Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:52:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275349 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #420 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 11:04:15 am »


( tiếp Màu của nỗi nhớ )


Giữa lửa đỏ mơ một vùng trơì âu bạn mình đi trong tuyết lạnh
Ngước nhìn lên trời mây trắng
Áo mình xám khói đạn bom

Tên những ngôi làng chúng tôi đi qua lúc hoàng hôn  
Thân thương như làng tôi có mẹ
Tên những ngôi trường đổ nát
Hằn lên trí nhớ thanh xuân
Tên bạn tôi chìm dưới sông
Chúng tôi không thể tìm trong một trang thơ hay tiểu thuyết
Chỉ nhớ bạn ở khoa cầu đường , khoa văn , khoa sử
Chốt ở đầu cầu có đến ngót chục khoa
Những khoa nào vùi trong pháo Nham Biều đêm qua
Khoa nào đói trong đêm vượt Tích Tường giữ chốt
Khoa nào vào Thạch hãn đêm rằm trăng thảng thốt
Máu bạn tôi sủi bọt dưới lòng sông  
Những khoa nào về nằm xóm Trà liên
O du kích sé áo băng lên mặt
Bạn tôi hát dưới hầm còn đêm thì oà khóc
Màu đêm quảng trị đắng nụ cười em
Màu của bình minh màu của hoàng hôn
Màu của lính binh nhì màu nụ cười trai trẻ
Màu của sóng , màu cơn đói ngâm mình mùa mưa chiến hào Quảng trị
Ai chỉ cho tôi màu của lúc ta về ?

Những chuyến xe chở ba lô liệt sĩ nặng điều chi ?
Mà đêm nay sấm chớp rạch ngang Bến hải
 Những trang sách học trò viết vội
Của lính sinh viên
Trang sách nào cũng màu xanh
Ba lô nào cũng thênh thênh
ngọt ngào nụ hôn bạn gái
Bao bè bạn tôi nằm lại
Mồ bạn tôi ở Quảng trị màu gì ?
Mà chuyến xe nặng thế

Chúng tôi trở lại cổ thành
Trở về cứ ngày xưa trên Cam lộ
chúng tôi về La vang Tích Tường Như lệ
Về Tân Lâm chợ Sãi Triệu phong
San sát nghĩa trang Hải lăng
Tìm thấy trường mình và bao nhiêu trường nữa
Bao nhiêu khoa , bao nhiêu trường về nơi này có đủ
Cùng nhau học bài lịch sử
Giữ nước dựng nước của cha ông
Màu Quảng trị
Màu Đại học của một thời
Màu của đời chúng tôi
Chúng tôi day dứt nhớ

Chúng tôi đã già
bạn tôi nằm ở Quảng trị thì vẫn trẻ
Chúng tôi đi tìm lại mình tháng tư này rơi lệ
Tìm lại màu sắc một thời
Màu Lính Sinh viên  

 
 

NTL 3/2012

 




Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #421 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 11:08:23 am »

@nguyentrongluan cùng các bạn: kể ra cái sự già, trẻ nó cũng vô cùng. Như tralientay có bài viết về vấn đề này khá hay: cứ tính 20 năm một thì anh em mình (lớp hiện nay 60 tuổi) còn kém bác cả 2x20 năm. Vậy mà bác cả chưa nhận già mà thực ra lớp người như bác ấy vẫn còn có những đóng góp quý báu cho đội ngũ lãnh đạo hiện nay vận dụng. Lớp 80 tuổi hiện nay các bác ấy còn rât minh mẫn. Các bạn xem lớp như Trung tướng Nguyễn Quốc Thước thể hiện quan điểm, bàn về biện pháp xử lý vụ Tiên Lãng thì thấy rõ các bác đó đâu có già. Lớp chúng ta thì như Tralientay, nguyentrongluan...vẫn còn dùng tốt. Tự nhận già anh em nó cười cho. Lớp như HAN_DCT, Hahoi là sau lớp ta tròm trèm 20 năm đang rất sung sức là đúng rồi nhưng so với lớp TUỔI HAI MƯƠI như hồi ta nhập ngũ thì cũng giừ rồi còn đâu. Grin
Nói vậy để thấy rằng cái quan trọng là tâm huyết, lứa tuổi nào cũng cần bạn nhỉ.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #422 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 12:57:19 pm »

...
Ngọn sóng sau tung mình tỏa bọt trắng,
Phải biết rằng: nhờ ngọn sóng dưới chân,
Lặng lẽ thu mình, rút ra như... sóng ngược!
Nhưng chính là cuộn đỡ lớp sóng sau.
...
Thì... như thằng SGG em mới nịnh ông anh đó thôi mà!  Grin Grin Grin

@Hahoi, Haanh: Hai Bác có quyền phản đối SGG nhưng còn thiếu trích dẫn phần thí "Thì... như" là chưa đầy đủ nhá!
Vâng! có thể về câu chữ, chúng ta chưa hiểu hết nhau... Nhưng khẳng định, riêng đối với cá nhân SGG, việc "nịnh" các bậc đàn anh để "biết, nghe, ghi" thật nhiều nhiều sử liệu/ký ức là một điều cần thiết và luôn là sự mong muốn lớn nhất! (ngay đâu xa... dẫu là gọi lão Haanh, nhưng SGG cũng coi như một đàn anh, từ tuổi quân đến tuổi diễn đàn - rõ là ở đây, anh em ta bỏ qua chuyện tuổi tác)

Nịnh của lớp trẻ như bài viết trên, là một cách nói đùa thuần nam bộ - đã bao gồm sự khiêm cung cần thiết.
Huống chi, đó lại là một "đáp từ" cho một lời khen chung của bậc đàn anh (từ bài trước đó)!

Ấy là, xin "nói lại cho rõ" để tránh việc anh em hiểu lầm hoặc hiểu sai về nhau!
Trân trọng,
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #423 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 02:06:59 pm »

@SaigonGuider : Không phải " nói lại cho rõ " mà em đổi thành " đối ẩm  cho rõ", nếu có dịp ra HN, bác ới em một tiếng,  cafe HN mang phong cách xưa chắc cũng hợp với anh em ta . Mời bác một e-cafe trước !
Trân trọng
HaHoi
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2012, 02:16:17 pm gửi bởi HaHoi » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #424 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 02:13:50 pm »

...
Ngọn sóng sau tung mình tỏa bọt trắng,
Phải biết rằng: nhờ ngọn sóng dưới chân,
Lặng lẽ thu mình, rút ra như... sóng ngược!
Nhưng chính là cuộn đỡ lớp sóng sau.
...
Thì... như thằng SGG em mới nịnh ông anh đó thôi mà!  Grin Grin Grin

@Hahoi, Haanh: Hai Bác có quyền phản đối SGG nhưng còn thiếu trích dẫn phần thí "Thì... như" là chưa đầy đủ nhá!
Vâng! có thể về câu chữ, chúng ta chưa hiểu hết nhau... Nhưng khẳng định, riêng đối với cá nhân SGG, việc "nịnh" các bậc đàn anh để "biết, nghe, ghi" thật nhiều nhiều sử liệu/ký ức là một điều cần thiết và luôn là sự mong muốn lớn nhất! (ngay đâu xa... dẫu là gọi lão Haanh, nhưng SGG cũng coi như một đàn anh, từ tuổi quân đến tuổi diễn đàn - rõ là ở đây, anh em ta bỏ qua chuyện tuổi tác)

Nịnh của lớp trẻ như bài viết trên, là một cách nói đùa thuần nam bộ - đã bao gồm sự khiêm cung cần thiết.
Huống chi, đó lại là một "đáp từ" cho một lời khen chung của bậc đàn anh (từ bài trước đó)!

Ấy là, xin "nói lại cho rõ" để tránh việc anh em hiểu lầm hoặc hiểu sai về nhau!
Trân trọng,

hehe em đùa với bác tí thôi chứ ai mà không hiểu cái từ "nịnh" của bác  Grin Như em đây cũng "nịnh" các đàn anh BGTN để các lão kể chuyện cho nghe đấy mà  Grin Riêng với các bác KCCM thì em chỉ biết nín thở đọc không dám hó hé vì sợ " nịnh" không đúng chổ sẻ thất lễ với các cụ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #425 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 10:56:19 pm »

@nguyentrongluan: đề nghị bạn gom lại, phát triển lên thành một Trường ca lính Sinh viên được không bạn. Hình như bạn cũng đang phôi thai cái trường ca này rồi thì phải.
Kiểu như Trường ca Bài ca chim chơ-rao của cố thi sĩ Thu Bồn ấy mà
...Chim chơ-rao ơi! Bay về buôn vắng
Báo tin buồn đi khắp mọi nơi
Mặt trời đã rụng hai tia nắng
Rừng tây ánh lửa đỏ sáng ngời.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #426 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 09:26:56 am »

@NTL: Cám ơn bạn, chúng ta tuy ở 2 chiến trường khác nhau nhưng lại có chung 1 nhịp đập của con tim của những thằng lính SV. Bài thơ này tôi đã gửi cho NTK. Nguyễn Văn Bằng là lính e64/f320B tại QT, Bằng có phổ nhạc bài thơ Thuở binh nhì của NTK.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2012, 10:16:11 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #427 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 10:22:52 am »


Đêm tháng bẩy


 


      Tôi cứ lẩn thẩn làm sao ấy . Người ta thì lo chuyện chứng khoán , chuyện bất động sản chuyện con cái vào được chỗ làm thơm chỗ tho ... Đêm . Cả nhà ngủ tôi lại hút thuốc ngoài ban công lại tự mình nhớ về ngày xưa , chuyện trường cũ , chuyện đời lính . Và , những lúc ấy , cả người đã chết  người còn sống kéo về như đang trò chuyện với mình cật vấn mình và rồi mình biện hộ , mình thú nhận những sai trái mà mình đã làm ngày xưa , mình hăng hái tự khoe những gì mình đã làm được , đã giành giật được trong cõi đời nhiễu nhương này . Mình hoan hỉ được chốc lát . Khi điếu thuốc đã tàn mình quay vào phòng ngủ , nhìn lên tường , bức ảnh chụp hồi còn ở lính với những đồng đội ĐHCơ Điện , với tiểu đội trinh sát ở chiến trường đăm đăm nhìn mình , mấy thằng bạn như diễu cợt mình . Tắt đèn đi ngủ mà nụ cười mấy thằng bạn lính  cứ tươi rói  cứ  vừa động viên lại vừa sát muối vào lòng . Quái lạ thật , tao có làm gì sai đâu , tao vẫn nhớ chúng mày đấy chứ , tao có đến nỗi nào ... Một chuỗi cười vang trong đêm . Ha ha , hoá ra mày vẫn không thoát ra được cái mai con rùa quá khứ . Cựa quậy mãi mày vẫn chỉ là mày thôi con ạ . Còn nghĩ được đến chúng tao là còn được , có những thằng lính Cơ điện bây giờ nên ông nên anh có bao giờ nó nghĩ tới chúng tao , tới những thằng cùng cắt tranh chặt nứa Quảng chu , chợ Mới Bắc kạn để làm lấy lớp mà học ,  cùng vét miếng mì trong cái rá khô không khốc ở Tích lương Đồng Hỉ ngày xưa đâu . Mày còn được , còn được ...
     Suốt đêm cật vấn mình , huyễn hoặc mình rồi lại tự an ủi mình . Mà thôi chính trị là số phận . Đời là vậy mà , mỗi người có số của mình . Giống như một lũ cá rô trong giỏ , cựa lắm thì chầy vẩy . Nhưng như cuộn phim cũ bây giờ tở ra , Mọi nỗi muốn nhớ không nhớ ra được , thì trong đêm lại hiện về . Mọi điều đã quên lại thì nó bắt mình không được quên , nó hiện ra chói lói hệt như ngày hôm qua . Bạn tôi , những người lính SV đã hi sinh , đã bị thương đã từng hút chết lại hiện ra . Chúng nó vẫn thế , trẻ trung , cười toe toét , khuôn mặt thư sinh mà rắn rỏi . Chúng nó đưa bàn tay trai tráng đôi mươi xoa cái đầu bạc của tôi cười hơ hớ . Mày khá , cái thứ nhà quê ăn sắn giỏi hơn ăn bột mì mà lại có nhà Hà Nội , lấy vợ Hà Nội lại thích uống bia Hà Nội nữa thì mày giỏi.. giỏi . Mình đưa tay nắm vội bàn tay thằng bạn cùng lớp , vút cái chẳng thấy đâu . Cái thằng chết ở Quảng trị 1972 ấy biến mất . Ngoài trời i ỉ tiếng xe máy về khuya ở một ngõ phố heo hút . Đêm Hà nội buông tôi rơi về một đêm xa lăng lắc . . . cái đêm mùa thu năm 1977 , tôi đi bộ từ Cát Linh ra lapho chèo tàu điện lên Bưởi mạnh dạn tỏ tình với một cô gái làng Bưởi , rồi ra về thì hết tàu điện cắm cúi đi bộ đến vườn hoa Giám nằm ngủ nơi ghế đá để sáng hôm sau trở về trường trên Bắc Thái . Rồi lại nhớ những cái đêm thật xa chiến chinh .
    Một mùa khô trên Trường sơn . Lúc đó ở trạm T78 Ngã ba Đông Dương . Một ngày  buồn của lính ĐHCĐ. Hôm nay , đại đội phải khiêng gửi binh trạm bốn thằng lính Cơ điện . Năm ngày trước đó anh Đoàn k6 , Bùi Thái Hà k5IB , Bùi Tiến k5IA , Triệu Bình k6Ma ngã bệnh . Dốc đá , suối sâu , trời  nắng như rang lá rừng mà chúng nó vẫn lê lết không chịu tụt lại phía sau . Nhưng bây giờ thì hết chịu nổi . Anh Đoàn dễ cao tới mét tám giờ chỉ như cây khô gỗ khô nâu xỉn . Triệu Bình hai hố mắt lõm hút như cái sọ đầu lâu . Hà bún TháiBình người như cái dải khoai nước .  Còn Bùi Tiến ( tomqb3 ) nó không còn nói được nữa . Nó nhìn mình mà hai giọt nước mắt lăn ra nặng như hai giọt thuỷ ngân . Ngó vào võng lúc khiêng bốn người đi , bọn lính CĐ thằng nào cũng khóc  , chắc chúng nó vùi xác ở đây thôi . Mà đây là tỉnh nào nhỉ ? Cán bộ bảo đây là tỉnh Át Tô Pư của Lào . Trời chiều đỏ ôi ối rừng khộp đầy lá rơi to như những cái bánh đa đầy mụn ghẻ . Đêm ấy những thằng CĐ im lặng trên võng . Triệu Bình ơi , Bùi Tiến ơi , Hà ơi anh Đoàn ơi . Chúng tôi mở mắt nhìn trời mùa khô Trường sơn rin rít gió day dứt  tiếng côn trùng  .
Đã có những ngày trong cánh rừng biên giới mạn Gia Lai , tôi gặp những ngôi mộ ven con suối đầy rau môn thục . Cái thanh gỗ vạc một nửa ghi bằng thứ mực như sơn tên người tên quê . Tên người thì ít nhớ nhưng tên quê thì nhớ mãi . Khoái Châu , Kim Thành . Nghe mà thương quá . Đói đến tận lúc hi sinh . Chợt nghĩ nhữg người bạn suốt đời ăn rau môn thục nơi này .
   Bốn năm lặn lội trong đạn bom . Ngày tiến đánh Sài gòn lính Sv cuốn ào ào theo đại quân . Tôi và Ngô Thịnh khoá 6 trường tôi đánh theo hướng Củ Chi về Dinh Độc Lập . Trong hướng chúng tôi có Tứ râu ( sau về k10 ) . Lương xuân Cảnh  (k9) , Cận  k5 , Lân k4 , Ngôn k4 , Hoàng Tuấn k5, Quyết k5 , Dương phỉ k5...
Chiều ba mươi tháng tư , chúng tôi đóng quân trong khu nhà thi đấu Phan Đình Phùng . Khi thành phố lên đèn , Sài gòn như chưa hề có chiến tranh . Thành phố tinh khôi mươn mướt  trong đêm , vẫn nghe thấy tiếng còi tàu từ bến cảng vọng về . Khuya lắm tôi và Ngô Thịnh nằm trên nóc nhà bâng khuâng nhớ những bạn bè Cơ điện không còn về đến đây . Tiêu k4 què chân trên đường 7 , Văn Đình Hà k5IB chết vùi trong hầm trên Gia Lai , Lương Lợi k5ma thân thể phá ra nhiều mảnh vì hứng trọn một quả cối 81 trên Pờ lây cu , Vượng k4I chết khi chưa kịp vào chiến dịch ban mê thuột , ... Dọc đường 7 lính VNCH nằm vương vãi bên rừng , họ sẽ được đồng loại chôn cất đâu đó , cũng giống như những nấm mồ bạn tôi hương hồn họ cứ âm u với rừng xanh .
Sài gòn tháng năm . Lại đúng vào mùa thi , những người lính SV chợt nhận ra mùa tất bật nôn nao kỉ niệm của mình . Không hiểu sao những người học trò nhớ về mùa thi cử là nhớ đến nắng . Bao người lính SV nằm lại rải rác trên những cánh đồng quanh Sài gòn vào đúng mùa thi cuộc đời . Cũng lại nắng cũng lại mùa lúa chín .  Chúng tôi những người may mắn lãnh trách nhiệm trở về thi cử cho ngày mai , mang cả màu nắng nơi chiến trường nam bộ về theo . Lịch sử chọn lựa bọn mình , để bọn mình được gánh trên vai trách nhiệm bản lề vinh quang của tuổi trẻ . Nghĩ nhiều khi cứ tiêu cực không đâu . Tiên sư cái  “ anh Lịch sử “ , sao không chia ra cho mỗi người một ít , cho đều nhau khắp toàn thiên hạ để ai cũng thấy cái sự vinh quang chói lọi mà cứ nhè đầu mấy thằng trai thế hệ chúng tôi . Rồi lại thấy nhớ mẹ dặn , con là trai thời loạn , làm trai nên khổ lắm cũng sướng nhiều . Phận nào chịu nấy .
Tôi trở về , náo nức hỉ hoan . Tôi tha hồ kể về chiến trận , bạn bè cùng lớp nghe say xưa và thán phục . Mặc dù chúng tôi kể chuyện chiến đấu vẫn là chủ nghĩa chiến hào , chứ chúng tôi làm sao dám nhân danh lịch sử cuộc chiến mà khoác lên mình tấm áo dăn dậy công thần  . Chúng tôi đâu hiểu nổi đường đi nước bước của chiến tranh , chúng tôi làm tròn nghĩa vụ người lính . Chúng tôi lấp liếm những thiếu hụt kiến thức bằng những chiến công . Có lúc chúng tôi bước qua khuyết điểm bằng đôi dép cao su mang về từ chiến trường . Một thời sau chiến tranh thương hiệu lính SV trở về làm bao cô gái ngưỡng mộ .
          Rồi chúng tôi ra trường , rồi có nhiều người thăng tiến . Cuộc sống cuốn đi với vợ con cơm áo chẳng còn nhớ tới ngày đã qua , nhớ tới một thời mình đã sống được là  nhờ bao người đã hi sinh . Mình thăng tiến nhờ những người đồng đội không bao giờ thăng tiến , họ mãi mãi là binh nhì binh nhất đang nằm đâu đó trên trường sơn trên cánh đồng miền đông miền tây Nam bộ . Mỗi năm một lần gặp bạn cũ cùng lớp cùng khoá lại ồn ào rượu bia , vung tay múa chân kể thằng này thằng nọ làm cái này cái kia và cũng đôi lúc nhắc tới những người bạn hi sinh năm ấy ngày ấy rồi lại chìm vào trong men , trong cười , trong mắt . Có những lúc mình cũng đã tô vẽ thêm cho màu sắc của một thời mình đã sống , kể cái khổ nhiều hơn nỗi khổ người khác , trận đánh nào cũng nổ súng đùng đoàng gay cấn ,  mình cứ như đang không phải là mình bay lơ mơ trong vùng đạn lửa mà đạn thì chẳng bao giờ trúng vào mình . Nhưng kể xong rồi thì bỗng giật mình , mấy thằng bạn đã chết hiện về , mỉm cười độ lượng . Ừ , phải kể để cho người đời sau biết chúng mình đã sống ở chiến hào đánh giặc thế nào . Nhưng nên nhớ chúng tao vẫn để cho bọn mày cái hệ số an toàn không vượt quá giới hạn hoang đường đâu đấy nhé . NHiều khi cứ buồn bực về mấy thằng cùng lớp bây giờ lên to quên hết bạn bè thì chính lúc đó mấy thằng chết ở Tây nguyên ở Quảng trị lại hiện ra cười rất to . Đừng . Đừng trách nó . Nó đã rơi vào cái vòng xoáy của cách mạng nhiệm kì thì hãy để nó làm cho trọn vẹn cái phần đời ấy đi . Phần đạo vẫn còn nguyên đó nó sẽ phải gánh tiếp .

   Đêm tháng bẩy . Vài ngày nữa người ta sẽ đến nghĩa trang nhang khói . Chỉ một ngày 27/7 thôi , khói hương nghi ngút trên những nấm mồ , khói hương thì nồng nàn mà bia mộ thì dửng dưng . Nguyện ước của CCB SV Cơ điện nhỏ nhoi mà sao khó thế ? Giá những ngày này trường ĐHCĐ có một tấm bia tưởng niệm hàng trăm người SV liệt sĩ không về thì khói hương thắp cho các anh sẽ làm sáng trong thêm mái đầu lớp SV trẻ . Tượng đài thì dễ mà sao cũng khó thế . ĐH kinh tế QD họ làm được , ĐH XD họ làm được mà sao trường mình ...thì không . Bốn mươi năm trước Các bạn tôi từ ĐH Bách Khoa , Sư phạm , Y khoa , Nông nghiệp , Mỏ Địa chất , Ngoại Ngữ , tổng Hợp , Ngoại giao Ngoaị  thương ... tất cả không trừ một trường nào đều có Sv  ra đi chiến đấu . Cả miền bắc bốn mươi mái trường Đại học  với mấy chục ngàn người SV cầm súng ra đi , xứng tầm một tượng đài linh thiêng mà vẫn không có . Cái lứa SV CCB chúng tôi đã trở thành vô tình từ lúc nào vậy ? Giá như , khi già lõ mõ rồi một ngày nao con cháu dắt mình đi vào khuôn viên Bộ Giáo dục đào tạo ở đó có một bức phù điêu ghi rằng ở thế kỉ hai mươi đã có một lớp người trí thức trẻ ra đi hi sinh thân mình vì đất nước .
Thì vui lắm

  Nửa đêm , tôi bỗng thấy thằng bạn tôi : Lương Văn  Lợi người Đốc Tín Mỹ Đức thầm thì : thôi đừng lấn cấn chuyện tượng đài nữa mày ơi . Mày có nhớ ở trạm 45 truờng sơn có một cây cổ thụ bọn mình gọi là cây đại học không ? hàng trăm cái tên đã ghi trên đó , cứ thằng nào đại học qua đấy đều khắc thêm tên trường lên đó . Nó sừng sững linh thiêng trong một vạt đá lởm chởm . Nếu có một ngày nào biến cố địa chất xảy ra nó sẽ hoá thạch mà vẫn còn tên chúng mình , tên các trường đại học đã gửi học trò của mình đi kháng chiến . Tượng đài chúng mình đã khắc ở Trường Sơn rồi mày ạ . Tượng đài ấy sẽ hoá thạch . Cái gì hoá thạch chả âm thầm .

Đêm nay , đêm tháng bẩy tôi và các bạn SV Đại học từng đi lính sống xót trở về xin điểm tên các anh , nếu có thiếu tên ai xin anh linh đồng môn lượng thứ , xin các anh giúp chúng tôi kính cẩn chép lại tên tuổi bạn mình những người đã hi sinh cho chúng tôi trở về để được kể chuyện chúng mình    




 

NTL
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #428 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 05:02:19 pm »

Cái thanh gỗ vạc một nửa ghi bằng thứ mực như sơn tên người tên quê . Tên người thì ít nhớ nhưng tên quê thì nhớ mãi . Khoái Châu , Kim Thành . Nghe mà thương quá ...
Em cũng có những lúc như thế khi đứng trước hàng dãy mộ liệt sĩ Hà nội, Nam Hà, Hà Bắc, Nghệ An v.v... ở NT Trường sơn, Đường 9... không nhớ được tên các anh, chỉ nhớ rằng có cảm giác đó là những người anh cùng thành phố, cùng quê nội, cùng nơi sơ tán hay chỉ đơn giản là những liệt sĩ đồng hương với quê bên ông ngoại ... em cứ lẩn mẩn  tưởng tượng rằng có khi biết đâu lúc mình còn bé, một trong những anh nằm đây đã từng chơi với mình, đã từng là học sinh của mẹ mình ... vậy mà các anh lại ở đây... Có lẽ rằng tên riêng của từng anh trở thành tên chung của cả một thời kỳ bi tráng . Về quê nội quê ngoại, ảnh liệt sĩ đen trắng vẽ truyền thần ố vàng trên ban thờ nhiều lúc thấy là điều tự nhiên như ảnh cụ ông để bên cạnh mà quên mất rằng quê mình đã có nhiều người con phải ra đi lúc mới chỉ hai mươi...
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #429 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 07:19:48 pm »

Luân ơi !đọc bài của bạn làm mình nhớ lại bao kỷ niệm ngày trên Trường sơn! bây giờ nghĩ lại không biết sao mà mình lại thoát được trận sột ác tính ấy ,ngày đó sau khi đưa bọn mình vào viện chắc các bạn đoán là mình sẽ không qua được !nên có bạn nào đã tin về trường là mình đã chết !ngày về trường có bạn hỏi mình :mày hãn còn sống à !năm ngoái vào Đà nẵng điên cho thằng Trần Khư nó lại nói ;máy vẫn sống nhăn răng ra thế !nghĩ lại cũng khiếp thật !
-còn khu tưởng niệm SV-CS của trường CĐ năm 2001 mình đã thấy nói đến ,hình như đã có một bản đánh vi tính nêu ý tưởng xây dựng khu tưởng niệm trong khuôn viên trường ,ngày đó đã được ban giám hiệu nhà trường ủng hộ ,nhưng rồi không thấy nói đến nữa ! thôi giờ dựa vào dài chứng tích SV-CS ở Quáng Trị để động viên mình vậy !
  "http://i1101.photobucket.com/albums/g435/tomqb3/TNguyn210.jpg"
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM