Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:46:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275058 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #220 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 09:21:02 am »

@hahoi : cám ơn bạn . có ảnh minh hoạ vào hoành tráng lắm .
@chienc3 : lúc nào mà xuất bản được sẽ làm theo phương án của bạn chien ạ
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #221 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 09:35:04 am »

Ở  bờ sông Sài gòn trên phần đất Củ chi . Cuối tháng 4/75 chúng tôi có mười ngày từ 19/4 đến đêm 28/4 náu quân , làm mọi chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng . Mười ngày ấy mà thật nhiều nỗi nhớ ,thật nhiều háo hức bồi hồi ,  thật nhiều kỉ niệm để đến bây giờ nghĩ về Củ chi lại vẫn cứ bồi hồi .
      Bài thơ Nỗi nhớ hoa Cỏ may là thế . Đầu đề bài thơ nghe nhàm chán quen quen . Nhưng tôi không biết đặt tên nào khác bởi vì tôi nhớ thật .


                  

                                           Nỗi nhớ hoa Cỏ May

                                                                      Tặng một người con gái Củ Chi


Biết bao giờ về lại với dòng sông
Để anh lặn ngụp vào tuổi trẻ
Lục bình xanh mê mải
Hoa tím chiều Củ chi

Bao giờ về để có ngày xưa
Nhặt hoa cỏ may trên gấu quần con gái
Ngày mai vào trận mới
Bồi hồi nắm phải tay em

Hoa cỏ may bịn rịn đêm
Bìm bịp kêu nhuộm màu sông tím ướt
Em bảo đưa anh về Nhuận Đức
Má khêu đèn chờ ...em ngồi gỡ cỏ may


Sông thổn thức , lục bình trôi thổn thức
Hương cỏ đêm như cất thành men
Mai đánh Đồng Dù rồi trở lại tìm em
Hoa cỏ phía bờ sông em ủ kĩ

Anh biền biệt mấy chục năm lúc quên lúc nhớ
Chỉ cỏ may bờ sông chẳng vô tình
Hoa găm ngược vào tiếng sóng
Đêm Bến Đình em gỡ nhớ ngày xưa


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 09:52:06 am gửi bởi nguyentrongluan » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #222 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 02:15:29 pm »

Chiến tranh là đau khổ và mất mát , nhưng có lẽ người chịu đau khổ và mất mát nhiều nhất là phụ nữ . Những người mẹ, người vợ , người chị , người em . Đọc bài thơ “ Nỗi nhớ hoa cỏ may “ của anh NTL , BH chợt nhớ đến câu chuyện của chị BH, một nữ du kích Củ chi .

Chị là một phụ nữ rất đẹp, năm 1975 BH gặp chị thì chị đã gần 40, nhưng chị vẫn đẹp rực rỡ . Mỗi lần nhìn chị mặc bộ áo dài màu xanh biển, đi cái xe yamaha cũng màu xanh biển, mái tóc hơn xoăn bồng bềnh dài đến thắt lưng , xõa ra ôm trọn gương mặt trái xoan trắng hồng dù chẳng thoa phấn son, chị đẹp vừa mộc mạc cũng vừa kiêu kỳ , đến phụ nữ còn mê mẩn. Người ta bảo “ hồng nhan bạc mệnh “ không biết có đúng không ? nhưng BH thấy cuộc đời chị cũng lận đận lắm vì cái chữ “ hồng nhan “ ấy .

Mẹ chị kể , Ba chị bị Tây bắn chết trong một trận càn khi chị còn rất nhỏ . Hai mẹ con nương tựa nhau sống , đến khi lớn cũng như bao người con trai con gái Củ chi khác chị vào du kích. Rồi năm 1968 sau chiến dịch Mậu thân, Mỹ ngụy bắt đầu chiến dịch biến củ chi thành vùng trắng, với mục đích tách dân ra khỏi cách mạng, không có dân thì không ai nuôi dưỡng che dấu bộ đội , hoạt động của ta cũng khó khăn hơn . Quê BH ở vùng An nhơn Tây là vùng căn cứ địa nên chúng cho trực thăng, xe nhiều lần gom dân hết vào các ấp chiến lược . Gia đình chị chạy di tản ra chợ Củ chi sống, ra củ chi chị tiếp tục hoạt động , lúc này chị là giao liên T4 , nhiệm vụ là đưa mệnh lệnh, chỉ thị từ Củ chi vào nội thành và đem tài liệu từ nội thành ra Củ chi. Mẹ chị bảo mỗi lần chị đi là ở nhà bà như ngồi trên lửa.

Chị hoạt động suông sẻ cho tới cuối năm 1974 . Rồi một lần tên đồn trưởng Bà quẹo ( đồn Bà Quẹo  là cửa ngõ quan trọng nhất từ Củ chi để vào Sài gòn ) nói với chị là “ tôi biết cô là giao liên , nhưng nếu cô đồng ý …với tôi thì tôi thì sẽ không bắt cô , còn nếu không đồng ý tôi sẽ bắt cả cô và mẹ cô “ . Chị suy nghĩ , nếu chị bị bắt bị tra tấn thì còn chịu nổi , nhưng còn mẹ chị , bệnh tim của mẹ làm sao chịu nổi đòn roi , còn nếu không bị bắt thì mẹ cũng không sống nổi vì lo cho chị và còn bị chính quyền ngụy o ép . Còn đường dây công tác của tổ giao liên nữa , cuối năm 1974 là chuẩn bị chiến dịch HCM, bao nhiêu công việc , bây giờ bị đứt đoạn thì sẽ thế nào ?  .

 Cuối cùng chị đồng ý với hắn . Mẹ chị kể tháng 4/1975 chị gần sanh con, mang cái bụng to vượt mặt chị  vẫn chạy đi về giữa sài gòn và củ chi để dẫn quân vào thành phố . Sau giải phóng chị sinh con , rồi chị bị cho ra khỏi ngành, anh em đồng đội chị đều công tác ở Sở công an TP , còn chị về bán gạo ở cửa hàng gạo của xã thời bao cấp . Sau đó người đàn ông đó lên thăm mẹ con chị nhưng mẹ chị không cho và chị cũng ở vậy nuôi con khôn lớn , bây giờ con trai chị đã học đại học ra trường và làm ở tp , có vợ con . Chị đã ngoài 70 nhưng nhìn chị vẫn thấy nét đẹp của thời tuổi trẻ vương lại . 

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 02:24:05 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #223 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 02:47:57 pm »

                Chào behien! Chuyện kể của bạn thật cảm động, khó tin nhưng nó lại là sự thực. Chị giao liên bị thiệt thòi quá. Nhưng với các chính sách và kỷ luật của nhà nước, của các đoàn thể, chính quyền thì biết nói thế nào?

                Trong thời gian làm quân quản tại TP HCM Tranphu341 cũng đã gặp rất nhiều trường hợp khai báo là có tham gia Biệt động hay giao liên, cơ sở của ta vv....Nhưng rất khó làm chế độ vì không có ai công nhận ngay được dẫn tới thương cảm và rất khó xử.

                 CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2012, 09:12:01 am gửi bởi tranphu341 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #224 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 05:21:38 pm »

                Chào behien! Chuyện kể của bạn thật cảm động, khó tin nhưng nó lại là sự thực. Chị giao liên bị thiệt thòi quá. Nhưng với các chính sách và kỷ luật của nhà nước, của các đoàn thể, chính quyền thì biết nói thế nào?

                Trong thời gian làm quân quản tại TP HCM Tranphu341 cũng đã gặp rất nhiều trường hợp khai báo là có tham gia Biệt động hay giao liên, cơ sở của ta vv....Nhưng rất khó làm chế độ vì không có ai công nhận ngay được dẫ tới thương cảm và rất khó xử.

                 CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!

Chị BH là lính biệt động Sài gòn nên không thiếu giấy tờ nhưng chị bị kỷ luật là vì dính líu tới lính chế độ cũ  .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
quannhu172
Thành viên
*
Bài viết: 188

Chết vì cuồng vọng một cách lố bịch!


« Trả lời #225 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 07:03:26 pm »

                Chào behien! Chuyện kể của bạn thật cảm động, khó tin nhưng nó lại là sự thực. Chị giao liên bị thiệt thòi quá. Nhưng với các chính sách và kỷ luật của nhà nước, của các đoàn thể, chính quyền thì biết nói thế nào?

                Trong thời gian làm quân quản tại TP HCM Tranphu341 cũng đã gặp rất nhiều trường hợp khai báo là có tham gia Biệt động hay giao liên, cơ sở của ta vv....Nhưng rất khó làm chế độ vì không có ai công nhận ngay được dẫ tới thương cảm và rất khó xử.

                 CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!

Chị BH là lính biệt động Sài gòn nên không thiếu giấy tờ nhưng chị bị kỷ luật là vì dính líu tới lính chế độ cũ  .

  Giá chị gái Behien đi ra Bắc . Và xin đi làm rồi sống tập thể ở các nông trường trồng cam , trồng sắn . Thì số phận sẽ tốt hơn . Và sẽ được nhà nước công nhận , và ghi trả công ơn .
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #226 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 09:43:22 pm »

Hoan hô bác Hahoi. Trông phần thêm nền ảnh của bác ấn tượng quá.
Tôi thêm mấy bài thơ mới của bác Luân ở đây.
Ít bữa qua tôi hơi bị kẹt, nhưng sẽ xem và biên tập kỹ lại lần nữa rồi gửi bác Luân duyệt.

Tôi nghĩ tập thơ hoàn toàn có thể và nên công bố rộng trên mạng, nhân 40 năm Quảng Trị.
Bây giờ mọi người đọc thơ trên mạng nhiều hơn trên giấy.

Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #227 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 09:51:46 pm »



Bạn lính của tôi  thân mến .
Nếu bây giờ bạn đi về Tây Nguyên , bạn sẽ gặp hoa Dã Quì đẹp nao lòng vào mùa khô . Vớí tôi hoa Quì mãi mãi hằn sâu trong kí ức . Nơi sư đoàn 320A chiến đấu là những cánh rừng bạt ngàn hoa quì và hoa xấu hổ . Những người lính hi sinh nằm giữa cánh rừng hoa . Dã quì vàng đến rợn lòng , dã quì rưng rưng trong tâm tưởng những người sống sót như tôi .
Bức ảnh trên là hoa quì vàng rực trên đường 14 phía nam căn cứ Hàm rồng . Nơi ấy một thời là trận địa pháo của Mỹ . Nó đã khống chế suốt con đường 19 kéo dài từ Bàu Cạn  tới Đức Cơ - Gia Lai



Dã quì ơi


Trong miên man xanh cây cỏ
Đồng đội ơi bạn nằm đâu ?
Trận địa loang loang loang máu đỏ
Võng tăng tơi tả nát nhầu

Đắp vội  cho người nằm lại
Đất đỏ còn khét khói bom
Và cành hoa quì cháy dở
Bạn nằm đây với cao nguyên

...Tôi về với miên man xanh
Hoa vàng đầu mình đã bạc
Bẻ cành dã Quì đứng khóc
Gọi
 Dã Quì ơi


 Gia Lai 2008
ngày trở lại chiến trường xưa
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 10:10:54 pm gửi bởi nguyentrongluan » Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #228 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 08:51:02 am »


  Giá chị gái Behien đi ra Bắc . Và xin đi làm rồi sống tập thể ở các nông trường trồng cam , trồng sắn . Thì số phận sẽ tốt hơn . Và sẽ được nhà nước công nhận , và ghi trả công ơn .
@Quannhu172: bạn viết thế thật không hay ho gì, lạc điệu lắm, bạn viết là sự chia sẻ với chị Behien ư? hay là diễu cợt những CCB đấy ? Nếu vậy thì vào nhầm chỗ rồi !
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #229 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 08:58:57 am »

Bác Tralientay ơi, các bác ở 19C không gọi em là bác đâu ạ,  Cheesy bác gọi thế bác LeXuanTuong mắng em chết !

Em sẽ ghép thêm ảnh vào file của bác nhé? và cũng xin phép các bác  là em lấy cả ảnh của các bác nhà mình để minh họa thơ bác Nguyentrongluan.
 Cảm ơn các bác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM