiên cường, dũng cảm, chiến đấu và đã bắn rơi nhiều máy bay giặc Mỹ. Nhiều lượt cán bộ, chiến sĩ, bộ đội, thanh  niên xung phong đã anh dũng chiến đấu chịu đựng gian khổ, chấp nhận hi sinh để đảm bảo cho phà, cho xe an toàn, kịp thời băng đường vượt khẩu chi viện cho tiền tuyến. Rất nhiều gương chiến đấu vô cùng dũng cảm xuất hiện ở trọng điểm này.
4. Các trọng điểm trên đường 20 Quyết Thắng
Trọng điểm A.T.P ( gọi tắt của cua chữ A, ngầm Talê, đèo Pu – La - Nhích)
Cua chữ A trên đường 20 là một trong những điểm hứng nhiều bom đạn Mỹ nhất. Đó là một đoạn đường chạy luồn giữa 2 quả ‘Núi Mẹ ’ và ‘Núi Con’ tạo thành bốn đoạn gấp khúc rất ‘ngặt’ nối tiếp nhau với chiều dài 2 km (từ Km7 đến Km9). Lúc yên tĩnh, xe đi qua đây đã thấy sợ, thế mà các chiến sĩ lái xe phải đi qua đây dưới làn mưa bom đạn của giặc Mỹ. Tính từ ngày 15 tháng 7 năm 1966 đến 21 tháng 2 năm 1973, hầu như chưa có chuyến xe nào qua đây mà không bị bom toạ độ ném bởi 3.020 lần chiếc máy bay (trong đó có 270 lần chiếc B52) với tổng số bom đạn là 20.600 quả bom phá, 790 quả bom nổ, 3.400 lượt bom bi, 160 loạt Roóc ket, 216 quả bom cháy (ngày cao nhất là 150 lần/chiếc).
Để đảm bảo thông đường, một đại đội thanh niên xung phong đã chốt thường xuyên trên toạ độ lửa này để phá bom nổ chậm và san lấp đường. Người đã có công đầu về phá bom nổ chậm là Nguyễn Thị Liệu, với sáng kiến bới đất dưới quả bom nổ chậm để đặt mìn phá bom. chị đã anh dũng hi sinh sau khi đã cùng đồng đội phá hết 790 quả bom nổ chậm, san lấp 98.00 m3  đất đá và đạt được tỷ lệ thông đường cao nhất: 180 ngày / 200 ngày.
 


Một góc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây


Trọng điểm ngầm Tale và đèo Pu – La – Nhích kéo dài 8 km, khối lượng bom đạn nhiều gấp 5 lần so với  cua chữ A. Riêng bom phá cỡ lớn đã có đến 10 vạn quả. Ở đây còn có cả bom từ trường, bom vướng nổ, bom 7 tấn điều khiển bằng tia laser và hàng nghìn cây nhiệt đới. Đoàn 333 Công binh chốt giữ ở đay, bình quân mỗi cán bộ, chiến sĩ phải hứng chịu 1.900 quả bom các loại. Trong điều kiện ác liệt như vậy, họ đã đào dắp, san lấp mặt đường với khối lượng rất lớn là 148.286 m3 đất đá, đảm bảo tỷ lệ thông đường 486/580 ngày trong điều kiện địch đánh phá ác liệt nhất.
Trọng điểm Trà Ang
 Trọng điểm Trà Ang ở Km16,5 dài khoảng 5 km có độ cao so với mặt đường 150m. lòng đường ở đây hẹp, một bên là dòng suối, nhận thấy đây là điểm hiểm yếu, để cắt đường giặc Mỹ đã tập trung bắn phá ác liệt có đợt chúng bắn phá liên tục 78 ngày đêm với 893 trận làm hàng trăm người hi sinh.
Lúc địch đánh phá ác liệt không thể vận chuyển trực tiếp qua trọng điểm được ta phải vận chuyển từng phi xăng xuống suối rồi kéo ngược đi lên theo dòng suối Trà Ang. Trong 6 ngày kể từ ngày 25/9/1968 – ngày 1/10/1968 ta tổ chức kéo 60 phi xăng đến địa điểm tập kết thì được 30 phi xăng, mà có 29 người hi sinh vì đạn địch.
Những đơn vị tham gia bảo vệ đường ở đây như đơn vị 3030, hai đại đội cao xạ, Đại đội 263 thanh niên xung phong và hàng trăm chiến sĩ thuộc 6 đơn vị bộ đội thanh niên xung phong tham gia kéo xăng ở trọng điểm Trà Ang đã bất chấp mọi hi sinh gian khổ, ngày đêm bám đường sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ.
Logged
taupaypay
Thành viên
*
Bài viết: 126



« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 01:04:08 am »

Tháp chuông cổ bên bờ sông Nhật Lệ
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 11:20:29 am »

Là nơi xa nhất đối với em.Ngày đó em vào thăm thằng bạn thời "chăn dê,cắt cỏ"đang thi công phần khán đài A sân vận động của Tỉnh.Leo lên phần cao nhất của khán đài và kêu lên:Ô hay nhỉ,tài nhỉ sao lại có đường làm trên đỉnh núi kìa mày,nó bảo:Đường Trường sơn đang thi công đấy.Thế mới biết mấy ông 559 ngày xưa "cao thủ"thật làm đường vòng lên cả đỉnh núi để che mắt bọn Mẽo.Mình là người HN có "cái độ sĩ diện của tao rất cao"nên luồn mãi ra đằng sau để đi...đái.Thằng bạn em quát:Chui vào đấy bom bi nổ chết m... đấy,cứ đứng mà "quạt vào tường ấy".Em cứ suy nghĩ về 2 câu nói cuối cùng trong buổi chiều của thằng bạn!
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2009, 05:58:54 pm »

Chắc ông bạn quý thấy bác nai tơ nên lỡm đấy mà.  Grin
Cái đường Trường Sơn thì không chắc, nhưng vụ bom bi thì ...  Grin Grin Grin
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2010, 10:35:21 am »

Conechgia@: Trong hang tám cô còn có các chiến sỹ trinh sát pháo binh hy sinh trong lần sập hang đó, bạn có thể tìm tài liệu và pots lên cho mọi người xem, họ cũng hy sinh anh dũng mà.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 12:15:31 pm »

Quảng Bình: hoàn thành tu bổ khu di tích lịch sử hang Lèn Hà
Hang Lèn Hà, nơi từng có 13 cán bộ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ
Hơn 1,5 km đường vào khu di tích lịch sử hang Lèn Hà (Quảng Bình) vừa hoàn tất đưa vào sử dụng, tạo điều kiện để du khách đến đây tưởng nhớ và tri ân các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng tại di tích lịch sử cấp quốc gia này.
Hang Lèn Hà ở bản Hà, xã Thanh Hoá, huyện miền núi Tuyên Hoá, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là nơi đặt Trạm thông tin A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134, Binh chủng Thông tin liên lạc. Trạm có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt cho các binh trạm, kho, xưởng của bộ đội ta ở cửa ngõ chiến trường miền Nam. Lúc đó, đây còn là nơi dự trữ vật tư, khí tài thông tin của binh chủng, điểm nút tuyến thông tin Bắc-Nam, vì thế hang Lèn Hà là một trong những trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Ngày 2/7/1972, địch dùng không quân tập kích ba lần vào Trạm làm 13 đồng chí hy sinh. Với tinh thần, người trước ngã có người sau thay thế, Trạm A69 luôn giữ vững mạch máu thông tin liên lạc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng với quân và dân ta đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi cuối cùng.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Trạm thông tin A69 đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hang Lèn Hà, nơi đặt trạm trước đây được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Để tạo điều kiện cho du khách đến thăm viếng, tưởng nhớ và tri ân các liệt sỹ đã hy sinh anh dũng tại hang Lèn Hà, từ đầu năm 2009, UBND xã Thanh Hoá (huyện miền núi Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình) đã đầu tư 1,1 tỷ đồng từ nguồn vốn phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh để xây dựng hơn 1,5km đường vào khu di tích. Trung đoàn 134 (Binh chủng Thông tin liên lạc) hiện đang đóng quân tại đó cũng huy động cán bộ, chiến sỹ, đầu tư, đóng góp 300 triệu đồng xây dựng một số hạng mục công trình tại khu di tích gồm: bia tưởng niệm ghi tên 13 liệt sỹ, bậc đá lên bia tưởng niệm, biển chỉ dẫn vào khu di tích…
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 11:24:44 am »

  Cám ơn Con_ech_gia@ đã giới thiệu các địa danh anh hùng của Quảng Bình.Cám ơn bạn Linh thong tinG@
đã  giới thiệu rõ vị trí,nhiệm vụ của  A 69 anh hùng cùng với các   LS thông tin nổi tiếng.Đặc biệt các cô lính thông tin còn rất trẻ,rất trẻ,rất hồn nhiên đã hi sinh vì đất nước.Nơi này là niềm tự hào của chị em thông tin nói chung và của chị em TT 134 anh hùng nói riêng.Nhưng ở cụ thể Hang Lèn Hà thì hôm nay mình mới biết,Rất cám ơn bạn .
  Còn hang mộ 8 TNXP thì mình được chú Cao bá Sanh trước là trưởng ban tác chiến của QK IV thời ông già mình làm TL đã kể cho bọn mình nghe từ đầu những năm 199x.Chú có 3 tâm nguyện(lúc đó):
 1_ Làm cho mọi người hiểu rõ về ông Sơn.
 2_ Vinh  danh 8 TNXP bị hi sinh trong hang.
 3_ Thành tích của BD miền trung những năm đánh Mỹ.
  Mình nhớ mãi câu của chú Sanh :  8 TNXP này anh dũng như các cô gái Đồng lộc nên cũng phải Vinh danh họ.Khi Quảng bình làm lễ VTV truyền hình trực tiếp,mình vừa  xem vừa nhớ chú Sanh.  
  Còn mẹ Suốt,người phụ nữ nhỏ thó mà đưa bao người lính qua sông trong bom đạn,thật dũng cảm.Rất cám ơn các bạn.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2010, 01:18:36 pm »

Cậu có Mẹ Suốt, anh cũng có Mẹ Suốt:



Mẹ Suốt , một người mẹ huyền thoại đã từng đi vào văn học của Việt nam trên vùng đất bão lửa Quảng bình những năm KCCM .
 Tôi rất thích bài hát Quảng bình quê ta ơi .
 Bác nào có cho xin đường link bài hát này đi .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM