Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Năm, 2024, 11:19:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 321514 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #350 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 05:50:44 pm »

Anh Vanthang và anh Tranphu ơi! Em theo dõi bài gần nhất của anh  về sự tổn thất ở Hà Tiên ngày ấy mà cảm thấy lạnh người. Thật sự  cả thời gian dọc biên giới Tây Nam bị xâm lấn, em không chứng kiến ngoài thực tế việc lũ trâu ngựa khát máu tàn sát dân ta, em chỉ xem môt phóng sự về vụ tàn sát các cô giáo thanh niên xung phong quê Thái Bình và học sinh vùng Xamat,  Thiện Ngôn mà thấy đau lòng. Cũng vì vậy trong bài viết của em , em có đặt câu hỏi. Tại sao chúng ta chủ quan tới mức không bảo vệ được công dân mình ngay trên tổ quốc mình, mà đến lúc đó đâu phải chĩ mới manh nha sự phản bội của chúng, mà  cuối 1975 chúng đã bắt hàng trăm dân thường ở đảo Thổ Chu cơ mà. Em cho đây là món nợ quá lớn  đối với đồng bào ta hai anh ạ. hai anh hành quân phối hợp tác chiến khá ăn ý đấy. Chúc cả hai anh mạnh khỏe và tiếp tục tiến quân
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2012, 06:39:13 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #351 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 10:22:32 pm »

Anh Vanthang và anh Tranphu ơi! Em theo dõi bài gần nhất của anh  về sự tổn thất ở Hà Tiên ngày ấy mà cảm thấy lạnh người. Thật sự  cả thời gian dọc biên giới Tây Nam bị xâm lấn, em không chứng kiến ngoài thực tế việc lũ trâu ngựa khát máu tàn sát dân ta, em chỉ xem môt phóng sự về vụ tàn sát các cô giáo thanh niên xung phong quê Thái Bình và học sinh vùng Xamat,  Thiện Ngôn mà thấy đau lòng. Cũng vì vậy trong bài viết của em , em có đặt câu hỏi. Tại sao chúng ta chủ quan tới mức không bảo vệ được công dân mình ngay trên tổ quốc mình, mà đến lúc đó đâu phải chĩ mới manh nha sự phản bội của chúng, mà  cuối 1975 chúng đã bắt hàng trăm dân thường ở đảo Thổ Chu cơ mà. Em cho đây là món nợ quá lớn  đối với đồng bào ta hai anh ạ. hai anh hành quân phối hợp tác chiến khá ăn ý đấy. Chúc cả hai anh mạnh khỏe và tiếp tục tiến quân

    Nói cái này thì phải giải thích hơi dài đấy vetran ơi.
    Việc Pot nó giết TNXP trong đó có cả người Thái Bình, giết học sinh ở Sa Mát, Thiện Ngôn thì có thể Tranphu341 giải thích thêm. Pot đánh sang đảo Thổ Chu giết hại 500 đồng bào ta, bác có nói ở bài viết trước. Ta gửi công hàm phản đối thì nó xin lỗi ta và cho rằng do địa phương của nó "manh động"
    Chú hỏi chúng ta có chủ quan không?
    Có đấy.
    Chúng ta không ngờ chúng nó lại " lá mặt, lá trái" thế.
"Tin bạn mất bò" mà, nó chẳng phải đã từng là bạn với ta đó sao. Trung Quốc cũng đã từng là bạn với ta trong cuộc KCCM. Chắc chú cũng đã từng đọc ở topis Chong Mu rồi. Nó kéo hàng ngàn quân sang đánh ta mà lính phía trước vẫn chưa biết là bọn Trung Quốc đang chuẩn bị làm gì cơ mà, trong lúc phía BGTN ta đã đánh và đang thắng lớn đấy thôi.
    Ngày 02/10/1977 sư đoàn 341 của QĐ4 đánh Pot ở Bavet1, Bavet2 vùng Mỏ Vẹt (Mộc Bài-Tây
Ninh). Trận đầu tiên đánh bọn Pot, cán bộ tham mưu sư đoàn còn chần chừ không hiểu nên vẽ mũi
tên biểu thị bọn Pot là màu xanh hay màu gì. Đã dùng súng dàn quân, dàn trận nện nhau thì đích thực là địch chứ là gì nữa. Hồi đó bác cũng được trực tiếp tham gia họp quân chính sư đoàn, trung đoàn cũng đã từng chứng kiến trong đội ngũ cán bộ có sự hoài nghi khi tác nghiệp bản đồ tác chiến đấy.
    Tất nhiên hiện nay và cả sau này nữa chẳng ai dám nói là chúng ta bất ngờ về chiến lược cả, chỉ tại lúc nào đó, nơi nào đó chủ quan, mất cảnh giác thôi. Bác cũng không giám sa vào chuyện Triều Đình, sợ liên lụy rồi BY cắt mất quyền được giao tiếp trên VMH này thì chẳng được nói chuyện với ai nữa.

     Tạm dừng đây đã chú vetran nhé, chúng ta còn trao đổi nhiều mà.
     Bác có lời chúc gia đình Thơ-Vệ và các cháu mạnh khỏe, hạnh phúc!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #352 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 01:36:15 pm »

                                             Chuyện ngoài chiến sự                   
                                                          (2)

        Hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ nhân dân Hà Tiên đổi tiền,trung đoàn tổ chức hội nghị quân chính, chúng tôi có dịp ngồi lại với nhau để hiểu những gì đã xẩy ra hơn nửa tháng qua. Bao nhiêu hy sinh, mất mát hiện về.
        Chính trị viên Bùi Trọng Tiền suýt chết khi chỉ huy bộ đội lui quân theo mép biển về đất Hà Tiên. Tiền bị ngập đến cổ, kêu í ới “ lôi tao vào với chúng mày ơi, tao chết mất, nước cứ kéo chân tao ra, chết, chết mâ…ât. Bùi Trọng Tiền kêu trong lúc nước cứ ọc vào mồm. Chiến sỹ bên cạnh đưa khẩu súng ra, hai người nắm hai đầu khẩu ak, Tiền vớ được súng kéo mạnh về phía mình, chiến sỹ ấy cũng bị hẩng chân, buông súng ra. Bùn và nước biển lại kéo Tiền tụt thêm một chút. Đồng chí chiến sỹ nhanh ý cởi áo, cầm chặt một đầu ống tay ném cái áo ra. Tiền nắm được mảnh thân áo bồng bềnh trên mặt nước. Đồng chí chiến sỹ nắm áo kéo Tiền vào. Bùi Trọng Tiền chính trị viên tiểu đoàn 8 thoát chết.
       Bùi Trọng Tiền kể xong, Nguyễn Sỹ Đạo chính trị viên đại đội 8 hài hước chen vào:
       - "Anh Tiền lúc đó kêu to: tao còn một chiếc mũ cối và hai bộ quần áo Tô Châu mới toanh, đứa nào cứu tao, về tao cho một bộ quần áo và cái mũ cối, nghe thế đồng chí ấy mới cố sức cứu anh đấy”.
       Hoàng Quốc Luận tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 thì kể:
       - "chiều ngày 8 tháng 4 khi cả tiểu đoàn về bên này làng Việt Nam, kiểm tra quân số thấy hy sinh và bị thương nhiều quá đồng chí Võ Văn Huối chính trị viên cứ đứng khóc rưng rức, mặt thì tái mét, da nhợt nhạt. Tôi phải nói với anh Huối rằng anh mà khóc thế thì chỉ làm cho anh em thêm nhụt chí.
       Mọi người nhìn đồng chí Tiền, đồng chí Huối rồi cùng nhìn nhau cười nhăn nhó…
       Trung đoàn trưởng Trần Minh, chính ủy Nguyễn Tấn Miên đang tranh thủ hội ý chớp nhoáng với nhau.
       Đồng chí Ngô Tùng Phong phó chính ủy điểm danh thấy  vắng mặt gần chục đồng chí cán bộ đại đội và tiểu đoàn ( trong đó có bốn đồng chí hy sinh). Tại cuộc họp hôm nay không có nghi lễ chào cờ nhưng tôi cũng đề nghị hội nghi giành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh em cán bộ,chiến sỹ của trung đoàn đã ngã xuống- Đồng chí Phong nói.
        Cuộc họp lặng lẽ đứng cả dậy, cúi đầu!
        Để phá vỡ sự trầm mặc, chính ủy quay lại hỏi đồng chí chủ nhiệm hậu cần rồi thông báo: trưa nay hậu cần trung đoàn mời hội nghị ta ở lại ăn cơm vì bà con Hà Tiên đã trở lại đánh bắt trên biển và biếu bộ đội mấy cân tôm.
        Đồng chí Nguyễn Xuân Thụ ban hậu cần nói thêm:
        - Ai còn tiền chưa kịp đổi thì tài vụ sẽ đổi nốt trưa nay.     
        Đồng chí Nguyễn Tống Đôn đứng dậy:
        - Tiểu đoàn 8 có “cục Tiền” to tướng đó (ý chỉ Bùi Trọng Tiền chính trị viên tiểu đoàn) trung đoàn có cho anh em đổi nốt để mua ít tôm cho bộ đội ăn chứ cả tiểu đoàn đợt đổi tiền vừa rồi vét “đầu bị cuối đạy” không có đủ một ngàn đồng.
        Đồng chí Thụ nói vui:
        -“ Chúng ta là quân đội nhân dân mà, tiền trong nhân dân là tiền của chúng ta chỉ có điều không được tự do lấy tiêu dùng thôi. Cả trung đoàn từ thủ trưởng đến chiến sỹ không ai có nổi hai trăm đồng đổi đâu, đồng chí Đôn ạ".
        - Thế mà ở quê mất mùa, cha mẹ, vợ con đang chờ lương của bố gửi về đấy- đồng chí Đôn tiếp.
        Lời qua tiếng lại giữa các cán bộ trong hội nghị, nỗi đau, nỗi lo, nỗi buồn… cứ đan xen giằng xé nhau trong mỗi con người, len lõi cả trong cuộc họp quân chính trung đoàn.
                                                                *
                                                             
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 01:47:10 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #353 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 06:43:59 pm »

                                            Chuyện ngoài chiến sự                  
                                                          (2)

        Hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ nhân dân Hà Tiên đổi tiền,trung đoàn tổ chức hội nghị quân chính, chúng tôi có dịp ngồi lại với nhau để hiểu những gì đã xẩy ra hơn nửa tháng qua. Bao nhiêu hy sinh, mất mát hiện về.
        Chính trị viên Bùi Trọng Tiền suýt chết khi chỉ huy bộ đội lui quân theo mép biển về đất Hà Tiên. Tiền bị ngập đến cổ, kêu í ới “ lôi tao vào với chúng mày ơi, tao chết mất, nước cứ kéo chân tao ra, chết, chết mâ…ât. Bùi Trọng Tiền kêu trong lúc nước cứ ọc vào mồm. Chiến sỹ bên cạnh đưa khẩu súng ra, hai người nắm hai đầu khẩu ak, Tiền vớ được súng kéo mạnh về phía mình, chiến sỹ ấy cũng bị hẩng chân, buông súng ra. Bùn và nước biển lại kéo Tiền tụt thêm một chút. Đồng chí chiến sỹ nhanh ý cởi áo, cầm chặt một đầu ống tay ném cái áo ra. Tiền nắm được mảnh thân áo bồng bềnh trên mặt nước. Đồng chí chiến sỹ nắm áo kéo Tiền vào. Bùi Trọng Tiền chính trị viên tiểu đoàn 8 thoát chết.
       Bùi Trọng Tiền kể xong, Nguyễn Sỹ Đạo chính trị viên đại đội 8 hài hước chen vào: “  Anh Tiền lúc đó kêu to: tao còn một chiếc mũ cối và hai bộ quần áo Tô Châu mới toanh, đứa nào cứu tao, về tao cho một bộ quần áo và cái mũ cối, nghe thế đồng chí ấy mới cố sức cứu anh đấy”.
       Hoàng Quốc Luận tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 thì kể: chiều ngày 8 tháng 4 khi cả tiểu đoàn về bên này làng Việt Nam, kiểm tra quân số thấy hy sinh và bị thương nhiều quá đồng chí Võ Văn Huối chính trị viên cứ đứng khóc rưng rức, mặt thì tái mét, da nhợt nhạt. Tôi phải nói với anh Huối rằng anh mà khóc thế thì chỉ làm cho anh em thêm nhụt chí.
 Mọi người nhìn đồng chí Tiền, đồng chí Huối rồi cùng nhìn nhau cười nhăn nhó…
        Trung đoàn trưởng Trần Minh, chính ủy Nguyễn Tấn Miên đang tranh thủ hội ý chớp nhoáng với nhau. Đồng chí Ngô Tùng Phong phó chính ủy điểm danh thấy  vắng mặt gần chục đồng chí cán bộ đại đội và tiểu đoàn ( trong đó có bốn đồng chí hy sinh). Tại cuộc họp hôm nay không có nghi lễ chào cờ nhưng tôi cũng đề nghị hội nghi giành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh em cán bộ,chiến sỹ của trung đoàn đã ngã xuống- Đồng chí Phong nói. Cuộc họp lặng lẽ đứng cả dậy, cúi đầu!
        Để phá vỡ sự trầm mặc, chính ủy quay lại hỏi đồng chí chủ nhiệm hậu cần rồi thông báo: trưa nay hậu cần trung đoàn mời hội nghị ta ở lại ăn cơm vì bà con Hà Tiên đã trở lại đánh bắt trên biển và biếu bộ đội mấy cân tôm.
        Đồng chí Nguyễn Xuân Thụ ban hậu cần nói thêm: ai còn tiền chưa kịp đổi thì tài vụ sẽ đổi nốt trưa nay.      
        Đồng chí Nguyễn Tống Đôn đứng dậy: tiểu đoàn 8 có “cục Tiền” to tướng đó (ý chỉ Bùi Trọng Tiền chính trị viên tiểu đoàn) trung đoàn có cho anh em đổi nốt để mua ít tôm cho bộ đội ăn chứ cả tiểu đoàn đợt đổi tiền vừa rồi vét “đầu bị cuối đạy” không có đủ một ngàn đồng. Đồng chí Thụ nói vui: “ Chúng ta là quân đội nhân dân mà, tiền trong nhân dân là tiền của chúng ta chỉ có điều không được tự do lấy tiêu dùng thôi. Cả trung đoàn từ thủ trưởng đến chiến sỹ không ai có nổi hai trăm đồng đổi đâu, đồng chí Đôn ạ.
        - Thế mà ở quê mất mùa, cha mẹ, vợ con đang chờ lương của bố gửi về đấy- đồng chí Đôn tiếp.
        Lời qua tiếng lại giữa các cán bộ trong hội nghị, nỗi đau, nỗi lo, nỗi buồn… cứ đan xen giằng xé nhau trong mỗi con người, len lõi cả trong cuộc họp quân chính trung đoàn.
                                                                *
                                                            

Em chào bác vanthang 341; Bác Tiền hình như bị trượt xuống sình lầy dọc ven biển, may anh chiến sĩ hiểu biết chứ không, cứ líu tay nhau, kéo nhau chết chù̉m, bao nhiêu là mạng thăm hà bá hết với biển vẫn ít, càng trượt ra biển bùn lỏng càng sâu có chỗ hố to & sâu hàng chục mét. Khi nước thủy triều rút ra để lại cái bẫy chết người chỉ dân bản địa từng trải lăn lộn cuộc sống ở đó họ mới biết được những chỗ nguy hiểm, càng quẫy nhanh chết chứ lính mình chắc cũng ít người biết. Trừ dân họ nói lính mình mới biết. Không khéo cả lính Pốt & anh em lính mình quá ham đánh nhau trượt dần ra xa thôi rồi trời cứu... Bác đánh trận này em chưa đi lính. Thấy bác hai lần kể chuyện đổi tiền, nhớ kỳ đổi tiền năm 1978 đó. Ngày đó, ta chưa công bố là sẽ đổi tiền mà cả phố em dân đã xì xầm, mẹ em hớt hải về nói với bố , ông ơi! thấy hàng phố nói là hủy tiền Bác, ông già không hiểu ý mẹ em nói, nên nói, bà này, trước bà cũng nói với tôi là vàng sắp thành bùn rồi, giờ giải phóng rồi vàng của nước mình sau nhiều như đất, nay bà lại nghe được cái tin đồn lạ này ở đâu,  mẹ em vội nói, cả phố họ đồn ông ra mà nghe! cả nhà com cóp có cái ống tiền tiết kiệm mấy năm kiếm được đồng nào, đổi tờ to nhất có hình Bác Hồ rất đẹp để rành rồi đem bỏ ống. Bố em thôi rồi, cứ ngồi thừ ra, đúng là dã tràng, bao nhiêu mồ hôi. Còn mẹ của em lững thững đi tới nơi cái tủ đứng, nóc đang thờ Bác, khẽ mở lấy ra, cái hộp đựng chè làm ống tiết kiệm ba bốn năm rồi, nhìn em mẹ nói, anh dóm lò lên để bố anh hàn mở nắp hộp tiền xem có bao nhiêu. Thì bố em bảo thôi khỏi phải mở, mở ra làm gì. Bà đi mà mở mẹ nhìn bố em rồi đem cất tủ, còn bố ra phố chắc là nghe ngóng mặt buồn rười rượi. em vội hỏi mẹ con dóm bếp nhé thì mẹ em nói thôi khỏi con ạ, để bố mày về xem thế nào đã. Lúc bố quay về thấy mặt rất vui, mẹ em thấy lạ vội hỏi thế nào, tình hình ra sao ông nói nhanh lên. Tôi đang nóng ruột bố em mỉm cười. Hình Bác trên tiền đứa nào dám hủy, có cái ống tiền lấy ra cất vào một ngày mấy lần, rồi lại dọa phá nghĩ tiếc lại cất. Hai cụ như là lẩm cẩm đến nơi gần chục ngày sau. Lúc đó sáng sớm loa đài thông báo ai có tiền cũ đem đổi tiền mới mẹ em vội đi chắc ra xí chỗ, bố dậy dóm lò, quyết định phá ống. Đỏ rực giữa giường toàn tiền mười đồng tiền đẹp mới cứng gấp rất cẩn thận, chắc mới đem dùng thì mẹ đổi được. Có tờ hơi cũ màu đỏ sẫm hơn, bố nhìn đống tiền gọi chị mày đâu khéo tay giúp bố, cả chị cả em vội vã lên ngay mở tiền giúp bố, toàn xếp hình Bác vuốt phẳng bớt ly quay về một hướng. Cả đống tiền to loáng cái ngay hàng đếm xong chị nói gần ngàn bố ạ. Bố cũng không ngờ số tiền quá lớn nếu bố biết trước mua hai cái nhà, các con không cực. Chị cùng chúng em mừng vui ra mặt sắp có nhà mới, khỏi phải ở nóng. Mẹ về cắt ngang to nhỏ với bố ông ơi họ đổi mười cũ một mới, tính theo đầu người lớn bé giống nhau. Mỗi khẩu một xuất nhà mình nhiều người chắc được nhiều lắm,Tính đi tính lại tính hơn tính thiệt. Chị em tức nói lợi đâu chẳng thấy thiệt đơn thiệt kép mất toi mười lần. Người sống có số thời thế như vậy đoạn kết hơi buồn nhưng biết làm sao bồ hòn khen ngọt. Sau lần đổi tiền khóc dở mếu dở, hai cụ lại tính sinh voi sinh cỏ mỗi người có số. Được ít ngày sau em đi bộ đội để nhà nước nuôi, chị làm nhà nước sau sẽ được cấp căn nhà tập thể. hết anh tới em đi bộ đội hết...
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 07:56:23 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #354 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 08:59:48 pm »

                           
 Em chào bác vanthang 341; Bác Tiền hình như bị trượt xuống sình lầy dọc ven biển, may anh chiến sĩ hiểu biết chứ không, cứ líu tay nhau, kéo nhau chết chù̉m, bao nhiêu là mạng thăm hà bá hết với biển vẫn ít, càng trượt ra biển bùn lỏng càng sâu có chỗ hố to & sâu hàng chục mét. Khi nước thủy triều rút ra để lại cái bẫy chết người chỉ dân bản địa từng trải lăn lộn cuộc sống ở đó họ mới biết được những chỗ nguy hiểm, càng quẫy nhanh chết chứ lính mình chắc cũng ít người biết. Trừ dân họ nói lính mình mới biết. Không khéo cả lính Pốt & anh em lính mình quá ham đánh nhau trượt dần ra xa thôi rồi trời cứu... Bác đánh trận này em chưa đi lính. Thấy bác hai lần kể chuyện đổi tiền, nhớ kỳ đổi tiền năm 1978 đó. Ngày đó, ta chưa công bố là sẽ đổi tiền mà cả phố em dân đã xì xầm, mẹ em hớt hải về nói với bố , ông ơi! thấy hàng phố nói là hủy tiền Bác, ông già không hiểu ý mẹ em nói, nên nói, bà này, trước bà cũng nói với tôi là vàng sắp thành bùn rồi, giờ giải phóng rồi vàng của nước mình sau nhiều như đất, nay bà lại nghe được cái tin đồn lạ này ở đâu,  mẹ em vội nói, cả phố họ đồn ông ra mà nghe! cả nhà com cóp có cái ống tiền tiết kiệm mấy năm kiếm được đồng nào, đổi tờ to nhất có hình Bác Hồ rất đẹp để rành rồi đem bỏ ống. Bố em thôi rồi, cứ ngồi thừ ra, đúng là dã tràng, bao nhiêu mồ hôi. Còn mẹ của em lững thững đi tới nơi cái tủ đứng, nóc đang thờ Bác, khẽ mở lấy ra, cái hộp đựng chè làm ống tiết kiệm ba bốn năm rồi, nhìn em mẹ nói, anh dóm lò lên để bố anh hàn mở nắp hộp tiền xem có bao nhiêu. Thì bố em bảo thôi khỏi phải mở, mở ra làm gì. Bà đi mà mở mẹ nhìn bố em rồi đem cất tủ, còn bố ra phố chắc là nghe ngóng mặt buồn rười rượi. em vội hỏi mẹ con dóm bếp nhé thì mẹ em nói thôi khỏi con ạ, để bố mày về xem thế nào đã. Lúc bố quay về thấy mặt rất vui, mẹ em thấy lạ vội hỏi thế nào, tình hình ra sao ông nói nhanh lên. Tôi đang nóng ruột bố em mỉm cười. Hình Bác trên tiền đứa nào dám hủy, có cái ống tiền lấy ra cất vào một ngày mấy lần, rồi lại dọa phá nghĩ tiếc lại cất. Hai cụ như là lẩm cẩm đến nơi gần chục ngày sau. Lúc đó sáng sớm loa đài thông báo ai có tiền cũ đem đổi tiền mới mẹ em vội đi chắc ra xí chỗ, bố dậy dóm lò, quyết định phá ống. Đỏ rực giữa giường toàn tiền mười đồng tiền đẹp mới cứng gấp rất cẩn thận, chắc mới đem dùng thì mẹ đổi được. Có tờ hơi cũ màu đỏ sẫm hơn, bố nhìn đống tiền gọi chị mày đâu khéo tay giúp bố, cả chị cả em vội vã lên ngay mở tiền giúp bố, toàn xếp hình Bác vuốt phẳng bớt ly quay về một hướng. Cả đống tiền to loáng cái ngay hàng đếm xong chị nói gần ngàn bố ạ. Bố cũng không ngờ số tiền quá lớn nếu bố biết trước mua hai cái nhà, các con không cực. Chị cùng chúng em mừng vui ra mặt sắp có nhà mới, khỏi phải ở nóng. Mẹ về cắt ngang to nhỏ với bố ông ơi họ đổi mười cũ một mới, tính theo đầu người lớn bé giống nhau. Mỗi khẩu một xuất nhà mình nhiều người chắc được nhiều lắm,Tính đi tính lại tính hơn tính thiệt. Chị em tức nói lợi đâu chẳng thấy thiệt đơn thiệt kép mất toi mười lần. Người sống có số thời thế như vậy đoạn kết hơi buồn nhưng biết làm sao bồ hòn khen ngọt. Sau lần đổi tiền khóc dở mếu dở, hai cụ lại tính sinh voi sinh cỏ mỗi người có số. Được ít ngày sau em đi bộ đội để nhà nước nuôi, chị làm nhà nước sau sẽ được cấp căn nhà tập thể. hết anh tới em đi bộ đội hết...


  Bạn minhsinh thân mến! Bạn kể câu chuỵện nghe thật hay đấy. Từ sau ngày giải phóng (1975) đến thời điểm đó(5/1978) nếu vanthang không nhầm thì có 2 lần đổi tiên. Lần đổi tiền thứ nhất là đổi tiền VNCH ra tiền giải phóng, lần thứ 2 đổi tiền giải phóng ra tiền ngân hàng NNVN. Lần này đổi 10 đồng tiền cũ ăn 01 đồng tiền mới như bạn nói.
  Tại sao lại đổi tiên vào lúc này thì dài lắm không giải thích với nhau ở đây được. Cuộc đổi tiền lần này ở miền Nam ta xẩy ra rất phức tạp, nhất là các nhà giàu có tiền triệu trong nhà.
  Còn lính ta thì đơn giản, có tiền nhiều đâu mà lo. Một sỹ quan cấp thượng úy như vanthang hồi đó trong túi chỉ có đổi được 10 đồng thôi. đổi tiền xong mua được 4 kg tôm tươi loại bằng ngón tay ấy. Kể lại thấy thật buồn...Vanthang341ht sẽ kể cho bạn nghe sau.
                                           Tạm biệt bạn Minhsinh ở đây đã nhé!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2012, 04:42:15 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #355 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 09:53:43 pm »

                Chào anh vanthang341ht! Chào các bạn! Đọc chuyện của anh vt kể về những chuyện ngoài công sự rất hay. Rất đời lính! Đúng là chúng ta sống, chiến đấu mặc dù chịu nhiều hy sinh, gian khổ ác liệt nhưng lại rất nghèo, rất vô tư trong sáng. TP rất thích, rất cảm phục những suy nghĩ cùng bài viết rất dí dỏm của anh. Kể về nhưng sinh hoạt của ae chiến sỹ của mình.

                @Bạn minhsinh-1960 kể về chuyện đổi tiền của gia đình bạn cũng rất vui. Đúng là chúng ta giỏi đánh giặc, sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh. Nhưng chúng ta cũng bị nhiều thiệt thòi quá, Cái thiệt thòi do chúng ta quá tin, quá lạc quan về những tuyên truyền quá mức của các cơ quan tuyên truyền.

                 CHÚC ANH VANTHANG CÙNG ANH EM CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #356 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2012, 02:28:31 pm »

                Chào anh vanthang341ht! Chào các bạn! Đọc chuyện của anh vt kể về những chuyện ngoài công sự rất hay. Rất đời lính! Đúng là chúng ta sống, chiến đấu mặc dù chịu nhiều hy sinh, gian khổ ác liệt nhưng lại rất nghèo, rất vô tư trong sáng. TP rất thích, rất cảm phục những suy nghĩ cùng bài viết rất dí dỏm của anh. Kể về nhưng sinh hoạt của ae chiến sỹ của mình.

               

    Chào tranphu341!
    Chú khen bác quá lời rồi. Lúc nào cũng nói chuỵên chiến đấu căng thẳng quá. Bác lại không quen cô nào bán cafe ở Tây Ninh như chú cả. Nếu có quen, kể ra đây sợ lộ bí mật rồi bị rầy la " ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất bà không nói gì" mà.
    Thôi kể chuyện khác vậy, các chú xem, góp ý nhé. Thân
   
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2012, 02:33:46 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #357 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2012, 08:22:07 pm »

                                                     Chuyện riêng của tôi
      Trong dịp đổi tiền đó, tôi mua được 5kg tôm tươi loại nhỏ bằng ngón tay. Tôi đi mua tôm cùng đồng chí Trần Ngọc An ( thủ kho vật tư Ban chính trị trung đoàn). Trong túi tôi còn 10 đồng, người bán tôm chỉ bán cho 4kg. Tôi nói với An cho anh mượn thêm 3 đồng để đủ mua được 5kg luôn. An cũng chỉ có 2 đồng nữa. Người bán tôm nghe An gọi tôi bằng thủ trưởng, chị nhìn tôi thông cảm rồi cân cho tôi 5kg chỉ lấy 10 đồng. Chúng tôi cảm ơn người bán tôm, hai anh em xách tôm về đơn vị. Đi được dăm bước tôi còn ngoái đầu lại nghe bà con nói nhỏ với nhau: thủ trưởng mà không có tiền mua nổi năm cân tôm (?)
      Tôi và An luộc tôm lên, chỉ dám lấy nước luộc để ăn, còn tôm tôi đưa bóc vỏ phơi khô, được gần một kí rưỡi, đùm bọc cẩn thận để dành.
       Vào dịp này trung đoàn giải quyết cho một số cán bộ đại đội, trung đội đi phép. Đợt đi có 5 người gồm 2 cán bộ đại đội, 3 cán bộ trung đội. Chính ủy phân công tôi trực tiếp giao nhiệm vụ cho ae đi phép. Năm đó ở quê tôi mất mùa, đói kém đang xẩy ra khá phổ biến. Bắt được thư nhà, vợ tôi kể: ba mẹ con mỗi tháng nhà nước bán cho 24 kg gạo, một phần ba trong đó là mì hạt ( bo bo,- vợ con tôi ở cơ quan). Tiền lương vợ quá ít, lại còn việc nội, ngoại, ốm đau… Hai đứa con nheo nhóc vì thiếu dinh dưỡng. Để hổ trợ gia đình, tôi xin tài vụ ứng lương ba trăm đồng gửi nhờ đồng chí Thúy( trung đội trưởng) người Đức Dũng, cho Thúy thêm 5 ngày nữa để Thúy xuống nhà tôi đưa cho vợ con.
       Sau 1 tháng 7 ngày Thúy trả phép, đến báo cáo với tôi. Thúy nói, trên đường về, tàu xe nhiều chặng nên em bị móc túi mất hết cả tiền và cả gói tôm anh gửi rồi. Thế chú có đến nhà anh không? Vì mất tiền nên em cũng không giám đến nhà thủ trưởng nữa, em xin lỗi thủ trưởng. Em sẽ góp tiền trả lại thủ trưởng sau nhé.
       Tôi lặng người, vừa tức vừa dận Thúy. Trong đầu tôi lóe lên sự thông cảm: đói kém khắp miền Trung, tôi và Thúy cùng huyện, vùng quê Thúy chắc còn đói kém, khó khăn hơn chổ tôi nhiều. Thôi thì, nếu không phải bị móc túi, số tiền đó cũng giải quyết được phần nào khó khăn cho gia đình Thúy. Tự nhiên trong đầu tôi xuất hiện sự tính toán mau lẹ, phải mất gần một năm nữa tiết kiệm may ra mới trả hết nợ chổ tài vụ. Vợ con tôi lại một năm nữa không hy vọng gì ở bố những đồng tiền nhỏ nhoi hổ trợ. Tôi bảo Thúy: thật lòng mà nói tôi không dự kiến hết tình huống này. Thôi cậu về đơn vị đi, tiếp tục cùng đơn vị chiến đấu tốt nhé. Thúy đứng dậy báo cáo và chào tôi ra về. Tôi quên không  nhớ gì đến việc hỏi thăm tình hình gia đình đồng chí Thúy.
                                                                       *
   Tôi kể chuyện này chắc có bạn đọc hay đồng đội nào đó cho rằng, cái ông già này lẩm cẩm rồi, sao lại đưa chuyện riêng của mình ra mà kể ở mục  “một thời máu và hoa” thế này, để làm gì?
    Tôi lại nghĩ khác, trong cuộc chiến này những sỹ quan, chiến sỹ như chúng tôi, ở thời điểm ấy không chỉ có “máu và hoa” mà còn có cả cái gì nữa cơ, buồn và thương lắm.
    Giá như không có đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 thì bây giờ không hiểu sẽ ra sao?

                                                                       *
     Chuyện này tôi chưa kể cho vợ con nghe bao giờ. Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với các bạn đọc và đồng đội. Có gì chưa phải mong được góp ý thêm rồi tôi "báo cáo" vợ con sau vậy.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2012, 03:26:33 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #358 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2012, 09:31:35 pm »

               Chào bác vathang341ht! Tranphu341 đọc bài viết của bác mà nghẹn lòng. Vâng! Thưa bác, thời đó và cả những năm sau này, ae mình khổ quá, dân mình đói kém quá. Đối kém quá sinh ra tệ nạn xã hội nhiều. Nhưng năm đó theo TP biết thì ở khu vực Nghê Tĩnh, nạn trộm cắp, cướp giật, trấn lộtt nhiều nhất. Thậm chí có phụ nữ mặc cái quần lụa vào nhà vệ sinh công cộng, còn bị bọn đểu vào trấn bắt cởi quần, lấy quần nữa cơ. Tình hình càng phức tạp, LL Công an dẹp không xuể, sau phải dùng thêm LL quân đội của Quân Khu 4 mới tạm yên.

              Đ/c Chiến chủ nhiệm Trinh sát của Trung đoàn 273 được về phép. Đi ở ga Vinh còn bị 1 nhóm 5 tên trấn lột. Nhưng trong vụ này đ/c Chiến với mưu trí và có võ nghệ nên đã hạ được bọn này. Báo của Quân Khu và của Tỉnh Nghệ Tĩnh ca ngợi mãi.

               Anh Thắng những việ này thật đau lòng. Đây cũng là Máu 1 loại máu đã chẩy và hiện cũng đang chẩy khi giờ đây tệ nan quá nhiều.

               CHÚC BÁC CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #359 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 10:53:31 am »

                                                    Chuyện riêng của tôi
      Trong dịp đổi tiền đó, tôi mua được 5kg tôm tươi loại nhỏ bằng ngón tay. Tôi đi mua tôm cùng đồng chí Trần Ngọc An ( thủ kho vật tư Ban chính trị trung đoàn). Trong túi tôi còn 10 đồng, người bán tôm chỉ bán cho 4kg. Tôi nói với An cho anh mượn thêm 3 đồng để đủ mua được 5kg luôn. An cũng chỉ có 2 đồng nữa. Người bán tôm nghe An gọi tôi bằng thủ trưởng, chị nhìn tôi thông cảm rồi cân cho tôi 5kg chỉ lấy 10 đồng. Chúng tôi cảm ơn người bán tôm, hai anh em xách tôm về đơn vị. Đi được dăm bước tôi còn ngoái đầu lại nghe bà con nói nhỏ với nhau: thủ trưởng mà không có tiền mua nổi năm cân tôm (?)
    

Vetran-AnhTho xin chào anh Vanthang341 và anh Tranphu341. Hai em đang tính nín thở theo dõi bước phiêu du của anh Vanthang nên lâu nay không giám chen ngang, nhưng nghe các bác trong topic thở vắn than dài trong vụ đổi tiền năm 1978, nên em mạn phép góp vui để các bác đỡ căng thẳng vì chiến sự bacVanthang đang bày ra. Tình hình đổi tiền năm ấy gây sáo trộn đời sống xã hội rất nhiều, và hệ lụy của nó không nhỏ tác động trực tiếp đến mọi ngóc ngách của sản xuất công, nông, thương, tiền tệ, lưu thông phân phối và tiêu dùng xã hội. Nhưng với ban tài vụ bọn em lại có dịp giở trò láu cá nên cũng giải quyết được phần nào cái thiếu thốn của một hạ sĩ thời ấy. Em xin kể lại: Trong thời gian này có một đợt cải tạo tư sản và đổi tiền. Với các qui định rất ngặt nghèo chung của ban chỉ đạo thành phố Biên hòa còn cộng thêm lệnh thiết quân luật tại đơn vị. Đợt đổi tiền này qui định rõ định mức cho từng cá nhân, tập thể các cấp là bao nhiêu, nếu dư dôi số tiền quá nhiều sẽ bị kỉ luật, do vậy mới sáng sớm các anh lái xe tải ở tiểu đoàn 22 (đối tượng dễ kiếm tiền thời điểm ấy) lén nút đưa lên ban tài vụ cho tôi chừng gần ba chậu thau lớn loại tiền mệnh giá 5 đồng bằng nhôm (khoảng sáu mươi cân). Không biết do một động tác ảo thuật nào mà anh Hiền phó kế toán trưởng lập chứng từ hợp pháp hóa số tiền nhập vào quĩ tăng gia của trung đoàn và đổi trót lọt số tiền ấy mà tôi với tư cách thủ quĩ cũng được hưởng một phần kha khá đủ trang trải chuyến trở về miền Bắc thăm gia đình bằng máy bay IL18 của VN  AirLine và quà cáp từ miền Nam cho gia đình em út. Xin chúc bác Vanthang  vững bước hành quân. Kính
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2012, 10:58:53 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM