Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:37:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 296635 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #470 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 04:56:40 pm »

Để tối về em lên cho bác cái sơ đồ chấm mấy cái điểm tọa độ nhá,  Grin.

Logged

huythong1712
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #471 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 03:15:53 pm »

Để tối về em lên cho bác cái sơ đồ chấm mấy cái điểm tọa độ nhá,

Anh có tài liệu gì liên quan đến trung đoàn 2 sư 324 trong chiến dịch này không? Em thấy trung đoàn 1 bác nêu rất kỹ ở trong sơ đồ này
nhưng không thấy nói đến tiểu đoàn 5 trung đoàn 2. Trên sơ đồ e đã thấy vị trí của tiểu đoàn 5 hay tiểu đoàn 3 gì đó và cả trạm quân y của nó nữa nhưng không thấy bác nêu chi tiết hoàn cảnh, diễn biến, tọa độ. Bác giúp em nhé!
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2013, 12:05:03 am gửi bởi huythong1712 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #472 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 10:49:21 pm »

@huythong1712 : hì hì, em thì vừa bận vừa lười - còn bác này thì chả để ý gì cả,  Grin. Bản phác đồ rõ mà,  Grin. Phải hiểu thế này ạ!

1. Vị trí và thế đứng:
- F324/ sư đoàn 324/ sư đoàn Ngự Bình bố trí rất linh hoạt trong tác chiến ở phía nam đường 9 trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào (phía VNCH gọi là Lam Sơn 719).
  * nếu xét về mặt địa giới: theo hướng bắc nam (từ trên xuống), lấy đường 9 từ Lao Bảo chạy qua Lào đến cầu hay ngã ba Cha Ky/ Chaki làm ranh giới thì E2/ trung đoàn 2/ trung đoàn 812/ E812 đứng cao nhất, ở khu vực Làng Con/ Làng Cơn 3, Làng Con/ Làng Cơn 4 và Phu Cơ Rộc/ Ph. Co Roc/ cao điểm 841. E1/ trung đoàn 1/ trung đoàn 803/ E803 đứng chân ở phía trong, gần cao điểm 550, xa đường 9 hơn một chút. Còn E3/ trung đoàn 3/ trung đoàn 29/ E29 ở sâu nhất, khu vực Sa Di/ Sa Đi.

  * nếu xét về mặt chiến thuật: thời điểm trước tháng 3/1971, tại khu vực này, còn có E141 F2/ trung đoàn 141 sư đoàn 2 nhưng sau đó được BTL B70 rút sâu hơn, về gần khu vực Phu Rệp/ Ph. Rep gần đường 9. F324 đưa E2/ E812 lên phía bắc, sát đường 9, làm nút chặn thứ nhất đánh địch trên cả hai hướng: VNCH dùng thiết xa vận trên đường 9 và trực thăng vận đưa lính dù án ngữ các điểm cao phía nam đường 9. Để đón lõng phía sau khi VNCH đưa phần lớn lực lượng bộ bộ phía sau lưng E2/ trung đoàn 2, đánh chiếm các dãy cao điểm 550 và Phu Cốc Tôm/ Ph. Coc Tom/ điểm cao 619 nhằm cắt toàn bộ đường nhánh từ đường 16 lao xuống khi vượt qua đường 9 cắt ngang. Tại khu vực này là địa điểm đứng chân của BT33/ Binh trạm 33, BT41/ Binh trạm 41 và kho tổng V68, cũng như một số kho hậu cần khác phục vụ cho tuyến hành lang 559.

  * nếu xét về mặt chiến lược thì F324 lao về phía trước, đứng vững ở vị trí tiền tiêu, buộc VNCH nếu muốn tiến theo dọc đường 9 về Sepone/ Sê Pôn/ Tchepone phải rút bớt một phần lực lượng chi viện cho các dãy điểm cao án ngữ dọc theo đường 9. Có như vậy, hai bức bình phong phía nam, bắc đường 9 mới đủ sức chi viện cho quá trình càn quét => cây đinh ba của VNCH với ba mũi nhọn lao thẳng vào yết hầu/ tuyến hậu cần 559/ tuyến Bắc Nam. Việc F324 trụ vững tạo điều kiện cho F2/ sư đoàn 2 ở ngay phía sau bám đánh quyết liệt các cao điểm 723/ Phu Rệp, 660, 600; Đoàn 968 ở phía nam, phía dưới nữa rảnh rang thốc lên hỗ trợ. E24 F304/ trung đoàn 24 sư đoàn 304 đứng vững ở nga ba cầu Chaki/ Chaky; cùng nhiều đơn vị khác nữa....

2. Trạm phẫu của E2/ trung đoàn 2:
- tròn xanh: bác có thể thấy địa danh Làng Vây/ Lang Vay ở trên đường 9, phần đất Việt Nam. Có một mũi tên trắng chỉ vào đó biểu thị một đơn vị của E2 F324 đánh căn cứ đó. Chỗ giao giữa vòng tròn đỏ và xanh chính là Phu Cơ Rộc, hình cây cờ với số 2 đã được em khoanh tròn xanh biểu thị vị trí đứng chân của một đơn vị thuộc E2 (thường là cỡ tiểu đoàn). Phía dưới nữa cũng vậy, biểu thị vị trí đứng chân của tiểu đoàn còn lại. Như vậy là E2 dàn quân theo hướng bắc nam, dọc theo đường nhánh đường 16 từ trên xuống.

- tròn đỏ: trạm phẫu của E2, tương tự như Phẫu E1/ P e1

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #473 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 11:40:34 pm »

Đây nhá, để mô phỏng, em để cái bản đồ cỡ .... hơi to để lấy hết những điểm/ nội dung cần chú ý. Tổng hợp từ tất cả các thông tin ở trang 19, 20 Phần 8 này và những nội dung đã dẫn cho bác. Em có một vài nhận định như sau:
- tròn đỏ: 3 vị trí đứng chân của E2/ E812/ trung đoàn 2/ trung đoàn 812
- tròn đen: các điểm/ khu vực VNCH xây dựng thành khu căn cứ tại các dãy điểm cao chiến lược phía nam đường 9; yểm trợ cho hướng tấn công chính là bắc đường 9 và đường 9. Mũi tên đen chỉ hướng di chuyển, hay còn gọi là chiến thuật nhảy cóc bằng trực thăng vận của VNCH.
- nâu và kẻ nâu: các vị trí tọa độ phía VNCH ghi nhận có đụng độ ác liệt hoặc chỉ vị trí của phía ta theo tài liệu đã dẫn trên trong ngày 05/3/1971. Em chỉ kê những điểm nào nằm trong khoảng vị trí đứng chân hoặc di chuyển của E2 F324/ trung đoàn 2 sư đoàn 324.

Nếu bác so sánh với phác đồ chỉ vị trí trạm phẫu của E2 thì sẽ thấy nó đứng ngay sau các tiểu đoàn đánh Làng Vây, đứng chân ở Làng Cơn (3) - Làng Cơn (4); phía dưới của Phu Cơ Rộc/ Ph. Cô Rốc. Vậy giả thiết với xác suất cao là trạm phẫu đặt ở các địa danh đã được khoanh tròn xanh: Ban Theum hoặc Ban Coum hoặc Ban Kateng Kieng. Có một lập luận nữa giúp củng cố giải thiết: nếu đặt ở vị trí này sẽ là điểm giữa của các vị trí đứng chân (tròn đỏ) với cao điểm 550 (tròn đen). Sử F324 cho ta biết E2 di chuyển liên tục và nhất là tiểu đoàn 5/ D5 gần như là đơn vị cơ động, lúc đánh Làng Vây lúc cơ động về tham gia vây lấn tấn triệt diệt cao điểm 550.. Hẳn là các cụ đã tính cả, đánh ở đâu thì đưa thương binh tử sỹ về đó là gần nhất, quân y cố định không phải di chuyển nhiều mà hiệu quả khi quá trình thời gian di chuyển thương binh ở cả hai đầu/ hai cánh đều được rút ngắn.



p/s:
- ngày mai sẽ thử lục lọi tàng thư xem có gì khác nữa không?
- @chú lixeta: khó, đến thời điểm này cũng đã kha khá từ khóa nhưng chửa có chi, đã nhờ mấy bạn tìm thêm tài liệu nhưng cũng chưa ăn thua gì, híc,  Undecided
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #474 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2013, 10:17:55 am »

Tháng 7 rồi, đã bắt đầu tháng hành hương, tháng hy vọng. Sẽ có biết bao gia đình đã lên lịch, đặt hành trình cho chuyến đi của mình với niềm khát khao mong đợi. Đã bắt đầu có những cuộc điện, lời nhắn, e-mail nhờ/ đề nghị/ mong muốn được cung cấp thông tin nhằm xác định hướng đi đúng đắn cho chuyến hành trình. Vẫn vậy, như mọi năm, quangcan sẽ giành thời gian cho tháng 7 này; vẫn sẽ là điểm tựa, là cầu nối, là người cung cấp/ chia sẻ thông tin,.... và cùng mong đợi những chuyến đi thành công tốt đẹp.

Vì vậy, nếu ai/ gia đình nào có yêu cầu/ đề nghị gì cho các chuyến đi có thể liên hệ trực tiếp qua chuyên mục này, qua tin nhắn, qua e-mail: ....yahoo.com hoặc điện thoại: .......

- từ 08 giờ 30 đến 16 giờ 30 ngày 27/7/2013, vẫn sẽ giành thời gian để trợ giúp/ giải đáp/ cung cấp/ chia sẻ thông tin cho những người cần/ muốn hỏi (địa chỉ cụ thể sẽ thông báo sau).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2013, 10:06:16 am gửi bởi quangcan » Logged

huythong1712
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #475 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2013, 01:24:32 am »

Với tất cả sự kính trọng, xin gửi đến anh lời cảm ơn sâu sắc!
Những tài liệu anh đã gửi cho em,với một sơ đồ quý giá, trên tay một cuốn lịch sử 324, lịch sử trung đoàn 2, cùng vốn kiến thức chiến thuật nho nhỏ cũng đã giúp em giới hạn được rất nhiều khu vực tìm kiếm.
Suy nghỉ, suy luận ra được rất nhiều nhưng chưa biết bày tỏ với anh ra sao đây, có rất nhiều sự đồng tình nhưng cũng có vài chỗ chưa đồng ý mong an chỉ dẫn và giúp đỡ nhiều.
Từ sơ đồ "cổ" mà em thấy được giờ G là 11.00 19.02 ở cuối lề em thể hiện lại nó ở trên bản đồ UTM của cục đồ bản bác cho em, bác xem thế này đúng không, theo em thế này có vẻ có lý hơn.

Nhìn vào sơ đồ đó em thấy đó là kế hoạch của một giai đoạn chứ không phải của một trận đánh. Sau ngày 28/2/1971 thì điểm cao 619 đã bị tiêu diệt, từ đó không chỉ có tiêu đoàn 5 mà cả trung đoàn 2 đều có nhiệm vụ cơ động đánh địch vòng ngoài để không cho địch nhảy cóc chi viện cho điểm cao 550.

Trong lịch sử 324 có nói "...Bộ tư lệnh thay đổi kế hoạch, để trung đoàn 1 ở lại đánh lữ 147 ở cao điểm 550 và bảo vệ Sa Đi Mường Nòong, nhiệm vụ của trung đoàn 2 là cắt đường 9 bảo vệ sườn đông cho sư đoàn tiêu diệt lữ 147 ở cao điểm 550. Tiểu đoàn 5 và 6 trở về đội hình trung đoàn tổ chức trận địa chốt từ Lao Bảo đến Sa Tiec. Bí Hiên là trận địa của tiểu đoàn 4 và 6, đông điểm cao 230 đến điểm cao 420 là trận địa của tiểu đoàn 5 có tham mưu trưởng trung đoàn  Hà Liễn trực tiếp chỉ huy" "... Đầu tháng 3  trận địa công sự chốt Hà Nội, tiểu đoàn 4 hình thành tương đối vững chắc. Ngày 05/03 cụm chốt tiểu đoàn 6 hoàn thành, ngày 08/03 cụm chốt Sài Gòn của tiểu đoàn 5 hoàn thành. Đại bộ phận các tiểu đoàn ở nam đường, bộ phận ở bắc đường là các đại đội có kinh nghiệm được tăng cường hỏa lực, công binh, bom mìn và do tiêu đoàn phó trực tiếp chỉ huy..."
Vậy có 3 vấn đề em muốn xin ý kiến của anh Quang.
1. thời điểm liệt sỹ hi sinh là 05/03 lúc này điểm cao 619 đã bị tiêu diệt, các ghi nhận của phía bên kia trong 3 ngày 04,05,06/3 mà bác gửi cho em thì hai bên dụng độ nhau tại vị trí của tiểu đoàn 6 và tiểu đoàn 4 và lân cận, còn vị trí tiểu đoàn 5 lúc này cách xa hơn ( khoảng từ XD805327 đến 855325). Vậy thì có khả năng liệt sỹ bị hi sinh trong khi xây dựng trận địa chốt không?
2. Để ý sơ đồ cũ ta thấy rằng vị trí chỉ huy tiểu đoàn và sở chỉ huy trung đoàn có ít nhất 2 là địa điểm, nhìn vào cách bố trí trận địa và các chốt trên đường 9 thì không chỉ tiểu đoàn 5 mà cả trung đoàn 2 sử dụng vận động tiến công hoặc vận động tập kích. Trong hình thức chiến thuật đó ta không bố trí hậu cần, quân y đi theo mà chỉ có mang theo vận tải bộ, quân y bố trí tại vị trí tạm dừng hoặc tập kết. Vậy thì rất có khả năng liệt sỹ đã được đưa về quân y tiểu đoàn 5 tại lân cận XD 791325, nhưng liệu liệt sỹ có được đưa về quân y tuyến sau, vượt sông sang Lào không? Nếu hi sinh trên đất bạn Lào thì khả năng đưa về Việt Nam chôn cất có xẩy ra không? Nếu mà được an táng tại mấy vị trí màu xanh mà anh chỉ cho em đấy thì chắc sẽ khác nhiều so với trên đất Việt Nam
3. Anh có thể xác định lại cho em vị trí tiểu đoàn 5 như trong sử 324 đã nêu không : Từ đông điểm cao 230 đến điểm cao 420
Biết đâu cái sơ đồ cổ đó là một kế hoạch cho một đơn khác trong chiến dịch mà ta vô tình lầm tưởng cho trung đoàn 2 hoặc là một tài liệu nghi binh chẳng hạn.
Với kinh nghiệm của một người đi trước hi vọng anh có thể giúp em. Cám ơn anh nhiều!
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:19:17 am gửi bởi huythong1712 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #476 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2013, 11:24:08 pm »

Trích dẫn
....Với tất cả sự kính trọng, xin gửi đến anh lời cảm ơn sâu sắc!
Những tài liệu anh đã gửi cho em,với một sơ đồ quý giá, trên tay một cuốn lịch sử 324, lịch sử trung đoàn 2, cùng vốn kiến thức chiến thuật nho nhỏ cũng đã giúp em giới hạn được rất nhiều khu vực tìm kiếm.
Suy nghỉ, suy luận ra được rất nhiều nhưng chưa biết bày tỏ với anh ra sao đây, có rất nhiều sự đồng tình nhưng cũng có vài chỗ chưa đồng ý mong an chỉ dẫn và giúp đỡ nhiều....

Bác làm tôi vui, lâu lắm mới có một gia đình .... sẵn sàng tranh luận. Ngày xưa cũng có mấy chả hay chém tui - ý lộn "tranh luận" , giờ mấy lão ấy bỏ đi đâu hết rồi ý, buồn chết.
Mục tiêu của box này là hỗ trợ thông tin cho tất cả các gia đình và rất đề cao vấn đề phản biện dựa trên lập luận và khoa học. Bài toán bác đưa ra tôi có thể giải dựa trên cơ sở dữ liệu của bản thân nhưng đồng thời bài viết ấy cũng là nền tảng cho mấy "chả" lao vào "cãi lộn". Than ôi, cái thời oanh liệt đó nay còn đâu, kẻ tàn người mất,  Undecided.

Trích dẫn
...Nhìn vào sơ đồ đó em thấy đó là kế hoạch của một giai đoạn chứ không phải của một trận đánh. Sau ngày 28/2/1971 thì điểm cao 619 đã bị tiêu diệt, từ đó không chỉ có tiêu đoàn 5 mà cả trung đoàn 2 đều có nhiệm vụ cơ động đánh địch vòng ngoài để không cho địch nhảy cóc chi viện cho điểm cao 550....

Cái này thì tôi đồng ý. Như tôi đã trình bày ở trên, F324 bố trí đội hình ban đầu là như vậy. Song do yêu cầu chiến thuật, E2/ E812 phải quay lại khu vực cao điểm 619 nhằm dứt điểm tại khu vực quyết chiến điểm. Theo diễn tiến thời gian, khi 619 bị diệt => VNCH vừa chi viện cho cao điểm 550 vừa đổ quân xuống các cao điểm lân cận để tạo kiềng. Như vậy, E2 đánh giải tỏa và đón lõng quân VNCH chi viện là đúng. Tuy nhiên, có một điểm khác lạ là tôi chưa hề nêu đoạn trích này và nó cũng không có trong sử 324 mà tôi có:

Trích dẫn
....Trong lịch sử 324 có nói "...Bộ tư lệnh thay đổi kế hoạch, để trung đoàn 1 ở lại đánh lữ 147 ở cao điểm 550 và bảo vệ Sa Đi Mường Nòong, nhiệm vụ của trung đoàn 2 là cắt đường 9 bảo vệ sườn đông cho sư đoàn tiêu diệt lữ 147 ở cao điểm 550. Tiểu đoàn 5 và 6 trở về đội hình trung đoàn tổ chức trận địa chốt từ Lao Bảo đến Sa Tiec. Bí Hiên là trận địa của tiểu đoàn 4 và 6, đông điểm cao 230 đến điểm cao 420 là trận địa của tiểu đoàn 5 có tham mưu trưởng trung đoàn  Hà Liễn trực tiếp chỉ huy" "... Đầu tháng 3  trận địa công sự chốt Hà Nội, tiểu đoàn 4 hình thành tương đối vững chắc. Ngày 05/03 cụm chốt tiểu đoàn 6 hoàn thành, ngày 08/03 cụm chốt Sài Gòn của tiểu đoàn 5 hoàn thành. Đại bộ phận các tiểu đoàn ở nam đường, bộ phận ở bắc đường là các đại đội có kinh nghiệm được tăng cường hỏa lực, công binh, bom mìn và do tiêu đoàn phó trực tiếp chỉ huy..."

- TMT trung đoàn Hà Liễn? tôi càng không thấy đề cập.
- các cụm chốt Hà Nội, Sài Gòn: cũng không; tôi chỉ biết một điểm: F324 có được bổ sung quân số lính Hà Nội trước khi vào chiến dịch và có thể vì vậy mà có tên tuyến chốt/ kiềng Hà Nội.

Trước khi trả lời 3 câu hỏi của bác thì xin hỏi: bác lấy đoạn trích ở đâu nhỉ? Grin. Nếu đoạn trích của bác có nguồn tốt thì sẽ là cơ sở lập luận khá hay đấy.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #477 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2013, 11:49:55 pm »

Trích dẫn
........Trong lịch sử 324 có nói "...Bộ tư lệnh thay đổi kế hoạch, để trung đoàn 1 ở lại đánh lữ 147 ở cao điểm 550 và bảo vệ Sa Đi Mường Nòong, nhiệm vụ của trung đoàn 2 là cắt đường 9 bảo vệ sườn đông cho sư đoàn tiêu diệt lữ 147 ở cao điểm 550. Tiểu đoàn 5 và 6 trở về đội hình trung đoàn tổ chức trận địa chốt từ Lao Bảo đến Sa Tiec. Bí Hiên là trận địa của tiểu đoàn 4 và 6, đông điểm cao 230 đến điểm cao 420 là trận địa của tiểu đoàn 5 có tham mưu trưởng trung đoàn  Hà Liễn trực tiếp chỉ huy" "... Đầu tháng 3  trận địa công sự chốt Hà Nội, tiểu đoàn 4 hình thành tương đối vững chắc. Ngày 05/03 cụm chốt tiểu đoàn 6 hoàn thành, ngày 08/03 cụm chốt Sài Gòn của tiểu đoàn 5 hoàn thành. Đại bộ phận các tiểu đoàn ở nam đường, bộ phận ở bắc đường là các đại đội có kinh nghiệm được tăng cường hỏa lực, công binh, bom mìn và do tiêu đoàn phó trực tiếp chỉ huy....

Bác nhìn thấy các địa danh trên bản đồ rồi chứ, tất cả đều sát đường 9:
- Lao Bảo thì quá rõ nhé.
- Sa Tiéc/ Sa Tiec: thì ở gần trục dọc 73
- Bí Hiên/ hay còn gọi là By Hien: trục dọc 75.

E2/ E812/ trung đoàn 2 sư đoàn 324 lập tuyến chốt dâng cao thế ư? sát đường 9? lúc này (5/3/1971) ta đã đổ ra truy kích VNCH theo đường số 9 đâu nhỉ. Nếu tôi không nhầm thì khu vực này cũng nằm trong phạm vi của F304 và F308 mà? chậc,  Undecided
Logged

huythong1712
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #478 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 12:01:56 am »

Trích dẫn
- TMT trung đoàn Hà Liễn? tôi càng không thấy đề cập.
- các cụm chốt Hà Nội, Sài Gòn: cũng không; tôi chỉ biết một điểm: F324 có được bổ sung quân số lính Hà Nội trước khi vào chiến dịch và có thể vì vậy mà có tên tuyến chốt/ kiềng Hà Nội.

Trước khi trả lời 3 câu hỏi của bác thì xin hỏi: bác lấy đoạn trích ở đâu nhỉ? Grin. Nếu đoạn trích của bác có nguồn tốt thì sẽ là cơ sở lập luận khá hay đấy.

Cái thông tin này em lấy từ lịch sử trung đoàn 2 bác ạ. em cũng đã xem thì đúng là cái này không có trong sử sư đoàn 324 thật.
Logged
huythong1712
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #479 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 12:03:48 am »

Trích dẫn
- TMT trung đoàn Hà Liễn? tôi càng không thấy đề cập.
- các cụm chốt Hà Nội, Sài Gòn: cũng không; tôi chỉ biết một điểm: F324 có được bổ sung quân số lính Hà Nội trước khi vào chiến dịch và có thể vì vậy mà có tên tuyến chốt/ kiềng Hà Nội.

Trước khi trả lời 3 câu hỏi của bác thì xin hỏi: bác lấy đoạn trích ở đâu nhỉ? Grin. Nếu đoạn trích của bác có nguồn tốt thì sẽ là cơ sở lập luận khá hay đấy.

Cái thông tin này em lấy từ lịch sử trung đoàn 2 bác ạ. em cũng đã xem thì đúng là cái này không có trong sử sư đoàn 324 thật.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM