Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:18:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275571 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 04:20:49 pm »

Tiếp Chúng tôi Lính Sinh viên Gần đến ngày 30/4 , tôi gọi điện thoại cho Dương phỉ , máy tò tí te, ngắt máy gọi lại thì te tí tò . Chẳng biết nó ở đâu mà “ họp” tiểu đội .
Dương họ Hoàng . Họ Hoàng Trùng khánh Cao bằng cũng có số có má hẳn hoi. Học trên tôi một lớp ở đại học, đến năm thứ hai thì nhuận , nên lại học cùng . Phải nói là hắn xấu trai. Nhưng lạ, con gái rất thích . Chịu không hiểu nổi cái chủ nghĩa ấn tượng của đàn bà. Anh em nhà Dương có tới 5 người cùng học đại học một thời với nhau.Sức nuôi của các cụ nhà thật khủng khiếp . Nó bảo chỉ mình bà già lo thôi, ông già thản nhiên ngồi ngắm lũ con mỗi khi về nghỉ hè nghỉ tết mà cười khoe với hàng xóm. Lúc tôi và nó nhập ngũ thì ông anh cả của Dương cũng vào bộ đội được một năm rồi. Hôm hai đứa xin đơn vị lên đại học Sư phạm Việt Bắc , chị Phương bảo, Luân ơi vào chiến trường đánh nhau thì nhớ đi kèm với Dương kẻo bộ đội ta bắn nhầm nó. Hai thằng cười nhe răng, gớm đến nỗi nào đâu. Chị Phương bảo trông nó giống giặc phỉ hơn là giống chiến sĩ giải phóng.
Suốt ngày đi tập tành, đêm sinh hoạt trung đội nó hát mộc niên hoa ơi… rồi : được 5 ngày phép mất 3 hôm làm quen.. B trưởng tức lắm đưa ra kiểm điểm về tội hát nhạc vàng. Nó bảo thế nào là vàng, chịu chả anh nào giải thích được. Hồi ấy chợ Hanh nơi chúng tôi đóng quân có một dẫy hàng xén. Mỗi ngày chỉ có 30 phút là ra quán được thôi, vậy mà ai cũng biết Dương. Ai cũng thương nó và tất nhiên nó mua chịu được rất nhiều chủ hàng. Tôi hỏi mày không trả tiền à? Trả sau , ai lại quỵt của nhân dân. Khó tin nhưng tôi im. Bốn tháng huấn luyện ai cũng có bạn ở lớp đến thăm. Chả thấy cô nào thăm Dương. Nhưng cô nào đến đơn vị thăm bạn cũng nói chuyện với Dương nhiều hơn với bạn mình . Hay thật.
Một chiều, đang cấm trại. B trưởng hốt hoảng như cháy nhà , tuýt còi tập hợp. Lệnh ban ra, đồng chí Dương đảo ngũ, mỗi tiểu đội cử một người đi tìm , chặn các bến xe , ga tàu . Hành quân đến nơi rồi, thành tích… còn gì là thành tích. Cả trung đội im thin thít.
Tôi biết, mọi người cũng biết. Nhưng chả nói làm gì. Chúng tôi dẫn cán bộ lên thành phố Thái nguyên. Nhà chú nó ở đấy, nó đến xin tiền ấy mà. B trưởng được chúng tôi đưa vào hàng nước chè kề bên. Tôi lẻn ra sau nhà gọi Dương, rồi nó chuồn về đơn vị trước. Đoàn chiến sĩ đi tóm cổ người đảo ngũ sau một hồi quanh quẩn bến xe và ga Thái nguyên buồn bã ra về, vừa đi vừa an ủi B trưởng. Về đến đơn vị mới 8 giờ tối . Thấy D đang sinh hoạt tiểu đội . Không nói năng gì anh B trưởng lôi nó lên ban chỉ huy. Và thế là một cuộc tập trung đại đội diễn ra ngay sau đó 15 phút.  Khuôn mặt hầm hầm của đại đôi trưởng trông mà khiếp. Thôi thì đủ mọi nhời nhẽ , nhời nào cũng xấu, cũng nguy hiểm cho cách mạng với một kẻ đảo ngũ. Lặng im, lặng im mãi không có ai phát biểu. Dương thủng thẳng, tôi không đảo ngũ, đão ngũ phải bỏ hẳn đơn vị, tôi đi chơi rồi về, vậy phải nói là tôi đi chơi quá giờ. Nếu đồng chí đại đội trưởng thấy tôi không đủ tư cách đi chiến đấu thì bắt tôi ở lại, giống như cho tôi đúp lớp này, tôi xin chịu ở lại hậu phương. Cả đại đội cười ồ. Nhùng nhằng tới 10 giờ đêm , giải tán . Dương bị ghi vào lí lịch là đi chơi quá giờ. Không biết cái trích ngang ấy khi vào trường sơn giao quân có còn không?
     Đêm trước ngày đi B , nửa đêm nó lội tắt cánh đồng ra thị trấn. Nó đi trả nợ. Nợ nần quán sá nào nó trả sạch. Gần sáng nó thì thầm vào tai tôi, sợ vào trong đấy mà hi sinh thì thành ma ăn quịt , ngại lắm.
   Chúng tôi hành quân đi chiến trường vào mùa khô. Dọc đường hành quân thôi thì đủ chuyện, nhưng hay nhất là chuyện gái. Từ Việt bắc , đi tàu hỏa xuống Đông Anh rồi đi bộ vào Hà nội. Lúc lên tàu ở ga hàng cỏ mới nhìn thấy cô con gái chủ nhà nơi đóng quân nức nở ở cửa ga. Thì ra cô ấy đưa tiễn âm thầm Dương tới tận đây. Cả tiểu đội sau phút kinh ngạc thì lặng im, sau phút lặng im thì cùng rơi nước mắt. giỏi, giỏi thật. Suốt Trường sơn, nó ít nói. Sợ nó dao động tư tưởng, chính trị viên đại đội hay đi kèm bên cạnh. Một hôm nó vằn mắt, ông đi sang mà kèm cái thằng Chu Thành ấy ám mãi tôi , khó chịu. Lạ . Chu Thành là giáo viên cao đẳng cơ điện, rất nhiệt tình và vui vẻ việc gì phải kèm cặp. Ấy thế mà khi vào đến binh trạm 36 hắn ta đã đảo ngũ. Hỏi Dương , nó bảo loại người hèn nhát nhìn là biết không cần phải bom đạn thử . Hay thế. Tôi làm ủy viên ban chấp hành chi đoàn. Cứ 5 ngày hành quân thì chi đoàn lại họp một lần rà xét tư tưởng đoàn viên. Dương luôn là tâm điểm phê bình của chi đoàn. Nào là nói tục. Nào là chửi mấy tay cán bộ đùn đẩy cho chiến sĩ mang vác nặng hơn. Nào là đêm hay hát í ửn làm tiểu đội không ngủ được. Năm lần bẩy lượt đưa vào diện cảm tình đảng mà không ổn. Tôi thân với nó nên được chi đoàn giao nhiệm vụ giúp đỡ. Nó nheo nheo, hay đấy mày giúp đỡ thì tao để yên thằng khác thì tao chửi cho . Đêm trên rừng trường sơn mùa khô đẹp lắm. Khi ve ngừng kêu thì cũng là giờ đi ngủ. Đang râm ran rạo rực bỗng ắng xuống và lập tức trời bổng vút lên cao. Nó bảo mày không nghe thấy đêm ở rừng mềm mại thế nào sao? Nghe mà thấy mềm à? Mày dốt, không gian thì phải nghe mới thấy độ dài rộng cứng mềm của nó. Mày không thể làm nhà văn được. Nằm im. Nó thì thầm mày sợ chết không? Mồm mày dở hả Dương. Nó thò cổ ra khỏi võng , Không dám nói thật phải không? tao biết ngay. Mà mày đâu đến nỗi nào… ? Rồi nó thở dài, cuộc sống người lính chiến là một đời sống bất bình thường nên những gì tỏ ra bất bình thường của lính chiến chính là sự bình thường nhất. Tôi chịu .
   Thế mà một anh lính nhiều khuyết điểm nhất ở ngoài bắc, không ở diện đoàn viên tiên tiến khi đi B , hay cự lại cán bộ khi họp hành . Vào chiến trường , Dương là người lập chiến công sớm nhất so với bọn tôi. Dương trở thành đảng viên trước tôi một năm . chỉ một năm sau nó là B trưởng bộ binh nổi tiếng. Cả trung đoàn đều biết tên . Nào là gan góc, sáng tạo và sống chết vì đồng đội và đặc biệt là có tài đi bản đồ. Năm 74 nó về làm tiểu đội trưởng trinh sát tiểu đoàn 9. với 2 bằng dũng sĩ và hai lần bị thương. Trong thời gian trung đoàn tôi đánh ở phía tây Pờ lây cu khắp các ngọn núi, con suối chỗ nào Dương cũng in dấu chân. Nó trở thành tấm gương cho lính trinh sat toàn trung đoàn. Có điều lạ, nó tâm phục khẩu phục thằng Minh trinh sát tiểu đoàn 8. Dạo ấy hai tiểu đoàn thường đi đánh cùng nhau, trinh sát coi như gắn vào nhau một thời gian dài. Đêm đêm nằm bờ nằm bụi Minh và Dương tỉ tê chuyện nhà chuyện cửa, rồi hẹn nhau sau này còn sống trở về thì Dương lấy em gái Minh. Chả là Minh bảo tao có 3 đứa em gái vào loại : được. Từ đó Dương gọi Minh là anh và sau này cũng vẫn thế. Chuyện chỉ có thế mà ba bốn chục năm nay Dương vẫn tôn ti trên dưới với Minh và gia đình dĩ nhiên ba cô em to vật vã của minh đều đã lên bà, và chả cô nào lấy Dương.
Đầu năm 73 , mặt Tây nguyên đói. Tiểu đoàn chúng tôi vượt sông Sa thầy làm nhiệm vụ mót sắn. Người đi đào sắn đói mờ mắt, gùi trên lưng 25 kí sắn mà bò ra rừng mãi không về đến kiềng. Nhìn nhau chỉ thấy hai lỗ mắt và bộ răng khấp khiểng. Dương và Sỹ đều thuộc loại thiện xạ đêm nào cũng đi bắn thú rừng . Mà khổ , đêm nào cũng về không, chân tay run lẩy bẩy. Đại đội xuất hiện sốt ác tính. Ấy là cậu Khoái, người thành phố Thái nguyên. Khổ thân nó, nó đói quá mắt đờ đẫn. Đêm ấy Dương và Sỹ lại đi. Chỉ cầu mong được chút gì cho bạn mình. Vừa đi hai đứa vừa khấn ông trời, ông thương chúng con ít thôi cũng được nhưng thương thằng Khoái với, nó xắp chết mà đói quá .Trong rừng đêm Dương khóc , Sỹ cũng khóc. Thế mà trời thương thật , hôm ấy hai thằng bắn được con mang. Chúng nó khỏe như chưa hề đói, chạy thục mạng về làm thịt mang. Nhưng trời thương có đến thế. Khoái chết trước khi thịt chín. Đặt nó nằm trên tấm tăng ni lông. Cả tiểu đội bó gối hu hu .Thằng Dương và thằng Sỹ thì không khóc được nữa. Hôm sau Khoái đi rồi, hai thằng lên cơn sốt rét. Mấy chục năm nay chả biết hài cốt thằng Khoái đã tìm được mà đưa về nước chưa. Những lần gặp Dương nó cứ lẩm bẩm về chuyện thằng Khoái chết vẫn không được ăn. Tháng sau chúng tôi bổ xung về sư đoàn chiến đấu. Lại vượt sông pô kô để lại sau lưng những nấm mồ lính sinh viên chết vì bệnh tật và đói ở nơi rừng sâu heo hút bên kia biên giới.
   Cuối năm 1974 sư đoàn tôi bí mật hành quân về Đắc lắc để tham gia chiến dịch . Trăng mờ và sương lạnh. Đội hình chiến dịch nườm nượp. Người và xe lầm lũi. Tôi gặp Dương. Nó không đeo ba lô, vác 2 khẩu AK . tôi hỏi sao vác 2 súng. Tao bi thương chưa khỏi hẳn nên ba lô anh em mang hộ, nhìn ra thì thấy nó đi thập thềnh. Chia tay nhau ngay lúc đó và mãi gần một tháng sau gặp nó trên đường 7. Chân nó đã ngon rồi . Nắng chiều chói chang, bom đạn nổ vung vít. Ngầm sông Ba ào ào người và đạn bom . Trinh sát hai tiểu đoàn gặp nhau bờ sông. Phải vượt sông bám địch ngay, nó đưa cho tôi gói cà fê còn tôi thì cho hắn ba bao thuốc Ru bi . Dưới chân 2 thằng có một bao cát nằng nặng , nó lấy mũi giầy móc lên, những lá vàng kim thành óng ả rơi ra. Hắn cười , lấy chân gạt cát vùi xuống rồi lội ào xuống sông. Tôi cũng nhẩy theo bơi qua sông. Sau này nó bảo , tao chắc mày cũng không tiếc cái thứ của thiên ấy. Trở về học lại đại học với nhau nhưng chưa bao giờ nó tiếc nuối điều gì về những ngày đã từng chiến đấu khi xưa. Mọi chuyện bị đạn với nó nó kể chuyện như đùa. Một lần Dương bị bọn thám báo phục kích. Tụi thám báo lẳng cho một quả U S rồi bỏ chạy. Dương cũng chạy, máu chảy ướt từ vai xuống tay , mặc kệ cứ chạy đã. Chừng xa địch rồi mấy thằng xúm lại băng bó. Đêm tối lại cũng hoảng nữa nên bị đạn vào vai mà băng vào tay, thế mà cũng ung dung về phẫu trung đoàn. Bữa ấy thằng Sỹ đang làm y tá được một trận cười no bụng. Dương và Sỹ lại có cớ ở gần nhau được mấy tuần. Thành tích lớn nhất của hai đứa nó là vào bản Ngo lê tán cô Mít .Dạo ấy ở vùng này có cô Mít đẹp lắm.  Sỹ thì nhận tên là Dương và ngược lại Dương nhận tên là Sỹ . Khổ nỗi, cô Mít thích Dương thì lại hổn hển thì thầm  ‘ Mình yều bồ đồi…  bồ đồi sỳ … bồ đồi sỳ … sỳ… sỳ…  “. Vụ này tới ba lăm năm sau hai thằng vẫn cãi nhau.
   Kết thúc chiến tranh, chúng tôi về đóng ở Củ chi. Cấp trên muốn đưa Dương  làm cán bộ đại đội, nhưng nó dứt khoát xin về. Hồi đó bọn tôi không dám làm như nó. Sợ kỉ luật, tư tưởng dã đám. Nó thẳng thừng nói với chính ủy, rằng khi có chiến tranh chúng tôi ra trận không chút so đo, nhưng bây giờ cho chúng tôi về học tiếp đại học mới có lợi hơn cho đảng , đừng có giữ chúng tôi. Chà , chúng tôi khoái. Nó xin nhận 4 con bò của tiểu đoàn đi chăn ngoài rừng cao su . Đi qua , thấy nó hát ngêu ngao bài đàn bò của tôi với một lũ trẻ con.
   Ngày tốt nghiệp đại học mỗi đứa một nơi. Dương về quê mình. Chỉ năm năm sau biết nó làm giám đốc một xí nghiệp ở địa phương. Và cũng chỉ sau vài năm lại thấy nó không làm giám đốc nữa. Nghe chuyện mà cười toát mồ hôi. Một lần có đoàn cán bộ lên thăm sở công nghiệp tỉnh. Sở dẫn đoàn xuống Xí nghiệp Dương. Những năm của thập kỉ 80 đầy khó khăn ấy nhà máy nào kiếm công việc gì làm ra sản phẩm và có lương cho công nhân là may rồi. Xi nghiệp Dương làm vại sành chum sành. Thế là cuộc viếng thăm ấy Dương không chơi loại phong bì làm quà mà nó cho gói ghém mỗi quan trên một cái chum to tướng. Đoàn quan chức từ Hà nội lên đành ì ạch bê món quà ấy về tới tận …văn phòng của tỉnh. Nó xin thôi giám đốc để đi làm vận tải liên tỉnh . Mấy năm rong ruổi xa nhà , tiền thì kiếm được nhưng tình thì ra đi. Cô vợ chán cảnh chồng bỏ giám đốc đi chở hàng thuê nên cũng bỏ đi nốt, để lại hai thằng con trai đẹp như tượng , may mà nó giống mẹ. Trắng tay, chợt nhớ ra là tiền của chức tước không bằng vợ con thế là quay về nuôi hai đứa con trai ăn học. Nó làm đủ mọi việc bươn trải mọi nơi để hai cu cậu học hành đến nơi đến chốn. Thi thoảng về Hà nội gặp nhau, trong mọi câu chuyện thì hùng hồn nhưng nói đến con thì bỗng dưng chùng lại. Với nó, hai đứa con là tất cả. Chỉ có con mới làm nó vui làm nó trẻ lại .
   Mới tháng trước gặp tôi và Sỹ nó bảo tao xin việc cho thằng lớn rồi, thằng nhỏ cũng xắp ra trường. Hồi này thấy tức ngực lại ho nữa. có khi bị lao mày ạ . Nhưng có bạn Sỹ làm bác sỹ viện lao thì tao bị lao cũng tốt để cho thằng Sỹ nó chữa.
 Sỹ cười, Dương ơi tao chỉ sợ bệnh láo thôi chứ còn lao thì mày yên tâm . Chữa được.


                                                                                                                    Hà nội Tháng 7/2009
[/color]
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2012, 09:50:41 pm gửi bởi nguyentrongluan » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #91 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 05:20:41 pm »

Chào bác NguyenTrongLuan,

    Đầu xuân, chuyện kể của bác về những người bạn lính sinh viên thấy ấm lòng tình đồng đội lắm. Mỗi địa danh B3 trên đường chiến đấu của 320, đọc lên lại thấy lòng bồi hồi.

   Tôi có nguyện vọng được nghe kể chuyện đánh trận Chư Nghé, hình như tháng 10/1973 phải không bác? 64 đánh hay là 48 đánh. Cái tiểu đoàn địch ở đó là BĐQ biên phòng hay F23 của VNCH?

    Tôi cũng có ý tìm thông tin về trận này mà không có, hy vọng được nghe chuyện từ bác vậy.

    Chúc bác một năm mới mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc.


Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #92 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 06:46:50 pm »

Thân mến lời chào đầu năm mới tới bác trinhsat .
Tôi cứ lẩn thẩn hay nhớ những chuyện xưa , nhất là nhớ về đồng đội mặc dù chỉ có 4 năm lính .
Về Tây nguyên , chúng tôi bổ xung vào E 64 . số Sv đợt tôi có ĐH Nông nghiệp Thái nguyên , ĐH sư phạm Tn , và một số ít của ĐH Cơ điện bổ xung về 48 . Toàn bộ ĐH Cơ điện và đại học y khoa , lâm nghiệp về 64 bác ạ 
Trận đánh Chư Nghé hay còn gọi là Lệ Minh diễn ra vào ngày 22/9/1973 .
( tôi nhớ là vì hôm đó là ngày SN tôi , mà mấy thằng bạn tôi lại hi sinh ). Trân ấy E 48 đánh , nhưng vì là đánh công kiên nên còn có cả pháo binh 675 , phòng không 593 , cùng phối thuộc . TRận ấy , gọn một tiểu đoàn biệt động quân BP số 80 bị diệt và bắt sống . THáng 3/74 một chuyến đi công tác tôi lên lại căn cứ ấy hái rau rừng vẫn thấy cửa hầm ngầm um tùm những loài đậu đũa đầy quả mà không ai hái .vương vải đầy mũ mãng súng ống gãy vụn có cả những đôi săng dan nữ . đó là dấu tích một nhóm lính thiên nga ( gái điếm có cấp bậc )hôm ấy cũng có mặt tại đó và chết  cùng tiểu đoàn BĐQBP 90
Hẹn gặp bác gần đây nhất . chúc bác khỏe mạnh và may mắn trong năm mới
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #93 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 08:07:37 pm »

Tôi gửi bài thơ này tặng cho những bạn tôi đã chiến đấu hi sinh ở Quảng trị 1972
Tặng các bác CCB sinh viên 71.72 đồng đội , đông môn của tôi


Thoáng mùa xuân đã bốn mươi năm

Nguyen trọng luân

Thoáng ngẩn ngơ xuân bay qua thềm
Thoáng lơ mơ bạn về trong mưa
Pháo hoa ngoài hồ gần mà như xa
Pháo kích đêm xa mà như lại gần

Năm nay là tròn bốn mươi năm
Mình thì thoát bạn thì nằm máu loang trên cỏ
Cả cỏ nữa cũng cháy bầm như máu đổ
Mùa mưa về lũ liếm máu ban tôi

Trong mưa thoáng nỉ non mẹ khóc
Trong xuân thoáng tiếng cười bạn ngày xưa trên chốt
 Thoáng những hỏa châu pháo kích thì thùng
 những bạn bè đen nhẻm rất trẻ trung

Trong tiết xuân  thoáng người cuốc cầy mưa nắng
Thịt bánh  đủ không ngày con cháu xum vầy
Rượu có đủ không uống tràn li đắng
Uống cho bao đứa không về

Trong mưa xuân thoáng bóng áo thị thành
Sợi bạc rơi trên trang đồ án
Bốn mươi năm vẫn không quên màu áo lính
Đêm ba mươi nhang khói lại hẹn về

Mùi Cỏ Cháy một mùa xa lại nhớ
Mùi của máu bạn tôi trong lửa đỏ mùa hè
Mùi của mùa xuân sao mà day dứt quá
Tôi bàng hoàng mùi cỏ ấm triền đê

Ngẩn ngơ mùa xuân ngẩn ngơ mấy chục năm
Nhìn bốn hướng để thấy mình còn trẻ
Nhìn ngơ ngẩn …lính mà đa tình thế 
Tiếng ai cười thành cổ thoáng về xuân

Mùng một tết nhâm thìn
 






 
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #94 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 11:04:10 pm »

.
     Cảm ơn NguyenTrongLuan về những chia sẻ về tình đồng đội, Chân thật và sâu sắc !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #95 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 11:29:08 pm »

Thân mến lời chào đầu năm mới tới bác trinhsat .
Tôi cứ lẩn thẩn hay nhớ những chuyện xưa , nhất là nhớ về đồng đội mặc dù chỉ có 4 năm lính .
Về Tây nguyên , chúng tôi bổ xung vào E 64 . số Sv đợt tôi có ĐH Nông nghiệp Thái nguyên , ĐH sư phạm Tn , và một số ít của ĐH Cơ điện bổ xung về 48 . Toàn bộ ĐH Cơ điện và đại học y khoa , lâm nghiệp về 64 bác ạ 
Trận đánh Chư Nghé hay còn gọi là Lệ Minh diễn ra vào ngày 22/9/1973 .
( tôi nhớ là vì hôm đó là ngày SN tôi , mà mấy thằng bạn tôi lại hi sinh ). Trân ấy E 48 đánh , nhưng vì là đánh công kiên nên còn có cả pháo binh 675 , phòng không 593 , cùng phối thuộc . TRận ấy , gọn một tiểu đoàn biệt động quân BP số 80 bị diệt và bắt sống . THáng 3/74 một chuyến đi công tác tôi lên lại căn cứ ấy hái rau rừng vẫn thấy cửa hầm ngầm um tùm những loài đậu đũa đầy quả mà không ai hái .vương vải đầy mũ mãng súng ống gãy vụn có cả những đôi săng dan nữ . đó là dấu tích một nhóm lính thiên nga ( gái điếm có cấp bậc )hôm ấy cũng có mặt tại đó và chết  cùng tiểu đoàn BĐQBP 90
Hẹn gặp bác gần đây nhất . chúc bác khỏe mạnh và may mắn trong năm mới

@NTL: Như thế bác huấn luyện tại f304B tại Phú Bình, chẳng hay bác nhập ngũ thời gian nào và huấn luyện ở d bao nhiêu. Thời kỳ ấy các trường ĐH nằm trên địa bàn Vĩnh Phú, Bắc Thái... thường huấn luyện tai f304B QK Việt Bắc. Chúng tôi nhập ngũ tháng 5/1972 và huấn luyện tai d60/f304B.     
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #96 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 12:49:49 am »

@NTL, Như Thìn,TTNL: Ngày đầu năm đọc bài viết của các bác rất cảm động. Truyện về người bạn giúp mua thép rất hay, đọc ứa nước mắt về tình nghĩa cuả những người lính. Tôi nghĩ truyện của các bác, và một số bác khác nữa, nên được thu thập lại, biên tập một chút cho một vài truyện, và xuất bản như một cuốn sách (hay một tuyển tập trên mạng) sẽ rất có giá trị.

Đầu năm chúc tất cả các bác, anh chị em vui khỏe, mọi sự tốt lành.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #97 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 06:30:54 am »

@TTNL, tralientay, LXT,
Nguyễn trọng Luân rất mừng vì trong ngày mồng một tết các bác SV chiến đấu QT ghé thăm tôi .
Thực ra là tôi biết bác NXT mấy lần đi họp cùng rồi , còn các bác như Thái Minh Hùng tralientay, ttnl thì quen mặt lắm . chắc cũng đã gặp đâu đó .
Luân tôi là bạn học và cùng sinh hoạt hội cơ điện với nguyenhuuluan . Tôi may mắn nhập ngũ 9/72 đó bác LXT . tôi vào D72 F304B và đi B tháng 12/72 .Nói là may mắn vì tôi trúng tuyển đợt thang1/72 rồi lại hoãn . Đợt ấy lớp tôi vào 66f304 và hi sinh cả ở QT .
Bác LXT nói đúng rồi . Bác thì đóng ở Tân Đức phải không ? D60 khi đi chiến đấu đầu tháng 8/72  còn để lại một bộ phận các kĩ sư đã tốt nghiệp , về sau các kĩ sư ở các đơn vị khác cũng tập trung về đấy , gom lại rồi phân phối về các quân binh chủng . Mà ngày cac bác ĐH XD nhập ngũ còn bị bom vào trường ở Hương Canh phải không ? ngày trở về , tốt nghiệp xong lại đi học TGTW vài năm nữa . Tôi lại học với Sơn cụt (Vũ Hồng Sơn ) XD , Vương cường Xd , Thu già XD , ...
Tôi mới làm quen với Diễn đàn này , đọc chưa nhiều nhưng : Những bài của câc bác CCBSV Quảng trị là của quí . đọc là nhận ra ngay anh Lính có học . Những tư liệu trong chuyện kể chẳng vay mượn ai nên nó tự nhiên và đắt giá . Những chi tiết của các bác viết về QT đến sự ác liệt chết chóc cũng tự nhiên như không . Tôi chưa đọc tác phẩm  của nhà văn nào như thế . Thì ra mấy cha học đại học Kĩ thuật viết cũng cừ thật . Trên diễn đàn số ngưởi tuổi 60,65 như bọn mình không nhiều , phần đông các bạn chiến đấu ở K tuổi đang sung sưc viết được nhiều . anh em mình vài năm nữa chân chậm hơn mắt mờ hơn khó tham gia hơn .Vì thế tôi thấy ý kiến bác tralientay rất hay . Tổ chưc một BBT của lính SV71,72 ., Chọn lựa và cùng sang sửa bài viết ( chuyện kể ) tập hợp in cuốn sách về những người SV đi chiến đấu . ít nhất là ta cũng có một kỉ niệm cho con cho cháu gia đình mình . Hi vọng sau tết được gặp các bác . Kính các bác đầu xuân .NTL
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #98 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 09:49:20 pm »

@TTNL, tralientay, LXT,
Nguyễn trọng Luân rất mừng vì trong ngày mồng một tết các bác SV chiến đấu QT ghé thăm tôi .
Thực ra là tôi biết bác NXT mấy lần đi họp cùng rồi , còn các bác như Thái Minh Hùng tralientay, ttnl thì quen mặt lắm . chắc cũng đã gặp đâu đó .
Luân tôi là bạn học và cùng sinh hoạt hội cơ điện với nguyenhuuluan . Tôi may mắn nhập ngũ 9/72 đó bác LXT . tôi vào D72 F304B và đi B tháng 12/72 .Nói là may mắn vì tôi trúng tuyển đợt thang1/72 rồi lại hoãn . Đợt ấy lớp tôi vào 66f304 và hi sinh cả ở QT .
Bác LXT nói đúng rồi . Bác thì đóng ở Tân Đức phải không ? D60 khi đi chiến đấu đầu tháng 8/72  còn để lại một bộ phận các kĩ sư đã tốt nghiệp , về sau các kĩ sư ở các đơn vị khác cũng tập trung về đấy , gom lại rồi phân phối về các quân binh chủng . Mà ngày cac bác ĐH XD nhập ngũ còn bị bom vào trường ở Hương Canh phải không ? ngày trở về , tốt nghiệp xong lại đi học TGTW vài năm nữa . Tôi lại học với Sơn cụt (Vũ Hồng Sơn ) XD , Vương cường Xd , Thu già XD , ...
Tôi mới làm quen với Diễn đàn này , đọc chưa nhiều nhưng : Những bài của câc bác CCBSV Quảng trị là của quí . đọc là nhận ra ngay anh Lính có học . Những tư liệu trong chuyện kể chẳng vay mượn ai nên nó tự nhiên và đắt giá . Những chi tiết của các bác viết về QT đến sự ác liệt chết chóc cũng tự nhiên như không . Tôi chưa đọc tác phẩm  của nhà văn nào như thế . Thì ra mấy cha học đại học Kĩ thuật viết cũng cừ thật . Trên diễn đàn số ngưởi tuổi 60,65 như bọn mình không nhiều , phần đông các bạn chiến đấu ở K tuổi đang sung sưc viết được nhiều . anh em mình vài năm nữa chân chậm hơn mắt mờ hơn khó tham gia hơn .Vì thế tôi thấy ý kiến bác tralientay rất hay . Tổ chưc một BBT của lính SV71,72 ., Chọn lựa và cùng sang sửa bài viết ( chuyện kể ) tập hợp in cuốn sách về những người SV đi chiến đấu . ít nhất là ta cũng có một kỉ niệm cho con cho cháu gia đình mình . Hi vọng sau tết được gặp các bác . Kính các bác đầu xuân .NTL

@NTL : Trong đợt quân tháng 9/1972 huấn luyện tại f304B nhiều anh em DHXD được bổ sung cho e207/QK8 tháng 10/1973 đã hy sinh 1 cách thảm khốc trong 1 hoàn cảnh chớ trêu tại rạch Bắc Bỏ, ấp Đá Biên, Long An giữa Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi.http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22365.70.html
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22365.80.html
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22365.90.html

Thu già, Sơn cụt, Vương Cường là những người nhập ngũ cùng tôi. Thu già, Sơn cụt ở c17công binh/e95 cùng Nguyễn Hữu Luân; Vương Cường cùng c1/d1 với thaiminhhung
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #99 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2012, 10:18:27 pm »

@ LXT : tôi vừ đọc về chuyện Đá Biên , miếu Bắc bỏ mà rưng rưng nước mắt . Thì ra lâu nay tôi cứ thắc mắc sao đợt 9/72 bọn tôi lại không thấy DHXD . hóa ra các bạn đi D nào đó rồi đi B2 . Đợt ấy có D76, D78 tôi biết là vào B3 còn đi B2 nhiều hơn . Mà tôi lại nhớ cái ngày ĐH XD nhập ngũ thì bị bom lại cũng là đợt ấy . quả là khổ từ đầu . Tôi rất muốn biết các bác gặp được các bạn trở về từ đợt quân ấy không? và những nhân chứng kể ra sao . Vì tôi đọc chưa hết .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM