Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 02:09:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229037 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #130 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:48:11 pm »






bác vt738@yahoo.com vị trí hầm súng trên 1200,là điểm cao nhất phải không ? hào rẽ trái là đường hào sẽ nối vào Gò Chè có đúng không ? vì như em quan sát,chúng không hề có đường hào sang phải ở phía dưới.
 
    Bác khanhhuyen ! Khi chúng tôi rút khỏi bình độ 1100,trận địa được bàn giao lại cho D4 (Khi đó đơn vị này đang củng cố lại hầm hào,làm quen với địa hình và nắm bắt tình hình).Còn chúng tôi xuống đóng từ bờ suối lên đến gốc gạo ( bác có nhớ cây gạo độc thân, đứng ở chòm ruộng bậc thang bỏ hoang ,giáp từ bờ suối Thanh thủy  dọc đường lên 1509 không ?).bọn tôi ở đó làm thê đội 2 cho D4,khi chưa có quân thay thế.Thì sau đó TQ mới xây dựng 1200,nên không biết ụ súng máy của chúng.
   Còn trước 28/4 ở khoảng trên 1200,đi ngược dốc bên tay phải,có một đường hào quân ta đào ,để ra mương nước thủy lợi của HTX lấy nước về bản.Còn a/e ta lấy về sinh hoạt,con mương này có chỗ chạy song song với đường lên 1509.Khi đến cánh đồng ruộng bậc thang (Đội 1,Bản nậm ngặt)nó chảy vào ruộng,nước thải từ ruộng lại chảy xuống hang làng lò đấy bác ạ
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #131 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 12:39:41 am »

Chào các bác cựu HG! Nghe các bác kể chuyện tại HG Trung Quốc thường sử dụng pháo chụp, tôi liên hệ với Lạng sơn nơi tôi đóng quân thì chỉ có 1 lần mà tôi biết TQ sử dụng pháo chụp. Đó là cuối tháng 4 năm 1984 tại khu vực C1 D1 E4 đóng quân trên đường 4B ,hôm đó từ cao điểm 583 Trung Quốc đã sử dụng cối 82mm và 100mm nắp ngòi vô tuyến bắn vào đoàn xe chở tân binh của sư 347 lên Tràng Định-Thất khê.

Thuật ngữ Việt hóa chỉ về loại đạn pháo nắp ngòi vô tuyến được định nghĩa đơn giản là "pháo chụp" chỉ về đạn pháo chụp từ trên cao xuống. Ngòi vô tuyết được Anh phát triển năm 1940 sau đó được Mỹ hoàn thiện và phát triển. Trong chiến tranh VN, Mỹ rất hay sử dụng loại ngòi nổ vô tuyến này. Ngòi nổ vô tuyến hay còn gọi là ngòi không tiếp xúc được nắp cho tên lửa, đạn pháo phòng không, đạn pháo chống BB v.v và v.v.

Trung quốc là quốc gia trước đây thiên về sử dụng pháo binh, công bằng mà nói trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ TQ đã giúp ta đào tạo nhiều sỹ quan PB.

Sau thất bại nặng nề năm 1979 trước VN Trung Quốc cần điều chỉnh học thuyết, kỹ chiến thuật QS và giai đoạn 2 của cuộc CTBGPB( 84-89) Trung Quốc đã xuất hiện trở lại với 1 diện mạo khác mặc dù bản chất vẫn bá quyền-tham lam-ỷ lớn như cũ.

Trong cuộc chiến diễn ra năm 1979 tại 6 tỉnh BGPB tôi không đọc được tài liệu nào ghi nhận TQ sử dụng đạn pháo nắp ngòi vô tuyến chống BB( Nếu bác nào có tài liệu xin bổ xung).

Vậy cấu tạo của ngòi vô tuyến như thế nào và nó khác ngòi nổ thông thường ra sao?



       Артиллерийский радиовзрыватель: 1 — антенна; 2 — восковая уплотнительная масса; 3 — пластмассовая головка; 4 — детали радиооборудования; 5 — корпус; 6 — элементы батареи; 7 — ампула с электролитом; 8 — предохранители; 9 — самоликвидатор; 10 — детонатор.

1-ăng ten , 2- khối lượng sáp nén , 3- đầu chất dẻo , 4- linh kiện thiết bị radio , 5- thân, 6- bin , 7- ống chứa chất lỏng điện li(như nước trong bình ác qui), 8- ngòi nổ , 9- bộ tự hủy , 10 - hạt lửa.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #132 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 02:45:41 pm »

Đây có phải cửa hang làng Lò phải không các bác !

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #133 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 03:05:01 pm »

    "Hang Làng Lò",của Linh Quany ! bác nguyenhongduc đâu rồi,mau chuẩn bị có chú thích cho tấm ảnh của đồng đội đê.Nơi bác vấp chân vào cây nghiến cửa hang ấy Huh...!
Logged
trevn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #134 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 03:56:27 pm »

chú khanhhuyen cho cháu hỏi cụ thể hơn một tí về gia cố hầm ở 1100 về đêm:
1/ sau mỗi ngày chịu pháo Tàu bắn thì lớp đất trên hầm (hào có nắp, hầm có nắp) sẽ mỏng đi, mình cần phải gia cố- nhưng nếu mình đổ đất mới lên thì bọn kia nó lại phát hiện ra chứ ạ ?
2/ theo cháu hiểu là hầm trú quân nằm ở độ sâu 6-8 m, mình không thể sắp xếp lại trần hầm đc và như vậy chỉ có cách là móc đất ở lòng hầm sâu thêm phải không chú
Logged
maianh
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #135 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 04:06:58 pm »

Chào các ccb!

thông qua các bài viết rất thực tế về chiến sự tại vị xuyên những năm 80.nhất là các nhân vật đã trực tiếp tay đôi với kẻ thù.như bác khanhhuyen, vt738.com,....vân vân.phải thừa nhận rằng.dù đã có mặt cùng thời điểm đó,nhưng mỗi chúng ta vì nhiệm vụ riêng của từng đơn vị,sự hạn chế về thông tin thời đó.nên hiểu biết những khó khăn gian khổ tại các điểm cao  trong mỗi chúng ta còn hạn chế. bởi vì.giờ đây ngồi đọc lại các trang viết khi tả đến đoạn pháo trần.em tin rằng,chỉ ai đã từng trải qua mới thấu hiểu hết sự dã man của pháo tàu.từ cây cổ thụ mấy người ôm và thân xác con người rất dễ hoà trộn vào với đất. em đọc các bài viết của các cựu. rất chân trọng những đồng đội của mình đã có một thời tự hào tay đôi với kẻ thù để giữ đất. càng đọc,mình càng hình dung và có cái nhìn chính xác , rộng hơn tình hình toàn mặt trận hồi đó.chỉ tiếc một điều,còn rất nhiều các ccb khác cùng tham gia thời điểm đó,vì nhiều lý do khác nhau lên chưa lên tiếng trên diễn đàn.bởi cuộc chiến ác liệt kéo dài khoảng bốn năm,mỗi đơn vị làm nhiệm vụ với thời gian nhất định.cho lên còn rất nhiều câu chuyện thú vị,hồi hộp của cuộc chiến này chưa xuất hiện.vẫn luôn hy vọng một ngày gần nhất,nhiều sự ngạc nhiên sẽ xuất hiện trên diễn đàn.
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #136 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 05:02:52 pm »

Đây có phải cửa hang làng Lò phải không các bác !



 Cái hang này em nằm trong đó từ tháng 10-84 đến tháng 1-85 mới rút, đúng hôm 30 tết bọn em rút xuống. Khi đó hai bên đã ngừng bắn sau mấy ngày chiến nhau dữ dội, lính mình chạy về hang cứ nói là TQ sắp tràn xuống đến nơi, bọn em phải đắp bao cát và chuẩn bị chiến đấu. Hôm rút xuống thì đi vào buổi sáng giữa ban ngày và cứ thế đi qua ngã ba Thanh Thủy, em cũng kinh nhỡ TQ không tôn trọng ngừng bắn mà nện mình thì chắc là đi hết.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #137 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 06:34:22 pm »


Nay tôi mới được nhìn "Hang ổ" Grin mà bác nguyen dinh thang và các bác cựu hay nhắc tới mỗi khi kể chuyện Hà giang.
 Hang làng Lò như thế này, đúng là chấp tất cả các loại pháo của địch rồi. Chỉ băn khoăn 1 điều khi các bác ca cóng thì khói có là vấn đề lớn không các bác?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #138 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 06:47:37 pm »



        Thật thú vị phải không TuanB5, Mình không được chứng kiến giờ nghe và hy vọng theo dõi khi nào anh em tổ chức đi thăm mình có điều kiện ngồi ghé nhỉ...đất nước mình mà...giờ tôi lại thấy hang đẹp;phía bên cạnh liệu làm hầm trú không nhỉ - cái hẻm nhỏ bên đấy.

         Không biết Bà Huyện Thanh quan nếu nhìn thấy hang này có vinh được bài thơ hay không nhỉ..ít ra thì nhìn bằng mắt thấy hố sâu thăm thẳm, thuyền không đáy/...
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #139 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 06:54:26 pm »

   Đây chắc là trong " hang ổ " của bác Nguyendinhthang  Grin !





Chẳng biết bác nào ngày xưa khi rút để quên cái bát sắt này. cũng là vật bất ly thân của người lính

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM