Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:06:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 8 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 296621 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #140 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 08:02:12 pm »

@havu 712:
Thông tin trên bạn có ở đâu vậy, có giấy báo tử, cùng bản trích lục mới, đưa lên để mọi người xem.
Logged

havu712
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #141 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 09:34:07 pm »

Thông tin trên giấy báo tử và thông tin từ bác Trần Trung Lương ở quân khu 7 ạ.

Thêm thông tin trong danh sách liệt sĩ F7-Quân đoàn 4 từ website của Bác Nguyễn Sỹ Hồ: http://teacherho.vnweblogs.com/post/9313/320737

Chi tiết:
Tại trang 27/45 Danh sách LS quê Hà nam ninh thuộc biên chế f7-QD4 :
STT: 992
LS : Nguyễn Thái Ninh
CBCV : ABP-AP
Nguyên quán : Ninh An / Gia Khánh
Ngày nhập ngũ : 01 /08 / 1970
Đơn vị : e 141 / f7
Người thân : Đào Thị Sửu

Xác nhận thành viên havu712 đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 01:57:51 pm gửi bởi quangcan » Logged
thanglicogi
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #142 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 03:10:59 pm »

Năm mới xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các bác và đại gia đình mình mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an!
Chúc Mod Quangcan và Ban quản trị diễn đàn mạnh khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý muốn! Có nhiều những thông tin hữu ích góp phần xoa dịu nỗi đau những gia đình thân nhân của Liệt sỹ đã hy sinh vì cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay!
Đã lâu rồi tôi gần như im hơi lặng tiếng trên diễn đàn, phần vì đi tìm kiếm thêm thông tin, phần vì những thông tin để đi tìm Chú Ruột tôi gần như dậm chân tại chỗ. Nhưng may quá lại có tia hy vọng các bác ạ, Chủ nhật tuần tới ngày 6/1/2013 lại có đội quy tập "Nghĩa tình đồng đội" do các cô chú CCB sư 3 Bình Định tự tổ chức và có sự đồng ý của Tỉnh Bình Định cùng sự góp sức của Huyện đội Hoài Nhơn tổ chức đi vào khảo sát Hậu cứ  của E22,F3 tại Đất Hoành - Hoài Sơn - Hoài Nhơn - Bình Định(Nếu có thể sẽ tổ chức quy tập luôn). Vậy là tất cả những Liệt sỹ được an táng tại nơi Trạm phẫu Đất Hoành(Nhiều Liệt sỹ ở đó lắm mọi người à, bây giờ nơi này lại thuộc về Tỉnh Quảng Ngãi, và hồ sơ của Tỉnh đội quảng Ngãi vãn còn lưu) qua những người đồng đội của mình có cơ hội được trở về quê hương bản quán hoặc chí ít các Anh hùng liệt sỹ ấy được xuống núi về nghĩa trang liệt sỹ, về với đồng đội của mình để được những người còn sống thăm viếng hương khói những ngày lễ, tết.
Tôi cũng lên đừong đây các Bác, còn hơn ngồi nhà mà nóng ruột. Vậy xin được thông báo cho mọi người để cầu nguyện các Anh hùng Liệt sỹ phù hộ độ trì cho những người đồng đội của mình mạnh khỏe, bình an và tìm đưa hài cốt các Liệt sỹ xuống núi vì con đường mà đội quy tập sắp đi lên dốc xuống đèo lắm và phải ngủ lại trong rừng vì không có dân cư quanh đó.
Vậy xin được thông báo cho các gia đình có Liệt sỹ được an táng tại Đất Hoành - Hoài Sơn - Hoài Nhơn - Bình Định được biết và chờ đợi tin vui nhé!!!
Điện thoại của tôi: Thắng 0912159148
Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #143 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 03:35:10 pm »

Chúc bạn lên đường trong năm mới nhiều may mắn và cùng xẻ chia với diễn đàn kết quả nhé !
Logged
thanglicogi
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #144 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 03:41:47 pm »

Trích dẫn
Chúc bạn lên đường trong năm mới nhiều may mắn và cùng xẻ chia với diễn đàn kết quả nhé !
Trích dẫn
Cám ơn Bác! Hồ sơ Liệt sỹ nhà Bác em cầm đây rồi, em sẽ đưa tận tay Chú đội trưởng đội quy tập của F3!
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #145 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 04:36:29 pm »

...Nhờ quang cần giúp đỡ phân tích suy luận của tôi có logic không cụ thể như sau:
Tôi có thu thập được thông tin đăng trên mạng của một liệt sỹ:
-Theo hồ sơ của liệt sỹ: Nguyễn Văn Bưởng
Quê quán: Thôn Phương Bằng, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Nhập ngũ: Tháng 2 năm 1968.
Hy sinh ngày 13/2/1970
Hy sinh tại thôn 6, xã Phước Sơn, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, thuộc đơn vị D7- E31- F2  trong trường hợp sốt rét ác tính.
Theo thông tin của quangcan cung cấp:
- Ngoài ra có một tài liệu khác từ quá trình phát hiện xâm nhập của Mỹ và VNCH cho biết:
+ Thời điểm 04/6/1968: Tiểu đoàn 1/ Tiểu đoàn 7/D7 có mặt ở vị trí tọa độ 49PBT020320; quân số 230
Như vậy có thể bố tôi ở tiểu đoàn 7 vì thôn 4 và thôn 6 liền kề nhau. Nhờ quangcan tra giúp tọa độ 49PBT020320 có phải khu vực thôn 4 và 6 của xã Tiên Sơn không vì tôi không biết tra trên bản đồ tọa độ này. ...

Bác ơi, thời điểm tháng 6/1968tháng 02/1970 xa nhau quá; không dám chắc là toàn bộ E31 có còn ở chỗ đó không. Theo quy luật khi bị Mỹ + VNCH phát hiện thì họ thường tổ chức oanh tạc theo pháo tọa độ/B52 hoặc tổ chức càn quét nên quân ta cũng rời khỏi khu vực đó ngay mà.

Còn về vị trí tọa độ 49PBT020320 thì cụ thể như sau:
    input   = 49PBT020320
    lat lon = 15.64890 108.22094 (nhập vào google maps/ earth: 15°38'56.1"N 108°13'15.4"E)
    UTM/UPS = 49N 202050 1732050
    MGRS    = 49PBT0205032050

Chỗ ấy thuộc thôn 4, Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam cũ rồi bác ạ - khá xa so với Tiên Sơn/ Phước Sơn.
Vị trí tọa độ đó bác có thể xem trên bản đồ ở đây (nhìn trục 02 từ dưới lên đến giao với đường trục ngang 32 - đường trục hoành nằm dưới chữ ghi sông Ly Ly màu xanh).
Logged

dodinhthuan1967
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #146 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 09:31:28 pm »

Xin chào các thành viên trên diễn đàn, năm mới lời chúc sức khỏe ,gia đình hạnh phúc,thành đạt!
Tôi xin giới thiệu;Đỗ đình Thuận.Địa chỉ số nhà;202 .Đường bà triệu,phường Hàm Rồng ,thành phố Thanh Hóa
Tôi có chú ruột là;Đỗ Đình Phúc ,hy sinh trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.Đến nay đã 46 năm nhưng gia đình vẫn chưa tìm thấy mộ!
Vậy tôi xem trên diễn đàn này, mong sự giúp đỡ của mọi thành viên.Trong quá trình tìm kiếm thông tin của gia đình tôi cũng biết rất ít về liệt sĩ khi hy sinh.
Kính mong sự trợ giúp của mọi người,trân trọng cám ơn!

Xác nhận thành viên thực hiện đúng nội quy
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 10:05:54 pm gửi bởi ditimlietsy69 » Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #147 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 10:04:57 pm »

@ anh thanglicogi lên đường nhanh có tin vui báo về nhé, lâu lâu không thấy bác rảnh.

@ dodinhthuan1967:
Bản trích lục nhà bác được bộ CHQS Thanh Hóa cung cấp tương đối rõ rồi:
 C1/K31/ E 40 là Đại đội 1/ tiểu đoàn 31/ trung đoàn 40 trung đoàn pháo binh.
Lịch sử của trung đoàn 40 em tạm dẫn đến cuối năm 1967 nhé, sau thời điềm này tách nhập bổ sung.

Trích dẫn
-Sau chiến thắng Sa Thầy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên đã ra quyết định số 18/A3 chính thức thành lập đơn vị pháo binh chủ lực của mặt trận, đặt tên là Trung đoàn 40 (40 là tên một huyện ở phía bắc tỉnh Kon Tum, trước gọi là chiến khu Vọng Khê nơi đơn vị pháo binh đầu tiên vào chiến trường, nay thuộc địa phận xã Đắc Blô, huyện Đắc Glei tỉnh Kon Tum). Để giữ bí mật, đơn vị mang mật danh "Công trường 40". Biên chế của Trung đoàn 40 khi thành lập gồm 4 tiểu đoàn (30, 31, 32, 34) 3 cơ quan (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần) và 2 đại đội (trinh sát, thông tin). Trang bị gồm các loại pháo cối, cao xạ hỗn hợp: cối 120mm, 82mm, ĐKZ và súng máy phòng không 12,7mm.

Chỉ huy Trung đoàn lúc này gồm có: Đồng chí Nguyễn Đức Giá làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Sơn Hùng làm Chính ủy, các đồng chí Nguyễn Thanh Xô, Nguyễn Thành Lai, Võ Khắc Phụng làm Trung đoàn phó, đồng chí Phạm Việt Thọ làm Phó chính ủy

Ngày 5/2/1967, BCH Trung đoàn đã gọp phiên đầu tiên tại một khu rừng gần sông Pô Kô (giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia) để đề ra các nhiệm vụ hoạt động của Trung đoàn. Sau này, Trung đoàn quyết định lấy ngày 5/2/1967 là ngày thành lập Trung đoàn 40. Quyết định này được trên chấp thuận và từ đó trở về sau, ngày 5/2 được coi là ngày truyền thống của Trung đoàn.

- D200 pháo binh (sau đổi tiên là D31): được thành lập ngày 20/12/1960 tại Mậu Long (Nghệ An). Tiểu đoàn có 4 đại đội với 148 cán bộ, chiến sĩ (phần lớn là các chiến sĩ miền Nam và Tây Nguyên tập kết ra miền Bắc năm 1954, trong đó có 4 chiến sĩ gái người Ê Đê là: Y Nay, Y Hồng, Y Ngoan, Y Na) được lựa chọn từ 2 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn 305 và Sư đoàn 324 do đại úy Trần Trọng Sơn làm tiểu đoàn trưởng và đại úy Hồ Thắc làm chính trị viên. Trang bị của tiểu đoàn gồm 2 khẩu sơn pháo 75mm (có 208 viên đạn), cối 81mm và 60mm, súng tiểu liên K50 băng tròn và một số súng bộ binh khác. Cuối tháng 12/1960, sau khi được Thiếu tướng Nguyễn Đôn giao nhiệm vụ, tiểu đoàn hành quân vào Nam. Khi đến tây Thừa Thiên, một đại đội được lệnh ở lại bảo vệ Tỉnh ủy Thừa Thiên, còn 3 đại đội tiếp tục hành quân vào Tây Nguyên.

- Tiểu đoàn 32 trước đây là Tiểu đoàn Pháo binh 96 thuộc Sư đoàn 304 do đồng chí Nguyễn Trâm làm tiểu đoàn trưởng và đồng chí Đặng Ninh làm chính trị viên; quân số biên chế 699 đồng chí (có 50 sĩ quan), trang bị 12 khẩu súng cối 120mm bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên ngày 28 tháng 3 năm 1966.

-  Tiểu đoàn Súng máy phòng không 30 được thành lập trên cơ sở Tiểu đoàn 19 Sư đoàn 325 và Tiểu đoàn 21 Sư đoàn 324. Đây là tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm đã tham gia bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) và A So (Thừa Thiên - Huế).

-   Tiểu đoàn Vận tải 34 trước đây thuộc Trung đoàn 68 Sư đoàn 351, là tiểu đoàn mang vác trang bị súng cối 120mm, súng cối 82mm và ĐKZ.
 
- Trung đoàn Pháo binh 68 (thiếu):E68 Pháo binh có 1.100 cán bộ, chiến sĩ; tổ chức, biên chế gồm: Ban chỉ huy Trung đoàn, 3 cơ quan (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần) và 3 tiểu đoàn. Trung đoàn chia thành hai khối hành quân vào Tây Nguyên, khối một có Tiểu đoàn 95 (trang bị súng cối 120mm, và ĐKZ 75mm lên đường ngày 19/2/1966 do đồng chí Nguyễn Phúc Thược tiểu đoàn trưởng và Trần Mỹ Phước chính trị viên chỉ huy) và Tiểu đoàn 96 (trang bị súng cối 120mm do đồng chí Nguyễn Trâm tiểu đoàn trưởng và đồng chí Đặng Ninh chính trị viên chỉ huy).
  Khối hai gồm Tiểu đoàn 11 pháo 105mm (12 khẩu) 22 xe kéo pháo, vận tải và đại bộ phận Trung đoàn bộ do đồng chí Nguyễn Đức Giá - Trung đoàn trưởng chỉ huy; xuất phát ngày 10/3/1966 từ Thạch Thành (Thanh Hóa) hành quân vào Tây Nguyên. Đến Nậm Bạc (Hạ Lào) vì chưa có đường xe cơ giới nên phải để xe pháo lại, còn người hành quân vào Tây Nguyên.

- Tháng 3/1967, Để đáp ứng yêu cầu của Chiến trường Tây Nguyên cần tăng cường sức mạnh hỏa lực mà chỉ dùng pháo khênh vác, sau khi đánh địch ở Sùng Thiện về E40 được cấp trên bổ sung Tiểu đoàn 33 pháo ĐKB1 (trước đây thuộc Trung đoàn 204).

- Cuối năm 1967, BTL B3 bổ sung cho E40:
  * Trung đoàn Pháo binh 208 gồm các Tiểu đoàn 33, 34 và cơ quan Trung đoàn, trang bị 24 khẩu ĐKB với quân số 949 người do đồng chí Tô Thuận làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Lê Ngọc Tuệ làm Chính ủy Trung đoàn. Trong giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc, Trung đoàn 208 bảo vệ bờ biển Thanh Hóa, đã sử dụng pháo 122mm bắn cháy 3 tàu chiến địch, 7 năm liền Trung đoàn được tặng cờ luân lưu của Bác về thành tích huấn luyện và xây dựng.

Hy sinh tại gia lai thì đúng rồi:
Trích dẫn
    "...Trên cơ sở các tiểu đoàn pháo đã có tại chiến trường và Trung đoàn pháo binh 68 (thiếu) mới bổ sung vào, ngày 5 tháng 2 năm 1967, trung đoàn pháo binh đầu tiên của Mặt trận Tây Nguyên được thành lập với phiên hiệu là Trung đoàn pháo binh 40, đồng chí Nguyễn Đức Giá là Trung đoàn trưởng, đồng chí Phạm Việt Thọ phụ trách Chính uỷ. Trung đoàn biên chế 4 tiểu đoàn pháo là các tiểu đoàn: 30, 31, 32, 34 trang bị các loại pháo mang vác ĐKB, súng cối 120ly, súng cối 82ly, ĐKZ, súng máy cao xạ 12,7ly. Ngay sau khi được thành lập, trung đoàn đã liên tục tham gia tác chiến: - Tháng 3 năm 1967, 3 tiểu đoàn (30, 31, 32) chi viện bộ binh tiến công lữ đoàn dù số 2, Sư đoàn không vận số 1 Mỹ ở Sùng Lễ, Sùng Thiện đến Đức Cơ, Lệ Thanh tỉnh Gia Lai. Sau khi đánh Sùng Thiện về, trung đoàn tiếp nhận Tiểu đoàn pháo 33 ĐKB. 

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2013, 10:24:52 am gửi bởi ditimlietsy69 » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #148 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 12:18:02 pm »

Thông tin trên giấy báo tử:
Tên Liệt sĩ: Vũ Văn Ninh
Chức vụ : Tiểu đội phó ( Trung sĩ )
Đơn vị : KB
Nguyên quán : Ninh An / Gia Khánh / Ninh Bình
Sinh ngày : 1946
Nhập ngũ : 12/67 . Đảng viên
Con ông : Vũ Đình An ; Con bà : Đào Thị Sửu
Hy sinh ngày 2 /3/ 1971 Tại mặt trận phía nam.
Thi hài đã được mai táng tại khu vực riêng gần mặt trận.

Thông tin gia đình tìm được như sau:
Tên Vũ (Nguyễn) Thái Ninh
Tên mẹ: Đào (Đặng) Thị Sửu
Đơn vị: C12, D3, E141/F7
Số hồ sơ: 38141/1971
Hy sinh trong trận đánh chống càn năm 1971, Đầm Be, Oát (hay Bót) Thơ Mây, Cam pon chàm, cửa khẩu Campuchia ...

Bạn thân mến! Như vậy là gia đình bạn mới chỉ có giấy báo tử, theo quy định của Bộ QP và thủ tục hành chính, bạn phải có công văn/ giấy xác nhận của ít nhất một trong hai nơi sau:
- Sư đoàn 7
- BTL Quân khu 7

Thông tin bên website thầy giáo Hồ (theo link bạn gửi) tôi chỉ thấy thông tin gia đình đăng cần tìm chứ chưa thấy chỗ thầy giáo Hồ đăng thông tin LS. Mò trên mạng thì thấy bên website cựu chiến binh sư đoàn 9 lại đăng tải. Tuy vậy, bạn cần lưu ý: nếu không có văn bản dấu đỏ xác nhận thì mọi thông tin khác, do ai đó cung cấp,..... đối với các cơ quan chính sách Nhà nước và quân đội thì cũng vẫn chỉ là tính chất tham khảo, không có giá trị pháp lý  Grin.

Vậy ta cứ đi theo hướng bạn cung cấp nhá: Đơn vị: C12, D3, E141/F7 - hy sinh 02 /3/ 1971

1. Đơn vị của LS:
- Về phiên hiệu/ mật danh đơn vị, hòm thư quân sự, bí số của trung đoàn 141A sư đoàn 7/ E141A F7/ Trung đoàn Ba Vì anh dũng, bạn có thể đọc đây . Tôi đã nêu rất chi tiết, cụ thể. Chỉ bổ sung thêm là thời điểm chính xác năm 1971, khi hoạt động ở chiến trường Kampuchia/ Cambodia thì F7/ sư đoàn 7 mang mật danh Đoàn Gia Định và một số phiên hiệu mới như sau:



- đại đội 12 là đại đội nào? theo quy định phiên hiệu thống nhất toàn quân của Bộ trong KCCM thì E1/ E141A/ trung đoàn 1/ trung đoàn 141A gồm D1, 2, 3/ tiểu đoàn 1, 2,3; D1 gồm đại đội 1,2,3. Hiểu nôm na tức là một trung đoàn có 3 tiểu đoàn, một tiểu đoàn phiên chế 3 đại đội. Tuy vậy, theo tính chất đặc thù, các tiểu đoàn bộ binh thường được biên chế thêm một đại đội hỏa lực đi kèm nên D1 có 4 đại đội, đánh số từ 1 đến 4; D2 đánh số từ 5 đến 8 và D3 đánh số từ 9 đến 12 => đại đội 12 tiểu đoàn 3 trung đoàn 141A/ C12 D3 E141A là đại đội hỏa lực. Hơi khác so với các đơn vị khác đấy,  Grin

2. Thời điểm LS hy sinh:
Trích dẫn
...Ở miền Đông Nam Bộ, Mỹ, ngụy đã huy động 34 Tiểu đoàn bộ binh, 5 Trung đoàn thiết giáp, 8 tiểu đoàn pháo binh với 23.000 tên, tổ chức cuộc hành quân sang vùng đông bắc Cam-pu-chia. Cuộc hành quân được mang tên "Toàn thắng 171". Để phối hợp, Mỹ đã thúc ép Lon Non dùng 5 tiểu đoàn tiến công vào bên sườn đội hình ta.

Ngay từ mùa khô năm 1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã nhận định và chỉ ra những mưu đồ đen tối này của địch và đề ra quyết tâm chuẩn bị mọi mặt để đánh thắng địch trên mọi hướng. Sư đoàn 7, trong những tháng củng cố, xây dựng đã tổ chức những đoàn cán bộ đi nghiên cứu thực địa, hoàn thành các phương án tác chiến. Khu vực Đầm Be - Oát- thơ-mây trên đường liên tỉnh số 2 được chọn làm nơi quyết chiến chiến dịch. Những cuộc diễn tập thực binh được tiến hành. Mọi việc chuẩn bị đã chu đáo. Tất cả đã sẵn sàng.

Sáng ngày 4 tháng 2 năm 1971, cuộc hành quân "Toàn thắng 171” của Mỹ - ngụy bắt đầu (trước cuộc hành quân Lam Sơn 719 bốn ngày) do Đỗ Cao Trí - Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật trực tiếp chỉ huy. Đỗ Cao Trí tổ chức hành quân trên hai hướng. Hướng thứ nhất, là hướng chủ yếu từ phía nam theo đường 22, qua đường 7, theo đường liên tỉnh số 2 lên Sơ Lông tỉnh Công Pông Chàm. Hướng thứ hai từ đông nam theo đường 13 lên Snun tỉnh Kra Chi-ê/ Krachie. Phối hợp với quân ngụy Sài Gòn, In-tam chỉ huy 5 tiểu đoàn ngụy Lon Non từ tây Phnôm Pênh qua thị xã Công Pông Chàm đánh sang nhằm hợp điểm tại Sơ Lông.

Thời gian đầu, địch dồn lực lượng vào hướng chủ yếu, chúng tập trung 23 tiểu đoàn bộ binh, gần 4 trung đoàn thiết giáp với nhiệm vụ "đánh bật Cộng sản ra khỏi đồn điền cao su Chúp, giải tỏa đường 7". Với ý đồ đó khi triển khai xong các hướng cho cuộc hành quân, Đỗ Cao Trí tuyên bố: "Tôi tin vào sự thành công của quân đội của tôi". Và chúng khẳng định: "Đến 15 tháng 5, chiến dịch khai thông đường 7 sẽ kết thúc, không để cho quân địch (Quân giải phóng) có thì giờ tổ chức lại".

Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2, khi địch vào vùng cao su Chúp, Sư đoàn 9 và Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 chặn đánh diệt một đoàn xe quân sự ở Tà Beng A Xây và đánh thiệt hại nặng một cụm xe tăng, xe thiết giáp khác của địch ở phum Kô Ka Ram.

Ngày 15, tướng Trí cho đổ chiến đoàn 5 xuống Sơ Lông. Chiến đoàn 333 và trung đoàn 15 thiết giáp lên theo đường số 2 tới Đầm Be, bị hai trung đoàn 209 và 165 đánh tiêu diệt gần hết tiểu đoàn đi đầu. Lực lượng còn lại lùi về cụm ở khu vực Oát-thơ-mây.

Nửa cuối tháng 2, chiến đoàn 5 từ hướng bắc đánh xuống, chiến đoàn 333 và thiết giáp từ phía nam đánh lên vẫn không khai thông được đoạn đường này. Trong nhiều trận đánh, có trận tiêu biểu nhất vào lúc 20 giờ ngày 20 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165, bí mật vòng xuống phía nam Oát-thơ-mây phục kích diệt một chi đoàn thiết giáp và nhiều bộ binh địch từ Kan Đôn Chum lên, bắt trên chục tù binh, thu 20 súng, 9 thông tin.

Trong những ngày này, chiến sĩ trinh sát Bùi Văn Hợp ở Đại đội 21 Trung đoàn 165 mặc dù bị thương  vẫn không rời khỏi cây đài, liên tục quan sát, báo về sở chỉ huy những tin chính xác về địch. Có lần đưa đoàn cán bộ đi trinh sát, gặp địch, Hợp đã chạy ra hướng khác, nổ súng, hút địch về mình rồi bị lạc, mãi 5 ngày sau mới về tới đơn vị. Không chọc thủng Đầm Be, Đỗ Cao Trí xin máy bay Mỹ yểm trợ và lệnh cho Chiến đoàn 5 nhanh chóng rút khỏi Sơ Lông. Biết tin qua đài kỹ thuật, Sư đoàn cho Trung đoàn 141 từ bắc Mi Mốt cơ động lên bắc Đầm Be. Ngày 27, Chiến đoàn 5 về tới ngã tư Nước Đá thì bị Trung đoàn 141 chặn đánh, tiêu diệt gọn tiểu đoàn đi đầu, bắt sống hơn 50 tên, thu 80 súng các loại, thu hồi lại số vàng bạc, của cải chúng cướp ở Sơ Lông/ Chhlong, trả lại cho đồng bào. Lực lượng còn lại của chiến đoàn 5 phải mở đường máu vượt qua Đầm Be về với cụm quân ở Oát-thơ-mây.

Thấy thời cơ mới xuất hiện, Sư đoàn dùng hai trung đoàn 165 và 209 trên hai hướng tiến công mãnh liệt vào cụm này, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn và một chi đoàn xe tăng, xe bọc thép địch. Chúng hoảng sợ, vội vã tháo chạy về Kan-đôn-chrum. Thế là cuộc hành quân "Toàn thắng 171" trên hướng này đã kết thúc.

Còn một điều cay đắng nữa đối với Mỹ - ngụy là Đỗ Cao Trí - viên tướng chỉ huy cuộc hành quân và số sĩ quan cao cấp cùng trên chiếc máy   bay trực thăng đi thị sát chiến trường bị quân dân Tây Ninh bắn rơi. Tướng In Tam của quân ngụy Lon Non cũn bị cách chức.

Như vậy là bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu, Lon Non không những không phá nổi căn cứ kháng chiến của ta, trái lại chúng đã bị lửa kháng chiến của quân và dân ta thiêu cháy. Chúng không giải tỏa được đường 7 mà phải bỏ mạng hàng nghìn lính, hàng trăm xe. Chúng không hà hơi tiếp sức được cho quân ngụy Lon Non mà còn làm cho bọn này thêm hoang mang, rệu rã....

Vậy là chuẩn, chiến thắng Đầm Be/ Dambe/ Dâm Bê  - Oát thơ mây/ Cat Tho May/ Oát Tho Me của sư đoàn bộ binh 7/ F7. Ta có các địa danh cần chú ý: bắc Mi Mốt/ Me Mot/ Mimot, bắc Đầm Be, ngã tư nước đá.

3. Ngã tư nước đá, ở phía bắc Đầm Be/ Dâm Be là chỗ nào?
 
Tôi lấy tạm điểm tọa độ của Đầm Be là 48PWU960290, là giao điểm giữa trục 96 dọc và 29 ngang như sau:
    input   = 48PWU960290
    lat lon = 12.02118 105.88237 (nhập vào google maps/ earths: 12°01'16.3"N 105°52'56.5"E)
    UTM/UPS = 48N 596050 1329050
    MGRS    = 48PWU9605029050

- Ngã tư nước đá là chỗ nào? tôi xin chịu vì đây là địa danh kiểu bộ đội gọi nôm na với nhau, không có trong địa danh hành chính hoặc địa danh trên bản đồ quân sự/ hành chính. Tôi tạm khoanh ba vòng tròn là 3 điểm nghi vấn trên bản đồ và bạn có thể hỏi bác/ nick nguyenthanhha429 (0438280902 -  0914302919), nguyên lính đặc công trung đoàn 429 thời kỳ 1971; bác có hoạt động ở khu vực này: đây.



- Có nghe loáng thoáng một một thông tin nghĩa trang Đầm Be/ Dâm Be chung cho cả lính sư 7, sư 9,.... thời kỳ 1971 nhưng không rõ cụ thể?

4. Liên hệ:
- chỗ này chắc phải liên hệ với đội quy tập K70 (069 653217) của Quân khu 7 và K71 ( Anh Mỹ - Chính trị viên 0918 144766) của tỉnh đội Tây Ninh rồi.

- Ban liên lạc CCB sư đoàn 7 thì tôi lại không có mối liên hệ, hỏi thử chỗ bác binhyen1960 xem có đàn anh nào của bác ấy không nhá,  Grin

p/s: trận này đánh thuần túy là lính VNCH nhưng sẽ xem phía Mỹ nói gì,  Wink
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2013, 12:38:35 pm gửi bởi quangcan » Logged

minkutin
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #149 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 12:53:54 pm »

Năm mới cháu chúc các bác và web ta luôn vững mạnh. Nhân đây cháu cũng cám ơn các bác đã giúp đỡ gđ cháu có niềm tin vững chắc sẽ đón được chú cháu về xum họp cùng gđ. Cháu cũng chúc bác thanglicogi lên đường mạnh khỏe và thành công. Sang đầu tuần bố cháu lại lên đường đi tìm chú cháu. Nếu có thêm thông tin gì cháu xin đưa lên diễn đàn để mọi người tham khảo. Biết đâu sẽ có thêm nhiều gđ đón được liệt sĩ về đoàn tụ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM