Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:38:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275555 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #560 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 08:54:38 am »

Chị sapa thân mến: mỗi thời một khác.
OSS là tiền thân CIA và đã ở bên cạnh Hồ Chí Minh khi mà chưa thấy ông Liên Xô, Trung Quốc nào công nhận VNDCCH năm 1945, mặc dù tình báo Nga lúc đó đã ở Việt Nam quan sát và báo cáo về cho Stalin.
Người Mỹ đã cho cả Việt Nam lẫn người Pháp bài học thực dụng: Nước Mỹ không có bạn, chỉ có đồng minh, nghĩa là chỉ thân với nhau khi có lợi ích, hết lợi ích thì chào hoặc ai chơi lợi hơn thì chơi với người đó.
Nhân tiện xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến ông thân sinh của chị.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #561 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 09:56:23 am »

THưa các bác . Hôm nay là 1/4/2012 . Tôi dừng phần nhật kí đuổi giặc trên đường 7 ( tháng 3/75 ) . bởi vào chiều tối ngày hôm nay của 37 năm trước đơn vị chúng tôi đã hoàn thành Nhiệm vụ giải phóng Tuy Hòa và tỉnh Phú yên .Cũng bắt đầu từ ngày hôm nay Toàn sư đoàn 320A cũng bước vào giai đoạn mới - Chiến dịch HCM . Tôi xin đưa bài viết  " Kí ức Tháng Tư " mà tôi đã viết vào tháng tư năm 2002 , để góp phần cùng các đồng đội sống lại một thời có tháng tư rừng rực máu và hoa đó và cờ đỏ ngày ấy .


Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #562 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 10:23:52 am »

                          Kí ức tháng tư



Một hồi chuông điện thoại reo vang . Tôi vội mầm máy và lập tức nhận ra cái giọng khàn khàn của một người bạn đồng ngũ :
-   Luân đấy hả ? có nhớ hôm nay là ngày gì không ?
Tôi vội nhìn vào cuốn lịch trên bàn làm việc
-   Ngày cá tháng tháng tư , phải không ? Hôm nay ông không lừa được tôi nữa đâu
-   Khỉ khô ? Ai nói chuyện cá mú với ông ? Hôm nay là ngày Ôi cái đêm ta về với đồng bằng ... ấy mà ...
Tưởng tôi quên , hắn đã vội đem câu “ thần chú “ ra doạ . Tôi liền cười vang
-   Nhớ chứ sao lại không ? Nhưng hôm nay ông là người gọi tôi sớm nhất đấy nhé . Dù sao cũng cám ơn ông đã nhắc nhở . Bố trí gặp nhau nhé .
Chúng tôi nhanh chóng thoả thuận được một nơi hẹn để gặp nhau . Năm nào cũng vậy , chúng tôi không thể không gặp nhau vào những ngày tháng tư không thể nào quên
...
   
      Mới đó mà đã gần ba chục năm , khoảng thời gian đủ để con người sinh ra rồi trưởng thành . Thời gian đã làm được nhiều điều kì diệu , trong đó có việc sàng lọc một cách nghiêm khắc cái kho kí ức của mỗi chúng ta . Có biết bao điều chúg ta đã quên đi , nhưng những gì còn được lưu giữ thì đã trở nên vô cùng bền vững .

Lại xắp tới tháng tư... bạn bè đồng đội bây giờ mỗi đứa mỗi nơi, mỗi người mỗi công mỗi việc mỗi số phận . Nhưng đã thành thông lệ , cứ tới những ngày này là chúng tôi tự động tìm tới nhau . Chuông điện thoại của tôi reo thường xuyên hơn . và câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được là : ‘ Này , chiến hữu ... có nhớ hôm nay là ngày nào không ?
   ...Vâng ... tôi nhớ chứ hôm nay là ngày 1-4 . Ngày Sư đoàn chúng tôi từ cao nguyên tràn xuống đồng bằng Trung bộ , giải phóng tỉnh Phú yên .
   ...ôi cái đêm ta về tới đồng bằng
   Lồng ngực căng tràn hương lúa
   Trăng hiểu lòng ta nên trăng rất tỏ
Gió hiểu lòng ta từng ngọn gió bồi hồi
   Lau khô dần từng giọt mồ hôi
   Mà nước mắt ta đã chảy dài trên má ...

   Có một người đồng đội của chúng tôi đã viết được những câu thơ như vậy vào cái đêm chúng tôi ra kết thúc chặng đường truy kích địch từ cao nguyên xuống tới bờ biển Tuy Hoà . Lúc đó anh chỉ là một chiến sĩ , một người lính như mọi người lính của sư đoàn chúng tôi , chính vì thế mà những câu thơ của anh được chúng tôi truyền nhau đọc thuộc ngay lập tức và nhớ mãi tới hôm nay . Phải là những người đã từng sống và chiến đấu trong những ngày gian khổ , hiểm nguy , đói quay đói quắt trên những đỉnh núi cao vòi vọi , những cánh rừng tối tăm ẩm ướt của những mùa mưa Tây nguyên mới hiểu được nỗi vui sướng , hạnh phúc đến tột cùng của chúng tôi khi bất chợt thấy biển xanh ngời ngợi đã bày ra trước mặt . Sau những giây phút sững sờ , bỗng nhận ra đôi dép cao su dưới chân mình là đôi dép nhận lại từ đôi chân của người bạn chiến đấu đã hi sinh trong một trận ác chiến trên dãy điểm cao phía Tây sông Pô kô ngày nào .
....Lại một cú điện thoại . Và ở đầu dây bên kia vang lên tiếng một đồng đội mà đã hàng chục năm nay tôi chưa hề gặp lại .
-   A lô ... Luân “ đen “ đấy à ...Đừng ngạc nhiên khi tớ tăm được số điện thoại của cậu nhé . Hôm nay là ngày nào , nhớ không ?


     Hôm nay là ngày 3-4...sao tôi có thể quên ? Đó là cái ngày mà sư đoàn chúng tôi được lệnh rời Tuy Hoà quay lại Tây nguyên để bắt đầu cuộc hành quân lớn vào một chiến dịch lớn mà sau này chúng tôi mới biết là chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh ! Chúng tôi lại hành quân ngược trở lại con đường 7 hãi hùng và khủng khiếp , con đường chôn vùi vĩnh viễn số phận quân đoàn 2 nguỵ Sài gòn.  Có lẽ đây là một cuộc truy kích vĩ đại nhất , triệt để nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta cho đến ngày hôm nay .
      Đi trở lại con đường này , chúng tôi không khỏi bàng hoàng vì sự điêu tàn , chết chóc của chiến tranh . Xác người thối rữa hai ven đường , cả trong rừng , bờ sông , bờ suối . Hàng vạn người di tản còn kẹt lại dọc con đường máu lửa . Xe tăng , xe ô tô cháy thui , đồ đạc ngổn ngang khắp bờ khắp bụi . Hàng trăm xe tăng , xe cơ giới , hàng chục khẩu pháo 155 , 175 li vẫn còn ngổn ngang trên đường . Có lẽ việc thu dọn chiến trường, bao gồm cả việc thu chiến lợi phẩm phải kéo dài tới cả tháng trời . Khối lượng nặng nhọc nhưng vui vẻ ấy đã được giao lại cho các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương vùng mới giải phóng . Còn cánh lính chủ lực chúng tôi phải khẩn trương cho một cuộc hành trình mới . Chỉ có 3 ngày để làm mọi thủ tục , họp hành , giải quyết thương binh tử sĩ và lấy gạo , đạn để tiếp tục hành quân vào chiến dịch mới . Chúng tôi nhẩy cẫng lên reo mừng khi biết tin lần này toàn sư đoàn được hành quân bằng toàn xe cơ giới . Chuyện này ngày hôm nay mà nhắc lại chắc cánh lính trẻ sẽ cười thầm mà bảo rằng “ Trời ạ ......tưởng kí ức của các cụ có những chuyện gì ghê gớm chứ cái chuyện được đi ô tô thì có gì mà phải đáng nhớ ! “ Nhưng bởi chúng tôi là những người đã vượt Trường sơn bằng chính đôi chân của mình, đã hành quân băng rừng từng truy kích đội hình tháo chạy bằng xe cơ giới từ Tây nguyên xuống tận bờ biển Đông , đến nỗi chân người nào cũng đều sưng tấy lên , tơ tướp ra, nên chuyện được hành quân bằng ô tô , với đội hình toàn sư đoàn là chuyện ghê gớm lắm ! Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết bằng cáh nào mà bỗng chốc Bộ tư lệnh mặt trận kiếm được cả một rừng ô tô như vậy ?... Đêm xuống cả đoàn xe rùng rùng lên đường . Hình ảnh những đoàn xe phủ lá nguỵ trang rầm rập vượt qua những đỉnh núi lúc hoàng hôn mới hùng vĩ làm sao ? Bỗng chúng tôi cùng cất tiếng hát . Hát hết bài này bài khác . NHững bài hát nhiều khi chẳng ăn nhập gì với cuộc hành quân vĩ đại này cả , thậm chí có cả ... bé bé bằng bông ...bà còng đi đón cơn mưa ... Kệ , cứ hát , chẳng quan trọng gì miễn là được hát vang giữa núi rừng và không nghe thấy cái khẩu lệnh quen thuộc vẫn phả vào tai nhau trong bao đêm tiếp cận “ truyền xuống ! lệnh của chỉ huy ...tuyệt đối im lặng ! Bây giờ thì ngược lại , hãy hét thật to lên các bạn !
   
        Khuya , xe vào thành phố Ban mê Thuột . Điện sáng , hàng quán nhộn nhịp , lẫn trong đông đảo sắc màu là áo lính . Lạ quá , một thành phố vừa mới được giải phóng mà đã gần gũi thân thương với chúng tôi đến thế . Ngàn bàn tay vẫy theo đoàn xe . Chúng tôi cũng hò reo vẫy lại , như để chia tay người thân . Anh nào anh nấy nhao ra nhìn con gái . Sao mà họ ăn mặc đẹp thế . Lại cả váy ngắn áo pun , ai nấy cứ nao nao cả người . Tạm biệt các em nhé , em gái Ban Mê . Bọn anh tặng các em thành phố vừa được giải phóng . Thành phố cao nguyên đẹp làm sao . Tuy vậy những dấu tích của chiến trận vẫn còn nguyên đó . Xác xe tăng , xe cơ giới nằm ngổn ngang . Nhiều dẫy nhà đổ nát . Sân bay Hoà Bình vẫn còn cháy âm ỉ . Những người không còn nhà cửa cắm lều lán nằm nhung nhúc ngoài vườn hoa , công viên và những công sở cũ . Chúng tôi biết rằng còn quá nhiều điều phải làm đối với một thành phố vừa qua một cơn binh lửa . Nhưng cuộc sống rồi sẽ hồi sinh . Ban Mê Thuột sẽ lại trở thành một hòn ngọc của cao nguyên trong tương lai không xa .
   Chợt có tiếng ai đó thì thầm bên tai tôi
-   Cậu có biết không ? Có một tiểu đội đặc công của ta đã hi sinh đến người cuối cùng khi đánh vào sân bay này năm 1972.
Chúng tôi biết , hồi đó chúng tôi đang chiến đấu tại mặt trận Kon tum , những chiến sĩ đặc công đã đánh vào sân bay này để thu hút lực lượng địch , chia lửa với chúng tôi .
Tôi nói lại điều ấy với người đồng dội vừa nhắc tôi nhớ tới chiến công của 5 chiến sĩ đặc công . Nhưng thật bất ngờ , khi tôi nghe tiếng anh thoảng bên tai :
-   Anh trai mình là một trong số năm chiến sĩ đặc công anh dũng đó !

...    Khuya lắm , trên đường xuống Đức Lập xe ùn lại , chen nhau . Những đơn vị lính bắc mới vào dạt ra ưu tiên cho đoàn tôi tiến lên . Xa thành phố , trời vút lên cao đen thẫm . Gío lùa vào xe mát lạ thường . Tranh thủ ngủ mà không ngủ được . Nhìn lại phía sau , đèn pha vạch một đường đỏ quạch bụi đất . Đại bác vẫn nổ đì đùng xa xa . Chẳng hiểu đạn ta hay địch . Đêm nay là đêm thứ hai hành quân về phía nam . Tôi cứ có cảm giác những khu rừng già cứ lùi về phía sau , còn trước mặt cao nguyên dần thấp xuống . Bên cạnh tôi , anh Tuần ngủ rồi . Đầu ngoẹo vào vai tôi nặng chĩu . Trông lúc này anh ấy trẻ lại đúng với cái tuổi 26 của mình . Khuôn mặt thật hiền của chàng trai Kinh bắc chẳng giống như lúc nổ súng thoắt trở thành người tiểu đoàn trưởng già đanh lại . Chợt bật cười khi nhớ lại hình như tôi có đọc ở đâu đó một câu thơ nói rằng các anh đang trẻ lại cùng những chiến công . Bậy , người ta đang già đi qua mỗi chiến công thì có ! Chỉ có những người bạn của chúng tôi đã ngã xuống trên cao nguyên này là trẻ mãi . Họ không bao giờ già thêm được nữa .
   
        Bây giờ đại đội tô vơi đi quá nửa . Nhớ chúng nó quá . Đánh bao nhiêu trận cùng nhau, rồi tôi phải chia tay đại đội về làm A trưởng trinh sát tiểu đoàn thay cho Mạnh Tiêu bị thương hôm 23/3 ở Củng sơn . Cái hôm nghe Tiêu bị thương lũ lính Sinh viên buồn thiu . Buổi chiều hôm ấy , mặt trời đỏ như lửa . ăn bữa cơm chia tay với trung đội trong vạt rừng ô rô gần Hòn Một . Bữa cơm có cả một con lợn con nướng . Tôi đã phải bò ra cánh đồng dưới tầm đạn 12,8 li từ trực thăng địch đang bắn khống chế để mang về hai rùa nước cho chúng nó mổ lợn .Chập tối thì chia tay . Vậy mà bây giờ thằng Độ Thường tín , thằng Đàm Thái bình đã hi sinh . C7 mất ở đèo Cả mười ba đứa . Nghĩ tới chúng nó lòng tôi lại nôn nao .
     Đêm ấy đêm đầu tiên dẫn tiểu đoàn vượt quốc lộ 1, bò dọc đường xe lửa qua cầu Giục Kinh vào chiếm lĩnh điểm cao chân đèo Cả . Đã mấy năm ở rừng , giờ mới thấy đồng lúa tít tắp . Và gió . Gió biển rười rượi như tưới vào da thịt khô nẻ bấy nay cái mát mẻ mằn mặn mùi biển . Lính căng lồng ngực mà hít . Cái mùi cỏ mùi bùn giống quê mình đến thế . Bất ngờ pháo địch ở cầu Bàn Thạch nã vào cánh đồng đội hình đang bò . May mà chả thằng nào chết , chỉ có thằng Thoa y tá c7 bỏ chạy tới sáng hôm sau cũng mò về được đại đội ( sau này tôi biết nó ân hận lắm , tôi đã thấy nó khóc khi nhắc lại chuyện này ). Đêm ấy nhiều muỗi thế , có thể bốc hàng nắm . Chỉ khổ mấy thằng lính thông tin ngồi cho muỗi thử máu . Hai ngày sau đánh dứt điểm Tuy Hoà . Thế là vùng duyên hải Phú yên hoàn toàn giải phóng ...Nhưng chặng đường đuổi giặc từ Tây nguyên xuống ven biển cũng không ít hi sinh . Hôm chôn mấy đứa trong trận Tuy hoà , có thằng còn tếu táo nói “ Nói gì thì nói những thằng này vẫn sướng hơn những đứa chết trên rừng Tây Nguyên cả ngàn lần ! nằm đây coi như nghỉ mát muôn thuở rồi còn gì !”
   Có lẽ đêm nay tất cả những thằng nằm trong những cánh rừng khộp , rừng le, hay trên những đỉnh cao chótvót của vùng bắc Kon Tum , trên những cánh rừng đuổi giặc , và kể cả những thằng được nằm bên bờ biển ...đều thao thức dõi
theo bước hành quân của sư đoàn vào chiến dịch Hồ Chí Minh. Nếu có điều gì đáng tiếc nhất với họ thì có lẽ chính là họ đã không được cùng chúng tôi tham gia vào cuộc hành quân kì vĩ này .   ( còn tiếp )
                                                          *
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 11:45:23 am gửi bởi nguyentrongluan » Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #563 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 11:09:42 am »

----
Cuốn Mây trên trời QT in thử 1 bản đã được đưa ra cho anh em 19C xem, với khổ 1/2 A4 in laser mầu một mặt, đóng gáy xoắn. Theo gợi ý của TLT và tham khảo ý kiến của 6971 và 1 số nguồn in khác thì việc in tập thơ này là sự đóng góp chung của anh em 19C và mang tính lưu hành nội bộ: ai có nhu cầu thì đăng ký số lượng và đóng tiền để in. Nếu như in offset đen trắng phải tối thiểu là 100 cuốn, chi phí khoảng 12-13 triệu, số tiền này tuy không lớn nhưng với chúng ta là cả một vấn đề. Được sự nhất trí của tác giả cùng sự đồng thuận của anh em, chúng tôi sẽ tổ chức in theo như ý kiến đã bàn: in khổ 1/2 A4 in laser mầu một mặt, đóng gáy xoắn với giá thành 100.000 đ/cuốn (trên 40 trang)

Chậm nhất là ngày 5/4 sẽ chốt danh sách đăng ký. Đề nghị các bác đã đăng ký xin bổ sung số ĐT, địa điểm đưa sách và chuyển tiền theo như đã thông báo.

Cuốn thơ này cùng tác giả sẽ cùng đoàn CCB QT  tham dự 40 năm Quảng Trị & Đồng đội.

Tuy tác giả là lính Tây Nguyên, nhưng đã có những vần thơ về QT làm nao lòng những người lính QT chúng tôi. Chuyến đi này tác giả sẽ tham gia cùng với chúng tôi, tôi dự định để tác giả sẽ đọc những vần thơ của mình tại những nơi chúng ta sẽ đến trong dịp này: Hang tám cô, NTLS Trường Sơn, NTLS đường 9, Thạch Hãn, Thành cổ, Đài chứng tích SV...
----

Các bác thân mến,

Tôi có thêm một ý kiến.

1. Mặc dù "anh em 19C có đóng góp cho sự ra đời của tập thơ", nhưng tôi cho là tập thơ là đứa con tinh thần cả đời lính của NTL, và tại sao ta lại mặc nhiên chỉ coi nó là "lưu hành nội bộ"? Nếu nó vượt ra ngoài "nội bộ" thì hay chứ? Tôi biết NTL cũng có mong muốn này nhưng phần có ngại ngần khi nói ra. Các tập "Nhật ký viết lại", "Nó và tôi" đều in và xuất bản chính thức, và do vậy giá trị tăng lên rất nhiều.

Tôi đề nghị bác Luân xem xét việc in thành tập thơ chính thức, và chủ động trao đổi đề anh chị em góp ý, giúp đỡ thêm, không nên ngần ngại gì. Bản thân tôi rất ủng hộ việc này, với lý do chính đấy là những bài thơ hay khi so và nhìn lại thi đàn những năm qua. Nếu chúng ta đi QT, việc có một tập thơ như vậy làm quà là rất quý giá.

2. Về việc in ấn. Với 40 cuốn các bác đăng ký hiện nay, giá thành đã là 4 triệu đồng, và mỗi người cũng chỉ có một bản copy khá a-ma-tơ (mà thực ra ai đem file ra cứa hàng photocopy cũng tự làm được). Cách đây 3 năm, bác 6971 in tập Nhật ký viết lại gần 200 trang in 200 bản hết 6 triệu (cả thủ tục v.v.). Hôm nọ hỏi họ nói nếu in màu MTTQT hết chừng 12-13 triệu, tôi đoán nếu in đen-trắng sẽ hết chừng 7-8 triệu đồng thôi (mỗi cuốn giá khoảng 40 nghìn). Một nửa anh em lo hộ (mỗi người góp như xưa lấy gấp đôi Grin, một nửa bác Luân và vận động tài trợ chắc lo được nốt.

Tôi đã chuyển thử bản in màu thành bản đen trắng và thấy cũng rất đẹp.

Vài dòng vội mong bác Luân và các bác xem xét.

TLT
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #564 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 11:35:39 am »

Tôi ủng hộ ý kiến của Tralientay. Nên dấn lên chút, chứ in "chợ", bìa xoắn thì hơi "phí", chưa kế toạc Toán học như TLT tính thì có khi thế lại hóa ra đắt.

 
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #565 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 11:40:27 am »

@NTL, Trongc6...:

Tháng 10/2010 trong dịp đoàn CCB Quỹ mãi mãi tuổi 20 trở lại thăm chiến trường và tri ân đồng đội, đoàn đã vào  thắp hương tại NTLS Tuy Hòa (Phú Yên). Tại đây các CCB của lữ đoàn 273 T-TG Tây Nguyên đã ôm lấy mộ người đồng đội thân yêu của mình: LS Nguyễn Tư Chính.

Nguyễn Tư Chính là con em Tuy Hòa (không phải là Khánh Hòa như trên bia mộ) tập kết ra Bắc. Anh là SV K14  ĐH Bách khoa, nhập ngũ 6/9/1971 và trở thành lính tank của lữ 273 T-TG - những con voi thép của núi rừng Tây Nguyên.

Trong cơn lốc cuối tháng 3/1975, cùng với các đơn vị của TN, lữ 273 đã tràn xuống đồng bằng Phú Yên và những trận chiến quyết liệt bên sông Đà Rằng trước cửa ngõ Tuy Hòa đã kết thúc ngày 1/4/1975. Nguyễn Tư Chính mở cửa xe tank ngắm nhìn thành phố thân yêu sau hơn ba chục năm xa cách, nhưng...một viên đạn của 1 kẻ bắn lén nào đó đã cướp đi sinh mạng của anh khi chưa kịp rời xe đặt chân lên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

Anh nằm đây trên mảnh đất quê hương cùng biết bao đồng đội mình đã dâng hiến cho mảnh đất này






« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 12:33:02 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #566 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 12:28:20 pm »

Theo em, ý kiến của bác Tralientay và 6971 có lý. Bác nguyentrongluan nên xem xét. Tất nhiên quyền quyết định là ở tác giả.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #567 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 12:29:41 pm »

Tôi thêm một phiếu ủng hộ ý kiến Tralientay. Thực ra nguyentrongluan cũng đã trao đổi nguyện vọng như vậy với tôi nhưng tôi chưa hình dung được rõ nét như tralientay phân tích. Nên tính toán và hỗ trợ nguyentrongluan xuất bản tương đối chính quy tuyển thơ (cả một số bài văn nguyentrongluan viết trong topic này nữa thì càng tốt). Anh em ta hỗ trợ nguyentrongluan 1/2 kinh phí như cách tralientay đã nêu. Số lượng còn tùy theo nguyện vọng của nguyentrongluan nữa.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #568 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 12:42:01 pm »

Thưa các đồng đội thân mến !
Luân tôi rất cám ơn sự cổ vũ của các đồng đội gần xa . Tôi sẽ cố gắng thực hiện theo hướng các bác góp ý . Tôi cũng đã trình bầy với bác LXT và đi tới thống nhất cách làm . Mong được anh em động viên để cuốn sách ra đời vào đúng dịp kỉ niệm 40 năm Chiến dịch Quảng Trị .Mong bạn Hahoi lạ thêm vất vả chút nữa .
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #569 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 12:50:44 pm »

Tôi thêm một phiếu ủng hộ ý kiến Tralientay. Thực ra nguyentrongluan cũng đã trao đổi nguyện vọng như vậy với tôi nhưng tôi chưa hình dung được rõ nét như tralientay phân tích. Nên tính toán và hỗ trợ nguyentrongluan xuất bản tương đối chính quy tuyển thơ (cả một số bài văn nguyentrongluan viết trong topic này nữa thì càng tốt). Anh em ta hỗ trợ nguyentrongluan 1/2 kinh phí như cách tralientay đã nêu. Số lượng còn tùy theo nguyện vọng của nguyentrongluan nữa.

Sau khi đọc tin nhắn của TLT, 6971 tôi cũng đã trao đổi với NTL  để L tính toán quyết định phương án in. Với tôi có lẽ nghề nghiệp cũng như một số công việc có liên quan đến tiền bạc nên rất sợ cảnh sức mình chỉ có thế mà phải mang vác nhiều, tuổi thì cũng đã già không thể xông xênh được.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM