Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:50:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 228673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #530 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:42:07 am »

Nói chuyện vui với Bác lính Quany, nhiều lúc ngồi cùng các bác CCB chống mĩ và biên giới phía bắc chắc bị đính nhiều pháo, nên hay kể về pháo rất rôm rả. Người thì nói ngắm qua nòng lên nó bắn chính xác lắm,người bảo nó phản pháo trúng cả nòng pháo vỡ đôi nòng.Để cho các bác hứng thú tôi ko dám nói, chỉ ngồi để nghe.hì...hì. có để khẩu này cách khẩu kia khoảng 100m thì chỉ có ông trời mới bắn vào nòng của nhau được. Ở Tuyên quang có 2 bác là et của f313 (Bác thắng đen et 14 và bác Linh et 457) ở phường phan thiết thì phải? Tôi có ông bạn tên là Thắng học cùng Sq tụt xích về chữa nghiện ko biết ở chỗ nào? Đơn vị tôi có Luân, Hùng râu làm  ở nhà máy gạch chịu lửa nhà ở chỗ bến xe, Những nhân chứng của cuộc chiến đấy.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #531 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:45:50 am »

Thưa các bác , tôi có một số thông tin trao đổi với các bác .Thứ nhất là về đạn pháo:
- khi viên đạn ra khỏi nòng pháo , nó chỉ chịu tác động của lực đẩy do thuốc phóng mà thôi.và bay theo quán tính.
Do đó khi các bác nghe thấy tiếng : soẹt...soẹt... Là phải lập tức lăn ngược trở lại - vì đạn pháo nổ hất sức ép,  mảnh về phía trước .
Còn với đạn cối thì khác : khi nghe vi..vu...trên đầu --> tức là liều phóng đang cháy , phụt về phía sau --> tức là viên đạn sẽ bay tiếp...không có gì .hic.
Khi không nghe thấy gì mà ngửi mùi khét --> phải tìm hầm ,hào, hang ,hốc mà chúi ngay vào ...kẻo ...gặp cụ tổ...
Lúc tụi tôi vào làng Ping , có đi qua trận địa pháo lựu 105mm , loại này góc bắn 45 độ có tầm xa nhất , nhưng lại bị “ lộ mặt tướng “ dễ ăn phản pháo.
Nếu đặt sau dãy 2000, thì an toàn , nhưng góc bắn >60 độ , tầm bắn sẽ ngắn lại .Qủa là nan giải , phải không các bác ?
Hồi đó : 12-7-1984 , Chúng tôi sang trận địa cối 160 ly của f356 ở trước la cáy , mỗi khi ta khai hỏa, một loạt tiếng depa : phành...phành...phành...
Thì phía 1509, 1250 , bọn Tàu lại đáp trả : đùng ...đùng ...oành...oành...
Căn hầm lại đung đưa như đánh võng.
Mắt , mũi ,mồm sặc sụa , đất , khói , bụi ... Mùi thuốc đạn khét lẹt.
Ấy vậy mà  khi làn khói , bụi tan đi , mọi người lại nhìn nhau ... Cười ,,,nghiêng ngả...Đúng là ...lính ...Binh nhì ... Hic.
Vậy mà giờ đây những kỷ niệm ấy chỉ còn trong hoài niệm ...Những lúc ngồi ôn lại chuyện xưa, thấy thương yêu những người lính Vị xuyên biết nhường nào...
Thân ái.
thưa bác nếu đặc trận địa pháo 130 ly  sau dãy 2000 cháu nghĩ vẫn bắn tới mục tiêu chứ,vì 130 ly tầm bắn gần 30 km
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #532 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:48:22 am »

Nói chuyện vui với Bác lính Quany, nhiều lúc ngồi cùng các bác CCB chống mĩ và biên giới phía bắc chắc bị đính nhiều pháo, nên hay kể về pháo rất rôm rả. Người thì nói ngắm qua nòng lên nó bắn chính xác lắm,người bảo nó phản pháo trúng cả nòng pháo vỡ đôi nòng.Để cho các bác hứng thú tôi ko dám nói, chỉ ngồi để nghe.hì...hì. có để khẩu này cách khẩu kia khoảng 100m thì chỉ có ông trời mới bắn vào nòng của nhau được. Ở Tuyên quang có 2 bác là et của f313 (Bác thắng đen et 14 và bác Linh et 457) ở phường phan thiết thì phải? Tôi có ông bạn tên là Thắng học cùng Sq tụt xích về chữa nghiện ko biết ở chỗ nào? Đơn vị tôi có Luân, Hùng râu làm  ở nhà máy gạch chịu lửa nhà ở chỗ bến xe, Những nhân chứng của cuộc chiến đấy.
cháu tuy là người thế hệ 8x nhưng nghe nói pháo địch bắn trúng nòng pháo ta,vỡ làm đôi thì cháu không tin đâu,kể cả bắn trực xạ.chắc các ccb nói vui thôi,
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #533 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:14:38 pm »

Bạn kc135@ . Tôi không phải là lính pháo binh, nhưng cũng hiểu biết sơ sơ về pháo . - Đặc điểm chính của pháo tầm xa , bạn đề cập tới pháo 130 mm -là góc bắn nhỏ <hoặc =45 độ . Nếu trận địa pháo 130 mm muốn bắn mục tiêu là 1509, 1230, 772, 685, v.v... Thì phải bố trí ở km 15 trở xuống TX Hà giang .
Nếu pháo 130 mm đặt ở sau dãy 2000, muốn bắn vào khu vực Thanh thuỷ - thì góc bắn rất lớn , đạn mới vọt qua dãy 2000 được . Lúc đó pháo 130mm sẽ trở thành Cao xạ pháo rồi còn gì ?
Nếu muốn khống chế các điểm cao ở khu vực Thanh thuỷ , mà đặt lựu pháo, cối, thì bắt buộc phải ra khỏi bóng của dãy 2000- điều đó giới chuyên môn gọi là -Xạ giới . Bạn kc135 ạ.
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #534 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:18:56 pm »

Nói chuyện vui với Bác lính Quany, nhiều lúc ngồi cùng các bác CCB chống mĩ và biên giới phía bắc chắc bị đính nhiều pháo, nên hay kể về pháo rất rôm rả. Người thì nói ngắm qua nòng lên nó bắn chính xác lắm,người bảo nó phản pháo trúng cả nòng pháo vỡ đôi nòng.Để cho các bác hứng thú tôi ko dám nói, chỉ ngồi để nghe.hì...hì. có để khẩu này cách khẩu kia khoảng 100m thì chỉ có ông trời mới bắn vào nòng của nhau được. Ở Tuyên quang có 2 bác là et của f313 (Bác thắng đen et 14 và bác Linh et 457) ở phường phan thiết thì phải? Tôi có ông bạn tên là Thắng học cùng Sq tụt xích về chữa nghiện ko biết ở chỗ nào? Đơn vị tôi có Luân, Hùng râu làm  ở nhà máy gạch chịu lửa nhà ở chỗ bến xe, Những nhân chứng của cuộc chiến đấy.

  Cám ơn bác Pb47vp. Bác VT738 cũng có cho em biết rất nhiều đồng đội cùng đơn vị bác ấy ở Tuyên quang. Hóa ra F 313 của các bác ngày trước là người quê em rất nhiều, qua câu chuyện của các bác em hiểu thêm về những bậc cha anh thời trước đã chiến đấu như thế nào.

   Không biết các bác có biết câu chuyện vui này không. có một bác ở E 122. Khi bị bật chốt rút lui ngày 28/4/1984 từ 300 hay 233 mang theo cả nòng DKZ nộp Tỉnh đội ( chân và đạn người khác giữ ) đóng bè xuôi về tận Tuyên quang, anh em bây giờ gặp vẫn trêu " cho dù thế nào cũng quyết không rời vũ khí " . Chuyện có thật 100 % đấy ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #535 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:31:04 pm »

Chủ đề Hà Giang đang rất nóng, để tiếp tục duy trì, phục vụ các bác "mới" vào và có cái nhìn tổng quan về cuộc chiến; em "khai quật" tài liệu cũ của chú chiangshan lên đây,  Grin. Toàn cảnh trận đánh bảo vệ bình độ 1100 của đơn vị bác khanhhuyen,  Grin (vụ cà phê lần trước còn chưa chả đâu bác khanhhuyen nha,  Grin).

-------------------------------------

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở BÌNH ĐỘ 1100 (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)
CỦA ĐẠI ĐỘI 2, TIỂU ĐOÀN 1, TRUNG ĐOÀN 2, SƯ ĐOÀN BỘ BINH 3, QUÂN ĐOÀN 14, QUÂN KHU 1
Ngày 2-12-1985.

I. TÌNH HÌNH CHUNG

A. ĐỊA HÌNH

Dãy núi đất 1509 ở về phía tây huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên có một dông núi lớn kéo dài về phía đông nam xuống sát suối Thanh Thủy. Nơi xảy ra chiến đấu ở bình độ 1100, cách đỉnh 1509 và đường biên giới Việt – Trung khoảng 1,5km theo sống núi, giữa bình độ 1100 và 1000 hình thành một mỏm bộ đội gọi là 1050, chỗ rộng nhất khoảng 80-100m có thể cấu trúc điểm tựa phòng ngự ngăn chặn địch theo dông núi xuống đánh vào bên sườn, phía sau khu vực phòng ngự vùng núi đá 468 tới giáp bờ sông Lô và trục đường số 2 về thị xã Hà Giang.
Phía tây bắc bình độ 1100, cách khoảng 50m có một mỏm nhỏ bộ đội gọi là đồi tiền tiêu chỉ cách địch khoảng 100m là nơi hai bên thường tranh chấp; kề bên trái đồi tiền tiêu là đồi chè địch có thể từ đây đánh vào sườn trái trận địa chính.

Ngang với đồi chè cách khoảng 800m về phía tây giữa bình độ 1200 và 1100 có mỏm 1160 ở bắc bản Nậm Tà bộ đội gọi là đồi Không Tên. Tại đồi Không Tên cấu trúc điểm tựa có thể phát hiện và ngăn chặn địch vu hồi vào sườn trái điểm tựa ở 1100 hoặc bí mật luồn lách qua Thanh Đức đánh vào điểm tựa phía sau của tiểu đoàn và khu vực phòng ngự của trung đoàn.

Trong khu vực do pháo hai bên bắn phá nhiều ngày nên bề mặt đất tơi vụn, chỉ còn ít cây cối. Tuy nhiên việc cấu trúc công sự cũng không khó khăn lắm.
Hàng ngày thường có sương mù nhiều từ chiều hôm trước đến 7-8 giờ sáng hôm sau. Ngày tác chiến (2-12) có sương mù cả ngày từ bình độ 900 trở lên 1509 (Dân đã sơ tán hết từ tháng 4-1984).

Tóm lại
: nơi ta phòng ngự thấp hơn địch, mọi hành động khó giữ bí mật. Địch muốn tiến công chỉ có thể từ 3 phía : theo sống núi đánh xuống và theo hai bên sườn đông bắc, tây nam. Nhưng do chiều ngang hẹp và hai bên sườn dốc khó triển khai nhiều lực lượng đánh ồ ạt, buộc địch phải sử dụng từng phân đội cỡ trung, đại đội liên tục đột phá. Ta có điều kiện cấu trúc công sự vững chắc, tổ chức hệ thống hoả lực tại chỗ và kết hợp hoả lực pháo binh, súng cối cấp trên chi viện, bắn chính xác… có thể đánh bại tiến công của địch.
Logged

pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #536 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:31:15 pm »

Các loại đạn cối từ 60mm đến 160mm đều có cấu tạo chung như nhau: Đạn chia làm 3 phần là: thân đạn, ngòi nổ và đuôi đạn. Thân đạn 2 đầu có ren để lắp ngòi và cánh đuôi, phần cánh đuôi khi hoàn chỉnh viên đạn nhà máy SX lắp luôn cánh đuôi vào và chốt ngay lại. Phần này khi đạn nổ thì rời ra tại chỗ đạn nổ, ko có tác dụng tiêu diệt mục tiêu. Phần đuôi hình trụ có lỗ thoát lửa, trong rỗng để lắp liều chính. Khi bắn cả liều chính và liều phụ đều cháy hết ngay trong nòng pháo,đạn có 10 cánh đuôi (Đạn Tiệp và Ba lan có 12 cánh đuôi) để ổn định cho đạn bay. Khi đạn nổ có thể còn vỏ liều chính như các bác thấy, vì đế liều làm bằng đồng. Thường khi đạn nổ thì đế này văng ra. Chứ liều ko cháy trên đường bay.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #537 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:31:48 pm »

B. TÌNH HÌNH ĐỊCH

Tháng 4-1984 sau khi chiếm được 1509 và 722, địch tiếp tục lấn sang đất ta đến bình độ 1200 phải dừng lại, xây dựng trận địa vững chắc phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với ta.

Thường xuyên bắn pháo, súng cối, tung biệt kích, trinh sát sang phía trận địa ta. Ngày 30-5-1985 đã bắn hàng ngàn quả đạn pháo trong suốt 24 giờ và cho 1 trung đoàn bộ binh từ đỉnh 1509 đánh xuống 1100, bản Nậm Ngặt, đồi Không tên nhưng bị ta đánh thiệt hại nặng phải chạy về 1509.

Từ 11-6 đến 7-10-1985 vẫn thường xuyên bắn phá có cả đạn hoá học, nhiều lần tiến công cả ban ngày, ban đêm nhưng đều bị ta đánh lui.

Bước vào mùa khô năm 1985, lực lượng mới vào thay phiên. Phòng ngự ở 1509 là trung đoàn 603, sư đoàn bộ binh 201, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam, chúng lại tổ chức đánh lấn trên toàn tuyến Vị Xuyên nhằm cải thiện thế phòng ngự, phá thế xen kẽ, lấn dũi trên hướng Nậm Ngặt của ta.

Những ngày cuối tháng 11-1985 tăng cường bắn phá, trinh sát sang phía trận địa ta. Từ ngày từ 28-11 đến 1-12-1985 (4 ngày) địch bắn khoảng 3.000 viên đạn pháo và hoả tiễn vào khu núi đá (phía đông) và khu núi đất. Riêng điểm tựa của đại đội bộ binh 2 ở 1100 ngày 28-11-1985 địch bắn hơn 300 viên, ngày 29-11 và 30-11 mỗi ngày bắn khoảng 100 viên nhằm phá huỷ công sự, vật cản và sát thương sinh lực ta. Ngày 1-12-1985 địch không bắn vào 1100.

Trong thời gian trên, quân khu đã thông báo các đơn vị sẵn sàng chiến đấu đề phòng địch tiến công bất ngờ, không có thông báo cụ thể về chuẩn bị tiến công của địch.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #538 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:32:12 pm »

C. TÌNH HÌNH TA

Sau khi địch chiếm 1509 và bình độ 1200, ta xây dựng điểm tựa cho 1 đại đội ở 1100 phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với địch chỉ cách khoảng 80-100m, từ tháng 4-1984 đến hết tháng 11-1985 đã là 1 năm 7 tháng.

Điểm tựa 1100 và 1050 có 19 hầm kèo vừa ẩn nấp vừa chiến đấu, cấu trúc bằng gỗ và thanh bê tông, chiều sâu mỗi hầm khoảng 2,5m, có nắp vững chắc chiều dày hơn 3m chịu được đạn cối 120mm; trên miệng hầm là công sự bắn của bộ binh; các công sự bắn của hoả lực đều có nắp, có lỗ châu mai bắn chéo kiểm soát phía trước trận địa và chi viện cho nhau được; trận địa cối 60mm có hố bắn bảo đảm được bí mật. Có hệ thống chiến hào nối liền các hầm và đường hào cơ động giữa các trung đội về trận địa phía sau và tiểu đoàn, chiều rộng hào giao thông từ 1,2-1,4m, sâu 1,5-1,8m đi lại thuận tiện trong mọi tình huống. Đặc biệt giữa 2 điểm tựa 1100 và 1050 có một đoạn hào ngang dài 8-10m, rộng 2m, sâu 3m bên dưới gài chông mìn để ngăn chặn địch phát triển (bình thường có lát gỗ để đi lại).

Hệ thống vật cản chủ yếu là một số bãi mìn chống bộ binh làm từ ngày ta phòng ngự trên hướng phòng ngự chính trước đồi tiền tiêu nhưng đã pháo địch bắn phá, mất tác dụng ta chưa làm bổ sung.

Tháng 2-1985, cấp trên tăng cường trung đoàn 2, sư đoàn bộ binh 3, quân đoàn 14 cho mặt trận Hà Tuyên. Ngày 22-4-1985 trung đoàn 2 vào thay phiên phòng ngự, để giữ bí mật vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự trước đó là trung đoàn 981, sư đoàn 356 Quân khu 2.

Tiểu đoàn bộ binh 1 của trung đoàn 2 được giao nhiệm vụ phòng ngự bên hướng núi đất thuộc xã Thanh Đức (phía tây Thanh Thủy).
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #539 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:32:34 pm »

1. Tình hình đại đội 2 :

Quân số 80 người đồng chí. Biên chế 3 trung đội bộ binh và 2 tiểu đội hoả lực.

Trang bị : cối 60mm 2 khẩu, đại liên 2 khẩu, trung liên 9  khẩu, B40, B41 6 khẩu, M79 2 khẩu, còn lại là AK.

Cán bộ đại đội có 3 đồng chí (đại đội trưởng đồng chí Thủy thượng úy), đủ cán bộ trung và tiểu đội. Chiến sĩ phần lớn nhập ngũ năm 1983 và 1984, có một số nhập ngũ năm 1981 chưa giải quyết ra quân cũng đi chiến đấu.

Đơn vị đã được huấn luyện cơ bản, năm 1984 hoàn thành tốt chương trình. Đã học xong chiến thuật (chủ yếu là tiến công) cấp đại đội. Trước khi hành quân đi nhận nhiệm vụ được huấn luyện bổ sung về phòng ngự và tham gia luyện tập dã ngoại với trung đoàn.

Cán bộ chiến sĩ  có quyết tâm tốt, đã nắm được nhiệm vụ, phương án chiến đấu của đơn vị và sau gần 1 năm phòng ngự đã được rèn luyện, có một số kinh nghiệm.

Sau đợt chiến đấu ngày 7-10, đại đội 2 vào thay phiên cho đại đội 1 phòng ngự ở 1100 và 1050.


2. Nhiệm vụ chiến đấu của đại đội :

Đại đội bộ binh 2 được tăng cường 1 trung đội và 1 cối 60mm của đại đội bộ binh 1, 1 khẩu 12,7mm của tiểu đoàn.

Phòng ngự trên hướng chủ yếu của tiểu đoàn ở bình độ 1100 đến 1050, ngăn chặn địch tiến công từ 1509 theo hướng đông nam xuống bắc suối Thanh Thủy. Khi chiến đấu được hoả lực pháo binh, súng cối cấp trên chi viện. Tổng số pháo cối của sư, trung, tiểu đoàn chi viện là 32 khẩu gồm 2 tiểu đoàn pháo 122mm và 76,2mm (18 khẩu), 2 đại đội cối 106,7mm và 120mm (4 khẩu), 2 đại đội và 1 trung đội cối 82mm của tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 và trung đoàn 153 (10 khẩu). Ngoài ra còn pháo binh của quân khu phòng ngự ở bình độ 1000 đến 800.

Để tăng cường chỉ huy, có đồng chí Sinh phó tiểu đoàn trưởng ở vị trí chỉ huy với đại đội trưởng. Thông tin liên lạc với tiểu đoàn, trung đoàn bằng điện thoại và 2 máy vô tuyến điện 2W.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM