Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:18:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Tây nguyên  (Đọc 275046 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 08:52:28 am »

Hình như tôi và bác BOB gặp nhau trong buổi tối Nha trang . anh em chỉ kịp bắt tay nhau rồi bác và Tiến đi thăm nhà cụ Đ .
Lính TN gian khổ đến mức già rồi nhìn nhau vẫn thuơng bác ạ . Gần tết rồi , lại nhớ tết TN xưa ăn canh môn thục nấu thịt hộp , muối dưa rau tàu bay . mà tết nào cũng đánh nhau thí cố phải không bác . Nay già rồi có cái ăn thì chẳng ăn được nữa . Lại cứ lẩn thẩn đi về cái miền kí ức ngày xưa đầy bom đầy đạn . ..." Già rồi nước mắt dễ rơi / Khóc cho nhau khóc một thời thương nhau / Bạc đầu cơm áo ngày sau / thương người xanh tóc nằm đâu giữa rừng / Bạn về đâu nhớ tôi không ?/ Đêm nay tôi nhớ lửa rừng Trường sơn .
Thế đây bác ạ . Chúc bác và GĐ khỏe nhé .
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 11:02:21 am »

Đúng rồi bác NTL ah, quê tôi ở Hà Tĩnh, huyện tôi là huyện Hương Sơn nằm trên trục đường 8 sang nước Lào qua cửa khẩu Cầu Treo bây giờ. Năm xưa có biết bao nhiêu sư đoàn ra trận sang Lào hay vào chiến trường B đều dừng lại an dưỡng ở quê tôi. Lúc ấy tôi là một thiếu niên suốt ngày ríu rít bên các chú bộ đội. Tôi còn nhớ một lần có đơn vị đến đóng quân ở quê tôi (tôi không nhớ phiên hiệu đơn vị nữa) có anh y tá tên là Tuyên, anh ấy đã dùng linh kiện bán dẫn trong thùng bom bi, rokket của Mỹ để lắp đài bán dẫn 3 bóng (transistor) khuếch đại thẳng dùng anten khung, anh Tuyên đã hướng dẫn tôi lắp đài, vì vậy từ khi đang còn học lớp 7 tôi cũng đã mày mò lắp được cái đài vỏ làm bằng gỗ để nghe. Ngoài ra có rất nhiều anh trong đơn vị cũng lắp đài để nghe như anh Hiển (lái xe) là người Hà Nội, không biết các anh ấy bây giờ ra sao, ở đâu... Thanh Sơn mong qua diễn đàn nay biết đâu gặp lại được các anh bộ đội năm ấy.

Thật xúc động khi đọc thơ của bác viết cho đồng đội hy sinh ở chiến trường Tây Nguyên, và bây giờ bài thơ "Về Đèo ngang đi anh" viết cho những cô gái Lam Hồng một thời yêu anh bộ đội F320 năm ấy. Đọc thơ của Bác làm tôi chạnh lòng nhớ về một miền quê nghèo, nơi chôn nhau cắt rốn, nuôi tôi lớn khôn bằng củ khoai củ sắn với "Quả cà nén quăn lưỡi bữa cơm chiều" để tôi lớn khôn, trở thành người lính sư đoàn 341 Sông Lam. Bác biết không cách đây ít phút tôi đọc bài thơ ấy trong tâm trạng xúc động cho một người tên là Điệp cán bộ kỹ thuật làm chung công ty với tôi, quê ở Kỳ Anh. Thế rồi, cậu ấy đã lấy tờ giấy A4 trên bàn vẽ sơ đồ con đường 22 và đường 1 để cho tôi biết Kỳ Lạc ở vị trí nào, những nơi mà các đơn vị thường đóng quân trong những năm chiến tranh.
Cám ơn bác những tình cảm của bác và những người lính dành cho người dân "áo tơi" Hà Tĩnh quê tôi. Cũng xin nói một điều tôi là người rất thích thơ và thuộc cũng rất nhiều thơ của các nhà thơ trong nước và thế giới, đặc biệt là của "Mặt trời thi ca Nga" Pushkin, Lecmontop, Henrich Hai nơ... Vì vậy đọc thơ của Bác làm tôi rất xúc động. Hi hi vì không phải là bài tập làm văn của lớp 10, nên tôi không đưa ra lời bình giảng về thơ của bác.
Chúc bác luôn vui khỏe và viết nhiều cho anh em trên diễn đàn cùng đọc, cùng ngẫm nghĩ, cùng nhớ về kỷ niệm của một thời trai trẻ đầy khó khăn, gian khổ, đầy tiếng cười và cũng đầy máu, nước mắt với đồng đội của chúng ta.
Thanh Sơn F341
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2012, 11:08:09 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 11:33:57 am »

CÒN GẶP NHAU THÌ HÃY CỨ VUI

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương mến
cho khắp muôn phương vạn nẻo đường.

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương mến
cho khắp muôn phương vạn nẻo đường.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.

Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ!
           (Tôn Nữ Hỷ Khương)

Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 03:33:47 pm »

Hình như tôi và bác BOB gặp nhau trong buổi tối Nha trang . anh em chỉ kịp bắt tay nhau rồi bác và Tiến đi thăm nhà cụ Đ .
Lính TN gian khổ đến mức già rồi nhìn nhau vẫn thuơng bác ạ . Gần tết rồi , lại nhớ tết TN xưa ăn canh môn thục nấu thịt hộp , muối dưa rau tàu bay . mà tết nào cũng đánh nhau thí cố phải không bác . Nay già rồi có cái ăn thì chẳng ăn được nữa . Lại cứ lẩn thẩn đi về cái miền kí ức ngày xưa đầy bom đầy đạn . ..." Già rồi nước mắt dễ rơi / Khóc cho nhau khóc một thời thương nhau / Bạc đầu cơm áo ngày sau / thương người xanh tóc nằm đâu giữa rừng / Bạn về đâu nhớ tôi không ?/ Đêm nay tôi nhớ lửa rừng Trường sơn .
Thế đây bác ạ . Chúc bác và GĐ khỏe nhé .
Vâng! bác đoán đúng rồi. Tôi cũng biết bác Tiến (Tomqb3) qua trang "một thời máu và hoa" này thôi. Mặc dù không cùng đơn vị, nhưng khi viết bài lên "lính cùng mặt trận" đã đồng cảm với nhau ngay, rồi may có dịp gặp được nhau ở Nha trang. Nhưng tối đó bob cũng chỉ gặp các bác được vài phút (thực tình cũng chưa biết gì hết ngoài cái bắt tay). rồi bob chở bác Tiến đến thăm gia đình thủ trưởng cũ (mặc dù cụ đã mất gần 1 năm rồi). Cảm động thật. Chúc bác và gia đình mạnh khỏe, chú bác viết đều và "thả hồn" vào thơ... để mọi người cùng thưởng thưc. Vì bob cũng rất thích thơ, Cảm ơn bác.   
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 09:06:48 pm »


Mai tôi lên Tuyên                  Viết để nhớ thời lính Tây nguyên

Mai , 17/10 tôi đi Tuyên quang . ấy là chuyện hiếu , chuyện của bạn lính .
Đêm nay , ngồi viết lại chuyện này , các bạn ccb đây đó có đọc chắc cũng giống tôi thôi, ngẫm ngợi về 60 năm đã qua , rồi nuối tiếc rồi bâng khuâng nhớ và hi vọng con cháu mình nó cũng sống bằng tình như cha ông nó đã từng sống . Nghĩ thế mà thấy an lòng .
Đời có hai thứ bạn là nặng tình nặng nghĩa hơn cả , đó là bạn lính và bạn học
Còn bạn làm ăn, bạn uống rượu , bạn văn thơ , bạn sơ bạn thân …bộn bề nhưng khi vui nhất khi buồn nhất hay nghĩ đến nhau hay tâm sự với nhau chỉ có hai : bạn học và lính đó thôi .

Ở Tuyên quang , ngoài Doanh k6 ra tôi có Nguyễn Công Thành lính E64 F320 cùng tôi .
Mùa mưa năm 1974 . Xắp đến sinh nhật tôi , nó bảo phải kiếm cái gì ca cóng sinh nhật mày chứ . Thằng Khuất duy Hoan bảo đi bắn cá . Tôi bảo không được đâu, Trung đoàn cấm rồi , vả lại dễ gặp bọn thám báo . Thằng Thành nói : đi vào bản làng Dịt ăn cắp mướp và dưa về nấu với thịt hộp . Hay , đồng ý . Và thế là hôm sau tôi và Thành đeo súng ra đi , thằng Hoan ở nhà chống chế với đơn vị và lo chuẩn bị cuộc đun nấu . Con đường chúng tôi đi chừng một giờ . Nơi chúng tôi đến là một khoảng nương lúa đồng bào rất rộng . Ngó nghiêng kĩ lưỡng trước khi vào nương không thấy có ai hai đứa an tâm lắm . Hai cái bao cát Mỹ  đã đầy những mướp và dưa đắng hai thằng hí hửng ra mặt . Bỗng mấy loạt cực nhanh nổ rồi í ới tiếng hò hét của du kích : Bồ đồi không tột . bồ đồi lầy dưa của dần .
Hai thằng nằm bẹp xuống nương . Đạn chiu chíu trên đầu . Thằng Thành bảo nổ súng đi cho nó chạy , rồi mình ra . Tôi bảo không được , nổ AK là có chuyện đấy . Tiếng hô ngày càng gần , càng nhiều . Tôi bảo Thành , mé trái nương là bến nước , đàn bà họ đang tắm , du kich không vây hướng  đó đâu , tao và mày nhao xuống đấy  là thoát . Rồi hai đứa lôi bao tải dưa nhẩy ùm xuống suối . Dăm bẩy cô gái tây nguyên tắm truồng ré lên , ôm chặt lấy vú ngồi thụp xuống . Chẳng kịp ngoái nhìn nữa chúng tôi chạy thí xác chừng 15 phút .  AR15 vẫn nổ roèn roẹt đằng sau . Không nghỉ , hai đứa vẫn chạy , nhưng trời có vẻ không ưa hai thằng ăn cắp nên lại thử thách lần nữa . Lần này là pháo địch bắn . Tất nhiên nó bắn không phải vì bon tôi mà hàng ngày nó phải bắn về phía đơn vị chúng tôi . Hai đứa rúc vào tảng đá bên một con suối , pháo địch nổ inh tai cây cối đổ dàn dạt . Trong khi chờ pháo ngớt , thằng Thành lôi một quả dưa bổ ra ăn . Chao ơi là đắng , đắng cũng ăn , nó bảo ăn đắng là chống sốt rét .
Chúng tôi trở về an toàn . Chiều ấy trời Tây nguyên lại mưa, chúng tôi có mướp xào , dưa đắng đun với thịt hộp . Rúc trong hầm hỉ hả liên hoan trong tiếng pháo đì đùng , giữa những lời chúc tụng . Tôi đã sang tuổi hăm hai , vừa ăn vừa nghĩ sang năm  hăm ba mình có còn sống không ?
Ấy mà trời thương cho còn sống mà về . Bạn bè họ chết cho mình sống , bởi chỉ vài tháng sau vào chiến dịch  chúng tôi lút đầu vào đánh nhau rồi kéo tuốt cho đến ngày toàn thắng 30/4/75
   Sau 30/4 Thành vẫn ở đơn vị sang Miên oánh nhau , còn tôi thì về lại ĐH cơ điện . Rồi 78 nó chuyển ngành về Đài truyền hình TP HCM . 60 tuổi rồi vẫn làm đạo diến , quay phim , chụp ảnh… đủ nghề . Con trai nó cũng đang làm quay phim ở HTV . Thi thoảng ra bắc ôm nhau nằm toàn nói chuyện ngày xưa , ngày xửa .. Nhưng trước mặt vợ thì không dám nói chuyện đã từng sờ vú gái đồng bào , đã từng ăn cắp dưa của đồng bào . Trước mặt hai bà vợ là hai ông chồng đáng kính huân huy chương đàng hoàng và cũng kiếm được tiền đủ sống .
   Mai tôi lên Tuyên quang . 49 ngày bố nó . Hai thằng đầu đã bạc , chắc mai tôi và nó sẽ không dám nhắc lại cái chuyện tôi vừa kể trên đây đâu các bạn ạ .

tháng 10/2011
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 09:33:56 pm »

Cám ơn ĐTS ,
Đối với Hà tĩnh , sư 320 A coi là nhà là quê . Còn bọn mình với người Hà tĩnh là ân nhân là ruột thịt . Mình sẽ gửi tặng ĐTS đĩa bài hát  " Đèo Ngang tím " của mình viết năm 2010 và Đài TNVN phát trên sóng tháng 5/2011 do ca sĩ Thành Lê hát khi biết địa chỉ của bạn . Bạn sẽ hiểu tình người 320 với Hà tĩnh . Quê bạn Hương sơn , tôi mỗi lần đi qua đều dừng ở đó ăn cơm Phố châu . Ăn cá sông và rau rừng . Và còn quýt Sơn Bằng nữa chứ . Thân mến . Luân
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #26 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 08:17:40 am »


Chúng tôi trở về an toàn . Chiều ấy trời Tây nguyên lại mưa, chúng tôi có mướp xào , dưa đắng đun với thịt hộp . Rúc trong hầm hỉ hả liên hoan trong tiếng pháo đì đùng , giữa những lời chúc tụng . Tôi đã sang tuổi hăm hai , vừa ăn vừa nghĩ sang năm  hăm ba mình có còn sống không ?

tháng 10/2011

Cái dzụ "Tà tà chân bước vào nương. / Tay ôm quả bí lòng thương đồng bào"/ này, lính Tây nguyên anh nào cũng từng "trải". Mà hồi ấy rẫy của đồng bào có nhiều loại quả đắng ghê gớm: dưa đắng, mướp đắng, cà đắng...! Cái vị đắng của dưa "đồng bào" các bác cố nhá được. chứ bob tui không tài nào nhá nổi. Ở ngay rẫy của bộ đội cũng trồng bí, dưa mướp. mà trước khi trồng đã chọn giống không đắng rồi vậy mà khi hái về ăn vẫn gặp. Một nồi quân dụng canh chỉ lẫn một quả mướp đắng thôi là không ăn nổi, đắng lắm. Vị đắng đậm đặc đến nỗi: mới nếm thử phải nhổ ra ngay, rồi súc miệng mãi vẫn chưa hết vị đắng.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 10:32:32 am »

Mùa mưa năm 1974, Bác Nguyentrongluan là trinh sát rồi mà sao đi "cải thiện" còn chủ quan thế. May du kích nó bắn AR15 tầm cao chứ lúc đó mà ăn đạn hay bị bắt thì toi rồi bác nhỉ.

Mùa mưa năm 1974 đúng là một mùa cải thiện khó khăn, nhất là rau. Chúng tôi luồn sâu, nằm chốt cả mấy tháng nên chỉ có mỗi món măng le chủ đạo. Khi luồn sâu quá thì có món sắn (nạp ra làm bánh) hoặc rau sắn luộc. Của này nằm sát vùng địch nên không còn dân. Chỉ có điều đi lấy cũng phải bí mật.

Hết mùa mưa thì lại chỉ có mỗi môn thục hay củ chuối rừng, ăn xơ cả mồm.

Chuyện cải thiện rau của bác kể thật đúng là đặc trưng Tây Nguyên.
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #28 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 11:19:24 am »

Gửi bác Trongc6 :
Lúc ra đi đã rắp tâm là ăn cắp Mướp và Dưa rồi bác ạ .
Du kích nó cũng ngán bộ đội nên cứ nổ súng cho oai vậy thôi . cái mà mình sợ nhất là nó biết mặt , nó tìm đến đơn vị thôi.
Mà bác biết không cái thằng nó ở nhà ( Khuất duy Hoan ) giờ là tư lệnh phó QĐ3 . Hôm ấy nghe pháo bắn nó cứ tưởng bọn mình chết ngang đường . Nói nhỏ nhé : mỗi lần minh vào lại Tây nguyên lại đi tìm cà đắng để ăn . Nhưng bây giờ nó không đắng lắm . Mới năm ngoái nhà văn Trung Trung Đỉnh cũng là lính TN đem cho mình mấy quả cà đắng . ăn mà nhớ ngày xưa vô cùng .
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 01:35:58 pm »

 Chuyện ở lính bốn mươi năm mới kể lại

 Kí của Nguyễn trọng Luân

Chuyện đã 40 năm nhưng tôi tin ai đã là lính C2D76 F304B quân khu Việt Bắc đều nhớ , mà nhớ nhất là Ngô Thịnh , Bùi Tiến  , Triệu Bình vì mấy  tên này cùng B với hai nhân vật  trong chuyện này .
 
 Chuyện  thứ nhất :
Kinh “ Còi ”

Tên là Kinh nhưng lại là người dân tộc tầy Lạng sơn . Tiểu đội trưởng khung ở B1 . Hắn có cái còi phải nói là kêu . Tiếng còi của Kinh vang hơn còi trọng tài bóng đá bây giờ , nó kéo dài  nó vừa thống thiết vừa thúc dục vừa răn đe , lại vừa kêu gọi . Những ngày đầu vào lính , Ngô Thịnh và anh Đỗ Kim Long giáo viên khoa điện choáng váng vì tiếng còi này . 5 giờ sáng còi : thức dậy . 5 rưỡi còi : ăn cơm sáng ( ăn ngô xay ). 6 rưỡi còi : ra thao trường . 11 giờ trưa còi : đi đều về . 1 giờ còi : báo thức . 1 rưỡi còi : lại thao trường ...v.v ấy là chưa kể còi báo động tiểu đội , còi báo động trung đội , còi báo động đại đội , còi đi văn nghệ , còi sinh hoạt hàng tối , còi nghỉ đêm ... Thôi thì một ngày một đêm Kinh thổi còi số lần còn hơn trọng tài Vi lít . Bọn lính sinh viên mãi rồi cũng quen , bảo nhau  : thôi thì sống chung với  “Còi ”
Lính không sợ Kinh mà sợ còi . Vì nghe còi là mất ngủ , mất chơi thậm chí đang ăn thì mất ăn . Kinh rất nguyên tắc khi huấn luyện tân binh mới . Kinh bảo “ Tó là tôi rất thưng yiu các tồng chí ”. ( đó là tôi rất thương yêu các đồng chí ) Ra thao trường Kinh gióng xé tai một hồi còi rồi dõng dạc :
“ Các toòng chí lên hểu lò thao trờng tổ mồ hoi coòng hon chín trờng tổ máo ”
( các đồng chí nên hiểu là thao trường đổ mồ hôi còn hơn chiến trường đổ máu )
Đúng quá . Kinh nói đúng . Hắn rèn quân khiếp lên được . Sáng sáng hành quân ra thao trường mỗi người mang trong ba lô mười viên gạch . Một lần , Thịnh tồ mang không đủ số gạch trong ba lô  Kinh phát hiện ra  “mẹc” cho . Thịnh cãi lại  -  Sao tiểu trưởng không mang viên nào ? Kinh rút còi thổi đánh choe một phát , cả tiểu đội ngay đơ không ai cãi câu nào chỉ còn hưng hức tiếng cười tắc trong cổ họng đang xếp hàng dọc .
Tối ấy Kinh còi gặp Thịnh tồ : Tồng chí hút thuúc . Thịnh xoè tay đón điếu tam đảo của cấp trên . Thịnh tồ cảm động . Đi ăn cơm , Kinh chỉ cho tiểu đội xếp hàng ở bờ ao . Cái bờ ao ở trước nhà đóng quân của Kinh chỉ to hơn cái bờ ruộng quê tôi một tý . Kinh bảo : Các toòng chí xếp hàng mà lo mơ là xướng ao lớ ! Rồi Kinh thổi đánh  “ choe “  , khiến cá rô phi đang ăn nổi mặt ao giật mình lặn rào rào . Tiểu đội hàng dọc của  Kinh tăm tắp đi đều ra tận bếp . Mấy cô gái làng bịt miệng cười nhìn Kinh nhưng vẫn đầy sự thán phục . Còn Kinh thì lơ đi như không hề biết .
Hồi ấy bọn Ngô Thịnh và Triệu Bình khoa điện hay có bạn gái ở mấy trường sư phạm và Y khoa xuống thăm . Hai thằng này Sợ Kinh lắm . Chỉ sợ đang tâm sự ngoài bờ mương Kinh phát hiện ra gióng cho một hồi còi thì có mà chạy bỏ cả dép . Quái lạ , những trường hợp ấy Kinh không bao giờ thổi còi . Hoá ra tiếng còi của Kinh cũng rất nhân văn .
Nhưng không phải còi đều làm oai cho Kinh cả đâu . Một hôm đội sản xuất họp buổi tối ở sân nhà Ngô Thịnh . Trên thì đội trưởng chúi mũi vào ngọn đèn tù mù mà nhắc nhở phân gio giống má . Cuối sân mấy thôn nữ rúc rích với bọn thằng Ngô Thịnh . Kinh đi qua , tức quá không nhẽ lại lôi chiến sĩ của mình ra khỏi cơn giao lưu kết nghĩa đang hồi tưng bừng ấy . Bèn rút còi thổi một phát thật mạnh . Tiếng còi  như chưa bao giờ to đến thế . Choét choét . Ông già bà lão đổ nghiêng trên sân , rồi sau đó là tiếng la ó của bà con . Sáng hôm sau Kinh bị lãnh đạo phê bình vì thổi còi  không đúng chỗ thổi vào tai cuộc họp đội sản xuất . Ngô Thịnh và Triệu Bình bấm nhau cười rúc rích trong khi Kinh bần thần đứng bên bờ ao .
thì bây giờ có theo kịp anh em cũng khướt . ( còn nữa ) Ngày chúng tôi đi chiến đấu Kinh còi đi học tiếp lên Bê phó . Đi trên Trường sơn bọn B1 khen , hồi huấn luyện không có Kinh còi nó rèn bọn mình
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM