Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:41:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #460 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 10:38:24 pm »

các bạn lính thân mến . Tôi thật sự cảm động , tôi rơi nước mắt khi đọc lời giới thiệu này của HTB - tralientay , molotj chiến sĩ trinh sát sư đoàn 325 những ngày tháng ác liệt nhất . tralientay đã bị thương ở Quảng trị không kịp đi tới sài gòn cùng chúng tôi . Tralientay lại đang ở rất xa . bạn đã viết những dòng này trên đường bay và gửi từ Mỹ về cho chúng tôi . Đây không phải một sự giới thiệu tập thơ , đây là lời của những người sống sót như tôi và HTB đang nhắc tới bạn mình  . Dù bây giờ bạn là Giáo sư viện sĩ ở nước ngoài , chúng tôi vẫn sống và yêu nhau như ngày xưa là lính . Trong chúng tôi tralientay vẫn là người chiến sĩ trinh sát dũng cảm , tinh tế và rất rất lính .
Các bạn đọc thì sẽ thấy Tralientay sâu sắc đến thế nào với những ngày đã chiến đấu .








Thơ của người lính trở về sau chiến tranh

     Vậy là những bài thơ NguyễnTrọng Luân chia sẻ với bạn lính trên diễn đàn Quân Sử Dựng nước - Giữ nước   đã được thu thập, biên tập và ra đời trong tập Mây trên trời Quảng Trị. Chuyên mục Một thời Máu và Hoa là phần có nhiều bài viết nhất của Quân Sử Dựng nước-Giữ nước, ở đó những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân gần đây được lần lượt giới thiệu, nhận được sự tán thưởng, đồng cảm và làm ứa rất nhiều nước mắt của những người đã qua một thời trận mạc.
Nguyễn Trọng Luân là một người lính của những năm cuối trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng đất nước. Anh rời giảng đường trường Đại học Cơ điện Bắc Thái đi bộ đội ngày 9/72 khi học hết năm thứ ba đại học, vào lúc hàng ngàn sinh viên của các trường đại học được huy động tham gia quân đội. Anh là lính sư đoàn 320A chiến đấu ở Tây Nguyên, mặt trận B3. Thống nhất đất nước, Nguyễn Trọng Luân trở về học tiếp đại học, trở thành một kỹ sư cơ điện và rồi một giám đốc xí nghiệp, lăn lộn nhiều năm với cuộc mưu sinh của xí nghiệp mình. Nhưng gần bốn chục năm qua, Nguyễn Trọng Luân vẫn luôn ám ảnh bởi những ngày tháng chiến trường, những đồng đội đã ngã xuống và nằm lại trên những mảnh đất quê hương.

     Có thể nói hầu hết những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân như ùa về và bật ra trong một khoảnh khắc nào đó, nhưng là những khoảnh khắc của hôm nay có từ những khoảnh khắc chiến tranh bốn mươi năm trước còn hằn trong tâm khảm người lính, từ chiêm nghiệm của một đời người, từ khắc khoải khôn nguôi về chiến tranh, về những người đã hy sinh và người trở về. Được sự đồng cảm của nhiều đồng đội trên Quân Sử Dựng nước-Giữ nước, Nguyễn Trọng Luân đã viết những lời gan ruột của một thế hệ một thời đã dâng hiến tuổi trẻ sống và chiến đấu vì tổ quốc.
Tập thơ Mây trên trời Quảng Trị gồm 32 bài, phần lớn viết trong những tháng ngày gần đây. Có thể nói cốt lõi của tập thơ là “lời của người sống sót” sau chiến tranh nói với những đồng đội đã chết và người đang sống. Quanh cái cốt lõi ấy, sự hoà quyện giữa tình cảm và nghệ thuật ở các bài thơ đã đạt đến mức cao, động đến nơi sâu thẳm của lòng người, làm bao người luôn ứa nước mắt khi đọc những lời của người lính cũ này.
     Cũng vì vậy, những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân làm rất nhiều người đã từng yêu thơ, nhiều năm qua thờ ơ với thi đàn, bỗng chợt yêu quý lại thơ ca, thấy thơ ca có thể nói hộ lòng mình  rất nhiều.
Có thể chia những bài thơ của Mây trên trời Quảng Trị thành năm phần. Tập thơ bắt đầu bằng những bài thơ khi người lính năm xưa nhìn lại thời gian đã qua và nghĩ tới quãng thời gian còn lại của thế hệ mình, khi họ đã quanh tuổi sáu mươi và thoáng đấy đã bốn mươi mùa xuân từ những ngày trận mạc đầu tiên. Phần hai là những suy tư về các nghĩa trang chiến tranh, nơi đồng đội anh nằm lại dưới lòng Thạch Hãn,  nằm lại ở Kon Tum, ở đường Chín, ở nơi biên cương, là suy tư về hành xử sai đâu đó về những nghĩa trang liệt sĩ, về những người mẹ liệt sĩ. Phần tiếp theo là các thơ về những không gian, những thời gian, những địa danh, là dòng Thạch Hãn và trời mây Quảng Trị, nơi những kỷ niệm người lính suốt đời mang theo. Phần bốn, phần nhiều nhất của tập thơ, là những bài thơ về các đồng đội lính sinh viên, về nỗi nhớ khôn nguôi những người bạn không được trở về với sách đèn, về ngày rời quân ngũ trở về trường cũ, về những người lính sống sót nay vẫn hằng tuần gặp nhau để cùng sống lại một thủa xa xưa. Tập thơ của người lính trẻ năm nào sẽ như không đầy đủ nếu không có bóng hình con gái. Phần cuối là những bài thơ này, về nỗi xót thương những cô gái dâng hiến tuổi trẻ cho đất nước, về nỗi nhớ nhung, thầm mong ước và tưởng tượng về tình yêu của những người lính trẻ.

***

        Tập thơ bắt đầu bằng một bài thơ viết trong Tết Nhâm Thìn vừa qua, Thoáng mùa xuân đã bốn mươi năm. Các bài thơ Nguyễn Trọng Luân luôn có sự trộn lẫn quá khứ và hiện tại. Người giám đốc đã nén lòng mình lại bao năm dồn sức cho công việc, nay bỗng được tự do trở về quá khứ :
Thoáng ngẩn ngơ xuân bay qua thềm
Thoáng lơ mơ bạn về trong mưa
Pháo hoa ngoài hồ gần mà như xa
Pháo kích đêm xa mà như lại gần

Và người  lính chợt nhận ra cái ngày mình đi lính ấy nay thoắt đấy đã bốn chục năm, ý thức sâu hơn  mình là người trở về và bạn mình nằm lại chiến trường :
Năm nay là tròn bốn mươi năm
Mình thì thoát bạn thì nằm máu loang trên cỏ
Cả cỏ nữa cũng cháy bầm như máu đổ
Mùa mưa về lũ liếm máu bạn tôi

Việc đón nhận sự sống và cái chết ấy có nhận thức sâu sắc của người lính, có tình cảm ngậm ngùi nhưng không bi lụy của họ khi biết vào trận đánh mình có thể hy sinh
Phút giao thừa ta bạn khóc ôm nhau
Lau nước mắt rồi lao lên trận địa
Biết mùa xuân ngan ngát ở trên đầu

Cũng trong mùa Xuân, tập thơ nói về những người lính ấy chợt nhận ra và ý thức rõ hơn về dấu ấn thời gian với thế hệ mình. Người ngã xuống đã mãi mãi tuổi hai mươi, người sống sót trở về nay cũng sang tuổi 60. Nguyễn Trọng Luân hóm hỉnh nói về cái sự ngỡ ngàng vốn không dễ hòa nhập của người 60 tuổi vào đời thường, nhưng có Quân Sử là nơi chia sẻ tâm tình, nơi họ thấy mình luôn trẻ bên những bạn lính, nhưng vẫn có phần ngượng ngùng với người thân vì sự vô tư ấy
Bần thần vào ra “Quân Sử“
Thế là thấy mình trẻ ra
Ồn ã bác này bác nọ
Mà vẫn… dấu vợ ra trò

Họ biết mình đã không còn trẻ, nhưng khi nói về thuở đánh giặc xưa kia thì “mắt ai cũng sáng long lanh”. Chỉ có ở trong vòng tay bạn lính, họ mới mãi là những người trẻ, là những “bạn bè đen nhẻm rất trẻ trung”, là nơi đứa cháu trai vẫn hỏi ông đi với “hội mày tao” có vui không, vô tư và vô tư
Cháu con rủ đi siêu thị
Chẳng bằng đi gặp bạn già
Mấy thằng lính cũ Bê Ba
Cười rung quán bia hè phố


      Phần hai của Mây trên trời Quảng Trị là những bài thơ đầy xúc động, dường như chỉ với tấm lòng người lính mới có những hình ảnh gan ruột và cách nhìn sáng tạo như vậy trong thơ. Đấy là khi thắp nến thả hoa trong một đêm tháng Bảy bừng bừng lửa trên dòng Thạch Hãn người lính đã nức nở
Tháng Bảy này áp mặt xuống dòng sông
Nghĩa trang dưới kia bia mộ xếp hàng dài ra bể

Đấy là nỗi nhức nhối khi mười ngàn đồng đội mình đã chết trong cơn nóng và nghĩa trang giờ “nắng cứ nung ràn rạt”, để “chết rồi xương cốt còn đổ mồ hôi”, nên cả “Một sư đoàn trên đồi cao. Mấy chục năm không ngủ”. Không chỉ nhớ đồng đội hy sinh ở chiến trường chống Mỹ, Nguyễn Trọng Luân cũng hằn sâu trong ký ức những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương trong cuộc chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Những vần thơ nhắc nhở mỗi chúng ta cảnh giác và về trách nhiệm với đất nước
Các anh đứng làm dậu phên che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm

Bài thơ Đêm cuối cùng mẹ ru con viết tặng mẹ liệt sĩ Phí Văn Măng ngày đưa hài cốt anh về quê là một trong những bài thơ cảm động nhất của tập thơ
Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn


Liên tưởng độc đáo về vuông vải mới bọc hài cốt người con liệt sĩ như tã lót quấn quanh đứa con bé bỏng ngày xưa động đến nơi sâu thẳm của lòng người. Mẹ bồng hài cốt con, à ơi ru con như ru đứa con ngày nào. Cũng trong mạch thơ này, Cuộc hành quân về bên mẹ viết tặng đồng đội Hoà trên chiếc xe lăn đưa hài cốt đồng đội từ Nam về Bắc đã giải thích vì sao người lính thương tật lại có thể làm một điều tưởng không sao có thể làm nổi, dẫu “đi bằng đôi chân đồng đội”
Mấy chục năm sau hành quân vẫn thế
Đồng đội dìu nhau ngân ngấn mắt khi cười
Thì thầm với người đã khuất
Tôi đang trở về với tuổi trẻ đời tôi

Tây Nguyên là mảnh đất đã gắn một phần tuổi trẻ của tác giả, nơi những ngày mưa rừng dầm dề, nơi muỗi bu thân sốt rét, nơi đói quay đói quắt… nên kỷ niệm về Tây Nguyên của Nguyễn Trọng Luân không bao nguôi ngoai. Đấy là khi uống cà phê trong một chiều mưa lạnh ở Ban Mê Thuột cũng “thấy bạn về môi tím đứng ngoài hiên”. Đấy là những đêm tháng Ba hành quân nồng nàn mùi hoa cà phê trắng. Đấy là nơi “chạm má mình nước mắt bạn sang tôi”. Đấy là nỗi nhói trong tim khi không có dịp quay lại con đường Trường Sơn xưa các anh đã hành quân đến Tây Nguyên, nơi “cột mốc là những nấm mồ chết trẻ”. Đấy là nơi bạn ngã xuống bên cánh Dã Quì vàng cháy dở trong miên man xanh.
Quảng Trị là nơi tác giả thường trở về cùng những người lính sinh viên nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971. Về với Quảng Trị là về với ký ức của dòng sông và bầu trời bom đạn năm xưa, với thành cổ bom đạn năm xưa và với những người dân đôn hậu và chịu đựng năm xưa. Và quay quắt nỗi nhớ đồng đội :

Mây chỉ là mây chứ nỏ có chi mô!
Nhưng tôi thấy cứ ngàn ngàn nấm mộ
Cứ mỗi lần tôi qua Quảng Trị
Những bạn bè tôi giăng giăng ở trên đầu


Nhưng lòng người đã dịu lại khigặp “em gái tan trường, áo dài buông ngang dòng Thạch Hãn” và “tiếng hò ngọt con thuyền xuôi Cửa Việt”.
Phần nhiều nhất của Mây trên trời Quảng Trị là những bài thơ về những đồng đội, trong đó có một phần đáng kể dành cho những người sinh viên đi lính. Trước hết vẫn là tâm tình những ngày tháng Bảy về thắp hương cho những người bạn lính đã hy sinh khi bảo vệ thành cổ. Đấy là người bạn sinh viên tiếng Nga Nguyễn Tiến Thường, là người bạn Cao Bằng chơi đàn tính trong đội văn công sư đoàn đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn, là đôi dép xin lại khi người bạn hy sinh rồi nức nở lên đường. Nguyễn Trọng Luân đã có những tứ thơ đặc sắc khi nói về những người lính sinh viên

Tao hiểu vì sao hoa cỏ mãi ngát xanh
Lòng thành cổ có một trường đại học
(Có hàng ngàn sinh viên quân phục xanh tưng bừng vào lớp)
Trong nồng nàn khói nhang
hay
Mặt trời rất đỏ
Tiếng chim cu rất hiền
Những trang sách dang dở mãi xanh.

  
    Người lính sống sót sau chiến tranh trở về trường cũ với bao nỗi niềm, bao khó khăn, học để “tìm lại mình ngày nào”, và học cả cho những người bạn không về. Và ở giữa lòng Hà Nội, có một quán bia nơi “những chiến binh một thuở rất hay ngồi”. Chính xác hơn họ đến với nhau chiều thứ Bảy hằng tuần, đến để tìm lại những phút yên tĩnh tâm hồn trong cái ồn ào đồng đội
Ở đó không ai nói về mình
Chỉ nói về những người đã hy sinh
Ở đó không có câu chữ màu mè lung linh
Sống với nhau ngày chiến tranh thế nào
Bây giờ vẫn thế

Khi nhập ngũ chàng lính trẻ Nguyễn Trọng Luân chưa có một “mối tình vắt vai” nhưng những bài thơ về những con gái gặp trong đời lính của anh rất ấn tượng. Cùng Về đèo Ngang đi anh nơi “đèo buông dằng dặc gió trời” và “quả cà nén quăn lưỡi bữa cơm chiều” của người con gái Hà Tĩnh là Nỗi nhớ hoa cỏ may về một người con gái Củ Chi. Đã nhiều người làm thơ về hoa cỏ may và thật không dễ để nói được điều gì mới về loài hoa cỏ này. Và Nguyễn Trọng Luân đã tìm được một hình ảnh đẹp
Hoa găm ngược vào tiếng sóng
Đêm Bến Đình em gỡ nhớ ngày xưa.

Hai bài thơ của Luân về sự hy sinh của những người con gái cũng làm người đọc xao động tận đáy lòng. Đấy là Hang Tám Cô khi bao gương lược, bao kim chỉ những người lính để dành mang về nhưng các cô gái thanh niên xung phong đã bị bom lấp kín cửa hang. Đấy là Nước mắt tháng Ba làm người đọc có thể rơi nhiều nước mắt
Ngã xuống rồi vẫn là thân con gái. Mộ chí của các em  nhỏ nhắn gọn gàng. Dù ở giữa đại ngàn vẫn nhịn nhường đồng đội. Ngày qui tập anh chị em cùng tụ hội, để các anh đi trước em ở lại, về sau.

   Bài  thơ Luân muốn đưa vào cuối tập thơ Ngỡ là yêu chính là tiếng nói của bao chàng lính trẻ

Ngỡ như
                 rồi có hy sinh
Có người
                 con gái
                              khóc mình đêm đêm

Chính những tình cảm dẫu chỉ là mong ước đã đem lại sức mạnh cho bao chàng lính trẻ để vượt qua những tháng năm gian khó ở chiến trường.

Đặc trưng chính của thơ Nguyễn Trọng Luân là cấu tứ thơ, ngôn ngữ và hình ảnh luôn hoà quyện tự nhiên với tình cảm sâu đậm của người lính, và do vậy truyền tải được lời của người lính sống sót trở về sau chiến tranh. Cấu trúc thơ Nguyễn Trọng Luân giản dị, không gò bó, cấu trúc như không có cấu trúc, cho phép thể hiện tự nhiên những cung bậc của lòng người. Luân làm thơ như nói, tự nhiên nhưng cân nhắc, chọn lọc. Đọc thơ Luân dễ gợi lại thơ Chính Hữu với những lời chắt lọc chiêm nghiệm cả đời cầm súng.

Thơ Nguyễn Trọng Luân giàu hình ảnh và liên tưởng, và có nhiều liên tưởng độc đáo. Đấy là khi nhìn dòng Thạch Hãn như thấy một nghĩa trang dưới lòng sông với “bia mộ xếp hàng dài ra bể”, là liên tưởng vuông vải người mẹ liệt sĩ quấn hài cốt con như tã lót mẹ bồng con tuổi ấu thơ, là nhìn người lính bảo vệ biên thuỳ như “dậu phen che tổ quốc”, là nhìn mây trên trời Quảng Trị như “bạn bè tôi giăng giăng ở trên đầu”, là nhìn thấy trong lòng thành cổ một trường đại học nơi “hàng ngàn sinh viên quân phục xanh tưng bừng vào lớp”.

Nguyễn Trọng Luân luôn tạo được những câu thơ có nhạc, có nhịp điệu làm lòng người xốn xang. Đấy là “Chốn rừng xưa xao xác lá rừng rơi”, là “Nụ cười bạn tôi xa tít những chiều mưa”, là “Chạm má mình nước mắt bạn sang tôi”, là “Tóc thề nắng cũng buông nghiêng”, là “Quả cà nén quăn lưỡi bữa cơm chiều”, là “Hoa găm ngược vào tiếng sóng”.

Nhưng điều gì đã làm thơ Nguyễn Trọng Luân có được sự đánh giá cao, nhất là sự chia sẻ của những người lính trên Quân sử Dựng nước -  Giữ nước. Đó chính là tiếng nói chân thành, da diết của người lính sống sót trở về một cách “rất lính”, một tiếng nói đại diện cho một thế hệ những người lính tham gia cuộc chiến tranh.
Cùng với những tác phẩm của những người lính sinh viên như Nhật ký viết lại của Sáu-chín-bảy-mốt (Nguyễn Tiến Tài), truyện ngắn Nguyễn Như Thìn, Những chuyện cười ra nước mắt của Tích Tường Như Lệ (Lê Minh), Ký ức một thời hoa lửa của Lê Xuân Tường, phim Mùi cỏ cháy của Hoàng Nhuận Cầm... tập thơ Mây trên trời Quảng Trị góp thêm một tiếng nói, một gửi gắm, một giá trị cho hôm nay và con cháu mai sau. Xin trân trọng giới thiệu cũng người đọc tập thơ Mây trên trời Quảng Trị của Nguyễn Trọng Luân nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến dịch mùa hè 1972.

Hồ Tú Bảo -  "tralientay"
Lính đại đội trinh sát của sư đoàn 325. tháng 3/2012

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2012, 06:26:42 am gửi bởi nguyentrongluan » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #461 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 01:15:14 am »

Thật là lạ! những ông già đầu bạc
Bốn mươi năm rồi mà vẫn nhớ như hôm qua
Thật là kính, những đàn anh áo lính
Xưa, lên đường, tạm giấu chữ giấu thơ
Để rồi đến tận bây giờ,
Xổ ra toàn những vần thơ nao lòng

Với tình gần gũi, rất thật lòng
Em hay ví lứa mấy ông anh già“tài hoa ra trận"
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #462 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 05:10:36 am »

Các bác thân mến,

Bản vừa gửi trên Quân Sử giới thiệu tập thơ bác NT Luân chưa là bản cuối.
Tôi vừa chuyển đến chỗ mới trên đường công tác và mới viết xong bản (có lẽ là cuối).
Vì chưa được kiểm tra kỹ nên có mấy chỗ chưa chính xác, nhưu ngày nhập ngũ của bác NT Luân (bác Luân sửa lại hộ nhé).

Tôi cũng không phải viện sĩ gì đâu, thầy giáo thôi.
Tôi phải chạy ra ngoài chút. Chừng 5-6 tiếng nữa sẽ gửi lại toàn bộ tập thơ.
HTB
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #463 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 05:14:48 am »

Thơ của người lính bốn mươi năm sau chiến tranh

Vậy là những bài thơ NguyễnTrọng Luân chia sẻ với bạn lính trên diễn đàn Quân Sử Dựng nước-Giữ nước  đã được thu thập, biên tập và ra đời trong tập Mây trên trời Quảng Trị.  Chuyên mục Một thời Máu và Hoa là phần có nhiều bài viết nhất của Quân Sử Dựng nước-Giữ nước, ở đó những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân viết gần đây được lần lượt giới thiệu, nhận được sự tán thưởng, đồng cảm và làm rơi rất nhiều nước mắt của những người đã qua một thời trận mạc.

Nguyễn Trọng Luân là một người lính của những năm cuối trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng đất nước. Anh rời giảng đường trường Đại học Cơ điện Bắc Thái đi bộ đội khi học hết năm thứ hai, cùng với hàng ngàn sinh viên các trường đại học được huy động tham gia quân đội. Anh là lính sư đoàn 320A chiến đấu ở Tây Nguyên, mặt trận B3. Thống nhất đất nước, Nguyễn Trọng Luân trở về học tiếp đại học, trở thành một kỹ sư cơ điện và rồi một giám đốc, lăn lộn nhiều năm với cuộc mưu sinh của xí nghiệp mình. Nhưng gần bốn mươi năm qua, những ngày tháng chiến trường, những đồng đội đã nằm lại trên những mảnh đất quê hương, quá khứ và hiện tại vẫn luôn ám ảnh Luân.

Hầu hết những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân ùa về và bật ra trong những khoảnh khắc, nhưng đó là những khoảnh khắc nối với muôn ngàn khoảnh khắc từ bốn mươi năm trước, từ chiêm nghiệm một đời người, từ khắc khoải khôn nguôi về những người đã hy sinh. Có đồng cảm của nhiều đồng đội trên Quân Sử Dựng nước-Giữ nước, Nguyễn Trọng Luân đã viết những lời gan ruột của một thế hệ một thời đã dâng hiến tuổi trẻ để sống và chiến đấu vì tổ quốc.

Tập thơ Mây trên trời Quảng Trị gồm 32 bài, phần lớn viết trong thời gian gần đây. Có thể nói cốt lõi của tập thơ là “lời của người sống sót” từ chiến tranh, và bốn mươi năm  nói với những đồng đội đã chết và người đang sống. Quanh cái cốt lõi ấy, sự hoà quyện giữa tình cảm và nghệ thuật ở các bài thơ đã động đến nơi sâu thẳm của lòng người, làm bao người luôn ứa nước mắt khi đọc những lời của người lính cũ này.

Cũng vì vậy, những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân làm rất nhiều người xưa đã từng yêu thơ nhưng nhiều năm qua thờ ơ với thi đàn, bỗng chợt yêu quý lại thơ ca, thấy thơ ca nói hộ lòng mình rất nhiều.

Có thể chia những bài thơ của Mây trên trời Quảng Trị thành năm phần. Tập thơ bắt đầu bằng những bài thơ khi người lính năm xưa nhìn lại thời gian đã qua và nghĩ tới quãng thời gian còn lại của thế hệ mình, khi họ đã quanh tuổi sáu mươi và thấy thoáng đấy đã bốn mươi mùa xuân từ những ngày trận mạc đầu tiên. Phần hai là suy tư về các nghĩa trang chiến tranh, nơi đồng đội anh nằm lại dưới lòng Thạch Hãn, nằm lại ở Kon Tum, ở đường Chín, ở nơi biên cương phía Bắc, là nhắc nhở với các hành xử sai đâu đó với những nghĩa trang liệt sĩ, về tình cảm sâu đậm với những người mẹ liệt sĩ. Phần tiếp theo là các bài thơ về những không gian, những thời gian, những địa danh, là dòng Thạch Hãn và mây trời Quảng Trị, nơi những kỷ niệm người lính suốt đời mang theo. Phần bốn, phần nhiều nhất của tập thơ, là những bài thơ về các đồng đội lính sinh viên, về nỗi nhớ khôn nguôi những người bạn không được trở về với sách đèn, về ngày rời quân ngũ trở về trường cũ, về những người lính sống sót nay vẫn hằng tuần gặp nhau để cùng sống lại một thủa đã xa xưa. Tập thơ của người lính trẻ năm nào sẽ như không đầy đủ nếu không có bóng hình những người con gái, và phần cuối là những bài thơ này. Những bài thơ về các cô gái đã dâng hiến tuổi xanh của mình cho đất nước, c mong ước và tưởng tượng về tình yêu của những người lính trẻ.
*
**
***

Tập thơ bắt đầu bằng một bài thơ viết trong Tết Nhâm Thìn vừa qua, Thoáng mùa xuân đã bốn mươi năm. Người giám đốc đã nén lòng bao năm dồn sức cho công việc, nay bỗng được tự do về với ngày xưa, ngơ ngẩn lơ mơ với cái xa cái gần

Thoáng ngẩn ngơ xuân bay qua thềm
Thoáng lơ mơ bạn về trong mưa
Pháo hoa ngoài hồ gần mà như xa
Pháo kích đêm xa mà như lại gần


Và chợt nhận ra cái ngày mình đi lính ấy nay thoắt đấy đã bốn chục năm, trong mùa xuân ấm áp càng thấm thía rằng mình là người trở về và bạn nằm lại chiến trường

Năm nay là tròn bốn mươi năm
Mình thì thoát bạn thì nằm máu loang trên cỏ
Cả cỏ nữa cũng cháy bầm như máu đổ
Mùa mưa về lũ liếm máu bạn tôi


Những người lính ấy đã luôn sẵn sàng đón nhận cái chết, tình cảm có ngậm ngùi nhưng không bi lụy dù họ biết khi vào trận đánh mình có thể hy sinh

Phút giao thừa ta bạn khóc ôm nhau
Lau nước mắt rồi lao lên trận địa
Biết mùa xuân ngan ngát ở trên đầu


Cũng trong mùa Xuân, người lính ấy chợt nhận ra và ý thức rõ hơn về dấu ấn thời gian với thế hệ mình. Người ngã xuống đã mãi mãi tuổi hai mươi, người sống sót trở về sau bốn mươi năm nay cũng sang tuổi 60. Nguyễn Trọng Luân hóm hỉnh nói về cái sự ngỡ ngàng vốn không dễ hòa nhập của những người tuổi ấy với đời thường, nhưng có Quân Sử là nơi chia sẻ những điều họ quan , nơi họ thấy mình luôn trẻ bên những người bạn lính, tuy vẫn có phần ngượng ngùng với với người thân vì sự vô tư ấy

Bần thần vào ra “Quân Sử“
Thế là thấy mình trẻ ra
Ồn ã bác này bác nọ
Mà vẫn… dấu vợ ra trò


Biết mình không còn trẻ nhưng khi họ nói về thuở xưa đánh giặc thì “mắt ai cũng sáng long lanh”. Chỉ có ở trong vòng tay bạn lính, giữa những “bạn bè đen nhẻm rất trẻ trung”, ở nơi đứa cháu trai vẫn hỏi ông đi với “hội mày tao” có vui không, họ mới mãi là những người lính trẻ ngày xưa, vô tư và vô tư

Cháu con rủ đi siêu thị
Chẳng bằng đi gặp bạn già
Mấy thằng lính cũ Bê Ba
Cười rung quán bia hè phố


Phần hai của Mây trên trời Quảng Trị là những bài thơ đầy xúc động, dường như chỉ với tấm lòng người lính mới có những hình ảnh gan ruột và cách nhìn sáng tạo như vậy trong thơ. Đấy là một đêm tháng Bảy nức nở khi thắp nến thả hoa trong bừng bừng lửa cháy trên dòng Thạch Hãn

Tháng Bảy này áp mặt xuống dòng sông
Nghĩa trang dưới kia bia mộ xếp hàng dài ra bể


Đấy là nỗi nhức nhối khi mười ngàn đồng đội chết trong nóng bỏng mùa hạ và nghĩa trang giờ “nắng cứ nung ràn rạt”, để “chết rồi xương cốt còn đổ mồ hôi”, nên cả “một sư đoàn trên đồi cao mấy chục năm không ngủ”. Không chỉ nhớ đồng đội hy sinh ở chiến trường chống Mỹ, Nguyễn Trọng Luân cũng hằn sâu trong ký ức những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương trong cuộc chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Những vần thơ nhắc nhở mỗi chúng ta về nghĩa vụ với đất nước

Các anh đứng làm dậu phên che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm


Bài thơ Đêm cuối cùng mẹ ru con viết tặng mẹ liệt sĩ Phí Văn Măng ngày đưa hài cốt anh về quê là một trong những bài thơ cảm động nhất của tập thơ

Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn


Liên tưởng độc đáo về vuông vải bọc hài cốt người con liệt sĩ như tã lót quấn quanh đứa con bé bỏng ngày xưa đã động đến nơi sâu thẳm của lòng người. Mẹ bồng hài cốt con, à ơi ru như ru đứa con ngày nào. Cũng trong mạch thơ này, Cuộc hành quân về bên mẹ viết tặng đồng đội Hoà trên chiếc xe lăn đưa hài cốt đồng đội từ Nam về Bắc đã giải thích vì sao người lính thương tật ấy có thể làm một điều tưởng không sao làm nổi, dẫu “đi bằng đôi chân đồng đội”

Mấy chục năm sau hành quân vẫn thế
Đồng đội dìu nhau ngân ngấn mắt khi cười
Thì thầm với người đã khuất
Tôi đang trở về với tuổi trẻ đời tôi


Tây Nguyên là mảnh đất đã gắn một phần tuổi trẻ của tác giả, nơi nơi muỗi bu đen thân sốt rét, nơi những ngày mưa rừng đói quay đói quắt… nên kỷ niệm về Tây Nguyên của Nguyễn Trọng Luân không bao nguôi ngoai. Đấy là khi uống cà phê trong một chiều mưa lạnh ở Ban Mê Thuột cũng “thấy bạn về môi tím đứng ngoài hiên”. Đấy là những đêm tháng Ba hành quân nồng nàn mùi hoa cà phê trắng. Đấy là nơi “chạm má mình nước mắt bạn sang tôi”. Đấy là nỗi nhói trong tim khi không có dịp quay lại con đường Trường Sơn xưa các anh đã hành quân đến Tây Nguyên, nơi “cột mốc là những nấm mồ chết trẻ”. Đấy là nơi bạn ngã xuống bên cánh Dã Quì vàng cháy dở trong miên man xanh.

Quảng Trị là nơi tác giả thường trở về cùng những người lính sinh viên nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971. Về với Quảng Trị là về với ký ức của dòng sông và bầu trời bom đạn năm xưa, với thành cổ bom đạn năm xưa và với những người dân đôn hậu và chịu đựng năm xưa. Và quay quắt nỗi nhớ đồng đội

Mây chỉ là mây chứ nỏ có chi mô!
Nhưng tôi thấy cứ ngàn ngàn nấm mộ
Cứ mỗi lần tôi qua Quảng Trị
Những bạn bè tôi giăng giăng ở trên đầu


Nhưng lòng người đã dịu lại khi gặp “em gái tan trường, áo dài buông ngang dòng Thạch Hãn” và “tiếng hò ngọt con thuyền xuôi Cửa Việt”.

Phần nhiều nhất của Mây trên trời Quảng Trị là những bài thơ về đồng đội, trong đó có một phần đáng kể dành cho những người lính sinh viên. Đó là tâm tình những ngày tháng Bảy về thắp hương cho những người bạn lính đã hy sinh khi bảo vệ thành cổ. Đấy là người bạn sinh viên tiếng Nga Nguyễn Viết Thường, là người bạn Cao Bằng chơi đàn tính trong đội văn công sư đoàn đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn, là đôi dép xin lại khi người bạn hy sinh rồi nức nở lên đường. Nguyễn Trọng Luân đã có những tứ thơ sâu đậm khi nói về những người lính sinh viên

Tao hiểu vì sao hoa cỏ mãi ngát xanh
Lòng thành cổ có một trường đại học
(Có hàng ngàn sinh viên quân phục xanh tưng bừng vào lớp)
Trong nồng nàn khói nhang


hay gợi lên hy sinh của những người lính sách đèn dang dở cho yên tĩnh của người đang sống, và sự yên tĩnh biết ơn của vạn vật với người đã khuất

Mặt trời rất đỏ
Tiếng chim cu rất hiền
Những trang sách dang dở mãi xanh.


Người lính sống sót sau chiến tranh trở về trường cũ với bao nỗi niềm, bao khó khăn, học để “tìm lại mình ngày nào”, và học cả cho những người bạn không về. Và ở giữa lòng Hà Nội, có một quán bia nơi “những chiến binh một thuở rất hay ngồi”. Đúng hơn là họ đến với nhau chiều thứ Bảy hằng tuần, đến để tìm lại những phút yên tĩnh cho tâm hồn trong cái ồn ào đồng đội

Ở đó không ai nói về mình
Chỉ nói về những người đã hy sinh
Ở đó không có câu chữ màu mè lung linh
Sống với nhau ngày chiến tranh thế nào
Bây giờ vẫn thế


Khi nhập ngũ chàng lính trẻ Nguyễn Trọng Luân chưa hề có một “mối tình vắt vai”, nhưng những bài thơ về con gái của anh thật là lính. Cùng Về đèo Ngang đi anh nơi “đèo buông dằng dặc gió trời” và “quả cà nén quăn lưỡi bữa cơm chiều” của người con gái Hà Tĩnh, là Nỗi nhớ hoa cỏ may về một người con gái Củ Chi. Đã nhiều người làm thơ về hoa cỏ may và thật không dễ để nói được điều gì mới về loài hoa cỏ này, về cái bồi hồi “nhặt cỏ may trên gấu quần con gái”. Và Nguyễn Trọng Luân đã tìm được một hình ảnh đẹp

Hoa găm ngược vào tiếng sóng
Đêm Bến Đình em gỡ nhớ ngày xưa.


Hai bài thơ của Luân về sự hy sinh của những người con gái cũng làm người đọc xao động tận sâu thẳm. Đấy là Hang Tám Cô khi bao gương lược, bao kim chỉ những người lính để dành mang về nhưng các cô gái thanh niên xung phong đã bị bom lấp kín cửa hang. Đấy là Nước mắt tháng Ba làm người đọc có thể rơi nhiều nước mắt

Ngã xuống rồi vẫn là thân con gái. Mộ chí của các em  nhỏ nhắn gọn gàng. Dù ở giữa đại ngàn vẫn nhịn nhường đồng đội. Ngày qui tập anh chị em cùng tụ hội, để các anh đi trước em ở lại, về sau.


Bài thơ Luân muốn đưa vào cuối tập thơ- Ngỡ là yêu- chính là tiếng nói của bao chàng lính trẻ

Ngỡ như
                 rồi có hy sinh
Có người
                 con gái
                              khóc mình đêm đêm


Chính những tình cảm dẫu chỉ là mong ước đã đem lại sức mạnh cho bao chàng lính trẻ để vượt qua những tháng năm gian khó ở chiến trường.

Đặc trưng chính của thơ Nguyễn Trọng Luân là cấu tứ thơ, ngôn ngữ và hình ảnh luôn hoà quyện tự nhiên với tình cảm sâu đậm của người lính, và do vậy lời của người lính sống sót trở về sau chiến tranh đến rất tự nhiên với người đọc. Cấu trúc thơ Nguyễn Trọng Luân giản dị, không gò bó, cấu trúc như không có cấu trúc, cho phép thể hiện tự nhiên những cung bậc của lòng người. Luân làm thơ như nói, tự nhiên nhưng cân nhắc, chọn lọc. Đọc thơ Luân dễ gợi lại thơ Chính Hữu với những lời chắt lọc chiêm nghiệm cả đời cầm súng.

Thơ Nguyễn Trọng Luân giàu hình ảnh và liên tưởng, và có nhiều liên tưởng độc đáo. Đấy là khi Luân nhìn dòng Thạch Hãn như thấy một nghĩa trang dưới lòng sông với “bia mộ xếp hàng dài ra bể”, là liên tưởng vuông vải người mẹ liệt sĩ quấn hài cốt con như tã lót mẹ bồng con tuổi ấu thơ, là nhìn người lính bảo vệ biên thuỳ như “dậu phen che tổ quốc”, là nhìn mây trên trời Quảng Trị như “bạn bè tôi giăng giăng ở trên đầu”, là nhìn thấy trong lòng thành cổ một trường đại học nơi “hàng ngàn sinh viên quân phục xanh tưng bừng vào lớp”...

Nguyễn Trọng Luân luôn tạo được những câu thơ có nhạc, có nhịp điệu làm lòng người xốn xang. Đấy là “Chốn rừng xưa xao xác lá rừng rơi”, là “Nụ cười bạn tôi xa tít những chiều mưa”, là “Chạm má mình nước mắt bạn sang tôi”, là “Tóc thề nắng cũng buông nghiêng”, là “Quả cà nén quăn lưỡi bữa cơm chiều”, là “Hoa găm ngược vào tiếng sóng”...

Nhưng điều gì đã làm thơ Nguyễn Trọng Luân có được sự đánh giá cao, nhất là sự chia sẻ của những người lính trên Quân sử Dựng nước-Giữ nước? Đó chính là tiếng nói chân thành, da diết của người lính sống sót trở về, một tiếng nói rất lính, tiếng nói tiêu biểu của một thế hệ những người lính tham gia cuộc chiến tranh.

Cùng với những tác phẩm hay hồi ức của những người lính sinh viên như Nhật ký viết lại của Sáu-chín-bảy-mốt (Nguyễn Tiến Tài), truyện ngắn Nguyễn Như Thìn, Những chuyện cười ra nước mắt của Tích Tường Như Lệ (Lê Minh), Ký ức một thời hoa lửa của Lê Xuân Tường, phim Mùi cỏ cháy của Hoàng Nhuận Cầm... tập thơ Mây trên trời Quảng Trị của Nguyễn Trọng Luân góp thêm một tiếng nói, một gửi gắm, một giá trị cho cho những người đang sống và cho con cháu mai sau. Xin trân trọng giới thiệu tập thơ Mây trên trời Quảng Trị nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến dịch Quảng Trị mùa hè 1972.

Hồ Tú Bảo (Trà Liên Tây)
Lính đại đội trinh sát của sư đoàn 325




Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #464 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 07:05:58 am »

Bái phục ,bái phục quá !rất xúc động và sâu sắc ,gan ruột ,đọc mà ngân ngấn nước mắt ,chưa thấy bài giới thiệu thơ nào bao trùm và chi tiết như vậy ,chỉ có người trong cuộc mới có được !cảm ơn bác Tralientay nhé !
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #465 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 08:46:07 am »

Các bác thân mến,

Bản vừa gửi trên Quân Sử giới thiệu tập thơ bác NT Luân chưa là bản cuối.
Tôi vừa chuyển đến chỗ mới trên đường công tác và mới viết xong bản (có lẽ là cuối).
Vì chưa được kiểm tra kỹ nên có mấy chỗ chưa chính xác, nhưu ngày nhập ngũ của bác NT Luân (bác Luân sửa lại hộ nhé).

Tôi cũng không phải viện sĩ gì đâu, thầy giáo thôi.
Tôi phải chạy ra ngoài chút. Chừng 5-6 tiếng nữa sẽ gửi lại toàn bộ tập thơ.
HTB

@TLT, NTL và các thành viên QS DN-GN: Thật là cảm động với bài viết của TLT về tập thơ của NTL. Không còn gì để nói thêm vì TLT đã nói hết hộ chúng tôi rồi. Cám ơn bạn vì bạn có một tâm hồn thi ca vô cùng nhậy cảm bên cạnh lĩnh vực khoa học mà bạn đang theo đuổi. Đúng là anh em chúng tôi đã chọn bạn để viết lời đề tựa cho tập thơ cũng là thay mặt chúng tôi nói lên tất cả.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #466 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 09:02:09 am »

    Thật là một người lính Trinh sát " Văn, Toán song toàn" bác tralienay ( Hồ Tú Bảo). Lâu nay tôi cũng ít quan tâm đến văn đàn, thơ nhưng gần đây được đọc những bài thơ của người lính Tây nguyên Nguyễn Trọng Luân viết trên diễn đàn Quân Sử, tôi đã thấy đó là những vần thơ từ gan ruột chỉ có những người trong cuộc mới có được những vần thơ như vậy . Hôm nay lại đọc được những cảm nhận của người lính trinh sát F325, như là tác phẩm bình thơ, giúp tôi cảm nhận sâu sắc thêm về những bài thơ, tập thơ của tác giả Nguyễn Trọng Luân. Xin cảm ơn hai bác, hai người đồng đội, hai người anh tuổi 60 Nhâm Thìn ./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #467 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 09:19:33 am »

Hôm qua đến giờ BH đọc mấy lần bài bình thơ " thơ của người lính 40 năm sau " của anh tralientay , mỗi lần đọc lại thấy là lại thấy thấm hơn, trong từng câu từng chữ. Với tuổi 60 mà " sức trẻ " của các anh còn hơn nhiều người của lớp sau này , hihi , đọc thơ văn của các anh BH như thấy các anh vẫn như những chàng sinh viên của những năm 60 , 70 ngày nào , " xếp bút nghiên " lên đường theo tiếng gọi tổ quốc vậy.

Anh NTL ơi ! anh có thấy mình thật hạnh phúc không ? thơ của anh được đồng đội của mình bình thơ , rồi phổ nhạc nữa  Cheesy , BH cám ơn các anh vì đem lại cho BH và mọi người những ký ức và cảm xúc thật đẹp  Smiley .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #468 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 03:59:09 pm »

                 Chào các bác! Đúng như các bác nói là " anh em mình chẳng còn gì nói thêm nữa. Vì những điều cần nói thì bạn Nguyentrongluan cùng tralientay đã nói hết cả rồi. Tranphu341 cũng chỉ có lời xin bái phục! Bái phục!

                 TP cứ hỏi? Sao những người giỏi như các bạn mà lại vẫn sống trở về. Để có những vần thơ hay, bài viết hay cho đời? Thường những người có nhiều tài, hay có "tâm hồn", Trong chiến trận hay bị "dính'' lắm.  Grin Grin Grin MAY, MAY, MAY, THẬT LÀ MAY.

                 @ SaigonGaider Ông bạn "vô hồn" của tôi mà cũng có tâm hồn thi sỹ ra phết đấy! TP- "lão già" này cũng xin bái phục! Bái phục!

                 CHÚC CÁC BẠN CÓ NHIỀU NIỀM VUI VÀ NHIỀU VẦN THƠ HAY NỮA GÓP CHO ĐỜI, CHO ANH EM VMH MÌNH THÊM Ý NGHĨA!

                

                
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #469 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 05:12:29 pm »

các bạn lính thân mến . Tôi thật sự cảm động , tôi rơi nước mắt khi đọc lời giới thiệu này của HTB - tralientay , molotj chiến sĩ trinh sát sư đoàn 325 những ngày tháng ác liệt nhất . tralientay đã bị thương ở Quảng trị không kịp đi tới sài gòn cùng chúng tôi . Tralientay lại đang ở rất xa . bạn đã viết những dòng này trên đường bay và gửi từ Mỹ về cho chúng tôi . Đây không phải một sự giới thiệu tập thơ , đây là lời của những người sống sót như tôi và HTB đang nhắc tới bạn mình  . Dù bây giờ bạn là Giáo sư viện sĩ ở nước ngoài , chúng tôi vẫn sống và yêu nhau như ngày xưa là lính . Trong chúng tôi tralientay vẫn là người chiến sĩ trinh sát dũng cảm , tinh tế và rất rất lính .
Các bạn đọc thì sẽ thấy Tralientay sâu sắc đến thế nào với những ngày đã chiến đấu .
...

Anh Luân ơi, từ ngày có anh trên quân sử, anh em mất nhiều nước mắt lắm rồi khi đọc thơ và ký của anh, bây giờ lại thêm bác tralientay nữa, em phải lau kính mấy lần vì nước mắt làm nhòe kính khi đọc bài mở đầu cho tập thơ Mây trên trời Quảng Trị của anh. Bái phục các "đại ca" vô cùng!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM