Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:08:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283162 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #510 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 11:02:32 am »

Chia sẻ với bác và gia đình. Phải vượt qua bằng được. Rất ngưỡng mộ ý chí của bác. Có dịp tới thủ đô mong được gặp trò chuyện.

 Tới Thủ đô lần nào cũng xỉn bố nó rồi thì còn đâu tâm chí mà đòi chuyện trò tâm sự. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #511 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 09:29:30 pm »

Chia sẻ với bác và gia đình. Phải vượt qua bằng được. Rất ngưỡng mộ ý chí của bác. Có dịp tới thủ đô mong được gặp trò chuyện.

 Tới Thủ đô lần nào cũng xỉn bố nó rồi thì còn đâu tâm chí mà đòi chuyện trò tâm sự. Grin
Từ 7h sáng tới 11 giờ thế nào chả làm được ly cà phé Cột Cờ hả pác? Cheesy
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #512 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2014, 06:45:13 am »

Cảm ơn bác bapchuoi nhé.
Baoleo xin nhờ bác Binhyen, khi nào có dịp uống rượu ở Cột Cờ với bác bapchuoi, nhờ bác Binhyen uống hộ baoleo tôi 1 chén với bác bapchuoi nhé.

 Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #513 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2014, 10:48:29 am »

Chân dung những người lính dù e916 đã hi sinh khi khi trực thăng Mi 171 rơi do sự cố kĩ thuật trong quá trình huấn luyện chiến đấu, ngày 07/07/2014. Họ còn rất trẻ...!

Đồng đội, các anh sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi.

http://www.youtube.com/watch?v=OQwycpjWQBQ&feature=share
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #514 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2014, 10:24:28 am »

Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi.

Mấy ngày nay, tràn ngập các câu chất vấn:

Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi ?

Nhớ về các anh, những chiến binh ưu tú đã hy sinh trong huấn luyện chiến đấu, nhà cháu tuy là cựu sỹ quan Hải quân, nhưng về nguyên lý chung thì cũng biết được đại cương,  xin rụt rè có vài nhời thế này.

1/ Tại sao các chiến binh không nhẩy ra để tự cứu mạng:

1.a/ Trên máy bay, cũng như trên chiến hạm, việc nhẩy dù bỏ máy bay, cũng như xuống xuồng cứu sinh bỏ tầu, NHẤT THIẾT phải nghe lệnh của Captain. Dịch ra tiếng Việt thì là lệnh của cơ trưởng hay hạm trưởng, tùy ngữ cảnh. Nhưng chớ dịch là Đại úy, như 80% lều báo ngày nay.
1.b/ Điều lệnh, hay luật cũng quy định, Captain là người cuối cùng nhảy ra khỏi máy bay hoặc rời hạm.
1.c/ Tại sao lại có cái a.1 và a.2 thế:
- Lý do 1: thuộc về phẩm chất của người chỉ huy – anh phải là người chịu trách nhiệm đến cùng. Bác Hồ đã dậy chúng tôi, những chỉ huy quân đội như thế này: ‘chiến sỹ chưa ăn-> cán bộ không được kêu đói. Chiến sỹ chưa ngủ-> cán bộ không được kêu mệt’. Thấm lắm.
Lý do 1 chiếm 10%.
-Lý do 2: thuần túy về kỹ thuật. Cơ trưởng phải giữ máy bay thăng bằng, và phải thấy an toàn, thì mới được ra lệnh cho toàn bộ thành viên bay: nhẩy!. Hạm trưởng phải thấy, việc bỏ tầu = (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn);  để nhẩy xuống xuồng cứu sinh = kém, yếu x (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn) so với hạm  là cách cuối cùng, thì mới hô: rời tầu!
Lý do 2 chiếm 90%.

2/ Đối chiếu nguyên lý với thực tiễn trên chiếc MI 171 sáng ngày 07/07/2014:

2.a/ Thành viên tổ bay, gồm 3 người, không tài nào nhẩy được ra trước các chiến binh đeo dù cả. Có 2 lý do:
-Lý do 1: cấu tạo của MI (nhà cháu đã đi MI, nhà cháu đã kể bên ‘Hồi ức…’).
Lý do này chiếm 10%.

-Lý do 2: không ai trang bị dù cho phi công trực thăng MI cả. Các loại trực thăng chiến đấu đặc biệt, nhà cháu không nói tới.
Lý do này chiếm 90%.

2.b/ Thành viên chiến binh dù trong khoang, gồm 18 chiến binh quả cảm.
Trong số này, có thiếu tá Đặng Thành Chung – là giáo viên dù, cấp hiệu dù: ‘Dù cánh vuông’ -> cấp hiệu nhẩy dù cao nhất. Việt Nam ta mới chỉ có 10 người đạt đẳng cấp như thiếu tá Đặng Thành Chung thôi đấy, các bác ạ.
Vào sáng ngày 07/07/2014 ấy, thiếu tá Đặng Thành Chung là người ngồi ngoài cùng, nói cho đúng là đứng ngay ở cửa chiếc MI 171. Mà trong suốt quá trình bay để thả dù, cửa con MI này luôn mở nhé.

Với trình nhẩy dù siêu cao, đứng ngay ở cửa con MI, có thể bung tay, tung dù bất cứ khi nào thích, lại là người bản lĩnh đầy mình, thiếu tá Đặng Thành Chung đã không bung dù.
Lý do: không thể.
Vậy nên khi chiếc MI trạm đất, thiếu tá Đặng Thành Chung là người bị văng ra đầu tiên, và vẫn còn nói được vài câu, trước khi hy sinh tại nơi sơ cứu là quân y viện 105.
Vậy nên, không ai trong số chiến binh dù có thể nhẩy ra được cả.
Ngoài lý do 1.a như đã nói ở trên, lý do 2.b này đơn thuần là về mặt kỹ thuật, chiếm đến 90%.

2.c/ Logic này được hiểu thế nào?
Là quân nhân, tất cả các chiến binh trên chiếc MI, cũng như baoleo nhà cháu, đều biết 1 nguyên lý: khi tất cả mọi điều đều xấu -> hãy chọn cái ít xấu nhất.

Giữ nguyên vị trí trong chiếc MI, cho đến khi chạm đất, là cách trọn cái xấu ít nhất.
Chính vì thế, mà bây giờ, chúng ta vẫn còn có 3 chiến binh để mà hy vọng.

3/ Lịch sử bộ đội dù Việt Nam, đã có vụ nhâỷ khi gập nạn chưa?

Có.
Đó là vào đầu những năm 1960, khi bộ đội dù nhẩy dù biểu diễn ở Kiến An-Hải Phòng. 1 chiếc AN-2 đã va cánh vào đuôi của chiếc AN-2 do Anh hùng phi công huyền thoại Phan Như Cẩn làm cơ trưởng.
Với khả năng huyền thoại của của mình, cơ trưởng Phan Như Cẩn đã giữ được thăng bằng, và hô cho bộ đội dù: nhẩy.
Nhân dân dưới mặt đất thấy 2 máy bay va vào nhau, rồi thấy bộ đội nhẩy dù ra, tưởng là kịch bản như thế. Nên hò reo giữ dội.
Biến đâu, lúc đó trên không trung, cơ trưởng Phan Như Cẩn đang đánh vật với thần chết, để giữ thăng bằng cho đồng đội nhẩy dù thoát hiểm an toàn.
Sau đó, cơ trưởng Phan Như Cẩn cho máy bay hạ cánh thành công. Còn chiếc AN-2 kia không được may mắn như thế.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #515 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2014, 08:20:43 am »

Đi trường Đảng

Sinh trưởng trong một gia đình giầu truyền thống cách mạng: Cụ nội, ông nội, cụ ngoại, ông ngoại -> đều là quân nhân cách mạng-bộ đội Cụ Hồ.
Sớm có trí căm thù giặc sâu sắc và tình yêu đất nước thiết tha.
Được tích cực giác ngộ lý tưởng từ thủa lọt lòng.
Nên mới tròn 2 năm 3 tháng tuổi đời, Rồng đã hăng hái lên đường, đầu quân vào hệ thống trường Đảng, để được ‘đào tạo- giáo dục- rèn luyện’ trong thực tiến đấu tranh cách mạng/với đời.

Một ngày như mọi ngày.
Với tâm thế náo nức như trảy hội mùa xuân, Rồng thân tự tay chuẩn bị quân tư trang (quần chống tè dầm; chìa khóa mở ô tô từ xa) để đến trường Đảng, mang phiên hiệu: lớp Chích Bông 4.

Hi hi. Ta nên lập hội: ‘Những người ông yêu cháu’. Tại sao không, các bác nhảy.  Grin




TB:
Đắng lòng khi mà 100 vị lãnh đạo, thì có đến 101 CV được chép giống nhau và cópy y chang cái stt của cháu baoleo. Thật đắng lòng.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #516 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2014, 08:05:14 am »

Nhiệt liệt Chào mừng 50 năm, ngày Truyền thống (Đánh thắng trận đầu) của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam: 02 & 05/08/1964 – 02 & 05/08/2014.

Tối thứ 7, ngày 02 tháng 8 năm 2014, trên VTV1, có tường thuật: Lễ kỷ niệm 50 năm, ngày Truyền thống (Đánh thắng trận đầu) của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam: 02 & 05/08/1964 – 02 & 05/08/2014 – hoành tá tràng mọi nhẽ.  Grin
Địa điểm tổ chức, theo như nhà đài VTV1 thông báo, là bến cảng của Lữ đoàn 170 Hải quân.

Ái chà chà, nhìn bến cảng, bao nhiêu kỷ niệm của nhà cháu chợt ùa về.
Đây thực ra là Quân cảng 172, thời 8x đầu, là 1 trong 2 công trình đỉnh nhất của mọi thời đại, do CCCP viện trợ. Đó là trường bắn TB-1 ở Cấm Sơn và quân cảng 172 ở Cọc 8- Hà Tu-QN của nhà cháu. Còn Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga thì mãi sau này mới có.
Do bố trí lại lực lượng, những năm 9x, Lữ 172 tầu tên lửa nhà cháu đã rời vào Đà Nẵng, bây giờ, căn cứ cũ của nhà cháu, do Lữ tầu pháo, và sau này là Lữ tầu hỗn hợp 170 tiếp quản, và cái tên Quân cảng 172 cũng không còn.
Giờ, theo như nhà đài VTV1, nó đã được mang tên ‘bến cảng 170’.
Nhà đài tổ chức Lễ kỷ niệm ở đây, chắc là để kỷ niệm nơi - những con tầu phóng lôi của cụ Bột, thuộc tiểu đoàn 135 (Hải đoàn 135) đã nhổ neo ra khơi đánh tầu Ma Đốc hồi 02/08/1964.

Một thời trai trẻ với bao kỷ niệm, đã từng cùng nhà cháu nơi bến cảng này.  Grin

Nhân dịp ngày truyền thống quân chủng Hải quân của nhà cháu.  Xin ôn lại cùng các bác 2 tập quán của lính hải quân.

1- Đập chai sâm panh

Mỗi khi hạ thủy một con tầu, các bác lại thấy có một quý bà kiêu xa (nhất thiết phải là quý bà) đập vỡ một chai sâm panh vào thành tầu.
Đó là phong tục có từ  thời rất xưa, khi mà chưa có vô tuyến, điện đài.
Thời ấy, mỗi khi gập hiểm nguy, lính thủy chỉ còn có cách viết mấy dòng ly biệt, đút vào trong lòng một chai rượu đã uống đến giọt cuối cùng và thả trôi chiếc chai đó xuống đại dương.
Hy vọng đến một năm nào đó, sóng đại dương sẽ đánh giạt chiếc chai này vào một bờ cát vàng đầy nắng, và sẽ có người nhặt được chiếc chai này để mang về cho cô bé yêu thương của hải quân, cô bé sẽ đọc được dòng chữ: sóng vẫn còn và biển mãi vẫn còn, như tình mãi vẫn còn dành cho em.
Đó là vì sao, khi hạ thủy, phải là quý bà đập vỡ vỏ chai, ý muốn rằng: con tầu này và thủy thủ đoàn của con tầu này, mãi mãi không bao giờ phải dùng đến chiếc vỏ chai để chuyển đi thông tin cuối cùng.
Ngày nay, hỡi các chính khách, các chính trị gia, các đồng chí ‘X’, khi hạ thủy tầu, nhớ tránh xa và chớ có cố giật lấy việc việc đập vỏ chai để được quay phim.


2- Thả hoa xuống biển
Những ngày này hoặc thỉnh thoảng trên TV, các bác lại thấy lính hải quân tập chung bên mạn phải tầu, thả 1 vòng hoa xuống biển, giơ tay chào và mắt giõi theo vòng hoa từ từ trôi xa.
Đấy là cách lính thủy nhớ về những đồng đội đã mãi mãi ra đi.
Tập tục này bắt nguồn từ điều lệnh tầu hải quân của tất cả các nước, có lẽ có từ trước thời cụ Cô lông đi vòng quanh thế giới: khi có thủy thủy thủ đoàn hy sinh, nếu thấy không có khả năng mang đồng đội về đất mẹ, hãy mặc cho ANH  bộ đồ đẹp nhất, đặt ANH vào miếng vải buồm tầu và thả trôi vào lòng đại dương.
Đó cũng là lý do tại sao, hải quân luôn có bộ quân phục đẹp nhất trong mọi quân binh chủng. Không hẳn vì lính thủy luôn lãng mạn và kiêu đẹp như đại dương. Mà còn là vì: khi đã hy sinh, không như bộ binh hay không quân, còn có vó ngựa bọc thây để sau này người thân còn thấy hình hài. Lính thủy khi đã hy sinh, thì chỉ còn như những đám mây trôi lang thang vô định trên bầu trời, mãi mãi người thân chẳng bao giờ còn có thể nhìn thấy được, tìm thấy được hình hài.
Vòng hoa hãy trôi xa, và hàng ngày nhận những con sóng vỗ vào mạn tầu, lính hải quân vẫn như được nhận những vòng tay ôm ấp của ANH, người đã lướt mãi vào lòng đại dương xa xăm.




Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #517 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2014, 06:54:22 am »

Nhân dịp 50 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam (05.8.1964- 05.8.2014) xin chúc đồng chí cựu sĩ quan HQ luôn mạnh khỏe để cày ra nhiều sản phẩm, viết ra nhiều tác phẩm!
Hôm nay, đồng chí có tự thưởng cho mình mấy trăm gram Vodka không đấy?
Grin Grin Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #518 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2014, 08:26:44 am »

Nhân dịp 50 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam (05.8.1964- 05.8.2014) xin chúc đồng chí cựu sĩ quan HQ luôn mạnh khỏe để cày ra nhiều sản phẩm, viết ra nhiều tác phẩm!
Hôm nay, đồng chí có tự thưởng cho mình mấy trăm gram Vodka không đấy?
Grin Grin Grin

Xin cảm ơn anh Lixeta.
Em có uống ạ.
Em cảm động vì được vinh dự ké, nhân ngày Truyền thống của Hải quân quá.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #519 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2014, 08:27:11 am »

Tháp pháo mũi.

(Chào mừng 50 năm, ngày Truyền thống (Đánh thắng trận đầu) của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam: 02 & 05/08/1964 – 02 & 05/08/2014)

Ngày đầu tiên đánh trả máy bay Mỹ tấn công miền Bắc – ngày 05 tháng 08 năm 1964 , hải quân Việt Nam có rất nhiều chiến sỹ hy sinh trong các cuộc đánh trả máy bay giặc.

Trong trận đầu đánh máy bay Mỹ đúng ngày này 50 năm trước đây, hải quân Việt Nam có hai tấm gương tiêu biểu là anh Đặng Đình Lống và anh Ngô Huy Hoàng, pháo thủ tháp pháo mũi 40 ly, trên hai tầu tuần tiễu 79 tấn khác nhau. Cả hai anh đều hy sinh trong trận này. Sau trận đánh, một trong hai anh, được đưa về an nghỉ ở Khe Chè, bên cạnh quân cảng Cái Lân, đất của đơn vị nhà cháu.
Năm 1984, quân chủng tổ chức quy tập lại mộ liệt sỹ, các anh được chuyển đi. Lúc này nhà cháu được tham dự nên xin kể lại một chút hồi ức về các anh.
Đặc biệt trong câu chuyện này, xin kể về anh Ngô Huy Hoàng.

Trước hết, thưa các bác,
Những người, đã từng qua Hải quân, rồi về sống ở Hà Nội, thì nhiều lắm.
Nhưng, những người con: sinh ra, lớn lên, học trọn 10 năm phổ thông ở Hà Nội, rồi nhập ngũ vào quân chủng Hải quân, thì hiếm lắm bác ạ.
Từ khi thành lập quân chủng Hải quân của ta (năm 1955) đến nay, nhà cháu chửa thấy Bộ Quốc phòng tuyển tân binh Hải quân ở Hà Nội bao giờ cả.
Bởi thế cho nên, nhà cháu mới bẩu, lính Hà Nội gốc, mà nhập ngũ Hải quân, thì hiếm lắm.
Theo nhà cháu biết, lính Hải quân người Hà Nội, thì đâu như chỉ có anh Ngô Huy Hoàng, thêm vài người nữa, và….baoleo nhà cháu mà thôi.
Đến mức, thằng Bình, con của Phó Đô đốc – Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái của nhà cháu, bạn học cùng với nhà cháu từ thủa mặc quần thủng đ.....ít, dến tận thi tốt nghiệp cấp 3, khi vào lính, cũng là về Viện Kỹ thuật Quân sự ở Nghĩa Đô, chứ không về Hải quân.
Cũng chính vì, những người con: sinh ra, lớn lên, học trọn 10 năm phổ thông ở Hà Nội, rồi nhập ngũ vào quân chủng Hải quân, qúa hiếm. Nên hôm nay, kỷ niệm 50 năm ‘Đánh thắng trận đầu’, người ta chỉ còn nhắc đến anh Phạm Đình Lống, bởi đồng hương Thanh Hóa đông lắm.
Còn anh Hoàng, do lính Hải quân là người Hà Nội ít quá, nên có khi chỉ còn có gia đình anh Hoàng và nhà cháu, là còn nhớ tới ngày anh đã hy sinh, cách đây 50 năm thôi.
Xin các bác, đặc biệt là các bác người Hà Nội, xin hãy đọc lại câu chuyện này, như một nén tâm hương, nhớ tới người liệt sỹ anh hùng, người con của thủ đô, anh Ngô Huy Hoàng.

Thôi, nhà cháu xin được bắt đầu câu chuyện.

Trước hết, xin nói qua một chút về tháp pháo mũi.
Đối với hải quân tất cả các nước và đối với tất cả các loại tầu chiến đấu, tháp pháo mũi hay còn gọi là tháp pháo 1, là tháp pháo có tầm quan trọng bậc nhất. Lý do là ở vị trí đó, pháo hạm có phạm vi xạ giới rộng nhất, gần đạt 360 độ (trừ việc quay nòng bắn vào đài chỉ huy). Vì thế, từ khẩu đội trưởng đến pháo thủ thành viên của tháp pháo mũi đều là những người ưu tú nhất của con tầu. Đại khái các bác cứ hình dung: thành viên tháp pháo mũi giống như lớp chọn trong nhà trường ấy. Đỉnh của đỉnh.
Cả anh Lống và anh Hoàng đều là pháo thủ của tháp pháo mũi, đủ biết là trong lúc bình thường, các anh cũng là những người xuất sắc, nói gì đến trong chiến đấu.

Vì nhà cháu và anh Hoàng đều là đồng hương Hà Nội phố, nên biết nhiều về anh Hoàng.
Anh Hoàng là con trai của Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, một trưởng lão trong làng kiến trúc sư từ thời Tây. Ông chính là người chịu trách nhiệm thiết kết và giám sát thi công Lễ đài Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Sau này, ông là Ủy viên Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước (hàm thứ trưởng). Nói như thế để thấy rằng: với vị thế của 1 gia đình dòng dõi, anh Hoàng hoàn toàn có thể nấp vào một chỗ nào đấy bình yên. Nhưng không, người con trai Hà Nội hào hoa ấy, đã tình nguyện vào Hải quân, mà lại vào vị trí của tháp pháo mũi.

Trận ngày 05/08/1964 diễn ra. Lúc đó, các tầu hải quân của ta còn đang neo trong quân cảng. Khi máy bay Mỹ đến, tầu của ta vừa bắn trả, vừa cơ động ra khỏi cửa Lục (phà Bãi Cháy bây giờ) để ra vịnh Hạ Long, nơi có vùng nước rộng hơn, để dễ cơ động.
Khi ra khỏi cửa Lục thì anh Hoàng đã bị thương rồi. Một mảnh bom cắm vào bụng làm ruột lòi ra. Anh Hoàng đã lột áo buộc ngang bụng, nghiến răng tiếp tục nạp đạn cho khẩu đội. Khi tầu ra đến vịnh, tầu anh Hoàng cùng 2 tầu 79 tấn khác hợp thành một biên đội bắn mãnh liệt. Lúc này, ba tầu 79 tấn của ta có số nòng pháo gần tương đương toàn bộ số nòng pháo cao xạ của mặt trận Điện Biên Phủ (ĐBP là 24 nòng 37 ly, còn 3 tầu là 18 nòng từ 20 đến 40 ly). Hỏa lực mạnh của hải quân làm phi công Mỹ khiếp vía, không dám coi thường, và bọn chúng đã tập chung hỏa lực, để đánh phá các tầu của ta.

Lúc này, anh Hoàng bị thương lần thứ hai. Một loạt đạn 20 ly của máy bay giặc đã bắn trúng tầu và anh Hoàng bị gẫy chân, khụy xuống. Nén đau, anh Hoàng đã tháo thắt lưng hải quân, tự buộc mình vào tháp pháo cho khỏi ngã, và ấn tiếp băng đạn cuối cùng cho đồng đội, rồi mới chịu gục xuống….

Năm 84, lúc bốc mộ anh Hoàng, đơn vị nhà cháu đã tìm thấy chiếc quân hiệu và chiếc khóa thắt lưng của anh Hoàng, vẫn còn sáng chói.
Nhà cháu đã đặt lại chiếc quân hiệu vào chỗ nằm mới của anh, hy vọng ngôi sao sáng ấy, sẽ tiếp tục dẫn đường cho anh. Còn chiếc khóa thắt lưng, cũng có ngôi sao, nhưng được khắc chìm vào mặt khóa, nhà cháu giữ lại. Định bụng sẽ mang về, tìm cái dây thắt lưng nào vừa, sẽ thay vào để dùng nó. Hơi sến một tý nhưng lúc đó nhà cháu coi anh Hoàng là thần tượng và muốn học theo anh.
Tiếc rằng thắt lưng của thời anh Hoàng to bản hơn thời của nhà cháu, nên không dùng được. Sau này, khi nhà cháu ra quân, nhà cháu đã tặng lại cho cậu Vang-trưởng ban chính trị.
Hy vọng, đơn vị nhà cháu vẫn còn kỷ vật này.




Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM